1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths biện pháp tạm giam và thực tiễn thi hành tại tỉnh điện biên

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Người bị áp dụng biệnpháp này sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, việcáp dụng biện pháp tạm giam luôn gắn liền với những hạn chế về quyền, lợiích hợp pháp của

Trang 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM

Chương 2:THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TẠI

ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM

Trang 2

BLHS : Bộ luật Hình sựBLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựTTHS : Tố tụng hình sự

Trang 3

Số hiệubảng

2.1 Số liệu thụ lý vụ án trên toàn tỉnh Điện Biên (giai đoạn

2.2 Bảng thống kê số quyết định tạm giam do Cơ quan điều

tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Điện

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Tố tụng hình sự (TTHS) là quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xửtội phạm và những hành vi phạm tội Hoạt động TTHS liên quan chặt chẽ đếnquyền con người, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Một trong nhữnghoạt động TTHS là việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và biện pháp tạm giamlà một trong những biện pháp ngăn chặn này, hơn nữa, đây còn được coi làbiện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất Bảo đảm quyền con người, trong đócó quyền con người của người bị tạm giam là trách nhiệm của các cơ quantiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng Người bị áp dụng biệnpháp này sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, việcáp dụng biện pháp tạm giam luôn gắn liền với những hạn chế về quyền, lợiích hợp pháp của công dân như: Quyền tự do đi lại,… Đây là những quyền cơbản của công dân đã được ghi nhận và bảo đảm tại Điều 20 Hiến pháp năm

2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Mọi người có

quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe,danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bấtkỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danhdự, nhân phẩm” Đây là những quyền con người cơ bản và thiêng liêng, bất

khả xâm phạm được thừa nhận ở hầu khắp các nước trên thế giới Quy địnhnày của Hiến pháp bảo đảm mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ, đượcbảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, không bất cứ một ai hay tổ chứcnào có thể xâm hại, tước đi những quyền đó

Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã ra đời và thay thếBLTTHS năm 2003, đã kế thừa, sửa đổi và bổ sung những quy định mới,trong đó có các quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam Tuy nhiên, quaquá trình áp dụng thực tiễn, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được tiếp tục

Trang 5

nghiên cứu, hoàn thiện để quá trình nhận thức, áp dụng một cách đầy đủ vàthống nhất, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thihành án đạt hiệu quả cao nhất

Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, toàn tỉnh ĐiệnBiên đã xử lý 6.732 vụ với tổng số 9.675 bị can, bị cáo bị khởi tố và đưa raxét xử, trong đó việc áp dụng biện pháp tạm giam chiếm phần lớn và được sửdụng khá hiệu quả Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các hạn chế vẫn còntồn tại, đơn cử như các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam còn chưa cụ thể;ngoài ra, vấn đề về năng lực, trình độ của cán bộ tư pháp, Cơ quan điều tra vàcơ sở vật chất của nhiều trại tam giam còn hạn chế đã ảnh hưởng khá nhiềuđến quá trình giải quyết vụ án cũng như việc áp dụng biện pháp tam giam Mặc dù tồn tại các vấn đề như vậy, nhưng trên địa bàn tỉnh Điện Biên có rất ítcác công trình nghiên cứu khoa học để phục vụ nghiên cứu, áp dụng thực tế

Vì những lý do đã nêu trên, với mong muốn cống hiến công trình nghiêncứu khoa học có ích cho việc nghiên cứu nói chung, đối với tỉnh Điện Biên nói

riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp tạm giam và thực tiễn thi hành

tại tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Về đề tài biện pháp tạm giam, trước khi tác giả thực hiện và hoànthiện luận văn đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể:

* Về sách chuyên khảo

Sách chuyên khảo: Sách”Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật

tố tụng hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn” xuất bản năm

2015 của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; sách: “Về tự do cá nhân và biện pháp

cưỡng chế tố tụng hình sự” xuất bản năm 2011 của tác giả Trần Quang Tiệp;

sách “Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam” xuất bản

năm 2010 do tác giả Võ Thị Kim Oanh chủ biên Nội dung của các sáchchuyên khảo này đưa ra đồng thời các vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn,

Trang 6

tuy nhiên, thời điểm viết các sách này trước khi BLTTHS năm 2015 được banhành và có hiệu lực, vì vậy, một số vấn đề mang tính mới của BLTTHS năm2015 tác giả chưa thấy thể hiện trong tác phẩm.

Ngoài ra, nghiên cứu về biện pháp tạm giam trong các giai đoạnTTHS còn được thể hiện trong các sách bình luận khoa học BLTTHS năm2015, đây là các tác phẩm mới nhất, cập nhật điểm mới của BLTTHS năm

2015, cụ thể cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”

của tác giả Phạm Mạnh Hùng, Nxb Lao động, năm 2018 (tái bản lần thứ nhất,có chỉnh sửa bổ sung năm 2019)

* Về các bài báo khoa học

Các bài báo khoa học đã công bố liên quan đến biện pháp tạm giamrất phong phú, chủ yếu là những nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn,trong đó bao hàm cả biện pháp tạm giam Trước năm 2015, đã có nhiều bài

viết về vấn đề này và đáng chú ý nhất là bài viết “Hoàn thiện các quy định về

các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự theo yêu cầu của cảicách tư pháp” của tác giả Phạm Mạnh Hùng, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 21,

năm 2007

Sau năm 2015, khi BLTTHS năm 2015 được ban hành đã có nhiềubài viết nghiên cứu về biện pháp tạm giam theo quy định của BLTTHS năm

2015, đáng chú ý là bài viết “Biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định

của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Hoàng Tám Phi, đăng

trên Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 7, năm 2016; bài viết “Biện pháp tạm

giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ luậtTố tụng hình sự 2015” của tác giả Võ Thị Ánh Phúc, đăng trên Tạp chí Tòa

án nhân dân, số 7, năm 2017; bài viết “Căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện

pháp tạm giam trong Bộ luật Hình sự năm 2015” của tác giả Đặng Văn

Thực, đăng trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 6, năm 2019; bài viết “Bảo

đảm quyền con người của người bị buộc tội trong Tố tụng hình sự” của tác

Trang 7

giả Trần Thị Thu Hiền, đăng trên Quản lý nhà nước, số 4, năm 2019; bài viết

“Quy định về các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong Bộ luậtTố tụng hình sự năm 2015 - Nhìn từ góc độ bảo đảm quyền con người” của

các tác giả Huỳnh Văn Ri, Bùi Kim Trọng, Võ Minh Kỳ, đăng trên Tạp chíNhà nước và pháp luật, số 12, năm 2020 Các bài báo khoa học nêu trên chủyếu đánh giá về quy định của BLTTHS và đặt ra một số vấn đề vướng mắckhi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung, trong đó có biện pháp tạmgiam Các công bố liên quan đến biện pháp tạm giam được thực hiện nêutrên không phải là những nghiên cứu toàn diện về việc bảo đảm quyền trongáp dụng biện pháp tạm giam

* Vê luận văn thạc sĩ

Tác giả nhận thấy có nhiều công trình đã công bố liên quan đến biện

pháp tạm giam, bao gồm: Luận văn “Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng

hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Kạn)”

của tác giả Triệu Văn Mẫn; Luận văn “Biện pháp tạm giam theo tố tụng

hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Nguyễn Công

Thành; Luận văn “Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam

từ thực tiễn của thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trương Hùng Thanh; Luận

văn “Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Hòa

Bình” của tác giả Quách Đình Lực; Luận văn “Kiểm sát việc tạm giữ, tạmgiam trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phạm Tố Phong.

Các luận văn này với nội dung cơ bản là một số vấn đề lý luận về biện phápngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng, đánh giá thực trạng quyđịnh biện pháp tạm giam theo BLTTHS năm 2003; về thực tiễn với phạm vinghiên cứu hẹp, thiếu tính toàn diện Các công trình nghiên cứu nêu trênkhông tiếp cận ở góc độ bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháptạm giam trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyềnhiện nay ở nước ta

Trang 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về biện pháp tạm giamtrong TTHS Việt Nam hiện hành và thực tiễn việc áp dụng biện pháp này tạiđịa bàn tỉnh Điện Biên, mục đích của việc nghiên cứu luận văn là đưa ra cácgiải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tạm giamtrong thực tiễn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụnghiên cứu sau:

- Nghiên cứu, phân tích khái quát quá trình hình thành và phát triểncủa biện pháp tạm giam và một số vấn đề lý luận về biện pháp tạm giam

- Nghiên cứu các quy định cụ thể về biện pháp ngăn chặn tạm giamtrong BLTTHS năm 2015 và thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạmgiam tại địa bàn tỉnh Điện để làm rõ những quy định và vướng mắc, tồn tại,hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định của luật về biện pháp tạm giam

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả áp dụng biện pháptạm giam trong thực tiễn

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật TTHS về biệnpháp tạm giam và thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam tại tỉnh Điện Biên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu khái niệm, ý nghĩa của biệnpháp tạm giam Ngoài ra, luận văn còn phân tích khái quát lịch sử lập pháphình sự và TTHS quy định về biện pháp tạm giam

Về pháp luật: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của BLTTHSnăm 2015 về tạm giam

Trang 9

Về không gian: Luận văn khảo sát thực trạng áp dụng biện pháp tạmgiam trên phạm vi tỉnh Điện Biên.

Về thời gian: Luận văn khảo sát thực trạng áp dụng biện pháp tạmgiam từ năm 2016 đến năm 2020

5 Các phương pháp nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu luận văn trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quanđiểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tội phạm Các phương pháp nghiêncứu cụ thể bao gồm: Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, logic…

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về phương diện khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần

hoàn thiện cơ sở lý luận các quy định của biện pháp tạm giam

Về thực tiễn:

Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trênđịa bàn tỉnh Điện Biên, trước hết là nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việcáp dụng biện pháp tạm giam của Viện kiểm sát trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Đóng góp cho khoa học pháp luật TTHS:

Kết quả của luận văn góp phần làm phong phú khoa học luật TTHSViệt Nam về biện pháp tạm giam trong TTHS

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn được bố cục thành 02 Chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành

về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự

Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh

Điện Biên và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giamtrên địa bàn tỉnh Điện Biên

Trang 10

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

TẠM GIAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ1.1 Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam trongtố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm biện pháp tạm giam

Các biện pháp ngăn chặn đã được quy định trong các văn bản phápluật TTHS nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Nếu như bắtngười, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn tác động cả về thểchất và tâm lý, thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú chủ yếu tác động về mặttâm lý đối với người bị áp dụng Sự cưỡng chế trong biện pháp ngăn chặnđược thể hiện ở sự tạm thời hạn chế tự do của người bị áp dụng, với các mứcđộ khác nhau, tuân thủ quy định chặt chẽ tại BLTTHS1 Các biện pháp ngănchặn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, quyềncon người, hạn chế một số quyền nhân thân của công dân2 Chính vì vậy,BLTTHS đã dành một chương riêng để quy định về các biện pháp ngăn chặn3

Các biện pháp ngăn chặn gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏinơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong số các biệnpháp ngăn chặn được quy định tại Điều 119 BLTTHS năm 2015 Đây là biệnpháp hạn chế tự do có thời hạn do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối vớibị can, bị cáo trong những trường hợp được luật định Tính nghiêm khắc cònđược thể hiện ở chỗ ngoài việc bị tước bỏ quyền tự do thân thể, người bị tạm

1 Nguyễn Ngọc Anh (2020), Biện pháp ngăn chặn tạm giam và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội,Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8.

2 Đào Nguyễn Hồng Minh (2018), Biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can trong tố tụng hình sự ViệtNam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TrườngĐại học Luật Hà Nội, tr.10.

3 Chương VII BLTTHS năm 2015.

Trang 11

giam còn bị hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tựdo ngôn luận, hội họp, biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng,… Vì vậy, pháp luậtTTHS Việt Nam quy định rất chặt chẽ về trình tự cũng như thủ tục áp dụngbiện pháp này.

Có thể đưa ra khái niệm biện pháp tạm giam như sau: Tạm giam là

biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền của Cơquan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng cách ly bị can, bị cáo đối với xãhội trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếptục phạm tội hoặc bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.

1.1.2 Đặc điểm của biện pháp tạm giam

Biện pháp tạm giam có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong TTHS Đây là

biện pháp bảo đảm cho hoạt động TTHS đạt được hiệu quả cao, đồng thời thểhiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với người có hành vi xâm phạmlợi ích của Nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án,các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định củapháp luật, để bảo đảm các quyền của công dân, góp phần nâng cao hiệu quảcủa cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm

Thứ hai, biện pháp tạm giam áp dụng đối với những đối tượng nhất

định và trong những trường hợp do pháp luật quy định, nhằm ngăn chặnnhững hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặcgây cản trở cho các hoạt động tố tụng, đây là một trong những đặc điểm thểhiện rõ nét bản chất pháp lý của biện pháp tạm giam Căn cứ quy định tạiĐiều 119 BLTTHS năm 2015 thì đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giamchỉ có thể là bị can, bị cáo tức là những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đãbị Tòa án quyết định đưa ra xét xử và không phải tất cả bị can, bị cáo đều bịtạm giam mà chỉ áp dụng khi bị can, bị cáo rơi vào trường hợp sau:

Trang 12

(i) Bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêmtrọng, phạm tội rất nghiêm trọng;

(ii) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộluật Hình sự (BLHS) quy định hình phạt tù trên hai năm khi có căn cứ xácđịnh người đó thuộc một trong các trường hợp: Đã bị áp dụng biện pháp ngănchặn khác nhưng vi phạm; không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác địnhđược lý lịch của bị can; bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấuhiệu bỏ trốn; tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; có hành vimua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệusai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tàisản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại,người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;

(iii) Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hìnhphạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyếtđịnh truy nã

Thứ ba, biện pháp tạm giam là biện pháp cưỡng chế nhà nước, pháp

luật nước ta chỉ quy định một phạm vi hẹp những cơ quan và cá nhân có thẩmquyền áp dụng biện pháp tạm giam, đó là:

(i) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Việnkiểm sát quân sự các cấp;

(ii) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự cáccấp, Hội đồng xét xử;

(iii) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp Trongtrường hợp này, lệnh tạm giam phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩntrước khi thi hành

Thứ tư, tạm giam là biện pháp tạm thời hạn chế tự do về thân thể, do

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trongtrường hợp do luật định Thời hạn tạm giam phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng

Trang 13

cũng như tính chất phức tạp của vụ án mà bị can, bị cáo phải thực hiện Tạmgiam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp ngănchặn Nếu như các biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảolĩnh, đặt tiền để bảo đảm chỉ ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của côngdân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyềnhội họp Còn các biện pháp bắt, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêmkhắc, nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân, nhưng thời gian hạn chếquyền tự do trong bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam Trongvòng 12 (mười hai) giờ sau khi bị bắt, Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạmgiữ hoặc trả lại tự do cho người bị bắt Thời gian tạm giữ là 03 (ba) ngày đêmvà tối đa là 09 (chín) ngày đêm đối với trường hợp có gia hạn tạm giữ Trongkhi đó thời hạn tạm giam để điều tra có thể lên đến 03 (ba) tháng đối tội phạm ítnghiêm trọng hoặc 12 (mười hai) tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Thứ năm, biện pháp tạm giam có mục đích ngăn chặn tội phạm và

hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra,truy tố, xét xử hoặc thi hành án được tiến hành đúng đắn Đây là đặc điểmphân biệt giữa tạm giam và hình phạt tù, hình phạt được hiểu là biện phápcưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhằm trừng phạtngười phạm tội và nhằm mục đích cải tạo họ thành người có ích cho xã hội

Thứ sáu, tạm giam là biện pháp có tính chất lựa chọn “có thể áp

dụng” Tức là không phải bắt buộc áp dụng đồng loạt cho mọi bị can, bị cáokhi đã có đủ căn cứ mà những căn cứ chỉ là điều kiện đủ để áp dụng tạm giam

1.1.3 Ý nghĩa của biện pháp tạm giam

Biện pháp tạm giam có các ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, biện pháp tạm giam ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp

tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án Đây là ýnghĩa phòng ngừa của biện pháp tạm giam, thông qua việc tạm thời cách ly bịcan, bị cáo ra khỏi xã hội, các bị can, bị cáo sẽ không thể tiếp tục phạm tội

Trang 14

hoặc phần nào hạn chế hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thôngqua việc cách ly bị cáo.

Thứ hai, tại mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp

ngăn chặn tạm giam nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơquan áp dụng Ví dụ: Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điềutra tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra tiến hành thông qua tác độngtâm lý, hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can hay hoạt động đốichất vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải mất thời gian triệutập nhiều lần, giúp cho quản lý giám sát bị can được chặt chẽ; còn việc tạmgiam bị cáo sau khi tuyên án nhằm bảo đảm cho quá trình thi hành bản án cóhiệu lực pháp luật được thuận lợi

Thứ ba, biện pháp tạm giam có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh và

phòng chống các loại tội phạm cũng như bảo đảm các quyền tự do dân chủ

của công dân, cụ thể:

(i) Tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho việc điều tra xử lý ngăn

chặn tội phạm một cách nhanh chóng, tạo tiền đề cho hoạt động điều tra làmrõ tội phạm được thực hiện hiệu quả, các giai đoạn tố tụng được thực hiệnđúng trình tự là một nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Tòa án Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, các cơquan tiến hành tố tụng được phép áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó tạmgiam giữ vai trò quan trọng Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam sẽ bảođảm cho sự có mặt của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng khi cần thiết,bảo đảm để bản án tuyên có điều kiện thi hành khi có hiệu lực pháp luật cũngnhư bảo đảm tính chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng (giữ bí mậtđiều tra, không cho bị cáo cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội…) Biệnpháp bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan tiếnhành tố tụng, bảo đảm sự chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng, ngănngừa các đối tượng tiếp tục phạm tội hoặc tìm cách xóa dấu vết phạm tội,

Trang 15

chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án, đây là lý do tạm giam là biện pháp hữuhiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đạt hiệuquả cao nhất Ngoài ra, tạm giam còn bảo đảm cho việc thi hành đúng phápluật và hiệu lực của bản án đã được tuyên Cuối cùng, tạm giam thể hiện tínhưu việt của nhà nước ta Quyền và lợi ích hợp pháp của họ được tôn trọng vàbảo vệ, tránh được sự tấn công, xâm hại từ phía các đối tượng nhất định, đó làbiện pháp bảo đảm cho cho mọi công dân yên tâm sinh sống, học tập, làm việctham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất.

(ii) Biện pháp tạm giam không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong hoạtđộng TTHS mà việc quy định biện pháp tạm giam còn là thể hiện sự cưỡngchế của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần nângcao hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa Bởi bản chất của biện pháp ngăn chặn tạm giam ảnh hưởng trực tiếptới quyền tự do cá nhân, người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách ly khỏi xãhội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền công dân: Quyềntự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể Vì lẽ đó mà biện pháp tạmgiam có tác dụng ngăn ngừa hành vi tiếp tục phạm tội, ngăn ngừa hậu quảhoặc gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Tạmgiam góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự kiên quyết của nhà nước trong việc đấutranh phòng chống tội phạm Với việc áp dụng biện pháp tạm giam sẽ bảođảm cho trật tự xã hội được ổn định, pháp luật được giữ vững, chế độ xã hộichủ nghĩa được bảo vệ, các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của công dânđược tôn trọng,

(iii) Việc quy định biện pháp ngăn chặn tạm giam tạo cơ sở pháp lývững chắc, góp phần bảo đảm và tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.Tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm sự tôn trọng các quyềncơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận Bảo đảm không

Trang 16

một công dân nào bị tạm giam trái pháp luật, khi áp dụng biện pháp tạm giamkhông đúng pháp luật quy định, công dân có quyền khiếu nại đến các chủ thểcó thẩm quyền.

1.1.4 Khái quát lịch sử các quy định của pháp luật tố tụng ViệtNam về biện pháp tạm giam

* Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi cóBLTTHS năm 1988

Biện pháp tạm giam trong giai đoạn này được quy định không tậptrung, thể hiện tại nhiều văn bản khác nhau: Điều 11 Hiến pháp năm 1946 -

Hiến pháp đầu tiên của nước ta quy định: “Tư pháp chưa quyết định thì

không bắt bớ, giam cầm người công dân” Theo quy định này thì quyền bắt

bớ, giam cầm công dân sẽ thuộc về cơ quan tư pháp tức là Tòa án các cấp.Theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và Ngạch Thẩmphán thì thẩm quyền tạm giam thuộc về các Thẩm phán

Sắc luật số 103/SL-L005 ngày 20/05/1957 quy định “Bắt người

phạm đến pháp luật phải có lệnh viết của cơ quan tư pháp cấp tỉnh hoặc cấpthành phố trở lên nếu là thường dân hoặc Viện kiểm sát quân sự, Tòa ánquân sự nếu là quan nhân phạm pháp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố Đặc khu trực thuộc trung ương trởlên”.

Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 đều xác định nếu khôngcó quyết định của Tòa án nhân dân hoặc không có phê chuẩn của Viện kiểmsát nhân dân thì không có ai có thể bị bắt So với Hiến pháp năm 1959 thìHiến pháp năm 1980 mở rộng thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, tức làkhông chỉ phê chuẩn mà còn tự quyết định việc bắt và tạm giam người Tómlại, trong giai đoạn này mặc dù chưa có BLTTHS để áp dụng thống nhất trongcả nước nhưng biện pháp tạm giam đã được quy định từ rất sớm trong các vănbản pháp luật của Nhà nước ta Tuy nhiên, quy định về tạm giam không quy

Trang 17

định tập trung mà nằm trong nhiều văn bản khác nhau, chưa phản ánh đầy đủchính sách của Đảng và Nhà nước ta trong pháp luật TTHS, theo đó trườnghợp oan, sai và xâm phạm quyền và lợi ích của công dân thường xảy ra nhiều,qua đó, đặt ra yêu cầu cần phải khắc phục và sớm ban hành văn bản quy địnhvề tạm giam thống nhất trong cả nước.

* Giai đoạn từ khi BLTTHS năm 1988 được ban hành đến trước khicó Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Biện pháp tạm giam được quy định khá cụ thể, rõ ràng và đáp ứngđược yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn này, giữ vai tròquan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của công dân Tuy nhiên, trong 15 năm qua (từ năm 1988 đến năm2003) với tình hình đổi mới trên mọi mặt của đất nước, BLTTHS năm 1988đã bộc lộ những hạn chế sau: Người bị giam, giữ hoàn toàn có quyền yêu cầubồi thường thiệt hại không được đền bù thiệt hại một cách thỏa đáng; các Cơquan điều tra, Viện kiểm sát đều có vi phạm pháp luật TTHS về thời hạn giảiquyết ở nhiều giai đoạn TTHS

* Giai đoạn từ khi BLTTHS năm 2003 được ban hành đến nay

Nội dung tạm giam được quy định tại Điều 88 BLTTHS năm 2003, cóthể thấy BLTTHS năm 2003 đã khắc phục được những bất cập và thiếu sótcủa BLTTHS năm 1988 như đã thu hẹp phạm vi người có thẩm quyền ra lệnhbắt bị can, bị cáo để tạm giam, bảo vệ quyền con người theo hướng tăngcường dân chủ Tuy nhiên, theo thời gian, BLTTHS năm 2003 cũng đã bộc lộnhiều hạn chế không còn phù hợp với tình hình mới, với những căn cứ mang

tính chất chung chung, khó xác định cụ thể như “cản trở việc điều tra, truy

tố, xét xử”4, “cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét

xử”5 qua đó gây ra sự tùy tiện, lạm dụng áp dụng biện pháp tạm giam trongquá trình giải quyết vụ án Do vậy, ngày 27/05/2015, nhằm khắc phục những

4 Điểm b khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003.

5 Điểm b khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003.

Trang 18

điểm hạn chế của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã được Quốc hộithông qua và có hiệu lực.

Bộ luật TTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung so vớiBLTTHS năm 2003 cho phù hợp với thực tiễn, nhằm hạn chế thấp nhất việclạm dụng biện pháp tạm giam, chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết,đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục pháp luật quy định Quyđịnh về biện pháp tạm giam trong BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm2003 có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng Ngoài 02 (hai) nhóm đối tượng được

quy định tại BLTTHS năm 2003 là ”bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm

trọng, rất nghiêm trọng”6 và ”bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội

ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm”7 (nếuthuộc một trong những căn cứ luật định) thì BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm01 (một) nhóm đối tượng nữa cũng có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn

tạm giam, đó là ”bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự

quy định hình phạt tù đến hai năm”8 nhưng phải thuộc một trong các trường

hợp ”nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy

nã”9 Việc mở rộng thêm đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giamlà phù hợp với thực tiễn và chính sách hình sự của nước ta vì trong trườnghợp đối tượng phạm tội nhiều lần hoặc sau khi phạm tội bỏ trốn là thể hiệnmức cao hơn tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, cần phải được ápdụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nếu xét thấy cần thiết

Thứ hai, về căn cứ áp dụng Khắc phục tính định tính trong cách quy

định căn cứ tại BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã quy định áp dụng

biện pháp tạm giam rõ ràng, cụ thể, mang tính định lượng hơn, đơn cử: ”đã bị

áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm”10, ”không có căn cứ rõ

6 Điểm a khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003.

7 Điểm b khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003.

8 Điểm c khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

9 Điểm c khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

10 Điểm a khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

Trang 19

ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can”11 Bên cạnh đó, đã cụ thể

hóa căn cứ ”cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử”12 của BLTTHS năm 2003

thành ”có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian

dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vậtcủa vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thùngười làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích củanhững người này”13 Cách quy định như trên giúp cho các cơ quan tiến hànhtố tụng, người tiến hành tố tụng dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật,hạn chế thấp nhất sự tùy tiện, lạm dụng việc áp dụng biện pháp tạm giamtrong giải quyết các vụ án hình sự

Thứ ba, về thời hạn tạm giam BLTTHS năm 2015 đã rút ngắn thời

hạn gia hạn tạm giam để điều tra so với BLTTHS năm 2003, cụ thể: Theo quyđịnh tại BLTTHS năm 2003, đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được giahạn tạm giam 02 (hai) lần, lần thứ nhất không quá 02 (hai) tháng và lần thứhai không quá 01 (một) tháng; đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể đượcgia hạn tạm giam 02 (hai) lần, lần thứ nhất không quá 03 (ba) tháng và lần thứhai không quá 02 (hai) tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thểđược gia hạn tạm giam 03 (ba) lần, mỗi lần không quá 04 (bốn) tháng Còntheo quy định tại BLTTHS năm 2015 thì đối với tội phạm nghiêm trọng cóthể được gia hạn tạm giam 01 (một) lần không quá 02 (hai) tháng; đối với tộiphạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 (một) lần không quá03 (ba) tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạmgiam 02 (hai) lần, mỗi lần không quá 04 (bốn) tháng Việc giảm bớt số lần vàrút ngắn thời hạn gia hạn tạm giam để điều tra như trên chính là sự thể chế hóatinh thần của Hiến pháp năm 2013 đề cao quyền con người, quyền công dân

11 Điểm b khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

12 Điểm b khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003.

13 Điểm đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

Trang 20

Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 còn quy định bị can, bị cáo là phụ nữ cóthai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh

nặng phải có đủ hai điều kiện “có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng” thì mới

không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác

Trong trường hợp họ ”tiếp tục phạm tội” thì có thể áp dụng biện pháp tạm

giam, không kể đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hay chưa Quy địnhvề việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giamđược tách riêng và được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về biệnpháp tạm giam

1.2.1 Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam

Theo quy định tại Điều 119 BLTTHS năm 2015 thì đối tượng có thểbị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo Trong đó, bị can là

“người đã bị khởi tố về hình sự”14 tức là những người bị cơ quan tiến hành tốtụng khởi tố, được ghi nhận tại quyết định khởi tố bị can về một tội phạm cụ

thể được quy định trong BLHS Còn bị cáo là “người đã bị Tòa án quyết định

đưa ra xét xử”15, những bị can quy định tại khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm

2015, kể từ thời điểm bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử sẽ bị coi là bị cáo,thể hiện tại quyết định đưa vụ án ra xét xử Tuy nhiên, không phải tất cả bịcan, bị cáo đều bị áp dụng biện pháp tạm giam, mà biện pháp này chỉ áp dụngđối với họ trong 02 (hai) trường hợp sau:

Thứ nhất, bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất

nghiêm trọng Căn cứ theo quy định tại BLHS hiện hành16, tội phạm đặc biệtnghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức caonhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chungthân hoặc tử hình; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn

14 Khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015

15 Khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015.

16 Điều 9 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trang 21

cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mườilăm năm tù Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam có thể ra quyếtđịnh tạm giam ngay lập tức mà không cần có thêm căn cứ nào khác nếu bị can,bị cáo thuộc những trường hợp này (trừ khoản 4 Điều 119 BLTTHS năm 2015).

Thứ hai, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm

trọng mà hình phạt BLHS quy định từ trên hai năm nếu có căn cứ cho rằngngười đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thểtiếp tục phạm tội Theo quy định của BLTTHS, tạm giam chỉ áp dụng đối vớinhững bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạttù trên hai năm Đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHSquy định hình phạt từ hai năm trở xuống hoặc hình phạt khác không phải làhình phạt tù thì không áp dụng biện pháp tạm giam Nếu xét thấy cần thiết, thìcơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như cấmđi khỏi nơi cư trú, bão lĩnh, đặt tiền để bảo đảm Khi có căn cứ cho rằng họ cóthể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạmtội là điều kiện tiếp theo để áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp bịcan, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quyđịnh tù trên hai năm Để có thể xác định được thế nào là căn cứ cho rằng bịcan, bị cáo có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếptục phạm tội, thì thường căn cứ vào nhân thân bị can, bị cáo, thái độ của họsau khi phạm tội hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được ápdụng biện pháp ngăn chặn khác Thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa,khoản 4 Điều 119 BLTTHS quy định những trường hợp không được áp dụngbiện pháp tạm giam, gồm:

(i) Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươisáu tháng tuổi;

(ii) Người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng Tuynhiên, những đối tượng này có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam

Trang 22

trong những trường hợp đặc biệt đó là: Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theolệnh truy nã;

(iii) Chỉ khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo vẫn tiếp tục phạm tộihoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử trongtrường hợp bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêmkhắc hơn thì cơ quan, người có thẩm quyền mới ra quyết định tạm giam hayhành vi mà bị can, bị cáo phạm tội là tội phạm xâm hại an ninh quốc gia và cóđủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến anninh quốc gia thì tiến hành tạm giam đối với các bị can, bị cáo

Với quy định này, BLTTHS đã thể hiện khá rõ nét nguyên tắc nhân đạoxã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền trẻ em Đối với phụnữ mang thai, nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, người già yếu và người bịbệnh nặng thì điều kiện sinh hoạt trong các trại tạm giam không thể bảo đảmnhững nhu cầu thiết yếu Hơn nữa, trong những trường hợp này thì bị can, bị cáođã có nơi cư trú rõ ràng, nếu họ không thuộc các trường hợp đặc biệt kể trên thìcác cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác để bảođảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng

1.2.2 Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam

Bộ luật TTHS không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng biện phápngăn chặn tạm giam mà chỉ quy định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặnnói chung Khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1 Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ

người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽtiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụngbiện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảolĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh”

Trang 23

Theo đó, 04 (bốn) căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn (trong đó cóviệc áp dụng biện pháp tạm giam) bao gồm:

(i) Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; (ii) Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việcđiều tra, truy tố, xét xử;

(iii) Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội; (iv) Để bảo đảm thi hành án

Chỉ cần thỏa mãn một trong bốn căn cứ này đã đủ để áp dụng biệnpháp ngăn chặn nói chung

Đối với căn cứ “để kịp thời ngăn chặn tội phạm” chỉ áp dụng cho các

trường hợp bắt người phạm tội quả tang theo quy định tại khoản 1 Điều 111BLTTHS năm 2015 hoặc bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 nhằm mục đích kịp thờingăn chặn hành vi phạm tội, không để tội phạm xảy ra hay không để ngườiphạm tội kết thúc hành vi phạm tội của mình, tránh gây ra hậu quả nguy hiểmcho xã hội Căn cứ này không thể là căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạmgiam vì đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là bị can, bị cáo,hành vi phạm tội của họ là hành vi đã được thực hiện trong quá khứ

Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam bao gồm:

Căn cứ thứ nhất: Đã áp dụng biện pháp ngăn chặnkhác nhưng vi phạm

Điểm a khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định:

“2 Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêmtrọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm”

Trang 24

Như vậy, bị can, bị cáo đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ítnghiêm trọng hơn, tuy nhiên, bị can, bị cáo vẫn vi phạm hoặc là biện phápngăn chặn đã áp dụng đó không còn hiệu quả đối với bị can, bị cáo.

Căn cứ thứ hai: Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khókhăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

Các điểm b, d, đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định:

“2 Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêmtrọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch củabị can;

…d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báogian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồvật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thùngười làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích củanhững người này”

Tác giả thấy rằng, để xác định là có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tộisẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử thường dựa trên những biểuhiện sau đây:

(i) Người bị buộc tội trốn hoặc sẽ trốn khỏi nơi cư trú;(ii) Người bị buộc tội nhiều lần không có mặt theo giấy triệu tập củacơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng;

(iii) Người bị buộc tội có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giụcngười khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

(iv) Người bị buộc tội có hành vi tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu,đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;

Trang 25

(v) Người bị buộc tội có hành vi đe dọa, khống chế, trả thù người làmchứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Như vậy, hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xửthể hiện qua việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người thực hiện tộiphạm có thể bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dấuvết của vụ án, bàn bạc nhau trốn tránh pháp luật, mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép,khống chế người làm chứng, người bị hạị, gây khó khăn phức tạp cho việcxác định, làm rõ sự thật khách quan vụ án Căn cứ này thường được cơ quancó thẩm quyền tiến hành tố tụng viện dẫn để áp dụng biện pháp giữ ngườitrong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắtngười đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giữ, tạm giam

Căn cứ thứ ba: Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tụcphạm tội

Điểm c khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định:

“2 Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêmtrọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

…c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn”

và khoản 3 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định:

“3 Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêmtrọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tụcphạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã”

Để xác định được căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạmtội thường dựa trên những biểu hiện sau đây:

(i) Người bị buộc tội tiếp tục có hành vi chuẩn bị phạm tội được quyđịnh tại khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015;

Trang 26

(ii) Người bị buộc tội có hành vi đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người tố giác tội phạm, người làm chứng, bịhại hoặc những người thân thích của những người đó;

(iii) Người bị buộc tội là người đã thực hiện tội phạm do cố ý và căncứ vào nhân thân của họ thì có căn cứ chứng tỏ họ sẽ tiếp tục phạm tội nếukhông kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn Ví dụ: Người phạm tội xâmphạm an ninh quốc gia, luôn có thái độ chống đối chế độ, không thừa nhậnhành vi phạm tội của mình; người phạm tội cướp tài sản, cướp giật tài sản,trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp tái phạm nguyhiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; người phạm tội giết người, cố ýgây thương tích cho người khác có tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội cótính chất côn đồ; giết người thuê hoặc cố ý gây thương tích thuê

Như vậy, căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội có thểđược thể hiện qua các yếu tố phản ánh về nhân thân của các bị can, bị cáo,bao gồm: Bị can, bị cáo là những phần tử xấu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;là những tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, côn đồ, hung hãn coi thườngpháp luật; bị can, bị cáo có hành vi đe dọa trả thù người làm chứng, bị hại vàsự đe dọa đó có khả năng trở thành hiện thực Căn cứ này thường được cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng viện dẫn để áp dụng biện pháp giữngười trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giam

Tuy vậy, khoản 4 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định: “Đối với bị

can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là ngườigià yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạmgiam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: Bỏ trốn vàbị bắt theo quyết định truy nã; Tiếp tục phạm tội; Bị can, bị cáo về tội xâmphạm an ninh quốc gia ” Quy định này thể hiện tính nhân đạo của nhà

Trang 27

nước, nhưng lại gặp khó khăn khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về cáctrường hợp đặc biệt này, phân tích cụ thể:

(i) Đối với người già yếu, không có sự thống nhất trong pháp luật hìnhsự và TTHS hiện hành Đối với đối tượng già yếu có thể tham khảo theohướng dẫn trước đây tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Người già yếu là người từ 70

tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”

(ii) Đối với người bị bệnh nặng, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thểnhưng có thể căn cứ vào Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày

15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Mắc bệnh

hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấpquân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguyhiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạncuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suythận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội khôngcó khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao”.

* Áp dụng biện pháp tạm giam đối với người phạm tội dưới 18 tuổi

Ngoài những căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam được quy định tạiĐiều 119 BLTTHS năm 2015, thì Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định vềáp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế trong thủ tục tố tụng đặc biệt đối vớingười phạm tội dưới 18 tuổi Biện pháp tạm giam được áp dụng đối với ngườidưới 18 tuổi bao gồm các nội dung như sau:

Thứ nhất, người chưa đủ 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu

có đủ căn cứ đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọngkhi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngănchặn khác không hiệu quả hoặc nếu xét thấy họ có thể tiếp tục phạm tội, bỏtrốn và bị bắt theo quyết định truy nã Theo khoản 2 Điều 419 BLTTHS năm2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp

Trang 28

khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong trường hợp hành vi phạm tội của họcấu thành tội phạm rất nghiêm trong, đặc biệt nghiệm trọng theo quy định tạikhoản 2 Điều 12 khi có căn cứ quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặntại các Điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 củaBLTTHS năm 2015 như đối với người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên.

Biện pháp tạm giam cũng có thể áp dụng đối với người phạm tội từ 16tuổi đến dưới 18 tuổi khi có căn cứ quy định tại các Điều 110, 111, 112, cácđiểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS mà hành vi phạm tội của họcấu thành tội nghiêm trọng với lỗi cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm

trọng Trong trường hợp hành vi phạm tội của họ cấu thành tội nghiêm trọng do

vô ý, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 (hai) năm khi cócăn cứ cho rằng họ sẽ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã

Thứ hai, thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18

tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quyđịnh tại BLTTHS Cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thaythế bằng biện pháp ngăn chặn khác khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạmgiam Kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam,người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết trong thời hạn 24 giờ Sởdĩ điều luật có quy định riêng như vậy là bởi lẽ những người phạm tội hoặc cóthể phạm tội trong trường hợp chưa đủ mười tám tuổi, năng lực hành vi cũngnhư nhận thức chưa đủ hoàn thiện hoặc bị hạn chế về nhiều mặt Do đó, đểbảo đảm tốt nhất quyền con người cho những chủ thể này, pháp luật cần phảicó những quy định riêng biệt và những ưu tiên cho họ Quy định này cũng thểhiện sâu sắc tính nhân văn của pháp luật nước ta

1.2.3 Thẩm quyền ra lệnh tạm giam

Tại khoản 5 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định tạm giam như sau:

Trang 29

“Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ

luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam Lệnh tạm giam của nhữngngười được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải đượcViện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Trong thời hạn 03 ngàykể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liênquan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặcquyết định không phê chuẩn Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quanđiều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.”.

Khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015 quy định bắt bị can, bị cáo đểtạm giam như sau:

“Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo

để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp Trườnghợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thihành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Việntrưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, PhóChánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử”.

Như vậy, thẩm quyền ra lệnh tạm giam gồm: Viện trưởng, Phó Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án,Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữchức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;Hội đồng xét xử; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp

Trong trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cáccấp ra lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam phải được Viện kiểm sátcùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành

Trang 30

Đối với các chủ thể khác như Chỉ huy quân sự, Đồn Biên phòng, Chỉhuy máy bay tàu biển không có quyền ra lệnh tạm giam Đối với Chỉ huytrưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ; người chỉ huy đơnvị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy Đồn Biênphòng ở hải đảo và biên giới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợpkhẩn cấp.

Với tính chất là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hạn chế tự docủa người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy, việc ápdụng biện pháp tạm giam cần phải tuân theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ

Theo quy định của BLTTHS, việc tạm giam bị can, bị cáo phải cólệnh tạm giam Lệnh này phải do những người có thẩm quyền ký Lệnh tạmgiam phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên,địa chỉ của người bị tạm giam; lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao chongười bị tạm giam một bản Theo quy định tại khoản 5 Điều 119 BLTTHSnăm 2015, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra phải được Viện trưởng Việnkiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành

Tạm giam không chỉ hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể,quyền tự do và danh dự của công dân mà còn ảnh hưởng đến cả nhân thân củahọ Chính vì vậy, sau khi ra lệnh tạm giam, cơ quan đã ra lệnh tạm giam cầnphải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho cơ quan chínhquyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cưtrú, làm việc biết Bên cạnh đó, khi tiến hành tạm giam một người cần phảibảo đảm các thủ tục liên quan khác như: Thực hiện việc chăm nom ngườithân thích, bảo quản tài sản của người bị tạm giam17

1.2.4 Thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam

* Thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam để điều tra

17 Điều 120 BLTTHS năm 2015.

Trang 31

Theo quy định tại Điều 173 BLTTHS năm 2015 quy định về thời hạntạm giam, thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra được quy định như sau:

(i) Không quá 02 (hai) tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng Nghĩalà không quá 02 tháng đối với tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm choxã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy địnhđối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03(ba) năm;

(ii) Không quá 03 (ba) tháng đối với tội phạm nghiêm trọng Nghĩa làkhông quá 03 (ba) tháng đối với tội phạm có tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLTTHS quyđịnh đối với tội ấy là từ trên 03 (ba) năm tù đến 07 (bảy) năm tù;

(iii) Không quá 04 (bốn) tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng vàtội phạm đặc biệt nghiêm trọng Nghĩa là không quá 04 (bốn) tháng đối vớitội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, đặc biệt lớn màmức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên07 (bảy) năm tù đến 20 (hai mươi) năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Như vậy, trong giai đoạn điều tra, đối với tội phạm ít nghiêm trọng thìthời hạn tạm giam không quá 02 (hai) tháng, trong thời gian này có quyền giahạn một lần không quá 02 (hai) tháng; đối với tội phạm nghiêm trọng thì thờihạn tạm giam không quá là 03 (ba) tháng, thời hạn này có thể gia hạn 02 (hai)lần, lần thứ nhất không quá 02 (hai) tháng, lần thứ hai không quá 01 (một)tháng Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam để điều tra là04 (bốn) tháng, thời hạn này có thể được gia hạn 02 (hai) lần, lần thứ nhấtkhông quá 03 (ba) tháng, lần thứ hai không quá 02 (hai) tháng Đối với tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam để điều tra không quá 04(bốn) tháng, trong thời hạn này có thể gia hạn 02 (hai) lần, mỗi lần không quá04 (bốn) tháng

Trang 32

Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp nhập vụ án hìnhsự để điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2015, thìthời hạn tạm giam bị can được tính theo tội nặng nhất đã khởi tố đối với bị can

Trường hợp đang điều tra vụ án mà xác định hành vi của bị can phạmvào khoản có khung hình phạt nặng hơn trong cùng một điều luật và trườnghợp quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can sang tội nặng hơn ở điềuluật khác, thì thời hạn tạm giam được tính theo tội nặng hơn nhưng phải trừthời hạn đã điều tra, tạm giam trước đó

Trường hợp đang điều tra vụ án mà quyết định bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án, khởi tố bị can về một tội phạm khác, thì thời hạn tạm giamđược tính theo tội nặng nhất Tổng thời hạn tạm giam theo quy định tại Điều173 BLTTHS năm 2015 nhưng không vượt quá thời hạn điều tra

Trường hợp thay đổi quyết định khởi tố bị can từ tội nặng hơn sang tộinhẹ hơn hoặc xác định được hành vi của bị can phạm vào khoản có khunghình phạt nhẹ hơn trong cùng tội danh, thì thời hạn tạm giam được tính theotội nhẹ hơn Ngay sau khi thay đổi quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều traphải trao đổi, thống nhất với Viện kiểm sát để xem xét, quyết định về việc ápdụng hoặc hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn đối với bị can phù hợp vớitội nhẹ hơn

Khoản 4 Điều 118 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giữđược trừ vào thời hạn tạm giam để điều tra Theo hướng dẫn của cơ quan cóthẩm quyền, nếu việc tạm giam liên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạmgiam được tính tiếp từ ngày hết thời hạn tạm giữ Nếu việc tạm giam khôngliên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày bắt bịcan để tạm giam cho đến ngày kết thúc được ghi trong lệnh (đã trừ đi sốngày bị tạm giữ) Thời điểm cuối cùng của thời hạn tạm giam là 24 giờ 00phút của ngày cuối cùng được ghi trong lệnh Khi tính thời hạn tạm giữ, tạmgiam phải căn cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong quyết định tạm giữ,

Trang 33

lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam và tính liên tục cả ngày nghỉ (thứbảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết), 01 (một) tháng tạm giam được tính bằng30 (ba mươi) ngày.

Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giamtrong trường hợp trước đó bị can đã bị tạm giữ được thực hiện như sau: Thờihạn tạm giam được tính theo ngày, bắt đầu kể từ ngày cuối cùng của thời hạntạm giữ hoặc ngày bắt bị can để tạm giam và kết thúc vào ngày cuối cùng củathời hạn tạm giam (sau khi đã trừ đi số ngày tạm giữ) Cơ quan điều tra, ngườicó trách nhiệm, thẩm quyền phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việctạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì ápdụng biện pháp ngăn chặn khác nếu xét thấy trong thời hạn tạm giam khôngcần thiết phải tiếp tục tạm giam Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bịtạm giam phải được trả tự do Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác

Ví dụ: Trần Thị H bị tạm giữ 03 ngày, từ 10 giờ 00 phút ngày01/3/2018 đến 10 giờ 00 phút ngày 04/3/2018, sau đó H bị khởi tố bị can vàbị ra lệnh tạm giam với thời hạn 02 (hai) tháng, thì thời hạn tạm giam thực tếđối với bị can là 01 (một) tháng 27 (hai mươi bảy) ngày (đã trừ 03 (ba) ngàytạm giữ) Do đó, thời hạn trong lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn lệnh tạmgiam ghi là: Tạm giam trong thời hạn 01 (một) tháng 27 (hai mươi bảy) ngày,kể từ ngày 04/3/2018 đến hết ngày 29/4/2018 đối với bị can Trần Thị H

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp (ví dụ: Vụ án có tài liệu,chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giáhoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn), xét cần phải có thờigian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏbiện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 (mười) ngày trước khi hết thời hạntạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạntạm giam

Trang 34

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:(i) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giammột lần không quá 01 (một) tháng;

(ii) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam mộtlần không quá 02 (hai) tháng;

(iii) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giammột lần không quá 03 (ba) tháng;

(iv) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạmgiam hai lần, mỗi lần không quá 04 (bốn) tháng

Cơ quan điều tra, người có trách nhiệm, thẩm quyền phải kịp thời đềnghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giamhoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nếu xét thấytrong thời hạn tạm giam không cần thiết phải tiếp tục tạm giam Khi đã hếtthời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do Trường hợp xétthấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện phápngăn chặn khác

* Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực cóquyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêmtrọng và tội phạm rất nghiêm trọng Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tracấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhândân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giamđối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêmtrọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểma khoản 3 Điều 173 BLTTHS năm 2015 đã hết mà chưa thể kết thúc việc điềutra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện

Trang 35

kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể giahạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều traBộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điềutra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dântối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương

Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần khôngquá 04 (bốn) tháng Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoảnnày đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổihoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 (một) tháng đối vớitội phạm nghiêm trọng, không quá 02 (hai) tháng đối với tội phạm rất nghiêmtrọng, không quá 04 (bốn) tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm anninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khikết thúc việc điều tra

Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phảilà tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏbiện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyềngia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 (bốn) tháng; trường hợp đặc biệtkhông có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra

Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tụctạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việctạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì ápdụng biện pháp ngăn chặn khác

Trang 36

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tựdo Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngáp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

* Thời hạn tam giam để truy tố

Theo quy định tại Điều 241 BLTTHS năm 2015 thì thời hạn áp dụngbiện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quyđịnh tại khoản 1 Điều 240 của BLTTHS năm 2015, theo đó, thời hạn tạmgiam để truy tố là 20 (hai mươi) ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tộiphạm nghiêm trọng, 30 (ba mươi) ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng vàtội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luậnđiều tra Trường hợp nếu xét thấy cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền cóthể gia hạn thời hạn nhưng không quá 10 (mười) ngày đối với tội phạm ítnghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 (mười lăm) ngày đốivới tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 (ba mươi) ngày đối với tội phạmđặc biệt nghiêm trọng

Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, ngay sau khi nhận hồ sơvụ án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải kiểm tra thời hạn tạm giam bịcan để quyết định như sau:

(i) Nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quanđiều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn màbằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc truy tố quy định tại khoản 1 Điều240 BLTTHS năm 2015 đối với tội phạm đang xem xét quyết định việc truytố và xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can trong giai đoạn truy tốthì Viện kiểm sát tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam hoặc quyết định gia hạn tạmgiam đó mà không phải ra lệnh tạm giam mới;

(ii) Nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơquan điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫncòn nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết thời hạn tạm

Trang 37

giam ít nhất 05 (năm) ngày, Viện kiểm sát ra lệnh tạm giam mới; thời hạn tạmgiam còn lại và thời hạn tạm giam mới không vượt quá thời hạn quyết địnhviệc truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 đối với tộiphạm đang xem xét quyết định việc truy tố Sau khi ra lệnh tạm giam mới,Viện kiểm sát giao ngay lệnh tạm giam cho bị can, cơ sở giam giữ nơi bị canđang bị tạm giam.

* Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm

Loại thứ nhất, thời hạn được Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyếtđịnh sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, thời hạn tạm tính bằng ngày, tháng và đượcghi trong quyết định tạm giam

Loại thứ hai, thời hạn để bảo đảm cho việc xét xử Thời hạn tạm giam

trong trường hợp này được tính bằng sự kiện “kết thúc phiên tòa” và chỉ xuất

hiện khi loại thời hạn thứ nhất đã hết mà không có căn cứ để thay đổi, hủy bỏbiện pháp ngăn chặn tạm giam đang áp dụng và trả tự do cho bị cáo Thời hạnnày được ghi trong quyết định tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án quyết định

Điều 278 BLTTHS năm 2015 quy định về áp dụng, thay đổi, hủy bỏbiện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế Theo đó, sau khi thụ lý vụ án, căncứ vào các điều kiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Thẩm phán Chủ toạphiên tòa có thể quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngănchặn, trừ biện pháp tạm giam thì do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyếtđịnh Trường hợp thấy cần áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam đốivới bị can, bị cáo thì Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phải đề nghị Chánh ánhoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháptạm giam

Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạnchuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS năm 2015 Theođó, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử là không quá 30 (ba mươi) ngàyđối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 (bốn mươi lăm) ngày đối với tội phạm

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w