1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn thành phố hồ chí minh

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xử phạt vi phạm hành chính trong an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt được những kết quả...602.3.2 Mặt hạn chế trong Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN HUY THÀNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀNLAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

/

BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN HUY THÀNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN LAOĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chínhMã số: 8380102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THỦY

TP HỒ CHÍ MINH - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin bảo đảm luận văn tốt nghiệp này là công trình được nghiêncứu dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy Toàn nội dungcủa luận văn tốt nghiệp này được nghiên cứu và toàn bộ số liệu, kết quảtrong lậun văn này đã được kiểm chứng và luận văn này chưa công bố vàtrình bày dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những kết quả dùng đểphân tích, nhận định, đánh giá được chính tôi thu thập được từ các nguồndữ liệu, tư liệu và nguồn thông tin chính thống bám sát trong địa bànThành phố Hồ Chí Minh Một số quan điểm, nhận xét, đánh giá của tácgiả khác được trích dẫn và chú thích có nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Thành

4

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin phép gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, KhoaLuật Hành chính – Luật Hiến pháp cùng các thầy cô của trường Học việnHành chính Quốc gia đã giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong toàn bộ quátrình nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.

Em xin tri ân sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn ThịThủy đã hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiêncứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Luận văn tuy đã hoàn thành nhưng do khả năng, kiến thức cũng nhưthời gian hạn hẹp nên luận văn không thể tránh khỏi rất nhiều thiếu sót Kínhmong nhận được sự thông cảm và sự đóng góp quý báu từ Quý Thầy Cô đểnội dung của luận văn ngày càng hoàn thiện và tốt hơn

Học viên

Nguyễn Huy Thành

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12

3 2 Nhiệm vụ nghiên cứu 12

4 Đối tượng hướng đến trong nghiên cứu và phạm vi trong nghiên cứu 12

4.1 Đối tượng hướng đến trong nghiên cứu 13

4.2 Phạm vi trong nghiên cứu 13

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 13

1.1.2 Dấu hiệu của vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động 16

1.1.3 Các loại vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động 19

6

Trang 6

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 25

1.2.3.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động 30

1.2.4 Nội dung xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động 32

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn laođộn 34

1.3.1 Yếu tố Chính trị 34

1.3.2 Yếu tố pháp lý 35

1.3.3 Yếu tố kinh tế, xã hội 35

1.3.4 Yếu tố thuộc về đội ngũ công chức trong thực thi công vụ 36

1.4 Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động tại một số địa phương và bài học tham khảo cho Thành phố Hồ Chí Minh 37

1.4.1 Kinh nghiệm từ công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động từ các Thành phố khác 37

1.4.1.1 Kinh nghiệm xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động từ Thành phố Hà Nội 37

1.4.1.2 Kinh nghiệm xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động từ Thành phố Hải Phòng 40

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đúc kết cho Thành phố Hồ Chí Minh 41

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 46

Chương 2 47

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH 47

2.1 Tình hình, kinh tế xã hội và vi phạm an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 47

2.1.1 Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh 47

2.1.2 Sự tác đô ̣ng của kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đến an toàn lao đô ̣ng và xử phạt hành chính về an toàn lao động 50

2.1.3 Khái quát về vi phạm an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 512.2 Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động trên địa

Trang 7

bàn Thành phố Hồ Chí Minh 55

2.2.1 Bộ máy, đội ngũ công chức có thẩm quyền xử phạt hành chính về lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 55

2.2.1.1 Bộ máy quản lý Nhà nước về lao động 55

2.2.2 Xử phạt vi phạm hành chính trong an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt được những kết quả 60

2.3.2 Mặt hạn chế trong Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 71

2.3.4 Nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế 76

Nguyên nhân của kết quả đạt được 76

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80

Chương 3 81

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 81

3.1 Phương hướng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động 81

3.1.1 Quan điểm xây dựng hoàn thiện, thực thi pháp luật 81

3.2 Giải pháp nhằm bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 83

3.2.1 Hoàn thiện và thống nhất pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động 83

3.2.2 Tăng cường chính sách và kinh phí cho công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động và tập trung nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ 88

3.2.3 Tuyên truyền, phổ biến việc chấp hành các quy định pháp luật an toàn lao động cho các cá nhân, tổ chức 92

3.2.4 Bảo đảm quyền lợi của người lao động 94

3.2.5 Tăng cường phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước 96

3.2.6 Lập ra lực lượng phản ứng nhanh bảo đảm an toàn lao động trong mọi lĩnh vựckinh doanh, sản xuất 93

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 948

Trang 8

KẾT LUẬN 99

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, sự đi lên củanền kinh tế trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam, một trong nhữngThành phố có tốc độ phát triển vượt bậc là Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi cónền kinh tế phát triển khá nhanh, thành phần lao động mọi miền đất nước tậptrung tại đây, phong phú ngành nghề, đa dạng về trình độ tiến hành tuyểndụng người lao động với số lượng lớn Chính vì vậy bảo đảm an toàn laođộng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động và cơ quan quản lýan toàn lao động

Cho nên việc đảm bảo và ý thức tuân thủ với các quy định của pháp luậtan toàn lao động của các cá nhân, tổ chức trong các cơ sở kinh doanh, sảnxuất tại các quận, phường không đồng đều dẫn đến vụ việc vi phạm pháp luậtvề an toàn lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng, xảy ra trênphạm vi rộng khắp Kéo theo nhiều hệ quả từ việc vi phạm pháp luật an toànlao động, cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và vật chất của người laođộng, gây ảnh hưởng đến an toàn trật tự của Xã hội hiện nay Các quy địnhcủa pháp luật về an toàn lao động được ban hành còn thiếu đồng bộ, việc thựcthi còn chậm và gặp nhiều hạn chế Do đó, rất nhiều cá nhân và tổ chức trongsản xuất, kinh doanh tận dụng thiếu sót từ những quy định của pháp luật đểtập trung tìm kiếm doanh thu hoặc lợi nhuận cao thông qua nhiều hình thức vàthủ thuật khác nhau dẫn đến gây ra hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến tai nạnthương tâm trong lao động

Trang 9

“Trong những năm từ 2018 đến năm 2023, tổng kết chỉ mới có 52% tổngsố doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo vềvụ việc vi phạm an toàn lao động nhưng những con số được báo cáo đángphải xem xét: trung bình trong một năm sẽ xảy ra 1.228 vụ, hơn 100 ngườithiệt mạng, trên 270 người bị thương, thậm chí có những người lao động bịtàn phế suốt đời Tình hình 06 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 267 vụ tai nạnlao động xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (mặc dù đã giảm 11 vụso với cùng kỳ năm 2021 và đã giảm 3,95%) Số người lao động chết, bịthương là 267 người (giảm 13 người so với cùng kỳ năm 2021, giảm 4,64 %).“Quan trọng là số liệu được thống kê kể trên còn thấp hơn rất nhiều so vớicon số xảy ra trong thực tế.”1

Trong những năm qua, những quy định pháp luật an toàn lao động củanước ta vẫn chưa được thống nhất, thiếu đồng bộ từ các nhà lập pháp; Banhành, triển khai, áp dụng thực hiện pháp luật tại nước ta còn nhiều bất cập,nhiều hạn chế gặp khó khăn Do đó, với tinh thần mong muốn góp một phầncông sức trong công cuộc hoàn thiện các quy định của pháp luật an toàn laođộng nói chung và thực thi xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn laođộng nói riêng nên học viên chọn đề tài " Xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận vănThạc sỹ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, có khá nhiều bài viết đăng trên các trang truyền thông đạichúng nói về các quy định đối với “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực an toàn lao động”, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở góc độ khái quát hay sosánh mà chưa đi sâu vào tìm hiểu thực tế, cụ thể phải kể tới những công trìnhnghiên cứu được đề cập trong các giáo trình, trang thông tin pháp luật, đề tài1 Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội từ năm 2017 đến năm 2022

10

Trang 10

nghiên cứu sau đây:

- “Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp ( năm 1989 ) về Xử phạt vi phạmhành chính; Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này quy định chế độ chínhtrị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổchức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước Nó thể hiện mối quanhệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hộiViệt Nam Toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ dưới ngọn cờ báchchiến bách thắng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức thi hành Hiến pháp,giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa XãHội và bảo vệ Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa.” 2

- “Lý luận và thực tiễn của Tiến sĩ Vũ Thư (năm 2000) về Chế tài Hànhchính – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Tăng cường hiệu quả đấu tranh vớicác vi phạm hành chính nhằm củng cố trật tự pháp luật, đáp ứng sự phát triểncủa xã hội, là yêu cầu cấp thiết của công cuộc cải cách hành chính nhà nước vớimục đích tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính Nhà nước.” 3

- “quyết định số Chuẩn mực xử lý vi phạm hành chính Việt Nam của BộTài Chính (năm 2008) – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội; Ban hành về quy tắc,chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chứcngành tài chính trong thi hành công vụ và trong quan hệ xã hội.” 4

- “Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thu Hằng (năm 2014) về Xử phạtvi phạm pháp luật lao động – Hậu quả pháp lý của nó Luận văn góp phần hoànthiện pháp luật về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động nhằm góp phần đấutranh và phòng ngừa và phòng chống vi phạm trong lĩnh vực lao động một cáchhiệu quả và tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa.” 5

2 Trích dẫn từ trang web: htpldn.moj.gov.vn>List>Attackments3 Trích dẫn từ trang web: http://thuvien.dav.edu.vn/Detail.aspx?id=4544&pIdx=12&vt=list&f=namxuatban&v=2000

4 Trích dẫn từ trang web: p28518.html?sef_rewrite=1

https://www.vinabook.com/chuan-muc-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-viet-nam-2008-5 Luận văn của tác giả Hoàng Thu Hằng về Xử phạt vi phạm pháp luật lao động ( năm 2014)

Trang 11

- “Tiến Sỹ Trần Minh Hương - “Bàn về xử lý vi phạm hành chính”; Nộidung thể hiện quy định của pháp luật về lao động hiện nay chưa được quan tâmđúng mức từ các nhà lập pháp, các nhà quản lý và các chủ thể Hoạt động banhành, triển khai, thực hiện pháp luật về lao động còn bất cập, thiếu sót và hạnchế pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động nói chung và vấn đề xử phạt viphạm lĩnh vực an toàn lao động nói riêng thực sự mang tính cấp thiết trong tìnhhình hiện nay.”6

- “Tác giả Nguyễn Cảnh Hợp (năm 2012) với sách “Bình luận khoa họcLuật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”, NXB Hồng Đức – Hội Luật giaViệt Nam, Hà Nội; Nội dung sách này phân tích những quy định chung; Cáchình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả; Thủ tục xử phạt, thi hànhquyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; Áp dụng cácbiện pháp xử lý hành chính và các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt viphạm hành chính; Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạmhành chính.” 7

Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận từ góc độ vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực an toàn lao động nói chung và an toàn lao động đối với ngườilao động nói riêng như sau:

Thứ nhất, Nội dung lý luận về pháp luật an toàn lao động hướng đến khái

niệm, các đặc trưng về pháp luật an toàn lao động.

Thứ hai, nội dung này đề cập các lý luận pháp luật an toàn lao động Thứ ba, Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật an toàn lao

Trang 12

giá các vấn đề liên quan đến pháp luật an toàn lao động Đó là nền tảng đểhọc viên tiếp thu và triển khai phát triển nội dung nghiên cứu chuyên sâutrong luận văn của mình, thực hiện quá trình tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đềđã được cập nhật nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật an toàn laođộng Đồng thời, luận văn đánh giá quá trình áp dụng các quy định pháp luậtan toàn lao động và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật an toàn laođộng qua từng thời điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3 1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn thực hiện nghiên cứu, phân tích đánh giá các cơ sở lý luận và cácquy định của pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực an toàn lao động Đồng thời đánh giá thực trạng về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động (qua thực tiễn tại Thành phố HồChí Minh), từ đó tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp bảo đảm xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

3 2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích để hoàn thiện đề tài cần thiết hoạch định và thực hiện các

nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, để làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động thông qua việc nghiêncứu

Thứ hai, triển khai đánh giá thực trạng trong công tác xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Thànhphố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, góp phần đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả trong

Trang 13

việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động trên địabàn Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh.

4 Đối tượng hướng đến trong nghiên cứu và phạm vi trong nghiêncứu

4.1 Đối tượng hướng đến trong nghiên cứu

Đối tượng hường đến trong nghiên cứu là toàn bộ hoạt động xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động

4.2 Phạm vi trong nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 đến năm 2023

- Không gian nghiên cứu: Giới hạn một số quận có các tổ chức, doanhnghiệp sử dụng lao động số lượng lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minhnhư: Quận Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh

- Nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố HồChí Minh

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu5 1 Phương pháp luận

Luận văn này được triển khai từ nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tưtưởng Hồ Chí Minh, pháp luật của Nhà nước, đường lối chính sách của Đảngtrong quá trinh từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhànước nói chung, xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động nóiriêng; Các quan điểm, định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước làmnền tảng; tiến trình thu thập thông tin từ các chính sách kinh tế - xã hội; tổnghợp các luận điểm bảo vệ và phát triển con người mà luận văn tổng hợp các

14

Trang 14

luận điểm nêu trên trên làm căn cứ.

Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng với mục đíchso sánh các văn bản pháp luật khác nhau để tìm ra điểm tương đồng và khácbiệt trong luận văn này Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2.

Phương pháp đánh giá: phương này được sử dụng nhằm đánh giá thựctrạng, đánh giá hiệu quả việc vi phạm, việc chấp hành pháp luật về lĩnh vựcan toàn lao động Phương pháp này được sử dụng tại Chương 3

Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích được sử dụng trongluận văn để tiến hành phân tích các khái niệm, phân tích các quy định phápluật, phân tích các số liệu phục vụ cho luận văn Chương 2 và Chương 3 đã ápdụng phương pháp này

Phương pháp tổng hợp: áp dụng cho các chương của luận văn, phươngpháp này được sử dụng nhằm tổng hợp toàn bộ các phương pháp; tổng hợpnội dung từng chương trong luận văn; tổng hợp các Bộ luật, Nghị định, quyđịnh liên quan đến lĩnh vực an toàn lao động để phục vụ cho việc hoànchỉnh toàn bộ nội dung của luận văn.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 15

6 1 Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận và pháp lý trong công cuộc xử phạtvi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động nhằm tạo lập khung lýthuyết làm căn cứ khoa học cho toàn bộ nghiên cứu thực tiễn về pháp luật lĩnhvực an toàn lao động.

6 2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Tiến hành xây dựng và đề xuất ra các giải pháp cụ thể về khoa họcnhằm tăng cường hiệu quả trong công cuộc xử phạt vi phạm hành chính lĩnhvực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các gảii phápnày hoàn toàn có thể áp dụng cho các Thành phố khác.

7 Kết cấu của luận văn

Toàn bộ kết cấu của luận văn: mục lục, phần mở đầu, danh mục tài liệutham khảo, toàn bộ nội dung được triển khai trong luận văn được thiết kếthành 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạmhành chính về lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh

Chương 2: Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn laođộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm hiệu quả xử phạt viphạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh

16

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VIPHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1 Vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chung của xử phạt vi phạm hành chính vềlĩnh vực an toàn lao động

“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”8

Vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động là hành vi vi phạm quyđịnh an toàn lao động thuộc các hành vi không chấp hành, chấp hành khôngđúng hoặc không đầy đủ các quy định của pháp luật lao động về an toàn laođộng (như không trang bị thiết bị bảo hộ lao động, không áp dụng các biệnpháp bảo vệ cần thiết khi lao động trong môi trường nguy hiểm, độc hại ).

1.1.2 Dấu hiệu của vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động.Các dấu hiệu của vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động

- Hành vi hành động hoặc không hành động

Tương tự những hành vi vi phạm pháp luật các lĩnh vực khác thì vi phạmhành chính về an toàn lao động trước hết phải thể hiện bằng hành vi thôngqua hành động tức là hành vi vi phạm hành chính pháp luật an toàn lao động,bao gồm các hành vi như các hành vi vi phạm quy định pháp luật lĩnh vực antoàn lao động, có hành vi vi phạm báo cáo, vi phạm đánh giá hậu quả sau khixảy ra tai nạn lao động…

Hành vi không hành động là những hành vi không chấp hành các quy địnhan toàn lao động, trang bị các thiết bị an toàn trong lao động, các điều kiệncần thiết trong lao động, các hành vi không chấp hành hoặc cản trở hoạt động

Trang 17

quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và cáchành vi vi phạm khác về an toàn lao động

Khi đánh giá một hành vi được xem là hành vi trái quy định pháp luật antoàn lao động dựa trên những căn cứ vào những quy định của pháp luật antoàn lao động đã được thống nhất và ban hành, cũng như những đường lốichính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc quản lý lĩnh vực antoàn lao động Nếu một chủ thể thực hiện một hoặc nhiều những hành vi màpháp luật lao động nghiêm cấm hay không làm những việc mà pháp luật laođộng yêu cầu phải làm, thì có thể coi chủ thể đó có hành vi trái pháp luật laođộng và phải chịu các chế tài tương ứng với hành vi vi phạm pháp luật đó.Hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động khi được xem là hành vi khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ những quy định của pháp luậtan toàn lao động Các hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động được biểuhiện dưới dạng hành động trực tiếp hoặc không hành động trực tiếp.

- Hành vi trái quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động

Hành vi trái quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động gây ảnhhưởng trực tiếp đến trật tự ổn định của Xã hội và gây tổn hại đến các chủ thểtrong mối quan hệ lao động Việc tuân thủ và chấp hành các quy định phápluật an toàn lao động một cách lệch lạc mà không đúng, không đủ dẫn đếnviệc vi phạm pháp luật, vi phạm đến những đặc điểm mà các quy định phápluật đó bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật không cấm được đặt ratrong các văn bản pháp luật lĩnh vực an toàn lao động Còn có hành vi cố ýtạo kẽ hở từ pháp luật an toàn lao động để vi phạm nhằm kiếm các thu nhậpbất chính cho chính bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích và tính mạng,sức khỏe của người lao động, trật tự ổn định của Xã hội.

Căn cứ một hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động thì phải căn cứcác quy định của pháp luật an toàn lao động đặt ra, cũng như những chính

Trang 18

sách của các cá nhân và tổ chức có thẩm quyền trong công tác quản lý lĩnhvực an toàn lao động đã được thống nhất và ban hành.

Các cá nhân và tổ chức có hành vi không chấp hành các quy định củapháp luật an toàn lao động thì các hành vi đó của các cá nhân, tổ chức đó làhành vi vi phạm quy định hành chính pháp luật an toàn lao động Những hànhvi có liên quan đến việc vi phạm các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền hoặc những vi phạm xuất phát từ những sự kiện bất khả kháng củatừng trường hợp cụ thể của các cá nhân, tổ chức vi phạm thì sẽ không bị xemlà vi phạm pháp luật an toàn lao động

Mức độ vi phạm sẽ được căn cứ cụ thể vào hành vi vi phạm trên thực tếcủa cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật an toàn lao động; Còn yếu tố lỗi đượccăn cứ vào mục đích cần đạt được của hành vi vi phạm đó và yếu tố lỗi làmcăn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần xem xét các yếu tố kháckèm hậu quả mà thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vivà hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính pháp luật an toàn lao độngđược đặt ra nhằm điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ trongquá trình quan hệ lao động giữa các bên

Yếu tố lỗi là một trạng thái tâm lý, thể hiện ý chí chủ quan của cá nhân, tổchức đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động và hành vi đó gây rahậu quả Trong vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính lĩnh vựcan toàn lao động nói riêng thì có thể xem “lỗi” là yếu tố quan trọng về mặtchủ quan của hành vi vi phạm đó

Yếu tố lỗi được chia thành hai loại cơ bản là lỗi cố ý và lỗi vô ý Trongđó, lỗi cố ý được chia thành lỗi cố ý vi phạm trực tiếp và lỗi cố ý vi phạmgián tiếp; lỗi vô ý cũng được chia thành hai loại đó là lỗi vô ý xuất phát từ chủquan và lỗi vô ý xuất phát từ hành vi bất cẩn gây ra thiệt hại

Các cá nhân, tổ chức không nhận thức được hành vi vi phạm của mình thì

Trang 19

sẽ căn cứ từ yếu tố lỗi một cách chính xác từ những vi phạm cụ thể, sẽ xácđịnh được chính xác các hình thức áp dụng xử phạt phù hợp nhất đối với từnghành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động đó

- Hành vi vi phạm được thực hiện khi các cá nhân, tổ chức có đầy đủnăng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Các cá nhân phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi có hành vivi phạm thì đó là dấu hiệu để làm căn cứ xác định mức độ vi phạm pháp luậtquy định Do đó, các cá nhân, tổ chức vi phãm mà bị các bệnh tâm thần,không đủ năng lực hành vi thì có thể xem xét, đánh giá thông qua giám địnhsức khỏe để đưa ra quyết định cuối cùng.

Các cá nhân, tổ chức phải nhận thức được khả năng hành vi đó gây hậuquả nguy hiểm cho xã hội và kéo theo hậu quả pháp lý của nó Do đó cá nhân,tổ chức phải chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng với lỗi vi phạm phápluật an toàn lao động của mình Căn cứ dựa trên các dấu hiệu vi phạm thì cáccơ quan quản lý an toàn lao động có thể xác định được hành vi vi phạm đó

1.1.3 Các loại vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động

“Căn cứ vào Điều 19 cho đến Điều 26 - Nghị định 28/2020/NĐ-CP quyđịnh như sau:

+ Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn lao động

+ Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động

+ Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.+ Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối vớitai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt vềan toàn lao động

+ Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn lao động

+ Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Trang 20

+ Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động.”9

1.2.1.2 Đặc trưng của xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực antoàn lao động

Thứ nhất, căn cứ pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền sử dụng khi xửphạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động là các quy chuẩn an toànlao động.

Căn cứ pháp lý để tiến hành mọi hoạt động hướng đến xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực an toàn lao động đó chính là các quy chuần và quyđịnh về an toàn lao động do Nhà nước quản lý ban hành

“Xử phạt vi phạm hành chính an toàn lao động được thực hiện theo vănbản pháp luật căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định118/2021/NĐ-CP ngày 1 tháng 1 năm 2022 của Chính Phủ quy định chi tiếtmột số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị địnhsố 28/2020/NĐ-CP ngày 1 tháng 3 năm 2020 của Chính Phủ quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động”10

9 Trích dẫn từ Điều 19 cho đến Điều 26 của Nghị Định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020

Trang 21

Các cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm các quy định của pháp luậtan toàn lao động mà đưa ra quyết định xử phạt tương ứng với hành vi vi phạmsẽ được căn cứ vào mức độ vi phạm khác nhau và gây ra kết quả xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động, đó chính là biện pháp ápdụng dành cho những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định củapháp luật an toàn lao động tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng và gây thiệt hạitương ứng với mục đích răn đe các cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạmhoặc đang có ý định thực hiện hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động Để có điều kiện môi trường lao động thuận lợi, an toàn trong quá trình sảnxuất và kinh doanh thì tiêu chí đảm bảo an toàn lao động đối với mọi thànhphần trong xã hội, nhằm xác định được trách nhiệm Từ đó định hướng tớimục tiêu đảm bảo trong suốt quá trình lao động không có xảy ra hoặc nếu xảyra thì hạn chế ở mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây ảnh hưởngkhông tốt đến tâm sinh lý và sức khỏe Các tiêu chí được đặt ra đã đề ra đượcgiá trị pháp lý về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động đối với mọi cá nhân, tổchức ngay từ khi triển khai mở rộng, phát triển quy mô môi trường sản xuất,kinh doanh liên quan đến việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và bảo quản cácthiết bị máy móc, vật tư phải được kiểm tra nghiêm ngặt về mặt tiêu chuẩn antoàn lao động theo định kỳ quy định Theo đó, mọi thành phần phải có ý thứcchấp hành nghiêm ngặt về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trên mọiphương diện và trong mọi môi trường sống xung quanh.

Thứ hai, xác định mức độ vi phạm về an toàn lao động

Để xác định mức độ vi phạm của các cá nhân, tổ chức khi phát sinh hànhvi vi phạm mà bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính tương ứnghoặc sẽ bị nặng hơn là khi gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng thì sẽ bịtruy cứu trách nhiệm hình sự; ngoài ra còn phải bồi thường và tiến hành khắc

1 tháng 1 năm 2022; Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

Trang 22

phục hậu quả theo quy định của pháp luật Mức độ vi phạm đó còn được căncứ dựa trên tính chất, mức độ xâm hại của của cá nhân và tổ chức có hành vivi phạm đối với trật tự quản lý của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực an toànlao động.

Hành vi vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là hành vi vi phạm gây tổnhại hại không lớn, mức độ ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ, không ảnh hưởngtrực tiếp đến vật chất, tinh thần và sức khoẻ cá nhân, tổ chức.

Hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi vi phạm gây tổn hạihại lớn, mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tinh thần và sức khoẻ cánhân, tổ chức.

Hành vi vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là hành vi vi phạm gây tổnhại rất lớn có mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự xã hội, gây thiệt hại lớnđến tài sản và tính mạng.

Hành vi vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là hành vi vi phạm cómức độ ảnh hưởng đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng sâu rộng đến trật tự xã hội,gây thiệt hại rất lớn đến tài sản và gây thiệt hại tính mạng của nhiều cá nhânhoặc tổ chức.

Thứ ba, xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm lĩnh vực an toàn lao động

Áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là một nội dung của hoạtđộng quản lý hành chính của Nhà nước do các cá nhân, tổ chức thuộc cơ quanNhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnhvực an toàn lao động phải do

Thanh tra Nhà nước có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực an toàn laođộng giữ vai trò rất quan trọng trong công tác phát hiện kịp thời và xử phạtcác hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị Uỷ ban nhândân các cấp phối hợp thực hiện và thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chínhđó nhằm mục đích ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm đó Đồng thời, duy

Trang 23

trì quản lý trật tự xã hội về an toàn lao động được duy trì ở mức cao nhất.Căn cứ vào mức độ vi phạm của khung tiền phạt tương ứng với từng hànhvi vi phạm pháp luật đó tùy thuộc vào trường hợp các cá nhân, tổ chức bị xửphạt hành vi vi phạm bằng tiền khi các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền quảnlý xác định lỗi vi phạm Trong trường hợp thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính sẽ thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp được xác định có thẩmquyền xử phạt tại địa điểm, khu vực xảy ra hành vi vi phạm đó khi mà hành vivi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cá nhân, tổ chức thuộc các cơquan Nhà nước cùng có thẩm quyền khác nhau.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động: BộLao động – Thương bình và Xã hội, Sở Lao động – Thương bình và Xã hội,Thanh tra, Công an, Quốc phòng, khoa học công nghệ, công nghiệp, Giaothông vận tải quản lý,

Khi không có mặt cấp trưởng thì cấp phó sẽ được uỷ quyền sẽ có thẩmquyền được xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu tất cả trách nhiệm vềviệc ban hành quyết định của mình theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm phápluật an toàn lao động được căn cứ vào mức độ vi phạm để ban hành mức xửphạt tương ứng

Pháp luật quy định và áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hay phạt tiềnđối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động dựa trên các căn cứ củaNhà nước về tầm ảnh hưởng, mức độ xâm hại của hành vi đó đối với các quytắc quản lý Nhà nước về an toàn lao động, tuỳ theo các tình tiết giảm nhẹ haytăng nặng theo luật định của các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Mỗi cánhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động phải chấp hànhbị áp dụng các hình thức xử phạt, mà hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáohoặc phạt tiền.

Trang 24

Hình thức cảnh cáo là một biện pháp về mặt tinh thần và là hình thức xửphạt có tình tiết nhẹ hơn, mang ý nghĩa phổ biến giáo dục hơn áp dụng hìnhthức phạt tiền Cảnh báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết trước trường hợpcó thể bị áp dụng hình thức xử phạt năng hơn nếu có tình tiết nặng và nếu vẫntiếp tục tái phạm hay cố ý vi phạm nhiều lần Trong đó, hình thức cảnh cáocũng là hình thức thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của Nhà nước đối vớicá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính pháp luật lao động vì hìnhthức này Tuy nhiên, hình thức này vẫn mang tính cưỡng chế của Nhà nướcgây ra cho các cá nhân, tổ chức vi phạm tổn hại nhất định về mặt tinh thần.

Các loại hình vi phạm hành chính sẽ bị áp dụng bằng hình thức xử phạtbằng cảnh cáo Trong đó, hành vi vi phạm mức độ nhẹ do chủ quan, thuộc viphạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ khi chưa gây ảnh hưởng lớn, một phần dothiếu hiểu biết hoặc do tác động khách quan, Vì thế, hình thức xử phạt cảnhcáo vẫn mang nặng tính chất giáo dục Hình thức xử phạt cảnh cáo do các cánhân, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản cho các đối tượng viphạm Có một số trường hợp mả các hành vi vi phạm chỉ bị các cá nhân, tổchức có thẩm quyền chỉ tiến hành nhắc nhở bằng hình thức lời nói thì hìnhthức xử phạt này không được xem là bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Với mục tiêu đấu tranh và phòng chống mọi hình thức vi phạm hànhchính trong tất cả lĩnh vực thì hình thức xử phạt bằng tiền này góp phần nângcao hiệu quả ngăn chặn rất lớn vì hình thức này là toàn bộ hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực an toàn lao động bị áp dụng hình thức xử phạt bằngtiền khi cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính phải nộp bằng tiền mặt Hìnhthức này là thu lấy của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất địnhtương ứng với mức độ vi phạm tương ứng để xung vào công quỹ Nhà nướctác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế, vật chất của cá nhân, tổ chức và gây rabất lợi cho các cá nhân, tổ chức về mặt tài sản.

Trang 25

Các cá nhân, tở chức có thẩm quyền lĩnh vực an toàn lao động phải căn cứsố liệu, thông tin thu thập thực tế, bằng chứng cụ thể Từ đó, mới thể hiệntính hiệu quả trong công cuộc đấu tranh, phòng chống vi phạm nhằm bảo đảmtính hợp lý, phù hợp với mọi loại hình kinh tế, các hình thái của xã hội đươngđại

Khi các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tiến hành áp dụng các hình thứcxử phạt chính cho các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực antoàn lao động thì các cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc bịáp dụng nhiều hình thức khắc phục hậu quả khác nhau Các biện pháp khắcphục hậu quả không phải là hình thức xử phạt vì mục đích chính của hìnhthức này không phải trừng trị, răn đe mà hình thức này mang tính chất bắtbuọc phải khôi phục lại những hậu quả mà cá nhân, tổ chức đã có hành viphạm phải thực hiện nhưng chưa thực hiện hoặc đang thực hiện mà chưa đúnghoặc thực hiện chưa đủ theo quy định của pháp luật an toàn lao động

1.2.2 Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toànlao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong phạm vi quản lý, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hànhcác quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực thẩm quyền quảnlý dựa trên căn cứ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong việc banhành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện theo đúng vềtrình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành cho các lĩnh vực khác nhau.

Khi hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao động phát sinh thì các cá nhân,tổ chức có thẩm quyền tiến hành lập biên bản các cá nhân, tổ chức có hành vivi phạm Trước khi tiến hành thực hiện việc lập biên bản thì các cơ quan cóthẩm quyền sẽ tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, dẫn chứng lỗi viphạm để các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải nhận thức được hành vivi phạm và phải chấm dứt hành vi vi phạm đó, sau đó lập thành biên bản ghi

Trang 26

nhận vi phạm và áp dụng hình thức khắc phục hậu quả do hành vi vi phạmgây ra như: đóng phạt, đền bù thiệt hại

Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tiến hành lập biên bản ghi nhận vi phạmhành chính lĩnh vực an toàn lao động theo các trình tự sau đây:

Bước 1 Phát hiện hành vi và lập biên bản vi phạm hành chính

Khi phát hiện các hành vi vi phạm, thì các cá nhân, tổ chức có thẩm quyềnsẽ: “Căn cứ theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP thì người cóthẩm quyền lập biên bản: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Cán bộ, Côngchức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác Thanh kiểm tra việc thực hiện vàchấp hành các quy định pháp luật về an toàn lao động” từ những căn cứ đó thìcác các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sẽ đánh giá đúng tính chất của hànhvi vi phạm, tiếp đến là lựa chọn các quy định pháp luật để xác định hành vi viphạm và làm căn cứ để tiến hành xử phạt hành vi vi phạm và tiến hành lậpbiên bản vi phạm hành chính Trường hợp mà các cá nhân, tổ chức vi phạmyêu cầu thêm yếu tố bằng chứng để khẳng định có hành vi vi phạm, thì ngườicó thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản làm việc tạiđịa điểm xảy ra hành vi vi phạm đó Sau khi đầy đủ cơ sở, bằng chứng đểkhẳng định có hành vi đó là những hành vi vi phạm thì tiến hành áp dụng cáccăn cứ pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính

Tất cả nội dung được lập trong biên bản vi phạm hành chính như sau:

+ Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm và địa điểm lập được biên bản; + Họ, tên và chức vụ cá nhân, tổ chức lập biên bản;

+ Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân, tổ chức vi phạm;

+ Thời gian cụ thể: Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hànhvi vi phạm;

+ Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảmthực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính;

Trang 27

+ Ghi rõ tình trạng trang thiết bị, tang vật, phương tiện vi phạm nếu bị tạmgiữ để bảo đảm việc thực hiện xử phạt hành vi vi phạm;

+ Ý kiến của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;

+ Nếu có người làm chứng, chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổchức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số căn cước công dân, lời khaicủa họ trong biên bản;

+ quyền lợi và thời hạn giải trình của người vi phạm hoặc đại diện của tổchức vi phạm về vi phạm hành chính;

+ Ghi rõ cơ quan tiếp nhận giải trình hoặc khiếu nại của người vi phạmhoặc tổ chức vi phạm;

+ Thời gian, địa điểm cụ thể để cá nhân vi phạm hoặc tổ chức vi phạmtrực tiếp tiếp nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính tiến hành đóngphạt.

“Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính2012 và Điều 41 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP về một số biểu mẫu về xửphạt vi phạm hành chính cụ thể thì sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực an toàn lao động: Trong đó, mẫu biên bản số 01kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP Biên bản phải có đầy đủ các thông tintheo mẫu biên bản số 01 của Nghị định 118/2021/NĐ-CP Biên bản gồmnhiều tờ thì phải ký từng tờ, nếu người vi phạm không ký thì phải có 2 ngườichứng kiến hoặc đại diện chính quyền địa phương ký Nếu thuộc trường hợpđược giải trình thì phải ghi cụ thể thời gian giải trình cũng như người có thẩmquyền giải quyết giải trình Biên bản phải được giao cho người vi phạm 01bản”11

Trong quá trình xác định và truy cứu trách nhiệm thuộc hành vi vi phạmthì cánhân, tổ chức có thẩm quyền phải xác định cụ thể hành vi vi phạm của11 Trích dẫn : Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 41 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP

Trang 28

cá nhân, tổ chức là vi phạm thuộc vào Điều nào, Khoản nào của Nghị định số28/2020/NĐ-CP, trường hợp hành vi đó chưa được quy định trong Nghị địnhsố 28/2020/NĐ-CP thì không tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính Khiđã xác định được hành vi vi phạm thì trong biên bản phải mô tả rõ thời gianthực hiện hành vi, kết thúc hành vi là khi nào để xác định thời hiệu, thời hạnxử phạt vi phạm hành chính Đây là thông tin rất quan trọng để người có thẩmquyền xử phạt quyết định phạt tiền hay chỉ áp dụng biện pháp buộc khắc phụchậu quả khi đã hết thời hạn, thời hiệu xử phạt.

Bước 2 Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trường hợp khi ban hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt vi phạmhành chính, nếu vượt thẩm quyền thì phải chuyển ngay hồ sơ tới người cóthẩm quyền để xử phạt Căn cứ theo mẫu quyết định 02 kèm theo Nghị định118/2021/NĐ-CP đối với trường hợp có lập biên bản xử lý vi phạm hànhchính thì phải ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

“Mẫu quyết định số 02 kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP

Khi căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt và biện pháp phạt bổ sung,biện pháp buộc khắc phục hậu quả để xác định thẩm quyền Thời hạn banhành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực an toàn lao độnglà 07 ngày, đối với trường hợp có yếu tố phức tạp thì 30 ngày, đối với trườnghợp đặc biệt nghiêm trọng thì tối đa 60 ngày được tính kể từ ngày lập biênbản vi phạm hành chính”

Trước khi ban hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt cầnlưu ý: Nếu có căn cứ cho rằng việc xác lập biên bản, hành vi chưa đảm bảo,chưa đủ cơ sở để xử phạt thì có quyền giao nhiệm vụ cho cơ quan có thẩmquyền để tiến hành lập biên bản xác minh tình tiết vi phạm trước khi ban hànhquyết định xử phạt.

Căn cứ Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 ban hành

Trang 29

quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi áp dụng biện pháp buộc khắc phụchậu quả Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được ban hành đến cánhân, tổ chức vi phạm trong trường hợp không áp dụng hình thức xử phạtbằng tiến thì phải gửi cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong thời hạn02 ngày làm việc Ban hành quyết định và gởi trực tiếp cho cá nhân, tổ chứccó hành vi vi phạm phải có biên bản ký xác nhận, có ký xác nhận của cá nhân,tổ chức chứng kiến hoặc đại diện chính quyền sở tại tại địa phương đó Nếutrường hợp phải gửi qua đường bưu điện thì phải gửi bằng hình thức thư đảmbảo, nội dung gửi phải ghi rõ nội dung là quyết định xử phạt vi phạm hànhchính, nếu người vi phạm không nhận được thì phải gửi thêm 3 lần nữa.”12

Bước 3 Thi hành quyết định xử phạt

Khi các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thi hànhquyết định phải định kỳ theo dõi, vận động để cá nhân, tổ chức có hành vi viphạm phải chấp hành thông qua việc nộp tiền phạt áp dụng cho vi phạm đó,cũng như áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi rõ trong quyết định.Trường hợp quá thời gian ghi trong quyết định mà cá nhân vẫn không chấphành nộp tiền phạt cũng như áp dụng các biện pháp buộc khắc phục hậu quảthì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định được giao nhiệm vụ thi hànhquyết định tiến hành xác minh các thông tin về thu nhập, tiền lương, tài khoảncủa người vi phạm để tham mưu quyết định cưỡng chế thu tiền phạt, cũngnhư tham mưu cưỡng chế thi hành biện pháp buộc khắc phục hậu quả Trườnghợp nếu cá nhân, tổ chức vi phạm chưa có điều kiện thi hành cưỡng chế thutiền phạt thì cần tham mưu cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quảtrước, còn tiền phạt vi phạm sẽ tiếp tục xác minh để cưỡng chế sau nhằm kịpthời chấm dứt, khắc phục hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn lao động

1.2.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn

12 Trích dẫn: Mẫu quyết định số 02 kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP

Trang 30

lao động

“Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản như Luật xử lý vi phạm hành chínhnăm 2012; Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 nhẳm sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính; Bộ luật lao động số45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019; Nghị định số 28/2020/NĐ-CPngày 1 tháng 3 năm 2020 quy định xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, Bảohiểm Xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng; Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2022 quy định xửphạt hành chính lĩnh vực lao động

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động chỉdo các chủ thể có thẩm quyền được Nhà nước giao quyền thực hiện Do đó,việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung về xử phạt vi phạm hành chính vềlĩnh vực an toàn lao động nói riêng là hoạt động chỉ được tiến hành khi đượcNhà nước giao quyền chứ không phải hoạt động tùy tiện của các chủ thể cóthẩm quyền Hoạt động xử phạt vi phạm pháp luật lao động phải do cơ quan,Cán bộ quản lý Nhà nước có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân các cấpvà người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, cơquan chuyên ngành là Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, các Sở Laođộng - Thương Binh và Xã hội, trong đó người có thẩm quyền xử phạt làThanh tra lao động.

Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toànlao động được quy định theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 1 tháng 3năm 2020

Căn cứ theo Điều 49 quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy bannhân dân các cấp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềnđến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Trang 31

lao động

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạttiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựclao động

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạttiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựclao động

Theo Điều 50 - Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động

- Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụthanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặcphạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựclao động

- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền phạtcảnh cáo và phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hànhchính trong lĩnh vực lao động

- Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền phạtcảnh cáo và phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hànhchính trong lĩnh vực lao động

- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền phạt cảnh cáo và phạttiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựclao động.

- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyênngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành về lao động có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực laođộng”13

13 Trích dẫn: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 nhẳm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính; Bộ luật lao động số 45/2019/QH14;

Trang 32

Những hành vi vi phạm những quy định về an toàn lao động là nhữnghành vi xâm hại đến những quan hệ trên gây ra những hậu quả và pháp luậtcần có những chế tài quy định hình thức, mức độ xử phạt mang tính hànhchính nhằm nhắc nhở, cảnh báo và răn đe cho người sử dụng lao động phảituân thủ và thực hiện theo quy định pháp luật.

1.2.4 Nội dung xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn laođộng

Xử phạt vi phạm hành chính về bảo đảm trang thiết bị an toàn lao động, bảo hộ lao động

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định: phạt cảnh cáohoặc phạt tiền tử 500.000 – 1.000.000 đồng đối với người lao động có hànhvi vi phạm sau đây:

Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm phát hiện nguy cơ gâytai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnhcủa người sử dụng lao động; Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhânđược trang bị hoặc sử dụng sai mục đích.

Căn cứ Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH thì phương tiện bảo vệcá nhân được liệt kê thành nhiều thứ như: Phương tiện bảo vệ đầu: mũchống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc; Phương tiện bảo vệmắt, mặt nạ; Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: Khẩu trang, mặt nạ phòngđộc ; Phương tiện bảo vệ tay, chân: giày, ủng, bít tất ; Người lao độngkhông chấp hành trang bị các trang bị bảo vệ trong suốt quá trình sản xuất,xây dựng thì sẽ bị xử phạt theo luật định Đây là quy định hoàn toàn mớiso với quy định về xử phạt được quy định trong Nghị định 47/2010/NĐ-CPvề vi phạm pháp luật an toàn lao động.

Nghị định số CP ngày 1 tháng 3 năm 2020; Điều 49 và Điều 50 của Nghị định số

Trang 33

28/2020/NĐ-Người sử dụng lao động thường chỉ tìm kiếm lợi nhuận cao trong sảnxuất kinh doanh để dạt được lợi nhuận cao mà cố ý không trang bị nhữngtrang thiết bị bảo hộ cho người lao động vì nếu trang bị đầy đủ sẽ tốn thấtchi phí cao Căn cứ Điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì người sử dụnglao động vi phạm hành vi này bị xử phạt đến 10.000.000 đồng Đây là mứcphạt chưa đủ sức răn đe so với các lợi nhuận mà người sử dụng lao động.

Xử phạt vi phạm hành chính về bảo đảm hoạt động huấn luyện an toànlao động

Căn cứ Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định đối với từng mức viphạm mà người sử dụng lao động không chấp hành các quy định pháp luậtvề hoạt động huấn luyện an toàn lao động hoặc thỏa thuận với các tổ chứccó thẩm quyền tổ chức hoạt động huán luyện an toàn lao động mà nhận kếtquả huấn luyện; hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàntheo đúng quy định pháp luật thì mức mực phạt đối với các hành vi nêutrên:

Từ 01 đến 10 người mức phạt áp dụng sẽ là 5.000.000 – 10.000.000 triệuđồng

Từ 11 đến 500 người mức phạt áp dụng sẽ là 10.000.000 – 20.000.000triệu đồng

Từ 51 đến 100 người mức phạt áp dụng sẽ là 20.000.000 – 30.000.000triệu đồng

Từ 101 đến 300 người mức phạt áp dụng sẽ là 30.000.000 – 40.000.000triệu đồng

Từ 301 người trở lên mức phạt áp dụng sẽ là 40.000.000 – 50.000.000triệu đồng

Xử phạt vi phạm hành chính về bảo đảm hoạt động phòng chống cháy nổ

Căn cứ Điều 48 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định trong hoạt động

Trang 34

đảm bảo xử phạt những hành vi vi phạm trong việc để ra cháy, nổ như sau:Vi phạm quy định an toàn về phòng và chữa cháy gây ra cháy, nổ gâythiệt hại dưới 2.000.000 đồng sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 300.000 đồngđến 2.000.000 đồng

Vi phạm quy định an toàn về phòng và chữa cháy gây ra cháy, nổ gâythiệt hại tử 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng sẽ bị áp dụng mức xử phạttừ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Vi phạm quy định an toàn về phòng và chữa cháy gây ra cháy, nổ gâythiệt hại tử 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng sẽ bị áp dụng mức xửphạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Vi phạm quy định an toàn về phòng và chữa cháy gây ra cháy, nổ gâythiệt hại tử 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng sẽ bị áp dụng mức xử phạttừ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Hành vi thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ sẽ bị áp dụng mức xử phạttừ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Hành vi thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ trên 50.000.000 đồng sẽ bịáp dụng mức xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính về lĩnhvực an toàn lao động

1.3.1 Yếu tố Chính trị

Yếu tố chính trị bao gồm: yếu tố môi trường xã hội, hệ thống chính trị,chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trongquá trình thực hiện; Các quan hệ chính trị và ý thức chính trị; Hoạt động củahệ thống chính trị Hiệu quả thực hiện pháp luật bị ảnh hưởng sâu sắc từ yếutố chính trị, hoạt động thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũngbị ảnh hưởng Ý thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạocủa Đảng, luôn được củng cố và nâng cao lập trường chính trị, giữ vững tư

Trang 35

tưởng của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong công tác áp dụng phápluật

1.3.2 Yếu tố pháp lý

Yếu tố pháp lý dùng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt độnghành chính quản lý của Nhà nước, trong đó công tác xử phạt vi phạm hànhchính cũng thuộc yếu tố đó được thể hiện qua hệ thống quy phạm pháp luậtchứa đựng toàn bộ hệ thống nguyên lý thực hiện pháp luật Bắt buộc các chủthể hoạt động trong khuôn khổ pháp luật phải chấp hành các yếu tố môitrường pháp lý này.

“ Hiến pháp 2013 quy định : Nhà nước được tổ chức và hoạt động theoHiến pháp, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắctập trung dân chủ Như vậy, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là côngcụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạmhành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi íchNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức , tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hoạt động quản lý Nhà nước.”14

1.3.3 Yếu tố kinh tế, xã hội

Trong thời kỳ bao cấp nên kinh tế nước ta tăng trưởng chậm thì việc chútrọng trong công cuộc phát triển hệ thống pháp luật chưa được cao Đến nay,nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh, cần thiết nhiều lao động có chấtlượng cao, lao động chân tay, và hệ quả kéo theo việc xử phạt các hành vi viphạm hành chính lĩnh vực an toàn lao động gặp nhiều khó khăn do mức độ vàhình thức vi phạm đa dạng dẫn đến hiệu quả áp dụng xử phạt vi phạm hànhchính thấp.

Thứ nhất, khi nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ sẽ có sự ảnh

hưởng trực tiếp đến ý thức và vật chất của nhân dân đối với pháp luật trên nền

14 Trích dẫn: Hiến pháp Nước Công Hòa Xã Hội Việt Nam năm 2013

Trang 36

tảng tin tưởng và thượng tôn Lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ tintưởng vào đường lối kinh tế, chính sách, pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng vàhoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước khi nền kinh tế - xã hội phát triển,đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân được cải thiện Khi đó, niềm tincủa các chủ thể đối với pháp luật được củng cố.

Thứ hai, đời sống kinh tế phát triển thì mức sống được cải thiện dẫn đến

toàn bộ cán bộ, công chức Nhà nước, mọi tầng lớp nhân dân nâng cao ý thứctìm hiểu pháp luật, học tập nghiên cứu, cập nhật thông tin về pháp luật, chínhsách của Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

1.3.4 Yếu tố thuộc về đội ngũ công chức trong thực thi công vụ

Nhà nước thuộc bất kỳ hình thái nào cũng phải xây dựng một nền tảngpháp luật ổn định và trong đó nêu bật trách nhiệm và ý thức thực hiện của cáccá nhân, tổ chức có thẩm quyển trong việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnhvực an toàn lao động nói chung Ban hành các quyết định xử phạt các vi phạmhành chính lĩnh vực an toàn lao động và thi hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính lĩnh vực an toàn lao động thể hiện quyền lực Nhà nước trong côngtác thực thi công vụ nhằm phòng và chống các hành vi vi phạm hành chínhlĩnh vực an toàn lao động.

Các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vihành hành chính phải có phẩm chất và năng lực chuyên môn, vững vàng vềChính trị, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn nhiệm vụ, trong suốt quá trình banhành quyết định phải công khai và minh bạch cho toàn bộ người dân nắmđược thông tin đó

Các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính là cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước rènluyện phẩm chức đạo đức tốt, khi thự thi công vụ cần phải tôn trọng, lịch sự,tránh thái độ tự cao, tự đại trườc người dân Nâng cao trách nhiệm nghề

Trang 37

nghiệp, nghiêm minh trong thực thi công vụ, vì đó chính là những chủ thểquản lý hành chính Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện hoạtđộng công vụ trong công cuộc xử phạt vi phạm hành chính trong mọi lĩnhvực Có như vậy, xử phạt vi phạm pháp luật mới có ý nghĩa, tác động to lớnđến ý thức của toàn dân

1.4 Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn lao động tại mộtsố địa phương và bài học tham khảo cho Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.1 Kinh nghiệm từ công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vựcan toàn lao động từ các Thành phố khác

1.4.1.1 Kinh nghiệm xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn laođộng từ Thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam được biết đến là Thànhphố áp dụng nghiêm ngặt yêu cầu về an toàn lao động đối với doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp nước ngoài Yêu cầu đảm bảo an toàn lao độngđược quy định rõ ràng trong Bộ Luật lao động.

Từ năm 2019 đến năm 2023, Thành phố Hà Nội đã tiến hành 19 dự án antoàn lao động với mục tiêu giảm thiểu tối đa vấn nạn vi phạm phap luật tronglao động đề ra phương châm: Trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phảithực hiện nghiêm ngặt mọi quy định trong an toàn lao động, xây dựng mộtmôi trường lao động lành mạnh Ra quân liên tịch kiểm tra toàn bộ các cơ sởsản xuất kinh doanh thuộc mô hình Nhà nước, tư nhân hay liên doanh hàngtháng, hàng quý Mỗi năm giảm tối đa số vụ vi phạm an toàn lao động xuốngmỗi năm 5%.

Thành phố Hà Nội quyết tâm đi đầu trong công cuộc phòng, chống dịchCovid-19, hỗ trợ người lao động trên mọi phương diện Các buổi tập huấn vềan toàn lao động và công tác phòng chống dịch bệnh covid-19 được tổ chứcsong song Các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong công tác báo cáo y tế,

Trang 38

công đoàn trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ được tập huấn kiến tứcchuyên sâu về an toàn lao động Trong năm 2022, Thành phổ Hà Nội sẽ cóthêm 1.790 doanh nghiệp tham gia xây dựng và sử dụng hệ thống quản lý antoàn lao động trên điện thoại, máy vi tính Người lao động mà bị tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp đang được điều trị và phục hồi chức năng lao độngtheo quy định của pháp luật sẽ được hỗ trợ và chăm sóc; Tai nạn lao động màdẫn đến chết người phải được xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; Tấtcả các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà nội đều phải cótổ chức công đoàn dưới sự giám sát của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Cấp lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức định kỳ họp mặt và đốithoại với người lao động nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề còn tồn đọng,những ý kiến, đơn khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm trong lĩnhvực an toàn lao động Các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức hoạtđộng thanh kiểm tra về lĩnh vực an toàn lao động, nhất là trong các cơ sở sảnxuất kinh doanh có nguy cơ cháy nổ, chập điện hoặc tiềm ẩn những nguy cơkhác.

Chương trình 03/CTr-UBND về an toàn lao động tại Thành phố Hà Nộigiai đoạn 2021-2025, nội dung của chương trình này là cứ mỗi năm sẽ giảm4% các vụ vi phạm gây chết người Người lao động làm việc tại các cơ sở sảnxuất, kinh doanh trong môi trường độc hại được khám cấp phát thuốc chữabệnh theo định kỳ 6 tháng 1 lần theo quy định

Cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý công tác an toàn lao độngỦy ban nhân dân cácc cấp, Phòng lao động, ban quản lý khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao được thương xuyên nâng cao năng lực quản lývà kiểm định chuyên sâu về lĩnh vực an toàn lao động.

Doanh nghiệp khi tiến hành tuyển dụng người lao động phải thống kê đầyđủ thông tin người lao động; hơn 79% cá nhân, tổ chức thực hiện công tác an

Trang 39

toàn lao động, cá nhân, tổ chức làm trong cơ sở y tế; 89% công đoàn viêntrong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được huấn luyện đầy đủ kiến thứcchuyên môn về an toàn trong lao động; Có hơn 78% hộ kinh doanh cá thể, cáclàng nghề tồn tại nguy cơ cao về thiếu an toàn trong lao động được sẽ đượccác cơ quan chức năng tiến hành tuyên truyền tại nơi về an toàn lao động.

Từ năm 2019 đến năm 2023, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếnhành kiểm tra liên ngành và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhhơn 156 đơn vị, công trình xây dựng vi phạm về an toàn lao động với tổng sốtiền hơn 765.300.000 đồng; yêu cầu cơ sở sản xuất kinh doanh tạm đình chỉ268 máy móc, thiết bị cơ khí có nguy cơ gây thiếu an toàn trong lao động

Sở xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch kiểm tra đối với 185 công trìnhxây dựng sử dụng vốn ngân sách, 190 công trình sử dụng nguồn vốn khác,232 phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Lấy ý kiến xây dựng kế hoạchvà tham mưu các biện pháp hỗ trợ trong thi công công trình đảm bảo giảm bớtthời gian lao động nặng nhọc trong lao động và phải bảo đảm giữ vững antoàn lao động trong việc dùng cần trục tháp trong thi công xây dựng côngtrình đối với 282 dự án xây dựng tại Thành phố Hà Nội.

Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch kiểm tra tại cơ sở kinhdoanh , gồm: 182 đơn vị trạm nạp, trạm cấp gas; kiểm tra công tác quản lý vậtliệu nổ 03 đơn vị; kiểm tra công tác an toàn hóa chất tại 130 đơn vị hoạt độnghóa chất; kiểm tra công tác bảo vệ môi trường 117 đơn vị.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thì đã tổ chức 246 cuộc kiểm travề công tác an toàn lao động với 751 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và đã có1.335 kiến nghị yêu cầu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp khắc phục nhữngtồn tại, thiếu sót về công tác an toàn lao động…

1.4.1.2 Kinh nghiệm xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn laođộng từ Thành phố Hải Phòng

Trang 40

Thành phố Hải Phòng được xem là đầu mối giao thông chủ lực với hệthống giao thông dày đặc giao thương trong nước và quốc tế với hoạt độngcảng biển khá dày đặc kết nối các vùng giao thông quan trọng của khu kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, nơi giao thương kinh tế Việt Nam và Trung Quốc Do đó,số lượng doanh nghiệp kinh doanh hàng hải và vận tải, logistic rất lớn, kéotheo số lượng người lao động tại đó tăng cao

Lập đội kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra vào các cơ sở sản xuất,kinh doanh mà có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, có thể xảy ra sự cốnghiêm trọng như xây dựng các công trình lớn, may mặc, thuộc da, làm giàydép, các doanh nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản, cơ khí, luyện kim, cảngbiển, các doanh nghiệp chuyên môn truyền tải và cung cấp điện, Tập trungkiểm định các thiết bị nâng trục, thang máy, các công trình giải trí vui chơicông cộng với các trò chơi có khả năng gây ra tai nạn như: tàu lượn cao tốc,cáp treo, đu quay, máng trượt…

Cơ quan chức năng phải kiểm tra và quản lý định kỳ số lượng người laođộng tự do và đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;Nếu sơ sở kinh doanh nào gây ra hậu quả nghiêm trọng trong lao động màgây thiệt hại về tài sản lẫn gây thiệt hại về tính mạng sẽ bị truy tố, tước giấyphép kinh doanh công khai trên phương tiện thông tin đại chúng Chú trọngtrong khâu xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch các nội quy với quytrình và biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong mọi lĩnh vực.

Bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp phảitrang bị bảo hộ lao động và tiến hành khám sức định kỳ và thường xuyên chongười lao động, đặc biệt đối với người lao động làm việc trong môi trườngđộc hại mang tính nguy hiểm thì phải có chế động thăm khám sức khỏe nângcao và tại nơi; bảo đảm số giờ làm thêm theo đúng luật quy định Trong quátrình kiểm tra liên ngành phát hiện và đã ban hành 392 quyết định xử phạt vi

Ngày đăng: 29/07/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w