1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược marketing nhằm thu hút khách du lịch campuchia của các công ty lữ hành việt nam

71 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Marketing Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Campuchia Của Các Công Ty Lữ Hành Việt Nam
Tác giả Im Sophanna
Người hướng dẫn ThS. Trương Tử Nhân
Trường học Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 685,43 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH, MARKETING DU LỊCH, TÌM HIỂU VỀ KHÁCH DU LỊCH CAMPUCHIA (4)
    • 1.1. Các khái niệm cơ bản (4)
      • 1.1.1. Du lịch và khách du lịch (4)
      • 1.1.2. Doanh nghiệp lữ hành (4)
    • 1.2. Chiến lược Marketing nhằm thu hút một thị trường khách du lịch (5)
      • 1.2.1. Khách du lịch và nhu cầu đi du lịch của khách (5)
        • 1.2.1.1. Định nghĩa (5)
        • 1.2.1.2. Các yếu tố tác động tới cầu thị trường du lịch (5)
      • 1.2.2. Thị trường du lịch (5)
        • 1.2.2.1 Khái niệm thị trường và thị trường du lịch (5)
        • 1.2.2.2. Đặc điểm của thị trường du lịch (6)
      • 1.2.3. Các yếu tố hấp dẫn du lịch (7)
        • 1.2.3.1. Các yếu tố mang tính đặc trưng (7)
        • 1.2.3.2. Điều kiện chung (10)
      • 1.2.4. Các chiến lược marketing tiếp cận với thị trường mục tiêu (10)
        • 1.2.4.1. Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (10)
        • 1.2.4.2. Chiến lược giá (12)
        • 1.2.4.3. Chính sách phân phối (19)
        • 1.2.4.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (21)
    • 1.3. Nghiên cứu thị trường khách du lịch Campuchia (22)
      • 1.3.1. Khái quát về đất nước và con người Campuchia (22)
      • 1.3.2. Thị trường khách du lịch Campuchia (29)
        • 1.3.2.1 Xu hướng vận động thị trường khách du lịch Campuchia (29)
        • 1.3.2.2. Phân đoạn thị trường khách du lịch Campuchia tại Việt Nam (31)
    • 2.1. Giới thiệu chung về du lịch Việt Nam (34)
    • 2.2. Các chính sách Marketing nhằm thu hút khách du lịch người Campuchia đến Việt Nam của các công ty lữ hành Việt Nam (35)
      • 2.2.1. Chính sách sản phẩm (35)
      • 2.2.2. Chính sách giá (37)
      • 2.2.3. Chính sách phân phối (39)
      • 2.2.4. Chính sách khuyếch trương (41)
      • 2.2.5. Chính sách con người (42)
      • 2.2.6. Lập trình và tạo sản phẩm trọn gói (43)
      • 2.2.7. Quan hệ với đối tác (44)
    • 2.3. Thực trạng khai thác khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam (45)
    • 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong khai thác khách Campuchia của (50)
    • 3.1. Định hướng chính sách phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 53 3.2. Phương hướng và mục tiêu khai thác thị trường du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam (53)
    • 3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing hỗn hợp cho thị trường khách Campuchia của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam (56)
      • 3.3.1. Chính sách sản phẩm (57)
      • 3.3.2. Chính sách giá (58)
      • 3.3.3. Chính sách phân phối (59)
      • 3.3.4. Chính sách khuyếch trương (60)
      • 3.3.5. Chính sách con người (61)
      • 3.3.6. Lập trình và tạo các sản phẩm trọn gói (62)
      • 3.3.7. Quan hệ với đối tác (62)
  • KẾT LUẬN (64)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH, MARKETING DU LỊCH, TÌM HIỂU VỀ KHÁCH DU LỊCH CAMPUCHIA

Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Du lịch và khách du lịch

Khái niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế cà kinh doanh của du lịch:

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác nhau của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.

Còn với thuật ngữ “Du lịch” thông thường được hiểu: “du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành:

Tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành Mặt khác, bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói tiếng phong phú và đa dạng, có nhiều biến đổi theo thời gian Ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hành luôn có những hình thức và nội dung mới.

Tổng quát lại, doanh nghiệp du lịch được định nghĩa theo giáo trình Kinh tế

Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Chiến lược Marketing nhằm thu hút một thị trường khách du lịch

1.2.1 Khách du lịch và nhu cầu đi du lịch của khách

Khách du lịch Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.

- Khái niệm khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

(cụ thể ở một địa phương nào đó của Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam.

- Khái niệm khách du lịch trong nước: Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.

1.2.1.2 Các yếu tố tác động tới cầu thị trường du lịch.

- Khả năng chi tiêu của du khách.

- Giá cả của sản phẩm du lịch.

- Chất lượng của sản phẩm du lịch

- Tính độc đáo của sản phẩm du lịch.

1.2.2.1 Khái niệm thị trường và thị trường du lịch

(theo giáo trình Marketing Du lịch – NXB ĐH KTQD) a Khái niệm thị trường:

Theo quan điểm của kinh tế chính trị học.

Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thong hang hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và nguoiw bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó.

Theo quan điểm của marketing:

Theo nghĩa rộng thị trường là tập hợp người mua, người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường và người bán với tư cách là người tạo ra ngành.

Theo nghĩa hẹp thị trường là một nhóm người mua về một sản phẩm cụ thể hoặc dãy sản phẩm b Khái niệm thị trường du lịch:

Tiếp cận theo kinh tế chính trị học:

Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán giữa cung và cầu và toàn bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.

Tiếp cận theo marketing du lịch:

Theo nghĩa rộng thị trường du lịch là tập hợp người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ta ngành du lịch.

Theo nghĩa hẹp (giác độ của nhà kinh doanh du lịch) thị trướng du lịch là nhóm người mua có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm du lịch hay một dãy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng.

1.2.2.2 Đặc điểm của thị trường du lịch Đặc điểm của thị trường du lịch theo nghĩa rộng: Đặc điểm chung:

- Là nơi chứa tổng cầu và tổng cung.

- Hoạt động trao đổi diễn ra trong một không gian và tời gian xác định.

- Chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô

- Có vai trò quan trọng đối với sản xuất và lưu thong sản phẩm. Đặc điểm riêng:

Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung Nó xuất hiện khi mà du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội vào giữa thế kỷ 19, khi mà trình độ sản xuất xã hội và các mối quan hệ xã hội phát triển ở một trình độ nhất định.

Trong tiêu dùng du lịch không có dự di chuyển của hàng hóa vật chất, giá trị của tài nguyên du lịch tới nơi ở thường xuyên của người tiêu dùng

Trên thị trường du lịch cung – cầu chủ yếu là dịch vụ Hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ Doanh thu từ dịch vụ chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu Dịch vụ bao gồm dịch vụ chính và bổ sung Tại các nước du lịch chưa phát triển tỷ trọng giữa dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung chiếm 7/3 Tại các nước du lịch phát triển ngược lại 3/7 Tỷ trọng giữa các dịch vụ chính và là bổ sung càng nhỉ, càng chứng tỏ tính hấp dẫn của nơi đến du lịch, hiệu quả kinh tế cao.

Dịch vụ du lịch ít hiện hữu khi mua và bán.

Tham gia vào trao đổi có sự tham gia của các đối tượng du lịch – giá trị của tài nguyên

Quan hệ mua bán diễn ra trong thời gian dài kể từ khi mua đến khi tiêu dùng và sau khi dùng.

Không thể lưu kho lưu bãi, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng lúc. Tính thời vụ cao.

Cảm nhận rủi ro lớn.

1.2.3 Các yếu tố hấp dẫn du lịch

1.2.3.1 Các yếu tố mang tính đặc trưng

Hệ thống các điều kiện cần thiết đối với từng nơi, từng vùng hoặc từng đất nước để phát triển du lịch bao gồm điều kiện về tài nguyên du lịch, sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch và những tình hình và sự kiện đặc biệt. a Điều kiện về tài nguyên du lịch: a.1 Tài nguyên thiên nhiên:

Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch. Đầu tiên phải kể đến vị trí địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm 2 khía cạnh:

- Thứ nhất: điểm đến du lịch đó có nằm trong khu vực phát triển du lịch nói chung trên thế giới không.

- Thứ hai: khoảng cách từ điểm đến đó tới các nguồn gửi khách: với 2 thông số, đó là khoảng cách vật lý (đo bằng km) và khoảng cách tâm lý (đo bằng thời gian có thể đi tới điểm du lịch, chất lượng các phương tiện vận chuyển, đường xá.

Tiếp đó các yếu tố về tài nguyên quyết định là: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động – thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước Đó là những yếu tố mang tính vĩ mô mà ngành du lịch không thể tác động được. Điều kiện về thiên nhiên là điều kiện cần để phát triển kinh doanh du lịch, mà điều kiện cần là yếu tố quyết định tới 1 vấn đề. a.2 Tài nguyên nhân văn.

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Campuchia

1.3.1 Khái quát về đất nước và con người Campuchia Đất nước Campuchia

- Tên nước: Vương quốc Campuchia (the Kingdom of Cambodia)

- Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, Đông và Đông Nam giáp Việt Nam, Bắc giáp Lào, Nam giáp Vịnh Thái Lan.

- Dân số: 13,9 triệu dân (7/2006); trong đó, người Khmer chiếm 93%, Người Việt 5%; Người Hoa: 1%; các dân tộc khác: 1%

- Thủ đô: Phnôm Pênh (dân số khoảng 1,3 triệu người).

- Các tỉnh, thành phố: có 20 tỉnh và 4 thành phố (ngoài Phnom Penh, 3 thành phố khác là Kompong Som, còn gọi là Sihanoukville, Kep, và Pailin) Kompong Cham là tỉnh có dân số đông nhất.

- Ngôn ngữ: tiếng Khmer là ngôn ngữ chính Tiếng Pháp, Anh được dùng thông dụng

- Tôn giáo: Đạo Phật (tiểu thừa) chiếm 95%, được coi là quốc đạo; đạo Hồi và Thiên chúa giáo chiếm 5%.

Bản đồ đất nước Campuchia

- Thời tiết: khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4) Nhiệt độ trung bình dao động từ 21oC đến 35oC Tháng Ba và tháng Tư là hai tháng nóng nhất còn tháng Giêng là tháng mát nhất trong năm.

- Ngoài ngày Quốc khánh, những ngày lễ tết khác của Cămpuchia được nghỉ + Ngày đầu Năm Mới (01/tháng Một)

+ Ngày lật đổ Chế độ Diệt chủng (7/tháng Một)

+ Ngày Meaka Bochea (2/tháng Hai)

+ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/tháng Ba)

+ Tết Năm Mới của người Khmer (thường nghỉ 4 ngày trong tháng Tư) + Ngày Lao động (1/tháng Năm)

+ Lễ Vua Đi cày (5/tháng Năm)

+ Ngày Sinh nhật Quốc Vương Sihamoni (13-15/tháng Năm)

+ Ngày Sinh nhật Cựu Hoàng hậu Monineath Sihanouk (18/tháng Sáu)

+ Ngày công bố Hiến pháp (24/tháng Chín)

+ Lễ Pchum Ben (nghỉ 3 ngày trong tháng Mười)

+ Ngày Quốc Vương Sihamoni lên ngôi (29/tháng Mười)

+ Ngày Sinh nhật Cựu Vương N.Sihanouk (31/tháng Mười)

+ Lễ Nước (còn gọi là Lễ Đua thuyền, thường nghỉ 4 ngày trong tháng Mười Một)

+ Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/tháng Mười Hai)

- Đơn vị tiền tệ: Riel, 01 đô la = 4.092,5 Riel (2005) Tiền Đồng (Việt Nam) và tiền Baht (Thái Lan) có thể dùng ở các tỉnh biên giới

- Tài nguyên chính của Cămpuchia là rừng, nước và khoáng sản.

- Phong tục tập quán: người Cămpuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn.

Họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống là chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện, đầu hơi cúi Họ coi trọng gia đình hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chính; gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng Hầu hết người dân Campuchia hiền lành, chất phác, có lòng thương người và có tính tương trợ lẫn nhau Họ rất tha thiết với gia đình, làng xóm, quê hương đất nước mình, sùng đạo, có niềm tin sâu sắc với thần linh và số mệnh Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đối với tâm lý dân tộc, tâm lý con người và văn hóa nghệ thuật.

Lịch sử hình thành: Vương quốc Khmer ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 trên lãnh thổ của Phù-nam và Chân-lạp trước đây Kinh đô lúc đó là Angkor Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, Vương quốc Khmer phát triển cực thịnh Từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 19, các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc Khmer suy yếu.

Những giai đoạn lịch sử quan trọng:

- Những năm 60 của thế kỷ 19 thực dân Pháp vào Đông Dương Năm 1863, Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Cămpuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến 1884 Cămpuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

- Năm 1941, Sihanouk lên ngôi đã vận động đấu tranh giành lại nền độc lập cho Cămpuchia Ngày 9/11/1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Cămpuchia. Tháng 4/1955, Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân Trong cuộc tuyển cử 9/1955, Cộng đồng xã hội bình dân đã giành được thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng, mọi quyền lực tập trung vào tay ông Năm 1960, Quốc vương Norodom Suramarith qua đời, Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Cămpuchia.

- Ngày 18/3/1970, Lon Nol – Siric Matak, được sự hậu thuẫn của Mỹ đảo chính Sihanouk, thành lập “Cộng hoà Khmer” (10/1970) Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc Cămpuchia (FUNK) và Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Cămpuchia (GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh.

- Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ chế độ cộng hoà của Lon Nol, thành lập nước “Cămpuchia dân chủ”, thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Cămpuchia.

- Ngày 02/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Cămpuchia ra đời, do Heng Samrin làm Chủ tịch; ngày 7/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot – Iêng Xary, thành lập nước “Cộng hoà Nhân dân Cămpuchia”, năm 1989 đổi thành “Nhà nước Cămpuchia”

- Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Cămpuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái Cămpuchia tại thủ đô Paris (Pháp) Ngày 23-25/5/1993, tổng tuyển cử ở Cămpuchia do Liên hiệp quốc tổ chức Ngày 24/9/1993, Quốc hội mới và Chính phủ liên hiệp CPP-FUNCINPEC được thành lập, tên nước đổi thành Vương quốc Cămpuchia N.Sihanouk lần thứ hai lên ngôi Vua.

- Ngày 26/7/1998, tổng tuyển cử lần thứ hai Chính phủ Hoàng gia tiếp tục là chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC.

- Ngày 27/7/2003, tổng tuyển cử lần thứ ba Tuy nhiên, mãi đến ngày 15/7/2004, chính phủ liên hiệp nhiệm kỳ 3 giữa CPP và FUNCINPEC mới được thành lập do Xăm-đéc Hun Sen làm Thủ tướng.

- Ngày 6/10/2004, Quốc vương Sihanouk tuyên bố thoái vị; ngày14/10/2004, Hội đồng Ngôi Vua bầu Hoàng tử Norodom Sihamoni làm Quốc vương mới Ngày 29/10/2004, Quốc vương Sihamoni chính thức đăng quang.

Cămpuchia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa nguyên chính trị, và nền kinh tế thị trường Đứng đầu nhà nước là Vua, biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân tộc

Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Các đảng chính trị: Cămpuchia hiện có khoảng 60 đảng chính trị, trong đó Đảng Nhân dân Cămpuchia (CPP) và Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Cămpuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng lớn đang liên minh cầm quyền ở Cămpuchia; Đảng Sam Rainsy (SRP) là đảng đối lập chính.

Giới thiệu chung về du lịch Việt Nam

Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước.

Việt Nam có nguồn lực và tiềm năng phát triển du lịch lớn, với Một dáng hình tuyệt đẹp uốn cong từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau Núi non trùng điệp với nhiều điểm du lịch khám phá hấp dẫn: Sa Pa, Điện Biên, Mai Châu, Thác Bà, Thác Mơ, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bà Nà Hơn 3.000 km bờ biển trải êm theo chiều dài đất nước với nhiều bãi biển đẹp: Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bãi Cháy

Không ít danh lam thắng cảnh, giá trị văn hoá được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên, di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế và mới đây là không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Nền văn hóa đa dạng và đặc sắc với 54 dân tộc anh em trên khắp các vùng miền gắn liền với những lễ hội và các làng nghề hấp dẫn hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Du lịch Việt Nam phát triển kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành, nghề khác: hàng không, giao thông đường bộ, khách sạn, thủ công, mỹ nghệ ở các nước có ngành du lịch phát triển, nếu nền kinh tế của quốc gia đó là một đoàn tàu thì ngành du lịch chính là đầu tàu Chưa nói đâu xa, ngay nước láng giềng Thái Lan, doanh thu từ du lịch mỗi năm cũng đạt tới trên 10 tỷ USD và lợi ích từ rất nhiều các dịch vụ "ăn theo" khác.

Với nhiều lợi thế và tiềm năng, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ kế hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Việt Nam được định hướng trở thành một điểm đến nghỉ ngơi lý tưởng, tăng lượt khách, số ngày lưu lại và tăng chi trả vào các dịch vụ bổ sung tức là tăng chất lượng khách tới Việt Nam là những khách có khả năng chi trả cao Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến.

Các chính sách Marketing nhằm thu hút khách du lịch người Campuchia đến Việt Nam của các công ty lữ hành Việt Nam

Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tập trung xây dựng các tour du lịch trọn mục đích tham quan du lịch và tìm kiếm cơ hội làm ăn Đối với đối tượng khách này, các công ty đã nghiên cứu dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng của người Campuchia để lập ra các chương trình trọn gói với các dịch vụ kèm theo xuyên suốt chuyến đi bắt đầu từ khâu đón tiếp khách từ công ty gửi khách, lo phương tiện vận chuyển, mua vé tham quan, lên lịch trình du lịch tại các địa điểm, lưu trú, ăn uống, đưa khách đi tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch, đi mua sắm và cung cấp thông tin về các địa phương thông qua đội ngũ hướng dẫn viên tận tình chuyên nghiệp Với đặc điểm thị hiếu khách Campuchia, sản phẩm được xây dựng thường là các tour du lịch biển, tham quan các địa danh nổi tiếng, tham quan các thành phố lớn, qua khảo sát thực tế và những thông tin thu thập được từ các tuyến, các điểm tham quan, thông thường các công ty đã đưa ra một số tour theo 2 tuyến chính:

- Tuyến trọn gói xuyên Việt dài ngày dành cho các khách hàng đi với mục đích tìm kiếm cơ hội làm ăn kết hợp du lịch.

- Tuyến ngắn ngày có thể căn cứ vào nhu cầu của khách để thay đổi lịch trình và các dịch vụ cung cấp kèm theo dành cho các đoàn khách đi du lịch với mục đích thuần tuý

Nhìn chung, những tour du lịch thiên nhiên, hay xuyên Việt luôn là các tour du lịch được khách Campuchia ưa thích tại Việt Nam Bên cạnh những chương trình được xây dựng sẵn, việc thay đổi các tour theo nhu cầu của khách tạo ra sự linh hoạt, đa dạng trong việc cung cấp tour, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng Ngoài ra, các công ty cũng chú trọng đến việc xây dựng các tour du lịch mới với dịch vụ hấp dẫn nhằm thu hút du khách đồng thời tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường

- Các công ty đã biết xây dựng các chương trình du lịch dựa trên nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm trong các chiến lược kinh doanh của Công ty.

- Các chương trình được xây dựng khi đã có sự điều tra thị trường, tìm hiểu khách hàng và đặc biệt nó có thể thay đổi cho phù hợp với những yêu cầu mà du khách đưa ra.

- Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng khiến các công ty luôn cố gắng tìm tòi thiết kế ra những sản phẩm mới và nâng cao chất lượng phục vụ của tour du lịch giúp cho khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn với những sản phẩm du lịch đa dạng

- Các chương trình của một số các Công ty lữ hành còn kém sự đa dạng phong phú, chưa thực sự tạo được nét khác biệt so với các chương trình của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Chất lượng dịch vụ chưa được đảm bảo do các chính sách kiểm soát các dịch vụ do các đối tác cung cấp của một số công ty lữ hành Việt Nam Việc kết nối các dịch vụ giữa các nhà cung ứng cũng thiếu sự đồng bộ như địch vụ lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí…

- Việc xây dựng các sản phẩm mới còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, nhân lực, điều này làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường khá lớn.

Giá là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp thường sử dụng để làm công cụ cạnh tranh trên thị trường và là bài toán khó mà các doanh nghiệp đều gặp phải, việc định giá như thế nào cho phù hợp với đối tượng khách hàng của mình, bù đắp được chi phí, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành trên thị trường được Với thị trường khách Campuchia là một thị trường khá quen thuộc và gần gũi, có mức thu nhập không cao, chi tiêu cho hoạt động du lịch thấp, hiện nay doanh nghiệp mới chỉ đặt mục tiêu định giá để thu hút khách nhằm đạt được chỉ tiêu về số lượng, chính sách giá mà Công ty đang áp dụng là chính sách giá linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, tuỳ từng thời kỳ, tuỳ theo số lượng và các mối quan hệ mà có sự điều chỉnh cho hợp lý.

Giá các tour du lịch trọn gói thường được tính như sau:

Z: Giá thành của tour (gồm các chi phí như ăn uống, vé thăm quan, lưu trú, vận chuyển, bảo hiểm, hướng dẫn viên…) (là giá Net: đó là chí phí thực tế của các dịch vụ mà Công ty mua của các nhà cung cấp)

H: hoa hồng cho công ty gửi khách

H1: hoa hồng dành cho khách (chỉ áp dụng với các đoàn khách)

C: Các chi phí khác như chi phí cho mũ du lịch, nước uống, các trò chơi

Mức hoa hồng dành cho các công ty gửi khách được điều chỉnh tùy với các công ty gửi khách có quan hệ lâu dài với Công ty, hoa hồng được giữ ở mức vừa phải, ổn định, ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh hoặc hơn sao cho phù hợp. Còn đối với các công ty gửi khách mà Công ty đang muốn thiết lập mối quan hệ thì có thể hoa hồng sẽ ở mức cao hơn để tạo ấn tượng tốt đẹp với họ. Đối với hoa hồng dành cho đoàn khách đi với số lượng đông sẽ được hưởng ưu đãi này, ngoài việc giảm giá cho đoàn, Công ty còn có một phần hoa hồng dành cho trưởng đoàn, đó chính là một chính sách thu hút được sự chú ý của nhiều du khách khi sử dụng sản phẩm của Công ty.

Ngoài ra, còn tuỳ vào sự yêu cầu của khách về chất lượng dịch vụ trong chương trình mà Công ty có thể đặt ra nhiều mức giá với cùng một tour để khách có thể lựa chọn chương trình hợp với túi tiền của mình nhất.

Có thể thấy chính sách giá của các công ty lữ hành Việt Nam được áp dụng khá thành công, chính sách giá này dễ thu hút được khách du lịch thông qua các công ty gửi khách nhằm giữ mối quan hệ tốt đẹp lâu dài cho công ty trong tương lai

- Chính sách giá của công ty lữ hành Việt Nam nói chung được áp dụng khá linh hoạt, mềm dẻo, tạo được sự cạnh tranh trên thị trường.

- Các công ty đã áp dụng những chính sách giá ưu đãi cho các hãng gửi khách với tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn, các chương trình giảm giá cho từng thời điểm trong mùa du lịch, cho từng đối tượng khách hàng,…

Thực trạng khai thác khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam

Campuchia là một nước có nền kinh tế đang phát triển, khả năng chi trả của ngừi dân không cao và không ổn định do đặc điểm về nền kinh tế không bền vững, lên xuống thất thường khiến cho lượng du khách Campuchia tới Việt Nam cũng trở nên thất thường.

Campuchia bình quân tăng trưởng rất ấn tượng ở mức bình quân 7% GDP/năm trong những năm 1993 - 2004, phần lớn thể hiện qua tăng trưởng xuất khẩu trong ngành may mặc Nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao trong ba năm kế tiếp đạt mức 11%/năm, từ năm 2004 đến 2007 Cùng với đà tăng trưởng đó, người dân Campuchia có quỹ thời gian cũng như dành nhiều chi tiêu cho hoạt động du lịch của mình Đặc biệt khi đó thì du lịch Việt Nam là điểm đến được du khách lựa chọn với lượng khách luôn đứng trogn top10 nước có số lượng khách du lịch inbound cao nhất tới Việt Nam và Campuchia luôn đứng thứ 8 trở lên, với lượng khách ổn định và tăng mạnh Trong khi những năm 2003 về trước, Campuchia không hề xuất hiện trong danh sách 10 nước có lượng khách inbound đứng đầu vào Việt Nam Đến năm 2004, với vị trí thứ 8, với tổng lượng khách là 90,838 khách, vượt qua cả Anh và Đức, đến năm 2005 thì con số này tăng lên hơn gấp đôi với vị trí thứ 6 – 186,543 khách, tương ứng với mức tăng +105.46% so với năm trước. Đây là năm mà lượng du khách Campuchia đổ xô tới Việt Nam Lý do cho sự tăng vọt này phải kể tới 3 yếu tố Thứ nhất, nền kinh tế Campuchia thời gian này đang khởi sắc, người dân Campuchia đã quan tâm tới việc đi du lịch nghỉ ngơi Thứ hai, việc đẩy mạnh hợp tác về kinh tế và thương mại giữa 2 nước trong giai đoạn năm 2004-2007 đã khiến cho Việt Nam có một hình ảnh tốt đẹp trong mắt nước bạn.

Thứ ba, các cửa khẩu biên giới và tuyến bay qua lại giữa 2 nước tăng lên tạo điều

Campuchia là những khách đoàn có chi phí cho chuyến du lịch thấp thường các chuyến đi là những chuyến ngắn ngày, thời lượng lưu lại ngắn và ít sử dụng các dịch vụ bổ sung do khả năng chi tiêu vẫn chỉ ở mức trung bình Có thể thấy đây như một năm cao trào về xu hướng đi du lịch tới Việt Nam của người dân Campuchia.

Tới 2 năm sau là 2006 và 2007 thì số du khách Campuchia giảm nhẹ và với con số năm 2006 là 154,956 khách và năm 2007 giảm còn 150,655 khách Đến Việt Nam không còn trở thành Cao trào mạnh như năm trước nữa nhưng Việt Nam vẫn là một điểm đến được lựa chọn của khách Campuchia Việc khai thác thị trường khách này của các công ty lữ hành Việt Nam theo xu hướng số lượng hơn là chất lượng Tự coi Việt Nam như một điểm đến cho mức chi tiêu trung bình Và thu nhập từ thị trường khách này không được cao.

Kinh tế toàn cầu suy thoái tất nhiên đã ngăn chặn sự phát triển đang trên đà thuận lợi này của du lịch Việt Nam.

Nó đánh mạnh vào thu nhập của người dân Campuchia, thất nghiệp liên tục cùng với kinh tế giảm sút khiến thị trường khách Campuchia đi du lịch trong năm

2008 dần hạ xuống, và tại Việt Nam, số lượt khách giảm xuống chỉ còn 129,676 khách (giảm so với năm trước đó là 14 %) Và tới năm 2009 thì Campuchia điều đó càng được thể hiện rõ Campuchia biến mất khỏi vị trí top đầu về số lượng khách các nước tới Việt Nam Số lượng khách 3 tháng đầu năm chỉ đạt mức 23,620 khách, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2008 và chỉ còn bằng nửa so với cùng kỳ năm 2006.

Sự giảm sút này không phải do du lịch Việt Nam đã không còn có sức thu hút đối với du khách Campuchia mà là yếu tố như trên đã nói, do tình hình về khả năng thanh toán của người Campuchia trong kỳ khủng hoảng.

Với những cố gắng cùng những nỗ lực của chính phủ Campuchia và tình hình đi lên, cải thiện khả quan của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước này đã bước đầu được khôi phục Và càng khẳng định cho việc Việt Nam vẫn là một điểm đến lý tưởng cho khách Campuchia, lượng khách 3 tháng đầu năm 2010 đã tăng lên vượt bậc Lượng khách tới là 58,387 khách, cao nhất tính trong cùng kỳ các năm trước, ngay cả đối với năm đỉnh điểm 2005 Với con số lượng khách tháng 3/2010 tăng 319% so với tháng 3 năm 2009 đã nói lên bước nhảy vọt này Và là 247 % so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2009, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường khách inbound Việt Nam trong cùng giai đoạn này, vươn lên đứng vị trí thứ

7 Thể hiện so sánh cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.1 Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010 Đơn vị: khách Ước tính tháng 3/2010

Tháng 3/2010 so với tháng trước (%)

Chia theo một số thị trường

Nhật Bản 39.550 110.733 107,6 125,1 112,0 Đài Loan (TQ) 28.671 86.814 84,6 132,9 122,4 Úc 22.613 80.657 95,3 148,0 124,5

Các thị trường khác 125.522 370.310 102,6 149,7 134,0 Trong tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 56,0% so với cùng kỳ năm 2009 Tính chung 3 tháng năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Sau đây là bảng tổng hợp lượng khách Campuchia tới Việt Nam qua các năm:

Biểu đồ 2.1 Lượng khách Campuchia qua các năm 2004-2008

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Năm Số lượng khách Tăng so với năm trước đó

2008 129.676 -13,9% Đặc điểm tiêu dùng du lịch và xu hướng đi du lịch của du khách Campuchia tới Việt Nam:

- Tính mùa vụ: Khách Campuchia thường dành quỹ thời gian đi du lịch trong năm qua các ngày nghỉ lễ, tập trung vào khoảng những tháng đầu năm Nhưng có thế thấy lượng đồng đều về khách du lịch các tháng, mức chênh lệch của các tháng không quá cao Do cùng khu vực và sự hợp tác chặt chẽ về nền kinh tế nên đặc biệt với mùa cao điểm về các sự kiện trong khu vực được tổ chức thì lượng khách tăng một cách đột biến Ví dụ như trong năm 2006, trong khi lượng khách các tháng 9,

10 và 12, 1/2007, lượng du khách Campuchia tới Việt Nam chỉ ở mức 4 con số thì tháng 11 lượng khách tăng vọt bởi trong tháng 11, Việt Nam là quốc gia chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị APEC – diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương tại Thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng khách tới chủ yếu là khách công vụ

Bảng 2.2 Số liệu cụ thể về khách inbound Campuchia tới Việt Nam: Đơn vị tính: Khách.

Biểu đồ: Số lượng khách du lịch Campuchia tới Việt Nam các tháng 8-12 năm 2007

- Mục đích đi du lịch: khách Campuchia tới Việt Nam phần nhiều là khách tham quan, nghỉ dưỡng, nhưng thị phần khách đi thăm thân nhân và khách công vụ cũng chiếm một tỷ lệ cao Vị trí giáp danh của 2 nước với đường biên giới dài 1228 km, người dân 2 nước vượt qua biên giới và an cư lạc nghiệp tại nước bạn khá nhiều

Lượng khách tham quan, tìm hiểu về điểm đến du lịch luôn chiếm tỷ trọng cao với số đông nhất.

Có tới 5% dân số Campuchia là người Việt Điều này khiến hàng năm, việc đi thăm họ hàng của Campuchia với điều kiện thuận lợi về giao thông trở thành phổ biến đặc biệt nhóm 3 nước anh em Việt Nam-Capuchia-Lào với sự liên kết chặt chẽ, lượng vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia ngày càng cao và chiếm một vị thế quan trọng trong các khoản đầu tư nước ngoài của Campuchia Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Campuchia ngày càng nhiều Mặt hàng Việt Nam xuất hiện nhan nhản tại các cửa hàng Campuchia và thói quen sử dụng mặt hàng “Made in VietNam” ngày càng lan tỏa trong đời sống người dân Campuchia Việt Nam đang ngày càng đi sâu vào tác động tới kinh tế Việc Viettel thâm nhập vào viễn thông Campuchia vào năm 2006, Chỉ chưa đầy 6 tháng cuối năm 2006 kể từ khi được cấp giấy phép, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này, việc đầu tư lĩnh vực ngân hàng của Campuchia của Việt Nam khiến cho ảnh hưởng của Việt Nam tới Campuchia ngày càng cao, nâng hình ảnh Việt Nam trong mắt người dân Campuchia.

- Các điểm đến người Campuchia thường lựa chọn tại Việt Nam là các danh thắng nổi tiếng và những bờ biển tuyệt đẹp

- Khả năng chi trả của khách du lịch Campuchia tại Việt Nam: với đất nước có nền kinh tế phát triển chậm trong khu vực, mức sống của người dân Campuchia ở mức thấp, chi tiêu cho hoạt động du lịch thấp và ít sử dụng các dịch vụ bổ sung

Nhưng với xu hướng phát triển sắp tới cùng những nỗ lực của nhà nước Campuchia phát triển nền kinh tế đất nước, đời sống của người dân Capuchia đang ngày càng đi lên và tăng lên theo là mức chi tiêu, tiêu dùng cũng như sẵn sàng cho chuyến du lịch tăng lên Mức chi tiêu đang ngày càng cao, yêu cầu về dịch vụ tăng. Cùng với sức hấp dẫn của các chuyến du lịch tại Thái Lan, Malaysia giá rẻ và những điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ ngành lữ hành Châu Á và trên thế giới với du lịch giá rẻ và chất lượng phục vụ ngày càng tăng Ngành du lịch Việt Nam đang cố gắng cùng hỗ trợ của nhà nước tạo hình ảnh du lịch Việt Nam, quảng bá mạnh mẽ tới các nước trên thế giới, hòa chung cung xu thế cạnh tranh đó.

Nguyên nhân của những hạn chế trong khai thác khách Campuchia của

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hoạt động kinh doanh của Công ty chưa thực sự hiệu quả, tuy nhiên chúng ta có thể xét các nguyên nhân từ ba nguồn chính sau đây:

- Từ phía Công ty lữ hành: Với quy mô và nguồn vốn nhỏ, lại mới chuyển sang hình thức cổ phần hoá khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh lữ hành du lịch Hơn nữa, chiến lược kinh doanh của Công ty vẫn chưa thực sự bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường và khách hàng, công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được chú trọng, không phân đoạn thị trường mục tiêu, chủ yếu áp dụng chính sách marketing không phân biệt Chính vì thế, cơ cấu khách của Công ty rất đa dạng và phong phú, Công ty cũng có rất nhiều các chương trình du lịch có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu của du khách tìm đến, tuy nhiên lại không tập trung vào một số phân khúc cụ thể, điều đó làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, và khó có thể thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của mọi khách hàng.

+ Việc coi trọng những người có trình độ ngoại ngữ mà coi nhẹ trình độ chuyên môn cũng là một vấn đề trong chính sách dùng người của Công ty, điều đó làm cho tốc độ xử lý công việc chậm, không nhanh chóng trong việc giải quyết các vấn đề của du khách, làm cho du khách thực sự hài lòng.

+ Công ty vẫn chưa coi trọng các chính sách marketing, vẫn chưa coi đó là cầu nối quan trọng giữa Công ty với khách hàng và các đối tác làm ăn và coi đó là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của Công ty Mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa Công ty với các đối tác vẫn còn thấp, Công ty chưa mở rộng được mối quan hệ với nhiều nơi, từ đó làm giảm khả năng thu hút khách và cung ứng dịch vụ cho du khách

- Từ phía các đối tác: Do tính độc quyền của một số hãng như tàu hoả, tàu thuỷ,… khiến cho các công ty lữ hành bị ép giá trong những thời điểm cao vụ, từ đó phải tăng giá tour gây nên sự nghi ngờ của du khách về tính minh bạch trong việc ấn định giá tour Hơn nữa, các nhà cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng tận dụng nhưng thời điểm đông khách để tăng giá phòng và dịch vụ khiến công ty gặp khó khăn trong việc lập tour.

+ Các công ty lữ hành gửi khách cũng gây khó khăn cho Công ty trong việc đòi nâng tỷ lệ hoa hồng, hay phá bỏ hợp đồng với Công ty khi có nơi khác trả hoa hồng cho việc cung cấp khách cao hơn.

- Từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước: Sự không rõ ràng và thiếu tính đồng bộ trong những văn bản luật khiến cho việc kinh doanh lữ hành của các Công ty vấp phải nhiều khó khăn trong khâu thủ tục, giấy tờ Hơn nữa, các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc khuyến khích phát triển ngành du lịch, quảng cách bài bản, có chiến lược rõ ràng, đi sau các nước khác Các khu du lịch chưa được quy hoạch một cách chiến lược mà mạnh ai nấy làm, gây ra sự lộn xộn, không có người quản lý, gây ấn tượng xấu cho du khách đến tham quan, và hầu như ít có người muốn quay trở lại.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH CAMPUCHIA CỦA CÁC

CÔNG TY LỮ HÀNH VIỆT NAM

Định hướng chính sách phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn sắp tới 53 3.2 Phương hướng và mục tiêu khai thác thị trường du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam

Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất,phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm. Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là: Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia) bên cạnh đó nâng cao chất lượng khách hàng của một số thị trường như khách Campuchia, Lào, Trung Quốc; Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông. Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi

Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế“cùng mục tiêu, cùng chia sẻ” Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc.

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.

Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Các chương trình ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch. Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt để từ phía Nhà nước Trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quốc gia; hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật.

TS Hà Văn Siêu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

(nguồn: http://www.baodulich.net.vn)

3.2 Phương hướng và mục tiêu khai thác thị trường du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam

Với việc định hướng du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế trọng điểm trong kinh tế đất nước của Nhà nước, cùng với chương trình hành động quốc gia về du đang và sẽ không ngừng có những chính sách và chương trình nhằm khai thác các địa điểm tham quan, thu hút khách du lịch Cùng với sự phát triển của ngành, lợi dụng những lợi thế để tạo đà cho chính doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tạo cho mình những điểm khác biệt và những lợi thế cạnh tranh để không những tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường du lịch đang trên đà phát triển của Việt Nam và đưa du lịch Việt Nam đi lên Với những chính sách quảng bá hình ảnh, cũng không ngừng đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ cán bộ đội ngũ công nhân viên nhằm đáp ứng sự phát triển của thị trường và sự đòi hỏi ngày càng cao của du khách, định hướng phát triển của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời gian tới như sau:

- Phát triển, đa dạng hoá các chương trình du lịch (bao gồm: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, tìm kiếm cơ hội làm ăn…) trên cơ sở khai thác tốt lợi thế ngành của chính các công ty, cùng với việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng và các đối tác trong và ngoài ngành.

- Bên cạnh việc nâng cao số lượng thì vô cùng quan trọng là việc khai thác khách chi trả cao, nâng cao chất lương sản phẩm Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày

- Đầu tư phát triển kinh doanh lữ hành du lịch có trọng tâm, tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường, phân đoạn và định vị thị trường mục tiêu, nhằm xây dựng những chương trình phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Trong năm 2010, nguồn khách nội địa những tháng đầu năm đang được các công ty đẩy mạnh khai thác với khẩu hiệu “tìm về cội nguồn” với năm trọng điểm du lịch hướng về cội nguồn hòa cùng năm du lịch lớn của dân tộc – 1000 năm ThăngLong Hà Nội Bên cạnh đó, vẫn chú trọng việc khai thác thị trường khách inbound,đặc biệt là thị trường khách Đông Nam Á, ASEAN đi với mục đích tham quan, thăm thân và tìm kiếm cơ hội làm ăn vẫn nằm trong chiến lược lâu dài của các công ty.

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing hỗn hợp cho thị trường khách Campuchia của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam

Với xu hướng du lịch mang tính cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi các công ty lữ hành Việt Nam cần nhưng chóng có những giải pháp thích hợp để vượt qua và có thể đứng vững trên thị trường, hướng theo mục tiêu lớn mà chính mình đặt ra,đưa du lịch Việt Nam ngày càng phát triển Để góp phần với sự phát triển này,chuyên đề xin đưa ra một số những giải pháp hoàn thiện chính sách marketing – mix cho thị trường khách Campuchia của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam như sau:

Sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch của Công ty, sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch, không đa dạng về hình thức sẽ làm cho khách hàng cảm thấy nhàm chán Với thị trường du lịch VIệt Nam có số lượng các doanh nghiệp lữ hành ngày càng tăng với quy mô lớn nhỏ, đặc biệt các doanh nghiệp lữ hành nhỏ luôn chiến số lượng lớn Nhằm duy trì và mở rộng khai thác thị trường khách Campuchia trong thời gian tới theo hướng chất lượng đi kèm với việc duy trì số lượng, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cần có sự đầu tư phát triển sản phẩm du lịch của mình theo một số hướng sau: Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

- Tạo và duy trì cũng như phát triển các sản phẩm truyền thống của mỗi công ty, tổ chức theo hàng tháng, là những sản phẩm cốt lõi của công ty, mang tính đặc thù cho kinh doanh của đã được Công ty nghiên cứu và ứng dụng thành công nên nó vẫn sẽ có hiệu quả tốt trong việc thu hút du khách.

- Các công ty cần thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu du khách Trung Quốc cũng như thị trường này một cách chính xác trước khi xây dựng các tour, để có thể chắc chắn rằng nó có thể thoả mãn nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu mà Công ty đang nhắm đến.

- Không ngừng đa dạng hoá các loại hình du lịch, hiện nay Công ty đang tập trung xây dựng các tour du lịch biển dành cho du khách đi với mục đích tham quan thuần tuý, và các tour du lịch qua các thành phố lớn dành cho khách là doanh nhân muốn tìm kiếm cơ hội làm ăn Tuy nhiên, các công ty cần đa dạng hoá các loại hình du lịch này, có thể kết hợp các tour du lịch biển với việc chữa bệnh, hoặc nghiên cứu tìm hiểu Các tour du lịch với mục đích kinh doanh có thể kết hợp với việc tham quan các trung tâm thương mại lớn để cho du khách có thể mua sắm (đây là sở thích khi đi du lịch nước ngoài của người Campuchia), điều này sẽ làm tăng chi tiêu

- Với đặc thù dễ sao chép của ngành du lịch trong một thời gian ngắn, ngoài việc chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ chính là điểm cạnh tranh cốt lõi trong kinh doanh du lịch, để có thể đứng vững trên thị trường và tạo ra được những sản phẩm độc đáo và mang nét đặc trưng riêng, đòi hỏi doanh nghiệp lữ hành phải không ngừng nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của từng phân đoạn thị trường nhằm tạo ra chất lượng dịch vụ phù hợp Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung ứng, chính vì thế việc hợp tác với các nhà cung ứng có uy tín, luôn cam kết cung ứng dịch vụ tốt nhất là vô cùng quan rọng Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ để có thể đảm bảo đáp ứng đúng và phù hợp với đối tượng khách sử dụng.

- Thường xuyên thay đổi và thích ứng các tour du lịch của mình theo nhu cầu đa dạng và thay dổi lien tục của các nhóm khách hàng Hơn nữa, không du khách nào muốn đi cùng một chương trình hai lần mà họ luôn muốn đến những địa điểm mới, khác lạ để tìm hiểu, khám phá Khi xây dựng các chương trình mới, các doanh nghiệp cần tham gia các chuyến thực nghiệm để họ có thể khảo sát trước về chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất và kỹ thuật tại các địa điểm du lịch.

- Việc cung cấp thêm một số dịch vụ và chương trình bổ sung như mừng sinh nhật thành viên trong đoàn, chụp ảnh lưu niệm miễn phí cho toàn đoàn, tặng quà cho các em bé đi cùng (các món quá nhỏ có in logo và biểu tượng của Công ty)…vô cùng cần thiết và sẽ để lại ấn tương tốt đẹp trong mắt khách hàng

Chính sách giá có liên quan trực tiếp đến doanh thu của Công ty và có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, vậy nên, bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm du lịch đa dạng phong phú, thì doanh nghiệp cũng cần có chính sách giá phù hợp.

Nhìn chung, đa phần khách du lịch Campuchia là những người có khả năng thanh toán không cao, tuy nhiên bên cạnh thị trường du lịch giá rẻ đã nổi lên một phân mảng thị trường sẵn sàng đến với loại hình du lịch cao cấp và việc khai thác thị trường khách đó chính là mục tiêu dài hạn của du lịch Việt Nam nên, các doanh nghiệp nên áp dụng chính sách giá linh hoạt mềm dẻo đối với từng phân khúc thị trường Đối với phân khúc thị trường là những người đi du lịch thuần tuý, thường có mức chi trả không cao, Công ty nên áp dụng chính sách giá cạnh tranh, giảm giá cho những đoàn có số lượng lớn hoặc miễn giá cho trưởng đoàn, vì đây thường là các đoàn do các công ty tổ chức cho cán bộ nhân viên Đối với khách đi tìm kiếm cơ hội làm ăn, họ thường quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ mà không để ý đến giá thành, doanh nghiệp có thể cung cấp những tour du lịch với giá cao hơn nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng tốt doanh nghiệp cũng cần áp dụng chính sách giá thấp, giá phân biệt cho những sản phẩm mới hoặc tại thời điểm thấp vụ để thu hút khách, đảm bảo được chỉ tiêu về số lượng của doanh nghiệp, tuy nhiên không nên để cho khách hiểu rằng giá thấp có nghĩa là chất lượng dịch vụ thấp Đặc biệt, đối với các Công ty lữ hành gửi khách, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ trên cơ sở sử dụng giá ưu đãi đối với những hãng gửi khách mới, và giá ổn định với những hàng có quan hệ làm ăn lâu dài. Để có những chính sách giá linh hoạt như trên, đòi hỏi doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với các nhà cung ứng dịch vụ, tránh tình trạng ép giá, nâng giá trong những thời điểm cao vụ gây tâm lý hoang mang, lo lắng, làm mất lòng tin nơi khách hàng Đôi khi, cần chịu lỗ, giảm mức lợi nhuận trên một chương trình du lịch để kích cầu, và đạt mục tiêu doanh thu thông qua chỉ tiêu số lượng tour bán ra, điều này không những giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh qua giá trên thị trường, mà nó còn góp phần khẳng định hình ảnh và uy tín của Công ty một cách rõ nét hơn nữa trong tâm trí du khách.

Với 4 kênh phân phối hiện nay doanh nghiệp sử dụng là kênh trực tiếp, qua các đại lý bán buôn và qua các hãng lữ hành gửi khách, tuy nhiên các hàng lữ hành gửi khách là nơi cung cấp lượng khách inbound lớn nhất cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, vì thế khá phụ thuộc vào các hãng gửi khách và nhiều khi xảy ra tình trạng ép giá, hoặc cắt hợp đồng khi có công ty trả hoa hồng cao hơn cho họ. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát giá bán tour của các hãng gửi khách, điều này làm cho các chính sách mà Công ty áp dụng không đạt được kết quả như mong muốn Nhằm cải thiện tình hình này, các doanh nghiệp cần thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với các hãng gửi khách thông qua một số chính sách ưu đãi như giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán, mở các cuộc hội nghị khách hàng, tổ chức các tour du lịch khảo sát…Bên cạnh đó, Công ty cũng cần tích cực tham gia các Hội chợ du lịch, Triển lãm du lịch để có thể mở rộng mối quan hệ với nhiều hãng lữ hành gửi khách khác, mở rộng được nguồn cung ứng khách cho doanh nghiệp.

Ngoài ra , các doanh nghiệp cần nâng cấp các trang web của công ty, có sử truy cập, tìm kiếm thông tin và đặt tour trực tiếp với Công ty.

Công ty cũng cần mở thêm các chi nhánh du lịch tại các tỉnh biên giới có cửa khẩu mà khách Campuchia được phép nhập cảnh để đón khách từ biên giới về cho Công ty, đồng thời cũng cần xác lập các đại lý du lịch tại đây làm nơi phân phối và đưa đón khách. Đặc biệt, để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài và khai thác có hiệu quả thị trường khách Capuchia, Công ty nên đầu tư mở một văn phòng đại diện tại thành phố của Campuchia Ban đầu, vốn đầu tư sẽ khá lớn và tốn kém, nhưng nó sẽ giúp Công ty liên hệ trực tiếp với du khách, đồng thời nó cũng giúp Công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo xúc tiến tại thị trường này có hiệu quả hơn.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế“cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Theo nghiên cứu của Công ty Nielsen và Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA), cứ 10 người được hỏi thì có 7 người tìm kiếm điểm đến thông qua trang web, 6/10 người sử dụng các diễn đàn thảo luận về du lịch để tìm kiếm nguồn thông tin Internet được đánh giá là nguồn thông tin phổ biến nhất cho các du khách tiềm năng, tiếp theo là các đại lý du lịch và những phương tiện truyền thông khác như báo, tạp chí Trong khi phần lớn du khách vẫn sử dụng đại lý du lịch (61%), thì cũng có khoảng 29% thích dùng dịch vụ du lịch trực tuyến, 16% số người được hỏi đi du lịch nước ngoài thông qua các trang web của khách sạn hay các công ty vận tải, đặt chuyến đi qua mạng đang có xu hướng gia tăng rất nhanh.

Ngày đăng: 19/07/2023, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w