1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài tìm hiểu quy định pháp luật về vi phạm hành chính và xử phạt hành chính biện pháp khắc phục hậu quả thực tiễn thi hành trên địa bàn hà nội

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

KHÁI NIỆM VI PHẠM HÀNH CHÍNH Theo điều 2 khoản 2 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT

BÀI BÁO CÁO NHÓM MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Tìm hiểu quy định pháp luật về vi phạm hành chính và xử phạt hành chính,

biện pháp khắc phục hậu quả, thực tiễn thi hành trên địa bàn Hà Nội

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Đức Chung Nhóm : Đàn lợn con Lớp : 65A - LOGIS

Chuyên ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Năm học : 2023-2024

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT

BÀI BÁO CÁO NHÓM MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Đức Chung Nhóm : Đàn lợn con Lớp : 65A - LOGIS

Chuyên ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Năm học : 2023-2024

Đề tài: Tìm hiểu quy định pháp luật về vi phạm hành chính và xử phạt hành chính,

biện pháp khắc phục hậu quả, thực tiễn thi hành trên địa bàn Hà Nội

Trang 3

TẬP THỂ BIÊN SOẠN(Phân công nhiệm vụ) Nội dung, thuyết trình

1 Nguyễn Đình Duy Anh: Chương 1

2 Lê Đức Anh: Chương 2 (2.1; 2.2; 2.3; 2.4) 3 Phạm Đức Anh: Chương 2 (2.5)

4 Đoàn Phương Anh: Chương 3

5 Nguyễn Thanh Tùng Nguyên: Chương 4 (4.1; 4.3.4; 4.3.5) 6 Phan Thị Ngọc Mai: Chương 4 (4.2; 4.3.1)

7 Phan Ngọc Trâm: Chương 4 (4.3.2; 4.3.3)

Kĩ thuật

1 Phan Ngọc Trâm: Hiệu chỉnh trình chiếu

2 Nguyễn Thanh Tùng Nguyên: Hiệu chỉnh tài liệu

Trang 4

MỤC LỤC Chương 1

VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.1 KHÁI NIỆM VI PHẠM HÀNH CHÍNH 6 1.2 ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM HÀNH CHÍNH 6 1.3 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH 6

Chương 2

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

2.1 KHÁI NIỆM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 7 2.2 HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 7 2.3 NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 8 2.4 THỜI HIỆU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 8 2.5 ĐỐI TƯỢNG BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 9 2.5.1 Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân 9 2.5.1.1 Đối với người trên tuổi vị thành niên 9 2.5.1.2 Đối với người dưới tuổi vị thành niên 9 2.5.1.3 Đối tượng là người nước ngoài tại Việt Nam 11 2.5.2 Xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức 12 2.5.3 Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính 15

Chương 3

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

3.1 NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Trang 5

3.2.2 Biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép

17

3.2.5 Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

18

3.2.6 Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn 18 3.2.7 Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm

20

Trang 6

4.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ 22 4.3.1 Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm 22 4.3.2 Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe 24 4.3.3 Vi phạm hành chính liên quan đến phòng dịch

Trang 7

CHƯƠNG 1: VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1.1 KHÁI NIỆM VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Theo điều 2 khoản 2 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của

pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

1.2 ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Vi phạm hành chính là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật, tùy mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn tội phạm hình sự nhưng vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn xã hội, gây mất trật tự, kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Đặc điểm vi phạm hành chính:

- Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật thường xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự

- Chủ thể vi phạm hành chính rất đa dạng, có thể là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch)

- Vi phạm hành chính thường xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

1.3 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Vi phạm hành chính phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật Luật xử lí vi phạm hành chính là khung pháp lí cơ bản điều chỉnh việc xử lí vi phạm hành chính Trong nguồn luật này đặt ra các nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm;…

Việc xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác quy định từng lĩnh vực cụ thể khác nhau như: giao thông đường bộ; hàng hải; an ninh trật tự, an toàn xã hội; dầu khí, kinh doanh dầu khí;…

Trang 8

Ví dụ về một số hành vi vi phạm hành chính như trong các lĩnh vực khác nhau như:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng cách khi điều khiển xe sẽ bị phạt Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gia giao thông đường bộ

– Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội

– Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu chế xuất (trừ một số trường hợp được quy định pháp luật) Đây là hành vi vi hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

CHƯƠNG 2: XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2.1 KHÁI NIỆM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

2.2 HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính:

- Cảnh cáo.- Phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.- Trục xuất

Trang 9

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm cao gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm

2.4 THỜI HIỆU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, trừ các trường hơp sau: vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; lệ phí; kinh doanh bảo hiểm quản

Trang 10

lý giá; chứng khoán; sử hữu trí tuệ; lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; quản lý rừng; lâm sản; điều tra; quy hoạch, thăm dò, khai thác , sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chấm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.

2.5 CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH 2.5.1 Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân 2.5.1.1 Đối với người trên tuổi vị thành niên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân trong độ tuổi từ đủ 14 trở lên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

VD: Ngày 14/12, Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang triển khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính 16 đối tượng về hành vi gây mất trật tự công cộng và sử dụng trái phép chất ma tuý.

2.5.1.2 Đối với người dưới vị thành niên

Người chưa thành niên là người có nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn định Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người thành niên Người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính thường thể hiện những đặc điểm như sau: mang tính bột phát, không có động cơ, mục đích rõ ràng; thường do sự lôi kéo, xúi giục, kích động, dụ dỗ của người thành niên; thường do sự không quan tâm, chăm sóc chu đáo của cha mẹ, gia đình; hành vi vi phạm được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận biết, được thực hiện nhanh chóng và ít có quyết tâm thực hiện đến cùng nếu bị ngăn cản

Trang 11

Với mục đích răn đe, giáo dục người chưa thành niên vi phạm hành chính, việc áp dụng chế tài hành chính cũng được xem xét ở mức độ hợp lý Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính về nguyên tắc xử lý:

- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên.

VD: Học sinh cấp 2 không đội mũ bảo hiểm khi ngồi phương tiện giao thông Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay

VD: Khoảng 22h30 tối 21/11/2021, nhận được thông tin từ quần chúng nhân dân phản ánh, một nhóm thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách, đánh võng trên các

Trang 12

tuyến đường Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), đã bị các lực lượng Công an Hà Nội gồm Tổ công tác 141, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự vây bắt Hơn 40 quái xế cùng đủ loại phương tiện được sử dụng để đua xe trái phép đã bị bắt giữ.

Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thường chưa đủ độ tuổi để trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật lao động nên chưa có khả năng tạo lập được tài sản riêng Do đó, quy định không áp dụng hình thức phạt tiền đối với nhóm người chưa thành niên ở lứa tuổi này là phù hợp

Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 118/2021/NĐCP quy định: Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở theo quy định Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.

2.5.1.3 Đối tượng là người nước ngoài tại Việt Nam

Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính có thể được áp dụng như các cá nhân khác là cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính), người nước ngoài còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt là trục xuất và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất

Theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính, hình thức xử phạt trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 13

Điều 130 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau: a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý; c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.

Các nội dung cụ thể liên quan đến áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định cụ thể tại Nghị định số 142/2021/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

VD: Theo cáo trạng, tháng 92019, Wang Qing Lin có hành vi nhập cảnh trái phép Việt Nam Đến ngày 5102019, Wang Qing Lin bị Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xử phạt hành chính 4 triệu đồng về hành vi qua lại biên giới quốc gia không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định và đã bị đưa về lại Trung Quốc.

Trang 14

phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) như sau:

- Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

- Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.VD: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng với Công ty TNHH KBec Vina (100% vốn Hàn Quốc) Công ty này có địa chỉ tại Khu xử lý chất thải tập

Trang 15

trung Tóc Tiên (ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) hơn 1,5 tỷ đồng do xả nước thải vượt mức ra môi trường.

- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

VD: Đoàn kiểm tra của UBND quận Ngũ Hành Sơn đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở Sea Sand Hotel 1 về hành vi vi phạm "không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch" quy định tại Khoản 5, Điều 10, Nghị định số 45/2019/NĐCP ngày 215 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch Theo quy định, mức tiền phạt đối với hành vi này là từ 10 đến 15 triệu đồng đối với cá nhân; từ 20 đến 30 triệu đồng đối với tổ chức.

- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

VD: Quản lý quỹ HD bị phạt tiền tổng cộng 270 triệu đồng do 3 vi phạm Thứ nhất, công ty vi phạm quy định về hạn chế đối với hoạt động của nhân viên làm việc tại công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Qua kiểm tra chọn mẫu từ ngày 1/9/2022 đến ngày 31/12/2022, các giao dịch chứng khoán của nhân viên công ty không được báo cáo đầy đủ cho bộ phận kiểm soát nội bộ trước và ngay sau khi giao dịch.

Thứ hai, Quản lý quỹ HD bố trí 1 nhân sự làm việc đồng thời tại các vị trí: Trưởng phòng đầu tư, người điều hành quỹ, thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư do khách hàng ủy thác, đồng thời là thành viên hội đồng đầu tư.

Thứ ba, Quản lý quỹ HD công bố thông tin không đúng thời hạn BCTC quý IV/ 2021.

- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

Trang 16

2.5.3 Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính (điều 11 luật xử lý vi phạm hành chính)

Không xử phạt hành chính đối với các trường hợp sau đây:- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.

- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 của luật này

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

3.1 NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

- Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

3.2 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

(1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

(2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc

xây dựng không đúng với giấy phép;

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w