1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Phân tích hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tại Ngân Hàng VPBank – CN Vũng Tàu

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Phương pháp phân tích số liệu 3

7 Ý nghĩa 4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NH TMCP VIỆT NAM THỊNHVƯỢNG VPBANK VÀ VPBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP VPBank 5

1.2 Lịch sử hình thành NHTM VPBank chi nhánh Vũng Tàu 7

1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức VPBank 8

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ 9

1.3.2 Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 14

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI 15

2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 15

2.2 Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM 15

2.2.1 Khái niệm tín dụng của NHTM 15

2.2.2 Phân loại tín dụng 15

2.2.3 Các phương thức tín dụng 17

2.2.4 Vai trò của tín dụng 20

Trang 5

2.2.5 Chức năng của tín dụng 21

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng 22

2.3.1 Nhân tố bên ngoài 22

2.3.2 Nhân tố từ bên trong 23

2.3.3 Nguyên nhân khách quan khác 26

2.4 Một số chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng 28

2.4.1 Doanh số cho vay 28

2.4.2 Doanh số thu nợ 28

2.4.3 Dư nợ 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 28

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTMCP VPBANK CN VŨNG TÀU 29

3.1 Tình hình về hoạt động cho vay tại NH TMCP VPBank-Chi nhánh VũngTàu 29

3.1.1 Doanh số cho vay 29

3.1.2 Doanh số thu nợ 30

3.1.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay 30

3.1.4 Hoạt động cho vay 32

3.2 Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP VPBank-Chinhánh Vũng Tàu 34

3.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại NH TMCP VPBank-Chi nhánh Vũng Tàu 35

3.4 Tình hình nợ quá hạn tại NH TMCP VPBank-Chi nhánh Vũng Tàu 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 38

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG TẠI NHTM VPBANK – CN VŨNG TÀU 39

4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng 39

Trang 6

4.1.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng 39

4.1.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, quy trìnhquản trị rủi ro tín dụng 41

4.1.3 Về nhân sự và cơ cấu tổ chức 49

4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và Chính Phủ 53

4.2.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 53

4.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 53

KẾT LUẬN CHƯƠNG IV 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank – CN Vũng Tàu từ

……… 13

Bảng 3.1: Doanh số cho vay tại NH TMCP VPBank-Chi nhánh Vũng Tàu 29

Bảng 3.2: Doanh số thu nợ tại NH TMCP VPBank-Chi nhánh Vũng Tàu từ năm 2016

DANH MỤC SƠ ĐỒSơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP VPBank 8Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức chi nhánh Vũng Tàu 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1: Biểu đồ dư nợ cho vay tiêu dùng /tổng dư nợ cho vay 2016-2018 31

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trườngĐẠI HỌC BÀ RỊA- VŨNG TÀU, KHOA QUẢN LÍ- KINH DOANH đã tận tìnhgiảng dạy, giúp em có đầy đủ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tài chính - ngânhàng; bên cạnh đó còn tạo điều kiện để em được đi khảo sát thực tế trong thời gianvừa qua Trong quá trình thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và phânbiệt được sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết Qua đó, em cũng tìm hiểu thêmđược nhiều điều về thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP VPBank-Chinhánh Vũng Tàu Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn hầy Nghiêm Phúc Hiếu - người đãhướng dẫn em rất tận tình trong suốt thời gian làm bài báo cáo thực tập

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị ở ngân hàng TMCPVPBank-Chi nhánh Vũng Tàu Trong thời gian thực tập em đã được các anh chị chỉ

dạy rất tận tình Từ đó có được những quan sát và nhận xét để hoàn thành bài báo cáokiến tập này Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Ban Giám Đốc, Trưởng phòng và tất cả cácanh chị ở phòng kinh doanh đã tạo cơ hội cho em được quan sát và học hỏi các quytrình, nghiệp vụ của công ty

Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô và các anh chị ở ngân hàng TMCPVPBank-Chi nhánh Vũng Tàu luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.Chúng ta đặt mục tiêu rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế xã hội với các nướctrong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp.Đầu tư vào các dự án kinh tế hiệu quả được coi là chiếc chìa khoá để mở ra thànhcông Hệ thống ngân hàng tài chính với chức năng là kênh dẫn vốn quan trọng bậcnhất của nền kinh tế đã tham gia đầu tư ngày càng tích cực vào các dự án Cùng với sựphát triển của đất nước trong những năm vừa qua ngành ngân hàng đã có những đónggóp đáng kể vào sự nghiệp Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước Cụ thể là đápứng một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạođều kiện xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, góp phần phát triển nôngnghiệp và nông thôn

Với vai trò của mình trong nền kinh tế đất nước, các ngân hàng thương mại nóichung đã không ngừng tự hoàn thiện mình để hoạt động có hiệu quả hơn Như đã biết,tín dụng là hoạt động chủ yếu tại các NH TMCP hiện nay Tuy nhiên, vẫn còn nhữngtồn tại gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng Ngoài nhữngnguyên nhân khách quan, còn có những nguyên nhân tìm ẩn trong chính cơ chế chínhsách, quy trình tín dụng của ngân hàng Giải quyết tốt những vấn đề này sẽ làm giảmthiểu các khoản nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Giúp chonguồn vốn trong nền kinh tế được phân phối đến đúng đối tượng cần sử dụng và đảmbảo sử dụng một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như manglại lợi nhuận cho ngân hàng

Qua một thời gian thực tập tại Ngân hàng VPBank, nhận thấy đây là một vấn đềcấp thiết ngân hàng quan tâm và được sự giúp đỡ tận tình, em quyết định chọn đề tài

nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao quản trị rủi rotại Ngân Hàng VPBank – CN Vũng Tàu”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 11

Mục tiêu chung: Trong thời gian được tiếp xúc với thực tế tại Ngân hàng

VPBank, em đã đi sâu tìm hiểu để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng mà ngânhàng đã đạt được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình cho vay trung và dàihạn, tình hình sử dụng vốn, khả năng thu nợ của Ngân hàng Từ đó, đưa ra những biệnpháp khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, định hướng kinh doanh trong những kỳtiếp theo và phát huy các tiềm lực của Ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng cho vay trung và dài hạn

Mục tiêu cụ thể: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3

năm 2016 - 2018, sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tìm racác tồn tại hiện có của Ngân hàng và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm sau

3 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại NH TMCP VPBank.

4 Phạm vi nghiên cứuKhông gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng VPBankThời gian: Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Ngân hàng VPBank trong khoản thời

gian từ ngày 28/08/2019 đến ngày 27/09/2019 Số liệu được thu thập trong khoản thờigian 3 năm 2016, 2017 và 2018

Đối tượng: Phân tích hiệu quả của hoạt động tín dụng.5 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, bảngBáo các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính,… cácnăm 2016, 2017 và 2018 do phòng Kinh doanh – Ngân hàng VPBank cung cấp

Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức đãđược học ở trường, trên sách báo, tạp chí kinh tế và nguồn Internet Bên cạnh đó, emđã kết hợp tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng ban củaNgân hàng VPBank

6 Phương pháp phân tích số liệu

Trang 12

Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh, phântích chi tiết, phân tích tỷ lệ… Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu làphương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các số liệu.

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích hoạtđộng kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất về không gian vàthời gian Nội dung thực hiện phân tích so sánh:

So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để nhận thấy được xuhướng phát triển, đánh giá sự tăng trưởng hay sụt giảm trong hoạt động tín dụng

So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,phân tích chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi về số lượng tương đối vàtuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

Ngoài ra còn tham khảo từ các nguồn sách báo và internet… để thu thập một sốthông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu

7 Ý nghĩa

Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng được xem xét là yếu tố sống còn, quyếtđịnh đến sự tồn tài và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giaiđoạn cạnh tranh thị trường, các hiệp định mậu dịch thương mại tự do như TPP, FTAViệt Nam- EU,… đang đến rất gần

Vì thế, việc xem xét, phân tích chất lượng hoạt động tín dụng để có những giảipháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễnđối với hệ thống ngân hàng còn non nớt của Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NH TMCP VIỆT NAM THỊNH

VƯỢNG VPBANK VÀ VPBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP VPBank.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày12/8/1993 Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểmgiao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên Tính đến hết năm 2017, vốn điềulệ của VPBank đã tăng lên mức 15.706 tỷ đồng

VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, cónăng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng Năm 2017 đã khép lạihành trình 5 năm (2012-2017) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợinhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷcổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâmlớn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộngmạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạngcủa các kênh bán hàng và phân phối

Bên cạnh đó, theo định hướng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch đãđược thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ Các sản phẩm,dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăngquyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại vàthu hút thêm khách hàng mới, mở rộng tập khách hàng của VPBank cả về độ lớn vàthời gian gắn bó với tốc độ nhanh chóng

Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiêntiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành Cùng với việc xây dựng môitrường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốtlõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank Bên cạnh đó, Ngân hàngđã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn

Trang 14

hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp,VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị côngty rõ ràng và minh bạch.

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càngvững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín Riêng trong năm 2017,VPBank đã liên tiếp nhận được 20 giải thưởng trong nước và quốc tế thể hiện sự ghinhận của các tổ chức uy tín đối với kết quả tăng trưởng ấn tượng của VPBank về mặtgiá trị thương hiệu

VPBank được Brand Finance, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thếgiới, xếp hạng là một trong bốn ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất và là mộttrong 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017

Các hoạt động chính:Hoạt động Ngân hàngVay vốn của Ngân hàng Nhà nướcVay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các hình thức huy động vốnkhác

Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toánGóp vốn, mua cổ phần

Tham gia thị trường tiền tệKinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinhNghiệp vụ ủy thác và đại lý

Các hoạt động kinh doanh khác của VPBank

Giới thiệu thương hiệu Website: www.vpbank.com.vn

Trang 15

1.2 Lịch sử hình thành NHTM VPBank chi nhánh Vũng Tàu

Ngày 9/12/2010, VPBank đã khai trương Chi nhánh Vũng Tàu tại số 13, Khunhà dịch vụ 15 tầng, trung tâm Thương mại, đường Nguyễn Thái Học, phường 7,thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chi nhánh Vũng Tàu trở thành điểm giao dịch đầu tiên của VPBank tại VũngTàu và là điểm giao dịch thứ 145 của hệ thống VPBank trong cả nước

Chi nhánh Vũng Tàu đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm,dịch vụ ngân hàng như huy động vốn, cho vay, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại,thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ nội địa và thẻ quốc tế, Tọa lạc tại khutrung tâm thương mại của thành phố, được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, kết nối trựctuyến với tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc của VPBank, cùng vớiđội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, VPBank Vũng Tàu sẵn sàngcung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức VPBank.

Tổ chức bộ máy hoạt động

Trang 16

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP VPBank)

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP VPBank.

Trang 17

(Nguồn: Báo cáo nội bộ VPBank – CN Vũng Tàu)

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức chi nhánh Vũng Tàu

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ

Bộ phận Tín dụng

Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế ) có nhucầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanhtoán và các tiện ích khác) Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàngvà khả năng cung ứng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho kháchhàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng

Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh, quymô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế hoạch) kinhdoanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay… Lập tờ trình thẩmđịnh hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệtcho vay hoặc từ chối cho vay Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơvăn bản có liên quan.Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng vàcác quy định về giải ngân của ngân hàng Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định củangân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng Thực hiện việcchuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, đôn đốc khách

Trang 18

hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi Thực hiện tấttoán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xoá đăng ký giao dịch đảm bảo khi kháchhàng tất toán hợp đồng.

Bộ phận kho quỹ

Tham gia góp ý xây dựng, hoàn thiện các quy trình, văn bản hướng dẫn thựchiện nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ theo quy định của NHNN và của VPBank theo sựphân công của lãnh đạo Phòng Tham gia kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độnghiệp vụ về kho quỹ, vận chuyển và tiếp nhận tài sản/tiền tệ tại các đơn vị trên toànhệ thống Hỗ trợ tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống những nghiệp vụ liên quan đếnATKQ

Kiểm tra và phát hiện kịp thời các sự cố, các rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng đến antoàn kho quỹ của đơn vị, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ Phối hợpvới các phòng nghiệp vụ có liên quan kiểm tra, tổng hợp các vụ thiếu, mất tiền, ngânphiếu, tài sản đảm bảo và các tài sản quý khác để xác định nguyên nhân, kiến nghị vàđề xuất các biện pháp xử lý, phòng ngừa Tham gia thực hiện điều hòa vốn giữa cácđơn vị theo phân công của Trưởng/Phó phòng

Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho bộ phận kế toán giao dịch và quỹ tại cácthời điểm giao dịch về đặc điểm nhận dạng các loại mẫu, tiền giả, tiền hết thời hạn lưuhành, không đủ tiêu chuẩn lưu thông Tổng hợp, phân tích số liệu liên quan đến tiềnmặt tồn quỹ tại đơn vị để xây dựng hạn mức tồn quỹ phù hợp và hiệu quả cho đơn vị.Tham gia tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ, quy trình liên quan đến tiền tệ, kho quỹ chocác CBNV tại các bộ phận liên quan Lập báo cáo kiểm tra, kiểm soát các hoạt độngnghiệp vụ liên quan đến tiền tệ kho quỹ Thực hiện các công việc khác có liên quantheo yêu cầu của Trưởng/ Phó phòng

Bộ phận giao dịch

Giao dịch viên (Front Office – thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng): Mởtài khoản cá nhân, doanh nghiệp, hạch toán chuyển tiền cá nhân và doanh nghiệp, mởthẻ, sổ tiết kiệm, chi tiền kiều hối

Trang 19

Giao dịch viên (Quản lý nợ) (Back Office – tổng hợp nghiệp vụ của các giaodịch viên, không liên quan trực tiếp đến khách hàng): Chấm chứng từ hằng ngày, nhắcnợ cho cán bộ tín dụng để thu nợ vay khách hàng, sắp xếp, tổng hợp hồ sơ, scan chữký giúp khách hàng có thề giao dịch ở các chi nhánh khác, quản lý thẻ cho kháchhàng.

Bộ phận kế toán

Kế toán ngân hàng phải ghi nhận, phản ảnh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọinghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng về các hoạt động: Hoạt động nguồn vốn,sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng khác theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê củaNhà nước và các thể lệ chế độ kế toán ngân hàng quy định Trên cơ sở đó để bảo vệan toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hội bảo quản tạingân hàng Phải phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toánvà theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác,kịp thời nhất để phục vụ cho việc chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động kinh doanh ngân hàngvà thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Phải giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngcác loại tài sản thông qua kiểm soát trước (tiền kiểm) các nghiệp vụ bên nợ và nghiệpvụ bên có của bảng tổng kết tài sản ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống.Từ đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán củangân hàng cũng như của nền kinh tế Phải có trách nhiệm tổ chức tốt công tác kế toánnói chung và kế toán tài chính nói riêng ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống Đồngthời, kế toán ngân hàng phải tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoahọc, văn minh, lịch sự, giúp khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹthuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng, gópphần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng

Bộ phận hành chính

Chịu trách nhiệm về các chi phí hành chính, sắp xếp nhân sự giữa các phòngban Cung ứng, mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm, tài sản tại phòng giao dịch.Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, chứng từ, quản lý kho chứng từ Hỗ trợ thực hiện

Trang 20

các chương trình, hội họp, hội nghị Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, nước,điện thoại, máy phát điện cho đơn vị Thực hiện các công việc do lãnh đạo giao phó.

1.3.2 Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây.

NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Nó cũng như các tổchức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận Cóthể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh củaNgân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và chi phí Để gia tăng lợi nhuận, Ngânhàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầutư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiết kiệm chi phí Khi lợi nhuậntăng, Ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồnvốn tự có Vì vậy, trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban Tổng Giám Đốc và sựphấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, NH TMCP VPBank đã đạtđược những kết quả đáng kể

Trong đó, công tác huy động vốn, dư nợ cho vay tăng trưởng tốt, nợ xấu đượckiểm soát chặt chẽ, công tác thu hồi nợ được đặc biệt chú trọng, các tỷ lệ an toàn hoạtđộng được duy trì đúng quy định của NHNN

Trang 21

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank – CN Vũng Tàu từ

Số tuyệtđối

Tốc độtăngtrưởng so

với 2016(%)

Số tuyệtđối

Tốc độtăngtrưởng so

với 2017(%)

Lợi nhuận trước thuế 415.310 320.712 -29.50% 391.313 18.04%

Lợi nhuận sau thuế 332,248 240,341 -38.24% 313,050 23.23%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh – CN: Vũng Tàu)

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016-2018, cho thấy hoạtđộng của Ngân hàng trong năm 2017 lợi nhuận sau thuế có chiều hướng giảm 38.24%so với năm 2018 Cụ thể: Thu nhập năm 2017 giảm 13.21% so với năm 2016, lợinhuận thuần năm 2017 giảm 39.18% so với năm 2016 Lợi nhuận Ngân hàng bị giảmsút đáng kể là do ảnh hưởng của nền kinh tế 2017 gặp khó khăn cũng như lãi suất thịtrường tăng và yếu tố nội bộ bên trong là sự thay đổi về ban lãnh đạo

Năm 2018 cho thấy NH có sự phát triển về lợi nhuận trở lại, lợi nhuận sau thuếtăng 23.23% so với năm 2016 Cụ thể: Thu nhập năm 2018 tăng 43.95% so với năm2017, lợi nhuận thuần năm 2018 tăng 37.55% so với năm 2017 Nguyên nhân là dotrong năm 2018 VPBank đã tích cực trong công tác huy động và cho vay với lãi suấthấp dẫn, đồng thời phát động chương trình miễn/giảm lãi để chia sẽ khó khăn vớikhách hàng, trích lập thêm dự phòng để tích lũy nguồn lực xử lý rủi ro, đảm bảo hoạt

Trang 22

động của VPBank được an toàn và tạo tiền đề để VPBank phát triển trong giai đoạnmới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I, khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của VPBank từ ngày thành lập đến nay Cùng với đó là những thành tựu đã đạt được trong những năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng

Cùng với đó là sự phát triển của chi nhánh VPBank tại Vũng Tàu, nội dung trênlà sơ lược về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức trong chi nhánh VPBank Vũng Tàu

Trang 23

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự pháttriển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tácđộng rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lạikinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường –thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những địnhchế tài chính không thể thiếu được

Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợinhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của phápluật

2.2 Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM

2.2.1 Khái niệm tín dụng của NHTM

TDNH là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là cácchủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vayvừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luânchuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu Giá (lãi suất) của khoản vay do ngânhàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốtkhoản thời gian tồn tại của khoản vay

Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp vàhộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền; do đó, nó khôngchịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều Đây chính là ưu điểmnổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác

2.2.2 Phân loại tín dụng2.2.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Trang 24

Tín dụng gồm 3 loại:Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sửdụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu độngcủa các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân.

Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phụcvụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cungcấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

2.2.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

Tín dụng gồm 2 loại:Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưuđộng của các tổ chức kinh tế phục vụ trực tiếp cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, tíndụng lưu động thường được sử dụng cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạmthời

Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cốđịnh như đầu tư để mua sắm tài sản cố định như đổi mới, cải tiến kĩ thuật, mở rộngsản xuất, xây dựng công trình mới,… Loại tín dụng này thường là trung, dài hạn

2.2.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Tín dụng gồm 2 loại:Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanhnghiệp để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa

Tín dụng tiêu dung: Là loại tín dụng cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêudùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ và cả những nhu cầu bình thường hàng ngày khácnhư học tập, du lịch

Trang 25

Tín dụng gồm 3 loại:Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất, kinh doanhđược biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tỏ chức tín dụngkhác với các nhà sản xuất, kinh doanh, các tầng ớp dân cư Trong tín dụng này thìngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, vừa là người đi vay, vừa là ngườicho vay

Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tầng lớp dân cưhoặc các tổ chức kinh tế được thực hiện dưới hình thức chính phủ phát hành công tráiđể huy động vốn của dân cư và tổ chức khác trong xã hội

2.2.2.5 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với Ngân hàng

Tín dụng gồm 2 loại:Tín dụng không bảo đảm: Là loại tín dụng được cấp phát không có tài sản thếchấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3 mà hoàn toàn dựa trên uy tín của kháchhàng đối với ngân hàng

Tín dụng có bảo đảm: Đây là hình thức cho vay rất phổ biến và đa dạng Là loạitín dụng được cấp trên cơ sở tài sản thế chấp, cầm cố như động sản, bất độngsản hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba người thứ ba này có thể là ngân hàng, tổchức kinh tế có uy tín được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh

Trang 26

Với phương thức vay này, mỗi lần vay KH phải cung ứng phương án kinh doanhcụ thể cũng như các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng kinh tế cho NH xét duyệt cấp tíndụng.

Xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ: với phương thức cho vay từng lầnthì thời hạn cho vay được xác định cho mỗi lần vay cụ thể và dựa trên các yếu tố nhưchu kỳ ngân quỹ, dự báo lưu chuyển tiền tệ Đối với việc định kỳ hạn trả nợ và số tiềntrả trên mỗi kỳ hạn chủ yếu dựa vào lưu chuyển tiền tệ của chính phương án vay vốn

2.2.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng

Áp dụng đối với KH có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên, quátrình vay vốn, trả nợ diễn ra nhiều lần trong thời hạn cho vay của hợp đồng tín dụng

Theo phương thức cho vay này, KH được NH cấp một hạn mức tín dụng duy trìtrong một khoảng thời gian nhất định Trong thời hạn rút vốn, KH có thể rút vốn và/hoặc trả vốn nhiều lần nhưng tổng mức dư nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào cũng phải ≤hạn mức tín dụng đã được cấp

Việc xác định hạn mức sẽ được thẩm định cụ thể thông qua các số liệu báo cáocủa các kỳ kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh của từng khách hàng cụ thể.Quá trình giải ngân và thu nợ của cho vay theo hạn mức tín dụng gắn liền với diễnbiến khoản chi – thu nợ trong hoạt động của DN, không phân biệt theo phương án,từng thương vụ như cho vay từng lần

2.2.3.3 Cho vay theo dự án đầu tư

Phương thức cho vay này áp dụng đối với KH có nhu cầu vay để thực hiện cácdự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.Tổng nhu cầu vốn của dự án được tài trợ cho tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu độngcủa dự án

Thông thường để quyết định cấp tín dụng dưới dạng cho vay theo dự án, NHphải phân tích lưu chuyển tiền tệ của phương án, hiệu quả mang lại từ dự án, tổng chiphí của phương án, vốn đối ứng cần thiết phải có của DN…Từ đó NH sẽ đưa ra mức

Trang 27

Thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động của dự án Thời hạn cho vay baogồm: thời hạn ân hạn (nếu có), thời hạn trả nợ.

Trong thời hạn rút vốn được quy định trong HĐTD, KH có thể rút vốn nhiều lầnphù hợp với tiến độ thực hiện dự án, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn khôngvượt quá số tiền cho vay ghi trên HĐTD

2.2.3.4 Cho vay hợp vốn

Phương thức cho vay này áp dụng khi:Số tiền cho vay tối đa của NH đối với một KH chỉ đáp ứng được một phần nhucầu vay vốn của KH để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụhoặc dự án phục vụ đời sống NH muốn phân tán rủi ro khi cho vay một dự án

Các TCTD nhỏ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao và mong muốnthông qua cho vay hợp vốn để có cơ hội tiếp cận và học hỏi nâng cao nghiệp vụ

Nhiều NH hoặc TCTD cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốncủa KH, trong đó có một ngân hàng hoặc một TCTD làm đầu mối dàn xếp

2.2.3.5 Cho vay trả góp

Khi vay vốn NH và KH thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốcđược chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay Tài sản mua bằngvốn vay chỉ phụ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi

2.2.3.6 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

NH chấp thuận cho KH đựơc sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụngđể thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặcđiểm ứng tiền mặt là đại lý của NH Khi cho vay phát hành phải tuân theo các quyđịnh của Chính phủ và NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

2.2.3.7 Cho vay theo hạn mức thấu chi

Trang 28

Là việc cho vay mà NH thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt sốtiền có trên tài khoản thanh toán của KH phù hợp với các quy định hiện hành của phápluật về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.2.3.8 Các phương thức cho vay khác

Các phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với pháp luật và đặc điểmcủa KH vay

2.2.4 Vai trò của tín dụng2.2.4.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp gồm: dự trữ, sản xuất, lưu thông Vì vậy,vào một thời điểm nào đó DN sẽ xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn tạm thời Tíndụng với chức năng điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu giúp cho quá trìnhsản xuất được hoạt động một cách liên tục

Bên cạnh đó nhờ nguồn vốn tín dụng cung cấp mà đã giúp con người khai tháctriệt đẻ các tiềm năng sẵn có của nền kinh tế để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiềucho xã hội Mặt khác với tác động của lãi suất, tín dụng đã kích thích cho chủ thể sửdụng vốn được tiết kiệm và hiệu quả để thu được lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế

Ngoài ra trong điều kiện kinh tế ngày càng hội nhập, quan hệ điều tiết vốn khôngchỉ giới hạn ở phạm vi một quốc gia mà hình thành các quan hệ tín dụng quốc tế Trêncơ sở đó góp phần phát triển các quan hệ đối ngoại

2.2.4.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá

Tín dụng điều tiết lượng tiền có trong lưu thông, giảm lượng tiền mặt tồn đọngtrong xã hội Vì lượng tiền thừa này đến một lúc nào đó sẽ được tung vào lưu thông vàsẽ làm mất cân đối trong quan hệ giữa tiền- hàng và làm hệ thống giá cả bị biến động,lạm phát sẽ xảy ra Tín dụng được xem là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình hình

Mặt khác, lãi suất tín dụng được xem là công cụ điều tiết vĩ mô rất nhạy bén, với

Trang 29

lượng tiền trong lưu thông, phù hợp với khối lượng hàng hóa, của cải vật chất trong xãhội nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả thị trường.

2.2.4.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn địnhtrật tự xã hội

Khi một nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ thì đây làđiều kiện nâng cao dần đời sống của các thành viên trong xã hội, là điều kiện để thựchiện tốt các chính sách của xã hội, gps phần rút ngắn sự chênh lệch giữa các thànhphần kinh tế, góp phần thay đổi cấu trúc xã hội mà cụ thể là tạo công ăn việc làm chongười dân, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội

2.2.5 Chức năng của tín dụng.

2.2.5.1 Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả

Ở khâu tập trung, vốn tín dụng là nơi tập hợp các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế, bao gòm vón bằng tiền của các doanh nghiệp, cấc tổ chức kinh tế vàvốn tiết kiệm của tầng lớp dân cư tạo nguồn vốn tín dụng có quy mô lớn

Ở khâu phân phí lại tiền tệ thì vốn tín dụng là nơi tiếp vốn cho các đơn vị cánhân đang thiếu vốn sản xuất kinh doanh, ưu thong hàng hóa, dịch vụ hay nhu cầusinh hoạt đời thường tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy sản xuất phát triển

2.2.5.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Vốn tín dụng đã tranh thủ được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội đưavào lưu thông nhằm tăng nhịpđộ vòng quay của đồng tiền, giảm lượng tiền dư thừa vààm tăng khả năng sinh ợi của đòng tiền Khi các quan hệ tín dụng ngày càng phát triểnthì ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền thì các chủ thể có nhu cầu về vốn cóthể phát hành các chứng từ có giá như tín phiếu, trái phiếu, kì phiếu

Khi nền kinh tế càng phát triển, dịch vụ nhân hàng ngày càng mở rộng thì mhầuhết các tổ chức, cá nhân đều thực hiện giao dịch thong qua tài khoản ngân hàng, dịchvụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, điều này giảm lựơng tiền mặt trong ưuthông, giảm các chi phí in ấn, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển

Trang 30

2.2.5.3 Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế

Chức năng kiểm soát hoạt động kinh tế thể hiện khi chủ thể đi vay và chủ thểcho vay thực hiện thẩm định dự án, kế hoạch kinh doanh, cũng như việc kiểm tra,kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Như vậy, thựchiện chức năng phản ánh kiểm soát các hoạt động kinh tế, tín dụng, một mặt, đảm bảolợi ích thiết thực cho các chủ thể kinh tế tham gia; mặt khác, còn mang lại lợi ích, hiệuquả cho nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội Phản ánh của hệ thống tín dụng sẽ chothấy tình trạng của nền kinh tế để từ đó Nhà nước đề ra những giải pháp điều tiết kịpthời nhằm khắc phục những khuyết điểm, mất cân đối, cũng như phát huy hơn nữatính hợp lý và tiềm năng Điều này, cũng có nghĩa tín dụng được xem như một côngcụ đòn bẩy kích thích, điều tiết kinh tế trong cơ chế thị trường

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng

2.3.1 Nhân tố bên ngoài

Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp: Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốntiêu thụ được thì cần phải có người mua Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàngkhông thể cho vay nếu như không có người vay Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinhtế thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển luôn là cần thiết nhưng vớitừng NHTM thì không phải lúc nào cũng như vậy Do số lượng doanh nghiệp có quanhệ với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nàykhông cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn các doanhnghiệp thường có xu hướng thu hẹp sản xuất Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trungvà dài hạn của các doanh nghiệp sẽ không cao và do đó ngân hàng sẽ gặp khó khănnếu muốn mở rộng tín dụng

Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tíndụng của ngân hàng: Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thườngđặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những kháchhàng có thể hay không thể cho vay Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay

Trang 31

Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo ngân hàng cụ thể,song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợppháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm Rõ ràng khả năng củadoanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng Bởi nếu đa số các khách hàng không thểđáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, khôngthực tế hoặc do khả năng của các doanh nghiệp quá thấp, thì ngân hàng không thể mởrộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.

Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệuquả: Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết quảhoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố.Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.Có nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đạthiệu quả cao, trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định như vị thế, năng lựcthị trường của doanh nghiệp, năng lực công nghệ, chất lượng đội ngũ nhân sự, trìnhđộ quản lý của doanh nghiệp

2.3.2 Nhân tố từ bên trong

Quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn NHTM: Muốn cho vay được thì điều

kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn Nhưng chỉ có vốn thôi thì chưa đủ, do yêucầu phải đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên nên các khoản vay trung và dàihạn của ngân hàng cần phải được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn trung và dài hạn, baogồm nguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn vốn huy động có thời hạndưới một năm nhưng có tính ổn định cao trong thời gian dài Nếu một ngân hàng cónguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định thì khôngthể mở rộng cho vay trung và dài hạn được Các nguồn vốn mà một NHTM có thể sửdụng để cho vay trung và dài hạn có quy mô và cơ cấu khác nhau trong tổng nguồnvốn của ngân hàng Quy mô các nguồn vốn này là một trong những nhân tố quyết địnhquy mô cho vay trung và dài hạn của ngân hàng

Trang 32

Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định các dự án: Một trong những

tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là vốn và lãi vay được hoàn trảđúng kỳ hạn Điều này sẽ không thể có được nếu như việc thực hiện dự án không đạthiệu quả như mong muốn, hoặc doanh nghiệp không có thiện chí, cố tình lừa đảo Đểhạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm địnhkhách hàng Thông thường, công tác thẩm định khách hàng được tiến hành trước vàchủ yếu tập trung vào xem xét các mặt: tư cách pháp lý, khả năng tài chính, khả năngquản lý điều hành sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh, mức độ tínnhiêm Nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do ngân hàng đặt ra thì dự án đầutư sẽ được tiếp tục xem xét để quyết định có cho vay hay không Vấn đề đặt ra ở đâylà thủ tục và các điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá kháchhàng và dự án đầu tư có hợp lý hay không Nếu thủ tục rườm rà, các điều kiện, tiêuchuẩn đặt ra quá khắt khe, không phù hợp với thực tế thì sẽ có rất ít các doanh nghiệpbảo đảm thoả mãn được yêu cầu của ngân hàng Điều đó gây cản trở cho ngân hàngtrong việc thu hút thêm khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng Ngược lại, nếu quytrình điều kiện đặt ra không chặt chẽ có thể sẽ khiến cho ngân hàng sai lầm trong việcra quyết định cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng Chính vì vậy trong quá trình hoạt độngcác NHTM phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện công tác thẩm định của mình

Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của ngân hàng: Cho dù

công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được tiến hành tốt, giúp cho ngânhàng lựa chọn được những khách hàng tốt, những dự án khả thi có khả năng sinh lờicao song đó chưa phải là sự đảm bảo chắc chắn để có được chất lượng tín dụng cao,đặc biệt là với tín dụng trung và dài hạn Bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanh trongthời gian dài luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được Bảnthân dự án trong quá trình thực hiện cũng làm nảy sinh những tình huống ngoài dựkiến Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khi chovay có ý nghĩa rất quan trọng Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đềnhư: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp; tình hình hoạt độngthực tế của dự án, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài sản củadoanh nghiệp; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án Thực hiện

Trang 33

tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảo ngân hàng.Đồng thời, qua việc luôn bám sát hoạt động của doanh nghiệp thì ngân hàng có thể cóbiện pháp giúp đỡ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời,đưa ra các lời khuyên hoặc trực tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp khi gặp khó khăn bằngcách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dựán của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tíndụng trung và dài hạn.

Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng của ngân hàng là một

hệ thống các biện pháp nhằm liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng nhằmđạt được các mục tiêu của ngân hàng đó trong từng thời kỳ

Với ý nghĩa như vậy, rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chấtlượng tín dụng của ngân hàng Trước hết là về mặt quy mô tín dụng, nếu chính sáchtín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó là hạn chế tín dụng trung và dài hạnthì có nghĩa là quy mô tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp Khiđó không thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt ít ra là về mặt quy mô.Ngoài ra, chính sách tín dụng của ngân hàng còn bao gồm một loạt các vấn đề nhưquy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biệnpháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất…Nếu chính sách tín dụngđược xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hòa lợiích của ngân hàng, của khách hàng và của xã hội thì sẽ hứa hẹn một chất lượng tíndụng tốt Ngược lại, nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng không hợplý, không khoa học thì chắc chắn chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tíndụng trung và dài hạn nói riêng của ngân hàng sẽ không cao thậm chí rất thấp

Thông tin tín dụng: Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản

lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để thẩmđịnh dự án, thẩm định khách hàng trước hết phải có thông tin về dự án, về khách hàngđó, để làm tốt công tác giám sát sau khi cho vay cũng cần có thông tin Thông tin càngchính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định chovay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ Thông tin chính xác kịp thời đầyđủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính

Ngày đăng: 22/08/2024, 19:06

w