4 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nước ngọt và nước mặn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 22
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 3Ụ Ụ
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 5
1.1 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 5
1.2 Đặc điểm về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 8
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU TRONG NHỮNG NĂM QUA 18
2.1 Đặc điểm chung về thị trường EU 18
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 19
2016 - 2022 20
2.2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016-2020, trước khi ký hiệp định EVFTA 20
2.2.2 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2020 - 2022, sau khi ký hiệp định EVFTA 32
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 39
3.1 Mục tiêu và các chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 39
3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU 39
3.1.2 Một số chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU 39
3.2 Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU 41
3.2.1 Khuyến nghị nhằm tận dụng và phát huy những thuận lợi 41
3.2.2 Khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
LỜI KẾT 44
LỜI CẢM ƠN 45
Trang 44
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nước ngọt và nước mặn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Nhờ vậy, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2020, sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 8,5 triệu tấn; trong đó, xuất khẩu từ nuôi trồng chiếm 54% với 4,6 triệu tấn, xuất khẩu từ nguồn khai thác chiếm 46% với trên 3,8 triệu tấn Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, thị trường EU đóng một vai trò vô cùng quan trọng Trong suốt nhiều năm liền thị trường này là một trong năm thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại Trong khi đó nền thủy sản trong nước dù đã
có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưa khắc phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại Bên cạnh
đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản Ngành thủy sản Việt Nam đã chứng kiến và bị lôi kéo vào những vụ kiện bán phá giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩm đồng thời đang phải đối mặt với rất nhiều bất lợi của thị trường Bên cạnh đó, các rào kĩ thuật và thương mại, lượng kháng sinh, nguồn gốc xuất sứ và hình thức điều kiện đánh bắt, về kiểm dịch, đang là thách thức đối với ngành thủy sản Việt
Vì vậy, đề tài “Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU”được chọn để nghiên cứu
Trang 5CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
1.1 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của
nh nông nghiệp Dưới đây là một số vai trò quan trọng nhất của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam:
Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánbắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấpnguồn dinh dưỡng dồi dào Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớpnhân dân Việt Nam
Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004,
Trang 66
công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiềulao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông
Xoá đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các
mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng
mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến
ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá
và hiện đại hoá
Trong những thập kỷ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn,
Trang 7nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản
và nông nghiệp càng trở nên cấp bách Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình chuyển đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản càng diễn
ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu
ha diện tích được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000
ha và năm 2004 đạt 65.400 ha Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh,
các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào
lúa là 446.151 ha Năm 2001, diện tích đã nuôi được xác định là 239.379 ha, con số này vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo
Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam.Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động Hầu như
họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh Tuy nhiên, ngày càng
có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính
Trang 88
Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD
Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa,nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển,
ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê duyệt Chương trìnhcho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ Thực hiện quyết định này,
từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư và Phát triển đã cho vay 867.871 triệu đồng,tương đương với 802 con tàu Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2000/QĐ TTg về việc sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt tàu dịch vụ và đánh bắt hải sản xa bờ, tổng số vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đến năm 2005 là 182.372 triệu đồng
để đóng mới 166 con tàu Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ
an ninh quốc phòng trên các vùng biển của nước ta
Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương trình Biển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn
Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Nam), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên
Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề
và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của tổ quốc
1.2 Đặc điểm về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Trang 9Tổng sản lượng thủy sản năm 2016 đạt hơn 6,7 triệu tấn, bao gồm sản lượng khai thác 3,1 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng 3,6 triệu tấn So với năm 2015, tổng sản lượng thủy sản tăng 2,5%
Năm 2017, ngành thủy sản phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất khoảng 2,2 đến 2,6%; tổng sản lượng thủy sản là 6,85 triệu tấn; trong đó sản lượng khai thác 3,05 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng 3,8 triệu tấn Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2017 đạt trên 8,3 tỉ USD, tăng gần
mức tăng trưởng trên 21% với giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD Tiếp đến là mặt hàng cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, dù gặp khó khăn ở nhiều thị trường lớn nhưng tổng cộng vẫn tăng gần 4% so với năm 2016
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản ra
12/2018 đạt 767,65 triệu USD, giảm 3,9% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 3,7% so với tháng 12/2017
Năm 2019, tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,15 triệu tấn trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt trên 8,6 tỷ USD, giảm 2,3% so với năm 2018 Theo đánh giá của Tổng cục Thủy
ản, năm 2019, khó khăn nổi bật nhất với thủy sản là ngành hàng cá tra và tôm đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu giảm trong khi giá nhiên liệu tăng, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp nói chung và các mặt hàng thủy sản nói riêng, rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản.Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 kéo dài, hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn Hạn mặn khốc liệt, kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến người nuôi khó thả giống vụ mới, cá nuôi bị bệnh, chết; doanh nghiệp hạn chế thu mua khiến lượng cá tồn trong dân khá cao Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản xuất thủy sản năm 2020 vẫn tiếp tục Sản lượng thủy sản của cả nước đạt 8,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với nătrong đó nuôi trồng chiếm 54% với gần 4,6 triệu tấn, khai thác chiếm 46% với trên 3,8 triệu tấn Kim ngạch xuất khẩu đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019, trong đó thủy sản nuôi chiếm 62% với 5,2 tỷ USD, thủy sản khai thác chiếm 38% với 3,2 tỷ
Trang 1010
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm
2020 (8,64 triệu tấn), trong đó sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm
2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn).Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, năm 2021 nếu nhìn tình hình thời tiết thì tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản Tuy nhiên, khó khăn chính là đại dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.Năm 2022, giá trị sản xuất thủy sản tăng 3% so với năm 2021, tổng sản lượng đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021 (8,79 triệu tấn) Trong đó, sản lượng khai thác đạt 3,86 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm 2021; nuôi trồng đạt 5,19 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2021 Các chỉ tiêu đều đạt vượt mức hiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 lần đầu tiên đạt con số kỷ lục 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 22,2% so với kế hoạch Trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 4,1 4,2 tỷ USD (tăng khoảng 13%
so với năm 2021); cá tra đạt 2,35 tỷ USD (tăng khoảng 70% so với năm 2021) Chính kim ngạch hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng này tăng mạnh đã đưa kim ngạch xuất khẩumốc kỷ lục mới
1.2.2 Thị trường xuất khẩu chủ yếu
Trang 11Báo cáo Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2020 chỉ ra rằng, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tôm và cá tra Mỹ là thị trường dẫn đầu và có
sự tăng trưởng ổn định trong nhập khẩu thủy sản Việt Nam, tiếp đến là thị trường EU, Nhật Bản, Trung Quố Tuy nhiên, vớ ảnh hưởng củc i a dịch COVID, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang m t sộ ố ị th trường có xu hướng giảm trong quý II và tăng dần trở lại trong quý III và các tháng cuối năm
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ năm 2022 đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021 Đây là lần đầu tiên kim ngạch thủy sản sang Mỹ đạt con
số này, đưa Mỹ trở thành thị trường đơn lẻ lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta sang Trung Quốc và Hồng Kong đạt 1,6 tỷ USD, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm 2021 Nhiều dự báo cho thấy, tiêu dùng thủy sản Trung Quốc sẽ phục hồi, tăng trưởng và dự kiến sẽ hoàn toàn trở lại bình thường trước lễ hội mùa xuân vào ngày 22/1/2023 Cùng với việc Trung Quốc đang hủy bỏ các quy trình nhập khẩu phòng chống Covid 19 nghiêm ngặt, việc kiểm tra và kiểm dịch không còn cần thiết đối với hàng hóa khi cập cảng, đây là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Hàn Quốc được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2022 đạt hơn 877 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 8,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta
ị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm
2023, Mỹ chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 853 triệu USD; tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông 845 triệu USD; Nhật Bản 837 triệu USD; Hàn Quốc
420 triệu USD; Anh 170 triệu USD
1.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Xét về tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, năm 2016, tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất về kim ngạch xuất khẩu, đạt 45%, tiếp theo là cá tra đạt 24%, cá ngừ đạt 7%,
Trang 12Nửa đầu năm 2019, sản lượng tôm tăng, giá tôm nguyên liệu giảm, trong khi lượng tồn kho tôm tại các thị trường cao, nguồn cung tôm từ các nước khác cũng tăng khiến giá tôm nhập khẩu tại các thị trường hạ thấp hơn so với năm 2018, do vậy xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng sụt giảm từ năm 2018 Xuất khẩu giảm chủ yếu do kết quả xuất khẩu nửa đầu năm kém, nửa cuối năm xuất khẩu hồi phục dần dần xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN đều giảm, trong khi chỉ tăng nhẹ tại Mỹ và tăng trưởng 2 con số tại Trung Quốc, Australia.
Xuất khẩu cá tra năm 2019 ước đạt gần 2 tỷ USD, giảm 11,7% so với năm 2018 Sản lượng cá tra tăng từ năm 2018 và đầu năm 2019 dẫn đến dư thừa nguồn cung, một số
hộ nuôi tôm gặp khó chuyển sang nuôi cá tra, dẫn đến giá cá nguyên liệu và giá xuất khẩu giảm trong thời gian gần đây
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sụt giảm mạnh 49% còn 282 triệu USD, do lượng tồn kho tại thị trường cao, nhu cầu nhập khẩu giảm, giá xuất khẩu trung bình bị ép xuống mức thấp hơn 30 – 35% so với năm ngoái Năm 2019 Mỹ chỉ còn chiếm 14% giá trị cá tra xuất khẩu của Việt Nam, tụt xa so với vị thế số 1 của Trung Quốc (chiếm trên 32%) Hơn nữa thuế CBPG giai đoạn POR14 ở mức cao khiến cho các doanh nghiệp kthâm nhập thị trường
Mặc dù xuất khẩu hải sản vẫn tăng 8% so với năm 2018 đạt trên 3,2 tỷ USD, nhưng chủ yếu tăng ở cá ngừ (tăng 12% đạt 728 triệu USD) và các loại cá biển khác (tăng 15% đạt 1,65 tỷ USD) Trong đó tới 65 70% doanh số thu được từ cá ngừ và cá biển khác là từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Xuất khẩu hải sản tăng chủ yếu ở các thị trường khác, trong khi xuất khẩu sang thị trường EU sụt giảm 11,5%, trong đó cá ngừ giảm 11%, mực, BT giảm 20% và từ thị
Trang 13trường nhập khẩu hải sản lớn thứ 2 của Việt Nam, EU đã tụt xuống thứ 5 sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Kết quả này đã phản ánh hệ lụy của thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam trong thời gian qua EU đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đứng thứ 2 sau Mỹ, chiếm 19% xuất khẩu cá ngừ Việt Nam Đối với mực, bạch tuộc
EU là thị trường đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm 12%
Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2019 giảm 13% đạt 585 triệu USD, không chỉ giảm
ở thị trường EU mà tất cả các thị trường Nguồn nguyên liệu khan hiếm, khó cạnh tranh với các nguồn cung khác tại các thị trường nhập khẩu khiến xuất khẩu liên tục sụt giảm.Báo cáo Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2020 chỉ ra rằng, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tôm và cá tra Mỹ là thị trường dẫn đầu và có
sự tăng trưởng ổn định trong nhập khẩu thủy sản Việt Nam, tiếp đến là thị trường EU, Nhật Bản, Trung Quốc Tuy nhiên, với ảnh hưởng của dịch COVID, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số thị trường có xu hướng giảm trong quý II và tăng dần trở lại trong quý III và các tháng cuối năm
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, quý IV/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 602,1 nghìn tấn, trị giá 2,7 tỷ USD, tăng 0,9% về lượng và tăng 13,1%
Nam đạt 2,022 triệu tấn, trị giá 8,89 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 5,6% về trị giá so với năm 2020 Đây là mức trị giá cao nhất từ trước đến nay
Trong năm 2021, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản lớn là tôm, cá tra, cá ngừ, chả cá, mực, bạch tuộc, nghêu, ghẹ, sò đều có trị giá tăng so với năm 2020 Trong đó, xuất khẩu cá tra và ghẹ giảm về lượng, nhưng trị giá vẫn tăng so với năm 2020 Cá ngừ, chả cá, nghêu và ốc là những mặt hàng thủy sản có trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhất trong năm 2021 so với năm 2020
Xuất khẩu thủy sản được dự báo tăng mạnh là nhờ nhu cầu nhập khẩu thủy sản thế giới ở mức cao và những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do tiếp tục phát huy tác dụng trong năm nay Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã linh hoạt điều chỉnh hoạt động sản xuất trong bối cảnh đại dịch Covid 19, nên đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các thị trường
Trang 14tỷ trọng chiếm khoảng 6,4% Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc, 11 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc đạt 12,5 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 8 cho Trung Quốc, chiếm 4,97% trong tổng trị giá nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc.
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
1.3.1 Ảnh hưởng tích cực
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có nhiều yếu tố được thiên nhiên ban tặng như đường bờ biển dài, hệ thống sông, hồ đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản Cụ thể, Việt Nam có bờ biển dài 3260km, 12 đầm, phá, 112 cửa sông, hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần
và xa bờ có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ an ninh tổ quốc
Biển Việt Nam bao gồm 2 vùng chính: (1) vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226000 km2, (2) vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1.000.000 km2 Ngoài ra còn có nhiều Vũng, Vịnh kín gió cho tàu thuyền chủ động và để nuôi hải sản Các đảo Bạch Long Vĩ, Phú Quý,
khai thác thủy hải sản
Hơn nữa, biển của Việt Nam có nhiều dòng hải lưu nóng, lạnh khác nhau nên nguồn
cá, hải sản khá phong phú Ngư dân Việt Nam lại có truyền thống đi biển khai thác hải sản lâu đời, hình thành các làng nghề đánh cá xa bờ Do đó, Việt Nam có thể cung cấp khối lượng lớn thủy sản an toàn, chất lượng ổn định nhờ nguồn cung dồi dào và từ tiềm năng của 28 tỉnh ven biển, có nguồn đất, nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản và ngành chế biến phát triển với hơn 600 doanh nghiệp xuất khẩu
Trang 151.3.1.2 Chính sách của nhà nước
Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển ngành thuỷ sản với mục tiêu và
kế hoạch phát triển lớn, tạo lập hệ thống sản xuất kinh doanh có chiến lược, bài bản, thắt chặt quy trình kiểm soát chất lượng đầu ra Chính vì vậy, ngành Thuỷ sản và các doanh nghiệp thuỷ sản ngày càng quan tâm đến vệ sinh An toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường xã hội, các nhà máy chế biến đều áp dụng HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi, nhà máy chế biến đạt các chứng nhận bền vững như ASC, GLOBAL GAP, MSC,VietGAP,… Nhờ đó, thuỷ sản Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng trong khu vực và thế giới ưa chuộng
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hỗ trợ thúc đẩy ngành xuất khẩu thủy sản bằng việc
ký kết nhiều hiệp định FTA với các nước và vùng lãnh thổ mang lại lợi thế về thuế xuất nhập khẩu và cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 FTA với các nước tham gia, chiếm 73% giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có
13 FTA đã ký và chiếm 71% giá trị xuất khẩu thuỷ sản Ngoài ra, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 và hiệp định UKVFTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang EU và Anh, tạo nhiều điều kiện hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
1.3.1.3 Trình độ áp dụng công nghệ kỹ thuật trong khai thác và chế biến thủy sảnKhoa học công nghệ kĩ thuật trong nước được đưa vào hoạt động, ứng dụng, đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản, từ đó nâng cao chất lượng và gia tăng số lượng thủy sản, giúp cho ngành xuất khẩu thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.Những năm đầu, chúng ta thường sử dụng những tàu thuyền mang tính chất thủ công
để đánh bắt, nhưng đến những năm gần đây khối lượng tàu thuyền máy ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt Việc hình thành và xây dựng
cơ sở dịch vụ cho việc khai thác thủy sản thực hiện trên ba lĩnh vực đó là cơ khí đóng sửa thuyền, bến cảng và dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm, qua đó tăng khả năng phát triển ngành khai thác và chế biến thủy sản
Việt Nam là một trong những nước có công nghệ chế biến phát triển nhất hiện nay.Công nghệ chế biến phát triển có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao Nguồn lao động có tay nghề cao, nguồn cung hàng khá ổn định và có sự áp dụng các mô
Trang 1616
hình khép kín, liên kết chuỗi tốt trong các ngành hàng nên có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng các nước
1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực
1.3.2.1 Điều kiện thời tiết, ký hậu
Ngành Thủy sản nước ta hiện nay chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu như: gió, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mạnh tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kéo theo sản lượng đánh cá sẽ bị thay đổi Ngoài ra, các trận lũ lụt, bão cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản, tạo bất lợi cho việc nuôi trồng tôm cua cá nước lợ do bờ đi được bị phá vỡ Điều này tác động nghiêm trọng tới việc quy hoạch, cơ cấu sản xuất và quá trình nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy sản của người dân Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông, hồ, một số vùng biển khiến thủy sản chết hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu
Do đó, các yếu tố tự nhiên có tác động vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất nuôi chồng thì sản cũng như hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần và tỷ trọng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ra trường quốc tế Một số đối thủ hàng đầu có thể kể đến như: Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, … đặc biệt là Ecuador Cụ thể, 5 năm trước, Ecuador đứng thứ 5 thế giới về nuôi tôm, nay đã vươn lên vị trí dẫn đầu Kỳ tích này cùng với lợi thế gần vùng nguyên liệu thức ăn nuôi tôm, chiến lược con giống quốc gia thành công đã giúp giá thành tôm nuôi của Ecuador thấp nhất, rẻ hơn tôm Ấn Độ và Việt Nam khoảng 1 USD/kg Qua đó, tôm Ecuador đang dẫn đầu ở EU, Trung Quốc, đánh dạt tôm Việt cho khúc sản phẩm cùng phẩm cấp
rước sức ép cạnh tranh hiện hữu, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của khách hàng Ngoài ra, Việt Nam cũng cần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng ghệ trong nuôi trồng và chế biến thủy sản để tăng năng suất và tiết kiệm chi phí.1.3.2.3 Rào cản thương mại
Trang 17Hiện nay, chính sách bảo hộ thương mại của các nước ngày càng được thắt chặt, điển hình là các thị trường lớn như Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Các rào cản này có thể tác động đáng kể đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay bằng cách giới hạn quy mô, giá trị và tiếp cận thị trường của sản phẩm thủy sản Các rào cản có thể gây ảnh hưởng như sau
Tăng thuế quan: Các quốc gia có thể áp dụng thuế quan cao đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam Điều này làm tăng giá thành và làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế
Biện pháp chống bán phá giá: Một số quốc gia có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá để ngăn chặn nhập khẩu thủy sản Việt Nam với giá bán thấp hơn so với thị trường Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả và lợi nhuận của ngành thủy sản.Hạn chế xuất khẩu: Một số quốc gia có thể áp đặt các hạn chế về xuất khẩu thủy sản
từ Việt Nam, gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu và giới hạn khả năng mở rộng công suất sản xuất
Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng: Một số quốc gia có thể áp dụng quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng cao đòi hỏi các nhà nhập khẩu cần tuân thủ Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này, sản phẩm thủy sản Việt Nam có thể không được chấp nhận trên thị trường và gây ảnh hưởng đến xuất khẩu
Rào cản phi thuế: Ngoài các biện pháp thuế quan và chống bán phá giá, các quốc gia cũng có thể áp dụng các rào cản phi thuế khác như giấy phép nhập khẩu, kiểm dịch chặt chẽ, và các quy định pháp lý phức tạp khác Điều này có thể làm tăng chi phí
và thời gian để khai thác thị trường xuất khẩu
Trước tình hình này, việc đẩy mạnh công nghệ, nâng cao chất lượng và tìm kiếm các thị trường mới cũng là các giải pháp cần được thực hiện để giảm thiểu tác động của rào cản thương mại đối với xuất khẩu thủy sản
Trang 1818
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU TRONG NHỮNG NĂM QUA
Đặc điểm chung về thị trường EU
Do vị trí địa lý và khí hậu khắc nghiệt, cộng thêm nguồn thủy sản của EU đang nằm dưới giới hạn an toàn sinh học, buộc EU phải áp dụng biện pháp hạn chế khai thác và đánh bắt thủy sản trong khi nhu cầu tiêu dùng thì sản của EU vẫn tăng nhanh Vì vậy để đáp ứng
ầu tiêu dùng trong khối, EU buộc phải nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia châu Mỹ, châu Á trong đó có Việt Nam
Thị trường Liên minh châu Âu (EU) là một thị trường quan trọng và lớn trên thế giới, bao gồm 27 quốc gia thành viên với giá trị nhập khẩu thủy sản hằng năm vượt 31,55
tỷ Euro (số liệu năm 2019) Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản
Dưới đây là những đặc điểm chung về thị trường EU:
Đặc điểm dân số: EU là khu vực có dân số lớn và được coi là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới Dân số của EU đạt gần 450 triệu người, do đó nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu các loại hàng hóa cao hàng đầu thế giới Năm 2021,
EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới, quy mô nhập khẩu khoảng 2,1 nghìn
tỷ EUR/năm Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia thành viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng và những yêu cầu trong tiêu dùng của người dân cũng tương đối cao Người dân EU rất thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo
vệ sức khoẻ do tính ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ dưỡng Hàng năm nhu cầu sản phẩm thủy sản của EU đạt mức 26,3 kg/người
Các quy định và tiêu chuẩn: EU có một hệ thống quy định và tiêu chuẩn chất lượng cao và khắt khe, áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau Đối với thủy sản của các nước đưa vào EU phải tuân thủ các quy định sau:
• Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa thủy sản vào EU phải nằm trong danh sách căn cước được phép xuất khẩu vào EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp
Trang 19• Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: Theo các quy chế 91/492/EEC
và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh, đội tươi, nhiễm vi sinh tối đa, dư lượng hóa chất, chất độc, độc tố sinh học biến
• Quy định về giám sát: quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thì sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động xuất khẩu và chế biến của mình phù hợp với tiêu chuẩn HACCP Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào EU
• nguyên vật liệu đóng gói cho phép, bao bì và nhãn mác: hướng dẫn khung 89/109/EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, và hướng dẫn
cụ thể đối với vật liệu đóng gói bằng nhựa (hướng dẫn 2002/72/EEC).Quyền lợi và bảo vệ người tiêu dùng: EU quan tâm đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng Các quy định về an toàn thực phẩm, chuẩn vệ sinh và chất lượng đảm bảo rằng các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao và an toàn cho người Thị trường đa dạng và cạnh tranh: Thị trường EU có sự đa dạng về nhu cầu tiêu thụ
và yêu cầu, tạo ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều loại hình sản phẩm thủy sản Tuy hiên, cạnh tranh trong thị trường EU cũng rất cao, vì có nhiều nguồn cung cấp từ các quốc gia thành viên và các quốc gia khác
Quyền quyết định chung và tiêu chuẩn hóa: Thị trường EU được quản lý thông qua các quy định chung và tiêu chuẩn hóa áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên Điều này đảm bảo công bằng và đồng nhất trong việc tiếp cận và kinh doanh trên thị trường
Quan hệ thương mại quốc tế: EU là một liên minh châu Âu mạnh mẽ và có khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn EU thường tham gia vào các thỏa thuận thương mại và có quan hệ thương mại mở rộng với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới Điều này tạo ra cơ hội xuất khẩu quan trọng cho ngành thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn
Trang 2020
2.2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2.2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu sang EU
Từ năm 2016 2020: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có sự biến động, giai đoạn đầu
khẩu thuỷ sản tăng gấp 1,2 lần: từ 7,1 tỷ USD (2016) lên 8,5 tỷ USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu thuỷ sản xuất khẩu trung bình tăng 5,3%
Giai đoạn trước khi EVFTA có hiệu lực, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan năm 2016 đạt 204,1 triệu USD, tăng 22% so với năm 2015 và lần lượt đạt 307,4 triệu USD vào năm 2017, 296 triệu USD năm 2018, 215 triệu USD năm 2019 Trong đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hà Lan giảm liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019 là do chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” khiến cho xuất khẩu thủy sản khai thác tới EU giảm mạnh
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức tăng trong năm 2017 và 2018, nhưng giảm trong 2 năm tiếp theo 2019 và 2020 do nhóm hàng thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu tới EU chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” IUU
Trang 22Tôm chân trắng chế biến (HS 16)
Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (HS 03)
Tôm sú chế biến khác (HS 16)
Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (HS 03)
Tôm biển khác
Tôm loại khác chế biến đóng hộp (HS 16)
Tôm loại khác chế biến khác (HS 16)
Tôm loại khác khô (HS 03)
Tôm loại khác sống/tươi/đông lạnh (HS 03)
Nguồn: VASEP, Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2016
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2017
Tôm các loại chiếm 50,3% về lượng và chiếm 72,9% về trị giá, đạt 3,8 tỷ USD, tăng với năm 2016 Cá tra chiếm 25,2% về lượng và chiếm 14% về trị giá, đạt gần 1,8
tỷ USD, tăng gần 4% so với năm 2016 Cá ngừ và mực, bạch tuộc chiếm 9,5% về lượng và chiếm 7,1% về trị giá, đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2016