Công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua còn gặp nhiều hạn chế, vướng mắc nhất định do: ý thức chấp
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng luôn là vấn đề quan tâm của nhiều học giả Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả tổng hợp được một số bài viết, một số công trình nghiên cứu cũng như các sách chuyên khảo như sau:
* Về giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo:
Một là Sách chuyên khảo về “Chế tài hành chính” của tác giả Vũ Thư năm
2001 Cuốn sách đã đặt nền tảng cơ bản cho những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm hành chính, mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính cũng như các hình thức xử phạt Ấn phẩm này được phát hành cùng năm bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Hai là, tác giả Nguyễn Cửu Việt năm 2013 với ấn phẩm là giáo trình về “Luật hành chính Việt Nam” Đây là công trình nghiên cứu về phương diện lý luận liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, giúp tác giả thống kê và cụ thể hóa thành một số nội dung nghiên cứu trong đề tài của mình, tài liệu góp phần củng cố lý luận khoa học, góp phần gia tăng hàm lượng khoa học trong nghiên cứu của tác giả Ấn phẩm này được phát hành cùng năm bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Ba là, Hai giáo trình học tập trong đó một của Trường Đại học Luật
TP Hồ Chí Minh và một của Trường Đại học Luật Hà Nội đều viết về “Luật
Hành chính Việt Nam” Nội dung của hai ấn phẩm trên liên quan đến các vấn đề vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính Tuy nhiên, trong phạm vi giáo trình chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản nên hai giáo trình này chưa phân tích các bất cập trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Bốn là, Ấn phẩm của tác giả Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên, đây là một sách chuyên khảo về “Khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” Đây là công trình nghiên cứu, bình luận chuyên sâu về các quy định liên quan đến vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Ấn phẩm này nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2017
Năm là, sách “Những giải pháp bảo đảm an toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay” của tác giả Ngô Văn Động, nhà xuất bản Thanh
Niên, năm 2008 Cuốn sách này trình bày khái quát về tình hình vi phạm giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đề xuất một số giải pháp kiềm chế vi phạm giao thông và tai nạn giao thông
Sáu là, sách “Hỏi đáp về xử lý vi phạm hành chính và hình sự trong lĩnh vực giao thông đường bộ” Ấn phẩm này do Trần Sơn, Hoàng Xuân Quý, biên soạn và được phát hành bởi nhà xuất bản Lao Động, năm 2009 Nội dung của cuốn sách nói về tình hình xử phạt vi phạm hành chính cũng như xử lý hình sự đối với các vi phạm về giao thông đường bộ
* Về các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành:
Bài viết “Vài bình luận ngắn các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của tác giả Cao Vũ Minh trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4, năm 2013 và bài viết “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Những bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả Cao Vũ Minh trên Tạp chí Luật học số 9, năm 2013 Hai bài viết này trình bày một số bất cập trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện
Bài viết “Bình luận về việc xử phạt do không xuất trình bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông” của tác giả Lương Văn Tuấn trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10, năm 2017 Bài viết phân tích về các quan điểm khác nhau khi xử phạt đối với hành vi không xuất trình bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật, từ đó tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật
Bài viết “Thủ tục phạt tiền trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt - Bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả Hoàng Quốc Hồng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6, năm 2018 Bài viết trình bày các bất cập liên quan đến thẩm quyền xử phạt của chiến sĩ công an, thanh tra viên giao thông Do thẩm quyền xử phạt tiền không cao nên chiến sĩ công an, thanh tra viên giao thông không có quyền xử phạt các vi phạm nghiêm trọng, từ đó chưa xử lý dứt điểm các vi phạm giao thông
Bài viết “Đề xuất bổ sung chế tài xử phạt đối với một số hành vi của người điều khiển xe ô tô” của tác giả Nguyễn Xuân Tùng trên Tạp chí Cảnh sát nhân dân số 11, năm 2017; bài viết “Đề xuất các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Trần Hiệp trên Tạp chí cảnh sát nhân dân số 03, năm 2018; bài viết “Một số ý kiến hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam” của tác giả Đinh Phan Quỳnh trên Tạp chí Nghề luật số 2, năm 2017
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ” của tác giả Huỳnh Kim
Thiện trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8 năm 2020
* Về các luận văn, luận án: Đối với luận văn và luận án, có hai công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đó là Luận văn của tác giả Hồ Thanh Hiền (2012) và luận án của Đinh Phan Quỳnh (2018), hai công trình nghiên cứu này đã thực hiện, phân tích, luận giải những vấn đề có liên quan đến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Có thể khẳng định, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh như đề tài mà tác giả đã chọn
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa với phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Trong chương 1, luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để làm rõ các khái niệm có liên quan đến vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính đồng thời khái quát hóa, rút ra những đặc trưng, những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trong chương 2, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp được luận văn sử dụng để nêu ra những mặt tích cực, những kết quả đạt được trong thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đồng thời nêu bật những nguyên nhân, hạn chế của pháp luật hiện hành về thi hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
Trong chương 3, luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để đề xuất các giải pháp bảo đảm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn góp phần hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức trong khu vực công; đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho các học viên ở các cơ sở đào tạo khi nghiên cứu về vấn đề này.
Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày theo cấu trúc 3 chương, với các nội dung của từng chương được trình bày chi tiết dưới đây Bên cạnh nội dung của 3 chương chính luận văn có thêm phần mở đầu và kết luận
Chương 1: Ở chương này luận văn trình bày các nội dung liên quan đến những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Chương 2: Ở chương này luận văn trình bày các nội dung liên quan đến thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Ở chương này luận văn trình bày các nội dung liên quan đến giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Khái niệm về vi phạm hành chính và phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Theo các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) có năng lực trách nhiệm pháp luật hành chính thực hiện Các hành vi có lỗi này đã vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạmvà bị xử phạt VPHC 1 [11, tr.1] Trong đó “hành vi có lỗi đã vi phạm các quy định của pháp luật” là điều kiện để phân biệt một hành vi vi phạm pháp luật và một hành vi có lỗi nhưng không vi phạm pháp luật, việc bị xử phạt vi phạm hành chính để phân biệt với các hành vi vi phạm chịu sự quản lý của các luật khác
Vi phạm hành chính diễn ra trong nhiều lĩnh vực mà giao thông đường bộ (GTĐB) chỉ là một cụ thể điển hình Hiện nay, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày
30 tháng 12 năm 2019 quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng (Nghị định 123/2021/NĐ- CP) là các văn bản pháp luật liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Tuy nhiên, hai văn bản trên không đưa ra khái niệm cụ thể về VPHC trong lĩnh vực GTĐB nhưng quy định các hành vi cụ thể, nếu một cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi có quy định cụ thể trong văn bản trên thì được coi là VPHC trong lĩnh vực GTĐB Thông qua khái niệm về VPHC được quy định trong Luật Xử lý VPHC năm 2012 và những hành vi có trong Nghị định trên, luận văn đưa ra khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB như sau: VPHC trong lĩnh vực
1 Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính (2012)
GTĐB là hành vi trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm các quy định về GTĐB được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp luật hành chính và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”
1.1.2 Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Căn cứ các nội dung quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì việc phân loại các nhóm hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB có thể chia thành 6 nhóm chính sau: Nhóm 1, liên quan đến các hành vi vi phạm các quy tắc về GTĐB; Nhóm 2, là các hành vi vi phạm các quy định liên quan đến hạ tầng GTĐB; Nhóm 3 là các hành vi vi phạm các quy định liên quan đến phương tiện tham gia GTĐB; Nhóm 4 là các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; Nhóm 5 là các hành vi vi phạm quy định về vận tải và nhóm 6 là các hành vi vi phạm khác liên quan đến GTĐB
Một là, các hành vi vi phạm quy tắc GTĐB: theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam thì “quy tắc ” là cách thực hiện đã được định ra để mọi người phải theo 2 [27, tr.1506] Với tư duy đó thì quy tắc GTĐB là những chuẩn mực chung do pháp luật quy định mà mọi chủ thể phải tuân thủ nhằm bảo đảm trật tự an toàn GTĐB Theo các nội dung quy định tại Điều 9 đến Điều 38 của Luật GTĐB năm 2008 có tất cả 30 Điều quy định về các quy tắc GTĐB Nếu người tham gia giao thông có các hành vi vi phạm các quy định được đề cập ở các điều trên thì sẽ bị xử phạt VPHC, hình thức phạt, mức phạt được quy định từ Điều 5 đến Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Hai là, các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB: Có thể hiểu kết cấu hạ tầng GTĐB là các công trình phục vụ cho hoạt động giao thông như đường giao thông, các bến bãi, công trình phụ trợ và hành lang an toàn giao thông, các nội dung này quy định tại Luật GTĐB năm 2008 Do đó để đảm bảo giao thông an toàn thì phải đảm bảo an toàn cho các công trình trên vì vậy các hành vi vi phạm gây nguy hại đến các công trình đó sẽ bị xử phạt VPHC Các quy định của pháp luật về
2 Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, tr.1506
XPVPHC đối với từng hành vi cụ thể của nhóm này được quy định tại Điều 12 đến Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Ba là, các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là những hành vi vi phạm liên quan đến các quy định điều kiện được tham gia GTĐB của các phương tiện GTĐB Theo đó các phương tiện muốn được tham gia giao thông phải đảm bảo các tiêu chuẩn liên quan đến kết cấu, về độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định Nếu các phương tiện tham gia giao thông vi phạm các quy định này thì sẽ bị xử phạt VPHC Các quy định của pháp luật về XPVPHC đối với từng hành vi cụ thể của nhóm này được quy định tại Điều 16 đến Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Bốn là, hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB:
Pháp luật quy định về các điều kiện tối thiểu để một chủ thể có thể điều khiển các phương tiện tham gia GTĐB Nhằm đảm bảo an toàn điều khiển phương tiện tham gia GTĐB thì chủ thể điều khiển phải đảm bảo sức khỏe và độ tuổi nhất định, đồng thời chủ thể điều khiển phương tiện tham gia GTĐB phải hoàn thành chương trình đào tạo về luật cũng như kỹ năng lái xe (được cấp giấy phép lái xe) Ngoài Giấy phép lái xe, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông còn phải có Giấy tờ khác liên quan đến phương tiện tham gia GTĐB, giấy tờ khác chứng minh an toàn của phương tiện tham gia GTĐB Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm các quy định này thì sẽ bị xử phạt VPHC Các quy định của pháp luật về XPVPHC đối với từng hành vi cụ thể của nhóm này được quy định tại Điều 21 đến Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Năm là, các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ:
Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện GTĐB để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ Theo quy định của pháp luật hiện nay nếu chủ thể vi phạm các quy định này thì sẽ bị xử phạt VPHC Các quy định của pháp luật về
XPVPHC đối với từng hành vi cụ thể của nhóm này được quy định tại Điều 23 đến Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định thêm các hành vi vi phạm mà trước đây chưa quy định như: hành hung hành khách; đe dọa, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn 3 [50, tr 41] Đặc biệt, Nghị định trên đã quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi “kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe” Những quy định này giúp cho việc vận chuyển đường bộ an toàn hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan
Sáu là, các hành vi vi phạm khác liên quan đến GTĐB: các hành vi này chủ yếu là những hành vi liên quan đến việc tẩy xóa làm sai lệch thông tin của phương tiện hoặc của các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp như giấy đăng ký, hồ sơ đăng ký, số khung, số máy…Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm các quy định này thì sẽ bị xử phạt VPHC Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) đối với từng hành vi cụ thể của nhóm này được quy định tại Điều 29 đến Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Khái niệm, đặc điểm và mục đích xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Căn cứ vào các nội dung quy định tại Luật Xử lý VPHC năm 2012, chúng ta có thể hiểu hoạt động XPVPHC là hoạt động cưỡng chế thể hiện quyền lực của nhà nước Nó là các chế tài mà nhà nước sử dụng để trừng phạt các chủ thể VPHC Cũng theo khái niệm này chúng ta có thể hiểu rằng một hành vi bị coi là VPHC khi hành vi đó được quy định bởi pháp luật về XPVPHC
3 Huỳnh Kim Thiện (2020), “Hoàn thiện pháp luật về XPVPHC đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (8), tr 41
Tương tự như khái niệm “vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB” thì khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB” cũng chưa được các văn bản pháp luật liên quan đưa ra định nghĩa cụ thể Tuy nhiên dựa theo các khái niệm liên quan tác giả đưa ra khái niệm về xử phạt VPHC lĩnh vực GTĐB như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là việc cá nhân, tổ chức có hành vi trái luật trong lĩnh vực GTĐB bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả bởi chủ thể có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính
1.2.2 Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Xem xét theo khái niệm trên, căn cứ quy định của pháp luật, có thể rút ra những đặc điểm chủ yếu của XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB như sau:
Thứ nhất, XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB là hoạt động áp dụng các biện pháp hành chính có tính chất cưỡng chế đối với các đối tượng thực hiện VPHC trong lĩnh vực GTĐB, là một loại hoạt động rất phức tạp, vì bản thân việc quyết định và áp dụng nhiều loại biện pháp cưỡng chế hành chính (các biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo việc XPVPHC, áp dụng các hình thức XPVPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả, nếu có, và các biện pháp bảo đảm việc thi hành quyết định XPVPHC, nếu cần thiết) đã là phức tạp, và vì VPHC trong lĩnh vực GTĐB là loại VPHC thuộc loại phức tạp do nhiều về số lượng; phức tạp, đa dạng về phạm vi, đối tượng thực hiện, tính chất vi phạm
Thứ hai, hoạt động XPVPHC được quy định chặt chẽ bằng các văn bản pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB như Luật GTĐB 2008, Luật xử lý VPHC 2012, các nghị định về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB, các thông tư hướng dẫn các nghị định trên Lĩnh vực pháp luật (các nghị định) về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB thay đổi nhanh nhất so với các nghị định XPVPHC trong các lĩnh vực khác do phải bám sát với sự thay đổi của giá trị đồng tiền, sự biến động nhanh chóng của tình hình vi phạm do quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế, trong đó có việc xây dựng các tuyến giao thông mới, đang diễn ra ồ ạt Chỉ tính từ năm 2005 đến nay pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB có sự thay đổi đến “chóng mặt”, cụ thể Nghị định số 152/2005/NĐ-CP quy định về XLVPHC trong lĩnh vực GTĐB; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định số 152/2005/NĐ-CP; Nghị định số 67/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 146/2007/NĐ-CP; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ-CP và Nghị định số 67/2008/NĐ-CP; Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2010/NĐ-CP; Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 và hiện nay là Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Thứ ba, các chủ thể có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB là khá đông đảo, trong đó Cảnh sát GTĐB và Thanh tra GTĐB là hai lực lượng chính Cụ thể, các chủ thể đó bao gồm: lực lượng Cảnh sát GTĐB, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát 113, Công an xã tham gia phối hợp, hỗ trợ cảnh sát GTĐB tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn GTĐB, trong trường hợp cần thiết huy động thêm lực lượng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ về huy động thêm lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thanh tra giao thông, Chủ tịch UBND các cấp
1.2.3 Mục đích xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giao thông đường bộ
1.2.3.1 Mục đích răn đe, giáo dục
Xuất phát từ bản chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam nên việc XPVPHC nói chung và XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng không nhằm vào trừng trị là chủ yếu mà mục đích cơ bản là phát hiện, xử lý, ngăn ngừa kịp thời khả năng vi phạm quy tắc GTĐB đối với chủ thể vi phạm Thông qua việc xử phạt, các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền đồng thời giáo dục, thuyết phục, đưa pháp luật vào đời sống Nhân dân, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, hạn chế những vi phạm tương tự xảy ra trong tương lai, góp phần thực hiện “văn hóa giao thông” ở nước ta hiện nay
Trong xử phạt VPHC nói chung và XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng thì chủ thể có thẩm quyền xử phạt sẽ lựa chọn hình thức xử phạt chính, hoặc hình thức xử phạt chính kết hợp với hình thức xử phạt bổ sung cho từng hành vi VPHC của chủ thể vi phạm trong lĩnh vực GTĐB Các hình thức xử phạt VPHC ngoài mục đích răn đe, giáo dục thì còn có mục đích trừng trị Mức phạt và hình thức phạt phù hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm sẽ có tác động trong phòng ngừa, hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực này 4 [35, tr 34]
1.2.3.3 Mục đích khôi phục lại trật tự pháp luật
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những chủ thể vi phạm sẽ góp phần bảo vệ pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý xã hội của nhà nước Ngoài ra, trong quá trình thực hiện pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB giúp chúng ta phát hiện những sơ hở, thiếu sót về các quy định của pháp luật liên quan Trên cơ sở đó, những cơ quan hữu quan có thể đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, nhằm bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về trật tự giao thông được khoa học, nề nếp, hiệu quả
1.2.3.4 Mục đích giảm tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức
Tai nạn giao thông là một vấn nạn gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội, vấn đề này không những xảy ra ở Việt Nam mà triệu người chết và khoảng 50 triệu người bị thương do tai nạn GTĐB gây ra Tại còn xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới Theo báo cáo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới thì hiện tại mỗi năm có khoảng trên 1 Việt Nam, theo báo cáo tóm tắt kết quả 03 năm thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BCA tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc (từ năm 2015 đến năm 2018), cả nước đã xảy ra 62.119 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25.363 người, làm bị thương 53.933 người 5 [54] Tai nạn GTĐB đã gây ra nhiều thiệt hại cho cả cá nhân, gia đình và xã hội Do đó, các
4 Nguyễn Trần Hiệp (2018), “Đề xuất các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay”, Tạp chí
Cảnh sát Nhân dân, (3), tr 34
5 Chuyên trang Bộ công an: https://bocongan.gov.vn/tin-tuc/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-bao-dam-trat-tu-an- toan-giao-thong-trong-tinh-hinh-moi-t24329.html chế tài xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông nói chung và người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB nói riêng, từ đó, góp phần kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Thẩm quyền, quy trình, điều kiện đảm bảo tổ chức thi hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.3.1 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thứ nhất, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Trong XPVPHC lĩnh vực GTĐB, các quy định về chủ thể có thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp được quy định chi tiết tại điều 74 đến
79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó:
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt các VPHC trong lĩnh vực GTĐB được thực hiện ở phạm vi cấp xã, với các hành vi có tính chất không nghiêm trọng và không vượt quá mức tiền vi phạm đến 5.000.000 đồng Các quy định của pháp luật về hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 1 điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt các VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở phạm vi huyện quản lý, với các hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng hơn cấp xã, phạm vi rộng hơn cấp xã và không vượt quá mức tiền vi phạm đến 37.500.000 đồng Các quy định của pháp luật về hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2 điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt các VPHC trong lĩnh GTĐB trong phạm vi tỉnh, với mức phạt tiền đến 75.000.000 đồng Hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC cùng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn và tất cả biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Thứ hai, thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt về các hành vi VPHC trong điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy tắc GTĐB, được áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ- CP)
Thứ ba, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ
Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB Mức phạt của thanh tra chuyên ngành lên đến 105.000.000 đồng, các hình thức xử phạt bao gồm: các hình thức phạt chính như phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC cùng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn và tất cả biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP)
1.3.2 Chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân: Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý, ở độ tuổi này khi xem xét có vi phạm hay XPVPHC hay không cần phải xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của người đó Trường hợp người trên 16 tuổi bị XPVPHC về mọi VPHC và không cần căn cứ vào lỗi cố ý hay vô ý
Chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là tổ chức: Tổ chức là chủ thể VPHC bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức thuộc các đơn vị nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức tư nhân có tư cách pháp nhân thành lập theo quy định pháp luật bị XPVPHC về mọi VPHC do mình gây ra
1.3.3 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Một là, xử phạt đến 40 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm quy tắc GTĐB, chủ thể có thẩm quyền áp dụng mức phạt, hình thức phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong mục 1 Chương II của Nghị định 100/2019/NĐ-CP tùy theo từng hành vi vi phạm Ví dụ về một số vi phạm được đề cập đến trong nhóm hành vi này như không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép; đi vào đường cấm; đi ngược chiều trên đường một chiều, sử dụng đèn chiếu xa khi tránh nhau… Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm trong nhóm này chủ yếu là người điều khiển xe, còn người ngồi trên xe chỉ bị xử phạt về một số hành vi như mở cửa xe không bảo đảm an toàn gây tai nạn, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn; không đội mũ bảo hiểm 6 [41, tr 6]…
Hai là, hành vi vi phạm hạ tầng GTĐB Các hành vi liên quan đến nội dung trên thì sẽ bị xử phạt đến 70 triệu đồng, tùy theo từng hành vi vi phạm mà mức phạt, hình thức phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong mục 2 Chương II của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Trong nhóm hành vi này thì các hành vi vi phạm hành lang an toàn GTĐB như sử dụng, khai thác, lấn chiếm trong phạm vi đất dành cho đường bộ đang diễn ra khá phổ biến dẫn đến mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan đô thị 7 [36, tr 15]
Ba là, hành vi vi phạm điều kiện của phương tiện tham gia GTĐB Các hành vi liên quan đến nội dung trên thì sẽ bị xử phạt đến 15 triệu đồng, tùy theo từng hành vi vi phạm mà mức phạt, hình thức phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong mục 3 Chương II của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Các vi phạm xảy ra thường xuyên nhất là không bảo đảm các điều kiện của phương tiện tham gia giao thông 8 [42, tr 22] Trên thực tế, nhiều xe ô tô đã đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện kỹ thuật được quy định trong Luật GTĐB năm 2008 như có kính chắn gió nhưng kính này lại bị nứt, xe có bộ phận giảm thanh nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật thì vẫn được xem là những hành vi vi phạm Thậm chí có những
6 Cao Vũ Minh (2013), “Vài bình luận ngắn các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (4), tr 6
7 Phan Thị Thanh Hiếu (2019), “Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, (5), tr 15
8 Cao Vũ Minh (2013), “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (9), tr 22 hành vi “thái quá” so với quy định của Luật GTĐB năm 2008 như xe có lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe; xe có lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định thì cũng bị xử phạt
Bốn là, hành vi vi phạm liên quan đến người điều khiển phương tiện
Các hành vi liên quan đến nội dung trên thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền đến 12 triệu đồng, tùy theo từng hành vi vi phạm mà mức phạt, hình thức phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong mục 4 Chương II của Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Năm là, hành vi vi phạm về vận tải đường bộ
Các hành vi liên quan đến nội dung trên thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền đến 40 triệu đồng, tùy theo từng hành vi vi phạm mà mức phạt, hình thức phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong mục 5 Chương II của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Hành vi vi phạm về vận tải đường bộ là một trong những vi phạm khá phổ biến vì vận tải là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các loại xe ô tô, mô tô Trong đó, có nhiều hành vi gây ra hậu quả rất nghiêm trọng như hành vi chở hàng siêu trường, siêu trọng gây hư hỏng đường sá, gây tai nạn giao thông Trong nhóm này, các hành vi vi phạm chủ yếu là chở người vượt quá quy định; sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác; chạy không đúng tuyến đường, lịch trình 9 [49, tr 57]
Quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng giao thông tại Thành phố Hồ Chí
Với vị trí là hạt nhân của cả nước trong lĩnh vực kinh tế, TP Hồ Chí Minh nằm ở vị trí đắc địa, tiếp giáp với 3 khu vực kinh tế lớn đó là Tây Nguyên, Nam Trung
Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nên có một vị trí rất thuận lợi về mặt giao thông nói chung và GTĐB nói riêng Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp cho tình hình kinh tế cũng như tốc độ đô thị hóa luôn tăng trưởng vào loại cao nhất cả nước Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 khu chế xuất, 16 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, chính những điều này đã góp phần làm cho mức tăng cơ học về dân số ở TP Hồ Chi Minh tăng lên đáng kể, ước tính đến 2025 TP Hồ Chí minh sẽ có khoảng 14 triệu người 13 [44, tr 25]
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 3.897 tuyến đường với tổng chiều dài 3.767 km Tổng diện tích đường khoảng 26 triệu m 2 , mật độ trung bình đạt 1,9 km/ km 2 , thấp hơn nhiều so với quy chuẩn chung là 4 - 6km/ km 2 Hơn nữa, đất dành cho giao thông chiếm tỷ lệ rất thấp lại phân bổ không đều trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh Theo Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 9/2021, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng khoảng 6 triệu phương tiện giao thông Trong đó, xe ô tô có 680.473 chiếc và xe mô tô, xe gắn máy có 5.483.753 chiếc Ngoài những xe mang biển số ở Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh phải “gánh thêm” hơn 1 triệu xe mô tô, gắn máy và trên 100.000 xe ô tô mang biển kiểm soát của các tỉnh khác lưu thông trên đường 14 [54] Dân số đông cộng với tình trạng đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, trong khi đó vấn đề quy hoạch giao thông chưa đảm bảo đã làm cho tình trạng kẹt xe, ùn tắc đang trở thành vấn nạn rất khó khắc phục tại địa phương
13 Nguyễn Văn Nam (2021), “Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1920 đến năm 2020”, Tạp chí Khoa học xã hội, (2), tr 25
Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và nguyên nhân
Để giải quyết tình trạng vi phạm an toàn GTĐB, trong những năm qua (từ
2020 đến nay), chính quyền địa phương cùng với các cơ quan chức năng đã rất tích cực thực hiện các nhiệm vụ pháp luật GTĐB, và đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP tình hình tai nạn giao thông đã được kéo giảm, cụ thể như sau:
(Nguồn: Ban An toàn giao thông TP.HCM)
Trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2023, trên địa bàn toàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 8.558 vụ tai nạn GTĐB, làm chết 2.469 người, bị thương 5.448 người Nhìn vào biểu đồ phân tích số liệu ở trên cho thấy tình hình tai nạn giao thông có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, năm sau giảm hơn so với năm trước
SỐ VỤ TAI NẠN TRONG LĨNH VỰC GTĐB
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) Theo thống kê năm
2022 và năm 2023, các lỗi vi phạm là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn gồm: Do người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB vi phạm tốc độ; do sử dụng rượu bia, vi phạm nồng độ cồn; do phương tiện tham gia GTĐB vi phạm quá tải; Do người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB đi sai làn đường, phần đường; và một số nguyên nhân khác như chuyển hướng không đúng quy định, do không giữ khoảng cách an toàn, do lỗi người đi bộ,… trong đó chủ thể tham gia GTĐB vi phạm quy định về sử dụng đồ uống có cồn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong số các vụ tai nạn GTĐB
(Nguồn: Ban An toàn giao thông TP.HCM )
Vi phạm tốc độ Vi phạm nồng độ cồn Vi phạm quá tải Đi sai làn đường, phần đường
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN TRONG LĨNH VỰC GTĐB
Trong năm 2023, Cảnh sát giao thông đường bộ - Thành phố Hồ Chí Minh (gồm cả các quận, huyện) đã Kiểm tra phát hiện xử lý 655.222 trường hợp, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 84.266 trường hợp (+14,8%), thực hiện ra quyết định xử phạt 426.878 trường hợp với số tiền thu phạt là 769.215.340.000 đồng Trong đó, phạt theo thủ tục không lập biên bản 12.471 trường hợp, thu 1.879.810.000 đồng so với cùng kỳ năm 2022 giảm 47.771 trường hợp (-79.2%) Tước GPLX 108.244 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 giảm 20.017 trường hợp (-15,6%), Tạm giữ 156.313 các loại phương tiện so với cùng kỳ năm 2022 tăng 76.153 vụ (+95%) Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020 (thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19) giảm 141.429 vụ vi phạm (-17,7%), giảm 152.000 trường hợp phạt theo thủ tục không lập biên bản (- 19%), giảm 17.879 trường hợp tước giấy phép lái xe (-19,7%) và tăng 57.864 trường hợp tịch thu phương tiện các loại (+58%)
BIỂU ĐỒ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GTĐB TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM NĂM 2023
(Nguồn: Ban An toàn giao thông TP.HCM)
Tổng số vụ vi phạm
Thủ tục không lập biên bản
Tước giấy phép lái xe
Tịch thu phương tiện các loại
Qua nghiên cứu, thống kê, phân tích, đánh giá tình hình, số liệu và khảo sát thực tế như đã nêu cho thấy các VPHC trong lĩnh vực GTĐB xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tập trung ở một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, ý thức của người tham gia giao thông Ý thức chấp hành Luật GTĐB và ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông là một vấn đề quan trọng dẫn đến tình trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB Hiện nay ý thức của người tham gia giao thông nói chung còn kém, vẫn còn tình trạng đối phó, thậm chí chống đối người thi hành công vụ Chính sự hạn chế về nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB diễn ra khá phổ biến, phức tạp
Thứ hai, do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Như đã nêu ở phần trên, các vấn đề về quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông của TP
Hồ Chí Minh hiện nay chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế Điều này dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra, đường xá xuống cấp, thiếu hành lang an toàn hoặc bị lấn chiếm, chính những vấn đề này dẫn đến mất an toàn giao thông và vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông
Thứ ba, nguyên nhân đến từ sự bất hợp lý của các văn bản pháp luật và công tác quản lý của nhà nước Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn GTĐB tuy được quan tâm ban hành tương đối đầy đủ, nhưng còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu ổn định, nhiều nội dung thực sự chưa phù hợp với thực tiễn công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
Việc tổ chức chỉ đạo, phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về GTĐB còn chưa hợp lý dẫn đến kết quả thực hiện chưa đạt được như mong muốn Bên cạnh đó các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho quá trình kiểm tra xử lý vi phạm hành chính còn lạc hậu, chưa đáp ứng hoặc thiếu đồng bộ điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của thực hiện pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Như đã trình bày ở Chương 1, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển trên cơ sở Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, trong đó đã quy định rất cụ thể các VPHC trong lĩnh vực GTĐB Trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), Chính phủ đã quy định ngoài việc bị cảnh cáo hoặc phạt tiền (hình thức xử phạt chính), chủ thể VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: i tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; ii tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
Thứ nhất, về hình thức xử phạt chính, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền đối với tất cả các VPHC trong lĩnh vực GTĐB Phạt tiền là hình thức xử phạt tước của người VPHC một khoản tiền nhất định để sung vào ngân sách nhà nước Trong các hình thức xử phạt, hình thức phạt tiền được quy định phổ biến nhất vì phạt tiền có nhiều mức phạt, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các vi phạm hành chính, là hình thức xử phạt gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người vi phạm hành chính nên có hiệu quả cao trong phòng, chống vi phạm hành chính 15
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) được Chính phủ ban hành lần này có một số thay đổi lớn, đó là bổ sung, mô tả làm rõ hơn các hành vi vi phạm Theo đó, trong lĩnh vực đường bộ, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) đã sửa đổi, mô tả lại 75 hành vi, nhóm hành vi; bổ sung 61 hành vi, nhóm hành vi; bổ sung, mô tả lại 21 hành vi, nhóm hành vi Đã điều chỉnh tăng mức tiền xử phạt đối với 291/680 hành vi, nhóm hành vi, trong đó có 69 hành vi, nhóm hành vi tăng cao
15 Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Tái bản lần thứ 1), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 237 - 238 mức xử phạt (từ 02 đến 03 lần so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP), như nhóm hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy; vi phạm quy định về tốc độ 16 Ngoài ra, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) đã mô tả, điều chỉnh lại các hành vi, nhóm hành vi theo tính chất, mức độ vi phạm và mức tiền phạt khác nhau và các hình thức xử phạt bổ sung đối với người vi phạm Điều này phù hợp với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính “việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng” (điểm c khoản 1 Điều 3 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020)) Với mức xử phạt mang tính răn đe hơn so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, đáp ứng đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp Nhân dân, đa số mọi người tin tưởng rằng, đây sẽ là bước ngoặt quan trọng đối với việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông, góp phần xây dựng xã hội an toàn, văn minh, hiện đại và phát triển bền vững
Thứ hai, về hình thức xử phạt bổ sung, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định áp dụng hai hình thức xử phạt bổ sung đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB: i tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (như tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định và tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính); ii tước quyền sử dụng giấy phép lái xe Tác giả cho rằng các hình thức xử phạt bổ sung này là rất phù hợp đối với người vi phạm bởi vì, việc quy định áp dụng các hình thức xử phạt này trên cơ sở các căn cứ đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý và thiết bị, phương tiện là những tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính, nếu không có những thiết bị, phương tiện này thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm
16 Trần Phong Anh (2020), “Một số thay đổi trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”, Chuyên trang thanh tra Ngành
Giao thông vận tải, [http://mt.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/1111/64235/mot-so-thay-doi-trong-nghi-dinh-so-100-2019-nd-cp-cua-chinh-phu-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-va- duong-sat-.aspx] (truy cập ngày 20/01/2020) Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức ” Đây thực chất là tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm đối với thiết bị, phương tiện bị tịch thu, chuyển sang quyền sở hữu nhà nước Ngoài ý nghĩa là một hình thức xử phạt, việc tịch thiết bị, phương tiện vi phạm hành chính còn có ý nghĩa nhằm loại bỏ hoặc hạn chế khả năng tiếp tục vi phạm hành chính của người vi phạm để cho người vi phạm không còn điều kiện, cơ sở kinh tế để tiếp tục vi phạm Một trong những đặc điểm của người tham gia giao thông là người vi phạm thường gắn với phương tiện của họ và có thể gắn liền với tang vật vi phạm Do vậy, việc quy định áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện đối với người VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong một số trường hợp vi phạm là rất cần thiết
Khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với chủ thể vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép lái xe ” Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể, cho phép người đó được phép điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông Một trong những quy định bắt buộc khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông là người điều khiển phải có giấy phép lái xe Do đó, việc quy định người điều khiển xe mô tô trong một số trường hợp vi phạm vi quy tắc giao thông đường bộ có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn Việc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nhằm mục đích không cho người vi phạm sử dụng giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định, không nhằm mục đích làm vô hiệu giá trị pháp lý của giấy phép lái xe Trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, người vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép lái xe Việc quy định áp dụng hình thức xử phạt này đặc biệt có ý nghĩa vì trong nhiều trường hợp sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế, đời sồng của cá nhân người vi phạm, có tác dụng răn đe, trừng phạt không chỉ với chính người vi phạm mà còn có ý nghĩa giáo dục đối với người khác
2.3.2 Những vướng mắc, bất cập
2.3.2.1 Thực trạng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thứ nhất, thẩm quyền xử phạt của Chiến sĩ công an; Đội trưởng của các chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ còn thấp và bất cập
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì chiến sĩ công an đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng, còn Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ thì phạt đến 1.500.000 đồng Như vậy, Chiến sĩ Công an, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ đều không có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả Theo tác giả, thẩm quyền xử phạt của các chủ thể này là quá thấp và trong nhiều trường hợp không thể xử phạt nhanh chóng, kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
Theo quy định pháp luật, khi phát hiện vi phạm về GTĐB thì người có thẩm quyền phải buộc chấm dứt hành vi vi phạm Buộc chấm dứt hành vi vi phạm là công việc đầu tiên cần làm nhằm bảo đảm cho vi phạm không có cơ hội tiếp diễn Có thể nhận thấy, hiện nay, lực lượng chủ yếu phát hiện các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ hay Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhưng lực lượng này không có quyền xử phạt trên 1.500.000 đồng Trong khi đó, mức tiền phạt đối với nhiều vi phạm hành chính mà đặc biệt là vi phạm của người điều khiển xe mô tô hay xe ô tô trên 1.500.000 đồng Bên cạnh đó, hai chức danh này cũng không có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe Từ đó, dẫn đến tình trạng, người phát hiện chỉ có thể lập biên bản và tạm giữ giấy tờ hoặc tạm giữ phương tiện vi phạm Nếu tạm giữ phương tiện vi phạm thì xem như hành vi vi phạm đã được ngăn chặn kịp thời nhưng nếu chỉ giữ giấy tờ còn phương tiện vẫn được lưu hành thì xem như hành vi vi phạm vẫn được tiếp diễn trên thực tế 17 [41]
17 Cao Vũ Minh (2013), “Vài bình luận ngắn các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (4)
Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ hay Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ chỉ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mà không có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, điều này có thể dẫn đến tình trạng, người phát hiện chỉ có thể lập biên bản và sau đó chuyển cho cấp trên có thẩm quyền xử phạt Đơn cử, theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì người có thẩm quyền có thể xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định Ngoài ra, người có thẩm quyền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đối tượng vi phạm phải treo biển báo thông tin có đầy đủ các nội dụng theo quy định đối với các vi phạm này
Nếu chỉ xét riêng về thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền thì các chủ thể này hoàn toàn đủ thẩm quyền để xử phạt các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ- CP) Tuy nhiên, do không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nên chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ và Đội trưởng của các chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ không có thẩm quyền xử phạt
Thứ hai, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) chưa có những quy định khoa học nhằm phân định thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
Đánh giá thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến nay, các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã rất tích cực trong việc phát hiện và tiến hành công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Hầu hết những vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB khi bị phát hiện đều bị xử phạt kịp thời theo các quy định của pháp luật hiện hành Trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2021, các chủ thể có thẩm quyền đã ra nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, mang lại cho ngân sách nhà nước hơn 600 tỷ đồng
Việt Nam là một trong những quốc gia có tình trạng người sử dụng rượu, bia nằm trong tốp đầu của thế giới Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ Việc người tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia GTĐB diễn ra phổ biến Khi sử dụng rượu, bia người điều khiển phương tiện tham giao giao thông rất dễ rơi vào trạng thái điều khiển phương tiện trong tình trạng thiếu kiểm soát, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém, hoặc sẽ bị ngủ gật do rượu, bia gây ức chế não Thực tế cho thấy, người đã sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông thường có liên quan đến các hành vi vi phạm như: không sử dụng mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không chấp hành hiệu lệnh, đi không đúng phần đường, làn đường, đi ngược chiều… Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông
Nhận thức rõ tác hại của rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia GTĐB, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt) có hiệu lực đúng vào ngày Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2020), trong đó nghiêm cấm mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn Quán triệt, triển khai thực hiện quy định của pháp luật, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức tuyên truyền, vừa tiến hành xử phạt nghiêm túc đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn Vì vậy, tình trạng vi phạm nồng độ cồn trong năm 2020 giảm rõ rệt Đến năm 2021, sau hơn một năm đưa vào áp dụng thì “sức nóng” của Nghị định 100/2019/NĐ-CP không còn “lan tỏa” mạnh mẽ Nhiều vi phạm không được xử lý triệt để hoặc có chế tài thấp dẫn đến “nhờn thuốc” Trong năm 2021, với việc Chính phủ sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo hướng tăng mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm đồng thời bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm cũng góp phần làm gia tăng các trường hợp bị xử phạt
Bên cạnh những tích cực đạt được, thực trạng xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại nhiều hạn chế
Thứ nhất, một số chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa áp dụng đúng hình thức xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
Theo quy định của pháp luật xử phạt VPHC năm 2012 thì phạt cảnh cáo dành cho người chưa thành niên Đồng thời Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) không quy định việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc GTĐB nhưng trường hợp người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc GTĐB ở trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chủ thể có thẩm quyền sẽ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt chính Tuy nhiên trong quá trình thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc GTĐB, một số trường hợp không ở vào độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng chủ thể có thẩm quyền vẫn áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo là sai quy định của pháp luật Đơn cử, ngày 15/01/2020, Công an huyện Hóc Môn lập biên vi phạm hành chính số 16/BB-VPHC đối với Nguyễn Văn Q điều khiển xe đạp điện vi phạm “chở người ngồi trên xe đạp điện sử dụng ô (dù)” Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính, ngày
20/01/2020, Công an huyện Hóc Môn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 21/QĐ-XPVPHC xử phạt Nguyễn Văn Q số tiền là 90.000 đồng Theo Chứng minh nhân dân số 220997*** do Công an tỉnh Phú Yên cấp thì Nguyễn Văn Q sinh ngày 18/6/2004 Tính đến thời điểm vi phạm hành chính (ngày 15/01/2020), thì Nguyễn Văn Q chưa đủ 16 tuổi Do đó, chủ thể có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe đạp điện với hình thức phạt tiền là không chính xác Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng hình thức cảnh cáo với đối tượng vi phạm trên
Thứ hai, một số chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa phù hợp quy định pháp luật đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển ô tô vi phạm giao thông chỉ bị áp dụng các hình thức xử phạt mà không bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả Với góc độ đó thì người điều khiển ô tô thực hiện hành vi “chở người trên buồng lái quá số lượng quy định” chỉ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng mà không bị áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục hậu quả nào khác Trên thực tế, mặc dù Nghị định 100/2019/NĐ-CP khôngquy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi “chở người trên buồng lái quá số lượng quy định” nhưng một số chủ thể có thẩm quyền đã “mạnh dạn” áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm này gây ra Đơn cử, ngày 30/8/2020, lực lượng công an huyện Bình Chánh đã ban hành Quyết định số 17/QĐ-XPVPHC xử phạt tài xế Trần Văn T (điều khiển xe ô tô tải mang biển kiểm soát 53B - 000.**) về hành vi “chở người trên buồng lái quá số lượng quy định” theo điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Ngoài ra, trong Quyết định số 17/QĐ-XPVPHC còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
“buộc rời khỏi buồng lái” đối với người ngồi vượt quá số lượng
Hành vi “chở người trên buồng lái quá số lượng quy định” không bị áp dụng bất cứ một chế tài hành chính nào khác ngoài việc phạt tiền Do đó, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “chở người trên buồng lái quá số lượng quy định” đối với hành vi trên tuy đáp ứng yêu cầu về tính hợp lý nhưng lại vi phạm tính hợp pháp của một quyết định quản lý nhà nước
Thứ ba, việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với các vi phạm trong lĩnh vực GTĐB chưa được thực hiện nghiêm minh
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được áp dụng đối với một số hành vi nhất định Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều vi phạm giao thông của người điều khiển xe chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền mà không đồng thời bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
Ví dụ: ngày 28/12/2020, tài xế Nguyễn Chí H điều khiển xe Toyota Vios mang biển kiểm soát 59C - 546.** thực hiện hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường nên bị lực lượng công an huyện Nhà Bè ban hành Quyết định số 1311/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Tuy nhiên kết quả đối tượng này chỉ bị áp dụng duy nhất một hình phạt chính là phạt tiền Điều này cho thấy chủ thể có thẩm quyền không thực hiện đúng quy định xử phạt của pháp luật
Những nguyên nhân dẫn đến tồn tại:
Một là, do tính chất công việc diễn ra trong môi trường, điều kiện khắc nghiệt về khí hậu, thời tiết; áp lực của công tác tuần tra, kiểm soát luôn phải hoạt động với cường độ cao, liên tục nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng công tác
Hai là, do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, sự tác động của những biến đổi về kinh tế, xã hội, mà trọng tâm là sự đan xen về lối sống, về quan niệm, về giá trị… đã hằng ngày, hằng giờ tác động dẫn đến nhận thức của một bộ phận chiến sĩ Công an nhân dân thiếu tu dưỡng rèn luyện bản lĩnh chính trị, có biểu hiện lệch lạc, giảm sút về đạo đức, lối sống, có hành vi, lời nói không phù hợp với tư cách, tác phong của lực lượng Công an nhân dân và quy định của pháp luật, thậm chí nảy sinh nhu cầu vượt quá điều kiện, khả năng của bản thân nên đã sa ngã, vi phạm
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
Như đã trình bày, Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định “hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm” là chưa thực sự hợp lý Do đó, Chính phủ cần xác định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB một cách đồng bộ và chính xác Theo đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cần thống nhất quy định về đối tượng bị xử phạt trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) chỉ bao gồm cá nhân hoặc tổ chức Trường hợp là hộ kinh doanh, hộ gia đình thì nên căn cứ vào số lượng người có hành vi vi phạm để xử phạt tránh tình trạng nhiều người vi phạm chỉ xử phạt 1 người
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực GTĐB
Khi tiến hành sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), Chính phủ cần quy định rõ và cụ thể hành vi vi phạm trong lĩnh vực GTĐB nào bị áp dụng cảnh cáo, hành vi nào áp dụng hình thức phạt tiền Sửa đổi này rất quan trọng nhằm loại trừ tình trạng người có thẩm quyền chủ quan, cảm tính khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Đồng thời, minh định chế tài xử phạt cũng sẽ xóa bỏ nghịch lý là cùng một vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB như nhau nhưng có người bị phạt tiền, có người chỉ bị xử phạt cảnh cáo
Ngoài ra, nhà làm luật cần nên chú trọng xem xét hiệu chỉnh, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) theo hướng tăng mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm nhằm bảo đảm tính răn đe
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng “lách luật” của người điều khiển xe mô tô hay xe ô tô vi phạm về nồng độ cồn khai báo bị mất giấy phép lái xe hoặc không có giấy phép lái xe thì ngoài áp dụng hình thức xử phạt chính (phạt tiền) cho các hành vi vi phạm tương ứng, tác giả kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần xem xét, sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), bổ sung hình thức xử phạt bổ sung trong các trường hợp cụ thể Theo đó, đối với trường hợp người điều khiển xe vi phạm quy định về nồng độ cồn mà “thực sự” không có giấy phép lái xe, thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe, thời hạn tương ứng với thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của người vi phạm có giấy phép lái xe” Trường hợp người điều khiển xe mô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn “cố ý” khai báo không có giấy phép lái xe hoặc bị mất giấy phép lái xe, thì chủ thể có thẩm quyền áp dụng mức phạt tiền gấp đôi đối với hành vi vi phạm “không có giấy phép lái xe” Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thời hạn tương ứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm của người điều khiển xe không chấp hành quy định về nồng độ cồn
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các hình thức xử phạt, nhà làm luật cần bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có phát sinh hậu quả xấu cho xã hội Theo tác giả, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có thể quy định về biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” đối với một số vi phạm có hậu quả làm thay đổi hiện trạng ban đầu của đối tượng bị vi phạm Sự bổ sung này sẽ góp phần xử lý hiệu quả, triệt để các vi phạm giao thông của người điều khiển xe ô tô đồng thời khắc phục mọi hậu quả xấu do vi phạm gây ra Ngoài ra, cần rà soát bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả mang tính đặc thù như “buộc rời khỏi buồng lái”
Trong lĩnh vực giao thông, đối với hành vi “ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước” thì tác giả kiến nghị Chính phủ cần nghiên cứu chỉnh sửa, quy định rõ hơn về độ tuổi của đối tượng “trẻ em” để từ đó xác định ngoại lệ không xử phạt
Hiện nay, Điều 6 Nghị định 100/2019/CP-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi “chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm, trừ trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi” hoặc “chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 14 tuổi”
Như vậy, bản thân một số khoản trong Điều 6 Nghị định 100/2019/CP-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cũng đã quy định rõ độ tuổi của trẻ em mà từ đó không tiến hành xử phạt Thiết nghĩ, đối với hành vi “ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước” thì nhà làm luật nên điều chỉnh độ tuổi là “trẻ em dưới 6 tuổi” Như vậy, hành vi trên sẽ được sửa đổi thành “ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước” Sửa đổi như trên vừa bảo đảm tính thống nhất về kỹ thuật lập pháp tại các khoản trong Điều 6 Nghị định 100/2019/CP-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) vừa bảo đảm sự an toàn cho những người tham gia giao thông
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về thẩm quyền xử phạt
Hiện nay, theo quy định pháp luật, Chiến sĩ công an đang thi hành công vụ, Đội trưởng của các chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ không có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả Từ đó, dẫn đến tình trạng chưa xử phạt nhanh chóng, kịp thời các vi phạm Có thể thấy, đa số các vi phạm hành chính này… đều là những vi phạm đơn giản, người vi phạm bị bắt quả tang, do đó không mất nhiều thời gian cho việc chứng minh vi phạm nên việc chuyển hồ sơ lên cấp trên để giải quyết là không cần thiết Trong khi các cơ quan nhà nước cấp trên phải giải quyết rất nhiều vụ việc phức tạp mà phải giải quyết thêm các vụ việc đơn giản khác do cấp dưới chuyển lên sẽ dẫn đến tình trạng dồn việc, vi phạm các vấn đề về thời hạn, thời hiệu trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính Bất cập này còn dẫn đến thực trạng là cơ quan nhà nước cấp trên không có thời gian tập trung vào các vấn đề mang tính chất vĩ mô trong khi đó, cơ quan cấp dưới lại không có việc để làm
Từ bất cập này, nhà làm luật cần tăng thẩm quyền xử phạt của Chiến sĩ công an đang thi hành công vụ, Đội trưởng của các chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ theo hướng tăng mức tiền phạt và cho phép các chủ thể này có thể áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung cũng như biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp
Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020) không tăng thẩm quyền xử phạt cho Chiến sĩ công an đang thi hành công vụ, Đội trưởng của các chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ Tuy nhiên, việc phớt lờ hoàn toàn thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của các chức danh này là một thiếu sót khá lớn Thực tế trong quá trình thực hiện pháp luật về xử phạt VPHC cho thấy nhiều trường hợp có mức tiền phạt dưới 500.000 đồng thuộc thẩm quyền xử phạt của các chức danh ở cấp cơ sở nhưng phải thực hiện bước chuyển thẩm quyền xử phạt lên cấp trên
Chính điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả pháp luật và có thể dẫn đến tình trạng không xử lý kịp thời, nhanh chóng các vi phạm hành chính Việc bổ sung thêm thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở sẽ giúp cho việc xử phạt các hành vi vi phạm có mức tiền phạt dưới 500.000 đồng và có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trở nên nhanh chóng đồng thời mang lại tính hiệu quả cho pháp luật
Thứ tư, các nguyên tắc về XPVPHC cần được bổ sung và hoàn thiện
Nhà làm luật cần quy định cụ thể việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB vẫn thuộc nhiệm vụ chính của lực lượng cảnh sát giao thông Điều đó có nghĩa lực lượng thanh tra giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội… vẫn có quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông nhưng khi có sự hiện diện của cảnh sát giao thông thì phải bàn giao ngay việc xử lý cho cảnh sát giao thông Quy định này sẽ hạn chế tình trạng các chủ thể có thẩm quyền “tranh nhau” giải quyết các vụ dễ và đùn đẩy nhau các vụ khó khăn, phức tạp Ngoài ra, quy định này cũng sẽ hạn chế tình trạng một vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB bị xử phạt nhiều lần, vi phạm nguyên tắc xử phạt “một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB chỉ bị xử phạt hành chính một lần”.
Hoàn thiện công tác áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trước hết, Bộ Công an, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ làm công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính Con người được xem là nhân tố mang tính quyết định đến sự thành bại của mọi công việc Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn
2016 - 2020 đã xác định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ” 19 [2, tr 432] Để công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc GTĐB nói riêng đạt hiệu quả cao thì việc chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ chiến sĩ đóng vai trò rất quan trọng Đội ngũ cán bộ chiến sĩ có thẩm quyền xử phạt không những chỉ có trình độ lý luận chính trị, am hiểu pháp luật, giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải xây dựng ý thức nghề nghiệp, mọi việc làm phải đúng pháp luật, phải công bằng, nghiêm minh; coi trọng đạo đức nghề nghiệp, mọi lời nói, việc làm, mọi cử chỉ, hành động đều thể hiện sự tôn trọng Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tuyển chọn những cán bộ có nhận thức và quan điểm quần chúng tốt để bố trí vào các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân Trong hoạt động tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân như công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính… chiến sĩ Công an nhân dân phải có thái độ đúng mực, biết lắng nghe ý kiến Nhân dân, khiêm tốn, tận tụy với công việc, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, giải quyết vụ việc “hợp
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr 432 pháp, hợp lý”, tuyệt đối không có hành vi hạch sách, nhũng nhiễu, vòi vĩnh hoặc thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu chính đáng của người dân
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và từng chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Các chủ thể có thẩm quyền cần phải tuân thủ đúng quy trình, thủ tục thực hiện, các biểu mẫu hồ sơ về xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), các nghị định, Thông tư của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an (Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), Nghị định số 118/2021/NĐ-CPngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thông tư số 07/2019/TT-BCAngày
20 tháng 3 năm 2019 quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân…) Trong đó, chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực GTĐB cần lưu ý là khi phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc GTĐB cần xác định chính xác độ tuổi của người vi phạm, hành vi vi phạm, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ (nếu có) được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong biên bản vi phạm hành chính để làm cơ sở ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Ngoài ra, cần phải tuân thủ đúng các hình thức xử phạt được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB mà Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phải đồng thời áp dụng cả hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phậu hậu quả thì chủ thể có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân thủ Nếu chủ thể có thẩm quyền chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hay biện pháp khắc phậu hậu quả thì không thực hiện đúng quy định pháp luật, tạo ra sự áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính một cách tùy tiện
Bộ Công an, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng về xử phạt vi phạm hành chính cho các chủ thể có liên quan, nhất là hướng dẫn thực hiện quy trình, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, các biểu mẫu hồ sơ, kỹ năng xây dựng, khai thác tàng thư, cơ sở dữ liệu…
Bên cạnh đó, Bộ Công an, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình, kịp thời phát hiện các sai phạm của các chủ thể có liên quan để chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là sự tác động có mục đích, có định hướng tới nhận thức của các cá nhân trong xã hội nhằm trang bị cho mỗi người kiến thức pháp luật Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền cần phải chú trọng đến nội dung và hình thức của từng loại hình công tác tuyên truyền Cụ thể:
Về nội dung, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB và nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Những nội dung này có thể được lồng ghép trong quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Đồng thời, có thể tuyên truyền, phổ biến tình hình, kết quả công tác quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
Về hình thức, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa các hình thức truyền thống và hiện đại Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, kể cả Việt Nam thì việc ứng dụng các mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về GTĐB nói riêng rất cần được chú trọng Các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Youtube… đang thu hút số lượng người sử dụng rất lớn Theo thống kê, Việt Nam đang xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới về số lượng người sử dụng Facebook với 58 triệu người dùng 20 [56] Riêng ứng dụng Zalo của công ty VNG Việt Nam cũng đã đạt hơn 100 triệu tài khoản 21 [57] Như vậy, những thông tin được chia sẻ trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo sẽ có tác động lan tỏa rất nhanh và hiệu quả Điều này sẽ giúp cho những người vi phạm và cả những người chưa vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB có sự hiểu biết nhất định, từ đó có tính chất phòng ngừa.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nhân dân
Để hạn chế tình hình vi phạm giao thông, giảm thiểu thiệt hại kinh tế do ùn tắc và tai nạn giao thông gây ra thì việc phát triển hạ tầng giao thông là rất cần thiết Các cấp lãnh đạo Thành phố cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng, cải tạo, mở rộng các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông huyết mạch, các công trình giao thông vành đai nhằm phân luồng, giải tỏa áp lực cho các công trình giao thông nội đô Trong bối cảnh hiện nay việc mở rộng, cải tạo đường sá đang trở nên khó khăn vì quỹ đất dành cho giao thông không nhiều thì có thể nghiên cứu xây dựng thêm đường trên cao (sky way)
Theo quy hoạch về mạng lưới giao thông TP.HCM năm 2007, Thành phố sẽ có 04 tuyến đường trên cao với tổng chiều dài hơn 80 km Với kinh phí lớn, thời gian thi công, giải tỏa kéo dài cho nên đến nay, chưa có dự án đường trên cao nào ở TP.HCM được hoàn thành Xây dựng đường trên cao hiện đang là một giải pháp giao
20 Nguyễn Nguyễn, “Việt Nam có số lượng người dùng Facebook lớn thứ 7 trên thế giới”, Báo Dân trí điện tử, [https://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-co-so-luong-nguoi-dung-facebook-lon-thu-7-tren-the-gioi- 20180418145327613.htm], truy cập ngày 28/11/2018
21 Kim Thanh, “Zalo chính thức có 100 triệu người dùng”, Báo Sài gòn giải phóng online, [http://www.sggp.org.vn/zalo-chinh-thuc-co-100-trieu-nguoi-dung-521456.html], truy cập ngày 28/11/2018 thông mà nhiều thành phố lớn như Bangkok (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản), Hồng Kông lựa chọn để giải quyết một số bất cập trong giao thông
Bên cạnh việc cải tạo đường sá thì cũng cần có kế hoạch và biện pháp kiểm tra, tu bổ các hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông Hệ thống biển báo, đèn tín hiệu là phương tiện điều chỉnh trực tiếp hành vi của người tham gia giao thông, đồng thời hướng dẫn cho họ thực hiện các quy định của pháp luật giao thông Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số biển báo, đèn tín hiệu đặt ở vị trí không hợp lý, bị cây cối, nhà cửa… che khuất Việc các biển báo, đèn tín hiệu bị mờ, bị che khuất, mâu thuẫn nhau cũng là một nguyên nhân khiến tình hình vi phạm giao thông gia tăng 22 [46, tr 31] Do đó, cần tính toán bố trí các biển báo, đèn tín hiệu khoa học, hợp lý hơn, thay thế các biển báo cũ bằng các biển báo mới Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan hữu quan nên xem xét quy hoạch một cách hợp lý, lâu dài các công trình giao thông như: cầu vượt, hầm chui, bãi đậu xe… Hiện nay, một số cầu vượt ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xuống cấp, chỉ tiêu về an toàn kỹ thuật không đảm bảo, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông Vì thế, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần có kế hoạch củng cố và sữa chữa kịp thời Một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là bãi đỗ xe trong khu vực nội thành còn quá ít, đặc biệt là bãi đỗ xe ô tô Do thiếu bãi đỗ xe nên người điều khiển xe ô tô “buộc lòng” phải đỗ xe không đúng nơi quy định Theo tác giả, các cơ quan Nhà nước có thể nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các bãi đỗ xe hiện đại theo kiểu nhà tầng, sẽ tiết kiệm được diện tích đất đai ngày càng hiếm hoi, mặt khác sẽ góp phần làm giảm bớt tình hình vi phạm do dừng đỗ xe không đúng nơi quy định
Cuối cùng để hạn chế tình trạng vi phạm cũng như ùn tắc giao thông thì các cơ quan nhà nước cần có kế hoạch rõ ràng về các công trình giao thông trong đô thị như: đào đường chôn ống nước, sửa đường ống, lắp đặt cáp ngầm…Thực tế các điểm rào chắn thi công này đã gây rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho người tham gia
22 Phan Xuân Nguyễn (2015), “Giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh các trường trung học phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 147, tr 31 giao thông Các đơn vị thi công cần có sự kết hợp với nhau để tránh tình trạng đơn vị này đào lên làm, làm xong thì đơn vị khác lại phá đi làm lại.
Áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Hiện nay, nhiều chủ thể đã lợi dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật với sự tinh vi cao, khó phát hiện Những chủ thể vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực GTĐB cũng đã và đang thực hiện nhiều hành vi vi phạm nhờ vào sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật như cài đặt thiết bị
“ăn gian” tiền cước vận tải, làm giả giấy phép lái xe… Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì việc Nhà nước đầu tư những phương tiện kỹ thuật đồng bộ, hiện đại là cần thiết Để thực hiện thì cần chú trọng những nội dung:
Một là, Chính phủ cần tập trung nguồn lực tài chính để hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2016 quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Cơ sở dữ liệu này sẽ là nơi cung cấp thông tin về các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Hai là, Chính phủ cần đầu tư các thiết bị, phương tiện hiện đại như thiết bị ghi hình, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị tra cứu thông tin… để hỗ trợ các chủ thể thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Hiện nay, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật trang bị cho lực lượng thực thi pháp luật chưa bảo đảm, nhất là thiết bị công nghệ hiện đại còn hạn chế 23 [48, tr 25] Các thiết bị, phương tiện hiện đại khi được trang bị sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB 24 [31, tr 8]
23 Vũ Cát Tiên (2006), “Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, viên chức nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (8), tr 25
24 Trần Quý Dương (2017), “Đầu tư trang thiết bị trong lực lượng công an: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí
Kinh tế và dự báo, (5), tr 8
Thành phố Hồ Chí Minh đóng một vai trò không nhỏ vào sự phát triển chung của cả nước Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình đô thị hóa là tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông và vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Việc tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật, các vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Trong Chương III của đề tài, tác giả đưa ra một số kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB:
Thứ nhất, hoàn thiện những quy định về thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu, hình thức xử phạt… để phù hợp với tình hình thực tế
Thứ hai, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này
Thứ ba, các giải pháp về đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật.