1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH POSCO VIỆT NAM

68 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 552,33 KB

Nội dung

Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuấ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU



Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắn liền với hoạt

động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách khỏi quan hệ trao đổi tồn tại giữa

các đơn vị kinh tế Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản

xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu

được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các

doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật.

Trong kinh doanh nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, Mỗi đối tượng này quan

tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau Song nhìn chung

họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng

thanh toán và mức lợi nhuận tối đa Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình

hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy

rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn

định và tăng cường tình hình tài chính

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính

thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Phân tích

tình hình tài chính của Công ty TNHH Posco Việt Nam” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp

của mình

Trang 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH POSCO VIỆT NAM

1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Posco Việt Nam

 Tên giao doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN POSCO VIỆTNAM

 Tên giao dịch bằng tiếng Anh: POSCO VIETNAM CO., LTD

 Tên viết tắt: POSVIET

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên

 Địa chỉ trụ sở chính: Lô số 1, Khu Công nghiệp Phú Mỹ II, huyện Tân Thành, tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

 Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: Phòng 903,904,905,906, tầng 9, Dimond Plaza,

số 34 đường Lê Duẫn, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh

 Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất sắt, thép

 Sản xuất và gia công các loại dây đai thép và dây đai nhựa PET

 Xây dựng, sở hữu và khai thác cảng chuyên dùng

 Quá trình xây dựng và diện tích khai thác

Công ty TNHH Posco Việt Nam thuộc tập đoàn Posco Hàn Quốc là một trongnhững tập đoàn thép có quy mô lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam

Ngày 15/11/2006, Công ty nhận giấy phép đầu tư của chính phủ Việt Nam và bắtđầu khởi công xây dựng vào ngày 01/08/2007 trên một diện tích đất rất rộng lớn, nơi màchỉ là một mảnh đất đầm lầy ngập mặn

Ngày 30/03/2007, công trình được hoàn tất việc san lắp mặt bằng cho nhà máy thépcán nguội

Trang 3

Ngày 18/04/2007, công ty nhận được giấy phép thành lập cảng Công ty xây dựngmột bến cảng chuyên dụng được khởi công vào ngày 1/10/2007 và được đưa vào sử dụngsau 12 tháng xây dựng

Trải qua quá trình cải tạo, san bằng, xây lắp Ngày 19/10/2009 nhà máy Posco ViệtNam khang trang hoàn thành sau 20 tháng xây dựng tọa lạc tại Lô 1, Khu Công NghiệpPhú Mỹ 2, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Ngày 08/10/2010, công ty TNHH Posco Việt Nam vinh dự nhận bằng chứng nhậnISO 9001:2008 và ISO 14001:2004

Trang 4

Tổng diện tích đất (bao gồm khu vực cảng): tổng 158ha, diện tích đất khu vực nhàmáy 130 ha, diện tích khu vực cảng 28 ha Trong đó, diện tích của Nhà máy cán nguội34.4 ha, cảng giai đoạn 1 là 14.9 ha.

 Tổng vốn đầu tư đăng ký là:

Cơ cấu tiền vốn: Vốn là 248 triệu USD, trong đó 85% là vốn của tập đoàn Posco,còn lại 15% liên doanh với công ty Nippon Steel nhằm giảm thiểu tỷ lệ bồi thường Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 khoảng 519 triệu USD Trong đó, số vốn đầu tưnhà máy cán nguội là 482 triệu USD, vốn đầu tư cảng chiếm 37 triệu USD

Ngoài ra, tổng số vốn cho giai đoạn 2 khoảng 700 triệu USD

Tổng vốn đầu tư được Chính Phủ Việt Nam chấp thuận (bao gồm cán nóng, thép

mạ, cảng giai đoạn 2): 1.128.000.000

 Quy mô sản xuất :

- Kế hoạch bán hàng 2013: nội địa 51%, xuất khẩu 49%

- Mục tiêu đạt tỉ lệ sản xuất đa của PCM

- Thời gian đạt: sau khi hoàn công 5.7 tháng (1/10/2009 ~ 21/3/2010)

- Mục tiêu đạt tỉ lệ sản xuất tối đa của CAL

POSCO Việt Nam là nhà máy cán nguội có quy mô lớn nhất ở khu vực Đông Nam

Á

1.2 Mục tiêu

- Trở thành dây chuyền cán nguội hiện đại nhất trên thế giới

- Cung cấp hàng hóa cho khách hàng với giá thành thấp nhất

- Trở thành nhà máy xanh nhằm giữ gìn bảo vệ môi trường

- Nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi môi trường thông qua hoạt động cải tiến

1.3 Mô hình tổ chức bộ máy:

1.3.1 Sơ đồ tổ chức:

Trang 5

Bộ phận Kinh doanh trong trước

Bộ phận Kinh doanh nước ngoài

Bộ phận Dịch vụ

và chất lượng SP

Bộ phận Hậu cần kinh doanh

Bộ phận Hỗ trợ cải tiến và An toàn

Bộ phận Kỹ thuật sản xuất

Bộ phận Cán nguội

Bộ phận Ủ liên tục

Bộ phận Bảo trì

\

(Nguồn: Phòng Nhân sự và Hành chính công ty TNHH Posco Việt Nam)

Hình: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Posco-Việt Nam

Trang 6

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

Tổng giám đốc:

- Quản lý tổng thể các dự án đầu tư của Công ty Posco Việt nam

- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam

- Lập hệ thống đào tạo, xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo

- Đào tạo công việc quản lý sản xuất và bao gồm đào tạo ngoại khóa

- Giữ an ninh trật tự và an toàn tại nhà máy Posco Việt Nam

Bộ phận đối ngoại:

- Xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và thực hiện công tác xã hộinhằm thắc chặt mối quan hệ với người dân địa phương cũng như các tổ chức xã hội

- Lập chiến lược, kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện các công tác: PR, quảng cáo tài trợ

và một số hoạt động truyền thông khác Xây dựng và duy trì quan hệ với báo chí, các cơquan quản lý, đối tác,…

- Thực hiện các hoạt động xã hội của Công ty (trao học bổng cho học sinh nghèo, tài trợ

cơ quan chức năng xây nhà tình thương cho người nghèo….)

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng “Ngôi làng mơ ước của gia đình Posco”

Bộ phận Kế hoạch & Tài chính:

- Tiến hành thanh toán trong nước/ ngoài nước và thanh toán thế

- Quản lý doanh thu bán hàng

- Theo dõi công nợ, tiền mặt

- Kế toán thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầunước ngoài

- Kế toán giá thành, tài sản cố định

Trang 7

Bộ phận Thu mua:

- Tăng cường chuyên môn cho từng Phòng ban trong Bộ phận Thu mua

- Tăng cường kỹ năng chiến lược cho Bộ phận Thu mua

- Quản lý các hợp đồng với đối tác bên ngoài, quản lý các hợp đồng dự án lên kết với đốitác

Bộ phận Hệ thống thông tin:

- Hình thành hệ thống thông tin, liên lạc trong công việc

- Bảo trì và quản lý công việc của IT và toàn bộ công việc IT liên quan đế lĩnh vực hỗ trợ(vận hành phần cứng)

- Lên kế hoạch sử dụng máy tính hằng năm và hình thành hệ thống thông tin liên lạc

- Tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất kinh doanh, bảo trì và quản lý hệ thống mạng

Bộ phận Kế hoạch kinh doanh:

- Lập kế hoạch sản xuất và bán hàng hàng quý, hàng năm

- Phân tích kết quả sản xuất, bán hàng hàng tuần, tháng

- Phân tích lượng hàng tồn kho

- Quản lý khối lượng nhập vào theo kế hoạch

- Phân tích lượng tồn nguyên liệu

- Quản lý lượng nguyên liệu tồn dài hạn

- Kiểm tra chứng từ liên quan đến việc xuất hàng, mua bảo hiểm, làm việc với Bộ phậnHậu cần

- Tạo AP và đóng tài khoản

- Theo dõi tiến trình sản xuất, quản lý đơn hàng đặc biệt và gấp

- Tạo PO và đăng ký thông tin mua hàng

Bộ phận Kinh doanh trong nước:

- Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng trong nước

- Lập chiến lược bán hàng nội địa

- Thu thập thông tin về giá cả sắt thép trên thị trường trong nước và định giá bán phù hợpcho các sản phẩm của công ty trên thị trường nội địa

- Phụ trách bán hàng CR trong thị trường nội địa (nhận đơn hàng, thực hiện đơn hàng,giao hàng và quản lý thanh toán

- Phụ trách bán hàng FH trong thị trường nội địa (nhận đơn hàng, thực hiện đơn hàng,giao hàng và quản lý thanh toán

Bộ phận kinh doanh nước ngoài:

- Dự đoán nhu cầu bán hàng HCR (tháng, quý, năm)

- Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng ngoài nước và tìm kiếm khách hàng cho Công ty

- Lập chiến lược bán hàng ngoài nước

- Thu thập thông tin về giá cả sắt thép trên thị trường ngoài nước và định giá bán phù hợpcho các sản phẩm của Công ty trên thị trường ngoài nước

- Phụ trách bán hàng CR trong thị trường ngoài nước (nhận đơn hàng, thực hiện đơn hàng,giao hàng và quản lý thanh toán

- Phụ trách bán hàng FH trong thị trường ngoài nước (nhận đơn hàng, thực hiện đơn hàng,giao hàng và quản lý thanh toán

Trang 8

Bộ phận Dịch vụ chất lượng sản phẩm:

- Thu thập ý kiến của khách hàng trong nước/ ngoài nước để điều chỉnh kỹ thuật sản xuấtnhư yêu cầu của khách hàng

- Tư vấn khách hàng chọn sản phẩm phù hợp

- Kết hợp với bộ phận kỹ thuật sản xuất để sản xuất ra sản phẩm tốt cho khách hàng

- Thu thập phản ánh của khách hàng trong nước/ ngoài nước và giải quyết phản ánh đó

Bộ phận Hậu cần kinh doanh:

- Kế hoạch hậu cần và đầu tư, công việc đối ngoại, quản lý sau bán hàng: bán hàng,thương lượng xuất khẩu, thống kê

- Soạn thảo hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bán phế liệu

- Theo dõi tình hình vận hành cảng, lấy mẫu nước thải định kỳ ở cảng

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, hợp đồng và xuất hóa đơn GTGT

- Chuẩn bị hồ sơ xuất hàng, thương lượng với Ngân hàng

- Cập nhật thông tin giao hàng

- Báo cáo giao hàng trong nước hàng tháng bằng đường bộ và thủy

- Tính chi phí thiệt hại, kiểm tra đề nghị thanh toán cho các dịch vụ vận chuyển và vậnhành cảng

- Theo dõi và làm thanh toán thuế nhập khẩu, báo cáo dự tính chi phí dịch vụ hậu cầnhàng tháng

- Báo cáo hàng ngày, tháng lượng hàng bán ra, công nợ

- Kiểm tra và xác nhận nếu khách hàng nhận đủ số hàng Kiểm tra thông tin giao hàngtrên hệ thống và xác nhận số lượng trên hệ thống ERP, ghi nhận công nợ

- Điều hành xuất khẩu hàng (container)

- Liên hệ các Công ty vận chuyển đấu thầu giao hàng Cập nhật thông tin bốc dỡ hàng hóahàng ngày/ tháng và lịch giao hàng

- Sắp xếp giao hàng tại cảng Hải Phòng, giao hàng bằng đường bộ Theo dõi dịch vụ vậnchuyển

Bộ phận Hỗ trợ cải tiến và An toàn:

- Lập hệ thống đào tạo, xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo QSS

- Giám sát và hỗ trợ công việc cải tiến trong nhà máy

- Lập hệ thống đào tạo, xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch giámsát an toàn

- Quản lý cấp phát đồ bảo hộ lao động, thiết lập hệ thống an toàn lao động cho công ty

- Giám sát và hỗ trợ hoạt động an toàn trong Công ty

- Thiết lập tiêu chuẩn về môi trường và duy trì đạt chuẩn chứng nhận ISO 14001

Bộ phận Kỹ thuật sản xuất:

- Quản lý kho nguyên liệu

- Giám sát và điều chỉnh chất lượng loại sản phẩm

- Quản lý dữ liệu phòng thí nghiệm

- Lập hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm và báo báo hàng ngày/ tuần/ tháng

- Hỗ trợ kỹ thuật dịch vụ cho khách hàng

- Sửa lỗi sản phẩm từ các công đoạn: PCM, CAL

Trang 9

- Vận hành cẩu (hỗ trợ sản xuất và bảo trì).

Bộ phận Cán nguội:

- Sản xuất sản phẩm Full Hard (FH)

- Lập tiêu chuẩn vận hành cho chuyền PCM và Roll Shop

- Báo cáo hàng tháng về tình hình hoạt động chuyền PCM và Roll Shop

Bộ phận Ủ liên tục (CAL):

- Sản xuất sản phẩm CR theo yêu cầu khách hàng

- Thiết lập và duy trì tiêu chuẩn làm việc cho chuyền CAL

- Nghiên cứu, cải tiến máy móc thiết bị

- Quản lý đề nghị mua máy móc thiết bị

- Kiểm tra máy móc thiết bị hàng ngày/ tuần/ tháng/ …

- Vận hành trạm điện 110KV

Tóm lại: mỗi phòng ban, đơn vị đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng hoạt động

có sự gắn kết chặt chẽ do được sự chỉ đạo thống nhất của ban lãnh đạo, kế hoạch được xây dựng từ dưới lên trên Từng phòng ban đều phải đưa ra chiến lược riêng rồi từ đó hợp thành chiến lược tổng thể của công ty nhằm mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

1.4 Sản phẩm của công ty.

Posco việt nam có đội ngủ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo với dâychuyền sản xuất hiện đại Do đó, sản phẩm của công ty ngày càng có tính cạnh tranh caotrên thị trường thế giới, được người tiêu dùng tín nhiệm về mặt chất lượng

Sản phẩm chủ đạo của Công ty là thép, có rất nhiều loại nhưng hầu hết thuộc 3chủng loại sau:

 Mild Steel: đây là loại thép phổ biến nhất ở Công ty Loại sản phẩm này bán chocác khách hàng ứng dụng mạ kẽm, mạ màu

 Automotive Steel: dùng làm các chi tiết ô tô: cửa, sàn xe, phanh…

 Enameling Steel (thép tráng men): ứng dụng làm khung cho các sản phẩm gốm sứdùng trong nhà bếp, đồ gia dụng…

Trang 10

Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan, Indonesia, Malaysia,…và nắm giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử kinh doanh thép của gia đình POSCO tại khu vực Đông Nam Á Trong tương lai, với tư cách là một nhà máy cán nguội lớn nhất Đông Nam Á, công

ty TNHH Posco Việt Nam sẽ chú trọng vào nền tảng và nguyên lý, đồng thời thực hiện hết vai trò là một thành viên đi đầu về Global Posco 3.0 ở nước ngoài để tạo dựng niềm tin của khách hàng dựa trên những sản phẩm và dịch vụ không đâu có thể so sánh kịp, cố gắng trưởng thành và vươn xa thành một thành viên đáng tự hào trong Gia đình Posco, làm hết trách nhiệm về mặt xã hội để trở thành một doanh nghiệp được tin tưởng và quý trọng tại Việt Nam.

Trang 11

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáotài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp,công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừađánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tàichính doanh nghiệp, để nhận biết phán đoán dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyếtđịnh tài trợ, và đầu tư phù hợp

2.1.2 Vai trò

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vi mô của Nhà nước có nhiều đối tượngquan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụngngắn hạn và dài hạn, các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, các cơ quan quản lýNhà nước, người lao động…Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp dưới những góc độ khác nhau Phân tích tài chính giúp cho tất cả đối tượng nào cóthông tin phù hợp với mục đích của mình, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra các quyết địnhhợp lý trong kinh doanh

Các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận nên mối quan tâm lớn nhất của họ là khả năngsinh lãi của doanh nghiệp, bên cạnh đó họ cũng quan tâm đến tính an toàn trong đồng vốncủa họ, do đó họ quan tâm nhiều đến mức độ rủi ro của các dự án đầu tư đặc biệt là rủi rotài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính giúp họ đánh giá được khả năng sinh lờicũng như sự ổn định lâu dài của doanh nghiệp Các nhà cung cấp tín dụng quan tâm đếnkhả năng doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ

Các nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp do vậy họ thường phải quan tâm đến mọi khía cạnhphân tích tài chính Phân tích tài chính giúp họ định hướng các quyết định về đầu tư, cơcấu nguồn tài chính, phân chia lợi nhuận đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để cónhững biện pháp điều chỉnh phù hợp

Cơ quan thuế quan tâm đến số thuế mà doanh nghiệp phải nộp Thông tin tài chínhgiúp họ nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách, số phải nộp,

đã nộp và còn phải nộp

Cơ quan thống kê hay nghiên cứu thông qua phân tích tài chính có thể tổng hợp cácchỉ tiêu kinh tế của toàn ngành, khu vực hay toàn bộ nền kinh tế để phân tích ở tầm vĩ mô,đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn

Người lao động cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giátriển vọng của nó trong tương lai Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp mongmuốn biết được sức mạnh thực sự của doan nghiệp mình, tình hình sử dụng các quỹ, phân

Trang 12

chia lợi nhuận các kế hoạch kinh doanh trong tương lai để có được niềm ti với doanhnghiệp và tạo động lực làm việc tốt.

Như vậy, có thể thấy vai trò cơ bản của phân tích tài chính là cung cấp thông tin hữuích cho tất cả các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên nhữngkhía cạnh khác nhau, giúp cho họ có cơ sở vững chắc để đưa ra các quyết định phù hợpvới mục đích của mình

2.1.3 Mục tiêu

Để trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các đốitượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong kinhdoanh, phân tích tài chính doanh nghiệp cần đạt những mục tiêu sau:

- Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khácnhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sing lãi, rủi ro tàichính…nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động củadoanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế,người lao động…

- Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợpvới tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư tài trợ, phân chia lợinhuận…

- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểmtra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, địnhmức… Từ đó, xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh,giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn đảm bảo kinhdoanh đạt hiệu quả cao Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanhnghiệp

2.1.4 Trình tự tiến hành:

 Thu thập thông tin:

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minhthực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính Nóbao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kếtoán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị…trong đócác thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, lànhững nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy phân tích tài chính trên thực tế là phântích các báo cáotài chính doanh nghiệp

 Xử lý thông tin:

Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thậpđược Trong giai đoạn này người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụngkhác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặtra: xử lý thông tin là quá trịnh sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằmtính toán, so sánh giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả được phục

vụ cho quá trịnh dự đoán vàquyết định

 Dự đoán và quyết định:

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết đểngười sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính Có thể nói

Trang 13

mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính Đối với chủ doannghiệp phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt độngcủa doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển và tối đa hóa lợi nhuận Đối với người chovay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư đối với cấptrên của doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp…

2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và các biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong bênngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, và các chỉ tiêu tài chính tổng hợp vàchi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

 Nguồn tài liệu sử dụng là các báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp

sô liệu từ các sổ sách kế toán, theo chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặcthời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản củađơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trongnhững thời kỳ nhất định Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thôngtin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị

để đưa ra các quyết định phù hợp

Trong nền kinh tế thị trường đối tượng sử thông tin tài chính rất rộng rãi: các nhàquản lý nhà nước quản lý doanh nghiệp, cổ đông chủ đầu tư, chủ tài trợ…Vì vậy, các báocáo tài chính phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu phản ánh trung thực, chính xác,phục vụ đầy đủ kịp thời

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sảnhiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định (cuốingày, cuối quý, cuối năm) Do đó, các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán được sửdụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồnvốn

Kết cấu của Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính: phần tài sản và phần nguồnvốn Cả 2 phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phátsinh phản ánh từng nội dung tài sản và nguồn vốn Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từngmục, khoản theo trình tự logic, khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tàichính của doanh nghiệp

 Báo cáo kết quả kinh doanh:

Trang 14

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tàichính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định Đó là kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh(sản xuất, kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường)

Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiệnnghĩa vụ với nhà nước của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó

Dựa vào số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng thôngtin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ, so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành, để nhận biếtkhái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, và xu hướng vận động, nhằm đưa

ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp

Trong hệ thống báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 phần:

 Phần 1: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh

 Phần 2: phản ánh tình hình thực hiên nghĩa vụ với nhà nước của doanh nghiệp

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là một báo cáo tài chính cung cấpthông tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của doanhnghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt, phản ánhviệc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.Lượng tiền phát sinh trong kỳ bao gồm vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn đượcxem là tương đương tiền

Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kì + Tiền tồn cuối kỳ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tinliên để đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền đề của doanh nghiệp, chỉ ra được mốiliên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của doanhnghiệp và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo

 Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp, được lập nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động sản xuất kinhdoanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính đồng thời giải thíchthêm một số chỉ tiêu

mà trong các báo cáo tài chính chưa trình bày một cách rõ ràng và cụ thể được

2.2.2 Phân tích tỷ số

Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệgiữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản Phương pháp phân tích tỷ sốdựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính

Sự biến đổi các tỷ số là sự biến đổi các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp

tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tàichính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệtham chiếu

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành cácnhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích củadoanh nghiệp

Nhìn chung có 4 nhóm sau:

Trang 15

- Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán.

- Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

- Nhóm chỉ số về hoạt động

- Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạtđộng tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phântích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình

Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện đượctình hình tài chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một sốdấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứu riêngrẽ

2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán tổng quát

Hệ số này biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ phải trả bằngtoàn bộ tài sản của mình (hệ số này phải lớn hơn 1)

- Nếu hệ số nhỏ hơn 1: báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn

bộ, tổng tài sản hiện có không đủ để trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán

Hệ số thanh toán chung

Hệ số cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằngtài sản ngắn hạn của mình (tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong 1 năm hoặctrong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh)

- Nếu hệ số nhỏ hơn 1: chứng tỏ doanh nghiệp không có vốn lưu chuyển Tình hình tàichính của doanh nghiệp không ổn định, không an toàn

Hệ số thanh toán tức thời:

Hệ số thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, quáhạn của doanh nghiệp và đánh giá việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp vớichủ nợ

Công thức:

Hệ số thanh toán tức thời = Tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Trang 16

Ý nghĩa:

Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm tiềnmặt (quay vòng vốn nhanh), các doanh nghiệp này cần phải được thanh toán nhanh chóng

để hoạt động được bình thường

Thực tế, hệ số này lớn hơn 0,5: thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếunhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán Tuy nhiên, nếu

hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòngquay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần

nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của mình

Công thức:

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho – Tài sản ngắn hạn khác

Hệ số thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

Ý nghĩa:

- Nếu hệ số bằng 1: tức là doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán nhanh

- Nếu hệ số nhỏ hơn 1: tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ

- Nếu hệ số lớn hơn 1: tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn

Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi thuần trướcthuế So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanhnghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào

đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ

bù đắp lãi vay phải trả không

2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sửdụng nợ vay của doanh nghiệp Chúng được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ

sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối vớidoanh nghiệp Nguồn gốc

và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ởmột mức độ đáng chú ý

Trang 17

Hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chínhcàng kém, doanh nghiệp bị ràng buộc, bị sức ép từ những khoản nợ vay Nhưng doanhnghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ.

Hệ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ)

Tỷ suất tự tài trợ hay hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự gópvốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn

Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanhnghiệp

Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanhcủa từng doanh nghiệp trong thời kỳ cụ thể

2.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Khi giao tiền vốn cho người khác sử dụng, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, ngườicho vay thường băn khoăn trước câu hỏi: tài sản của mình được sử dụng ở mức hiệu quảnào? Các chỉ tiêu về hoạt động sẽ đáp ứng câu hỏi này Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưngcho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này được sử dụng

để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanhnghiệp được dùng để đầu tư cho Tài sản cố định và Tài sản lưu động Do đó, các nhà phântích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn mà cònchú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp

Tỷ suất hoạt động tồn kho:

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo cho sản xuấtđược tiến hành một các bình thường, liên tục, và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: loại hình kinhdoanh, chế độ cung cấp mức độ đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụ trong năm

Để đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục, đồng thời đáp ứng đủ cho nhu cầu củakhách hàng, mỗi doanh nghiệp cần có một mức dự trữ tồn kho hợp lý, chỉ tiêu này đượcxác định bằng tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trong năm và hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồnkho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ

Công thức:

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần/Hàng tồn kho

Trang 18

Ý nghĩa:

Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối quan

hệ giữa hàng hoá đã bán và vật tư hàng hoá của doanh nghiệp Số vòng quay hàng tồn khocàng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiềukhả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán

Kỳ thu tiền bình quân

Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu.Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càngnhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán) Nhanh chóng giải phóng vốn bị ứđọng trong khâuthanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính Vì vậy, các nhà phân tích tàichính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền trungbình được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở cáckhoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân ngày Chỉ tiêu này được xác định như sau:Công thức:

Kỳ thu tiền trung bình = (Các khoản phải thu/Doanh thu thuần) X 360

Ý nghĩa:

Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kếtluận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các m ục tiêu và chính sách của doanh nghiệpnhư: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanh nghiệp

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thànhtiền mặt của doanh nghiệp, nó cho biết trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu lần thu đượccác khoản phải thu và được xác định :

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/Các khoản phải thu

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả củaviệc thu hồi công nợ Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thunhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều các khoản phải thu Tuy nhiên sốvòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đếnkhối lượng hàng tiêu dùng do phương thức thanh toán quá chặt chẽ

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định nhằm đo lường việc sử dụng TS cố định đạt hiệuquả như thế nào

2.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càngcao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thịtrường Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong thời kỳcao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có

Trang 19

thể đưa chúng ta tới những kết luận sai lầm Bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứngvới lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng Để khắcphục nhược điểm này, các nhà phân tích thường bổ xung thêm những chỉ tiêu tương đốibằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng sốvốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh Phân tích mức độ sinh lờicủa hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua tính và phân tích các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, ngoài việcxem xét chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đạt được trong kỳ, các nhà phân tích còn xác địnhtrong 100 đồng doanh thu đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này được xác địnhbằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

Chỉ số này cho ta biết khả năng sinh lời của tổng tài sản, 1 đồng bỏ vào tài sản thìthu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân củadoanh nghiệp đó Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện củamục tiêu này

2.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont

Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đếncác hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phương pháp này

là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tàisản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ

số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ

số đối với các tỷ số tổng hợp

Trang 20

Trước hết, Doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa tỷ số lợi nhuận sau thuế trêndoanh thu và tỷ số vòng quay tổng tài sản thông qua ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổngvốn).

LNsau thuế LNsau thuế Doanh thu

ROA = = x

Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản

Đẳng thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản (ROA) phụthuộc vào hai yếu tố là Tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản Phân tíchđẳng thức này cho phép doanh nghiệp xác định được chính xác nguồn gốc làm giảm lợinhuận của Doanh nghiệp

Để tăng ROA có thể dựa vào tăng Tỷ suất doanh lợi doanh thu, tăng Vòng quay tổngtài sản, hoặc tăng cả hai

Để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng lợi nhuận sau thuếnhiều hơn tăng doanh thu (ví dụ doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận sau thuế phải tăng >10% mới đảm bảo được việc tăng tỷ số này)

Để tăng vòng quay tổng vốn ta có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyên tổng tàisản (nhưng khi tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ để tăng ROE lại phải tăng tổng tài sản,nên ta có thể đảm bảo việc tăng tỷ số này bằng cách tăng doanh thu nhiều hơn tăng tổngtài sản (ví dụ doanh thu tăng 10% thì tổng tài sản phải tăng < 10%)

Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE )

Công thức:

ROE = ROA X (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu)

ROE = ROA X Vòng quay tổng vốn X (1/(1- hệ số nợ))

ROE = Tỷ suất doanh lợi doanh thu X Vòng quay tổng vốn X (1/(1- hệ số nợ))

Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu,hoặc tăng cả hai Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản,hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ

Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện vàtập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào

hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chínhxác Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành,các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trongmột thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải Nhàphân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont

sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp

Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một số phươngpháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính kể cảphương pháp phân tích các tình huống giả định

Trang 21

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY TNHH POSCO VIỆT NAM

3.1 Phân tích tài chính chung tại công ty

3.1.1 Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản

Trang 22

3.1.1.1 Phân tích theo chiều ngang

BẢNG 3.1: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN TÀI SẢN (Theo chiều ngang)

Đơn vị: Ngàn đồng

Năm 2011 so với năm 2010 Năm 2012 so với năm 2011

A Tài sản ngắn hạn 81.245.939.666 67.392.953.078 154.277.887.649 (13.852.986.588) (17,05) 86.884.934.572 128,92

I Tiền và các khoản

tương đương tiền 4.774.832.958 907.062.707 5.207.238.022 (3.867.770.252) (81,00) 4.300.175.316 474,08

II Các khoản phải thu 11.915.810.229 13.851.665.064 26.740.364.379 1.935.854.835 16,25 12.888.699.315 93,05 III Hàng tồn kho 61.677.168.320 41.183.581.161 112.500.325.832 (20.493.587.159) (33,23) 71.316.744.671 173,17

Trang 23

Qua bảng phân tích cân đối kế toán trên ta thấy giá trị tài sản của Công ty TNHHPosco Việt Nam biến động như sau:

Tổng tài sản năm 2010 là 128.804.410.802 ngàn đồng, tổng tài sản năm 2011 là119.584.464.805 ngàn đồng, giảm 9.219.945.998 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm7,16% so với năm 2010

Tổng tài sản năm 2012 là 199.928.547.948 ngàn đồng, tăng 80.344.083.144 ngànđồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 67,19 so với năm 2011

Nguyên nhân diễn ra tình trạng trên là do biến động của tài sản ngắn hạn và tài sảndài hạn

Tài sản ngắn hạn:

Năm 2010, tổng tài sản ngắn hạn là 81.245.939.666 ngàn đồng Năm 2011, tổng tàisản ngắn hạn là 67.392.953.078 ngàn đồng Năm 2011 so với năm 2010, tài sản ngắn hạngiảm 13.852.986.588 ngàn đồng tương ứng với mức giảm 17,05% Tài sản ngắn hạn giảmchủ yếu là do lượng hàng tồn kho giảm mạnh trong năm

Trong khi đó, tài sản ngắn hạn năm 2012 là 154.277.887.649 ngàn đồng, tăng cao86.884.934.572 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 128,92% so với 2011 Tài sản ngắnhạn tăng chủ yếu là do lượng hàng kho tăng trong năm

 Tiền và các khoản tương đương tiền

Năm 2010, tiền và các khoản tương đương tiền là 4.774.832.958 ngàn đồng Năm

2011, tiền và các khoản tương đương tiền là 907.062.707 ngàn đồng, giảm 3.867.770.252ngàn đồng, tương ứng với mức giảm 81% so với năm 2010

Nhưng sang năm 2012 thì công ty đã điều chỉnh lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên khácao là 5.207.238.022 ngàn đồng, tăng 4.300.175.316 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng474,08% so với năm 2011, có thể thấy lượng tiền mặt tồn tại quỹ của công ty tương đốinhiều, điều này không tốt vì làm chậm vòng quay vốn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh sẽ không hiệu quả

 Khoản phải thu

Năm 2010, khoản phải thu là 11.915.810.229 ngàn đồng Năm 2011, khoản này là13.851.665.064 ngàn đồng, tăng 1.935.854.835 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng16,25% so với năm 2010

Năm 2012, Khoản phải thu là 26.740.364.379 ngàn đồng, tăng lên 12.888.699.315ngàn đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 93,05% Điều này cho thấy công ty đang bịkhách hàng chiếm dụng một số vốn khá lớn

 Hàng tồn kho

Năm 2010, lượng hàng tồn kho là 61.677.168.320 ngàn đồng Năm 2011, lượnghàng tồn kho là 41.183.581.161 ngàn đồng, giảm 20.493.587.159 ngàn đồng, tương ứngvới mức giảm 33,23% so với năm 2010 Đây là mức giảm cao nhất so với các chỉ tiêutrong tài sản ngắn hạn

Nếu trong kỳ trước hàng tồn kho là mức giảm cao nhất so với các chỉ tiêu trong tàisản ngắn hạn Thì trong kỳ này hàng tồn kho có mức tăng cao nhất trong tài sản ngắn hạn.Năm 2012, hàng tồn kho tăng 71.316.744.671 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng173,17%

Trang 24

Do đặc điểm của doanh nghiệp là công ty kinh doanh mặt hàng sắt thép mà giá sắtthép không ngừng biến động, năm 2011 nền kinh tế bị khủng hoảng nên giá thép bị hạthấp nên doanh nghiệp giảm trữ lượng tồn kho mặt hàng thép Đến năm 2012, khi giá mặthàng thép tăng trở lại thì ban lãnh đạo công ty quyết định tăng trữ lượng hàng tồn kho đểbán và chờ giá thép tiếp tục tăng.

 Tài sản ngắn hạn khác

Năm 2010, tài sản ngắn hạn khác là 2.878.128.158 ngàn đồng Năm 2011, Tài sảnngắn hạn khác là 11.450.644.146 ngàn đồng, tăng 8.572.515.988 ngàn đồng, tương ứngvới mức tăng 297,85% so với năm 2010 Năm 2012, khoản tài sản ngắn hạn khác là9.829.959.416, giảm nhưng không đáng kể 1.620.684.730 ngàn đồng, tương ứng với mứcgiảm 14,15% so với năm 2011

Tài sản dài hạn

Qua bảng phân tích biến động tài sản, ta thấy quy mô của tài sản tăng lên chủ yếu là

do tăng về tài sản cố định, với mức tăng liên tục trong các năm như sau:

Năm 2010, tài sản cố định là 47.558.471.136 ngàn đồng Năm 2011, tài sản cố định

là 52.191.511.727 ngàn đồng tăng 4.633.040.591 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lên tăng9,74% so với năm 2010 Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư vào các phương tiện vậntải, máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể là trong năm nàycông ty đầu tư nhập về loại máy cắt hiện đại của Nhật làm tăng chi phí tài sản cố định lên.Tài sản dài hạn năm 2012 là 45.650.660.299 ngàn đồng, giảm 6.540.851.428 ngànđồng, tương ứng với mức giảm 12,53% so với năm 2011, chủ yếu là do việc giảm tài sản

cố định do công ty bán bớt máy móc thiết bị không còn sử dụng cho các công ty đối tác.Như vậy ta thấy, trong năm 2011, tổng tài sản ngắn hạn giảm là do tỷ lệ giảm của tàisản ngắnn nhiều hơn tỷ lệ giảm của tài sản dài hạn, trong đó chiếm tỷ lệ giảm nhiều nhất

là hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn Trong năm 2012, tổng tài sản ngắn hạn tăng là do

tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn nhiều hơn tỷ lệ giảm của tài sản dài hạn, mà hàng tồn khocũng là chỉ tiêu tăng nhiều nhất trong tài sản ngắn hạn

3.1.1.2 Phân tích theo chiều dọc

Trang 25

BẢNG 3.2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN TÀI SẢN (Theo chiều dọc)

Đơn vị: Ngàn đồng

Tỷ lệ Chênh lệch cơ cấu

Trang 26

Theo bảng 2 đánh giá khái quát về tài sản thì ta thấy quy mô sử dụng tài sản cả 3năm 2010, 2011 và 2012 đều tăng Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên, ta cần đi sâuvào phân tích từng khoản mục trên bảng kết cấu tài sản Qua biểu đồ sau đây, chúng ta sẽ

có cái nhìn tổng quát về cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012:

- 20.00

có giá trị 154.277.887.649 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 77,17% trong tổng tài sản Như vậytài sản ngắn hạn có sự thay đổi lớn trong 3 năm cả về giá trị và tỷ trọng Cụ thể biến độngcủa từng khoản mục như sau:

 Tiền và các khoản tương đương tiền:

Năm 2010, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có giá trị 4.774.832.958ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 3,71% trong tổng giá trị tài sản, điều này làm ảnh hưởng tớitính linh hoạt của khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Năm 2011, khoản này có giá trị 907.062.707 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng không đáng

kể là 0,76% trong tổng tài sản Việc giảm tiền năm 2011 làm cho khoản này chiếm tỷtrọng nhỏ nhất trong tài sản ngắn hạn Như vậy, trong năm 2011 công ty đã để tồn quỹtiền mặt rất ít, điều này không tốt vì nó sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh và giảmtính chủ động của doanh nghiệp

Do đó, năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền đã được điều chỉnh tăng lên và

có giá trị 5.207.238.022 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 2,6% trong tổng tài sản, tương ứngtăng 4.300.175.316 ngàn đồng so với năm 2011

 Khoản phải thu khách hàng:

Trang 27

Năm 2010, khoản phải thu của khách hàng có giá trị 11.915.810.229 ngàn đồng,chiếm tỷ trọng 9,25% trong tổng tài sản

Năm 2011, khoản này có giá trị 13.851.665.064 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 11,58%,khoản phải thu của khách hàng tăng lên 1.935.854.835 ngàn đồng nhưng tỷ trọng lại tăng2.33% so với 2010

Và năm 2012 thì phải thu khách hàng có giá trị 26.740.364.379 ngàn đồng chiếm tỷtrọng 13,37%, tương ứng tăng 12.888.699.315 ngàn đồng, tỷ trọng tăng 1,79% so với

2011 Đây là một dấu hiệu không tốt đối với công ty, vì qua 3 năm khoản phải thu đềutăng lên đặc biệt là năm 2012 với mức tăng khá cao cho thấy công ty đang bị khách hàngchiếm dụng vốn rất lớn

Và đến năm 2012, hàng tồn kho là 112.500.325.832 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng56,27%, tăng 71.316.744.671 ngàn đồng, tỷ trọng tăng 21,83%

Hàng tồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản vì đặc thù kinh doanh của doanhnghiệp là kinh doanh mặt hàng sắt thép có trữ lượng hàng tồn kho lớn So sánh 3 năm cómức tăng giảm lượng hàng tồn kho có sự thay đổi, đặc biệt là năm 2011 lượng hàng tồnkho giảm mạnh do nền kinh tế suy thoái và giá sắt thép giảm mạnh nên ban lãnh đạo công

ty quyết định giảm lượng hàng tồn kho để giảm chi phí kho bãi cũng như chi phí lãi vayngân hàng

 Tài sản ngắn hạn khác:

Tài sản ngắn hạn khác của công ty gồm các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn

Năm 2010, tài sản ngắn hạn khác có giá trị 2.818.128.158 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng2,23% Sang năm 2011, tài sản ngắn hạn khác là 11.450.644.146 ngàn đồng, chiếm tỷtrọng 9,58%, tăng 8.572.515.988 ngàn đồng với tỷ trọng tăng 7,34% Và năm 2012,khoản này giảm nhẹ xuống còn 9.829.959.416 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 4,92%, giảm1.620.648.730 ngàn đồng, tương ứng giảm tỷ trọng 4,66% so với 2011

Tài sản dài hạn:

Do đặc thù về loại hình kinh doanh của công ty TNHH Posco Việt Nam là kinhdoanh và gia công các sản phẩm sắt thép nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng giá trị tài sản

Tỷ trọng tài sản cố định có sự thay đổi trong 3 năm, năm 2010 chiếm 36,92%, năm

2011 chiếm 43,64% và năm 2012 chiếm 22,83% trong tổng tài sản công ty Có sự thayđổi này là do năm 2011 doanh nghiệp mua thêm dây chuyền máy cắt từ Nhật bản để giacông được nhiều loại sắt thép có kích thước khác nhau Đến năm 2012, ban lãnh đạo công

ty quyết định bán 1 số dây chuyền không còn cần thiết để giảm bớt chi phí

Qua phân tích có thể thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét Tỷ trọng tài sản dài hạn có sự thay đổi liên tục trong 3 năm, song song với đó là tỷ trọng tài sản ngắn

Trang 28

hạn tăng lên, đây là do đặc thù loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh và gia công sắt thép Trong tài sản dài hạn của công ty thì tài sản cố định chiếm tỷ không lớn, chiếm dưới 45%

Trong tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho là chiếm

tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, nhất là hàng tồn kho Công ty cần có những điều chỉnh hợp lí về khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho để tăng vòng quay vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.1.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn

3.1.2.1 Phân tích theo chiều ngang

Trang 29

BẢNG 3.3: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN (Theo chiều ngang)

Đơn vị: Ngàn đồng

Năm 2011 so với năm 2010 Năm 2012 so với năm 2011

Trang 30

Thông qua bảng phân tích biến động nguồn vốn có thể thấy: Cuối năm 2011, tổngnguồn vốn của công ty là 119.584.464.805 ngàn đồng, so với năm 2010 thì tổng nguồnvốn giảm 9.219.945.998 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,16%.

Năm 2012, tổng nguồn vốn là 199.928.547.948 ngàn đồng, tăng với tốc độ tăng caohơn rất nhiều so với năm 2011 là 80.344.083.144 ngàn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là67,19%, chứng tỏ công ty đã tích cực trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do: nợ phải trả năm 2011 giảm mạnhtrong khi vốn chủ sỡ hữu chỉ tăng rất nhẹ làm cho tổng nguồn vốn năm này giảm Trongnăm 2012, cả 2 nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu đều tăng, nhất là sự tăng mạnh mẽ của nợphải trả dẫn đên tổng nguồn vốn năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, cụ thể như sau:

Nợ phải trả:

Năm 2011, nợ phải trả là 54.412.304.243 ngàn đồng, so với năm 2010 thì nợ phải trảgiảm mạnh là 45.904.531.422 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 45,76% Đến năm

2012, nợ phải trả tăng vọt 78.405.508.208 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 144,10%

so với năm 2011 Trong nợ phải trả có các khoản vay và nợ ngắn hạn, dài hạn biến đổimột cách đột ngột như sau:

 Nợ ngắn hạn:

Năm 2010, nợ ngắn hạn là 82.284.134.370 Năm 2011, nợ ngắn hạn là36.069.471.809 ngàn đồng, giảm 45.739.198.571 ngàn đồng, tương ứng giảm tỷ lệ giảm55,59% so với năm 2010 Năm 2012, nợ ngắn hạn là 125.309.456.103, tăng89.239.984.294 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 247,41% so với năm 2011

Năm 2012, nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng các khoản vay và nợ ngắn hạn, tăng89.239.984.294 ngàn đồng tương ứng tăng 257,82%, phải trả cho người bán cũng tăng4.725.034.481 ngàn đồng

 Nợ dài hạn:

Năm 2011, nợ dài hạn là 18.342.832.434 ngàn đồng, tăng lên 310.131.140 ngànđồng, tương ứng tăng 1,72% so với năm 2010 Năm 2012, song song với việc nợ ngắnhạn tăng cao thì các khoản nợ dài hạn lại giảm, cụ thể nợ dài hạn năm 2012 là7.508.356.348 ngàn đồng, giảm 10.834.476.086 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là59,07% so với năm 2011

Qua phân tích nợ phải trả có thể thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn, tuynhiên nếu công ty không có khả năng thanh toán tốt thì công ty sẽ bị ràng buộc hoặc bịsức ép từ các khoản nợ vay Ví như năm 2012, doanh nghiệp tăng các khoản vay nợ ngắnhạn trong khi đó lại giảm các khoản nợ dài hạn điều này rất có thể dẫn đến rủi ro chodoanh nghiệp

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty liên tục tăng trong các năm:

Năm 2011, nguồn vốn sỡ hữu là 65.172.160.562, tăng 36.684.585.425 ngàn đồng,tương ứng tăng 128,77% so với năm 2010 Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu năm

2011 là 58.800.000.000 ngàn đồng, tăng 37.050.000.000 ngàn đồng, tương ứng tăng170,34% và lợi nhuận chưa phân phối năm 160.229.076 giảm 4.571.125.600 ngàn đồngtương ứng giảm 96,61% so với năm 2010

Trang 31

Năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu là 65.110.735.497 tăng 1.938.574.935 ngàn đồngtương ứng tăng 2,97% Trong đó phải kể đến khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng tươngứng tăng 6.139.370.367 ngàn đồng, tương ứng với mức tăng 3,831.62% Việc bổ sungnguồn vốn chủ sở hữu đã giúp cho tính tự chủ về tài chính của công ty tăng lên, công tycần bổ sung thêm nguồn vốn này ở kì tiếp theo để có một khả năng tài chính vững vàng.Như vậy, nguồn vốn năm 2011 giảm so với năm 2010 là do tỷ lệ giảm của nợ phảitrả nhanh hơn tỷ lệ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu Trong năm 2012 so với năm 2011 thìthì cả 2 chỉ tiêu nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng dẫn đến tổng nguồn vốntăng

3.1.2.2 Phân tích theo chiều dọc

Trang 32

BẢNG 3.4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN (Theo chiều dọc)

Đơn vị: Ngàn đồng

phân phối 4.731.354.676 160.229.076 6.299.599.443 3,67 0,13 3,15 (3,54) 3,02

Tổng nguồn vốn 128.804.410.802 119.584.464.805 199.928.547.948 100.00 100.00 100.00 -

-(Nguồn: Phòng Kế hoạch và tài chính công ty TNHH Posco Việt Nam)

Trang 33

Theo bảng 4 đánh giá khái quát về nguồn vốn thì ta thấy tổng nguồn vốn cả 3 năm

2010, 2011, 2012 đều có sự thay đổi Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta cần đi sâuvào phân tích từng khoản mục trên bảng kết cấu nguồn vốn Qua biểu đồ sau đây chúng ta

sẽ có cái nhìn tổng quát về cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012:

Biểu đồ 3.2: Nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu của công ty

Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy:

 Nợ phải trả:

Năm 2010, Nợ phải trả là 100.316.835.665 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 77,88% trongtổng nguồn vốn Năm 2011, Nợ phải trả là 54.412.304.243 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng45,50% và năm 2012 nợ phải trả là 132.817.812.451 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 66,43% Năm 2010, Vốn chủ sở hữu là 28.487.575.137 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 22,12%trong tổng nguồn vốn Năm 2011, giá trị vốn chủ sở hữu là 65.172.160.562 ngàn đồng và

tỷ trọng vốn là 54,50% và năm 2012 vốn chủ sở hữu là 65.110.735.497 ngàn đồng, chiếm

tỷ trọng 33,57% Vốn chủ sở hữu tăng là do doanh nghiệp huy động nguồn vốn đầu tư chủ

sở hữu tăng và do khoản lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng

Trong năm 2012, Nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng lên nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu lạigiảm đi là do cơ cấu nợ phải trả năm 2012 tăng lên làm tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu giảmxuống

Ta có thể thấy công ty có khả năng huy động vốn vay rất tốt tuy nhiên việc tăng cáckhoản vay ngắn hạn và giảm các khoản vay dài hạn rất có thể dẫn đến rủi ro trong kinhdoanh Doanh nghiệp cần có điềuchỉnh giữa khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn sao chohợp lí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạn chế được rủi ro

Trang 34

Hàng tồn kho liên tục tăng sẽ gây ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản Do đặc thù kinh doanh của công ty là kinh doanh và gia công các sản phẩm sắt thép nên tài sản cố định không chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản.

Vốn chủ sở hữu tăng chậm trong khi nợ phải trả liên tục tăng nhanh điều này rất

dễ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát để có kết luận đúng đắn, chính xác phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu khác liên quan đến tình hình tài chính của công ty để thấy hết được bức tranh toàn cảnh về công ty.

3.1.3 Phân tích tình hình tài chính qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.3.1 Phân tích theo chiều ngang

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w