1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đề tài xử lý tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thực tiễn và kiến nghị

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu - Thực tiễn và kiến nghị
Tác giả Vũ Quốc Huy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Linh
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 60,37 KB

Nội dung

Cánhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp phápchứng minh mình không vi phạm hành chính;- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Khoa công nghệ thông tin

Tiểu Luận

Đề tài: Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu - Thực tiễn

và kiến nghị

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Linh

Sinh viên thực hiện: Vũ Quốc Huy

Mã sinh viên: 2722230178

Lớp: TH27.28

Trang 2

Mục Lục

Lời nói đầu 3

1.Pháp luận quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu 4

1 1 khái niệm về vi phạm hành chính 4

1.2 khái niệm về xử phạt hành chính 4

1.3 Các nguyên tắc về vi phạm hành chính 4

1.4 Nguyên tắc về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu 6

1.5 Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu 7

2 Thực tiễn và kiến nghị 9

2.1 thực tiến về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu 9

2.2 kiến nghị về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu 12 3 Giải phát khắc phục 14

Kết luận 15

Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

Lời nói đầu

Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng luôn là nhiệm vu hàng đầu của bộ máy pháp luật nước ta Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống phát luận về xử phạt hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Tính hiệu quả của các biện pháp xử phạt chưa cao, thủ tục xử lý còn rườm rà, tình trạng mâu thuẫn, là những vấn đề bức xúc của người dân cũng như bộ máy pháp luận hành chính

Do đó, Nghị quyết của Quốc hội số 11/2007/NQ-QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 đã đưa dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính vào chương trình chính thức Với dự án luật này, nhà nước ta mong muốn tạo một đột phá trong lịch sử phát triển pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (trong đó có xử phạt vi phạm hành chính) của Việt Nam

Hiện nay, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định xử lý vi phạm hành chính gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác có bản chất, mục đích, đối tượng, các biện pháp áp dụng, thủ tục áp dụng khác nhau Và trên thế giới có nhiều nước xây dựng một đạo luật riêng về xử phạt vi phạm hành chính Do đó, việc nghiên cứu riêng về vấn đề pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được đặt ra có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn lớn Vì vậy, em xin thực hiện tiểu luận về đề tài “Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu - Thực tiễn và kiến nghị”.

Trang 4

1.Pháp luận quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1 1 khái niệm về vi phạm hành chính.

Luật Xứ lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 13/11/2020 (Luật Xứ lý vi phạm hành chính) có định nghĩa : vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản

lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt

vi phạm hành chính

1.2 khái niệm về xử phạt hành chính.

“Xử lý vi phạm hành chính" được hiểu là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật

về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Các biện pháp tiền đề xử lý hành chính là các biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vì phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1.3 Các nguyên tắc về vi phạm hành chính.

- Nguyên tắc xử lý các biện pháp xử lý hành chính:

Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc tại khoản 1 Điều

3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), cụ thể sau đây:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần

Trang 5

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng

02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức

xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

(Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ( sửa đổi 2020 ))

-Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), các nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

- Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020);

- Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020);

- Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính

Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trang 6

(Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ( sửa đổi 2020 ))

1.4 Thủ tục về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Điều 81 Luật Xử lý

vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) như sau:

- Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện

tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến;

Trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức

bị xử phạt hoặc người chứng kiến Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến

- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ

- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công

1.5 Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Theo Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP thì nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

(1) Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, cảng, khu vực vùng nước cảng biển, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định và phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại (2), (3)

và (4) mục này

Nơi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ là trụ sở cơ quan của người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ

Trang 7

(2) Điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi:

- Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hệ thống hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy;

- Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng;

- Có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy

và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

- Đối với nhà, kho sử dụng để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống cháy, nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa

sự cố môi trường

(3) Điều kiện đối với nơi tạm giữ là bến, cảng và khu vực vùng nước cảng biển:

- Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy và các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP trong phạm vi nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

- Đối với nơi tạm giữ là bến thủy nội địa, khu vực vùng nước cảng biển thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, còn phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến và khu vực vùng nước cảng biển, sắp xếp, neo đậu phương tiện

(4) Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan thì phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật

tự, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng, trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp

(5) Bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu:

- Bố trí nơi tạm giữ chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan

có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

- Bố trí nơi tạm giữ riêng: Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ riêng cho cơ quan đó;

Trang 8

- Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ

Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự;

- Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu với số lượng ít hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện đó tại trụ sở

cơ quan của mình

Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bố trí và giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho người trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quản

lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung phải

bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, cụ thể như sau:

+ Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan thì thủ trưởng cơ quan đó bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

+ Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương thì việc bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trên cơ sở đề xuất thống nhất giữa các cơ quan ở địa phương

2 Thực tiễn và kiến nghị.

2.1 thực tiến về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày

Trang 9

01/01/2022 đã góp phần cụ thể hóa và quy định rõ ràng, chi tiết các nội dung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, giải quyết các khó khăn vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trước đây Các quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng đã được cụ thể hóa và có quy trình, thủ tục để xử lý, giúp cho các cơ quan và người có thẩm quyền có căn cứ pháp lý để áp dụng thực hiện

Tuy nhiên, việc xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là vấn đề đơn giản bởi thực tiễn có rất nhiều tình huống xảy ra, mỗi tình huống là một lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, liên quan đến tính chất, điều kiện và cách thức

xử lý của từng lĩnh vực và vụ việc khác nhau Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp không xác định được người vi phạm nhưng sau khi giải quyết xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính xong lại phát sinh trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện (bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để thực hiện hành vi vi phạm hành chính) có yêu cầu được nhận lại tang vật, phương tiện đó thì xử lý như thế nào?!

Cụ thể như sau:

Khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi bổ sung tại điểm a khoản 65 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý

vi phạm hành chính - sau đây gọi là Luật số 67/2020/QH14) quy định việc xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau:

“1 Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để

vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố

ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước”

Khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi bổ sung tại điểm b khoản 65 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14) quy định việc xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ:

Trang 10

“4 Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại

điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:

a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người

sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn

03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ

sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc,

kể từ ngày thông báo thứ nhất Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”

Như vậy quy định nêu trên sẽ áp dụng trong các trường hợp:

- Trường hợp 1: Nếu hành vi vi phạm mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tịch thu thì thực hiện tịch thu theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 126 nêu trên và phù hợp với quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành

chính: “2 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính”

- Trường hợp 2: Nếu hành vi vi phạm không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu thì trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức Việc trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự xử lý như đã nêu tại

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w