Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tiktok của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề được xác định dựa trên thực trạng hiện nay, TikTok đang dần trở nên ngày một phổ biến đối với giới trẻ. Từ đó phát sinh nhiều vấn đề như không an toàn thông tin

của người sử dụng, và việc sử dụng trong thời gian dài cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, thái độ, hành vi người dùng. Từ những ảnh hưởng đó, nhóm tác giả đề xuất vấn đề nghiên cứu để đưa ra các giải pháp cho những ảnh hưởng hiện có.

Bước 2: Tìm, nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Lý thuyết như một phần xương sống của nghiên cứu. Nên để xây dựng được một nghiên cứu thành công việc tìm và tổng hợp các lý thuyết về mạng xã hội, tiktok, hành vi

sử dụng, và các lý thuyết liên quan. Việc tìm kiếm dựa trên các trang thông tin chính thống, các bài nghiên cứu có liên quan trước đó. Tạo độ tin cậy cao.

Bước 3: Đề ra mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra các mục tiêu cần thực hiện bao gồm mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát. Thực hiện dần các mục tiêu cụ thể để hoàn thành mục tiêu tổng quát. Và mục tiêu đặt ra phải đủ các tiêu chí cụ thể và rõ ràng, đo đếm được, lượng hóa được, khả thi, hợp lý.

Bước 4: Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài mà nhóm tác giả

đã tìm hiểu, đưa ra mô hình đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: ảnh hưởng xã hội, hệ thống chất lượng, nhận thức về lợi ích, nhận thức về sự bỏ lỡ, thói quen.

Bước 5: Thang đo sơ bộ

Nhóm tác giả đã tham vấn chuyên gia, hiểu và nắm sâu phần nào về hành vi sử dụng. Tiến hành xây dựng thang đo sơ bộ cho từng biến phụ thuộc và biến không phụ thuộc.

Bước 6: Khảo sát sơ bộ, kiểm định lại thang đo:

Tạo mẫu khảo sát trên Google form, gửi liên kết thực hiện khảo sát với số lượng nhỏ, trong thời gian ngắn. Từ form khảo sát, tiến hành xem xét các đánh giá, góp ý. Sau

đó tiến hành bổ sung, điều chỉnh lại thang đo sao cho hợp lý, hoàn thiện nhất trước khi đưa ra và tiến hành khảo sát chính thức.

Bước 7: Thang đo chính thức

Điều chỉnh thang đo cho toàn diện từ kiểm định, đối chiếu với khảo sát sơ bộ trước đó.

Bước 8: Khảo sát chính thức

Gửi liên kết khảo sát trên Google form đã hoàn thiện trên lượng mẫu đủ lớn trong thời gian nhất định để đảm bảo độ tin cậy cũng như đảm bảo chất lượng bài khảo được tốt nhất.

Bước 9: Thu thập và xử lý dữ liệu

Từ khảo sát bảng câu hỏi, nhóm tác giả sử dụng phần mềm IBM SPSS 20 phân tích

số liệu, đánh giá mức độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, sử dụng phương pháp hệ số tin cậy này trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả. Giữ lại các biến phù hợp với các tiêu chí: đầy đủ thông tin, thực thành công và đầy đủ bài khảo sát và mẫu được chọn có kích thước đủ lớn, có các tính chất cơ bản của tổng thể.

Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng trong thang đo là giá trị độc lập và giá trị phụ thuộc.

Bước 10: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện kiểm định các giả định trong mô hình hồi quy, kiểm tra xem

có bị vi phạm hay không, để đảm bảo sự diễn dịch từ kết quả hồi quy của mẫu tổng thể đạt độ tin cậy.

Bước 11: Đề ra mô hình cụ thể

Nhóm tác giả cùng nhau thảo luận đề ra các giải pháp, định hướng, chiến lược, mục tiêu cho hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 12: Viết báo cáo

Cuối cùng, tiến hành và hoàn thành bài báo cáo, trình bày tất cả các lý luận, phân tích, thu thập và xử lý dữ liệu. Đồng thời, đưa ra các ý kiến, giải pháp, đề xuất của nhóm tác giả danh cho vấn đề trong đề tài.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tiktok của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w