1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Phước Hải

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Phước Hải
Trường học Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Năm xuất bản 2010
Thành phố Bà Rịa Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 555,5 KB

Nội dung

đồng xã hôi, hợp tác giữa các Quỹ tín dụng khác theo quy định của phápluật.1.2.3/ Quyền của Quỹ tín dụng:  Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các nghĩa vụ khác theo giấyphép ho

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết:

Tổ chức tín dụng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh

tế, là một kênh dẫn vốn quan trọng, là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hếtmọi nền kinh tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế -

xã hội đều gửi tiền tại tổ chức tín dụng Bên cạnh đó ngân hàng cũng như quỹ tín dụngđều là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình … Đốivới họ quỹ tín dụng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc muahàng hóa dự trữ, xây dựng nhà, mua sắm trang thiết bị và sinh hoạt khi cần thiết

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc hoàn thiện và mở rộngcác hoạt động cho vay là hướng đi và phương châm giúp cho quỹ tín dụng tồn tại vàphát triển hơn

Với tất cả những lý do đó nên cần phải nghiên cứu và tìm hiểu một cách cặn kẽ

về hoạt động cho vay để có thể vận hành và quản lý nó một cách có hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng của hoạt động cho vay ở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở PhướcHải trong năm 2010 Từ đó đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động chovay này

3 Đối tượng nghiên cứu:

Các hồ sơ của khách hàng vay vốn

4 Phạm vi nghiên cứu:

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Phước Hải

5 Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình cho vay tại Quỹ tín dụng và những kiến thức

đã học cũng như đọc được trong sách giáo khoa

6 Bố cục đề tài:

Theo hướng dẫn của khoa Kinh tế Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ PHƯỚC HẢI

1.1/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ:

1.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển:

Trang 2

 Tên gọi đầy đủ: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Phước Hải

 Tên viết tắt: QTDNDCS Phước Hải

 Thời gian thành lập: ngày 27 tháng 9 năm 2006

 Trụ sở làm việc: Khu phố Hải Trung, Thị trấn Phước Hải, Huyện Đất Đỏ,Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

 Số điện thoại: 064.3678955 – fax: 064.3679791

 Thời gian hoạt động: 50 năm ( ghi theo giấy phép thành lập và hoạt độngđược Ngân hàng Nhà nước cấp)

và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinhdoanh dịch vụ và cải thiện đời sống, bảo đảm bù đắp đầy đủ chi phí và có tích lũy đểphát triển

Hoạt động Quỹ tín dụng phải tuân thủ điều lệ này và các quy định của pháp luật

có liên quan

1.2.2/ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:

Quỹ tín dụng nhân dân Phước Hải được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắcsau đây:

 Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và các đối tượng khách có

đủ điều kiện theo quy định tại điều 7 của điều lệ này đều có quyền gia nhậpQuỹ tín dụng, thành viên có quyền xin ra khỏi quỹ tín dụng theo quy địnhtại điều lệ này

 Dân chủ, bình đẳng và công khai: thành viên Quỹ tín dụng có quyền ngangnhau trong biểu quyết

 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động của mình, tự quyết định về phân phối thu nhập

 Hợp tác và phát triển cộng đồng: thành viên phải có ý thức phát huy tinhthần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong Quỹ tín dụng, trong cộng

Trang 3

đồng xã hôi, hợp tác giữa các Quỹ tín dụng khác theo quy định của phápluật.

1.2.3/ Quyền của Quỹ tín dụng:

 Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các nghĩa vụ khác theo giấyphép hoạt động, có quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quảhoạt động của mình

 Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

 Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanhliên quan đến khoản vay

 Được tuyển chọn, đào tạo và sử dụng lao động, lựa chọn các hình thức trảlương, thưởng thích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng laođộng theo quy định của pháp luật

 Kết nạp thàh viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng,khai trừ thành viên theo quy định của điều lệ

 Từ chối các yêu cầu trái với pháp luật của các tổ chức, cá nhân

 Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp củaQuỹ tín dụng

 Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật

1.2.4/ Nghĩa vụ của quỹ tín dụng:

 Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp, chấp hành các quy địnhcủa Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng

 Thực hiện đúng quy định về chế độ kế toán , thống kê và kiểm toán

 Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sảnđược giao

 Có trách nhiệm hoàn trả các khoản tiền gửi, các khoản đi vay và các khoản

nợ khác theo đúng kỳ hạn Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trongphạm vi vốn điều lệ và các nguồn vốn khác của Quỹ tín dụng theo quy địnhcủa pháp luật

 Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

 Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm xây dựng Quỹ tín dụng

và hệ thống Quỹ tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững

 Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cung cấp thông tin để mọithành viên tích cực tham gia xây dựng và quản lý Quỹ tín dụng

 Thực hiện theo hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm củangười lao động

 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

1.3/CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG:

Trang 4

1.3.1/ Sơ đồ tổ chức của hệ thống Quỹ tín dụng:

1.3.2/ Chức năng, nhiệm vụ điều hành Quỹ tín dụng:

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

quản trị

Giám đốc

Trang 5

 Lập chương trình, kế hoạch, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hộiđồng quản trị.

 Chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên và Hội đồng quản trị về côngviệc được giao

 Ký các văn bản của Đại hội thành viên và Hội đồng quản trị

Giám đốc:

 Là người lãnh đạo bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh

Ký kết cac hợp đồng nhân danh quỹ tín dụng Là người đại diện choQuỹ tín dụng trước pháp luật

 Chủ trì các cuộc họp với nhân viên Qũy tín dụng

 Thực hiện các quyết định của hồi đồng quản trị, trình báo cáo quyết toánhàng năm lên hội đồng quản trị

 Lập kế hoạch kinh doanh doanh và điều hành các công việc hàng ngàycủa Quỹ tín dụng

 Tuyển dụng lao động, sử dụng lao động theo pháp luật

 Đề suất, kiến nghị và sắp xếp công việc ở phòng kế toán Tổng hợp báocáo tình hình kế toán - tài chính đình kỳ và chịu trách nhiệm trước Bangiám đốc

Kiểm soát viên:

 Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các công việc hàng ngày tại Quỹ tíndụng

 Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên

Trang 6

1.4/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG:

b) Dư nợ cho vay:9.866trđ

 Dư nợ cho vay chăn nuôi, trồng trọt: 112trđ

 Dư nợ cho vay ngành nghề mua sắm lưới, tiểu thương: 4.307trđ

 Dư nợ cho vay kinh doanh, dịch vụ: 1.035trđ

 Dư nợ cho vay tiêu dùng: 4.412trđ

Trang 7

02 Huỳnh Anh Thuận 40 40 40 40

c) Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua:

Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đvt:Triệu đồng

Chênh lệch(2009/2008)

Chênh lệch(2010/2009)Tuyệt

đối

Tươngđối(%)

Tuyệtđối

Tươngđối(%)

Trang 8

Hình 1:kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng (2008 – 2010)

Từ bảng số liệu và biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụngtrên cho ta thấy có những nét nổi bật sau:

Doanh thu của Quỹ tín dụng tăng nhanh và tăng dần qua từng năm từ 2008 đến

2009 tăng 94,2%, từ 2009 đến 2010 tăng 5,5 % Doanh thu của Quỹ tín dụng chủ yếu

là từ hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng rấtlớn trong tổng doanh thu chiếm đến 80% năm 2009 và 85% năm 2010 cho thấy tìnhhình hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng là tốt

Đồng thời chi phí cũng tăng do mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng nhiều sảnphẩm dịch vụ Quỹ tín dụng Chi phí tăng dần qua các năm từ 2008 đến 2009 tăng+97,1%, từ năm 2009 đến 2010 tăng 5,2% Nhưng ta thấy tốc độ tăng của chi phíkhông cao bằng tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ Quỹ tín dụng làm ăn có tiến triển,biết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Đồng thời ta thấy lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng tăng dần qua các năm từ 2008đến 2009 tăng +22,2%, từ năm 2009 đến 2010 tăng 15,9% ứng với sự tăng lên củadoanh thu là hợp lý.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta thấy tuy chi phí có tăng lênnhưng tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn cao hơn chứng tỏ Quỹ tín dụng kinh doanh có

Trang 9

hiệu quả Điều này chứng tỏ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng đã đem lại kết quả

Đây là sự nỗ lực cải tiến quy trình cũng như cách thức cho vay và các nghiệp vụ khác của Quỹ tín dụng, làm cho kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng tăng lên rõ rệt Đây là một kết quả rất tốt cần phát huy đối với Quỹ tín dụng trong nền kinh tế hiện nay

1.4.2/ Nguồn nhân lực:

Việc tổ chức nhân sự trong Quỹ tín dụng có một vai trò quan trọng để cấu thành nên năng lực của hệ thống Quỹ tín dụng Do đó suốt hơn một năm hoạt hoạt động Quỹ tín dụng không ngừng phát triển và luôn có đội ngũ nhân viên ổn định, có trình độ chuyên môn cao Được thể hiện qua:

 Chủ tịch Hội đồng quản trị :1

 Giám đốc :1

 Phó giám đốc :1

 Kế toán trưởng :1

 Kế toán viên :1

 Kiểm soát viên :1

 Thủ quỹ :1

 Cán bộ tín dụng :2

 Ủy viên :3

1.5/TỶ LỆ DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG VÀ TỔNG NGUỒN VÓN:Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động:chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động Nếu Quỹ tín dụng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn tư có thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Quỹ tín dụng, khi đó Quỹ tín dụng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được Ta có công thức:Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Quỹ tín dụng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Quỹ tín dụng

Tỷ lệ dư nợ trên vốn

D ư n ợ

x 100% Vốn huy động

Trang 10

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ x 100%

Doanh số cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng

tín dụng của một Quỹ tín dụng Thông thường chỉ số này dưới mức 3% thìhoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng bình thường Nếu tại một thời điểmnhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nóphản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Quỹ tín dụng kém, rủi ro tín dụngcao và ngược lại

 Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình năng động, có tinh thần học hỏi,

có chí cầu tiến đã góp phần rất lớn cho công tác quản lý và điều hànhcủa hệ thống Quỹ tín dụng Phước Hải, tạo được uy tín hơn

1.6.2/ Khó khăn:

Do Quỹ tín dụng không được phép cho vay ngoài địa bàn và nguồn vốn củaQuỹ còn rất ít nên đã ảnh hưởng đến việc cho vay của Quỹ Điều này ảnhhưởng đến việc thu nhập của Quỹ

Trang 11

Kết luận chương:

- Với mục tiêu hoạt động không chạy theo tìm kiếm lợi nhuận tối đa mà là hỗ trợthành viên, đồng thời đóng gópvào phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việclàm, đào tạo nguồn nhân lực, chống nạn thất nghiệp

- Cũng thông qua các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho Quỹ tíndụng Phước Hải, hoạt động tư vấn khách hàng và còn góp phần đào tạo nângcao nâng lực điều hành, quản lý doanh nghiệp và quản lý tài chính cho cáckhách hàng của mình

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ PHƯỚC HẢI

2.1/KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG:

2.1.1/Khái niện tín dụng :

Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó

sẽ được hoàn trả lạivào một ngày xác định trong tương lai Có thể định nghĩaquan hệ tín dụng tín dụng một cách đầy đủ như sau: Tín dụng là quan hệchuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( dưới hình thức tiền tệ hoặc hiệnvật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thuhồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Như vậy một quan hệ tín dụng phải thoả mãn những đặc trưng sau:

- Thứ nhất, là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời

- Thứ hai, tính hoàn trả

Trang 12

- Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay vàngười cho vay.

lãi suất áp dụng cho hợp đồg đó cũng sẽ khác nhau

2.1.3/ Cơ sở khách quan của quan hệ tín dụng:

 Cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển quan hệ tín dụng là mâu thuẫnvốn có của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hội, đó là: cùng một lúc

có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ trong khi các nhuthể kinh tế khác lại có nhu cầu cần bổ sung vốn

 Tình trạng thừa thiếu vốn so với nhu cầu xảy ra thường xuyên trong quátrình hoạt động của các chủ thể kinh tế trong xã hội xuất phát từ sự không

ăn khớp thu nhập và chi tiêu về thời gian cũng như khối lượng

- Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình: hiệntượng khách quan này đòi hỏi các chủ thể này phải thực hịên hành vi vaymượn để giải quyết có hiệu quả nhất sự thiếu trùng khớp tạm thời giữa thunhập và chi tiêu (nếu thu ít hơn chi) Xét trên phạm vi toàn xã hội, hộ giađình luôn là chủ thể cung ứng vốn tạm thời nhàn rỗi cho các chủ thể khácthông qua bộ phận tiết kiệm

- Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu trong quá trình kinh doanhcủa các chủ thể sản xuất kinh doanh: đặc điểm vốn nhàn rỗi của doanhnghiệp là rất ngắn hạn, về mặ dài hạn, doanh nghiệp luôn luôn là chủ thể cónhu cầu cần bổ sung vốn

- Sự không trùng khớp giữa thu và chi Ngân sách Nhà nước: nguồn thuNgân sách Nhà nước chủ yếu được hình thành từ thuế, các nghĩa vụ đónggóp khác Trong khi đó các nhu cầu chi tiêu của Ngân sách lại diễn rathường xuyên cho các mục đích: chi quản lý hành chính, chi phúc lợi … Do

đó Nhà nước cũng có nhu cầu vay vốn khi thiếu hụt và là nguồn cung ứngvốn khi Ngân sách dư thừa tạm thời

2.1.4/ Chức năng và vai trò của tín dụng:

* Chức năng của tín dụng:

Trang 13

Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội: chức năng phânphối lại vốn tiền tệ có nghĩa là tín dụng thực hiện việc di chuyển các khoản vốntạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu cầu về vốn Đặc điểm tuần hoànvốn luôn dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn tạm thời giữa các chủ thể kinh tế đòihỏi phải có phương thức điều chỉnh thích hợp nhằm sử dụng vốn của xã hội cóhiệu quả Bằng cách đó, tín dụng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn và hiệu quả kinh doanh của xã hội.

* Vai trò của tín dụng tiêu dùng:

- Góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội

- Là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô

- Là công cụ thực hiện các chính sách xã hội

Đối với dân cư: Đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không

thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồdùng gia đình khác Tín dụng tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổnđịnh ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho

họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái

Đối với doanh nghiệp: Tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện

tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chấtlượng ngày càng lớn Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sảnxuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đóchính là nền tảng tăng trưởng kinh tế

Đối với Quỹ tín dụng: Cho vay tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm

thị phần lớn và đem lại nhiều lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng

2.2/ CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG:

Việc nghiên cứu các hình thức tín dụng có thể theo các tiêu thức phân loại vềthời hạn tín dụng và chủ thể tham gia quan hệ tín dụng Cách nghiên cứu nàygiúp chúng ta có thể xem xét quan hệ tín dụng dưới những góc độ khác nhau vàgiải thích vì sao quan hệ tín dụng lại có thể thoả mãn nhu cầu đa dạng của cácchủ thể thừa và thiếu vốn

2.2.1/ Thời hạn tín dụng :

Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến thờiđiểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữaQuỹ tín dụng và khách hàng

2.2.2/ Phân loại theo thời gian:

Trang 14

 Phân chi theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gianliên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khảnăng hoàn trả của khách hàng

 Theo thời gian, tín dụng được phân thành:

 Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay mà thời hạn không qúa 12 thángnhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ,đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu độnghoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân Vì thế lãi suất thường thấp hơntín dụng dài hạn

- Tín dụng trung và dài hạn có thời hạn cho vay trên 1 năm đến vài chụcnăm Nó thường được sử dụng để phát triển quá trình tái sản xuất và kếtquả là tăng mức sản xuất và của cải xã hội

2.2.4/ Các phương thức cho vay:

Cho vay từng lần: cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến

của Quỹ tín dụng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên.Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầuthời vụ hay mở rộng sản xuất mới đi vay

Cho vay theo hạn mức tín dụng: đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó Quỹ tín

dụng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng cóthể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư ttối đa tại thời điểm tính Hạnmức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn

và nhu cầu vay vốn của khách hàng

Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó Quỹ tín dụng cho phép khách

hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận số tiền trảmỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.+ Cho vay trả góp rủi ro cao do khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhậpđều đặn của người vay Nếu người vay ốm đau không buôn bán được,thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của quỹ tín dụng cũng bị ảnhhưởng

Trang 15

+ Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất trongkhung lãi suấtcho vay của Quỹ tín dụng.

2.2.5/ Các hình thức bảo đảm trong tín dụng:

 Trong nhiều trường hợp, Quỹ tín dụng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảođảm khi nhận tín dụng Lý dolà khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trongkinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho Quỹ tín dụng do thu nhập từ hoạtđộng giảm sút mạnh

 Những biến cố không mong đợi có thể gây cho quỹ tổn thất lớn Chính vì vậy,trừ những khách hàng có uy tín cao còn lại phần lớn khách hàng phải có tàisản đảm bảo khi nhận tín dụng

 Đặt yêu cầu phải có tài sản đảm bảo chính vì quỹ tín dụng muốn có đượcnguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất không đảm bao trả được nợ

2.2.6/ Các nghiệp vụ bảo đảm:

Cầm cố:

+ Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của Quỹ tín dụng phảichuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho Quỹ tín dụng trongthờ gian cam kết

+ Các loại cầm cố như: cầm cố bằng sổ tiền gửi do chíh Quỹ tín dụng pháthành, cầm cố bằng giấy tờ xe

+ Khi khách hàng trả đủ nợ Quỹ tín dụng sẽ làm thủ tục chuyển nhượnglại

Thế chấp:

+ Là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứngnhận sơ hữu (sổ đỏ) các tài sản bảo đảm sang cho Quỹ tín dụng nắm giữtrong thời gian cam kết

+ Khi tài trợ dựa trên đảm bảo bằng thế chấp Quỹ tí dụng phải xem xét kỹvất thế chấp Trong hợp đồng thế chấp phải có phần mô tả vật thế chấp(giấy tờ sở hữu nhà đất)

+ Nếu định giá tài sản thế chấp quá cao, qui mô tài trợ có thể lớn, có thểgây rủi ro cao cho Quỹ tín dụng Ngược lại, nếu định giá quá thấp sẽ ảnhhưởng đến khả năng vay của khách hàng

2.3/ HẠN CHẾ CHO VAY:

Để bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa các thành viên và bảo đảm an toàn vốntrong hoạt động Quỹ tín dụng không được có sự ưu đãi riêng biệt về vốn, lãi suất, điềukiện, thời hạn cho vay đối với các đối tượng:

Trang 16

 Các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc,Phó Giám đốc, các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng và các thành viên

là bố, mẹ, vợ, chồng, con của họ

 Các thành viên có vốn góp

2.4/NGUYÊN TẮC CHO VAY:

Để được vay vốn của Quỹ tín dụng cơ sở, khách hàng phải đảm bảo tôn trọng cácnguyên tắc sau:

2.4.1/ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:

 Điều này có tác dụng thúc đẩy thành viên vay vốn chú trọng hơn trongviệc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, tiết kiệm vốn, nângcao hiệu quả sử dụng vốn

 Thành viên vay vốn thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần bảo đảm antoàn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở

2.4.2/ Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:

 Hoàn trả là thuộc tính vốn có của Quỹ tín dụng Sư hoàn trả vốn vay luôn

là mối quan tâm hàng đầu của các Quỹ tín dụng khi cấp tín dụng và thu hồi

nợ đúng hạn là cơ sở để Quỹ tín dụng tồn tại và phát triển

2.5/GIỚI HẠN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG:

Trong hoạt động, Quỹ tín dụng phải tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay đốivới khách hàng Hiện nay các giớ hạn này được quy định cụ thể như sau:

 Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn

tự có của Quỹ tín dụng

 Tổng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng đối với một nhóm khách hàng liên quankhông được vượt quá 20% vốn tự có của Quỹ tín dụng, trong đó mức cho vayđối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có

 Các giới hạn trên không áp dụng đối với các khoản cho vay có bảo đảm bằng

sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng phát hành

2.6/ ĐIỀU KIỆN VAY VỐN:

Để có thể quản lý tốt vốn tín dụng, đảm bảo được nguyên tắc và hạn chế rủi ro cóthể xảy ra Quỹ tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ cácđiều kiện sau đây:

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

 Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

Trang 17

 Có dự án đầu tư,phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có hiệu quả hoặc

có phương án phục vụ đời sống phù hợp với quy định của pháp luật

2.7/ LÃI SUẤT CHO VAY:

* Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần

giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu Tỷ lệ phần tăng thêm này so với phần vốnvay ban đầu được gọi là lãi suất Đó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vaytrong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó

* Lãi suất tiền vay được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả choquỹ tín dụng về mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân phải cao hơn mứclãi suất tiền gửi bình quân và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khácnhau cũng như mức rủi ro khác nhau Sự thay đổi lãi suất tiền vay có tác động tớiquy mô cho vay và khả năng cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng trung gian.

 Lãi suất cho vay do Quỹ tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở mức lãisuất do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng quy định phù hợp với quy định củaNgân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng

 Lãi suất cho vay thực hiện theo nguyên tắc phải bảo đảm bù đắp lãi suất huyđộng cộng với chi phí hoạt động của Quỹ tín dụng, nộp thuế theo quy định, bùđắp được rủi ro

 Lãi suất nợ quá hạn: không được vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụngtrong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tíndụng

2.8/ RỦI RO TÍN DỤNG:

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho quỹ tín dụng

do khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả đầy đủ vốn và lãi hoặc khôngtrả

2.8.1/ Đặc điểm của rủi ro tín dụng:

- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức là luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động củaQuỹ tín dụng Quỹ tín dụng có thể phòng ngừa tốt để hạn chế đến mức thấpnhất rủi ro tín dụng chứ không thể loại bỏ nó được

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp Bởi vì Quỹ tín dụng là một định chế tàichính trung gian, có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó là một

tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi với tráchnhiệm hoàn trả gốc, lãi đúng thời gian quy định và đủ số tiền, và sử dụng số tiền

đó để cho vay Bởi vậy khi người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh như:hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt … dẫn đến thua lỗ, phá sản thì sẽ tác đọng rủi ro đóđến Quỹ tín dụng

Trang 18

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp Tính đa dạng và phức tạp củarủi ro tín dụng có thể chia làm nhiều loại như: rủi ro về đạo đức, rủi ro công táckiểm tra, kiểm soát …

Kết Luận Chương:

Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét

và đưa ra trong chính sách tín dụng như: qui mô, lãi suất, kỳ hạn và các nộidung khác

CHƯƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG

3.1/ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG:

Bước 2:Thu thập thông tin:

 Thu thập và kiểm tra lại tính chính xác trong hồ sơ của khách hàng

Bước 3: Phân tích tín dụng:

 Phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốntín dụng, khả năng hoàn trả, thu hồi vốn gốc và lãi vay

Trang 19

 Việc phân tích tín dụng nhằm tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đếnrủi ro cho Quỹ tín dụng, từ đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa vàhạn chế thiệt hại.

 Kiểm tra tính chân thật của hồ sơ vay để nhận định thái độ trả nợ củakhách hàng để từ đó ra quyết định cho vay

Bước 4: Quyết định cho vay:

Căn cứ ra quyết định

+ Dựa vào kết quả phân tích+ Dựa vào chính sách tín dụng+ Dựa vào thông tin bổ sung+ Dựa vào nguồn vốn tại thời điểm phân tích

Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng:

o Hợp đồng tín dụng:

- Sau khi quyết định cho vay, Quỹ tín dụng và khách hàng thực hiện việc

ký kết hợp đồng tín dụng Giám đốc là người đại diện cho Quỹ tín dụng đứng ra

ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng

- Hợp đồng tín dụng giữa Quỹ tín dụng và khách hàng vay vốn là mộthợp đồng dân sự có tính cách đặc biệt nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa haibên để qua đó tránh được những tranh chấp và hiểu lầm, tạo cho quỹ tín dụngmột mức kiểm soát nhất định đối với khách hàng vay vốn đồng thời đặt ranhững nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi bên Thông qua hợp đồng tín dụng sẽràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia ký kết

Phần phụ lục hợp đồng tín dụng: kèm theo hợp đồng tín dụng là mộtphục lục Phụ lục hợp đồng tín dụng gồm 3 phần:

+ Phần 1: theo dõi nhận tiền vay, trả nợ

Phần này bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm nhận tiền vay, sốchứng từ, số tiền vay, chữ ký người nhận tiền vay, số tiền trả nợ (gốc, lãi),chữ ký của người thu nợ, dư nợ vay trong hạn, số tiền chuyển nợ quá hạn +Phần 2: Theo dõi nợ quá hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

Trang 20

Phần này bao gồm các nội dung: số tiền cho gia hạn nợ, thời gian cho giahạn nợn ngày trả nợ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, ngày trả nợ từng kỳ hạn, sốtiền phải trả từng kỳ hạn.

+ Phần 3: theo dõi nợ quá hạn

Phần này bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm chuyển nợ quá hạn, sốchứng từ, số tiền chuyển nợ quá hạn, số tiền trả nợ quá hạn (gốc, lãi), chữ

ký người thu nợ, số dư nợ quá hạn

Hợp đồng tín dụng được lập thành 03 liên: bộ phận kế toán giữ 01 liên, bộ phậntín dụng giữ 01 liên, liên còn lại khách hàng giữ

 Trường hợp cho vay thế chấp, cho vay cầm cố bằng tài sản thì ngoài hợpđồng tín dụng, Quỹ tín dụng và khách hàng còn phải lập hợp đồng thế chấp,hợp đồng cầm cố tài sản

 Trường hợp Quỹ tín dụng cho vay tín chấp, cho vay hộ nghèo thì chỉ ký hợpđồng tín dụng

 Trường hợp cho vay cầm cố bằng sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng pháthành thì phải ký hợp đồng tín dụng kiêm cầm cố sổ tiền gửi

o Hợp đồng thế chấp tài sản có những nội dung chủ yếu:

+ Sự định danh: tên gọi và tính pháp lý của Quỹ tín dụng là bên nhận thếchấp (bên A) và khách hàng vay vốn là bên thế chấp ( bên B)

+ Các điều khoản chi tiết hai bên thoả thuận ký kết trong Hợp đồng thếchấp tài sản về: phạm vi bảo đảm (số tiền), tài sản thế chấp (tên tài sản,

số luợng, giấy tờ về tài sản …), các trường hợp xử lý tài sản thế chấp,phương thức xử lý tài sản thế chấp, thời hạn hiệu lực của hợp đồng,quyền và nghĩa vụ của các bên cam kết thực hiện

Bên thế chấp (khách hàng vay vốn) và bên nhận thế chấp (Giám đốc Quỹ tíndụng nhân dân cơ sở) ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

Hợp đồng thế chấp được lập thành 03 bản:Quỹ tín dụng giữ 01 bản, khách hànggiữ 01 bản, 01 bản lưu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Việc chứng nhận, chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay của cơ quan côngchứng Nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và đăng ký giao dịchbảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật

o Hợp đồng kiêm cầm cố sổ tiền gửi: có những nội dung chủ yếu như sau + Sự định danh

+ Các điều khoản chi tiết hai bên thỏa thuận ký trong hợp đồng: mứccho vay, lãi suất, thời hạn, phương thức trả nợ gốc lãi tiền vay, tài sản cầm cố(số sổ tiền gửi, xê ri, số dư, lãi suất, kỳ hạn), các trường hợp xử lý sổ tiền gửicầm cố, phương thức xử lý sổ tiền gửi cầm cố, quyền và nghĩa vụ của các bên,thời hạn hiệu lực hợp đồng, cam kết chung

Bên cầm cố sổ tiền gửi (khách hàng vay vốn) và bên nhận cầm cố (Giám đốcQuỹ tín dụng cơ sở) ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

Trang 21

Hợp đồng tín dụng kiêm cầm cố sổ tiền gửi được lập thành 02 bản: Quỹ tíndụng giữ 01 bản, khách hàng giữ 01 bản

Bước 6: Giải ngân (phát tiền vay):

 Sau khi hoàn tất các công việc thẩm định, xét duyệt cho vay nếu khoảnvay được duyệt cho vay, Giám đốc và khách hàng vay vốn đã ký kết hợpđồng tín dụng thì cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ cho cán bộ kếtoán

 Cán bộ kế toán nhận được hồ sơ vay vốn do cán bộ tín dụng chuyển đếnthì tiến hành xem xét tính chất hợp lý của tài liệu trong hồ sơ Cán bộ kếtoán mở cho khách hàng vay vốn một tài khoản cho vay để hạch toán sốtiền cho vay và thu nợ

 Căn cứ vào số tiền cho vay được ghi trên hợp đồng tín dụng, cán bộ kếtoán thực hiện nghiệp vụ hạch toán, vào sổ sách.trước khi nhận tiền vaykhách hàng phải lập giấy nhận nợ, giấy nhận nợ phải có đầy đủ chữ kýcủa người nhận nợ, kế toán trưởng và giám đốc

 Giấy nhận nợ được lập 01 liên, kế toán sẽ đính kèm giấy nhận nợ vàochứng từ chi Sau đó, cán bộ kế toán chuyển chứng từ chi cho cán bộ thủquỹ để thực hiện phát tiền vay cho khách hàng

 Sau khi làm xong thủ tục chi tiền, cán bộ kế toán ghi ngày,tháng, nămcho vay, số tiền cho vay và chữ ký ngừoi nhận tiền vay vào phần phụ lụchợp đồng tín dụng Sau đó trả 1 hợp đồng cho khách hàng và lưu toàn bộ

hồ sơ cho vay

 Khách hàng vay vốn và Quỹ tín dụng cùng theo dõi nợ vay trên hợpđồng tín dụng (phần phụ lục)

Bước 7: Giám sát tín dụng

 Để bảo đảm cho tiền vay đúng mục đích cam kết với Quỹ tín dụng, kiểmsoát rủi ro tín dụng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những saiphạm có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ

 Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sửdụng vốn vay của khách hàng, theo dõi thực trạng của tài sản dùng làmbảo đảm tiền vay, báo cáo kịp thời với Giám đốc những biểu hiện viphạm hợp đồng tín dụng của khách hàng và đề xuất biện pháp xử lý

 Khi đi kiểm tra phải mang theo biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểmtra xong cho khách hàng ký tên và lưu vào hồ sơ vay vốn

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Trang 22

 Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ gốc và lãi thì Quỹ tín dụng làm thủtục thanh lý hợp đồng tín dụng cho khách hàng và tiến hành giải chấp tàisản bảo đảm.

 Nếu Quỹ tín dụng phát hiện khách hàng vi phạm cam kết trong hợpđồng một cách nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợQuỹ tín dụng có thể đề nghị và thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc

3.2/ CÁC CÁCH TÍNH LÃI TẠI QUỸ TÍN DỤNG:

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính và nguồntrả nợ của khách hàng , Quỹ tín dụng và khách hàng thỏa thuận về vệc trả lãitiền vay

 Quỹ tín dụng thu lãi tiền vay theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.Khách hàng có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho Quỹ tín dụng

 Cách tính lãi:

+ Tính lãi trong hạn:

Số Lãi suất cho vay theo tháng Số

Số tiền lãi phải thu = tiền * * ngày Vay 30 vay( Chú ý: tính ngày vay, không tính ngày trả )

 Khách hàng vay 15trđ ngày 15/01/2010, lãi suất 1,5%/tháng Đến ngày15/02/2010 khách hàng đến Quỹ tín dụng đóng lãi, số tiền lãi khách hàng phảiđóng là:

Số tiền lãi phải thu = * 31 232 500đ

30

% 5 1

* 000 000 15

+ Tính lãi quá hạn:

Số Lãi suất quá hạn Số

Số tiền lãi phải thu = tiền * * ngày quá 30 vay hạn

 Thời điểm chuyển nợ quá hạn: tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến kỳhạn trả nợ ghi trên hợp đồng

 Lãi suất nợ quá hạn: ghi trên hợp đồng tín dụng

 Số tiền nợ quá hạn: chính là số dư trên tài khoản nợ quá hạn

Trang 23

3.3/ CÁCH THU NỢ TẠI QUỸ TÍN DỤNG:

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính và nguồntrả nợ của khách hàng, Quỹ tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợgốc:

 Khách hàng có thể chia nhỏ thời gian trả nợ gốc hoặc có thể trả mộtlần vào ngày đến hạn Khách hàng có thể trả nợ trước hạn

 Trước ngày đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng phải thông báo chokhách hàng để đôn đốc thu nợ

3.4/ PHÂN LOẠI NỢ QUÁ HẠN:

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ vốn gốc và lãi vay đã quáhạn Nói cách khác đây là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đượcphép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ

 Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lành mạnh của thểchế

 Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ quá hạn của Quỹ tín dụngkhông được vượt quá 3% trên tổng dư nợ

 Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ quá hạn được phân định nhưsau:

+ Nợ quá hạn đến 90 ngày => nợ cần chú ý

+ Nợ quá hạn từ 91 ngày -> 180 ngày => nợ dưới tiêu chuẩn+ Nợ quá hạn từ 181 ngày -> 360 ngày => nợ nghi ngờ+ Nợ quá hạn trên 360ngày => nợ có khả năng mất vốn

3.5/ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG:

3.5.1/ Trích lập dự phòng:

Trong quá trình hoạt động của Quỹ tín dụng, có khả năng xảy ra tổn thất do kháchhàng thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết Vìvậy Quỹ tín dụng phải trích lập một khoảng tiền để dự phòng cho những tổn thất đó cóthể xảy ra Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạtđộng của Quỹ tín dụng Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung

a) Dự phòng cụ thể:

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể cáckhoản nợ theo quy định để dự phòng cho những tổn hất có thể xảy ra Ít nhấtmỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo,Quỹ tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và và trích lập dự phòng rủi ro đếnthời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước Riêng quý IV, trong thờihạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, Quỹ tín dụng thực hiện việc phânloại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11

Trang 24

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: số dư nợ gốc của khoản nợC: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảmr: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Số dư trên tài khoản tiền gởi, sổ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam

Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết

Trái phiếu chính phủ:

 Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống

 Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm

 Có thời hạn còn lại trên 5 năm

Trang 25

 Trong quý III Quỹ tín dụng thực hiện việc trích dự chung với số tiền là51.821.000đ (năm mươi mốt triệu tam trăm hai mươi mốt ngàn đồngchẵn).

3.5.2/ Sử dụng dự phòng:

a) Nguyên tắc sử dụng dự phòng:

Quỹ tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợcủa khách hàng là cá nhân bị chết hoặc mất tích, các khoản nợ thuộc nhóm 5.Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

- Sử dụng dự phòng cụ thể đã trích để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó

- Phát mãi tài sản để thu hồi nợ

- Trường hợp phát mãi tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản

nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ

b) Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:

- Xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của quý hiệnhành do Giám đốc thực hiện

- Xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với cáckhoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng

- Quyết định việc xử lý rủi ro tín dụng của quý hiện hành và phương án thu hồi

nợ trong quý (tháng) tiếp theo đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tíndụng, trong đó phải xác định rõ thời gian và nh ững biện pháp để thu hồi nợ

3.6/ CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU CỦA RỦI RO TÍN DỤNG:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

a) Những nguyên nhân bất khả kháng:

 Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay, làm họ mất khảnăng thanh toán cho quỹ tín dụng như: thiên tai, hỏa hoạn … vượt qua tầmkiểm soát của người vay lẫn người cho vay

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w