1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng trong khách sạn Thùy Vân Vũng Tàu

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: Chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng trong

khách sạn Thùy Vân Vũng Tàu

Sinh viên thực hiện: Thái Thị Thùy TrâmLớp: CD12DL

Niên khóa: 2012 – 2015Hệ: Cao đẳng chính quyGVHD: Nguyễn Tấn Hoành

Vũng Tàu, tháng 3/2015

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNGVHD:

1.Về tinh thần, thái độ và tác phong khi thực tập:

2.Về kiến thức chuyên môn:

3.Về nhận thức thực tế:

4.Về khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế:

5.Đánh giá khác:

6.Các hướng nghiên cứu của đề tài có thể tiếp tục phát triển cao hơn

7.Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

Vũng Tàu,ngày tháng năm 2015

(Chức danh người nhận xét) (Ký)

(Họ và tên người nhận xét)

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆNGVPB:

(Họ và tên người nhận xét)

Lưu ý: Không cho điểm vào trang nhận xét này

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trở thành sinh viên của một trường đại học là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu không chỉcủa riêng em mà còn của bao bạn trẻ khác trong suốt những năm học phổ thông Trongsuốt thời gian học tập ở trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu đã giúp chúng em tiếp cậnnguồn tri thức mới, cách làm việc khoa học, và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết phụcvụ cho công việc và cuộc sống sau này, là nơi để chúng em tu dưỡng bản thân để trởthành những công dân có ích trong cuộc sống Và đặc biệt em muốn cảm ơn đến thầyNguyễn Tấn Hoành là giáo viên hướng dẫn môn thực tập tốt nghiệp của trườngĐHBRVT đã tạo giúp cho chúng em học tập và trau dồi cho chúng em những kiến thứccần thiết, giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận này

Xin gửi lời cám ơn đến khách sạn Thùy Vân, các anh chị bộ phận đã tận tình giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực tập

Được hướng dẫn và thực hiện các quá trình thực hành về các nghiệp vụ buồng tại kháchsạn, phục vụ nhà hàng, áp dụng và phát huy những kiến thức đã học tại nhà trường vàocông việc cụ thể được giao Trong thời gian thực tập tại khách sạn em đã thu thập và họchỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới sát thực tế đóng góp cho bài báo cáo

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN 3

1.1Giới thiệu về khách sạn: 3

1.2Quá trình hình thành: 5

1.3Cơ sở vật chất của bộ phận lễ tân 5

1.4 Các hoạt động kinh doanh của khách sạn 6

1.4.1: Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn 6

1.4.2: Đặc điểm nguồn khách của thùy Vân 8

1.5 Sơ đồ tổ chức của khách sạn 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ, LÝ LUẬN 10

2.1 Khái niệm Marketing 10

2.2 Phân đoạn thị trường 11

2.3 Môi trường vi mô 12

2.4 Môi trường vĩ mô 14

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG KHÁCH SẠNTHÙY VÂN 22

3 Phân tích hoạt động kinh doanh 22

3.1 Mục tiêu và định hướng kinh doanh của khách sạn Thùy Vân (2012-2014) 22

3.2 Ưu và nhược điểm của hoạt động kinh doanh tại khách sạn trong 3 năm gần đây 23

3.3 Phân tích môi trường vi mô, môi trường vĩ mô 23

3.3.1 Môi trường vi mô 23

3.3.2 Môi trường vĩ mô 27

3.4 Phân tích ma trận SWOT 28

3.4.1 Điểm mạnh 29

Trang 6

3.4.2 Điểm yếu 30

3.4.3 Cơ hội 30

3.4.4 Thách thức 31

3.5 Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu 33

3.6 Thực trạng triển khai chiến lược Marketing-mix tại khách sạn Thùy Vân 33

3.6.1 Chính sách sản phẩm 33

3.6.2 Chiến lược giá 37

3.6.3 Chiến lược phân phối 39

3.6.4 Giải pháp về xúc tiến 40

3.7 Sự tương tác giữa 4P và 4C 41

3.8 Mô hình 3P 42

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 45

4.1 Những ưu điểm và nguyên nhân 45

4.2 Một số kiến nghị đề xuất 46

Trang 7

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài:

Với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì sự đóng góp không nhỏ vào thành côngchung của ngành phải kể đến trước hết là lĩnh vực kinh doanh khách sạn Các cơ sở nàyđã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, nó làm thoả mãn những nhu cầutất yếu của khách du lịch về nghỉ ngơi, ăn uống… Và trong mỗi khách sạn thường kinhdoanh ba mảng: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ Mỗi dịch vụ đều có chức năngnhiệm vụ và tầm quan trọng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm mộtmục đích là phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách Ta có thể nhận thấy rằng trong đódịch vụ kinh doanh lưu trú đóng vai trò cực kỳ to lớn, nó không thể thiếu ở bất cứ một cơsở kinh doanh khách sạn nào Nó là một bộ phận trong hoạt động của khách sạn để tạonên sức hấp dẫn về chất lượng trong kinh doanh.Mục tiêu chung của các khách sạn ở ViệtNam hiện nay là nâng cao khả năng phục vụ của dịch vụ buồng ngủ và cũng chính là cơsở để kinh doanh thêm dịch vụ, bởi lẽ dịch vụ lưu trú chủ yếu thực hiện và đảm bảo chohoạt động kinh doanh của khách sạn Đồng thời qua đó tạo được sức hấp dẫn, ấn tượngsâu sắc đối với du khách, làm cho khách hiểu rõ hơn thái độ phục vụ, sự tận tình và trìnhđộ văn minh của khách sạn.Đây cũng có thể coi là một hình thức quảng cáo tốt biết đểkhách biết đến cơ sở kinh doanh nhiều hơn

Ngành kinh doanh khách sạn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảiquyết nhiều vấn đề bức xúc và các tệ nạn xã hội Khách sạn là nơi thực hiện phân chianguồn thu nhập trong các tầng lớp dân cư và tại thu nhập từ vùng này qua vùng khác.Khách sạn không chỉ phục vụ khách nước ngoài mà còn phục vụ khách trong nước về lưutrú, ăn uống, vui chơi giải trí

Trải qua 1 tháng thực tập tại buồng và nhà hàng của khách sạn Thùy Vân, em thấy rằngbộ phận buồng và nhà hàng của khách sạn Thùy Vân đã đạt được một số thành công nhấtđịnh song vẫn còn một số mặt hạn chế

Do đó e xin chọn đề tài: “ Chiến lược marketig trong khách sạn Thùy Vân nhằm thu hútkhách hàng”

2.Mục tiêu nghiên cứu:

Sau khi tìm hiểu về tình hình hoạt động của nhiều bộ phận trong khách sạn tại thời điểmhiện tại có thể nêu ra một số biện pháp hoàn thiện chiến lược marketing nhằm thu hútkhách hàng tại khách sạn Thùy Vân

Trang 8

3.Đối tượng nghiên cứu:

Thu thập tài liệu về sự hình thành và phát triển của khách sạn, các báo cáo về tình hìnhkinh doanh trong những năm gần đây của khách sạn

Các vấn đề liên quan đến marketing trong khách sạn

4.Phạm vi nghiên cứu:

Các hoạt động liên quan đến marketing trong khách sạn thùy Vân

5.Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sátSử dụng phương pháp phỏng vấn thu thập ý kiến đánh giá của khách hàngPhương pháp thu thập xử lý dữ liệu

Trang 9

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỂ KHÁCH SẠN THÙY VÂN

1.1: Giới thiệu khái quát về khách sạn:

Địa chỉ: 115 Thùy Vân, Thành Phố Vũng TàuĐiện thoại: (084 064) 3 521 002

Fax: 3 521 006Web: www.thuyvanhotel.com

Trang 10

Là thành viên của Tổng Công Ty Cổ Phần Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu(Vungtautourist) Khách sạn Thùy Vân tọa lạc trên giao lộ Thùy Vân & Hoàng HoaThám, ngay sát mép biển Bãi Sau thành phố Vũng Tàu.

Khách sạn có 54 phòng ngủ được thiết kế theo phong cách hiện đaị hướng tầm nhìn vềphía Biển Đông

Nhà Hàng Thùy Vân chiếm toàn bộ lầu I của tòa nhà Tại mọi vị trí của Nhà Hàng,thực khách đều có thể vừa thưởng thức các món Thủy Hải Sản tươi sống được chế biếnmột cách công phu và cầu kỳ, vừa có thể ngắm nhìn làn nước trong mát của Biển Xanhvới dải cát vàng mịn màng uốn lượn của một trong những bãi biển đẹp nhất Đông NamÁ

Từ quán cafe Panorama được bố trí một cách khéo léo trên tầng thượng của KháchSạn, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Vũng Tàu với :

Núi Lớn, Núi Nhỏ và ngọn Hải Đăng huyền thoạiBãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu và Bãi Dứa đầy mơ mộng nên thơ;Bạch Dinh, Tượng Chúa trên đỉnh Tao Phùng & Hòn Bà quyến rũ.

Giúp cho khách hàng thư giãn & phục hồi sức khỏe, ở đây đã có sẵn dịch vụKaraoke tại tiền sảnh của tòa nhà & dịch vụ Steam Bath & Massage trên lầu VII củaKhách Sạn

Khách sạn Thùy Vân cũng cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu những dịch vụHội Nghị - Hội Thảo với các thiết bị hiện đại & thuận tiện

Thế mạnh của khách sạn là :

Vị trí lý tưởng Trang thiết bị hiện đại Dịch vụ hoàn hảo & chất lượng cao Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và cởi mở!

Trang 11

1.2: Quá trình hình thành:

Khách sạn Thùy Vân đi vào hoạt động từ 15 tháng 1 năm 2006, đạt tiêu chuẩn haisao do tổng cục cấp Năm 2005 khách sạn khởi công xây dựng trên nền cũ của khu nhànghỉ Thùy Vân cũ

Trên thị trường hiện nay khách sạn Thùy Vân được xếp hạng hai sao Trong sự phát triểnkhông ngừng của ngành du lịch nói chung và nhu cầu đi du lịch nói riêng, khách sạnThùy Vân luôn thu hút được nhiều đối tượng khách khác nhau: khách du lịch hội nghị,hội thảo, khách công vụ, khách đi theo tour du lịch, khách là thương gia lớn và khách dulịch trong và ngoài nước

Mặc dù những năm gần đây ngành kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động nhưngkhách sạn luôn là một trong những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt Để khẳngđịnh vị thế và uy tín của mình trên thị trường, khách sạn Thùy Vân luôn không ngừngnâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao taynghề của đội ngũ cán bộ nhân viên, cũng như không ngừng đổi mới và bổ sung các sảnphẩm, dịch vụ Khách sạn luôn cố gắng tạo ra bầu không khí ấm cúng, thoải mái chokhách để họ có cảm giác như đang ở chính ngôi nhà của mình

1.3: Cơ sở vật chất của bộ phận lễ tân:

Khu vực tiền sảnh nằm tại tầng trệt của khách sạn, hướng ra biển, quầy lễ tân nằm mộtbên của khách sạn,tiền sảnh rộng khoảng 250m², phía sau quầy lễ tân là khối văn phòng vàphòng kinh doanh, bên cạnh quầy lễ tân là quầy mỹ nghệ lưu niệm bán các mặt hàng lưuniệm đặc trưng biển và các loại trang sức làm từ các loại ốc nghêu, sò phong phú đa dạng vàmột số vật dụng phục vụ cho nhu cầu cá nhân như : quần áo tắm biển và các loại mỹ phẩmnhư kem chống nắng… đối diện với quầy lễ tân là một phòng hội thảo nhỏ khoảng 30 kháchsử dụng hội họp mang tính chất quy mô vừa phải

Tiền sảnh thiết kế theo hình ô van, tại tiền sảnh có nhiều cây xanh trang trí và kệsách báo phục vụ du khách trong khi chờ đợi làm thủ tục, hệ thống máy lạnh âm tường cócông suất lớn, có một phòng Bussiness center nằm tại khu vực tiền sảnh phục vụ chonhững đối tượng khách có nhu cầu in ấn, đánh máy, sử dụng internet miễn phí hoàn toàn Quầy lễ tân có những vật dụng phục vụ cho nhu cầu công việc như: máy tính, tổngđài điện thoại, két sắt, máy in, điện thoại, máy cà thẻ thanh toán, hóa đơn VAT, văn

Trang 12

phòng phẩm, sổ giao ca, các giấy tờ làm thủ tục nhận và trả phòng, chìa khóa phòng, tủđựng hồ sơ quản lý giấy tờ của khách.

1.4: Các hoạt động kinh doanh của khách sạn: 1.4.1 Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn: -Kinh doanh dịch vụ lưu trú:

Dịch vụ lưu trú là một trong những dịch vụ được các nhà quản lý chú trọng nhấttrong hoạt động kinh doanh khách sạn Trước nhu cầu khách sử dụng dịch vụ lưu trúngày càng cao, vào thời điểm lễ hay mùa cao điểm, các nhà quản lý tour nhức đầu vì phảilo giành giật trữ phòng để bán cho khách

Với chín tầng trong đó có một tầng hầm, một tầng trệt, một nhà hàng, năm tầng phòngnghỉ, một tầng dịch vụ xông hơi massage, khách sạn Thùy Vân xây dựng theo phong cáchhiện đại với những tiêu chuẩn của khách sạn hai sao với 54 phòng ngủ (trong đó có 29phòng standard, 18 phòng deluxe, 4 phòng suite và 3 phòng economic) và đầy đủ các trangthiết bị tiện nghi 4/5 số phòng của Khách sạn hướng thẳng ra Biển Đông, số phòng còn lạicó tầm nhìn trực tiếp tới khu vực trung tâm của thành phố Vũng Tàu Tất cả các phòng đềuđược trang bị TV 21 inches màn hình phẳng với 50 kênh truyền hình cáp, điện thoại liêntỉnh và quốc tế, Mini-Bar,bồ tắm và máy tắm nóng lạnh, máy sấy tóc, tủ lạnh, điều hòanhiệt độ… Ngoài ra từ mọi vị trí trong khách sạn Quý khách đều có thể truy cập vàointernet nếu như có sẵn một laptop hoặc sử dụng miễn phí tại phòng internet do khách sạntrang bị nếu quý khách có nhu cầu Tất cả các phòng đều có hệ thống báo cháy tự động,cửa phòng đều có khóa an toàn

Vì chỉ là khách sạn hai sao cho nên khách sạn Thùy Vân không có những hạngphòng cao cấp Tuy nhiên hệ thống trang thiết bị trong phòng gồm cả phòng tắm vàphòng ngủ đều rất tiện nghi với chuẩn của khách sạn hai sao

Hệ thống phòng tại khách sạn Thùy Vân tương đối phong phú, phục vụ cho mọiđối tượng khách

Kinh doanh dịch vụ ăn uống: nhà hàng và quầy bar Hoạt động kinh doanh khách sạn không chỉ là đáp ứng nhu cầu lưu trú mà bên cạnhđó dịch vụ ăn uống càng phải được quan tâm đến, vì ăn uống là nguồn sống của con

Trang 13

người, đi du lịch để được khỏe mạnh chính là được ăn uống chất lượng mới tham gia vàohoạt động khác.

Với 350 ghế ngồi, nhà hàng Thùy Vân chiếm toàn bộ lầu một của tòa nhà Tại mọivị trí của nhà hàng, thực khách đều có thể vừa thưởng thức các món Thủy Hải Sản tươisống được chế biến một cách công phu và cầu kỳ, vừa có thể ngắm nhìn làn nước trongmát của biển xanh với dải cát vàng mịn màng uốn lượn của một trong số những bãi biểnđẹp nhất vùng Đông Nam Á

Ngoài ra các loại tiệc như: tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc buffet, tiệc Barbecue,…… Nhàhàng còn phục vụ cho khách thông qua một hệ thống thực đơn bán lẻ theo kiểu chọn mónrất đa dạng và phong phú Các món ăn của nhà hàng đều được lấy cảm hứng từ kho tàngcác món ăn các dân tộc, được chau chuốt và cải biến cho phù hợp với khẩu vị của thựckhách thời hiện đại nên đảm bảo được tiêu chí vừa ngon vừa rẻ lại vừa vệ sinh

Nhà hàng Thùy Vân có một vị trí lý tưởng, trang thiết bị hiện đại, món ăn ngon vàhợp khẩu vị với dịch vụ hoàn hảo và chuyên nghiệp

* Kinh doanh dịch vụ bổ sung:

- Tiệc cưới, sinh nhật: Ngày nay đi dự tiệc cưới hay tổ chức một bữa tiệc để mời

người thân hay bạn bè không còn là việc xa lạ đối với chúng ta nữa Nhưng đặt tiệc loạigì? Và đặt tiệc ở đâu? Thì không phải ai cũng có thời gian để tìm hiểu cho tường tận! Khách sạn Thùy Vân là nhà tổ chức chuyên nghiệp trong việc tổ chức tiệc cướihay tiệc sinh nhật,…vv, khách sạn thường xuyên có những chế độ khuyến mãi và quàtặng hấp dẫn cho khách hàng

- Dịch vụ hội nghị hội thảo: Hệ thống phòng hội nghị, hội thảo có sức chứa từ 20

đến 150 chỗ của khách sạn được trang bị với thiết bị hiện đại, tân tiến như: hệ thống âmthanh chuẩn và hiện đại, hệ thống máy chiếu, màn hình, laptop… bàn ghế sắp xếp theoyêu cầu, font chữ, bục phát biểu, giấy viết, bảng trắng, viết, máy lạnh, điện thoại… đápứng nhu cầu của nhiều cuộc họp với các quy mô khác nhau

Trang 14

- Dịch vụ giải trí: phòng karaoke trang nhã, lịch sự với hệ thống âm thanh hiện đại,

sống động sẽ mang lại những giây phút thư giãn tuyệt vời Có đủ loại phòng thích hợpcho các buổi họp mặt gia đình, bạn bè, sinh nhật… với giá rẻ bất ngờ Đội ngủ nhân viênphục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình

- Dịch vụ Massage và Steambath: hệ thống phòng massage và các dịch vụ bổ trợ

của khách sạn Thùy Vân được thiết kế rất khoa học, đúng nghĩa cho một không gian thưgiãn Toàn bộ trang thiết bị phục vụ với các phương pháp chăm sóc sức khỏe, trị liệutruyền thống như: body massage, Sauna (khô và ướt), Steambath tạo sự thư giãn trong lựachọn Đội ngũ chuyên viên duyên dáng có chuyên môn, đảm bảo mang đến sự thoải mái,khỏe khoắn cho quý khách hàng Cùng thư giãn với hệ thống xông hơi, massage hiện đại,đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, chuyên nghiệp sẽ mang đến cho du khách những giâyphút thư giãn tuyệt vời

1.4.2 Đặc điểm nguồn khách của Thùy Vân:

Vì là khách sạn hai sao cho nên thị trường khách truyền thống của khách sạn chủyếu là khách nội địa và Việt kiều số lượng chiếm khoảng 70% tổng lượt khách đến kháchsạn Khách nội địa thường là khách lẻ chiếm chủ yếu vì số lượng, chất lượng phòng cũngnhư dịch vụ ăn uống của Thùy Vân thích hợp với khách đi theo nhóm và là khách lẻ.Khách nước ngoài có nhưng ít, chủ yếu là khách Châu Á như Singapore, Malaysia, TháiLan, China, Korea

Tổng lượng khách năm 2012 đạt khoảng 34.027 lượt khách và năm 2013 khoảng36.008 lượt khách Tuy nhiên do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunên lượng khách quốc tế sụt giảm,do đó lượng khách của khách sạn trong những năm gầnđây chủ yếu vần là khách nội địa

Trang 15

1.5: Sơ đồ tổ chức của khách sạn:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn

Nguồn: Phòng hành chính của khách sạn Thùy Vân

Chương I giới thiệu về khách sạn qua Chương II sẽ nói về cơ sở lý luận để tìm hiểu vềchiến lược marketing trong khách sạn Thùy Vân và giải pháp khắc phục

CHƯƠNG II: CƠ SỞ, LÝ LUẬN

GIÁM ĐỐC

QUẢN ĐỐCMASSAGEQUẢN

ĐỐC LƯUTRÚQUẢN

ĐỐC NHÀHÀNGKẾ

TOÁNTRƯỞNGTRƯỞNG

PHÒNGKINHDOANHTRƯỞNG

PHÒNGĐIỀUHÀNH

TỔTRƯỞNGTỔ

TRƯỞNG

TỔTRƯỞNG

NHÂNVIÊN

NHÂNVIÊN

NHÂNVIÊN

Trang 16

2.1: Khái niệm Marketing:

Với nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng trở nền khốc liệt vàgay gắt, thì công tác Marketing lại càng thực sự đóng góp vai trò quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Marketing được hình thành và ra đời từ sựphát triển và liên tục của nền văn minh công nghiệp Cách đây gần tám thập kỷ (vào đầunhững năm 20) marketing xuất hiện như là một ngành khoa học quản lý xí nghiệp Chotới ngày nay Marketing được hiểu với quan niệm đầy đủ hơn, theo philip Kotler (chuyêngia hàng đầu về Marketing ở Mỹ) thì Marketing là sự phân tích, kế hoạch tổ chức vàkiểm tra những khả năng câu khách của một Công ty cũng như những chính sách hoạtđộng với nhu cầu thoả mãn mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu Tuy nhiên đây làmột lĩnh vực đa dạng bởi vì marketing vẫn còn đang trong quá trình vận động và pháttriển Vì vậy khó mà đưa ra được một định nghĩa thật chính xác và trọn vẹn về Marketingnói chung Người ta chỉ hiểu nó với ý nghĩa đầy đủ nhất đó là: Marketing là môn khoahọc kinh tế nghiên cứu các quy luật hình thành và động thái chuyển hoá nhu cầu thịtrường thành các quyết định của khách hàng tiềm năng và nghệ thuật đồng quy các hoạtđộng, ứng xử kinh doanh trong khuôn khổ các chương trình, giải pháp công nghệ và quảntrị hỗn hợp các khả năng, nỗ lực chào hàng chiêu khách hàng, điều khiển các dòng phânphối sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu tập khách hàng, tối ưu hoá hiệuquả mục tiêu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các thị trường của nó

Đứng trên góc độ kinh doanh Khách sạn – Du lịch thì khái niệm Marketing mớiđược các chuyên gia ngành du lịch Châu Âu sử dụng vào đầu những năm 50 Người taquan niệm rằng Marketing khách sạn du lịch là sự tìm kiểm liên tục mối tương quan thíchứng giữa doanh nghiệp Khách sạn- Du lịch với thị trường của nó Vì vậy theo lý thuyếtMarketing hiện đại thì bắt đầu một hoạt động kinh doanh không phải khâu sản xuất màphải xuất phát từ thị trường và nhu cầu của thị trường

Mét định nghĩa Marketing trong kinh doanh khách sạn du lịch trong những điềukiện trên có thể là: Một phương pháp kỹ thuật, được hỗ trợ bằng mét tinh thần đặc biệt vàcó phương pháp nhằm thoả mãn một cách tốt nhất những nhu cầu có thể đề ra hoặc khôngđề ra của du khách, có thể là mục đích tiêu khiển (thăm quan, nghỉ mát, vui chơi, giảitrí ) hoặc những mục đích khác (nghiên cứu, tìm hiểu, văn hoá lịch sử, công tác, giađình )

2.2: Phân đoạn thị trường:

Trang 17

Phân đoạn thị trường là một quá trình chi tiết nhằm phân định thị trường tổng thểthành những cấu tróc nhá hơn (thường gọi là đoạn, mảnh, lát cắt ) có thông số đặc tínhvà hành vi mua khác biệt nhau, nhưng trong nội bộ mét đoạn lại đồng nhất với nhau, màdoanh nghiệp có thể vận dụng Marketing - mix hữu hiệu trên mỗi đoạn thị trường mụctiêu đó.

Mục tiêu của phân đoạn thị trường là trên cơ sở phan tích tập khách hàng và hiệunăng Marketing của doanh nghiệp, tìm kiếm mét sù thoả mãn tối đa nhu cầu của kháchhàng bằng sự thích ứng sản phẩm chiêu thị của mình, qua đó khai thác tối đa dung lượngthị trường và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên phân đoạn lựa chọn Như vậy, phânđoạn là một tồn tại khách quan nhưng không có xu thế hướng tự thân, vì vậy khi nghiêncứu và lựa chọn phân đoạn thị trường trọng điểm cần phải chú ý bèn yêu cầu sau đây: Thứ nhất tính xác đáng: Phân đoạn thị trường cần phải đảm bảo khả năng nhận dạngrõ ràng qua tiêu thức lựa chọn và sự phù hợp giữa tiêu thức và mục tiêu phân đoạn, cácphân đoạn phải xác định đúng (giữa các phân đoạn phải khác biệt và trong mét đoạn phảiđồng nhất về đặc tính và cấu trúc), các đoạn thị trường phải được đo lường bằng cácthông số đặc trưng, quy mô đoạn thị trường mục tiêu phải đủ lớn để đáp ứng được mụctiêu khai thác của doanh nghiệp

Thứ hai tính tiếp cận được: Điều cốt lõi của phân đoạn thị trường là để có thể chọnlựa và tiếp cận với các nhóm khách hàng nhất định Vì vậy các đoạn phải đảm bảo có thểvươn tới và phục vụ được

Thứ ba tính khả thi: Các phân đoạn phải đảm bảo khả năng chấp nhận của tập kháchhàng với Marketing mục tiêu của doanh nghiệp đảm bảo ổn định trong thời gian đủ dàicủa đoạn mục tiêu Có khả năng thực thi thuận lợi và đồng bộ các yếu tố của Marketing -mix không chỉ ở sản phẩm, mà còn bao gồm giá, luồng phân phối, phương tiện và kênhquảng cáo

Thứ tư tính hữu hiệu của khả thi: Đoạn thị trường mục tiêu phải phù hợp và pháthuy hiệu năng của Marketing, tạo sức mạnh tập chung và ưu thế tương đối của doanhnghiệp với các đối thủ cạnh tranh Chi phí thực thi Marketing - mix trên đoạn thị trườngphải có tiềm năng bù đắp và sinh lợi Tạo tiền đề, tận dụng tối ưu công suất kinh doanh,phát triển thị phần và vị thế của doanh nghiệp trên đoạn thị trường mục tiêu cũng như thịtrường tổng thể

Trang 18

Để đảm bảo bốn yêu cầu đối với phân đoạn thị trường như đã trình bày trên đây,việc lựa chọn các tiêu thức phân đoạn có vai trò vô cùng quan trọng Tiêu thức phân đoạnthị trường rất phong phó, song những tiêu thức thường được các doanh nghiệp khách sạnsử dụng đó là sáu tiêu thức sau đây:

+ Phân đoạn thị trường theo địa lý.+ Phân đoạn thị trường theo kinh tế xã hội và nhân khẩu học.+ Phân đoạn theo phác đồ tâm lý

+ Phân đoạn theo hành vi ứng xử của tập khách hàng.+ Phân đoạn theo mục đích của chuyến đi

+ Phân đoạn theo sản phẩm

2.3: Môi trường vi mô:Khái niệm:

Môi trường vi mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà

nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động và

kết quả hoạt động của tổ chức

Đặc điểm:

+ Các yếu tố thuộc môi trường vi mô thường tác động trực tiếp đến hoạt động và kết qủa

hoạt động của tổ chức

+ Các yếu tố thuộc môi trường vi mô tác động độc lập lên tổ chức

+ Mỗi tổ chức dường như chỉ có một môi trường vi mô đặc thù

Các yếu tố cơ bản:

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh củamột doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trongngành sản xuất kinh doanh đó Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Đối thủcạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung cấp và sản phẩmthay thế

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Trang 19

Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọngđối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp Thường phân tích đối thủ qua cácnội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta?Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện phápphản ứng của đối thủ? … Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh làbao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành làbao nhiêu?

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai)và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối vớidoanh nghiệp Để đối phó với những đối thủ này, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế cạnhtranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từbên ngòai như : duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ranguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâmnhập các kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trảmạnh mẽ của các đối thủ đã đứng vững

Khách hàng : Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sảnquý giá của doanh nghiệp Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏamãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh Muốn đạt được điềunày doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau:

+ Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.+ Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặctính của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng, miền…),yếu tố mang tính xã hội, dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thu nhập, tín ngưỡng….);Hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như : yếu tố thuộc về tâm lý (độngcơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…), yếu tố mang tính hành vi tiêudùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành trong tiêu thụ…)

Nhà cung cấp:

Trang 20

Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị …) của một doanh nghiệpđược quyết định bởi các nhà cung cấp.

Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì cácyếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanhnghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cungứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực

Sản phẩm thay thế : Sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành domức giá cao nhất bị khống chế Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cáchmạng công nghệ Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thểđể có các biện pháp dự phòng

2.4: Môi trường vĩ mô:

Khái niệm:

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà

nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởnggián tiếp đến hoạt động và

kết quả hoạt động của tổ chức

Đặc điểm môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô có ba đặc điểm sau:

+ Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường có tác động gián tiếp đến hoạt động động

và kết quả hoạt động của tổ chức

+ Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường có mối quan hệ tương tác với nhau để cùng

tác động đến tổ chức+ Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến tất cả các ngành khác nhau, cáclĩnh vực khác nhau và tất cả mọi tổ chức

Các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô:

Yếu tố kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế:

Trang 21

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nềnkinh tế trong một thời kỳ nhất định Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất vàdịch vụ của nền kinh tế tạo ra Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta dùng mức tăngthêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thờikỳ sau so với thời kỳ trước; Hoặc mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, haybình quân trong một giai đoạn Sự tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa khi nó đem lại sựphát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tếtrong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng(tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội Phát triển kinh tế là một khái niệmchung nhất về một sự chuyển biến nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn.Do đó không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển, để chỉ trình độ phát triển cao, thấpkhác nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kỳ các nhà kinh tế học phân quá trình nàythành các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển

Các đại lượng cơ bản đo lường sự tăng trưởng kinh tế hiện nay bao gồm:

+ Chỉ tiêu GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm trong nước), là toàn bộ sản

phẩm và dịch vụ mới được tạo ra hàng năm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

+ Chỉ tiêu GNP : Tổng sản phẩm quốc dân, là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà

tất cả công dân một nước tạo ra không phân biệt sản xuất được thực hiện trong nước hayngoài nước

GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài

+ Chỉ tiêu NNP (NI) : Sản phẩm quốc dân thuần túy (thu nhập quốc dân sản xuất), là giá

trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi trừ đi giá trị khấu hao TSCĐ (Dp) trongkỳ

NNP = GNP - Dp

+ Chỉ tiêu NDI : Thu nhập quốc dân sử dụng, là phần mà nhân dân nhận được và có thể

tiêu dùng, hay là phần thu nhập ròng sau khi đã trừ đi thuế gián thu (Ti), thuế trực thu (Td)và cộng với trợ cấp Sd

NDI = NNP – (Ti + Td) + Sd

Trang 22

+ Chỉ tiêu GDP/người hoặc GNP/người : Phản ảnh thu nhập bình quân đầu người của

một quốc gia Như vậy, trong tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, doanh nghiệp sẽ đóng vaitrò chủ đạo, đồng thời mức tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế sẽ có những tác độngtích cực hay tiêu cực đối với tất cả các tổ chức nói chung

Chính sách kinh tế của quốc gia: Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hướng phát triển cuả Nhà nước thôngqua các chủ trương, chính sách điều hành và quản lý nền kinh tế Các chính sách kinh tếtạo ra một môi trường kinh doanh và tác động lên tất cả các tổ chức theo hai khuynhhướng sau:

+ Tác động khuyến khích, ưu đãi một số ngành, một số lĩnh vực hoặc khu vực nào đó, vídụ những đặc khu kinh tế sẽ có những ưu đãi đặc biệt so với những khu vực khác haynhững ngành Nhà nước độc quyền quản lý sẽ có lợi thế hơn những ngành khác…

+ Chính phủ đưa ra những biện pháp chế tài như những ngành bị cấm hay hạn chế kinhdoanh…

Các công cụ thường được Nhà nước sử dụng để khuyến khích hay chế tài là các luật thuế,lãi suất, chính sách giá cả, chính sách tiền lương, tỷ giá hối đoái…

Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế được hiểu đó là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải của nềnkinh tế trong những giai đoạn nhất định Các nhà kinh tế chia chu kỳ kinh tế thành bốngiai đoạn sau đây:

Giai đoạn phát triển, là giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và đồng

thời có sự mở rộng về quy mô Trong giai đoạn này các doanh nghiệp có điều kiện, cơhội phát triển mở rộng quy mô và gia tăng thị phần của mình lên

Giai đoạn trưởng thành, là thời điểm nền kinh tế phát triển cao nhất của nó và bắt

đầu đi vào giai đoạn suy thoái

Trang 23

Giai đoạn suy giảm, là thời kỳ nền kinh tế có mức tăng trưởng chậm và kỳ sau thấp

hơn kỳ trước Trong giai đoạn này quy mô doanh nghiệp thường bị thu hẹp lại so vớitrước

Giai đoạn tiêu điều cực điểm, là thời điểm suy thoái của nền kinh tế xuống mức cực

tiểu, giai đoạn này có thể thấy có hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản Như vậy, có thể thấy chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự tồn tại và pháttriển của tất cả các doanh nghiệp và các quyết định của các nhà quản trị

Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế: Ngày nay, thế giới đang diễn ra một khuynh hướng ngày càng mạnh mẽ đó là xuhướng khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế Như vậy, các doanh nghiệp trong mỗi quốcgia muốn tồn tại và thành công tất yếu phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng caochất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm… nhằm đươngđầu với quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Yếu tố chính trị và chính phủ: Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng và chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội,trong đó có hoạt động kinh doanh Nó được thể hiện qua các yếu tố như tính ổn định cuảhệ thống chính quyền, hệ thống luật pháp của Nhà nước, đường lối và chủ trương củaĐảng, các chính sách quan hệ với các tổ chức và các quốc gia khác trên thế giới Trongthực tế nhiều cuộc chiến tranh thương mại đã từng nổ ra giữa các quốc gia nhằm giành ưuthế trong cạnh tranh kinh tế và ngày nay các cuộc chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo…suycho cùng cũng vì mục đích kinh tế Trong những cuộc chiến tranh như vậy sẽ có một sốdoanh nghiệp hưởng lợi và tất nhiên cũng có một số doanh nghiệp đương đầu với nhữngbất trắc và khó khăn Qua đó có thể thấy rằng giữa các lĩnh vực chính trị, chính phủ vàkinh tế có mối liên hệ hữu cơ với nhau Sự tác động của chính trị và chính phủ đối vớikinh tế thể hiện ở một số phương diện sau:

Vai trò của chính phủ đối với kinh tế:Vai trò của chính phủ đối với kinh tế thể hiện qua các đặc trưng sau:

+ Tạo lập và thúc đẩy ý chí tăng trưởng và phát triển kinh tế cho toàn dân thông qua các

hành động và quyết tâm sau:

Trang 24

 Gia tăng tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư cho sản xuất

 Chống quan liêu, tham nhũng và buôn lậu

 Duy trì trật tự kỷ cương xã hội và các hoạt động kinh tế.+ Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc kiểm soát 03 yếu tố :

 Bảo đảm sự cân đối thu, chi ngân sách nhà nước nhằm kìm giữ lạm phát ở mức cóthể kiểm soát được

 Bảo đảm cân đối trong cán cân thương mại thông qua sử dụng tỷ giá hối đoái hợplý giữa đồng nội tệ và các loại ngoại tệ

 Bảo đảm cân đối giữa tích lũy và đầu tư nhằm tránh sự lệ thuộc đối với bên ngoài+ Tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cungcầu, quy luật cạnh tranh…bằng các biện pháp sau:

Các tác động của chính trị, chính phủ đối với kinh tế:

Cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các biện pháp như thuế quan, hạn

ngạch, trợ giá hàng trong nước…nhằm giúp các tổ chức trong nước tránh hoặc giảm bớtsự cạnh tranh và những bất lợi từ bên ngoài

Trang 25

Đảm bảo một sự ổn định chính trị nhằm tạo ra lòng tin và hấp dẫn cho các tổ chức

kinh doanh trong nước lẫn ngoài nước Muốn vậy mỗi quốc gia cần phải thực hiện cácvấn đề sau:

 Tránh những bất ổn trong nước như khủng hoảng chính phủ, lật đổ chính quyền,đảo chính…

 Tránh xung đột, thù địch với các quốc gia khác

 Xu hướng chính trị phải phục vụ cho việc phát triển kinh tế và xã hội

 Cần có những định hướng chung về nền kinh tế một cách hợp lý như chính sáchkiểm soát về tài chính, về thị trường, chính sách môi trường-tài nguyên…

Yếu tố xã hội: Giữa các tổ chức và môi trường xã hội có những mối liên hệ chặt chẻ, tác động qualại với nhau, các tổ chức đều hoạt động trong một môi trường xã hội Xã hội chung cấpcho các tổ chức những nguồn lực đầu vào, ngược lại sản phẩm dịch vụ của các doanhnghiệp tạo ra sẽ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng nói riêng vàcủa xã hội nói chung Các yếu tố thuộc môi trường xã hội tác động lên các hoạt động vàkết quả của tổ chức bao gồm:

Dân số và thu nhập:

Ta thấy các tiêu chuẩn về dân số và thu nhập như độ tuổi, giới tính, mật độ, thu

nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, động cơ, thóiquen, sở thích, hành vi mua sắm ….đây là các tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp làm căn cứ

để phân khúc thị trường, hoạch định kế hoạch định vị nhà máy, sản xuất, phân phối sảnphẩm…Chẳng hạn những vùng có nhiều người lớn tuổi thì sẽ có nhu cầu cao đối với cácdịch vụ y tế – bảo vệ sức khỏe, còn những vùng có nhiều trẻ em thì sẽ có nhu cầu cao đốivới các dịch vụ giáo dục, sản phẩm quần áo-đồ chơi ….Hoặc những vùng mà thu nhập vàđời sống người dân được nâng cao thì sức mua của người dân tăng lên rất nhanh, điềunày tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nhà sản xuất

Thái độ đối với công việc:

Trang 26

Thái độ của người lao động đối với công việc thể hiện thông qua 02 tiêu thức cơbản là đạo đức làm việc và lòng trung thành với tổ chức Thái độ này của người lao độngđược chia thành 02 xu hướng như sau:

Thứ nhất, người lao động gắn bó, trung thành đối với tổ chức, họ đem hết tâmhuyết, sức lực phục vụ cho tổ chức nhằm đảm bảo một sự an toàn về chỗ làm việc và đểcó cơ hội thăng tiến…Xu hướng này thường thấy trong các công ty Nhật bản (áp dụngchế độ làm việc suốt đời), một số nước Châu Á khác Ở đây chuẩn mực giá trị đạo đứcđược đề cao hơn tài năng của người lao động

Thứ hai, do quy luật cạnh tranh, quy luật của sự đào thải…người lao động thườngít gắn bó và ít trung thành với một tổ chức, họ quan tâm đến cuộc sống riêng và gia đìnhnhiều hơn, họ chú ý trau dồi kỹ năng nghề nghiệp bản thân của mình nhằm thích nghi vớinhiều điều kiện thay đổi khi bị sa thải chổ làm…Xu hướng này thường thấy trong nềnkinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là các công ty Mỹ và một số nước phương Tây, ở đótài năng của người lao động được xem trọng hơn các các chuẩn mực giá trị về đạo đức Chính những xu hướng thái độ trên có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp nàymà cũng có thể đem lại nguy cơ cho các doanh nghiệp khác

Yếu tố tự nhiên: Từ xưa đến nay, các yếu tố thuộc về tự nhiên có tác động không nhỏ đến tổ chức,bao gồm các yếu tố sau: Thủy văn, điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất, tài nguyên và ônhiễm môi trường….Nó có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cũng có thể gây ra những hậuqủa khôn lường đối với một tổ chức Mọi tổ chức và quốc gia từ xưa đến nay đã có nhữngbiện pháp tận dụng hoặc đề phòng đối phó với các yếu tố tự nhiên, đặc biệt hiện nay cócác chính sách quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt vàbảo vệ môi trường sau:

+ Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát triển nhằmtìm kiếm những nguồn tài nguyên mới, tái sinh nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quảnguồn tài nguyên, hạn chế lãng phí tài nguyên

+ Thiết kế sản phẩm trên cơ sở hợp lý hóa sử dụng các yếu tố đầu vào+ Tăng cường sử dụng lại các chất thải công nghiệp và sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trườngvà tiết kiệm nguyên liệu

Trang 27

+ Tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng và nguyên liệu thay thế, chẳng hạn thủytinh dần thay thế cho kim loại, gốm sứ sử dụng nhiều trong công nghiệp điện lực và hàngkhông…

Yếu tố kỹ thuật – công nghệ: Ngày nay yếu tố kỹ thuật và công nghệ là yếu tố năng động nhất trong các yếu tốmôi trường kinh doanh Yếu tố này luôn luôn biến đổi và tác động rất lớn đến các doanhnghiệp Sự biến đổi này được thể hiện :

Chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng rút ngắn buộc các doanh nghiệp phải tận dụng

tối đa công nghệ nhằm thu hồi vốn đầu tư, đồng thời phải thay đổi công nghệ liên tục đểđứng vững trong cạnh tranh

Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn, do công nghệ biến đổi liên tục và chu kỳ

biến đổi công nghệ ngày càng ngắn nên ngày càng có nhiều sản phẩm mới và chu kỳsống của nó cũng ngắn hơn, chính điều này buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược vềsản phẩm một cách hợp lý và thực tế ngày nay ta thấy đa số các doanh nghiệp theo đuổichiến lược đa dạng hóa sản phẩm hơn là kinh doanh chỉ một hoặc một vài sản phẩm nàođó

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp mới đã tạo nên những công cụ và hệ

thống hoạt động tiên tiến như máy vi tính, robot, tự động hóa…từ đó tạo được những mặttích cực như giảm chi phí, tăng NSLĐ, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng cũng đểlại những mặt trái của nó mà các tổ chức và xã hội phải đương đầu giải quyết như nạnthất nghiệp gia tăng, chính sách đào tạo lại nguồn nhân lực ra sao …

Chính sách của Nhà nước về nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, bảo

vệ bằng phát minh-sáng chế…cũng cần được chú trọng

Ở Chương II đã nêu cơ sở lý luận qua Chương III sẽ làm rõ hơn đi sâu hơn về vấn đề

marketing trong khách sạn Thùy Vân

CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG

KHÁCH SẠN THÙY VÂN3 Phân tích hoạt động kinh doanh:

Ngày đăng: 22/08/2024, 18:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w