1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tiktok của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VISỬ DỤNG TIKTOK CỦA GIỚI TRẺ TRÊN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả là tập thể viết nghiên cứu khoa học với chủ đề "Các yếu tố ảnhhưởng đến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh",thực hiện bài nghiên cứu này dưới sự hướng dẫn của TS Lý Đan Thanh Chúng tôi xincam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của nhóm tác giả Nhóm tác giả cam kết cácsố liệu, kết quả bài báo cáo thu thập từ các phương pháp nghiên cứu phù hợp, trung thực,chưa từng công bố bất kỳ trong công trình nào khác.

Nhóm tác giả cam đoan rằng mọi thông tin tham khảo đều khách quan, có nguồngốc chính xác đã được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng trong bài báo cáo.

Nhóm tác giả cam đoan rằng, mọi thông tin khảo sát đều được sự cho phép củangười cung cấp, không ép buộc với mọi hình thức.

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 13 tháng 06 năm 2023Người thực hiện (Nhóm trưởng tác giả đại điện)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, để hoàn thành được đề tài này nhómtác giả rất biết ơn và tri ân tới những chỉ dạy của Quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tế -Tài chính Hồ Chí Minh.

Đầu tiên, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lý Đan Thanh,người luôn chỉ dạy, đồng hành và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu,truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã giúpnhóm tác giả có thể hoàn thành bài báo cáo này một cách chỉnh chu và đạt được kết quảtốt nhất.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn hỗ trợ,đồng hành, giúp đỡ về mặt tinh thần và đóng góp vật chất để hoàn thành công trìnhnghiên cứu này.

Trang 4

TÓM TẮT

Với sự phát triển thời đại 4.0 hiện nay, nhu cầu giải trí, trao đổi thông tin trong xãhội số hóa hiện nay ngày càng được nâng cao và quan tâm nhiều hơn Chính vì thế, mạngxã hội cũng ngày càng phát triển theo, cho ra đời nhiều ứng dụng đa dạng khác nhau Mộttrong những ứng dụng được quan tâm và thuộc một trong những ứng dụng có lượt tải caonhất trong năm 2021-2023 chính là TikTok Theo thống kê, có hơn 40% người dùngTikTok đều thuộc từ 18-24 tuổi Với sự bùng nổ này, Nhóm tác giả đã có ý tưởng và tiếnhành nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trêmđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu các nguyên nhân chính tác động đếnhành vi sử dung Tik Tok và đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố Từ đó chúng ta cóthể đưa ra nhiều giải pháp hữu ích để cho nhiều cơ quan, chính phủ dễ dàng quản lý, đảmbảo an toàn khi sử dụng mạng xã hội Hơn thế nữa kết quả sẽ cung cấp nhiều thông tincần thiết cho một số doanh nghiệp trong việc kinh doanh, marketing kỹ thuật số hiện nay.

Nghiên cứu này nhóm tác giả chia làm hai giai đoạn trong quá trình thu thập dữliệu gồm nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính và nghiên cứu chính dùngphương pháp định lượng Nghiên cứu định tính nhằm tìm ra những đặc điểm, bản chấtcủa đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định lượng bằng việc khảo sát trực tuyến quaGoogle Form với kích thước mẫu quan sát là n=250 người tại sinh sống và làm việc, họctập tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả thông tin thu thập sẽ được xử lý qua phần mềmIBM SPSS 20 với mục đích: Phân tích thông kê mô tả; Kiểm tra độ tin cậy; Phân tích độtin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.

Về kết quả nghiên cứu, sau khi đã phân tích và kiểm định, Nhóm tác giả đã đưa ra 3 yếu tố chính tác động đến hành vi sử dụng TikTok bao gồm: nhận thức về lợi ích, nhận thức về sự bỏ lỡ, thói quen Với mức độ ảnh hưởng theo hệ số hồi quy lần lượt là nhóm nhận thức sự bỏ lỡ có beta= 0.315, nhóm thói quen có beta= 0.249, nhóm nhận thức lợi ích beta= 0.236

Trang 5

With the advent of the 4.0 era, the demand for entertainment and informationexchange in the digital society has been increasing significantly Consequently, socialmedia platforms have also evolved and introduced various diverse applications One suchapplication that has gained substantial attention and achieved high download rates from2021 to 2023 is TikTok Statistics reveal that over 40% of TikTok users fall within the18-24 age group Capitalizing on this phenomenon, our research group developed theidea and conducted a study entitled "Factors Influencing TikTok Usage Behavior amongYoung Adults in Ho Chi Minh City" to investigate the primary factors influencingTikTok usage behavior and assess their significance The outcomes of this research canprovide valuable insights for governmental and regulatory bodies to effectively manageand ensure safety in social media usage Furthermore, the findings offer essential

information for businesses in the current digital marketing and digital business landscape.

The research was divided into two phases of data collection: a preliminaryqualitative study and a main quantitative study The qualitative study aimed to identifythe characteristics and nature of the research subjects, while the quantitative studyutilized an online survey conducted via Google Forms with a sample size of n=170individuals residing, working, or studying in Ho Chi Minh City The collectedinformation was processed using IBM SPSS 20 software, with the following objectives:descriptive statistical analysis, reliability testing, Cronbach's Alpha reliability analysis,exploratory factor analysis (EFA), and regression analysis.

Based on the research findings, after analysis and verification, the research teamidentified three main factors that influence TikTok usage behavior: perceived benefits,perceived FOMO (fear of missing out), and habits The impact of these factors, measuredby regression coefficients, is as follows: the perceived FOMO group with beta = 0.315,the habit group with beta = 0.249, and the perceived benefits group with beta = 0.236.

Trang 6

1.3.2 Nghiên cứu định lượng 10

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10

1.5 Ý nghĩa và đóng góp đề tài 10

1.6 Bố cục của đề tài 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13

2.1 Khái niệm 13

2.1.1 Khái niệm về Mạng xã hội 13

2.1.2 Khái niệm về TikTok 13

2.1.3 Khái niệm về hành vi sử dụng 13

2.2 Các lý thuyết liên quan 14

2.2.1 Đặc điểm cơ bản tâm lý của sinh viên 14

2.2.2 Mô hình nghiên cứu liên quan 15

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 18

2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất 18

2.3.1 Mô hình đề xuất 21

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Quy trình nghiên cứu 22

3.2 Thang đo 25

Trang 7

3.3 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 29

4.3.1 Xoay nhân tố biến độc lập 38

4.3.2 Xoay nhân tố biến phụ thuộc 42

4.4 Phân tích hồi quy 44

4.4.1 Kiểm định mức độ phù hợp mô hình 45

4.4.2 Đánh giá giả thuyết ý nghĩa hệ số hồi quy và kiểm định đa cộng tuyến 46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 48

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN1.1.Lý do chọn đề tài

Tiktok là một ứng dụng của công ty công nghệ đa quốc gia của Trung Quốc Ứngdụng này được ra đời vào năm 2017 và ngày càng trở nên phổ biến đối với giới trẻ Tráingược với các nền tảng mạng xã hội khác, Tiktok mang đặc trưng riêng với những videongắn cùng cách sử dụng đơn giản, dễ dàng và nhiều tính năng nổi bật.Theo số liệu đếntháng 2/2023 của Datareportal, Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng ngườidùng TikTok nhiều nhất thế giới, với khoảng 49,9 triệu người dùng, một con số không hềnhỏ dù còn rất nhiều các trang mạng xã hội khác đang hoạt động TikTok đang làm chủrất nhiều xu hướng, ảnh hưởng đến thái độ, hoạt động giải trí của giới trẻ Với mongmuốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu về các nội dung đang hiện hành liên quanđến TikTok, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: nhằm phân tích, đánh giá về hành vicủa người dùng TikTok.

TikTok không chỉ là một ứng dụng giải trí, mà còn tác động đáng kể đến văn hóavà xã hội Qua hành vi sử dụng TikTok có thể tiết lộ những yếu tố văn hóa, giáo dục vàxã hội có liên quan đến sự phát triển và sử dụng ứng dụng này Việc hiểu rõ những tácđộng này sẽ giúp chúng ta đưa ra các biện pháp quản lý và giáo dục hiệu quả để tạo ramôi trường sử dụng TikTok tích cực và an toàn hơn cho giới trẻ.

Bên cạnh đó, TikTok đang gặp phải nhiều tranh cãi về vấn đề an ninh thông tin vàriêng tư người dùng Để có thể đóng góp vào việc phát triển các chính sách và biện phápbảo vệ riêng tư và an ninh thông tin hiệu quả hơn thì chúng ta cần hiểu rõ hơn về cách dữliệu cá nhân của người dùng được thu thập, sử dụng và chia sẻ trên nền tảng này.

Chính vì vậy, để được hiệu quả như mong muốn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến hành vi sử dụng TikTok là điều vô cùng quan trọng và tất yếu trong xã hội hiện nay.Qua nghiên cứu đó, có thể hiểu được tâm lý, động cơ, thái độ của giới trẻ khi tiếp cận vàsử dụng TikTok thường xuyên đến như vậy Từ đó các cơ quan, tổ chức liên quan đưa rachính sách quản lý mạng xã hội hiệu quả, giảm thiểu các tác động của việc dụng TikTok

Trang 9

xuống mức thấp nhất Nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởngđến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài đó là đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi sửdụng TikTok Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp quản lý bảo đảm an toàn sử dụng TikTokhiệu quả hơn.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung, đề tài nghiên cứu đưa ra 5 mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Xác định và phân tích những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hành vi sử

dụng TikTok của giới trẻ Những yếu tố này có thể bao gồm yếu tố văn hóa, xãhội, kỹ thuật, nội dung và các yếu tố cá nhân khác.

- Đánh giá tác động và hệ quả của việc sử dụng TikTok đối với giới trẻ trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các biện pháp quản lý và giáo dục phù hợp để đảm bảo sự an toàn, tích

cực và có ý thức trong việc sử dụng TikTok của giới trẻ.

- Đề xuất cải tiến và phát triển cho ứng dụng TikTok nhằm tăng cường trải

nghiệm người dùng và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và mong đợi của giới trẻ.

Phương pháp nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính vànghiên cứu định lượng.

Xử lý dữ liệu thông qua phần mềm IBM SPSS 20.

1.3.1 Nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả bắt đầu thu thập và tổng hợp tài liệu từ trang tạp chí trong và ngoàinước, từ các luận văn, luận án từ các trường đại học có chủ đề liên quan đến các yếu tố

Trang 10

tác động đến hành vi tiêu dùng trước để hình thành mô hình nghiên cứu và thang đothông qua phương tiện Internet, sách giáo khoa, báo đài Sau đó sắp xếp chọn lọc để phụcvụ trực tiếp cho việc nghiên cứu chính thức.

1.3.2 Nghiên cứu định lượng

Nhóm tác giả xây dựng các câu hỏi, khảo sát sơ bộ và thực hiện khảo sát trựctuyến bằng công cụ Google Form Từ kết quả khảo sát bảng câu hỏi, nhóm tác giả sửdụng phần mềm IBM SPSS 20 phân tích số liệu, đánh giá mức độ tác động của các yếu tốtác động đến hành vi sử dụng TikTok Thang đo sau khi được đánh giá bằng phươngpháp Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan vàphân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tiktok của giớitrẻ tại TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát: học sinh, sinh viên, người đi làm tại TP Hồ Chí Minh.

Đối với ý nghĩa về mặt thực tiễn: Nhận thấy được, hiện nay giới trẻ đang ngàycàng ưa chuộng và sử dụng TikTok, nếu biết được các yếu tố tác động này giúp chúng tacái nhìn sâu hơn về cách giới trẻ sử dụng TikTok, thói quen sử dụng, tương tác xã hội vàtác động của ứng dụng này đến cuộc sống hàng ngày của họ Ngoài ra kết quả nghiên cứuthể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách và biện pháp quản lý về

Trang 11

việc sử dụng TikTok cho giới trẻ Các nhà quản lý, chính phủ và các tổ chức liên quan cóthể sử dụng thông tin từ nghiên cứu này để đưa ra quyết định và hướng dẫn phù hợp,nhằm tạo ra một môi trường sử dụng TikTok an toàn, tích cực và có ích cho giới trẻ.Chúng ta có thể xây dựng các chương trình giáo dục và tư vấn hiệu quả hơn để giúp giớitrẻ sử dụng TikTok một cách thông minh, an toàn và có ý thức Qua việc cung cấp thôngtin và kiến thức từ nghiên cứu, cộng đồng có thể hiểu rõ hơn về các khía cạnh tích cực vàtiêu cực của TikTok, từ đó xây dựng ý thức sử dụng và đưa ra quyết định thông minh khitương tác trên nền tảng này.

1.6.Bố cục của đề tài

Đề tài nghiên cứu được trình bày theo cấu trúc gồm 05 chương cụ thể như sau:

Chương 1 Giới thiệu tổng quan: Trình bày tổng quát lý do nghiên cứu các yếu tố

tác động đến hành vi sử dụng TikTok, sau đó sẽ xác định các mục tiêu nghiên cứu, câuhỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu để thực hiệnnghiên cứu khoa học, cuối cùng là ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.

Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày các khái niệm liên quan đến hành vi sử dụng

TikTok, cơ sở lý thuyết về hành vi sử dụng, kết hợp tìm hiểu mô hình của các nghiên cứutrước đây Trên cơ sở đó đưa ra được mô hình đề xuất.

Chương 3 Thiết kế nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, đề cập đến

phương pháp, cách thức thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, lập bảng khảo sát,phương pháp chọn mẫu phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu: Trình bày thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy,

xoay nhân tố phân tích tương quan và hồi quy.

Chương 5 Kết luận: Ở chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu và qua đó, cùng nêu

lên những hạn chế của nghiên cứu, đưa ra các để nghị và các hướng nghiên cứu tiếp theotrong tương lai.

Trang 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm về Mạng xã hội.

Theo định nghĩa của Fitcher (1957), mạng lưới xã hội (social network) bao gồmnhiều mối quan hệ đôi Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khácnhưng không ai có liên hệ với tất cả các thành viên khác” Dựa trên định nghĩa đó, BarryWellman đã định nghĩa: “Khi mạng máy tính kết nối con người, nó là một mạng xã hội.

Dưới góc nhìn xã hội học, Nguyễn Hải Nguyên (2016) đưa ra khái niệm: Mạng xãhội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiềumục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Tác giả giải thích thêm,mạng xã hội được hình thành khi một nhóm người khởi xướng gửi đi thông điệp mờinhững người chưa quen gia nhập và thành bạn bè trong trang web của mình Các thànhviên mới sẽ lặp lại quá trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn không phân biệtkhông gian địa lý của các thành viên.

2.1.2 Khái niệm về TikTok

Theo Anderson (2020), Tiktok là một nền tảng mạng xã hội cho phép người sửdụng tạo các video ngắn có độ dài từ 15 đến 60 giây bao gồm nhiều bộ lọc khác nhau,nhạc và các mẫu hát nhép Điểm độc đáo của Tiktok là nội dung được trình bày cho mộtcá nhân là thuật toán và thích hợp với sở thích của họ với nội dung đã thích trước đó.

Theo Zulli and Zulli (2020), TikTok đã được khái niệm hóa như một ứng dụngtruyền thông xã hội dựa trên video rất độc đáo với sự khác biệt cấu trúc kỹ thuật và sựchấp nhận của người dùng tuyệt vời không giống như bất kỳ nền tảng nào khác, do đólàm cho nó trở thành một mạng trực tuyến trong đó các tính năng bắt chước và ghi nhớnhanh hơn Kết quả đã có làn sóng video TikTok lan truyền trong số CYP, với các thẻ bắtđầu bằng kí hiệu ‘’#’’ đi kèm liên quan đến các vấn đề thời sự, bao gồm COVID-19, sứckhỏe tinh thần, rối loạn ăn uống, các vấn đề phát triển và sức khỏe (Montag et al., 2021).

2.1.3 Khái niệm về hành vi sử dụng

Trang 13

2.1.3.1 Khái niệm về hành vi

Theo X.L Rubinstein (2002), hành vi là một hình thức đặc biệt của hoạt động: nóchỉ có thể trở thành hành vi khi mà động cơ đó được hành động có mục đích, và kế hoạchđó được chuyển từ đối tượng chuyển sang kê hoạch quan hệ nhân cách xã hội Hai kếhoạch này không tách rời nhau mà có mối quan hệ với nhau.

Theo A Maslow (2007), hành vi của con người không chỉ được thể hiện ra bênngoài gồm các hành vi quan sát được mà hành vi còn là những phản ứng bên trong khôngquan sát được Nếu tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài làm nguyên tắc quyết địnhcho hành vi con người thì phân tâm học lấy điều kiện bên trong làm nguyên tắc quyếtđịnh.

Vũ Dũng (2008) trong cuốn từ điển Tâm lý học đã viết “ Hành vi là sự tương táccủa cá nhân với môi trường bên ngoài trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vận động) vàbên trong (tâm lý) của chúng, trong đó có định hướng của cơ thể sống đảm bảo thực hiệncác tiếp xúc với thế giới bên ngoài ”.

2.1.3.2 Khái niệm về hành vi sử dụng

Theo Bennett (1988), dẫn theo Trần Lê Trung Huy (2011), hành vi sử dụng là sựtương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành vi và môi trường mà quasự thay đổi đó con người thay đuổi cuộc sống của họ.

Theo Nguyễn Thị Bắc (2018) Hành vi sử dụng MXH của sinh viên là những hànhvi được biểu hiện qua các hành động bên ngoài như nội dung đăng tải trên MXH , thôngqua những hành vi để có ứng xử phù hợp với chuẩn mực mà bộ thông tin đã quy định đốivới người sử dụng mạng xã hội Để có những ứng xử phù hợp giữa sinh viên với chínhbản thân mình và giữa sinh viên với người khác, với những người xung quanh.

2.2.Các lý thuyết liên quan

2.2.1 Đặc điểm cơ bản tâm lý của sinh viên

Theo Nguyễn Thị Bắc (2018) lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi đang có nhận thức cũngnhư tự phát triển hoàn thiện bản thân cao nhất Bên cạnh đó khả năng tự đánh giá và tự ý

Trang 14

thức đặc biệt cực kỳ cao Đây được xem như là một trình độ phát triển cao của nhân cách.Tự đánh giá là quá trình hoạt động của nhận thức về các vấn đề xung quanh đang diễn raqua đó xử lý thông tin về mình nhằm từ đó điều chỉnh hành vi và tự giáo dục phát triểnbản thân Sự định hướng giá trị bản thân, họ luôn muốn tìm hiểu quan tâm bản thân muốngì, từ đó đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất cho chính mình.

Bên cạnh đó sự phát triển về thể chất, tinh thần thúc đẩy sinh viên có lối sốngphong phú và nhận thức cao hơn Chủ động hướng đến các hành vi phù hợp với bản thânyêu cầu, trong cộng đồng họ là người có tri thức, nhạy bén với tình hình kinh tế, chính trị,xã hội Vì thế nhu cầu trao đổi thông tin cũng như thích nghi với những thứ mới mẻ cựckỳ cao.

2.2.2 Mô hình nghiên cứu liên quan

2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mạng xã hội

Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mạng xã hội là mô hình đáng tin cậy,mô hình được xây dựng dựa trên nhiều lý thuyết trong nhiều bài nghiên cứu khác nhautrong và ngoài nước Kết quả của bài nghiên cứu này, Hành vi sử dụng MXH của sinhviên Đại học Hải Dương chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố chủquan như “nhận thức, thái độ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi” đóng vai trò quyết định và cácyếu tố khách quan như “môi trường sống, phương tiện kỹ thuật” đóng vai trò quan trọng.Như chúng ta biết sự hình thành và thực hiện hành vi sử dụng mạng xã hội là một quátrình lâu dài và phức tạp, chịu sự chi phối bởi các yếu tố như đặc điểm lứa tuổi, phươngtiện kỹ thuật cũng như môi trường sống của sinh viên.

Trang 15

Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mạng xã hội

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Loan; Lưu Thị Trinh, năm 2016)

2.2.2.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại

Mô hình cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại đưa ra các lýthuyết về các yếu tố hành vi sử dụng điện thoại thông qua các bài nghiên cứu trước từnước ngoài Để hướng đến hành vi sử dụng điện thoại, các cho thấy các biến thái độ,nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến ý định hành vi ngoại trừ yếu tốthói quen có mức độ tác động thấp Bên cạnh đó nổi bật yếu tố mới sợ bỏ lỡ, do nhu cầumuốn sở hữu thông tin cao của các nhân viên gây tác động cao đến ý định và hành vi sửdụng điện thoại mục đích cá nhân Đồng thời nghiên cứu cũng kiểm chứng khi các nhânviên có ý định cao sẽ tự động thực hiện hành vi này.

Trang 16

Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại

(Theo Trần Đỗ Trúc Phương, Đinh Thái Hoàng, năm 2020)

2.2.2.3 Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance TAM)

Model-Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) làmột mô hình đáng tin cậy vì nó được mô phỏng dựa vào mô hình TRA và được sử dụngrộng rãi trong nhiều bài nghiên cứu Mô hình được áp dụng nhiều trong bản trong việcmô hình hóa việc chấp nhận công nghệ thông tin của người dùng từ Davis, D Fred, vàArbor, Ann, (1989) Mô hình có 5 biến chủ yếu sau: Biến bên ngoài, Nhận thức sự hữuích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Thái độ hướng đến việc sử dụng và Quyết định sử dụng.

Trang 17

Mô hình lý thuyết khái niệm TAM

(Nguồn: Davis, D Fred, và Arbor, Ann, 1989)

2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất2.3.1.1 Ảnh hưởng xã hội

Theo Lê Bá An (2011), Ảnh hưởng xã hội liên quan đến những nỗ lực có chủ đíchvà không chủ ý nhằm thay đổi niềm tin, thái độ hoặc hành vi của người khác Khônggiống như thuyết phục, thường là có chủ ý và đòi hỏi một số mức độ nhận thức về mụctiêu, ảnh hưởng xã hội có thể là vô tình hoặc ngẫu nhiên Ảnh hưởng xã hội thường hoạtđộng thông qua quá trình xử lý thông tin Do đó, mục tiêu có thể không biết về những ảnhhưởng xã hội đang tác động vào mình Không giống như việc đạt được sự tuân thủ,thường là hướng đến mục tiêu, ảnh hưởng xã hội thường không hướng đến mục tiêu cụthể mà thường là một nhóm các cá thể và kết quả có thể không nhất quán hoặc không liênquan đến mục tiêu của người giao tiếp Ảnh hưởng xã hội bao gồm nhiều dạng như a dua,tuân thủ hay phục tùng… Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H1như sau:

Trang 18

Giả thuyết H1: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến hành vi sử TikTok của giớitrẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

2.3.1.2 Hệ thống chất lượng

Theo Sử Ngọc Diệp (2022), chất lượng dịch vụ phản ánh khả năng của một hệthống trong việc cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy, có tính phản hồi, đảm bảo và được cánhân hóa cho người dùng, Chất lượng dịch vụ trực tuyến nghiên cứu thông qua mạnginternet Warrington và cộng sự cho rằng, nghiên cứu về chất lượng dịch vụ phải luônbao gồm quan điểm của cả người cung cấp và người nhận dịch vụ Đối với yếu tố dễ sửdụng và tính hữu ích, hai yếu tố quyết định sự chấp nhận công nghệ, nghiên cứu củaMustapha chỉ ra rằng, có mối quan hệ trực tiếp thuận chiều giữa chất lượng dịch vụ và haiyếu tố này Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Hệ thống chất lượng của TikTok có ảnh hưởng cùng chiều đếnhành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

2.3.1.3 Nhận thức lợi ích

Nhận thức lợi ích được định nghĩa là nhận thức của người dùng về tiềm năng màcông nghệ mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng Nhiều nghiên cứu được thực hiện chứngminh rằng, nhận thức lợi ích có tác động tích cực đến ý định của người sử dụng các dịchvụ công nghệ thông tin như Benlian và Hess (2011), Lee và cộng sự (2009), Farivar vàYuan (2014), Ryu (2018) Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H3như sau:

Giả thuyết H3: Nhận thức lợi ích có ảnh hưởng đến hành vi sử sử dụng TikTokcủa giới trẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

2.3.1.4 Nhận thức về sự bỏ lỡ

Theo Herman (2011), sự bỏ lỡ là nỗi sợ hãi và lo lắng khi không tham gia một cơhội hoặc một sự kiện thú vị có thể mang lại một số loại phần thưởng được nhận thức Sợbỏ lỡ được định nghĩa là tâm lý sợ hãi lan tỏa khi những người khác có thể có những trảinghiệm bổ ích lúc họ vắng mặt (Przybylski & ctg., 2013) Phương tiện truyền thông xã

Trang 19

hội cung cấp khả năng tiếp cận thông tin xã hội dễ dàng và duy trì sự tham gia vào xã hội.Vì nỗi sợ bỏ lỡ được đặc trưng bởi mong muốn liên tục kết nối với những gì người khácđang làm nên việc sử dụng điện thoại là một lựa chọn hấp dẫn để luôn được cập nhật vềcác hoạt động xã hội Trên thực tế, nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên hệ thựcnghiệm mạnh mẽ giữa nỗi sợ bỏ lỡ và cường độ sử dụng mạng xã hội (Przybylski & ctg.,2013) Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H4: Nhận thức về sự bỏ lỡ có ảnh hưởng đến đến hành vi sử dụngTikTok của giới trẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

2.3.1.5 Thói quen

Thói quen đề cập đến các hành vi hay được lặp lại và xảy ra mà không có sựhướng dẫn của bản thân (Pee, Woon, & Kankanhalli, 2008) Đó là kết quả của việc họchỏi và tự động về việc đã làm điều gì đó liên tục và thường xuyên trong một thời gian(Limayem, Hirt, & Cheung, 2007) Trong nghiên cứu của Jamaluddin và cộng sự (2015),thói quen được xem như là một phản ứng tự động được kích thích bởi một trạng thái tíchcực mà không cần thông qua nhận thức Sự phát triển thói quen đòi hỏi một lượng nhấtđịnh sự lặp lại hay nói cách khác là sự thực hành một khoảng thời gian trước đó So vớinghiện, thói quen không thể hủy hoại và không liên quan đến các triệu chứng bị nghiện,mặc dù thói quen có thể dẫn đến nghiện hành vi nào đó (Newlin & Strubler, 2007) Thóiquen đã được sử dụng để dự đoán hành vi thực tế của cá nhân và được phát hiện là có ảnhhưởng đáng kể đến hành động của một cá nhân (Moody và Siponen, 2013) Trên cơ sở lýthuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H5: Thói quen có ảnh hưởng đến đến hành vi sử sử dụng TikTok củagiới trẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Trang 20

2.3.1 Mô hình đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: nhóm tác giả, năm 2023)

Trang 21

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU3.1 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề được xác định dựa trên thực trạng hiện nay, TikTok đang dần trở nên ngàymột phổ biến đối với giới trẻ Từ đó phát sinh nhiều vấn đề như không an toàn thông tin

Trang 22

của người sử dụng, và việc sử dụng trong thời gian dài cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý,thái độ, hành vi người dùng Từ những ảnh hưởng đó, nhóm tác giả đề xuất vấn đề nghiêncứu để đưa ra các giải pháp cho những ảnh hưởng hiện có.

Bước 2: Tìm, nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Lý thuyết như một phần xương sống của nghiên cứu Nên để xây dựng được mộtnghiên cứu thành công việc tìm và tổng hợp các lý thuyết về mạng xã hội, tiktok, hành visử dụng, và các lý thuyết liên quan Việc tìm kiếm dựa trên các trang thông tin chínhthống, các bài nghiên cứu có liên quan trước đó Tạo độ tin cậy cao.

Bước 3: Đề ra mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra các mục tiêu cần thực hiện bao gồm mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát.Thực hiện dần các mục tiêu cụ thể để hoàn thành mục tiêu tổng quát Và mục tiêu đặt raphải đủ các tiêu chí cụ thể và rõ ràng, đo đếm được, lượng hóa được, khả thi, hợp lý.

Bước 4: Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài mà nhóm tác giảđã tìm hiểu, đưa ra mô hình đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTokcủa giới trẻ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: ảnh hưởng xã hội, hệ thống chấtlượng, nhận thức về lợi ích, nhận thức về sự bỏ lỡ, thói quen.

Bước 5: Thang đo sơ bộ

Nhóm tác giả đã tham vấn chuyên gia, hiểu và nắm sâu phần nào về hành vi sửdụng Tiến hành xây dựng thang đo sơ bộ cho từng biến phụ thuộc và biến không phụthuộc.

Bước 6: Khảo sát sơ bộ, kiểm định lại thang đo:

Tạo mẫu khảo sát trên Google form, gửi liên kết thực hiện khảo sát với số lượngnhỏ, trong thời gian ngắn Từ form khảo sát, tiến hành xem xét các đánh giá, góp ý Sauđó tiến hành bổ sung, điều chỉnh lại thang đo sao cho hợp lý, hoàn thiện nhất trước khiđưa ra và tiến hành khảo sát chính thức.

Trang 23

Bước 7: Thang đo chính thức

Điều chỉnh thang đo cho toàn diện từ kiểm định, đối chiếu với khảo sát sơ bộ trướcđó.

Bước 8: Khảo sát chính thức

Gửi liên kết khảo sát trên Google form đã hoàn thiện trên lượng mẫu đủ lớn trongthời gian nhất định để đảm bảo độ tin cậy cũng như đảm bảo chất lượng bài khảo đượctốt nhất.

Bước 9: Thu thập và xử lý dữ liệu

Từ khảo sát bảng câu hỏi, nhóm tác giả sử dụng phần mềm IBM SPSS 20 phân tíchsố liệu, đánh giá mức độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, sử dụng phươngpháp hệ số tin cậy này trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biếnkhông phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả Giữ lại các biến phù hợpvới các tiêu chí: đầy đủ thông tin, thực thành công và đầy đủ bài khảo sát và mẫu đượcchọn có kích thước đủ lớn, có các tính chất cơ bản của tổng thể.

Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA giúp đánh giá hai loại giá trị quantrọng trong thang đo là giá trị độc lập và giá trị phụ thuộc.

Bước 10: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện kiểm định các giả định trong mô hình hồi quy, kiểm tra xemcó bị vi phạm hay không, để đảm bảo sự diễn dịch từ kết quả hồi quy của mẫu tổng thểđạt độ tin cậy.

Trang 24

Cuối cùng, tiến hành và hoàn thành bài báo cáo, trình bày tất cả các lý luận, phântích, thu thập và xử lý dữ liệu Đồng thời, đưa ra các ý kiến, giải pháp, đề xuất của nhómtác giả danh cho vấn đề trong đề tài.

3.2 Thang đo

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Tiktok của giới trẻ trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh Thang đo được xây dựng dựa trên các giả thuyết nghiên cứu củaLê Bá An (2011); Sử Ngọc Diệp (2022); Benlian và Hess (2011), Lee và cộng sự (2009),Farivar và Yuan (2014), Ryu (2018); Herman (2011); Pee, Woon, & Kankanhalli (2008),Limayem, Hirt, & Cheung (2007), Jamaluddin và cộng sự (2015), Newlin & Strubler(2007), Moody và Siponen (2013); X.L Rubinstein (2002), A Maslow (2007), Vũ Dũng(2008), Bennett (1988), Trần Lê Trung Huy (2011), Nguyễn Thị Bắc (2018) Bảng câuhỏi định lượng được thiết kế với 30 biến quan sát, được đo bằng thang đo Likert cho biếtsuy nghĩ, đánh giá của các đối tượng khảo sát về các đặc tính của Tiktok và hành vi sửdụng Tiktok trên thang điểm từ (1) (hoàn toàn không đồng ý) đến (5) (hoàn toàn đồng ý).Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức được trình bày trong các bảngdưới đây.

Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” dựa trên thang đo của Lê Bá An (2011) gồm 4 biến quan sát bắt đầu được mã hóa từ AH1 đến AH4.

Bảng 3.2.1: Thang đo Ảnh hưởng xã hội

XH1 Gia đình, bạn bè khuyến khích sử dụng Lê Bá An (2011)XH2 Tôi sử dụng khi thấy những người xung

quanh sử dụng

XH3 Sử dụng để hòa nhập, có chủ đề tán gẫuvới mọi người

XH4 Thần tượng, người có sức ảnh hưởng

Trang 25

mà tôi quan tâm hoạt động nhiều trêntiktok

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Hệ thống chất lượng”

Thang đo “Hệ thống chất lượng” dựa trên thang đo của Sử Ngọc Diệp (2022) gồm 6biến quan sát được mã hóa từ HT1 đến HT6.

Bảng 3.2.2 Thang đo Hệ thống chất lượng

CL2 Dễ dàng sử dụng

CL3 Video ngắn không gây nhàm chánCL4 Đề xuất các xu hướng hiện hànhCL5 Tự đề xuất nội dung mà người dùng

quan tâm

CL6 Nội dung hình ảnh, video phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Nhận thức về lợi ích”

Thang đo “Nhận thức về lợi ích” dựa trên thang đo của Benlian và Hess (2011), Leevà cộng sự (2009), Farivar và Yuan (2014), Ryu (2018) gồm 5 biến quan sát được mã hóatừ NT1 đến NT5.

Bảng 3.2.3 Thang đo Nhận thức về lợi ích

LI1 Có tính giải trí cao Benlian và Hess (2011), LI2 Cung cấp thêm nhiều kiến thức

Trang 26

Lee và cộng sự (2009), Farivar và Yuan (2014), Ryu (2018)

LI3 Nền tảng mua sắm của Tiktok đa dạngLI4 Dễ dàng tương tác với mọi người trên

BL1 Tôi cảm thấy các thông tin nhận được từ các trang MXH khác là chưa đủ

Herman (2011) BL2 Tôi lo lắng khi bỏ qua các thông tin mới

của bạn bè

BL3 Tôi muốn cập nhật các xu hướng mớiBL4 Tôi muốn trở thành người đi đầu trong

việc cập nhật thông tin, xu hướng

BL5 Tôi muốn theo dõi, cập nhật kịp thời các hoạt động của thần tượng

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Thói quen”

Thang đo “Thói quen” dựa trên thang đo của Pee, Woon, & Kankanhalli (2008),Limayem, Hirt, & Cheung (2007), Jamaluddin và cộng sự (2015), Newlin & Strubler(2007), Moody và Siponen (2013) gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ TG1 đến TG3.

Bảng 3.2.5 Thang đo Thói quen

Trang 27

Kí hiệu Biến quan sát NguồnTQ1 Tôi đã từng sử dụng/lướt tiktok không có

mục đích

Pee, Woon, & Kankanhalli(2008), Limayem, Hirt, & Cheung (2007)

Jamaluddin và cộng sự (2015), Newlin & Strubler (2007), Moody và Siponen (2013)

TQ2 Tôi cảm thấy khó chịu nếu trong thời gian dài không sử dụng Tiktok

TQ3 Tôi sử dụng Tiktok bất kể không gian và thời gian

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Hành vi sử dụng Tiktok”

Thang đo “Hành vi sử dụng Tiktok” dựa trên các lý thuyết nghiên cứu về “hành vi”của X.L Rubinstein (2002), A Maslow (2007), Vũ Dũng (2008) và “hành vi sử dụng”của Bennett (1988), Trần Lê Trung Huy (2011), Nguyễn Thị Bắc (2018) gồm 7 biến quansát được mã hóa từ HV1 đến HV7.

Bảng 3.2.6 Thang đo Hành vi sử dụng

HV1 Tương tác với mọi người (like, share, cmt, follow, )

X.L Rubinstein (2002), A.Maslow (2007), Vũ Dũng (2008)

Bennett (1988), Trần Lê Trung Huy (2011), NguyễnThị Bắc (2018)

HV2 Đăng tải các video, hình ảnh liên quan đến hoạt động đời sống

Trang 28

nhân, doanh nghiệp, )

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.3 Mẫu và phương pháp chọn mẫu3.3.1 Xác định cỡ mẫu

Quy mô mẫu thu thập: 170 người

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 170 người tiêu dùng bằng phương pháp phi xácsuất là chọn mẫu thuận tiện và sẽ áp dụng vào bài nghiên cứu này Vì nguồn nhân lực vàchi phí còn hạn hẹp Tức sẽ không dựa trên một tỉ lệ hay một nguyên tắc nào cả để khảosát người dùng trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho việc nghiên cứubằng phương pháp thuận tiện của nó Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện bằng hìnhthức trực tuyến qua Google Form.

3.4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu3.4.1 Phương pháp thu thập

Trong quá trình nghiên cứu phương pháp định lượng cần phải có nhiều dữ liệu.Việc thu thập dữ liệu đòi hỏi phải có nhiều công sức, thời gian và chi phí Cho nên việcdữ liệu được thu thập cần phải tiến hành một cách có hệ thống để dữ liệu thu thập đượcthực sự cần thiết đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu trong khả năng kinh phí, nhân lực vàgiới hạn thời gian cho phép Có hai loại dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu không có sẵn, phải đi khảo sát mới có Dữ liệu sơ cấp là loạidữ liệu chưa được qua xử lý, phân tích hoặc tổng hợp Để có được dữ liệu sơ cấp thì phảiqua các cuộc khảo sát như khảo sát offline, hoặc khảo sát online mới có được.

Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu có sẵn, đã được xử lý, tổng hợp và phân tích rõ ràng Đấy lànhững số liệu thống kê đã qua xử lý từ những số liệu của tổ chức, cá nhân mà họ đã báocáo qua luận án, luận văn Dữ liệu thứ cấp thường được thu thập qua online là lên Internetđể tìm kiếm thông tin hoặc phải mua dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường.

Ngày đăng: 02/07/2024, 10:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w