1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Thương Tín - PGD Phan Đình Phùng.docx

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHUONG I: TONG QUAN VE CHAT LƯỢNG THÁM ĐỊNH TIN (11)
  • DUNG TAI NGAN HÀNG THUONG MẠI (11)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRANG CHAT LƯỢNG THÂM ĐỊNH TÍN (29)
  • DUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SAI GON THƯƠNG TIN -— (29)
  • PGD PHAN ĐÌNH PHÙNG (29)
  • CHUONG III: MỘT SO GIẢI PHAP NHAM NÂNG CAO CHAT (58)
  • LƯỢNG THAM ĐỊNH TÍN DUNG TAI NGAN HANG TMCP SAI (58)
  • GON THUONG TÍN — PGD PHAN ĐÌNH PHUNG (58)
  • KET LUẬN (68)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

Đề có thể giảm thiểu tối đa những khoản nợ xấu, nợquá hạn và đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp, việc thâm định tín dụng là một trongnhững khâu quan trọng nhất trong việc đưa ra quyế

DUNG TAI NGAN HÀNG THUONG MẠI

1.1 Tham dinh tin dung 1.1.1 Khái niệm về thâm định tin dụng

Là quá trình tổ chức thu thập đầy đủ và xử lý thông tin thông qua việc sử dụng kĩ thuật dé phân tích; đánh giá khách hang một cách day đủ và tuân thủ quy định pháp luật, quy định của ngân hàng nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấp tín dụng 1.1.2 Vai trò của tham định tín dụng

Tham định tín dụng giúp chúng ta đánh giá chính xác, trung thực về tính hiệu quả, sự phát triển, lợi nhuận của dự án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng có thê xảy ra Vì vậy thâm định tín dụng là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng Tầm quan trọng của nó thê hiện ở những điềm sau:

- Gitp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

- Phan tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cấp tín dung

- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thé mạnh dan quyét dinh cho vay và giảm được tôi đa xác suất 2 loại sai lầm chính trong quyết định cho vay : cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tot.

1.1.3 Nguồn thông tin dé thẩm định tín dung

Như chúng ta đã biết thâm định tín dụng là một quá trình thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định Do vậy vấn đề quan trọng thiết yếu đầu tiên khi thực hiện thâm định tín dụng chính là vấn đề thu thập thông tin có chất lượng, khách quan Chất lượng thông tin đưa vào thâm định có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thâm định, qua đó ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng “Chất lượng thông tin thê hiện ở ba thuộc tính sau: (1) đầy đủ, (2) kịp thời, (3) chính xác”[3] Chỉ khi nào thông tin thu thập được mang đầy đủ ba thuộc tính này thì mới xem là thông tin có chất lượng và là thông tin hữu ích cho cho quá trình thâm định cấp tín dụng.

Cán bộ thâm định có thê thu thập được các thông tin từ các nguồn sau:

- _ Hồ sơ khách hàng: Cung cấp cho chúng ta hai loại thông tin Thứ nhất đó là thông tin do khách hàng tự khai như đơn xin vay, giấy giới thiệu, phương án, dự án sử dụng vốn Thứ hai đó là thông tin đã được chứng nhận bởi một cơ quan có thâm quyền như là báo cáo tài chính đã được kiểm toán (khách hàng doanh nghiệp), bảng lương được xác nhận bởi công ty khách hàng vay đang làm việc (khách hàng cá nhân), CMND, Hộ khẩu

Nhược điểm của nguồn thông tin này là mức độ tin cậy không cao vì thông tin này do chính khách hàng cung cấp.

- Tai liệu lưu giữ tại ngân hàng: Lịch sử vay vốn, tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, lịch sử quan hệ của khách hàng với ngân hàng Nguồn thông tin này rất quan trong vì nó đã trải qua kiểm chứng và đáng tin cậy Nếu khách hàng từng vay vốn tại ngân hàng thì chúng ta biết được trước đây khách hàng có chấp hành tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng hay không giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc thâm định tiếp theo.

Nhược điểm của nguồn thông tin này là sẽ lạc hậu theo thời gian và không phải lúc nào phù hợp với việc thâm định khoản vay hiện tại.

- Phỏng van và điều tra thực tế: Thông qua phỏng vấn, ngân hàng có thé loại bỏ được một số thông tin không chính xác, gây nhiễu đề từ đó chắt lọc thông tin chính xác hơn phục vụ cho việc thâm định Ngoài ra, thông tin qua phỏng vấn còn có thể bổ sung them cho thông tin về khách hàng mà qua hồ sơ vay chưa thể thu tập đầy đủ.

Việc điều tra khách hàng giúp ngân hàng kiểm chứng và cập nhật đầy đủ được thông tin của khách hàng Các nguồn khác: Từ đối tác của khách hàng, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý doanh nghiệp, các phương tiện thông tin, Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN (CIC)

1.1.4 Nội dung của tham định tin dung

1.1.4.1 Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng

Khách hàng xin cấp tín dụng phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh được năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành như chứng minh thư nhân dân, lịch sử tiền án tiền sự, Đối với các khách hàng xin cấp tín dụng là pháp nhân phải kiểm tra chặt chẽ tính pháp lý của "người đại diện pháp nhân" theo quy định của pháp luật Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của loại hình cấp tín dụng, phải xem khách hàng có thoả mãn các điều kiện thuộc đối tượng cấp tín dụng hay không.

1.1.4.2 Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư nhằm xác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh ở thời điểm hiện tại và khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai Ngoài ra còn phải xác định số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào dự án đầu tư xin vay vốn theo quy định cho vay của Sacombank. Đề phân tích năng lực tài chính của khách hàng thì có rất nhiều chỉ tiêu dé đánh giá, chúng ta không thê đưa ra tất cả các chỉ tiêu, mà chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu then chốt mang tính hướng dẫn khi đánh giá, phân tích Khi xem xét, đánh giá đối với từng khách hàng, chủ đầu tư cụ thé, cán bộ thẩm định sẽ lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của từng khách hàng, chu đầu tư dé phân tích và đưa ra quyết định.

Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên mọi nguồn thông tin liên quan đến tài chính của khách hàng Cơ sở chính đề phân tích, đánh giá là các báo cáo tài chính của khách hàng ( bảng lương có xác nhận của công ty) chủ đầu tư được lập theo quy định (trong 02 năm gần nhất và/hoặc những quý gần nhất) Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư được thông qua các nội dung chính sau:

1.1.4.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng:

Thông qua xem xét: tông nguôn vôn, cơ câu nguôn vôn và tình hình sử dụng nguồn vốn.

1.4.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng:

Các chỉ tiêu đánh giá gồm: a/ Tỷ suất doanh lợi ròng: Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần.

Ty số này phản ánh số lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu bán hàng, cho biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất này càng cao càng tốt Sử dụng ty số này dé so sánh với tỷ suất trung bình của ngành. b/ Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản (ROA): Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản.

Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại. c/ Tỷ suất về khả năng sinh lời của von chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu.

Cho biết mức lợi nhuận đạt được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ (một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận) Tỷ suất này càng cao càng tốt và ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ (tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì ty số này có thé cao nhưng lại tiềm ân rủi ro lớn). d/ Tỷ suất str dụng tài sản cô định: Doanh thu thuần / Tài sản cố định

Tỷ suất này thé hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tỷ số này càng cao càng tốt.

PGD PHAN ĐÌNH PHÙNG

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Tín Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Thông tin chung: e Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phan Sài Gòn Thương Tín e Tên giao dịch : Sacombank e Tên Tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

Sacombank NGAN HANG SAI GON THƯƠNG TIN e Tênviếttắt :STB Logo e Hội sở: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quan 3, tp Hồ Chí Minh, Việt

Nam e© DT: (848)39320420 - Fax: (848)39320424 e Website: http://www.sacombank.com e Ngày thành lập: Ngày 21/12/1991, Sacombank chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban dau là 3 tỷ đồng bằng việc hợp nhất Ngân hàng phát triển Kinh tế Gò Vấp với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia e Vốn điều lệ: 18.852.157.000.000 đồng e Tổng tài sản: 439.000 tỷ đồng e Giấy phép thành lập: số 05/GP-UB do UBND TP.HCM cấp ngày 03/04/1992 e Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 059002 do Sở Kế hoạch va Đầu tu

TP.HCM cấp(đăng ky lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ky thay đổi lần thứ 32 ngày 16/11/2010)

23 e Mã số thuế: 0301 103 908 e Tài khoản: Số 453100804 tại Ngân hang Nhà nước — Chi nhánh TP.HCM e SwiFTcode: SGTTVNVX e Nhân sự: 16.000 e Ngành nghề kinh doanh: Sacombank hoạt động trong lĩnh vực ngân hang bao gồm:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và dân cư dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tô chức trong nước, vay vốn của các tô chức tín dung khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có gid, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật.

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Năm 1991: Là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM trên cơ sở hợp nhất từ Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp cùng 2 hợp tác xã tín dụng: Tân Bình, Lữ Gia, Thành Công với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng và 100 nhân sự

Năm 1993: Mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội, tiên phong thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh giữa Hà Nội và TP.HCM, góp phan giảm dan tình trang sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước

Năm 1996: Là Ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá là 200.000 đồng/ cô phiếu đề huy động vốn.

Năm 1997: Tiên phong thành lập tổ chức tín dụng ngoài địa bàn

Năm 1999: Khánh thành trụ sở tại 278 Nam Ky Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM, là thông điệp khăng định rằng Sacombank sẽ gắn bó lâu dài, cam kết đồng hành cùng khách hàng, cô đông, nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế trên bước đường phát triển

Năm 2001: Vốn điều lệ của Sacombank được tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10%, mở đường cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tham gia góp vốn vào năm 2002 va Ngân hàng ANZ vào năm 2005 Từ đó đã giúp Sacombank nhận được những sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng,

24 quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cô đông chiến lược nước ngoài.

Năm 2002: Thanh lập công ty trực thuộc đầu tiên — Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Sacombank(SBA), bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.

Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quan lý Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ)

Năm 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos(Thuy Si) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiễn bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng Sự tham gia của cô phiếu STB trên sàn giao dich chứng khoán TP.HCM thể hiện cam kết hoạt động chuẩn mực, minh bạch vì triển vọng phát triển sự tăng trưởng an toàn và bền vững của Sacombank Sacombank thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối

Sacombank- SBR, Công ty cho thuê tài chính Sacombank- SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank- SBS

Năm 2008: Khai trương hoạt động tại Lào, từng bước chinh phục thị trường Đông

Dương Sacombank là Ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Lào, góp phần Vào viéc đây mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt-Lào.

Năm 2000: Tiếp tục mở chi nhánh tại Campuchia, đánh dấu hoàn tat chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động tại thị tường Đông Dương.

GON THUONG TÍN — PGD PHAN ĐÌNH PHUNG

3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tin dung tại Sacombank — PGD

3.1.1 Hoàn thiện quy trình thắm định tin dụng

Quy trình thẩm định tín dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thấm định tín dụng tại PGD Nếu quy trình thấm định thật sự chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thâm định, kết hợp được năng lực của đội ngũ cán bộ thâm định trong ngân hàng

- Tổ chức đội ngũ cán bộ thâm định phải bố trí sao cho hợp lý, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cán bộ thâm định phải được quy định cụ thé và phù hợp với quy trình cấp tín dụng, đảm bảo cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác thâm định để công tác thâm định đạt được kết quả cao nhât

- Không nên phân cho các CBTD phụ trách nhiều khối doanh nghiệp như hiện nay mà nên phân theo từng ngành nghề cụ thể, mỗi bộ phận cán bộ thâm định tín dụng sẽ phụ trách những ngành nghề khác nhau và phân công cho cán bộ đi tìm hiểu, hoc tập về những loại ngành nghề đó để bổ sung kiến thức phục vụ cho việc thâm định các dự án đầu tư SXKD, định hướng được sự phát triển của doanh nghiệp nham tiến tới chuyên môn hóa công tác thẩm định.

- Khi phân công nhiệm vụ cho các cán bộ thâm định, phải gắn quyền han và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thâm định Nên có những biện pháp kiểm tra, rà soát thường xuyên đối với công tác thâm định, ngăn ngừa những hành vi thiếu trung thực, có tình làm sai với quy trình thâm định

3.1.2 Nâng cao năng lực cán bộ phụ trách thẩm định tín dụng

Trong công tác thâm định, con người chính là nhân tố trung tâm Trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thâm định là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thâm định Cán bộ thâm định phải có kinh nghiệm, có trình độ cao, năng lực tốt và có đạo đức nghề nghiệp thì chất

55 lượng thâm định mới có thê đi lên Những nhận xét, đánh giá đưa ra của các cán bộ thâm định sẽ giúp ngân hàng có những quyết định cấp tín dụng đúng đắn Để thực hiện tốt các nội dung trong quá trình thẩm định tín dụng, các cán bộ thâm định tín dụng cần phải trang bị những nội dung sau:

Nắm vững các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà Nước cũng như của Ngân hàng nhà nước Hiểu rõ kiến thức pháp luật mà Đảng và Nhà nước đã dé ra Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng

Có kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức xã hội, nam bắt được thông tin về tín dụng ở cả nước

Có kiến thức, hiểu biết về một số lĩnh vực, hiểu biết nhất định về một số ngành nghề trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,

Hàng năm ngân hàng cần tô chức các đợt thi nghiệp vu của các CBTD va có thể có chế độ khen thưởng, đề bạt khuyến khích các CBTD trau dồi nghiệp vụ , không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng đã đề ra, lựa chọn khách hàng hợp lý để đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ cho vay, hạn chế được tối đa những rủi ro tín dụng có thé gặp phải.

Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng nhân phẩm đạo đức nghề nghiệp , nêu cao tinh thần trách nhiệm, đúc rút kinh nghiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận, theo sát khách hàng dé nắm bat kịp thời những biến động của khách hàng từ đó có những cách thưcs đối phó cho phù hợp với từng thời điểm

Kết nạp những đoàn viên ưu tú vào hàng ngũ của Đảng nhằm phát huy sức mạnh tập thé và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mỗi CBTD

Nắm bắt được những lời nói và hành động của khách hàng nhằm phân biệt được những thông tin khách hàng đưa ra liệu có đúng sự thật để đảm bảo cho vay đúng đối tượng

3.1.3 Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng

Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi của quy trình tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận thâm

56 định tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm và hạn mức rạch ròi của các bộ phận tham gia phê duyệt cấp tín dụng.

3.1.4 Giải pháp về tổ chức

Tổ chức điều hành công tác thâm định thường đi đôi với các tiêu chí cấp tín dụng Thiết lập các tiêu chí, các bộ phận cấp phát tín dụng đúng đắn, đầy đủ, rõ ràng là cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng.

Một cán bộ tín dụng không nên đảm đương quá nhiều trách nhiệm khi thẩm định khách hàng.

Tổ chức trong quy trình thâm định tín dụng cần phải bóc tách được vai trò rõ ràng của từng bộ phận trong Quy trình tín dụng Theo đó, vai trò của thâm định được hiểu như một đơn vị đánh giá khách quan, độc lập, đưa ra được quan điểm riêng biệt Việc có nhiều ý kiến, nhiều góc nhìn về khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ giúp người phê duyệt có thêm nhiều phương án, lựa chọn trong quá trình cấp tín dụng bà có những giải pháp hữu hiệu trong quá trình ngăn chặn rủi ro tín dụng

Yêu cầu đặt ra cho Sacombank là cần phải xây dựng, tô chức được một hệ thống điều hành, các tiêu chí đánh giá cấp tín dụng đúng đắn, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng, của khách hàng và của thị trường

3.1.5 Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

- Tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay:

KET LUẬN

Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò rất quan trọng trong việc đem lại thu nhập, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Với những thay đôi, những chuyên biến mạnh mẽ của nền kinh tế đang diễn ra ở trên thế giới và cũng như ở Việt Nam thì việc đạt được những lợi nhuận cao đòi hỏi việc không ngừng đôi mới, hoàn thiện hiệu quả trong công tác cấp tín dụng, đặc biệt là quy trình thấm định tín dụng Bên cạnh đó thì các ngân hàng cần phải chú trọng đến các chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn, da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa các ứng dụng công nghệ thông tin, để đem lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đảm bảo khả năng cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng khác trên địa bàn Do vậy, việc bô sung, hoàn thiện chiến lược thâm định tín dụng tại ngân hàng Sacombank là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Qua quá trình phân tích, ta thấy được thực tiễn hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank và cụ thể là PGD Phan Đình Phùng trong thời gian qua Điều này cho thay ngân hàng đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về hoạt động thâm định và đánh giá rủi ro rủi ro tín dụng mà tiêu biểu là việc áp dụng quy trình thâm định tín dụng chặt chẽ trong quá trình cấp tín dụng, từ đó áp dụng được nhiều biện pháp tích cực trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng một các bài bản, có hiệu quả, giảm thiểu, ngăn chặn được các thiệt hại có thể xảy ra phát sinh từ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, từ đó tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng Mặc dù vậy thì việc tồn tại những rủi ro trong hoạt động tín dụng là không bao giờ có thé tránh khỏi hoàn toàn và không thé kiểm soát được tat cả những hậu quả khi rủi ro tín dụng xảy ra Vì vậy, chỉ có thể tối ưu khả năng ngăn chặn được những rủi ro tín dụng có thé xảy đến khi phê duyệt cấp tín dụng.

Từ những đánh giá thực tiễn tình hình hoạt động thâm định tín dụng tại ngân hàng Sacombank và PGD Phan Đình Phùng nói riêng, luận văn đã đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thâm định cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng mang giá trị thực tiễn cao để có thể giải quyết được những khó khăn trong hoạt động thâm định tín dụng mà ngân hàng còn đang gặp phải.

Ngân hàng cần phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối da hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất Hạn chế những khoản nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng.

Ngân hàng là cầu nối, là người cung ứng vốn, luân chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc day nền kinh tế phát triển, hội nhập được với nền kinh tế toàn cầu Ngân hàng Sacombank cần nhận thức được tam quan trọng của vấn dé dé có thé nâng cao được chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Cần đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo các cán bộ nhân viên dé nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn, góp phần vào sự lớn mạnh của ngân hàng Sacombank trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Ngày đăng: 01/09/2024, 01:29

w