Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
2,74 MB
Nội dung
20:35 25/03/2024 Documents Downloader TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÓM 2 LỚP DHMK17ETT PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Đề tài: TÌM HIỂU VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS NGUYỄN THỊ LỆ THUỶ Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2022 1 https://documents-downloader.pages.dev/document 1/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT 4 1.1 KHÁI NIỆM 4 1.2 ĐẶC ĐIỂM 4 1.3 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH 4 1.4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH 5 1.4.1 Mặt khách quan của vi phạm hành chính .5 1.4.2 Mặt chủ quan của vi phạm hành chính 6 1.4.3 Chủ thể vi phạm hành chính 6 1.4.4 K hách thể của vi phạm hành chính 7 1.5 PHÂN BIỆT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TỘI PHẠM 7 1.5.1 K hái niệm 7 1.5.2 Mức độ gây thiệt hại cho xã hội 7 1.5.3 Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần .7 1.5.4 Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật 8 1.5.5 Một số dấu hiệu pháp lý khác 9 1.6 CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 9 PHẦN 2: XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 10 2.1 KHÁI NIỆM : 10 2.2 ĐẶC ĐIỂM : 10 2.3 CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH KHÁC .10 2.3.1 Các hình thức xử phạt chính 10 2.3.2 Các hình thức bổ sung 13 2.3.3 Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra14 2.3.4 Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính.16 2.3.5 Các biện pháp xử lý hành chính khác 17 2.4 THẨM QUYỀN XỬ PH ẠT VI PH ẠM HÀNH CHÍ NH 17 2.5 THỦ TỤC XỬ PH ẠT VI PH ẠM HÀNH CHÍ NH VÀ THỜI HẠN, TH ỜI HI ỆU TRONG XỬ PH ẠT VI PH ẠM HÀNH CHÍ NH 22 2.5.1 Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 22 2.5.2 Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 23 2.5.3 Thời hạn, thời hiệu trong xử phạt 24 2.6 K HI ẾU NẠI , TỐ CÁO, KHỞI KI ỆN VỀ XỬ PH ẠT VI PH ẠM HÀN H CHÍ NH 24 2 https://documents-downloader.pages.dev/document 2/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn tiềm ẩn những mối quan hệ pháp luật Những hành vi cố tình hay vô ý vi phạm hành chính đều cần có biện pháp xử phạt theo đúng pháp luật Mặc dù hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính tương đối đầy đủ những qua quá trình áp dụng triển khai dựa trên điều kiện thực tế thì không tránh khỏi tình trạng bất cập, chồng chéo Trên thực tế quản lý nhà nước là hoạt động rất quan trọng và vô cùng cần thiết trong quá trình quản lý và đảm bảo các mối quan hệ Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến Hành chính đều rất sâu rộng và cần thời gian nghiên cứu Để tìm hiểu nghiên cứu một cách sâu rộng đầy đủ và chính xác nhóm 2 sẽ trình bày vấn đề về Vi phạm hành chính và Xử phạt vi phạm hành chính nhằm qua đó giúp nắm rõ vấn đề và phương pháp nghiên cứu so sánh 3 https://documents-downloader.pages.dev/document 3/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader PHẦN 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT 1.1 Khái niệm Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính 1.2 Đặc điểm * Vi phạm hành chính có bốn đặc điểm chính: tính trái quy định pháp luật xâm hại nguyên tắc quản lí nhà nước, tính có lỗi của hành vi, chịu xử lí vi phạm hành chính Để hiểu rõ vi phạm hành chính là gì thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm nêu trên - Đặc điểm vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước Các hành vi trái pháp luật quản lí hành chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động Sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc này - Tính có lỗi của hành vi vi phạm hành chính Đây là yếu tố quan trọng trong yếu tố xác định mặt chủ quan của hành vi, thể hiện ý chí của người thực hiện Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý + Lỗi cố ý thể hiện ở nhận thức của chủ thể có hành vi biết được tính chất nguy hại của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra + Lỗi vô ý thể hiện ở chủ thể thực hiện hành vi không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi đó mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả - Vi phạm hành chính phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật Luật xử lí vi phạm hành chính là khung pháp lí cơ bản điều chỉnh việc xử lí vi phạm hành chính Trong nguồn luật này đặt ra các nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm,… Việc xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác quy định từng lĩnh vực cụ thể khác nhau như: giao thông đường bộ; hàng hải; an ninh trật tự, an toàn xã hội; dầu khí, kinh doanh dầu khí 1.3 Các văn bản pháp luật quy định - Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XIII, ký họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012 với 142 điều thay thế Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 (PLXLVPHC) Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 4 https://documents-downloader.pages.dev/document 4/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader - Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt, các biện pháp xử lý, đối tượng bị xử lý, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và mức phạt tiền tối đa trong các các lĩnh vực quản lý nhà nướ c - Với mục đích phòng ngừa, xử lý các hành vi phạm pháp luật trong 101 lĩnh vực quản lý nhà nước, có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự Luật giao cho 188 người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính 1.4 Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính 1.4.1 Mặt khách quan của vi phạm hành chính - Mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật là chỉ những gì thể hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật - Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính -Không được áp dụng “nguyên tắc suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng pháp luật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành chính a) Thời gian thực hiện hành vi vi phạm Hành vi có thể biểu hiện ra bằng hành động (chủ thể đã thực hiện hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm) như: Ví dụ: Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định” b) Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường học dưới 200 m hoặc quá 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng” c) Công cụ phương tiện vi vi phạm Một hành vi vi phạm hành chính thường là do một chủ thể gây ra, nhưng bên cạnh đó người vi phạm có phương tiện công cụ dùng để vi phạm Ví dụ: Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, 5 https://documents-downloader.pages.dev/document 5/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader ngoài đô thị vi phạm điểm b khoản 7 điều 9 nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 thì phương tiện vi phạm ở đây là xe máy được sử dụng cho hành vi vi phạm là phương tiện vi phạm d/ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả Nói chung hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế 1.4.2 Mặt chủ quan của vi phạm hành chính - Mặt chủ quan là một trong các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính - Lỗi của chủ thể vi phạm là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính Lỗi ở đây là trạng thái tâm lí của một người khi thực hiện hành vi trái pháp luật về quản lí hành chính nhà nước trong khi có đủ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi nhưng đã vô tình hoặc, thiếu thận trọng mà không nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi ( lỗi vô ý) hoặc nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi nhưng vẫn cố tình thực hiện ( lỗi cố ý) - Một hành vi không được xác định là có lỗi thì hành vi đó chỉ là hành vi mang tính trái pháp luật, không phải là hành vi vi phạm Lỗi của thành viện trong tổ chức trực tiếp gây ra vi phạm hành chính được xác định là lỗi của tổ chức Đối với một số hành vi pháp luật việc xác định hình thức lỗi cũng là điều kiện để xử phạt hành chính Ví dụ: Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung theo điểm b khoản 01 điều 09 nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 Nhưng nếu nhà người ta bị bể ống nước thì không phạt được, hoặc khi phát hiện ra hành vi vi phạm đến lúc lập được biên bản thì nước đã khô 1.4.3 Chủ thể vi phạm hành chính * Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính * Đối với chủ thể là cá nhân: gồm tất cả cá nhân là công dân việt nam, người nước ngoài, người không quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam * Năng lực trách nhiệm hành chính của cá nhân thể hiện ở độ tuổi và khả năng nhận thức của cá nhân, cụ thể là: - Độ tuổi: từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành chính nếu cá nhân đó thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý; cá nhân đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp 6 https://documents-downloader.pages.dev/document 6/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader - Về nhận thức: cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi * Đối với chủ thể là tổ chức: bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật 1.4.4 K hách thể của vi phạmhành chính - Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại - Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ 1.5 Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm 1.5.1 Khái niệm - Vi phạm hành chính : là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính - Tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự 1.5.2 Mức độ gây thiệt hại cho xã hội * Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa phạm pháp,… Vd: hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2.000.000 trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) * Vi phạm hành chính :có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm hình sự Vd: hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 thì sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy;phòng, chống bạo lực gia đình => Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự 1.5.3 Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính Trong Bộ Luật hình sự, nhiều loại tội phạm được nhà 7 https://documents-downloader.pages.dev/document 7/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader làm luật mô tả là “đã bị xử phạt hành chính” Trong những trường hợp này, nếu chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần * Vi phạm hành chính: - Mức độ tái phạm nhiều lần: là cá nhân, tổ chức đã bị xử lí nhưng lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính Vd: anh A vượt đèn đỏ và đã bị phạt hành chính 1.000.000 nhưng lại tiếp tục vượt đèn đỏ - Mức độ vi phạm nhiều lần: là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lí Vd: 1 đám bạn thanh niên ăn nhậu và gây mất trật tự nơi công cộng chưa bị phạt nên đã tiếp tục lập lại hành vi đó nhiều lần khi hẹn nhau đi chơi những nơi khác * Tội phạm: - Mức độ tái phạm nhiều lần: là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội Vd: Anh K hiếp dâm trẻ em dưới tuổi vị thành niên bị phạt 7-15 năm tù nhưng khi được ra tù anh lại tiếp tục thực hiện hành vi của mình - Mức độ vi phạm nhiều lần: là chủ thể phạm tội ít nhất 2 lần nhưng chưa bị truy tố và xét xử Vd: Chị Q là chủ của 1 đường dây bán ma túy chị đã dùng những thủ đoạn tinh xảo để vận chuyển hàng cấm của mình đi qua các quận ở tp được 1 tháng rồi nhưng vẫn chưa bị phát hiện nên chị vẫn tiếp tục thực hiện hành vi của mình => Tóm lại mức độ tái phạm/vi phạm hành chính nhiều lần và mức độ tái phạm/vi phạm tội nhiều lần điều có điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều trường hợp vi phạm hành chính bị coi là tội phạm khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi đã thực hiện Do đó ta phải căn cứ vào dấu hiệu số lần thực hiện hành vi vi phạm 1.5.4 Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Đây cũng được coi là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật - Công cụ, phương tiện phạm tội: là những thứ được sử dụng để hỗ trợ tội phạm thực hiện những hành vi vi phạm Những công cụ, phương tiện có thể là : dao, kéo, búa, gậy, rựa, đồ chích điện, thuốc mê, xe máy, tiền để mua chuộc hoặc hối lộ,… + Thủ đoạn: là biến cái bất lợi của người khác thành cái lợi ích cho riêng mình để dễ hiểu hơn về thủ đoạn thì mình sẽ lấy 8 https://documents-downloader.pages.dev/document 8/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader Vd: Chiếm đoạt tài sản trên: là 1 hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng nếu thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn xảo quyệt” thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ thuộc vào trị giá tài sản bị chiếm đoạt ( theo bộ luật hình sự năm 2015 khoản 2 điều 174 điểm e , sửa đổi bổ sung năm 2017) 1.5.5 Một số dấu hiệu pháp lý khác - Tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt - Vi phạm hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh hoặc nghị định - Hai loại vi phạm này cũng khác nhau ở yếu tố chủ thể Trong khi chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chủ thể của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự nước ta chỉ có thể là cá nhân 1.6 Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 1) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Việc xử lí vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật 2) Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng bị áp dụng các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ SỞ giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính 3) Việc xử lí vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyển tiến hành theo đúng quy định của pháp luật 4) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm 5) Việc xử lí vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp 6) Không xử lí vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vỉ phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác Các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng đối với cả nhân có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự Các biện pháp 9 https://documents-downloader.pages.dev/document 9/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader xử lí hành chính khác bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính PHẦN 2: XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2.1 Khái niệm : Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính 2.2 Đặc điểm : Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có đặc điểm sau đây: Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định hướng dẫn thi hành của chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử phạt hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính các văn bản pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thầm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính dược tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vì phạm hành chính Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt đó ngoài việc thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đôi với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn hướng tới mục đích giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói chung, ý thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng, phòng ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra 2.3 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác 2.3.1 Các hình thức xử phạt chính Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân, vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền: 1 Cảnh cáo: 10 https://documents-downloader.pages.dev/document 10/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader - Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến ~ 16 tuổi thực hiện Khi xử phát cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng văn bản Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau đây: - Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có thể ấp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo Nếu loại vi phạm mà tổ chức cá nhân đó thực hiện mà pháp luật quy định chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền thì không được phép áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo - Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo dối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo khi vi phạm tội phạm - Người bị tòa án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tố tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lí lịch tư pháp Trong khi đó hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục dối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp đụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp * Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức : - Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân: có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Hình thức xử phạt cảnh cáo do người có thẩm quyển xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp đụng, theo thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định - Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức (trừ những người được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội) có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thông thường là các quy định về các việc mà cán bộ công chức không được làm, các quy định về nội quy làm việc trong cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự Hình thức kỉ luật cảnh cáo do thủ hưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức áp dụng đối với các cán bộ, công chức thuộc quyền theo thủ tục xử lí kỉ luật do pháp luật quy định 2 Phạt tiền: * Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức 11 https://documents-downloader.pages.dev/document 11/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader (Trừ trường hợp mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng) * Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: - Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa - Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính * Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này * Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt * Căn cứ vào điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực như sau: a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳ ng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn 12 https://documents-downloader.pages.dev/document 12/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường * Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân * Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng * Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội 3 Trục xuất - Trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam phải rời khỏi Việt Nam - Chính phủ quy định thủ tục trục xuất - Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác 2.3.2 Các hình thức bổ sung * Điểu 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: 1 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề 13 https://documents-downloader.pages.dev/document 13/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader 2 Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội 3 Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề * Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này 2.3.3 Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khấc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính dã để lại trên thực tế * Các biện pháp này bao gồm: 1 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 29 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ 14 https://documents-downloader.pages.dev/document 14/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.( điều 30 ) 2 Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 31 ) 3 Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện Biện pháp này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong trường hợp đưa hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vào lãnh tổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không được tái xuất đúng với quy định của pháp luật thì buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất Pháp luật quy định trong các trường hợp trên, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực hiện biện pháp này Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 32 ) 4 Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 33 ) 5 Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 34 ) 6 Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hành hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, vật phẩm Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 35 ) 15 https://documents-downloader.pages.dev/document 15/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader 7 Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo chất lượng Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã đăng ký hoặc công bố và hàng hóa khác không bảo đảm chất lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi các sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 36 ) 8 Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu huỷ trái quy định của pháp luật Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện ( điều 37 ) 9 Các biện pháp khác do Chính phủ quy định Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Chỉ được áp dụng khi văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cho phép áp dụng đối với vi phạm hành chính cụ thể đó - Khi áp dụng phải tuân thủ triệt để pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng 2.3.4 Các biện pháp ngăn chặn và đảmbảo xử lý vi phạm hành chính Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, để ngăn chặn kịp thời không cho vi phạm của họ tái diễn, đảm bảo cho việc xử lý cũng như thi hành quyết định xử lý sau này có hiệu quả, người có thẩm quyền tùy từng trường hợp cụ thể do pháp luật quy định có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính: 1 Tạm giữ người ( Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ) 2 Áp giải người vi phạm ( Điều 124 ) 3 Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính ( Điều 125 ) 4 Khám người ( Điều 127 ) 5 Khám phương tiện vận tải, đồ vật ( Điều 128 ) 6 Khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ( Điều 129 ) 7 Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất ( Điều 130 ) 8 Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính ( Điều 131 ) 16 https://documents-downloader.pages.dev/document 16/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader 9 Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn ( Điều 132 ) 2.3.5 Các biện phápxử lý hành chính khác Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội (cờ bạc, ma túy, gây rối trật tự công cộng, mại dâm…) nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự * Mục đích: áp dụng các biện pháp quản lý này nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm, giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ * Khác biệt giữa biện pháp xử lý hành chính và biện pháp xử lý hành chính khác: - Về đối tượng: Xử phạt hành chính được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm chính bao gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trên lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước Trong khi đó đối tượng của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là cá nhân công dân Việt Nam, có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự - Về thẩm quyền quyết định áp dụng: Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện hoặc cấp xã Trong khi đó thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật không chỉ cho Chủ tịch UBND các cấp mà còn cho nhiều chủ thế khác - Về thủ tục quyết định áp dụng: Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do của mỗi cá nhân Vì vậy thủ tục quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác rất chặt chẽ, phải qua nhiều khâu xét duyệt với sự tham gia của nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau Trong khi đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định đơn giản, thuận tiện hơn * Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm: - Giáo dục tại xã, phường, thị trấn - Đưa vào trường giáo dưỡng - Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc - Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 2.4 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội thẩm quyền được giao cho một cơ quan duy nhất là tòa án thực hiện, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện, gồm: - Chủ tịch UBND các cấp: 17 https://documents-downloader.pages.dev/document 17/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader + Chủ tịch UBND cấp xã + Chủ tịch UBND cấp huyện - Cơ quan công an nhân dân: + Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ + Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 điều này + Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất + Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên + Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy + Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ đội biên phòng: + Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ + Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng 18 https://documents-downloader.pages.dev/document 18/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader + Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng - Cơ quan cảnh sát biển: + Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ + Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển + Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm cảnh sát biển + Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển + Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển + Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển + Cục trưởng Cục Cảnh sát biển - Cơ quan hải quân: + Công chức Hải quan đang thi hành công vụ + Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan + Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan + Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung + Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ương - Cơ quan kiểm lâm: + Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ + Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm + Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng + Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm + Cục trưởng Cục Kiểm lâm - Cơ quan thuế: + Công chức Thuế đang thi hành công vụ + Đội trưởng Đội Thuế + Chi cục trưởng Chi cục Thuế 19 https://documents-downloader.pages.dev/document 19/25 20:35 25/03/2024 Documents Downloader + Cục trưởng Cục Thuế + Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Cơ quan quản lý thị trường: + Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ + Đội trưởng Đội Quản lý thị trường + Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường + Cục trưởng Cục Quản lý thị trường - Cơ quan thanh tra chuyên ngành: + Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ + Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành + Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành + Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông 20 https://documents-downloader.pages.dev/document 20/25