1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

những vấn đề cơ bản nhất và trách nhiệm pháp luật của mỗi cá nhân đã có hành vi vi phạm hành chính

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chỉ khi mọi người cùng nhau tuân thủ pháp luật, chúng ta mới có thểxây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Trong quá trình tìm hiểu, chúngemnhận thức được tầm quan trọng của hàn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI BÁO CÁO

Môn học:PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên bộ môn: thầy Cao Vũ MinhHọc kì I – 2023 – 2024

Thông tin sinh viên:

TP.HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Bài thu hoạch báo cáo môn học này là thành quả của một quá trình dài màchúng em được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Luật Để hoànthành tốt bài thu hoạch này, đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm chân thành và sâusắc nhất tới thầy Cao Vũ Minh Thầy là người đã dạy dỗ và truyền đạt những kiếnthức bổ ích cho chúng em trong suốt học kì vừa qua Sự chỉ bảo dìu dắt của thầy đốivới chúng em là những hành trang vô cùng quý báu không chỉ ở hiện tại mà còn cảtrong quá trình làm việc sau này.

Ngoài ra, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự nỗ lực của những thànhviên trong nhóm nói riêng và của các bạn sinh viên trong lớp nói chung Vì kiếnthức và kinh nghiệm của chúng em còn nhiều hạn chế nên trong quá trình hoànthiện bài thu hoạch này không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đượcsự cảm thông và những đóng góp ý kiến từ thầy để bài thu hoạch đạt được kết quảtốt đẹp hơn.

Cuối cùng, chúng em kính chúc thầy cùng tất cả các bạn sinh viên luôn có thậtnhiều sức khỏe và đạt được những thành công tốt đẹp trong sự nghiệp của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơnMục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH3

1.1 Khái quát chung về vi phạm hành chính 3

1.2 Khái niệm pháp luật về vi phạm hành chính 3

1.3 Dấu hiệu của vi phạm hành chính 4

2.5 Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm 10

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNGCAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 11

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm vì nó ảnhhưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của xã hội Vi phạm hành chính có thểbao gồm việc vi phạm luật an toàn giao thông; xúc phạm danh dự, nhân phẩm củangười khác; chống đối người thi hành công vụ; xâm phạm đất đai hoặc tài sản củangười khác; Những hành vi này thoáng qua có vẻ nhỏ nhặt nhưng nếu không đượcxử lý kịp thời, chúng có thể gây mất trật tự nơi công cộng, không chỉ gây thiệt hạivề người mà còn đe dọa đến đời sống an ninh xã hội Do đó, việc giám sát và trừngphạt vi phạm hành chính là rất cần thiết Vì vậy, công tác tuyên truyền và giáo dụcvề việc tuân thủ pháp luật là điều vô cùng quan trọng.

Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đờisống xã hội Tuy mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn so với tội phạm nhưng tìnhhình vi phạm hành chính hiện nay ngày một căng thẳng và phức tạp hơn rất nhiềuvới những thủ đoạn tinh vi khiến người dân khó kiểm soát Vậy nguyên nhân là dođâu? Tình hình vi phạm ngày càng đáng báo động bắt nguồn từ ý thức tuân thủ, sựhiểu biết về pháp luật của một số ít người dân còn hạn chế Chủ yếu cũng là dongười vi phạm chưa có việc làm ổn địnhđể trang trải cho cuộc sống cũng như sựxuống cấp về đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên hiện nay Cùng với sựtác động tiêu cực của vi phạm hành chính trong nền kinh tế dẫn đến xảy ra nhiềutrường hợp không mong muốn Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việcduy trì trật tự, an ninh và tuân thủ quy định pháp luật là một yếu tố cực kỳ quantrọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của một tổ chức hay một cộng đồng Việctuân thủ pháp luật không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là nhiệm vụ củatoàn xã hội Chỉ khi mọi người cùng nhau tuân thủ pháp luật, chúng ta mới có thểxây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Trong quá trình tìm hiểu, chúngemnhận thức được tầm quan trọng của hành vi vi phạm hành chính đối với đời sốngxã hội hiện nay, vậy nên để có thể hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật cũng như

nguyên nhân, thực trạng dẫn đến các vấn đề trên, nhóm chúng em chọn“vi phạmhành chính” là chủ điểm cho bài báo cáo này.

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Bài báo cáo này nghiên cứu về những vấn đề cơ bản nhất và trách nhiệm phápluật của mỗi cá nhân đã có hành vi vi phạm hành chính.

Trang 5

Để tìm hiểu thực trạng của các vi phạm hành chính hiện nay, nhóm chúng emđã nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin Đồng thời,chúng em sử dụng thêm một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, phântích thực trạng và hậu quả của vấn đề Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Xác định làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực

trạng các hành vi vi phạm hành chính Qua đó đưa ra những phương hướng giảipháp toàn diện nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vi phạm hành chính.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hànhchính

Thứ hai, nghiên cứu các cấu thành tạo nên vi phạm hành chính.

Thứ ba, nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những phương hướnggiải pháp toàn diện nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên.

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH1.1 Khái quát chung về vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm phávỡ trật tự xã hội và xâm phạm hoặc đe dọa đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủthể trong lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội Khi một cá nhân, tổ chức hoặcdoanh nghiệp vi phạm hành chính, họ có thể bị xử phạt thông qua các biện pháp nhưphạt tiền, thu hồi tài sản, hoặc bị cấm hoạt động trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Quy trình xử lý vi phạm hành chính thường bao gồm các bước như việc kiểmtra, xác minh thông tin, lập biên bản vi phạm, và sau đó là quyết định xử phạt Việcxử lý hành vi vi phạm hành chính thường tập trung vào việc giáo dục, kiểm soát vàtrừng phạt nhẹ nhàng hơn là áp dụng các biện pháp trừng trị nghiêm ngặt như trongvụ án hình sự Mục tiêu của việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chínhkhông chỉ là để trừng phạt cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật mà còn để duytrì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích chung Quản lý và xử lý vi phạm hành chính đóngvai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội, đảm bảo tuân thủ pháp luật và tạomôi trường kinh doanh lành mạnh Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải linh hoạt vàcông bằng, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực hoặc gây phức tạp không cần thiếtcho người vi phạm.

Để có thể hiểu rõ hơn về vi phạm hành chính, chúng ta cần nghiên cứu vàtham khảo các văn bản Pháp luật sau:

- Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.- Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

1.2 Khái niệm pháp luật về vi phạm hành chính:

Hành vi vi phạm hành chính đã được pháp luật nhà nước ta quy định rõ tạikhoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020: “vi phạmhành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định củapháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của phápluật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”

Trang 7

Có thể nói hành vi vi phạm hành chính là những hành động, hành vi hoặc sựbỏ qua các quy định, nội quy, và luật lệ trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, xã hội hoặchành chính màpháp luật quy định Đây không phải là các hành vi vi phạm hình sựmà thường liên quan đến việc không tuân thủ các quy định hàng ngày, thông thườngđể duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích cộng đồng.

Các hành vi vi phạm hành chính có thể bao gồm:

- Vi phạm giao thông: Điều này có thể là việc không đeo mũ bảo hiểm, vi

phạm tốc độ, điều khiển phương tiện không đúng quy định, uống rượu lái xe, và cáchành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác

- Vi phạm về môi trường: Bao gồm việc xả thải không đúng quy định, vi phạm

các luật về bảo vệ môi trường, không tuân thủ các tiêu chuẩn về xử lý chất thải.

- Vi phạm thuế: Trốn thuế, không nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định

của pháp luật.

- Vi phạm về quản lý đất đai: Xây dựng không phép, vi phạm quy định sử

dụng đất đai, không tuân thủ các quy định về quy hoạch đô thị.

- Vi phạm về an toàn lao động: Không đảm bảo an toàn cho người lao động,

không tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động.

- Vi phạm kinh doanh: Bao gồm vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh,

không tuân thủ các quy định về bảo vệ người tiêu dùngvà vi phạm quy định về tranhchấp giữa các bên.

- Vi phạm hành chính trong công tác quản lý nhà nước: Bao gồm vi phạm quy

định về thủ tục hành chính, vi phạm quy định về phân công, quản lý, sử dụng tài sảncông, và vi phạm quy định về công tác cán bộ.

Các hành vi này thường được xử lý thông qua các biện pháp như phạt tiền, thuhồi tài sản, hoặc cấm hoạt động trong lĩnh vực có liên quan trong một khoảng thờigian nhất định Điều này nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì trật tự xã hội.

1.3 Dấu hiệu của vi phạm hành chính:

Dưới góc độ khái niệm vi phạm hành chính thì chúng ta có thể thấy rằng mộthành vi được xác định là vi phạm hành chính khi có đầy đủ những dấu hiệu cơ bảnsau:

Dấu hiệu trái pháp luật: Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, không

tuân theo những quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và xâm phạm quan hệxã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ Tác hại do vi phạm hành chính gây ra ở

Trang 8

mức độ thấp, chưa nghiêm trọng đến mức phải kết thành tội phạm hình sự và đượcquy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Đây chính làdấu hiệu “pháp định” của vi phạm

Dấu hiệu hành vi: Đó phải là một hành vi khách quan có khả năng gây nguy

hiểm cho xã hội thông qua việc biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động.Nó phải là một việc thực tế chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới có ýđịnh Đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm.

Dấu hiệu chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý:Là khả năng phải chịu

trách nhiệm pháp lý về hành vi do một cá nhân hay tổ chức thực hiện dưới sự quyđịnh của nhà nước Đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm.

Dấu hiệu lỗi:Đó là một hành vi có lỗi, nghĩa là cần xác định lỗi của chủ thể

khi thực hiện hành vi trái pháp luật Hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạmnhận thức được việc trái pháp luật trong hành vi của mình, nhận biết trước được hậuquảvà mong muốn hoặc cố ý cho nó xảy ra Hình thức lỗi là vô ý trong trường hợpngười vi phạm nhận thức được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mìnhcó thể ngăn chặn hoặc không lường trước được hậu quả sẽ xảy ra Đây có thể coi làdấu hiệu “tinh thần” của vi phạm

1.4 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:

Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đã được ghi rõ dưới dạng văn bảnquy định của pháp luật Nhà nước ta Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạmhành chính 2012, được sửa đổi 2020), bao gồm:

 Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bịxử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phụctheo đúng quy định của pháp luật;

 Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai,khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

 Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quảvi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

 Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do phápluật quy định.

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngườivi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Trang 9

+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hànhchính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi viphạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;

 Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hànhchính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diệnhợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

 Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổchức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tuy nhiên, theo luật định có một số trường hợp không xử phạt vi phạm hànhchính Đó là các trường hợp như: “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tìnhthế cấp thiết; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; thựchiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; thực hiện hành vi vi phạmhành chính do sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi vi phạm hành chínhkhông có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hànhchính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính” Được quy định tại Điều 11 LuậtXử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020.

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Để xác định một hành vi xảy ra có thực sự là vi phạm hành chính hay không,chúng ta cần xác định các dấu hiệu pháp lý cấu thành nên loại vi phạm pháp luậtnày Những dấu hiệu này được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật quy định vềvi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính Như các loại vi phạm pháp luậtkhác, vi phạm hành chính cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố bao gồm: mặt kháchquan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

Trang 10

những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định làsẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính

- Không được áp dụng “nguyên tắc suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng phápluật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành chính

- Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt kháchquan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái phápluật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác Thôngthường những yếu tố này có thể là:

a Thời gian thực hiện hành vi vi phạm

Ví dụ: Căn cứ tại điểm 1 khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày

02/4/2010 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Bấm còi hoặcgây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đôngdân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ cácxe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”

b Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm

Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày

o6/4/2005 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Hút thuốc lá,thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phònglàm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trêncác phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quyđịnh cấm”

c Công cụ phương tiện vi phạm

Ví dụ: Hành vi lạng lách đánh võng trên đường bộ trong đô thị được coi là viphạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ

d Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nói chung hậu quả của vi phạm hành

chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hànhvi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra nhữngthiệt hại cụ thể trên thực tế.

Ví dụ: Hành vi làm thi công xây dựng nhà nhưng do không đảm bảo biện phápthi công nên làm vỡ hệ thống cấp thoát nước một khu vực được coi là hành vi hànhchính theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w