1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và thực tiễn thi hành tại tỉnh điện biên

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên, từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cho đến nay,việc thực hiện các quy định của pháp luật về KTVA hình sự theo yêu cầu của bịhại trong thực tiễn đã bộc lộ nhiều bất cậ

Trang 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH

1.1 Những vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu

1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về khởi tố theo

Chương 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN

HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI TẠI TỈNH ĐIỆN

2.1 Thực tiễn thi hành pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu

cầu bị của hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên 432.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả khởi tố vụ án hình sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLHS : Bộ luật Hình sựBLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựCQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụngKTVA : Khởi tố vụ án

XXST : Xét xử sơ thẩmXXPT : Xét xử phúc thẩm

Trang 3

Số hiệubảng

2.1 Bảng số liệu tình hình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại (từ

2.2 Tỷ lệ các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại so với số

vụ án được khởi tố từ 01/01/2018 đến 31/5/2021 472.3 Số liệu các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án hình sự

do người yêu cầu rút đơn từ ngày 01/01/2018 đến 31/5/2019 482.4 Số liệu giải quyết, xét xử các vụ án hình sự được khởi tố

theo yêu cầu của bị hại ở cấp sơ thẩm 492.5 Số liệu giải quyết, xét xử các vụ án hình sự được khởi tố

theo yêu cầu của bị hại ở cấp phúc thẩm 50

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để đưa ra các quyết định tốtụng bảo đảm chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật thì vềnguyên tắc đòi hòi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng có tráchnhiệm phải làm sáng tỏ bản chất của vụ án và những vấn đề liên quan đến vụán Khởi tố vụ án (KTVA) hình sự với tính chất là giai đoạn đầu tiên của tốtụng hình sự có nhiệm vụ xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố hoặc quyết địnhkhông KTVA hình sự Với ý nghĩa quan trọng này, xu hướng chung của hầuhết các mô hình tố tụng trên thế giới là giao cho các cơ quan nhà nước cóquyền chủ động trong việc KTVA hình sự Tuy nhiên, bên cạnh nhiệm vụ xácđịnh sự thật khách quan của vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích chung của Nhànước và xã hội thì việc KTVA hình sự cũng phải xem xét đến yếu tố cân bằng/hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra,tránh những tổn thương không cần thiết đối với bị hại Chính vì vậy, đối vớimột số tội phạm nhất định pháp luật tố tụng hình sự trao cho bị hại đượcquyền quyết định có hay không yêu cầu KTVA hình sự để tránh gây thêmnhững tổn thất về tinh thần cho chính họ Việc thực hiện quyền yêu cầuKTVA của bị hại được quy định chỉ áp dụng đối với tội phạm nhất định, theotrình tự, thủ tục chặt chẽ gắn với những hậu quả pháp lý cụ thể nhằm đảm bảosự công bằng cho cả bị hại và người bị buộc tội, bảo đảm nguyên tắc khởi tố,điều tra, truy tố và xét xử vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Với tinh thần lập pháp tôn trọng và bảo vệ quyền con người, ngay từBộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988 - BLTTHS đầu tiên của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận bị hại có quyền yêu cầu KTVAhình sự Trải qua các giai đoạn điều chỉnh phù hợp với những thay đổi vềchính sách hình sự, BLTTHS năm 2003 tiếp tục ghi nhận sâu sắc hơn về KTVA

Trang 5

hình sự theo yêu cầu của bị hại và cho đến nay chế định này đã được quy địnhhoàn thiện trong BLTTHS năm 2015 Có thể nói, quy định của pháp luật tốtụng hình sự hiện hành về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại đã tương đốihoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bị hại thực thi quyền của mình,bảo vệ quyền con người, quyền công dân và nền pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cho đến nay,việc thực hiện các quy định của pháp luật về KTVA hình sự theo yêu cầu của bịhại trong thực tiễn đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế về: Phạm vi các tội phạmđược khởi tố theo yêu cầu của bị hại, về chủ thể KTVA theo yêu cầu của bị hại,về cách thức thực hiện quyền, hậu quả pháp lý của việc thực hiện quyền khởi tốhoặc rút yêu cầu KTVA hình sự Việc nhận thức và thực hiện chưa thống nhấtcác nội dung trên làm cho pháp luật chưa nghiêm, ảnh hưởng đến quyền và lợiích hợp pháp của bị hại Mặt khác, các quy định nêu trên chưa đáp ứng được yêucầu cải cách tư pháp hiện nay theo hướng đảm bảo quyền con người trong tưpháp hình sự, đa dạng hóa các biện pháp xử lý về tội phạm và người phạm tội dođó cần phải nghiên cứu để làm rõ hạn chế, đưa ra những giải pháp khắc phục

Hiến pháp 2013, BLTTHS năm 2015 đã được Quốc hội thông qua vàđi vào đời sống xã hội, có nhiều nội dung mới cần phải triển khai, cụ thể hóasâu sắc trong đó nhu cầu về bảo vệ quyền con người nói chung và trong phápluật tố tụng hình sự nói riêng đang là nội dung cấp bách Từ khi BLTTHSnăm 2015 được thi hành đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cáchtổng thể về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại và đặc biệt thực tiễn thihành ở tỉnh Điện Biên Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thựctiễn thi hành pháp luật về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại từ đó tìm ranhững vấn đề còn tồn tại, xây dựng giải pháp phù hợp để khắc phục nhữngtồn tại đó là yêu cầu khách quan và cần thiết

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Khởi tố vụ án hìnhsự theo yêu cầu của bị hại và thực tiễn thi hành tại tỉnh Điện Biên” làm

luận văn thạc sĩ luật học của mình

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay đã có nhiềucông trình của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn về KTVA hình sự theoyêu cầu của bị hại nhưng ở những góc độ khác nhau

Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các công trình nghiên cứu sau:

- Luận án tiến sĩ luật học với đề tài: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêucầu của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Thái

bảo vệ tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 Luận ánđã phân tích khái niệm KTVA hình sự, cơ sở của việc thiết lập quy địnhKTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại, bản chất pháp lý và ý nghĩa củaKTVA theo yêu cầu của bị hại Trên cơ sở các phân tích đó, tác giả đánh giáthực tiễn áp dụng và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định về KTVA theo yêucầu của bị hại Mặc dù luận án tiếp cận dưới giác độ KTVA hình sự theo yêu cầucủa bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam từ khi có BLTTHS năm 1988đến BLTTHS năm 2003 nhưng đây là công trình nghiên cứu thể hiện tổngquát về những vướng mắc của BLTTHS năm 2003 kế cận với thời điểm banhành BLTTHS năm 2015 nên có nhiều giá trị về lý luận, thực tiễn để kế thừa.Do đó tác giả vẫn lựa chọn công trình khoa học này để nghiên cứu, tham khảo

- Luận án tiến sĩ luật học với đề tài: “Pháp luật về khởi tố vụ án hìnhsự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay” của tác

giả Lưu Bình Dương bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội năm 2017 Luậnán đã phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật vàđiều chỉnh pháp luật về quyền yêu cầu KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hạitrong tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần bổ sung lý luận để hoàn thiện phápluật và điều chỉnh pháp luật về quyền của chủ thể bị hại trong tố tụng hình sự

Ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học cũng đã có nhiều công trình nghiêncứu về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại, cụ thể:

Luận văn “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Tiến Long

Trang 7

bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2018 Luận văn đã làm rõ đượcquy định của BLTTHS năm 2015 về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại,phân tích các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, chủ thể,nội dung, hình thức yêu cầu khởi tố, hậu quả pháp lý của yêu cầu, không yêucầu khởi tố, chỉ ra thực trạng thi hành và giải pháp nâng cao hiệu quả vềKTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại

Nghiên cứu về thực tiễn thi hành pháp luật về KTVA hình sự theo yêu

cầu của bị hại ở địa phương có luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Khởi tố vụán hình sự theo yêu cầu của bị hại và thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Kạn” của

tác giả Hoàng Thị Vân Anh bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019;

Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu củabị hại và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thanh

Tùng bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019 Trên cơ sở kế thừanhững vấn đề lý luận của những công trình nghiên cứu trước, các luận vănnày đã làm sáng tỏ những vấn đề tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng quyđịnh về KTVA theo yêu cầu của bị hại tại các địa phương làm cơ sở cho việcxây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tháo gỡ những vướng mắcphát sinh trong thực tiễn thi hành

Ngoài ra, còn có các công trình khoa học là bài báo đăng trên các tạp

chí pháp luật như: Bài viết “Vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bịhại” của tác giả Nguyễn Hải Ninh đăng trên Tạp chí Luật học, số 6/2010; “Khởitố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại” của tác giả Phạm Thái đăng trên Tạpchí Luật học, số 9/2016; Bài viết “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hạinhững vướng mắc khi thực hiện và kiến nghị khắc phục” của tác giả Vũ Gia Lâmđăng trên Tạp chí Luật học, số 12/2017; Bài viết “Bàn về căn cứ khởi tố vụ án,khởi tố bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015” của tác giả Lưu Thanh Hùngđăng trên Tạp chí Nghề Luật, số 4/2016; Bài viết “Bàn về chế định hòa giảitrong Luật hình sự khi giải quyết vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại” của tác

giả Nguyễn Quang Thái đăng trên Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 41/2019 v.v

Trang 8

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã luận giải sâu sắc kháiniệm bị hại, về quyền của bị hại; xác định quy định KTVA hình sự theo yêucầu của bị hại là quy định quan trọng nhằm bảo vệ bị hại trước tội phạm vớitư cách là quyền con người trong tư pháp hình sự Các công trình này đã chỉra rằng quyền của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam đã được quan tâm vàbảo vệ, bị hại có quyền chủ động khi yêu cầu thực hiện thủ tục tố tụng hình sựvới vụ án mà bị thiệt hại để tự bảo vệ mình Tuy nhiên ít công trình nghiêncứu đánh giá thực tiễn việc thực hiện quyền của bị hại khi yêu cầu KTVAhình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015 được thực hiện cụ thể như thếnào, có được bảo đảm thực tế hay không mà thường gói gọn trong nghiên cứuquy định của pháp luật Việc nghiên cứu thực tiễn KTVA hình sự theo yêucầu của bị hại ở địa phương cụ thể là điều cần thiết và nếu có thể cần đượcnghiên cứu, đánh giá đồng bộ ở từng địa phương với những đặc thù riêng biệtnhằm tạo nên một cái nhìn tổng thể, bao quát trên phạm vi cả nước

Với tình hình nghiên cứu và những vấn đề còn tồn tại nêu trên, luậnvăn sẽ tiếp tục kế thừa những vấn đề lý luận của các công trình nghiên cứutrước, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn thi hành pháp luật về KTVA hìnhsự theo yêu cầu của bị hại tại tỉnh Điện Biên để làm sáng tỏ những bất cập,hạn chế và tìm ra nguyên nhân, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hơn nữaquy định về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại cũng như nâng cao hiệuquả thực hiện nội dung này trong thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luậnvà pháp luật về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự.Đánh giá thực tiễn thi tại địa bàn tỉnh Điện Biên để phát hiện những vấn đềcòn tồn tại, vướng mắc trong công tác KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hạicũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất những giải

Trang 9

pháp góp phần nâng cao hiệu quả KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại nóiriêng và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn xác định những nhiệm vụnghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về KTVA hình sự theoyêu cầu của bị hại như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định KTVAhình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự

- Phân tích, làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hànhvề: Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố; Các tội phạm được khởi tố theo yêucầu của bị hại;Nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố; Hậu quả pháp lý củaviệc yêu cầu, không yêu cầu và rút yêu cầu KTVA hình sự; Trách nhiệm củaCQTHHT trong giải quyết yêu cầu KTVA của bị hại

- Phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về KTVA hình sựtheo yêu cầu của bị hại tại tỉnh Điện Biên, chỉ ra nguyên nhân của nhữngvướng mắc, bất cập

- Xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thi hành pháp luật về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại từthực tiễn tại tỉnh Điện Biên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung vềKTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, quyđịnh của pháp luật hiện hành về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại vàthực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Điện Biên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lýluận, thực tiễn pháp luật về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụnghình sự Việt Nam, có sự phân tích, đánh giá sự phát triển qua từng giai đoạn

Trang 10

- Về không gian và thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cácquy định của pháp luật và thực hiện pháp luật về KTVA hình sự theo yêu cầucủa bị hại kể từ thời điểm BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay,việc nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm:phân tích, tổng hợp, thống kê, luật học so sánh, nghiên cứu trường hợp điểnhình… để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong phạm vi luận văn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về KTVAhình sự theo yêu cầu của bị hại theo quy định của BLTTHS năm 2015 Kếtquả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần bổ sung lý luận và hoàn thiện nội dungcơ bản về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự, đánhgiá sự phù hợp của quy định về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại vớithực tiễn và trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp

Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật vềKTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại tại một địa phương đặc thù cụ thể là tỉnhĐiện Biên Từ đó phản ánh rõ nét sự phù hợp và tính khả thi các quy định vềKTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại được ghi nhận trong BLTTHS năm 2015

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn được kết cấu thành 02 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo

yêu cầu của bị hại tại tỉnh Điện Biên và một số giải pháp kiến nghị

Trang 11

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI

1.1 Những vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầucủa bị hại

1.1.1 Khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

* Khái niệm KTVA hình sự

Pháp luật tố tụng hình sự của bất kỳ quốc gia và hệ thống pháp lý nàotrên thế giới cũng đều nhằm hướng tới mục đích là tìm ra sự thật khách quancủa vụ án và đồng thời bảo vệ quyền con người thông qua biện pháp trấn ápkịp thời, xử lý công minh theo đúng pháp luật đối với mọi hành vi phạm tộixâm hại tới các quyền của công dân, đảm bảo tất cả mọi tội phạm đều bị pháthiện và xử lý Để đạt được mục đích này, pháp luật tố tụng hình sự phải đảmbảo quy định chặt chẽ các trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án củacác cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT), người tiến hành tố tụng nhằm bảovệ quyền con người, tránh sự lợi dụng của những người tiến hành tố tụng,CQTHTT khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giaiđoạn: KTVA hình sự, điều tra vụ án hình sự, truy tố, xét xử sơ thẩm (XXST)vụ án hình sự, xét xử phúc thẩm (XXPT) vụ án hình sự, thi hành án hình sựvà giai đoạn đặc biệt (là giai đoạn xét lại bản án, quyết định của tòa án đã cóhiệu lực pháp luật)1 Để đưa ra bản án kết luận một người có tội hay không có

tội, các CQTHTT và những người tiến hành tố tụng phải thực hiện quá trìnhgiải quyết vụ án hình sự vô cùng phức tạp, trải qua tuần tự từng giai đoạn:Khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử Mỗi giai đoạn này tuy độc lập nhưng vẫn

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr 11.

Trang 12

có mối quan hệ khăng khít tạo thành hoạt động thống nhất, giai đoạn trước làtiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước và cùnghướng đến mục đích là tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Với vị trí là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, KTVA hình sựđược được tiến hành khi xác định hành vi có dấu hiệu của tội phạm và theotrình tự mà BLTTHS quy định KTVA hình sự là cơ sở pháp lý để tiến hànhcác hoạt động tiếp theo Sau khi có quyết định KTVA hình sự, cơ quan cóthẩm quyền được áp dụng các biện pháp điều tra cần thiết theo quy định củapháp luật để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội

Trong khoa học tố tụng hình sự Việt Nam, việc đưa ra khái niệm“Khởi tố vụ án hình sự” đã được lý giải qua những góc độ tiếp cận khác nhau.Cụ thể như sau:

Theo Từ điển Luật học: “Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độclập, mở đầu các hoạt động điều tra Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩmquyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định dấu hiệu của tội phạm”2.Quan điểm này đã khẳng định được vị trí khởi đầu trong hoạt động tố tụngcủa giai đoạn KTVA hình sự, tuy nhiên chưa làm rõ được bản chất, mục đíchcủa việc KTVA hình sự là nhằm xác định có/không có dấu hiệu tội phạm từđó dẫn chiếu đến hệ quả pháp lý là ra quyết định khởi tố hoặc quyết địnhkhông KTVA hình sự Do đó khái niệm KTVA hình sự theo quan điểm nàymới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả đơn thuần mà chưa phản ánh một cách đầyđủ và rõ ràng về bản chất pháp lý của KTVA hình sự

Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học

Luật Hà Nội: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sựtrong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc có hay không có dấu hiệutội phạm để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự”3

2 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 249.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr 271.

Trang 13

Theo quan điểm này, khái niệm KTVA hình sự đã được phản ánh đầy đủ vàrõ ràng hơn, thể hiện rõ nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạmđể khởi tố hoặc không KTVA, bảo đảm không một tội phạm nào không bịphát hiện, không một người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan

Tiếp cận đa chiều từ vị trí, nhiệm vụ và cơ sở pháp lý để thực hiệnhoạt động KTVA hình sự nhằm xây dựng khái niệm KTVA hình sự, có thể kểđến một số quan điểm của các tác giả như:

Theo tác giả Lưu Thanh Hùng “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mởđầu của tố tụng hình sự trong đó các chủ thể có thẩm quyền theo quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự kiểm tra thông tin, tài liệu thu được, xác định cóhay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết địnhkhông khởi tố vụ án”4

Theo tác giả Lê Cảm: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hìnhsự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vàocác quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có haykhông các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đượcthực hiện đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (không khởi tố) vụ ánhình sự liên quan đến hành vi đó”5

Nhìn chung, các quan điểm trên đều thống nhất xác định nội hàmKTVA hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong giai đoạn này,cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định sự việc xảy ra có dấu hiệucủa tội phạm hay không, trên cơ sở những căn cứ và trình tự, thủ tục củaBLTTHS, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định KTVA hình sự hoặcquyết định không KTVA hình sự

Từ nội hàm khái niệm KTVA hình sự này, có thể xác định những đặcđiểm cơ bản của KTVA hình sự như sau:

4 Lưu Thanh Hùng (2016), Bàn về căn cứ khởi tố bị can, khởi tố bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự năm2015, Tạp chí Nghề Luật, số 4/2016

5 Lê Cảm (2004), Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 02.

Trang 14

Thứ nhất, KTVA hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự.

Thời điểm bắt đầu giai đoạn khởi tố hình sự xác định từ khi cơ quan có thẩmquyền giải quyết tin báo tội phạm tiếp nhận thông tin về sự việc có dấu hiệutội phạm theo thủ tục luật định để xem xét, giải quyết Nếu có đủ căn cứ xácđịnh có dấu hiệu tội phạm theo quy định để khởi tố thì CQTHTT có thẩmquyền sẽ ban hành văn bản tố tụng để KTVA, trường hợp không đủ căn cứ xácđịnh dấu hiệu tội phạm thì ban hành văn bản tố tụng về việc không KTVA.Kết quả của giai đoạn KTVA hình sự sẽ là cơ sở pháp lý để xem xét, quyếtđịnh tiến hành các giai đoạn tiến tố tụng tiếp theo nhằm giải quyết vụ án

Thứ hai, trong giai đoạn KTVA hình sự CQTHTT có thẩm quyền sẽ

thực hiện việc xác định dấu hiệu tội phạm để KTVA Việc khởi tố chỉ đượcthực hiện khi CQTHTT xác định có sự việc xảy ra và sự việc đó có dấu hiệuphạm tội CQTHTT xác định dấu hiệu phạm tội dựa trên những căn cứ như:Tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên nhữngphương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước hoặccơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạmhoặc người phạm tội tự thú6 Theo đó, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thìcơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án và một số cơ quan có thẩm quyền trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm KTVA và áp dụng cácbiện pháp được BLTTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạmtội, không được KTVA ngoài những căn cứ và trình tự do pháp luật quy định.Khi xác định dấu hiệu tội phạm chỉ cần xác định có sự việc phạm tội xảy ramà chưa cần xác định ai là người thực hiện hành vi phạm tội Sau khi đãKTVA, cơ quan có thẩm quyền điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra đểxác định người thực hiện tội phạm

Thứ ba, hậu quả pháp lý của giai đoạn khởi tố hình sự là văn bản tố

tụng được thể hiện bằng Quyết định KTVA hình sự hoặc Quyết định không

6 Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015.

Trang 15

KTVA hình sự Quyết định KTVA hình sự là văn bản pháp lý xác định có dấuhiệu phạm tội làm cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra Sau khi ra quyếtđịnh KTVA, hàng loạt các biện pháp tố tụng bao gồm cả các biện pháp cưỡngchế đối với người thực hiện tội phạm) sẽ được áp dụng nên quyết định KTVAphải ghi rõ căn cứ pháp lý, viện dẫn các văn bản, tài liệu cho căn cứ này và ghirõ tội danh, điều khoản áp dụng theo quy định của Bộ luật hình sự (BLHS)làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo Trong trường hợp không có sựviệc phạm tội thì việc KTVA hình sự không còn ý nghĩa nữa, do đó CQTHTTcó thẩm quyền cần kịp thời quyết định không KTVA để chấm dứt việc xácđịnh dấu hiệu tội phạm bằng văn bản cụ thể và cũng phải đảm bảo căn cứ,viện dẫn pháp lý về việc không KTVA theo đúng quy định của BLTTHS.

Như vậy, KTVA hình sự là giai đoạn mà các CQTHTT có thẩm quyềntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định thực hiện việc xác định có haykhông dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc không KTVA hình sự.Trên cơ sở phân tích nội hàm khái niệm, phân tích các đặc điểm pháp lý và từphương diện nghiên cứu về quyền yêu cầu KTVA hình sự của bị hại, tác giảthống nhất với quan điểm nêu trong Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Namcủa Trường Đại học Luật Hà Nội về khái niệm KTVA hình sự

Giai đoạn KTVA hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt lýluận cũng như thực tiễn Đây là giai đoạn xác lập cơ sở pháp lý để cácCQTHTT tiến hành các hoạt động điều tra nhằm phát hiện chính xác, nhanhchóng và xử lý nghiêm minh tội phạm cũng như người phạm tội, thể hiện tháiđộ kiên quyết của nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng chống và kiểmsoát, xử lý tội phạm KTVA là cơ sở để tiến hành các giai đoạn tố tụng tiếptheo và đồng thời cũng là cơ sở để bảo vệ công dân, bảo vệ quyền con người,quyền của các cơ quan, tổ chức trong tố tụng hình sự

* Khái niệm bị hại

Bị hại là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định củaBLTTHS Giống như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị

Trang 16

đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, bịhại cũng được quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể khi tham gia tố tụnghình sự So với những người tham gia tố tụng khác, bị hại là đối tượng màquyền và lợi ích hợp pháp của họ bị tội phạm xâm phạm trực tiếp và nặng nềnhất, phải chịu thiệt thòi nhiều nhất Điều này đòi hỏi khi có sự việc phạm tộixảy ra thì bị hại là đối tượng đầu tiên cần phải được bảo vệ kịp thời, thậm chíngay khi họ bị đe dọa gây ra thiệt hại Pháp luật tố tụng hình sự phải đảm bảoquy định chặt chẽ về việc xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, việcthực hiện quyền và nghĩa vụ của bị hại khi tham gia tố tụng Việc tham gia tốtụng của bị hại không chỉ nhằm bảo vệ, khôi phục những quyền và lợi ích hợppháp của họ đã bị hành vi phạm tội xâm phạm mà còn góp phần quan trọngvào việc xác định đúng sự thật khách quan của vụ án.

Việc ghi nhận về khái niệm bị hại trong tố tụng hình sự trong nhữnggiai đoạn khác nhau có sự khác biệt Trước đây, BLTTHS năm 1988 vàBLTTHS năm 2003 đều sử dụng thuật ngữ “người bị hại” và đưa ra định

nghĩa về người bị hại là “người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản dotội phạm gây ra”7 Từ đó đã dẫn đến tồn tại hai nhóm quan điểm của các nhànghiên cứu luật học về khái niệm người bị hại:

- Nhóm quan điểm thứ nhất: Người bị hại theo pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam phải là cá nhân, một con người cụ thể Theo Từ điển Luật học,

“Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản dotội phạm gây ra Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làmthiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản chứ không thể là phápnhân”8 Tác giả Nguyễn Đức Thái cũng đồng ý với cách giải thích này và cho

rằng “Người bị hại là cá nhân bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động gây racác thiệt hại cụ thể và xác định được về thể chất, tinh thần, tài sản, các quyền

7 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 20038 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích từ ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, tr 198;

Trang 17

và lợi ích hợp pháp được pháp luật quy định”9 Quan điểm này xuất phát từ

quy định của các BLTTHS trước đây và cách hiểu truyển thống về người bịhại đều xác định người bị hại chỉ là cá nhân Về mặt pháp lý thì quan điểmnày là hoàn toàn phù hợp với quy định của các BLTTHS năm 1988, năm2003 Theo đó, người bị hại chỉ có thể là cá nhân - là con người cụ thể vì

người bị hại là người bị thiệt hại Tuy nhiên thực tiễn cho thấy quá trình giải

quyết các vụ án hình sự xuất hiện những cơ quan, tổ chức cũng bị thiệt hại vềtài sản hoặc uy tín do hành vi phạm tội gây ra và thường được CQTHTT xácđịnh là nguyên đơn dân sự Như vậy nếu cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hànhvi phạm tội gây ra nhưng không được coi là bị hại thì sẽ không đảm bảo sựcông bằng cho các cơ quan, tổ chức này bởi thực tế quyền và nghĩa vụ của bịhại hoàn toàn khác biệt và rộng hơn so với quyền, nghĩa vụ của nguyên đơndân sự

- Nhóm quan quan điểm thứ hai: Đối lập với nhóm quan điểm thứ

nhất, một số nhà nghiên cứu luật học lại cho rằng người bị hại không chỉ là cá

nhân mà còn có thể là pháp nhân, tổ chức.Theo tác giả Lê Tiến Châu, “Ngườibị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sảndo tội phạm gây ra”10 Tác giả Lê Thị Thúy Nga tuy không đưa ra định nghĩacụ thể nhưng cũng thống nhất với quan điểm cho rằng người bị hại bao gồmcả cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra11 Quan điểm này xuất pháttừ nhận định mặc dù về mặt hình thức BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm

2003 không quy định “Người bị hại là người bị thiệt hại…” nhưng có thểhiểu theo khía cạnh từ “người” theo nghĩa rộng bao gồm cá nhân, tổ chức

trương ứng như đối với trường hợp “người có quyền lợi và nghĩa vụ liênquan” Nếu hiểu khái niệm về người bị hại theo quan điểm này sẽ bảo đảm

9 Nguyễn Đức Thái (2015), Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự ViệtNam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 33.

10 Lê Tiến Châu (2007), Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1/2007, tr 28.

11 Lê Thị Thúy Nga (2011), Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí

Nghề Luật, số 3, tr 13.

Trang 18

hơn sự công bằng giữa các chủ thể là cá nhân với các chủ thể là cơ quan, tổchức khi cùng bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Tuy nhiên cách lý giảinày chưa thực sự phù hợp nếu không được ghi nhận đầy đủ trong quy địnhcủa BLTTHS hoặc được hướng dẫn bởi văn bản pháp luật của cơ quan cóthẩm quyền.

Tình trạng tồn tại những quan điểm khác nhau về bị hại theo quy địnhcủa BLTTHS trước đây đã gây ra nhiều vấn đề tranh luận và khó khăn trongquá trình áp dụng pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp phápcủa các cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Khắc phụcnhững hạn chế đó, BLTTHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh, theo đó khôngđịnh danh chủ thể là “Người bị hại” mà định danh chủ hể bị thiệt hại do hànhvi phạm tội là “bị hại”, đồng thời đưa ra định nghĩa về bị hại bao gồm cả cánhân và cả cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi của tội phạm gây ra12 Việcghi nhận này đã đánh dấu sự thay đổi lớn của pháp luật tố tụng hình sự hiệnđại, phù hợp định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tốtụng hình sự với nội dung về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngườitham gia tố tụng, trong đó bao gồm cả bị hại

Từ thực tiễn và nội dung ghi nhận về bị hại với tư cách là người tham giatố tụng hình sự hiện nay, có chỉ ra những đặc điểm pháp lý của bị hại như sau:

Thứ nhất, chủ thể bị hại bao gồm cả cá nhân, cơ quan, tổ chức “Bịhại” là cá nhân phải là cá nhân đang sống có năng lực trách nhiệm hình sự để

tham gia vào các hoạt động tố tụng Nếu bị hại là người chưa thành niên,người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giámhộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại.Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham giatố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị

12 Lưu Bình Dương (2017), Pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại trong tố tụng hình sự ViệtNam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.

Trang 19

hại Đối với cơ quan, tổ chức là bị hại phải là tổ chức được thành lập và hoạtđộng hợp pháp theo quy định của pháp luật và đang tồn tại thực tế Đại diệntheo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp phápcủa bị hại Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chứckhông thể tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ chức phải cử người khác làmđại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại Và việc thay đổingười đại diện của cơ quan, tổ chức phải được thông báo ngay cho cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng.

Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm thiệt

hại về thể chất, tinh thần, tài sản đối với cá nhânvà thiệt hại về tài sản, uy tínđối với cơ quan, tổ chức Thiệt hại mà bị hại phải chịu phải là thiệt hại thực tếsong cần lưu ý hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trongtất cả các trường hợp Thiệt hại của bị hại bao gồm cả thiệt hại về thể chất,tinh thần, tài sản đối với cá nhân hoặc thiệt hại về tài sản, uy tín đối với cơquan, tổ chứcdo tội phạm đe dọa gây ra

Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm,

tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây racho bị hại Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để phân biệt giữa bị hại vànguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự Bởi trong thựctiễn giải quyết, xét xử các vụ án hình sự việc xác định tư cách tố tụng của bịhại thường bị nhầm lẫn với nguyên đơn dân sự hoặc các đương sự khác làmảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như việcgiải quyết vụ án

Thứ tư, công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố

tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được CQTHTT công nhận Xét vềmặt hình thức, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, uytín do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự khi họđược cơ quan có thẩm quyền công nhận là bị hại thông qua hành vi triệu tập

Trang 20

họ đến khai báo với tư cách bị hại Trong trường hợp hành vi phạm tội khôngbị phát hiện và xử lý hoặc trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chứcbị thiệt hại mặc dù trên thực tế có cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể chất,tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra thì cá nhân, tổ chức đó cũngkhông trở thành người bị hại trong vụ án hình sự.

Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu Bị hại làcá nhân trực tiếp bịthiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại vềtài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra; được cơ quan tiếnhành tố tụng công nhận và triệu tập tham gia tố tụng.

Tương tự như những người tham gia tố tụng khác, quyền và lợi íchhợp pháp của bị hại được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận, bảo vệ và đảmbảo thực hiện Đây là nguyên tắc, tư tưởng xuyên suốt về bảo đảm quyền conngười, quyền công dân được quy định từ Hiến pháp năm 2013 cho đến BLHSnăm 2015, BLTTHS năm 2015 cũng như các văn bản pháp luật khác Songbên cạnh những quyền lợi và nghĩa vụ được BLTTHS ghi nhận, bị hại còn cóquyền yêu cầu KTVA - quyền thực hiện trên phương diện tự bảo vệ của bịhại, một quyền đặc thù mà tất cả những người tham gia tố tụng khác khôngđược ghi nhận

* Khái niệm KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại

Bên cạnh nguyên tắc chung về xử lý tội phạm, pháp luật tố tụng hìnhsự Việt Nam vẫn ghi nhận trường hợp ngoại lệ về KTVA hình sự, theo đó ghinhận “tư tố” như một hình thức bổ sung cho mô hình “công tố” trong tố tụnghình sự Quy định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại chỉ được đặt ratrong một số trường hợp riêng biệt, đó là các trường hợp hành vi phạm tộixâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bị hại mà tính chấtnguy hiểm cho xã hội ở mức độ ít nghiêm trọng Việc KTVA hình sự trongtrường hợp này phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quyđịnh của BLTTHS

Trang 21

Về bản chất, KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại vẫn là KTVA,mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của KTVA hình sự: là giai đoạn đầu tiêncủa tố tụng hình sự, do cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác định có haykhông dấu hiệu phạm tội đối với sự việc xảy ra và kêt quả cũng được thể hiệnbằng Quyết định KTVA hình sự hoặc quyết định không KTVA hình sự Sựđặc biệt của quy định về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại so với KTVAthông thường thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại là quyền đặc thù của

bị hại, không có người tham gia tố tụng nào khác được pháp luật tố tụng hìnhsự cho phép có quyền yêu cầu khởi tố vụ án như bị hại Với tư cách là chủ thểbị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, bị hại có quyền được thực hiện cácbiện pháp hợp pháp để yêu cầu Nhà nước kịp thời ngăn chặn, xử lý hành viphạm tội và tội phạm đã gây thiệt hại cho mình Nói cách khác, đây là quyềnbuộc tội nhân danh cá nhân của bị hại mà pháp luật không thể phủ nhận Bêncạnh các chủ thể có chức năng buộc tội như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sátthì bị hại và đại diện hợp pháp của họ có thể thực hiện quyền buộc tội củamình bằng những quyền tố tụng, song đó là quyền tố tụng chỉ dừng lại ở mứcđộ cho phép bị hại đưa ra yêu cầu về việc xử lý hành vi phạm tội và ngườiphạm tội

Thứ hai, việc KTVA theo yêu cầu của bị hại bị giới hạn trong phạm vi

tội phạm cụ thể - đó là những trường hợp phạm tội xâm phạm đến thể chất,tinh thần, tài sản, uy tín của bị hại nhưng có mức độ nguy hiểm cho xã hộikhông cao Theo đó pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định một sốtrường hợp chỉ được KTVA khi có yêu cầu của bị hại hoặc đại diện hợp phápcủa bị hại Trong những vụ án này việc xử lý tội phạm trước hết ảnh hưởngtới quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và việc giải quyết vụ án có thể đemlại bất lợi về thời gian, kinh tế, danh dự, uy tín của bị hại và đồng thời sự ảnhhưởng của tội phạm tới Nhà nước và xã hội ở mức độ hạn chế (chủ yếu là các

Trang 22

tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng) Vì vậy việc dành quyền chủđộng cho bị hại phát động và chấm dứt tiến trình giải quyết vụ án sẽ bảo vệtốt hơn quyền lợi của bị hại mà không ảnh hưởng đáng kể trách nhiệm củaNhà nước trong việc xử lý tội phạm Việc quy định các trường hợp KTVAtheo yêu cầu của bị hại là sự ghi nhận rõ nét vai trò buộc tội của bị hại trongtố tụng hình sự Việt Nam, phù hợp với nhu cầu tự bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của bị hại và nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự.

Thứ ba, KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại phụ thuộc vào ý chí

của bị hại, là điều kiện bắt buộc phải có trước khi KTVA hình sự Bị hại cóquyền cân nhắc, quyết định đưa ra yêu cầu khởi tố đối với sự việc có dấu hiệutội phạm gây thiệt hại cho bản thân mình CQTHTT chỉ được KTVA hình sựtrong trường hợp này khi có yêu cầu của bị hại (hoặc đại diện hợp pháp của bịhại trong một số trường hợp luật định) Sau khi đã đưa ra yêu cầu khởi tố vàCQTHTT đã tiến hành thực hiện các hoạt động để khởi tố hoặc điều tra, xácđịnh sự thật vụ án bị hại vẫn có quyền rút lại yêu cầu khởi tố, khi đó cácCQTHTT, người tiến hành tố tụng phải dừng tất cả các hoạt động giải quyếtvụ án Việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại được cho phép thực hiện trong suốtquá trình giải quyết vụ án cho đến khi đưa ra xét xử Bị hại có quyền tự mìnhlựa chọn biện pháp để xử lý đối với tội phạm gây thiệt hại cho mình Tuynhiên, pháp luật cũng giới hạn việc thể hiện ý chí cá nhân của bị hại trongviệc tự giải quyết các sự việc gây ra thiệt hại cho mình ở mức nhất định mà xãhội và cộng đồng có thể chấp nhận được Nếu những thiệt hại đã gây ra cho bịhại là nghiêm trọng thì Nhà nước phải can thiệp và trường hợp này việcKTVA không còn phụ thuộc vào ý chí của bị hại Trong trường hợp có căn cứđể xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn củahọ do bị ép buộc, cưỡng bức thì mặc dù người đã yêu cầu KTVA rút yêu cầukhởi tố thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng vớivụ án

Trang 23

Như vậy, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợpđặc biệt của khởi tố vụ án hình sự, phát sinh khi có yêu cầu của bị hạihoặcđại diện hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm vềthể chất, tinh thần hoặc đã chết và chỉ được thực hiện đối với trường hợpphạm tội xâm phạm đến thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín của bị hại nhưngcó mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao Việc KTVA hình sự hoặc chấm

dứt KTVA hình sự hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bị hại hoặc đại diện hợppháp của họ

1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu củabị hại

Quyết định KTVA hình sự là hành vi pháp lý quan trọng xác định cósự việc phạm tội làm cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra, kéo theo hàngloạt hoạt động tố tụng để xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội phạm QuyđịnhKTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho bị hại đượccân nhắc, tính toán việc KTVA có gây ra bất lợi cho họ hay không song vẫnphải bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án phải đúng người, đúng tội, đúng phápluật để không xảy ra tình trạng oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm Ý nghĩa rộng lớncủa quy định về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại được thể hiện trênnhững phương diện sau đây:

Thứ nhất, đối với bị hại.

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là phương thức để bị hạithực hiện và bảo vệ quyền của mình trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyềncon người, quyền công dân được tôn trọng và thực thi Đây là những trườnghợp mà nhà làm luật có sự cân nhắc giữa lợi ích của Nhà nước, của xã hộiđảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải bị phát hiện và xử lý kịp thời, ngườiphạm tội phải bị trừng trị, răn đe và giáo dục, cải tạo hiệu quả đồng thời hàihòa lợi ích cá nhân bị hại bảo đảm được bồi thường thỏa đáng, không bị tổn

Trang 24

thương thêm về danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc rạn nứt các mối quan hệ cánhân Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nóichung và bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong địnhhướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ởnước ta hiện nay Pháp luật tố tụng hình sự trao cho bị hại quyền tự quyếtđịnh và định đoạt đối với vụ án, họ có thể đưa ra yêu cầu khởi tố và cũng cóthể rút lại yêu cầu của mình để chấm dứt tiến trình giải quyết vụ án nhằm baovệ tốt hơn quyền và lợi ích của mình mà không ảnh hưởng đáng kể đến lợi íchxã hội và nhiệm vụ của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tộiphạm Quy định này thể hiện rõ nét sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợithực sự của bị hại, tạo điều kiện và khả năng cho bị hại có quyền lựa chọnquyết định để xử lý đối với hành vi gây thiệt hại cho chính bản thân mình, bảođảm tối ưu cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được bảo vệ trên thực tế.

Thứ hai, đối với Nhà nước.

Nhà nước cho phép bị hại trong tố tụng hình sự được lựa chọn giảipháp thực hiện bảo vệ quyền của họ bằng việc yêu cầu khởi tố hay khôngKTVA hình sự đối với một số tội phạm nhất định là một biện pháp của chínhsách hình sự trong xử lý tội phạm Căn cứ vào chính sách hình sự ở từng giaiđoạn, sự tăng hay giảm số lượng tội phạm mà BLHS quy định về quyền yêucầu KTVA hình sự của bị hại, từ đó điều chỉnh nhu cầu khách quan về phòngngừa tội phạm, đấu tranh phòng chống tội phạm để điều chỉnh bằng quy địnhpháp luật tương ứng Từ năm 1988 với việc ban hành BLTTHS Nhà nước đãghi nhận quyền yêu cầu KTVA hình sự của bị hại với 06 tội phạm (sau đótăng lên 11 tội phạm), đến BLTTHS năm 2003 là 17 tội phạm và BLTTHSnăm 2015 là 10 tội phạm Đây là minh chứng cho việc áp dụng biện pháphình sự riêng có nhiều hướng phát triển thay thế dần các biện pháp nghiêmkhắc của pháp luật hình sự giai đoạn trước, phù hợp với tình hình kinh tế xãhội, ý thức pháp luật của người dân trong điều kiện, tình hình hiện nay Việc

Trang 25

Nhà nước điều chỉnh xã hội bằng quy định về KTVA hình sự theo yêu cầucủa bị hại nhằm tạo khả năng cho bị hại lựa chọn biện pháp xử lý tội phạmgây ra cho mình, qua đó góp phần giúp Nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụphòng ngừa, kiểm soát tội phạm.

Thứ ba, đối với người bị buộc tội.

Mục đích của truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạtkhông phải nhằm thỏa mãn cho nhu cầu “trả thù tương xứng” với sự thiệt hạimà bị hại phải gánh chịu do tội phạm gây ra Chế định KTVA hình sự theoyêu cầu của bị hại cho phép CQTHTT được xem xét ý chí, nguyện vọng củabị hại trong việc đưa ra quyết định khởi tố nghĩa là cơ quan có thẩm quyềnphải nhận được yêu cầu của bị hại mới được KTVA, nếu không việc khởi tốnày là trái pháp luật Bằng chế định này, người phạm tội có cơ hội được sửachữa, khắc phục hậu quả của hành vi do mình gây ra, có cơ hội được hòa giải,thương lượng với bị hại để giải quyết những vấn đề liên quan vụ việc Sự lựachọn không đưa ra yêu cầu KTVA của bị hại từ đó có thể cảm hóa ngườiphạm tội, đạt được mục đích răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm màkhông nhất thiết phải đặt ra vấn đề xử lý trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội Như vậy cùng với việc bảo vệ quyền, lợi ích của bị hại, việc quyđịnh về KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại còn tạo điều kiện cho ngườiphạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gâyra, đồng thời hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về tinh thần, danh dựkhông cần thiết đối với bị hại

Thứ tư, đối với xã hội

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là quy định tạo ra cơ sởpháp lý quan trọng để giải quyết một cách linh hoạt, nhanh chóng và thậm chílà tiết kiệm chi phí xã hội đối với một số vụ án hình sự ít nghiêm trọng Đâylà phương tiện pháp lý quan trọng để thực hiện nguyên tắc dân chủ, côngbằng trong tố tụng hình sự nói riêng và toàn thể xã hội nói chung Nguyên tắc

Trang 26

dân chủ, công bằng trong tố tụng hình sự là nguyên tắc xuyên suốt của Nhànước ta, thể hiện bản chất của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Quy định vềKTVA theo yêu cầu của bị hại thể hiện rõ nét, tập trung và sâu sắc về nguyêntắc dân chủ, bảo đảm để người dân (bị hại) được nói lên ý chí của họ trong xửlý tội phạm gây thiệt hại cho họ Nhà nước tôn trọng sự định đoạt của bị hạivà thực hiện theo phương thức mà họ đã lựa chọn Qua đó góp phần đem lạinhững giá trị lớn lao về đạo đức xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân,làm cho nhân dân tin tưởng vào chính sách tố tụng hình sự của Nhà nước.

1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về khởi tốtheo yêu cầu của bị hại

1.2.1 Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố

Chế định KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại lần đầu tiên được ghinhận trong BLTTHS năm 1988, chính thức ghi nhận bị hại là chủ thể cóquyền yêu cầu khởi tố đối với vụ án Tuy nhiên, cả BLTTHS năm 1988 vàBLTTHS năm 2003 đều chỉ ghi nhận bị hại là cá nhân - “người bị hại làngười bị thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần do hành vi phạm tội gây ra”.Đúc kết những thành tựu tích cực của chính sách hình sự mà công cuộc cảicách tư pháp theo Nghị quyết 49 Bộ Chính trị đề ra và thể chế hóa phù hợpvới tinh thần Hiến pháp 2013, BLTTHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh về chủthể có quyền yêu cầu KTVA hình sự phù hợp và hài hòa hơn, bảo đảm tốt hơnquyền con người, quyền công dân cho bị hại khi bị tội phạm xâm phạm sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm2015, CQTHTTchỉ được KTVA hình sự về tội phạm quy định tại tại khoản 1 các điều 134,135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS khi có yêu cầu của“bị hại” hoặc “đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểmvề tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết” Như vậy, có hai chủ thể sau đây cóquyền yêu cầu KTVA hình sự:

Trang 27

Thứ nhất, bị hại.

Bị hại là đối tượng bị tội phạm trực tiếp xâm phạm và gây ra thiệt hạivề thể chất hoặc tinh thần, tài sản, uy tín do đó pháp luật cho phép bị hại làchủ thể trước hết có quyền yêu cầu KTVA hình sự Theo khoản 1 Điều 62BLTTHS năm 2015 thì bị hại không chỉ là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thểchất, tinh thần, tài sản mà còn là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tíndo tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Dù bị hại là tổ chức hay cá nhân thìđều cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của bị hại nói chung Họ phải làngười bị thiệt hại tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản phải do tộiphạm trực tiếp gây ra và phải được CQTHTT xác nhận, công nhận và đưa vàotham gia tố tụng trong vụ án13

Bị hại là cá nhân phải là cá nhân còn sống, có đầy đủ năng lực tráchnhiệm hình sự để tham gia tố tụng, tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ màpháp luật tố tụng hình sự trao cho Bị hại là cá nhân có quyền yêu cầu khởi tốvụ án hình sự đối với 09/10 trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1Điều 155 BLTTHS năm 2015 Trong trường hợp có nhiều chủ thể bị thiệt hại,pháp luật tố tụng hình sự không đòi hỏi tất cả các bị hại yêu cầu khởi tố thìmới KTVA hình sự Nếu chỉ vì một trong số các bị hại không yêu cầu khởi tốmà không được KTVA thì không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp củabị hại muốn yêu cầu khởi tố Thực tiễn cho thấy nếu chỉ một trong số bị hạiyêu cầu khởi tố thì tòa án không được kết án bị cáo phạm tội với nhiều người

Bị hại là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạmtrực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng có quyền yêu cầu CQTHTT tiến hànhKTVA hình sự Hiện nay pháp luật tố tụng hình sự chỉ ghi nhận quyền yêucầu KTVA của bị hại là cơ quan, tổ chức đối với một trường hợp tội phạmduy nhất là tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 1 Điều 226

13 Lê Huỳnh Tấn Duy (2016), Một số nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản trong phần khởi tố, điều tra, truy tố,

xét xử vụ án hình sự của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05(99).

Trang 28

BLHS Đối với trường hợp bị hại là cơ quan, tổ chức thì yêu cầu KTVA hìnhsự luôn được thực hiện thông qua đại diện là người đại diện theo pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức đó Tùy vào từng loại hình cơ quan, tổ chức khác nhaumà pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định về người đại diện để thamgia tố tụng với tư cách là bị hại Ví dụ bị hại là cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp thì đại diện theo pháp luật là người đứng đầu theo quyết định bổnhiệm hoặc người được ủy quyền hợp pháp; đối với tổ chức là pháp nhân thìngười đại diện là có thể là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị… tùy theoloại hình pháp nhân được pháp luật quy định Việc xác định đại diện của cơquan, tổ chức là bị hại phải dựa trên cơ sở pháp lý và có văn bản cử đại diệntrình CQTHTT Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổchức không thể tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ chức phải cử người kháclàm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại đồng thời việcthay đổi người đại diện của cơ quan, tổ chức phải được thông báo ngay cho cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Thứ hai, đại diện của bị hại là cá nhân trong một số trường hợp luật định.

Trước đây quyền của người bị hại trong KTVA hình sự theo quy địnhcủa BLTTHS năm 1988 còn tương đối hẹp do chưa ghi nhận quyền yêu cầuKTVA hình sự người bị hại thông qua đại diện của họ trong trường hợp ngườibị hại chết, bị nhược điểm về thể chất, tâm thần BLTTHS năm 2003 đã ghi

nhận “người đại diện hợp pháp của bị hại” là chủ thể của quyền yêu cầu

KTVA hình sự trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, ngườicó nhược điểm về thể tâm thần hoặc thể chất nhưng lại chưa quy định trườnghợp bị hại đã chết thì người đại diện của họ có quyền KTVA hình sự.BLTTHS năm 2015 bổ sung những thiếu sót này, theo đóđại diện của bị hại làcá nhân được coi là chủ thể có quyền yêu cầu KTVA hình sự trong các trườnghợp “bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thểchất hoặc đã chết”

Trang 29

Đại diện của bị hại có quyền yêu cầu KTVA hình sự theo quy địnhcủa BLTTHS năm 2015 gồm có các trường hợp sau:

- Đại diện cho bị hại là người dưới 18 tuổi: Đây là trường hợp bị hạichưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý, chưa có đủ năng lực tráchnhiệm hình sự để đưa ra các quyết định liên quan đến quyền tố tụng của bảnthân Vì vậy, họ cần có người đại diện thay mình cân nhắc, lựa chọn các quyếtđịnh cụ thể trong toàn bộ quátrình tố tụng Đặc biệt đối với quyền yêu cầuKTVA, người dưới 18 tuổi phải đứng trước lựa chọn việc quyết định đểCQTHTT truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm của người thực hiện hànhvi phạm tội gây thiệt hại cho mình thì việc người đại diện thay mặt họ lựachọn, quyết định càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Người đại diện chongười dưới 18 tuổi phải là người đã thành niên và có tư cách đại diện hợppháp theo quy định của pháp luật, họ thay mặt cho bị hại thực hiện các quyềncủa bị hại đưa ra yêu cầu KTVA hình sự và phải chịu trách nhiệm về yêu cầucủa mình

- Đại diện cho bị hại là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâmthần: Hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức về “Người có nhược điểm vềthể chất hoặc tâm thần” để có nhận thức đúng và áp dụng thống nhất trongthực tiễn giải quyết các vụ án hình sự Tuy nhiên thực tế cho thấy người cónhược điểm về thể chất và tâm thần là những người có một hoặc một số đặcđiểm về thể chất hoặc tâm thần làm cho họ bị hạn chế hoặc suy giảm chứcnăng so với người bình thường (người bị câm, điếc, mù hoặc thiểu năng trítuệ) nhưng chưa đến mức mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự, năng lựctrách nhiệm hình sự và những nhược điểm đó làm cho họ không có khả năngnhận thức hoặc khả năng khai báo về vụ án, không có khả năng tự bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình Người có nhược điểm về thể chất hoặc tâmthần không có năng lực hành vi đầy đủ nên không có khả năng lựa chọn đưara quyết định yêu cầu KTVA hình sự hay không khởi tố, trong các giai đoạn

Trang 30

tố tụng tiếp theo họ càng không có khả năng thực hiện các quyền tố tụng màpháp luật cho phép nên cần phải có người đại diện Người đại diện cho bị hạilà người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần phải là người đã thànhniên, có tư cách đại diện hợp pháp theo quy định của Bộ Luật Dân sự

- Đại diện cho bị hại là người đã chết: Khi người bị thiệt hại về thểchất, tinh thần, tài sản chết thì không có khả năng thực hiện quyền của mình.Để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ công lý thì buộc phải có người đại diệnthay họ thực hiện các quyền tố tụng để giải quyết vụ án hình sự, trong đó baogồm cả quyền yêu cầu KTVA hình sự Tuy nhiên theo quy định của pháp luật,một cá nhân coi là chết khi có chấm dứt sự sống về mặt sinh học hoặc bị coi làđã chết theo quyết định của Tòa án về tuyên bố cá nhân chết Do vậy, tư cách đạidiện của bị hại cũng có sự khác biệt trong từng trường hợp Đối với trường hợpbị hại bị coi là đã chết theo quyết định tuyên bố cá nhân đã chết của Tòa án thìtư cách đại diện của người đại diện sẽ chấm dứt nếu bị hại còn sống và trở về.Song dù là đại diện cho bị hại chết về mặt sinh học hay bị coi là đã chết vềmặt pháp lý thì người đại diện cũng phải đáp ứng điều kiện là người đã thànhniên và có tư cách đại diện hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự

Mặc dù đại diện hợp pháp của bị hại trong từng trường hợp cụ thể nêutrên có cách thức xác định tư cách khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là:(i) chỉ đại diện cho cá nhân; (ii) phải đáp ứng quy định về đại diện hợp pháp;(iii) chỉ thực hiện các quyền của bị hại (thay mặt bị hại thực hiện quyền) chứtuyệt nhiên không phải là bị hại Đồng thời trong việc đưa ra yêu cầu KTVAhình sự thì yêu cầu KTVA hình sự của người đại diện của bị hại là yêu cầuđộc lập, không phụ thuộc vào ý chí bị hại Việc người đại diện của bị hại yêucầu KTVA hình sự không loại trừ việc bị hại tự mình yêu cầu KTVA hình sự

1.2.2 Phạm vi các tội phạm được khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại

Pháp luật tố tụng hình sự chỉ cho phép bị hại thực hiện quyền yêu cầuKTVA trong một số trường hợp nhất định Đó là các tội phạm ít nghiêm trọng

Trang 31

hoặc nghiêm trọng, xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh sự của con ngườihoặc xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội không phải là rất lớn hoặc đặc biệt lớn, không có tình tiết định khung tăngnặng, nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ động khởi tố có thểgây thêm những tổn thất về tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của bị hại, phá vỡsự tha thứ, hòa giải và thỏa thuận bồi thường giữa các bên.

Trước đây, BLTTHS năm 1988 quy định người bị hại có quyền yêucầu KTVA hình sự đối với 07 tội phạm với 06 điều luật14, sau khi sửa đổiBLHS năm 1985 thì tăng lên 11 tội phạm (do tách điều luật) BLTTHS năm2003 đã có những điều chỉnh về các tội phạm mà người bị hại có quyền yêucầu khởi tố theo hướng rộng hơn,bao gồm 17 tội phạm tại 11 điều luật15 Đếnnay, BLTTHS năm 2015 quy định các trường hợp được KTVA hình sự khi cóyêu cầu của bị hại chỉ còn bao gồm 10 tội phạm, cụ thể:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người kháctheo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 Theo đó tội phạm trong trường hợpnày có thể thực hiện một trong hai hành vi là hành vi cố ý gây thương tíchhoặc hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, với mức tỷ lệ tổnthương cơ thể được xác định từ 11% đến dưới 30%; Nếu tỷ lệ tổn thương cơthể dưới 11% thì phải thuộc các trường hợp từ điểm a đến điểm k Điều 134.Đây là tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, mức hình phạt được quyđịnh là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

14 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo khoản 1 Điều 109; Tội hiếp dâmtheo khoản 1 Điều 112; Tội cưỡng dâm theo khoản 1 Điều 113; Tội làm nhục người khác quy định tại khoản 1Điều 116; Tội vu khống quy định tại khoản 1 Điều 117; Tội xâm phạm quyền tác giả, sáng chế, phát minh tạikhoản 1 Điều 125 BLHS năm 1985.

15 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 104; Tội cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnhtheo khoản 1 Điều 105; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 1 Điều 106; Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhỏe của người khác theo khoản 1 Điều 108; Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo khoản 1 Điều 109; Tội hiếp dâmtheo khoản 1 Điều 111, Tội cưỡng dâm theo khoản 1 Điều 112; Tội làm nhục người khác theo khoản 1 Điều 121;Tội vu khống theo quy định tại khoản 1 Điều 122; Tội xâm hại quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tạikhoản 1 Điều 171 BLHS năm 1999.

Trang 32

- Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người kháctrong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 135 BLHS.Tội phạm được quy định trong trường hợp này cũng gồm hai loại hành viriêng biệt là hành vi cố ý gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại cho sứckhỏe của người khác, cả hai trường hợp này gây ra tỉ lệ tổn thương cơ thể từ31% đến 60% nhưng hành vi phạm tội xảy ra khi ở trong trạng thái tinh thầnbị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đốivới người đó hoặc đối với người thân thích của người đó Đây là trường hợptội phạm ít nghiêm trọng với mức hình phạt là hình phạt tiền từ 10.000.000đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khácdo vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khibắt giữ người phạm tội theo khoản 1 Điều 136 BLHS Tội phạm này đượcthực hiện bằng hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho bị hạivới mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc do vượt quá mức cầnthiết khi bắt giữ người phạm tội Đây là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng,có thể bị áp dụng hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặcphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngườikhác theo khoản 1 Điều 138 BLHS Tội phạm này được thực hiện bằng hànhvi vô ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho bị hại mà tỷ lệ tổn thươngcơ thể từ 31% đến 60% Đây là tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọngvới mức hình phạt là hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồnghoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác dovi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo khoản 1 Điều 139BLHS Tội phạm này được thực hiện bằng hành vi vô ý gây thương tích hoặctổn hại sức khỏe cho bị hại mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vi

Trang 33

phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Đây là tội phạm thuộctrường hợp ít nghiêm trọng, hình phạt có thể bị áp dụng là hình phạt tiền từ20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến02 năm, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;

- Tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 BLHS Là trường hợp người cóhành vi phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạngkhông thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thựchiện hành vi tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân Không giống nhưnhững tội phạm liệt kê ở trên, tội phạm này là tội phạm nghiêm trọng, hìnhphạt được áp dụng là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

- Tội cưỡng dâm theo khoản 1 Điều 143 BLHS Đây là trường hợpngười có hành vi phạm tội dùng mọi thủ đoạn khiến bị hại là người lệ thuộcmình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấuhoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi tình dục khác Tội cưỡng dâm đượcKTVA theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp này cũng là tội phạm nghiêmtrọng với mức hình phạt áp dụng là từ 01 năm đến 05 năm

- Tội làm nhục người khác theo khoản 1 Điều 155 BLHS Là trườnghợp xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của bị hại Đây là tội phạmthuộc trường hợp ít nghiêm trọng với mức hình phạt áp dụng là phạt tiền từ10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến03 năm

- Tội vu khống theo khoản 1 Điều 156 BLHS, là trường hợp thực hiệnmột trong các hành vi: (i) hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ làsai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hạiđến quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại; (ii) hành vi bịa đặt bị hại phạm tội và tốcáo họ trước cơ quan có thẩm quyền Đây là tội phạm ít nghiêm trọng với mứchình phạt áp dụng có thể là hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 đến 01 năm

Trang 34

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 1 Điều 226BLHS, là trường hợp người phạm tội cố ý xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nammà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy môthương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng Đây là tội phạm thuộc trườnghợp ít nghiêm trọng với mức hình phạt áp dụng là phạt tiền từ 50.000.000đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Về cơ bản các tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo quy địnhcủa BLTTHS năm 2015 vẫn được quy định như BLTTHS năm 2003 Các tộiphạm được khởi tố theo yêu cầu của bị hại chủ yếu là các tội phạm xâm phạmtính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (09 trường hợp), chỉcó 01 tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trong đó, có 08 tội phạmthuộc trường hợp ít nghiêm trọng, chỉ có 02 tội thuộc trường hợp nghiêmtrọng là Tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 và Tội cưỡng dâm theo khoản 1Điều 143 BLHS năm 2015 CQTHTT chỉ được khởi tố khi có yêu cầu KTVAcủa bị hại trong 10 trường hợp nêu trên, nếu vụ án hình sự sau khi đã khởi tốmới phát hiện thuộc trường hợp KTVA hình sự theo yêu cầu của bị hại thì chỉđược thay đổi quyết định khởi tố sang tội danh thuộc khoản 1 của 10 điều luậtnêu trên sau khi bị hại đã yêu cầu Nếu bị hại không yêu cầu thì cơ quan đã raquyết định khởi tố phải hủy bỏ quyết định đã khởi tố (khoản 1 điều 158BLTTHS năm 2015)

Cần lưu ý rằng đối với các trường hợp tội phạm nêu trên, bị hại cóthể tự do lựa chọn yêu cầu hoặc không yêu cầu KTVA hình sự nhưng khôngđược từ chối giám định Bởi lẽ trong nhiều trường hợp phải có kết luận giámđịnh mới xác định được tội phạm có thuộc trường hợp KTVA hình sự theoyêu cầu hay không Nếu bị hại từ chối giám định theo quyết định trưng cầu

Trang 35

của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khảkháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải (điểm bkhoản 2 Điều 127 BLTTHS năm 2015) Việc dẫn giải trong trường hợp nàylà được pháp luật cho phép nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án nên khôngvi phạm quyền công dân Cơ quan Công an nhân dân, quan đội nhân dân cótrách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải theo quy định tạikhoản 5 Điều 127 BLTTHS năm 201516 Đây là quy định mới của Bộ luật tốtụng hình sự năm 2015 góp phần giải quyết tình trạng bị hại từ chối giámđịnh, gây khó khăn cho việc chủ động giải quyết vụ án hình sự của cơ quanđiều tra.

1.2.3 Nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa có quy định cụ thể về hìnhthức thể hiện yêu cầu KTVA hình sự của bị hại Về mặt nguyên tắc thì yêucầu KTVA hình sự của bị hại là tài liệu phản ánh yêu cầu của bị hại mongmuốn KTVA để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Yêucầu KTVA phải được thu thập vào trong hồ sơ vụ án, chuyển hóa thành căncứ để KTVA hình sự Hiên nay hình thức yêu cầu KTVA hình sự theo yêucầu của bị hại vẫn được theo văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng Hình sự năm2003 Tại mục 7.2 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQPngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát

trong thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003 thì: “yêu cầu khởi tốcủa bị hại hoặc người đại diện thể hiện bằng đơn yêu cầu có chữ ký hoặcđiểm chỉ của họ; nếu bị hại hoặc người đại diện đến trực tiếp trình bày thì cơquan điều tra, viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tốvà yêu cầu họ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản” Từ quy định này và trong thực

tiễn thực hiện thì hiện nay, hình thức thể hiện yêu cầu KTVA hình sự của bị

16 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Tài liệu giảiđáp về những khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ ánhình sự, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Hà Nội, năm 2020, tr 44.

Trang 36

hại hoặc đại diện của họ được thể hiện qua hai phương thức là bằng đơn yêucầu hoặc trình bày bằng lời nói và được CQTHTT ghi nhận bằng biên bản17.

Để có căn cứ cho CQTHTT xác định có hay không có dấu hiệu phạmtội thì hình thức yêu cầu khởi tố phải phản ánh đầy đủ nội dung mà pháp luậtquy định, theo đó trong đơn hoặc phần trình bày lời nói phải xác định rõ ràngcác nội dung cơ bản sau: Trước hết người đưa ra yêu cầu KTVA hình sự phảilà người có quyền yêu cầu (là bị hại hoặc đại diện của bị hại được CQTHTTxác nhận, bị thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáp ứng quy định củaBLHS) và có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;phải có địa chỉ rõ ràng; phải thể hiện ý chí mong muốn KTVA hình sự để truycứu trách nhiệm của người phạm tội; bị hại phải điểm chỉ hoặc ký xác nhậncho yêu cầu KTVA hình sự để thể hiện ý chí tự nguyện

1.2.4 Hậu quả pháp lý của yêu cầu, không yêu cầu khởi tố vụ ánhình sự

1.2.4.1 Hậu quả pháp lý của yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Yêu cầu KTVA hình sự là sự kiện pháp lý làm phát sinh việc kiểm tra,xác minh của cơ quan có thẩm quyền khởi tố Đó là “căn cứ hình thức đểKTVA” Căn cứ nội dung để KTVA là dấu hiệu của tội phạm đã được xácđịnh Khi thỏa mãn các căn cứ nội dung và căn cứ hình thức để KTVA thì cơquan có thẩm quyền mới phải ra quyết định KTVA hình sự Khoản 1 Điều154 BLTTHS năm 2015 đều đòi hỏi quyết định KTVA hình sự phải ghi rõđiều, khoản của BLHS được áp dụng Thực tế chỉ có những quyết định KTVAhình sự chỉ ghi điều mà không ghi khoản được áp dụng Việc ghi rõ khoảncủa BLHS được áp dụng không chỉ để xác định thẩm quyền, thời hạn tố tụngvà áp dụng biện pháp cưỡng chế mà còn để xác định có thuộc trường hợp chỉđược KTVA hình sự theo yêu cầu không Do đó bắt buộc phải ghi rõ điều,khoản của BLHS được áp dụng trong quyết định KTVA hình sự

17 Phạm Thái (2016), Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, Tạp chí Luật học, số 9.

Trang 37

Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu, khi xét xử tại phiên toà,bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa Trướcđây BLTTHS năm 2003 đã cho phép người bị hại hoặc người đại diện hợppháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa nhưng không quy định rõ trìnhtự, thủ tục trình bày lời buộc tội tại phiên tòa Tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS

năm 2015 tiếp tục quy định “Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu củabị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiêntòa” Đồng thời khoản 4 Điều 320 BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định:“Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc ngườiđại diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi kiểm sát viên trình bày luậntội” Mặc dù điều luật không quy định rõ bị hại hoặc người đại diện của họ

trình bày lời luận tội nhưng có thể hiểu đây là thời điểm tố tụng để họ trìnhbày lời luận tội

Việc đưa ra bị hại yêu cầu KTVA hình sự còn làm phát sinh tráchnhiệm chịu án phí đối với bị hại hoặc người phạm tội Tại khoản 3 Điều 136BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu củabị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo không có tội thì bị hại phải chịu án phí Đâylà quy định đưa ra nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý của bị hại khi thựchiện quyền yêu cầu KTVA hình sự Thông qua nghĩa vụ chịu án phí, phápluật tố tụng hình sự buộc bị hại phải cân nhắc, xem xét và đưa ra lựa chọnđúng đắn để quyết định yêu cầu KTVA hình sự, để bị hại tự chịu trách nhiệmvề việc thực hiện quyền của mình

1.2.4.2 Hậu quả pháp lý của không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Cùng với việc cho phép bị hại có quyền quyết định yêu cầu KTVAhình sự, nếu bị hại thấy không muốn xử lý người phạm tội nữa thì pháp luậtcũng cho phép họ được quyền rút yêu cầu khởi tố và lúc này vụ án phải đượcđình chỉ Đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, việc không yêucầu KTVA hình sự là căn cứ để ra quyết định không KTVA hình sự Nếu đã

Trang 38

KTVA thì là căn cứ để hủy quyết định KTVA hình sự, đình chỉ điều tra vàđình chỉ vụ án Như vậy việc bị hại không yêu cầu KTVA sẽ làm phát sinhnhững hậu quả pháp lý sau:

- Không KTVA hình sự

Theo quy định tại khoản 8 Điều 157 BLTTHS năm 2015, nếu tộiphạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại mà bị hạihoặc người đại diện của họ không yêu cầu khởi tố thì không được KTVA hìnhsự Không yêu cầu KTVA hình sự được thể hiện dưới hình thức hành độnghoặc không hành động Dưới hình thức hành động, bị hại hoặc người đại diệncủa họ có đơn hoặc trình bày trực tiếp với cơ quan điều tra không yêu cầuKTVA hình sự Trường hợp này cơ quan điều tra xét thấy đủ căn cứ thì raquyết định không KTVA hình sự (khoản 1 Điều 158 BLTTHS năm 2015).Dưới hình thức không hành động, bị hại hoặc người đại diện của họ không thểhiện không yêu cầu KTVA hình sự dưới bất kỳ hình thức nào18 Trường hợpnày, hết thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm (không quá 4tháng kể cả gia hạn) cơ quan điều tra mặc nhiên coi là không có yêu cầu khởitố và khi đó mới được ra quyết định không KTVA hình sự (Điều 147BLTTHS năm 2015)

- Hủy quyết định KTVA hình sự và đình chỉ điều tra

Theo quy định tại khoản 1 Điều 158 BLTTHS năm 2015, nếu tộiphạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu mà bị hại hoặc người

đại diện của họ không yêu cầu khởi tố thì “Người có quyền khởi tố vụ án raquyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết địnhhủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự”.

Tại điểm a khoản 1 Điều 230 BLTTHS năm 2015, cơ quan điều tra raquyết định đình chỉ điều tra nếu có căn cứ tội phạm thuộc trường hợp chỉ

18 Mai Thanh Hiếu & Phạm Thái (2018), Không yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố đối với các tội phạm chỉ khởitố theo yêu cầu, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03(115).

Trang 39

được khởi tố theo yêu cầu mà bị hại hoặc người đại diện của họ không yêucầu khởi tố BLTTHS năm 2015 không quy định rõ trường hợp nào ra quyếtđịnh hủy quyết định KTVA Tuy nhiên theo tác giả, sau khi có quyết địnhKTVA hình sự, nếu cơ quan điều tra chưa tiến hành các hoạt động điều tra thìhủy quyết định KTVA hình sự, nếu đã tiến hành các hoạt động điều tra thìđình chỉ điều tra.

- Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố

Theo quy định tại khoản 1 Điều 248 BLTTHS năm 2015, Viện kiểmsát ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có căn cứ tội phạm thuộc trường hợp chỉđược khởi tố theo yêu cầu mà bị hại hoặc người đại diện của họ không yêucầu khởi tố Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụán, việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng,tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề có liên quan và các nội dungvăn bản tố tụng theo quy định Nếu vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉkhông liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối vớitừng bị can

Việc đưa ra yêu cầu KTVA hình sự hoặc không yêu cầu KTVA hìnhsự của bị hại đối với các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135,136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS là căn cứ để CQTHTT raquyết định KTVA, bắt đầu giai đoạn điều trarồi đến truy tố Quyết định yêucầu hoặc không yêu cầu KTVA hình sự của bị hại chỉ được xem xét trong giaiđoạn khởi tố, điều tra và truy tố Do đó việc bị hại không yêu cầu KTVA sẽ làcăn cứ để cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án ở giai đoạn khởi tố,Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án ở giai đoạn truy tố, không phải làcăn cứ đình chỉ vụ án ở giai đoạn XXST, XXPT Hậu quả pháp lý của việckhông yêu cầu KTVA hình sự chỉ đặt ra ở việc đình chỉ vụ án ở giai đoạn điềutra, truy tố mà không xem xét là căn cứ đình chỉ vụ án ở giai đoạn XXST,XXPT vì chỉ khi bị hại đưa ra yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố thì cơ quan

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w