ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
🙡🕮🙣
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI: NGUYÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ ĐỐI CHIẾU BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI NĂM
2023
Giảng viên: Lưu Văn Lập Sinh viên: Phan Thanh Hương MSSV: K234050600 Khoa: Kế Toán – Kiểm Toán
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2024
MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Báo cáo tài chính đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp Trong lĩnh vực sản xuất bia ở Việt Nam, bia Sài Gòn
và bia Hà Nội nổi bật là hai tên tuổi lớn , đồng thời cũng là những đối thủ không đội trời chung trên thị trường nội địa Năm 2023 là một năm nền kinh tế bị suy thoái và các chính sách kiểm tra nồng độ cồn đang diễn ra gay gắt nên việc khảo sát và phân tích báo cáo tài chính của cả hai doanh nghiệp giúp ta hiểu rõ hơn
về cách thức quản lý tài chính và cung cấp cái nhìn sâu sắc về những biến động trong hoạt động kinh doanh của họ Việc nghiên cứu và so sánh báo cáo tài chính năm 2023 của hai công ty cổ phần bia Sài Gòn và bia Hà Nội sẽ mang lại những hiểu biết sâu sắc và có giá trị cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Thanh Hóa Đây là hai công ty sản xuất bia lớn và có thị phần lớn trong ngành công nghiệp bia tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào việc phân tích và đối chiếu báo cáo tài chính của hai công ty trong năm 2023 Nghiên cứu sẽ bao gồm các chỉ số tài chính như lợi nhuận, doanh thu, tài sản và nợ phải trả Từ đó, đề tài sẽ đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính và phân tích sự khác biệt giữa hai công ty trong khía cạnh tài chính
3 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin:
- Thu thập báo cáo tài chính hợp nhất của hai công ty Vinamilk và Hanoimilk trong năm 2023
- Phân tích thông tin
- Đối chiếu và so sánh
PHẦN I Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn và đánh giá
1 Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn năm 2023 1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn:
Công ty Bia Sài Gòn - Sông Lam, thành lập năm 2006 tại Nghệ An, là một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu Việt Nam, là công ty con của SABECO nổi tiếng với các sản phẩm như Bia Saigon và 333 Công ty đã đạt được danh hiệu Thương hiệu Quốc Gia và là thành viên của Học viện Bia Berlin
Trang 41.2 Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn năm 2023
Trang 62 Tổng quát về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Công
ty
a Tình hình tài chính
- Tăng trưởng về tài sản ngắn hạn:
+ Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của công ty đạt 656.932 tỷ đồng, tăng 6,22% so với đầu năm Chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tài sản ngắn hạn từ 276.187 đến 386.099 tỷ đồng
+ Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng của tiền mặt, đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho
- Giảm của tài sản dài hạn:
+ Tài sản dài hạn giảm 20,87%
+ Sự giảm này chủ yếu là do giảm tài sản cố định từ 334.804 xuống 257.971 tỷ đồng
- Tăng nợ phải trả:
+ Nợ phải trả tăng 17,73%
+ Sự gia tăng này chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng, bao gồm các khoản phải trả của người bán, thuế phải nộp và vay ngắn hạn
- Tăng vốn chủ sở hữu:
+ Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ khoảng 3,13%, chủ yếu do sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Tỷ số về khả năng thanh toán:
+ Tỷ số hiện hành = Tàisản ngắnhạn Nợ ngắn hạn = 2,51 > 1 nên rủi ro tài chính thấp,
có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
+ Chỉ số thanh toán nhanh = Tàisản ngắnhạn – Hàng tồnkho Nợ ngắn hạn = 2,1 > 1 nên công ty có khả năng thanh toán tốt
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn:
+ Hệ số nợ = Tổng nợ
Tổngtài sản = 0,23 Hệ số nợ thấp, doanh nghiệp sử dụng nợ vay có hiệu quả, an toàn
+ Hệ số Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu = 0,31 Hệ số thấp thể hiện công ty
sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh Từ đó làm giảm rủi ro tài chính cho công ty nhưng cũng có thể hạn chế khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp
Trang 7- Kết luận chung:
+ Dựa vào sự gia tăng của tài sản ngắn hạn, có thể cho rằng công ty đã tăng cường hoạt động sản xuất hoặc mở rộng thị trường
+ Tuy nhiên, sự giảm về tài sản dài hạn và tăng của nợ phải trả cần được quan tâm, có thể là dấu hiệu của áp lực tài chính hoặc sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh
+ Tổng thể, mặc dù có sự biến động, tuy nhiên, sự tăng của vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn có thể cho thấy sự ổn định và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai
b Tình hình kinh doanh:
- Doanh thu cả năm đạt 809.156 tỷ đồng, giảm 6,5% so với năm 2022
- Lợi nhuận gộp giảm 32,7%
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 14,8%
- Lợi nhuận sau thuế giảm 17,8%
- Kết luận chung: Dựa vào số liệu trên, tình hình kinh doanh của Công ty Bia
Sài Gòn trong năm 2023 có dấu hiệu giảm sút so với năm trước, với sự giảm của doanh thu bán hàng, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế Có thể phản ánh sự ảnh hưởng của các yêu tố biến động thị trường như suy thoái kinh tế, chính sách nghiêm ngặt về nồng độ cồn
- PHẦN II Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia Hà Nội
và đánh giá
1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Bia Hà Nội:
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội, thành lập từ năm 1989, là một phần của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) – là công ty bia đứng thứ 3 cả nước Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ việc mở rộng công suất sản xuất đến việc đổi mới công nghệ, và hiện nay
là một trong những nhà sản xuất bia có uy tín tại Việt Nam
2 Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia Hà Nội năm 2023:
Trang 103 Tổng quát về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Công ty.
a Tình hình tài chính:
- Tài sản ngắn hạn:
Tổng tài sản ngắn hạn giảm 10,26% so với đầu năm Trong đó:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 44,16%
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 59%
+ Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 34,2%
+ Hàng tồn kho tăng 11,26%
- Tài sản dài hạn:
+ Tổng tài sản dài hạn giữ ổn định, chỉ giảm nhẹ 0,57%
+ Tài sản cố định giảm nhẹ 1,38%
Trang 11- Nguồn vốn:
+ Nợ phải trả giảm 14,2%
+ Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 2,32%
+ Tổng nguồn vốn giảm 6,9%
- Tỷ số về khả năng thanh toán:
+ Tỷ số hiện hành = Tàisản ngắnhạn Nợ ngắn hạn = 2,16> 1 nên rủi ro tài chính thấp, có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
+ Chỉ số thanh toán nhanh = Tàisản ngắnhạn – Hàng tồnkho Nợ ngắn hạn = 1,5 > 1 nên công ty có khả năng thanh toán tốt
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn:
+ Hệ số nợ = Tổngtài sản Tổng nợ = 0,35 Hệ số nợ thấp, doanh nghiệp sử dụng nợ vay có hiệu quả, an toàn
+ Hệ số Nở phải trả/ Vốn chủ sở hữu = 0,54 Hệ số thấp thể hiện công ty
sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh Từ đó làm giảm rủi ro tài chính cho công ty nhưng cũng có thể hạn chế khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp
- Kết luận chung: Tình hình tài chính của Công ty Bia Hà Nội vào cuối năm 2023 có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn giữ được sự ổn định và an toàn so với đầu năm, đặc biệt trong các khoản phải thu ngắn hạn và nguồn vốn Sự thay đổi này có thể phản ánh được sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh và tài chính của công ty
b Tình hình kinh doanh:
So với năm 2022:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 6,43%
- Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 31,46%
- Chi phí tài chính không được ghi nhận trong năm nay, trong khi năm trước có chi phí lãi vay là 35.068 tỷ đồng
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 50,9
1 Mức độ tự chủ tài về tài chính
Để đánh giá mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp, ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu sau:
Trang 12- Tỷ lệ nợ:
+ Là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng nợ, (tức là gồm cả nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chi
Cho giá trị tổng tài sản cùng kỳ Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là tư đi vay Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà nhỏ thì chứng tỏ doanh nghiệp vay ít
+ Theo báo cáo tài chính năm 2023, ta tính được tỷ lệ nợ của công ty Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội lần lượt là 23,45% và 35,38% Qua đó thấy được công ty Bia Sài Gòn có mức tự chủ tài chính cao hơn công ty Bia Hà Nội
- Tỷ vốn chủ sở hữu:
+ Là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong một thời kỳ chia cho tổng nguồn vốn cùng kỳ Chỉ tiêu này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ Tỷ số này càng cao thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao, bởi vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn tự có của mình
+ Theo báo cáo tài chính năm 2023, ta có được tỷ số vốn chủ sở hữu của công ty Bia Sài Gòn là 76,54% và của công ty Bia Hà Nội là 64,62% Qua thông số này, một lần nữa khẳng định được công ty Bia Sài Gòn có mức tự chủ tài chính tốt hơn công ty Bia Hà Nội
- Tỷ số tự tài trợ tài sản cố định:
+ Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp trong một thời kỳ chia cho tổng tài sản cố định Tỷ suất này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng
để trang bị tài sản cố định và đầu tư dài hạn là bao nhiêu Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 thì chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, lành mạnh Khi tỷ suất nhỏ hơn 1 thì một số bộ phận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn (mất cân đối tài chính)
+ Từ đó, ta tính được công ty Bia Sài Gòn có tỷ số là 1,95 và công ty Bia
Hà Nội là 3,25 thông qua báo cáo tài chính năm 2023 Ta nhận thấy tỷ số của 2 công ty đều lớn 1 Qua đó chứng tỏ khả năng tài chính của hai doanh nghiệp vững chắc, có sự cân đối
2 Khả năng thanh toán:
Trang 13Để làm rõ mức độ khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta thường xét các chỉ số sau đây:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn:
+ Đây là hệ số được sử dụng nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến trong vòng 12 tháng bằng các tài sản có thể chuyển hóa bằng tiền trong 12 tháng tới Hệ số này được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn Nếu kết quả trên 1 thì an toàn, còn nếu dưới 1, doanh nghiệp có thể đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản sài hạn, dẫn đến vốn lưu động ròng âm Trên thực tế, các doanh nghiệp đều muốn hướng tới tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, bởi nếu ngược lại thì nguy cơ dẫn tới phá sản là rất lớn
+ Theo như công thức, ta tính được hệ số của công ty Bia Sài Gòn và Bia
Hà Nội lần lượt là 2,5 và 2,2 Với hệ số thanh toán là 2,5 và 2,2 đều > 1, cho thấy rằng cả hai công ty có đủ khả năng thanh toán các nợ phải trả khi cần thiết Kết quả này được xem là rất tích cực và cho thấy cả hai công ty có khả năng tương đối cao để duy trì và tăng trưởng trên thị trường
- Hệ số thanh toán nhanh:
+ Giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn
cao hơn hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số này được tính bởi công thức: (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn Nếu kết quả của hệ số này trên 0,5 lần thì an toàn
+ Theo báo cáo tài chính 2023, ta tính được hệ số thanh toán nhanh của công ty Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội lần lượt là 2,1 và 1,5 Khả năng thanh toán nhanh của Bia Sài Gòn cao hơn Bia Hà Nội là 1,4 lần Điều này có nghĩa là công ty Bia Sài Gòn có thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng 1,4 lần tài sản có tính thanh khoản cao
Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty Bia Sài Gòn tốt hơn Bia
Hà Nội Điều này cho thấy Công ty Bia Sài Gòn có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình tốt hơn Bia Hà Nội
3 Hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp được đo lường bằng các chỉ số tài chính, cho thấy khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực của mình.Có nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Một số chỉ số phổ biến bao gồm:
Trang 14- Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (Return on Sale): Tỷ lệ này đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ doanh thu Tỷ số càng cao thì càng tốt
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets): Tỷ lệ này đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tài sản
- Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity): Tỷ lệ này đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu Tỷ
lệ này càng cao thể hiện khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu càng cao Hiệu quả hoạt động là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, từ đó gia tăng giá trị cho cổ đông
Dưới đây là bảng so sánh những chỉ tiêu tài chính cơ bản của Vinamilk và Hanoimilk năm 2022:
Bia Sài Gòn Bia Hà Nội
Nhận xét:
- ROS đo lường khả năng sinh lời từ doanh số bán hàng Với ROS cao hơn, Bia Sài Gòn cho thấy khả năng sinh lời từ doanh số bán hàng của họ cao hơn so với Bia Hà Nội
- ROA đo lường khả năng sinh lời từ tài sản Bia Sài Gòn có ROA cao hơn
so với Bia Hà Nội, điều này có thể chỉ ra rằng Bia Sài Gòn có khả năng tận dụng tài sản hiệu quả hơn để tạo ra lợi nhuận
- ROE đo lường khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu Mặc dù cả hai công
ty đều có ROE dưới mức 10%, nhưng Bia Sài Gòn vẫn có ROE cao hơn
so với Bia Hà Nội Điều này có thể chỉ ra rằng Bia Sài Gòn sử dụng vốn chủ sở hữu của mình một cách hiệu quả hơn để tạo ra lợi nhuận
Dựa trên các chỉ số tài chính trên, có thể kết luận rằng Bia
Sài Gòn có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với Bia Hà Nội trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Trang 15Phần IV: Cho biết giá cổ phiếu của 2 công ty trên vào ngày 31/12/2023? Nếu bạn có đủ tiền để mua 10.000 cổ phiếu của một trong 2 công ty trên, bạn sẽ mua cổ phiếu của công ty nào? Vì sao?
Giá cổ phiếu của Công ty Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội vào ngày 31/12/2023:
- Công ty Bia Sài Gòn: 60.909 đồng
- Công ty Bia Hà Nội: 38.747 đồng
Nếu em có đủ tiền để mua 10.000 cổ phiếu của một trong hai công ty trên, em sẽ mua cổ phiếu của công ty Bia Sài Gòn vì:
- Dựa trên tất cả các chỉ số đã nêu ở trên, công ty có khả năng tạo lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, khả năng thanh toán tốt hơn công ty Bia Hà Nội
- Định giá cổ phiếu P/E (Price to Earnings Ratio) của công ty Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội lần lượt là 11,41 và 26,54 Chỉ
số P/E thấp của Bia Sài Gòn so với Bia Hà Nội cho thấy mỗi đồng lợi nhuận của nó có giá rẻ hơn so với Bia Hà Nội, có thể làm cho Bia Sài Gòn trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư tìm kiếm giá trị
- Nếu so về chỉ số so sánh giữa giá cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu đó P/B (Price to Book Ratio) chỉ số P/B của Bia Sài Gòn là 2.88 còn Bia Hà Nội là 1,68 Chỉ số P/B cao hơn của công ty Bia Sài Gòn so với Bia Hà Nội có thể phản ánh niềm tin mạnh mẽ hơn vào giá trị sổ sách của công ty Bia Sài Gòn hoặc kỳ vọng tăng trưởng cao hơn trong tương lai
LINK THAM KHẢO
1.Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn
2.Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia Hà Nội
3.Giá cổ phiếu vào ngày 30/12/2023 của hai công ty
4.https://www.bing.com/search?
q=Bing+AI&showconv=1&FORM=hpcodx
5 https://www.anfin.vn/blog/phan-tich-co-ban-chung-khoan
6 https://vietnaminsider.vn/vi/cong-thuc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-doanh-nghiep/