Thấy hành vicủa Hoàng gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn nhiệm vụ của tổ công tác nên anhPhương cùng một số anh trong tổ công tác khống chế Hoàng quật ngã xuống đất.Quá trình bị khốn
Trang 1: LUẬT SƯ NGUYỄN TIẾN DŨNG
HỌ TÊN : NGÔ THỊ THUÝ NGUYỆT
Trang 2I TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
1.1 Những người tham gia tố tụng
a) Bị cáo:
Bị cáo: Ngô Đình Hoàng Sinh ngày: 1990
Tên gọi khác: Không Giới tính: Nam
HKTT: Hà Văn, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa
Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Tôn giáo: không
Con ông: Ngô Văn Hoan
Con bà: Phạm Thị Lam
Vợ: chưa có
Tiền án, tiền sự: Không
b) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
• Trần Hoài Phương
• Vũ Mạnh Nam
• Phạm Hồng Long
c) Người làm chứng:
• Nguyễn Văn Nam
• Nguyễn Lê Linh
1.2 Tóm tắt nội dung vụ án
Khoảng 22h30 ngày 08/10/2017, tổ công tác Y13/KH141/PV11 Công an Tp
Hà Nội do đồng chí Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng Đội CSGT số 7) làm tổ trưởngcùng với các đ/c Trần Hoài Phương (Cán bộ PC 45); đ/c Nguyễn Văn Chính (Cán
bộ đội CSGT số 7); đ/c Nguyễn Văn Nguyện (Cán bộ đội CSGT số 7) và một sốđồng chí khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại ngã ba PhạmVăn Đồng –Trần Quốc Toản, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội thì phát hiện Ngô ĐìnhHoàng điều khiển xe máy Honda Wave, màu trắng, xám, BKS: 29E1-561.51 lưu
Trang 3thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở 02người, thấy vậy tổ công tác đã ra hiệu lệnh yêu cầu Hoàng dừng xe và hướng dẫndắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản quang để làmviệc Khi đó Hoàng chấp hành, dắt xe vào trong khu vực căng dây còn 02 ngườikhách của Hoàng lợi dụng sơ hở để bỏ đi Lúc này, đ/c Trần Hoài Phương mặcthường phục, đeo băng đỏ có chữ 141- Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra hànhchính đối với Hoàng, yêu cầu Hoàng xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và tự bỏcác đồ vật trong người ra để kiểm tra
Hoàng đã lấy ví tiền và điện thoại để lên yên xe nhưng không mang giấy tờđăng ký xe nên đ/c Phương cầm chìa khoá xe để lên bàn làm việc và hướng dẫnHoàng đến gặp đ/c Nguyện để giải quyết Đ/c Nguyện giải thích cho Hoàng biết lỗi
vi phạm của Hoàng phải tạm giữ phương tiện Khi đó Hoàng xin không bị tạm giữ
xe máy nhưng không được thì đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới Anh Phương yêu cầuHoàng không được chửi thì Hoàng lấy ví, rút tiền ra ném xuống đất trước mặt tổcông tác, nói “Bây giờ các anh cần gì ở tôi, tiền tôi có rất nhiều, giấy tờ xe tôi để ởnhà Anh Nam tiếp tục giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm nhưng Hoàng vẫn cố
ý chỉ tay về phía tổ công tác tiếp tục chửi mắng Thấy vậy, anh Phương đi đến dùngtay kéo Hoàng ra khỏi khu vực đã căng dây phản quang để tổ công tác tiếp tục làmviệc nhưng Hoàng dùng tay phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục xông vào trongkhu vực căng dây phản quang, chỉ tay về phái tổ công tác, chửi mắng Thấy hành vicủa Hoàng gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn nhiệm vụ của tổ công tác nên anhPhương cùng một số anh trong tổ công tác khống chế Hoàng quật ngã xuống đất.Quá trình bị khống chế, Hoàng có phản kháng lại đã dùng tay túm tóc và cổ anhPhương đẩy ra Sau khi khống chế Hoàng thì tổ công tác đã bàn giao Hoàng choCông an phường Mai Dịch để điều tra làm rõ
Ngày 20/9/2018, Công an quận Cầu Giấy ban hành Quyết định số:262/CQĐT khởi tố vụ án hình sự hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành công
vụ của Ngô Đình Hoàng xảy ra tại phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Trang 4Ngày 20/9/2018, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Cầu giấy banhành Quyết định số 359/CQĐT khởi tố bị can Ngô Đình Hoàng về tội “Chốngngười thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.Ngày 25/9/2018, Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy ban hành Quyếtđịnh số 334/QĐ-VKSCG phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Ngô ĐìnhHoàng về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330
Bộ luật hình sự
Ngày 31/10/2018, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Cầu Giấy banhành bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố bị can Ngô Đình Hoàngphạm tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộluật hình sự
Ngày 14/11/2018, Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy ban hành Cáotrạng truy tố đối với bị can Ngô Đình Hoàng phạm tội “Chống người thi hành côngvụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự
II KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TOÀ (Với tư cách là Luật sư bào chữa cho
2.1 Hỏi bị cáo
- Bị cáo có chấp hành hiệu lệnh dừng xe và kiểm tra giấy tờ của tổ công tác không?
- Bị cáo cho biết hiện tại bị cáo đang làm gì?
- Ngày 8/10/2017 tại sao bị cáo lại bị đội kiểm tra an ninh trật tự dừng lại để kiểmtra?
- Bị cáo có xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của tổ tuần tra hay không?
- Khi được tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ và bỏ các đồ đạc trong cốp xe, trong người ra để kiểm tra thì bị cáo hành động như thế nào?
- Bị cáo có được tổ công tác giải thích rõ hành vi điều khiển xe máy của mình đã viphạm quy định pháp luật nào và hình thức xử phạt như thế nào hay không?
- Bị cáo có biết tại sao tổ công tác lại tạm giữ xe máy của bị cáo hay không?
Trang 5- Khi được thông báo sẽ tạm giữ phương tiện, bị cáo đã có những hành động hay lời nói gì? Mục đích của những hành động/ lời nói đó?
- Anh Trần Hoài Phương đã có những hành động gì đối với Bị cáo?
- Khi bị anh Phương quật ngã thì Bị cáo đã làm gì?
- Trước khi bị anh Phương quật ngã, Bị cáo có chủ động dùng vũ lực hay có lời nói
đe dọa đối với anh Phương hay các thành viên trong tổ công tác hay không?
- Có bao nhiêu thành viên tổ công tác giải quyết vụ việc của bị cáo?
- Trong thời gian Bị cáo to tiếng, Bị cáo có thấy các thành viên của tổ công tác vẫn tiếp tục thực hiện công việc hay không?
- Nghề nghiệp của bị cáo là gì?
- Bị cáo có vợ-con hay chưa? Kinh tế của gia đình Bị cáo như thế nào? Ai là người làm chủ kinh tế trong gia đình Bị cáo?
- Khi làm việc với anh Phương, bị cáo có được anh Phương chào hỏi và giới thiệu
về bản thân hay không?
- Bị cáo đã có những lời lẽ gì đối với anh Phương và tổ công tác?
- Tại sao bị cáo lại có những lời lẽ như thế với anh Phương và tổ công tác?
- Khi bị anh Phương quật ngã, bị cáo đã có những hành vi gì đối với anh Phương?
- Bị cáo có thấy ân hận về hành vi của mình hay không?
2.2 Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trần Hoài Phương
- Ngày 08/10/2017 anh làm gì tại khu vực kiểm tra hành chính thuộc ngã ba đườngPhạm Văn Đồng?
- Khi thấy bị cáo Ngô Đình Hoàng có hành vi chửi bới thì anh đã làm gì?
- Tại sao anh lại quật ngã bị cáo?
- Hành vi gạt tay của Bị cáo có phải nhằm mục đích ngăn cản anh làm nhiệm vụhay không?
- Khi anh khống chế quật bị cáo xuống đất thì Bị cáo có bị ngã hay không?
- Tại sao anh lại có hành động quật ngã Bị cáo? Lý do nào khiến anh phải thực hiệnkhống chế Bị cáo?
Trang 6- Anh cho biết là những hình vi của bị cáo có gây thương tích gì cho anh không?Nếu có thì mức độ như thế nào?
2.3 Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Vũ Mạnh Nam
- Ngày 8/10/2107 anh được giao công việc gì?
- Trong đội thực hiện ngày hôm đó bao gồm những ai?
- Khi bị cáo Hoàng đang thực hiện hành vi chửi bới, anh có nhắc nhở bị cáo hay không?
- Lúc bị cáo Hoàng bị khống chế quật xuống đất, anh có thấy hành động của bị cáo Hoàng và anh Phương hay không?
- Bị cáo Hoàng không chấp hành yêu cầu nào của tổ công tác?
- Ngoài hành vi chửi bới, bị cáo Hoàng có những hành động nào khác nữa không?
- Bị cáo có đánh hay xô đẩy ai trong tổ công tác khi đang làm việc không?
2.4 Hỏi người làm chứng Nguyễn Lê Linh
- Anh Linh cho biết anh có quan hệ gì với bị cáo?
- Anh hãy mô tả lại sự việc xảy ra giữa bị cáo và anh Hoàng?
- Ngày 8/10/2017 chị có thấy anh Hoàng hành hung hay dùng vũ lực đối với anhPhương không?
- Anh có theo dõi diễn biến vụ việc và hành vi của Bị cáo Hoàng đến lúc bị khống chế không?
- Anh có thấy Bị cáo có những hành động nào ngoài chửi bới không?
- Anh thấy có bao nhiêu người ở đó khống chế Bị cáo?
- Anh có thấy lúc bị khống chế, bị cáo có sử dụng tay chân với anh người đang khống chế bị cáo không?
Trang 7III LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGÔ ĐÌNH HOÀNG
ĐOÀN LUẬT SƯ
-o0o -LUẬN CỨ BÀO CHỮA
(VV bào chữa cho Ngô Đình Hoàng chống người thi hành công vụ)
sự cho phép của Hội đồng xét xử, tôi có mặt tại phiên toà hôm nay để bào chữa cho
bị cáo Ngô Đình Hoàng
Theo Bản cáo trạng số 276/CT-VKSCG ngày 14/11/2018 của VKSND quậnCầu Giấy và kết luận của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy tại phiênTòa hôm nay thì bị cáo Ngô Đình Hoàng bị truy tố về tội “Chống người thi hànhcông vụ” theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và tham gia phần hỏi tại phiên tòa hôm nay,tôi xin trình bày quan điểm bào chữa cho bị cáo như sau:
Trang 8Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy đã truy tố bị cáo “Tội chống ngườithi hành công vụ” theo Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 do bị cáo có cáchành vi: Dùng lời nói chửi bới, lăng mạ tổ công tác; Dùng tay gạt ra để chống đối
tổ công tác; Dùng tay, chân chống người thi hành công vụ đối với đồng chíPhương Tuy nhiên, hành vi của bị cáo không đủ các yếu tố để cấu thành “Tộichống người thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình
sự 2015 như Viện kiểm sát đã truy tố vì những lý do:
Thứ nhất, Viện kiểm sát đưa ra quan điểm rằng bị cáo đã có hành vi sử dụng vũ lực với người thi hành công vụ khi dùng tay nắm tóc, dùng chân đề chặt lên ngườiđồng chí Phương Tuy nhiên, bị cáo hoàn toàn không có ý định
sử dụng vũ lực với người đồng chí Phương mà đây chỉ là hành động theo quán tính của bị cáo Vì khi bị đồng chí Phương quật ngã, theo phản xạ muốn bám víu
để không ngã của cơ thể, bị cáo mới đưa tay bám vào người đồng chí Phương.Hành vi của bị cáo là bộc phát trong lúc cấp bách theo quán tính của cơ thể chứkhông hề xuất phát từ ý chí muốn chống đối hay dùng vũ lực đối với đồng chíPhương Do đó, các cáo buộc bị cáo dùng tay nắm tóc đồng chí Phương giật ngược
ra sau, dùng chân ghì chặt đồng chí Phương là không đúng
Sau khi bị cáo Hoàng bị tổ công tác đề nghị dừng xe để xuống kiểm tra, lúc đó
bị cáo Hoàng đã có thái độ hợp tác, dừng xe tắt mát và dắt vào khu vực căng dây đểlực lượng trong tổ công tác làm việc, điều này cho thấy ngay từ ban đầu bị cáokhông có ý định và thái độ bất hợp tác, cố ý chống người thi hành công vụ như cáotrạng của Viện kiểm sát
Dẫn chứng cụ thể nhất là dựa vào các biên bản ghi lời khai của chính ngườitrong tổ công tác là anh Vũ mạnh Nam thì bị cáo không có hành vi đánh đập xô xátvới cán bộ nào trong tổ công tác
Bên cạnh đó qua lời khai của chính anh Phương và những người làm chứng làanh Nguyễn lê Linh, Nguyễn văn Nam, Phạm hoàng Long, thì đều không có ai xácđịnh bị cáo có dùng tay chân chống lại những người trong tổ công tác Nếu có hành
Trang 9vi nào khác thì chỉ dừng lại việc xác nhận bị cáo có to tiếng chửi bới với tổ côngtác, bị cáo có hành vi này là do trong quá trình làm việc bị cáo có những bức xúckhông được giải quyết, sự bồng bột nhất thời mà gây ra sự tranh cải to tiếng với tổcông tác như vậy, sự nóng nảy bức xúc bồng bột trong hoàn cảnh nhất định nào đóxét cho cùng thì đây cũng chỉ là lẻ thường tình của một con người bình thường aicũng có thể một lần mắc phải.
Và rồi bị cáo cũng đã biết dừng lại ở hành vi chửi bới đó, việc bị cáo bị khốngchế là hoàn toàn bất ngờ và trong một trạng thái bị động, nếu bị cáo thật sự có chủđích chống đối từ trước thì việc khống chế bị cáo ngay chính tại chỗ đứng làm việc
và trong một khoảng thời gian nhanh như vậy là khó có thể thực hiện được với mộtthanh niên trai tráng sức khỏe bình thường như vậy, diễn tiến tiếp đó khi bị khốngchế như vậy bị cáo chỉ theo quán tính ôm và nương theo người khống chế mình đểkhi ngã có thể tiếp xúc mặt đất một cách an toàn nhất, chứ không hề có sự chống cựhay sử dụng tay chân đấm đá, lăn xả để chống lại anh Phương
Do đó, Viện kiểm sát kết luận bị cáo Hoàng có thực hiện hành vi dùng taychân chống trả lại anh Phương với mục đích để thoát khỏi sự khống chế là chưa đủ
cơ sở, căn cứ không đầy đủ, không khách quan
Thứ hai, tại Biên bản ghi lời khai ngày 09/10/2017 của người làm chứng Nguyễn Lê Linh, Linh khai: “Tôi chỉ thấy cả anh Phương và anh Hoàng ngã
ra đất và lực lượng 141 vào khống chế Hoàng đưa Hoàng về công an phường
để làm rõ” Nhưvậy, người làm chứng cũng chỉ xác nhận việc thấy cả bị cáo lẫn
đồng chí Phương cùng bị ngã mà không xác nhận việc bị cáo có hành vi dùng vũlực đối với đồng chí Phương như nắm tóc hay dùng chân ghì chặt đồng chí Phương.Hơn thế nữa, người làm chứng Nguyễn Lê Linh cũng khai thêm chỉ thấy bị cáo totiếng, chửi bới chứ không thấy bị cáo có hành vi dùng vũ lực đối với đồng chíPhương
Tại các Bản tường trình ngày 09/10/2017 của người làm chứng Nguyễn VănNam, Nam khai: “Bất ngờ nam thanh niên đeo băng đỏ trên tay liền lao vào dùng
Trang 10tay ôm vào cổ nam thanh niên to tiếng rồi dùng chân ngáng vào chân nam thanhniên quật ngã xuống đất rồi hai người ôm chặt lấy nhau (trong lúc nam thanh niênđeo băng đỏ và người thanh niên kia ôm chặt lấy nhau tôi ở vị trí xa và tôi hơi thấp,trước tôi có rất nhiều người xem) vì thế tôi không nhìn rõ là thanh niên to tiếng kia
có giằng co và túm tóc nam thanh niên đeo băng đỏ không” Như vậy, lời khai củangười làm chứng Nam cũng xác nhận việc bị cáo bị đồng chí Phương quật ngã vàkhông thấy việc bị cáo nắm tóc, nắm cổ hay có những hành vi vũ lực khác đối vớiđồng chí Phương
Từ các tình tiết nêu trên và lời khai của bị cáo, có thể thấy ngay từ đầu bị cáokhông hề có ý định hay hành vi chống đối người thi hành công vụ Vì ngay khi bịlực lượng công an yêu cầu dừng lại và dẫn xe vào để kiểm tra thì bị cáo vẫn tuânthủ với mong muốn được nhận lại xe máy của mình để thực hiện công việc hằngngày Tuy bị cáo đã có những lời chửi mắng đối với tổ công tác, tuy nhiên, đây lànhững hành vi bộc phát trong lúc nóng giận và những lời chửi mắng của bị cáocũng không mang tính đe doạ đối với đồng chí Phương và tổ công tác Những lờichửi mắng của bị cáo cũng là những lời nói bốc đồng do thiếu hiểu biết và do nỗi lo
“cơm áo gạo tiền” gây ra Khi bị đồng chí Phương khống chế, do quán tính của cơthể nên mới có những hành vi bám víu vào đồng chí Phương chứ không hề có ýđịnh dùng vũ lực để chống đối lại đồng chí Phương
Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quyđịnh “Tội chống người thi hành công vụ”như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọadùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiệncông vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” Như vậy, để cấuthành tội phạm chống người thi hành công vụ thì người phạm tội có hành vi chốngđối, dùng vũ lực hay đe dọa người đang thi hành công vụ theo Khoản 1 Điều 3Nghị định 208/NĐ-CP về hành vi chống người thi hành công vụ Từ những lậpluận trên có thể thấy những hành vi của bị cáo không đủ để cấu thành “Tội chống
Trang 11người thi hành công vụ” theo Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 khi bị cáokhông sử dụng vũ lục và cũng không đe doạ sử dụng vũ lục hay các thủ đoạn khác
để cản trở người thi hành công vụ
Mặt khác, Khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm2017) quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chấtnguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằngcác biện pháp khác” Có thể thấy, hành vi của bị cáo chỉ là mắng chửi người thihành công vụ, hành vi này tuy có sai nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không
từ 06 tháng đến 03 năm”
Theo đó yếu tố cấu thành tội phạm về mặt khách quan là có hành vi dùng vũlực đối với người thi hành công vụ Hành vi này được thể hiện qua việc ngườiphạm tội đã sử dụng sức mạnh có hoặc không kèm theo hung khí để tác động lênthân thể người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đánh Đe dọa dùng vũ lực vàcác thủ đoạn khác là hành vi được thể hiện qua người phạm tội có các lời nói cử chỉ
sẽ sử dụng vũ lực để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ, hoặc ví dụ dọa đốtnhà, hủy hoại tài sản để uy hiếp người thi hành công vụ Các hành vi nêu trên nhằm vào mục đích cản trở người thi hành công vụ thựchiện công vụ của họ, nghĩa là làm cho người có trách nhiệm thi hành công vụkhông thực hiện được công vụ được giao
Trang 12Như Tôi đã trình bày trong phần thứ nhất, sau khi bị cáo Hoàng bị tổ công tác
đề nghị dừng xe để xuống kiểm tra, lúc đó bị cáo Hoàng đã chấp hành, có thái độhợp tác, dừng xe, tắt máy và dắt vào khu vực căng dây để lực lượng trong tổ côngtác làm việc, điều này cho thấy ngay từ ban đầu bị cáo không có ý định và thái độbất hợp tác, cố ý chống người thi hành công vụ
Theo như lời khai của bị cáo Hoàng và lời khai của người làm chứng anh Vũmạnh Nam và những người làm chứng khác có trong hồ sơ vụ án thì bị cáo Hoàng
có dùng lời nói chửi bới tổ công tác Những lời nói to tiếng đó là hành vi tự phát do
áp lực trong tâm lý, do bức xúc nhất thời của bị cáo, nguyên nhân bị cáo thực hiệnhành vi có thể do hoàn cảnh gia đình bị cáo khó khăn, ban ngày vừa đi làm, buổi tốiphải chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập, chỉ có duy nhất một chiếc xe máy là phươngtiện để mưu sinh nên khi bị tổ công tác thông báo tạm giữ xe máy, khiến bị cáo mấtbình tĩnh dẫn đến lời lẽ to tiếng bức xúc, trong suốt quá trình cự cải, bị cáo không
hề có bất kỳ lời nói hay hành động nào đe dọa dùng vũ lực với tổ công tác nên hành
vi chửi bới to tiếng này là hoàn toàn không có yếu tố thể hiện dùng lời nói đe dọa
sử dụng vũ lực
Thêm nữa, cũng không thể viện dẫn hành vi gạt tay anh Phương của bị cáolàm căn cứ để cho là bị cáo có hành vi dùng vũ lực như Cáo trạng của Viện kiểmsát là hoàn toàn không khách quan, hành vi gạt tay của bị cáo là sự bức xúc, nhấtthời không kiềm chế được là hành vi phản xạ bình thường của con người trong lúctinh thần bị khích động Hành vi của bị cáo Hoàng cũng chỉ dừng lại ở việc gạt taycủa anh Phương ra và cũng không bị ảnh hưởng gì không có hành vi dùng sứcmạnh, không kèm theo hung khí để tác động lên thân thể người đang thi hành công
vụ như đấm, đá, đánh, điều này cũng phù hợp với lời khai của những người liênquan là anh Phương và tất cả những người làm chứng khác như đã nêu ở phần trên,nên không thể xem hành vi gạt tay là dùng vũ lực đối với đồng chí Phương
Thứ tư, trong quá điều tra, bị cáo đã có hành vị nhận biết lỗi lầm của mình, thành khẩn khai báo cho cơ quan cảnh sát điều tra Mặc dù bị cáo chưa
Trang 13biết rõ các hành vi của mình có cấu thành tội phạm hay không nhưng vẫn luôn nhậnlỗi khi không kìm chế được những lời nói của mình đối với đồng chí Phương và tổđiều tra Hơn thế nữa, từ lý lịch cá nhân và trích lục tiền án tiền sự cho thấy bị cáo
là người chưa có hành vi phạm tội, chưa bị tòa án xét xử, nhân thân bị cáo tốt
Kết luận
Từ những tình tiết, vấn đề Tôi vừa phân tích trên đã cho thấy rằng hoàn toànkhông đủ cơ sở pháp lý để truy cứu bị cáo Ngô đình Hoàng về tội chống người thihành công vụ
Đề nghị HĐXX xem xét quyết định tuyên bị cáo Ngô đình Hoàng khôngphạm tội chống người thi hành công vụ theo Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự2015
Tôi tin tưởng rằng bản án của Hội đồng xét xử hôm nay sẽ đảm bảo được sựcông bằng, công tâm đúng với tinh thần của pháp luật nước Cộng hoà Xã hội chủnghĩa Việt Nam là xét xử đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và đặt biệtkhông kết oan người vô tội
Xin cảm ơn Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và những người tham
dự phiên tòa đã chú ý lắng nghe!
Trân trọng./
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Luật sư bào chữa
NGÔ THỊ THUÝ NGUYỆT