1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thi Cuối Kỳ Môn Khóa Hư Lục Và Thiền Học Lý – Trần Yếu Tố Nhập Thế Qua Các Tác Phẩm Thiền Học Của Trần Thái Tông (1218 – 1277).Pdf

17 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu Tố Nhập Thế Qua Các Tác Phẩm Thiền Học Của Trần Thái Tông (1218 – 1277)
Tác giả Nguyễn Cụng Danh
Người hướng dẫn TS. Vũ Xuân Bạch Dương
Trường học ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Thể loại Bài Thi Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Vì những bối cánh đặc thù của lịch sử, Phật giáo thời Trần đã có những bước phát triển độc đáo: bắt đầu từ Trần Thái Tông 1218-1277, Đại Việt đã sản sinh ra những ông vua — hiển sư, một

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHÔ HỎ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

Bài thi cuối kỳ môn Khóa hư lục và Thiền học Lý - Trần

YEU TO NHAP THE QUA CAC TAC PHAM THIEN HOC CUA

TRAN THAI TONG (1218 - 1277)

Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Xuân Bạch Dương

Học viên: Nguyễn Công Danh Lớp: Cao học Hán Nôm K2021 MSHV: 21822010401

Trang 2

YEU TO NHAP THE QUA CAC TAC PHAM THIEN HOC CUA

TRAN THAI TONG (1218 - 1277)

Nguyễn Công Danh” Tóm tắt: Nói về yếu tô nhập thế trong các phạm trù Phật giáo đặc biệt là Thiền học tức là đang nói đến những phương tiện và cách thức đề đoái hiện (realisation)! con đường

Bồ tát đạo Vì những bối cánh đặc thù của lịch sử, Phật giáo thời Trần đã có những bước phát triển độc đáo: bắt đầu từ Trần Thái Tông (1218-1277), Đại Việt đã sản sinh ra những ông vua — hiển sư, một vị vua — thiển sư không chỉ đơn thuần là bậc quân chủ mộ đạo và sẵn sàng hào phóng tài trợ cho sự phát triển của đạo pháp mà bán thân ông ta cũng sư thực

là bậc đại thụ trong lĩnh vực Thiền học Thái Tông Trần Cảnh là hình tượng nhập thế đầu tiên của truyền thông Thiền học thời Trần Bài viết này đứng ở góc độ triết học và lịch sử

đề phân tích những yếu tố nhập thế được thê hiện trong các tác phẩm của Trần Thái Tông, qua đó thấy được những đóng góp tư tưởng của tác giả nói riêng và thiền học nhập thế nói chung trong tiến trình phát triển dân tộc

Từ khóa: 7rêâ» 7hái T ông, Khóa hư lục, thiền học nhập thế, Phật giáo nhập thé Dan nhap

Nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng triết học Nói đến nhập thế là nói đến con đường thế tục Phùng Hữu Lan cho rằng sự đối lập giữa triết học nhập thế (this-worldly philosophy) và xuất thé (other- worldly philosophy) [1], khong gi khac chinh 1a sự đối lập giữa chú nghĩa hiện thực (realistic) và chủ nghĩa lý tưởng? (idealistic) [1] Triết học nhập thế chú trong đến xã hội chứ không phải vũ trụ, là nhân luân nhật dụng chứ không phải là

Ý Học viên lớp Cao học Hán Nôm khóa 2021, ĐH.KHXH & NV Tp.HCM

! Cụm từ realisation được Nguyễn Đăng Thục sử dụng trong cuốn Thiển học Trần Thái Tông để chỉ “tỉnh thần thực hiện”, chúng tôi thay rang realisation dịch thành “đoái hiện” ®3‡Ñ có vẻ hợp lý hơn Bởi vì con đường mà Trúc Lâm quốc sư (hay Quốc — su Phu — vân theo cách gọi của Nguyễn Đăng Thục) chỉ ra cho Trần Thái Tông là cách thức đề bộc lộ thể tính từ cái bản nguyện Bồ đề tâm (hay Phật tính) đã vốn tồn tại thường hằng, chứ không đơn thuần là biến một đối tượng tồn tại đưới đạng khải niệm thành một thực thể

? Cách giải thích này của Phùng Hữu Lan được đặt trong bối cảnh truyền thống triết học Trung Quốc Đối với truyền thống triết học Hy Lạp, ta có thể nhận thấy sự đối lập giữa nhân tố “nhập thế” và “xuất thế” này trong trường phái Khắc kỷ (Stoieism) [10] đo Zeno sáng lập và trường phái Yêm thế hay Khuyến nho (Cynieism) do Antisthenis sáng

Trang 3

địa ngục thiên đàng; là đời sống hiện sinh, không phải là kiếp sau [2] Trong lịch sử tư tưởng triết học Đông Á, rất khó có một ranh giới rạch ròi giữa “nhập thế” và “xuất thế” mà hai khuynh hướng này luôn có sự dung hòa và bố sung cho nhau Chúng đêu là hai quá trình biện chứng vượt lên, hai thái độ thực hiện chân lý toàn diện và linh động, hoặc bắt dau từ ngoài đi vào nội tâm, hoặc bắt đầu từ bản thân đi ra ngoài; di vào trong cdi chỉ tiểu bất phân hay đi ra ngoài đến cái chí đại vô ngoại, đều có thê gặp nhau ở một cái trung tâm [2] Chung quy lại, xuất thế (other- worldly) va nhdp thé (this-worldly) déu co mét méi quan hệ biện chứng tương hỗ, không tách rời và không triệt tiêu lẫn nhau

Tư duy biện chứng mềm dẻo này đã tạo nên một môi trường dung nạp tư tưởng, nên khi Phật giáo du nhập sang Đông Thổ3, những thành tựu tư tưởng của tôn giáo này nhanh chóng được tiếp thu mà hầu như không có trở ngại nào Khuynh hướng nhập thế của Phật giáo được thể hiện ở tinh thần Bồ tát đạo! : thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh Tuy nhiên, “hạ hóa chúng sinh” của Phật giáo không giống sự “giáo hóa” của Nho giáo, nghĩa

vụ “giáo hóa” của bậc thánh nhân Nho giáo là hướng đến mục tiêu “chí thiện”Š qua con đường giáo dục và chính trị, trong khi đó mục đích của Phật giáo là thoát khỏi sinh tử luân

hồi bằng trí tuệ giác ngộ Vậy thì một bậc Bồ tát muốn điệt độ hết thay ching sinh [3] thì phải sử dụng phương tiện gì? Kim Cang Bát Nhã đã đưa ra giải pháp: chẳng nên trụ nơi hình sắc mà bố thí, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp tưởng

mà bố thí [3] “Vô trụ” - đó là một thứ phương tiện viên dung hết thảy mợi phương tiện, trong một ngữ cảnh hẹp hơn, “vô trụ” có thể được hiểu là không chấp vào hình tướng, quan điểm này đã được nhân cách hóa trong hình tượng trưởng giả Duy Ma Cật5 — cũng là hình

3 Đông Thổ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức chỉ các quốc gia đồng văn chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa

như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam

“LXEMHR: REI bodhisattva-cary, <—>BeZET MEARS, BWA FA, ARR IA REBT ZILA, DATS eR, MA, WETTER CARRS] << OHAIR TE

BM, BDL R, Memeegor, OCRIRG@St—) p5226 [11]

' Lễ ký - Đại học: Cái đạo của sự hoc to lớn cốt ở chỗ làm rõ cải đức sang, 0 chỗ đổi mới chủng dân, đạt đến mức

chi thién moi théi ( (#850 - AB): ABABA, AAR, AILRES )

5 Nhân vật được nhac dén trong Duy Ma Cat sé thuyét kinh (phién am tiéng Phan: Vimalakirti Nirdesa Siitra, tiéng

Hán: ##ƑšššR73⁄3##) một tác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, ông là một bậc cư sĩ giàu có tại thành Tỳ Xá

Trang 4

tượng thế tục của bậc Bồ tát (Bodhisattva) Nói về nhân tô nhập thế trong các phạm trù Phật

giáo (đặc biệt là Thiền học) tức là đang nói đến những phương tiện và cách thức để đoái hiện (realisation) con đường Bồ tat dao

Riêng đối với Việt Nam, từ giữa thế kỷ thứ II cho đến hết thời trung đại, Phật giáo đã

có tầm ảnh hưởng đáng kể, nó vừa làm đối trọng vừa bô túc cho học thuyết của Nho giáo tạo thành thế cân bằng trên thượng tầng tư tưởng xã hội Thời nhà Trần, vì những nhân tô đặc thù của lịch sử, Phật giáo đã có những bước phát triển độc đáo: bắt đầu từ Trần Thái Tông, nhà Trần đã sản sinh ra những ông vzư — (hiên sư, một vị vua — thiên sư không chỉ đơn thuần là bậc quân chủ mộ đạo và sẵn sảng hào phóng tài trợ cho sự phát triển của đạo pháp (như các vua thời Lý) mà bản thân ông ta cũng là bậc đại sư thực thụ trong lĩnh vực Thiền học, ông ta không chỉ đơn thuần thụ nhận lời truyền dạy của những vị cao tăng xuất thế mà còn là người hướng dẫn cho các thiền sinh Ở khía cạnh thế tục, ông ta vẫn là lãnh

tụ chính trị - tức bậc “nội thánh — ngoại vương” [4| (sageliness within and kingliness without) [1] hiếm hoi như Phùng Hữu Lan từng nhắc đến Trần Thái Tông là người mở đầu cho truyền thống ấy, ông cũng là người đầu tiên đưa những nhân tô nhập thế vào triết lý thiền học nhà Trần

Ngọn nguồn của nhập thế: từ lựa chọn của lịch sử đến con đường Bồ tát đạo Như vậy, những nhân tổ nhập thế trong Thiển học của Trần Thái Tông là kết quá của một quá trình “chứng đắc” của cá nhân hay là hệ quả chung của một tiễn trình lịch sử? Thật

khó để trả lời đứt khoát Qua những tác phẩm còn lại, cụ thê là Bài tựa sách Thiền Tông chỉ nam [5], ching ta thấy rằng, con đường cầu đạo của Thái Tông là nhằm giải quyết những

bế tắc thụ động trong tâm lý chủ thể, vốn do lịch sử và đời sống mang lại, mà ở đó — với thân phận đặc thù của mình —- Trần Cảnh không còn cách lựa chọn nào khác hơn là con đường nhập thế; đây rõ ràng là lựa chọn của lịch sử hơn là lựa chọn của cá nhân Nhờ sự chi điểm của người thầy mình là Trúc Lâm quốc sư 7— Thái Tông đã tìm thấy ở tính thần

Ly (Vaisali), sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ tát, ông có vợ và gia dinh, dan thân trong những hoạt động thương mại và cũng có mặt trong các khu ăn chơi cờ bạc trong thành đề truyền bá giáo pháp Đại thừa

7 Một số sách căn cứ theo Đại Việt sử ký gọi nhân vật này là Phủ Vân, Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử

luận thì lập luận rằng cách gọi này có thé sai vi Phủ Vân là hiệu của thién sư Tĩnh Lự thuộc thế hệ thứ 10 của thiền

Trang 5

Kim Cang bát nhã sự cứu cánh, phương thức cũng như phương tiện tối hậu đề “hàng phục tâm” ngay trong vai trò thế tục của mình

Trong Đài tựa sách thiển tông chỉ nam, Thái Tông đã dành phần lớn dung lượng bài viết để kể về những sự kiện diễn ra trong chính cuộc đời mình Các nhà sử học cũng như giới nghiên cứu thiền học đều cho rằng: những biện pháp độc tài của Trần Thủ Độ - đặc biệt là sự kiện ép Thái Tông phải phế Chiêu Thánh hoàng hậu để cưới người vợ của anh trai mình khi đang có thai 3 tháng - là nguyên nhân dẫn đến sự kiện đêm mông Ba tháng

Tư năm Bính Thân (1236) Xung đột nỗi bật lên ở đây vừa là xung đột của cả một vương triều, cũng vừa là xung đột trong tâm lý nhà vua Vì vụ “bê bối” này, nhà Trần đã chịu không ít điều tiếng từ giới sử gia, có người thì đứng trên quan điểm luân lý Nho gia mà chê Thái Tông “có tính tà đâm”, còn những ai mang khuynh hướng dân tộc thì biện bạch rằng

đó là biện pháp quyết liệt thể hiện một phân chiến lược an ninh quốc phòng của Đại Việt thời bấy giờ ? [6] Dù thế nào thì mục đích chính của Trần Thủ Độ cũng chỉ là củng cô địa

vị vương triều bằng mọi giá chứ không phải phát xuất từ sự “nhạy cảm” về “an ninh quốc phòng” Ở góc độ tâm lý, sự kiện này đã để lại cho vị vua trẻ những “khủng hoảng thâm sâu”: “ở ngôi vua trẻ tudi không có cha, tat cả quyên hành trong tay ông chú độc tài cương quyết, cái gì cũng dám làm miễn sao được việc, đối với anh ruột lương tâm cắn ritt vi mang tiếng cướp vợ của anh và phạm tội loạn luân, còn làm sao làm gương mẫu cho thiên hạ quốc dân mễn phục như cha mẹ được? ” [2|

đại sa môn, tôn xưng là quốc sư mà không bao giờ gọi ông là Phù Vân quốc sư Chúng tôi tán thành theo quan điểm của Nguyên Lang

8 Sự kiện nhà vua bỏ trốn khỏi cung điện dé lên núi Yên Tử tìm cầu Phật đạo, trong Đại Việt sử ký chép muộn hơn một năm, tức vào năm 1237 Ở đây chúng tôi căn cứ theo văn bản của cuốn Thơ văn Lý Trần, tập 2

® Tiêu biểu là quan điểm của Lê Mạnh Thát, trong cuốn Toàn tập Trân Thái Tông, ông cho rằng biện pháp “quyết liệt” của Trần Thủ Độ một mặt là để chuẩn bị dự luận nhằm đoàn kết toàn dân cho cuộc chiến sắp tới đối với quân Nguyên con ton tại, và người Mông Cô chỉ mới thôn tính xong Tây Hạ và nước Kim vào giai đoạn 1229 — 1241 nên vẫn chưa

có thì giờ dòm ngó đến Đại Việt, phải dén tận 20 năm sau (1258) cuộc xâm lược đâu tiên mới diễn ra Trong khi đó tại trong nước, dư luận trong dân chúng vấn còn nhiều tỉnh cảm với nhà Lý, cho nên những thủ đoạn bắt chấp cương thường của Trần Thủ Độ thực chất cũng là bắt chấp dư luận, cốt bằng mọi giá để ôn định vị thế quyền lực cho nhà Trần mà thôi Nhân tô hàn gắn mâu thuần trong nội bộ vương triều, tạo tiền để đoàn kết xã hội trong buổi đầu thực ra chính là Thái Tông, đây cũng là một điểm mà chúng tôi sẽ tập trung phân tích trong bài viết này

4

Trang 6

Hành động của Thủ Độ dẫu là cần thiết nếu xét theo khuynh hướng thực dụng, nhưng

đã vượt quá giới hạn của những quy chuẩn luân thường và không hắn là không đề lại hậu quả Trực tiếp nhất là Thái Tông đã bỏ trốn lên núi Yên Tử, ngõ hầu tìm kiếm một lối thoát sống còn trong bế tắc Sự bế tắc ấy vốn bắt nguồn từ những mâu thuẫn tàn nhẫn của thực tiễn dẫn đến sự truy cầu bức thiết một lối thoát tâm linh, nó đã chạm đến những câu hỏi tự vấn gay gắt nhất giữa những giá trị quan xung đột, nó thúc đây phải có một thái độ cách mạng triệt đề nhất quyết Trong tâm hôn ấy có thể náy ra những câu hỏi phản tỉnh: Luân thường của Nho giáo có giới hạn gì không? Có gì đảm bảo bên vững cho sự nghiệp hưng phế bắt thường? Người thân chết di có còn lại gì không?

Chữ “Phật” bạn đầu mà Thái Tổng tìm cầu, chính là cái thực thé, ton tại Vĩnh Cứu, đồng nhất cá nhân và vũ trụ, tiềm tàng trong thế giới hiện hữu bắt thường Dáy là Phật tính tiềm tàng trong nhân tính, siêu việt lên trên sống chết thường ám ảnh tâm hôn tác giả [2] Đáp lại mỗi ngờ vực rồi ren ấy, Trúc Lâm quốc sư đã đây nhà vua trở lại vấn đề căn bán nhất: “7rong múi không có Phật, Phật ở ngay trong tâm Tâm lặng lẽ mà hiểu đó chính

là chân Phật” [5] Câu nói này thoạt nhiên có vẻ như một lời khuyên lơn an ủi, nhưng thực chất nó là một công án uyên thâm Riêng khái niệm “tâm” là gi đã là vấn đề hết sức rắc rồi [6] và khó diễn giải cho thông, còn phương pháp để giải quyết cái “tâm” này như thế nào thì đó là mục đích tối hậu của kinh Kim cang Bát nhã — bộ kinh điển khai ngộ cho rất nhiều

vị tô các thiền phái Mở đầu Kim cang Bat nha, Trưởng lão Tu Bồ Đề tham vấn đức Phật rằng: khi một người phát tâm cầu đạo Vô thượng Bồ đề thì họ sẽ “hàng phục tâm” như thế nào? Đức Phật đã trả lời rằng, các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm bằng suy nghĩ: đối với

mọi loại chúng sinh “4 đều độ cho nhập Vô dự Niết bàn” [3] Cách thức của bậc Bồ Tát là

“lấy tâm không chỗ trụ mà làm việc bố thí, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi

vị, cảm xúc, pháp tướng mà bố thí” [3| Con đường “hàng phục tâm” ấy là con đường Bồ Tát đạo dành cho những ai phát tâm cầu Vộ thượng Chánh đắng Chánh giác — tức những ai nguyện tu học cho đến khi được quả vị Phật, quyết không thối chí giữa đường [3]

Có thê thấy rằng, Trúc Lâm pháp sư không chỉ dừng lại ở sự cảm thông về tâm lý, mà còn điểm đúng chỗ hữu lậu, chỗ chưa chính chắn trong tư duy ban đầu của nhà vua: muốn dùng trí tuệ giác ngộ (hiểu rõ việc sống chết) đễ giải quyết xung đột tâm lý và tình cảm tức

Trang 7

thời (đền đáp công ơn khó nhọc của mẹ cha) Tuy nhiên, nêu đã thực sự quyết tâm cầu đạo, nhà vua phải sẵn sàng ổi trên con đường lớn hơn: con đường của bậc Bồ Tát (Bodhisattva)

“điệt độ” hết tháy chúng sanh chứ không chỉ chăm chăm giải quyết cái mâu thuẫn vị ký, nó cũng giống như con đường của bậc thánh nhân Đạo giáo không tự tr mà thành được việc riêng của mình? Trong Bài tựa sách Thiển tông chỉ nam, sự xuất hiện và hỗi thúc từ Trần Thủ Độ - con người của khuynh hướng hành động thực dụng — như là áp lực thúc đây nhà vua phải đoái hiện (realisation) hạnh nguyện Bồ đề tâm: “Nếu chỉ đề lời nói suông lại cho đời sau, sao bằng đem thân mình làm gương trước cho thiên ha” [5]

Tiếc rằng văn ban Thién tông chỉ nam không còn được lưu giữ trọn vẹn đến tận ngày

nay, nên chúng ta khó có cái nhìn toàn điện về quan điểm Thiền học Trần Thái Tông Chúng

ta chỉ biết được răng, tỉnh thần “ưng vô sở trụ” trong Kim cang Bát nhã có ảnh hưởng rất cốt yêu đến phương pháp nhập thế của nhà vua Thái Tông đã tìm thấy ở Kim cang Bát nhã một sự cứu cánh tối hậu: con đường Bồ tát đạo (nguyện độ hết thảy chúng sinh) tìm thấy ở

đó môt phương pháp tối hậu: “lấy tâm không chỗ trụ mà làm việc bố thí” [3] và tìm thấy ở

đó một phương tiện tối hậu: “Tất cả các bậc thánh hiền đều dùng pháp vô vi, nhưng có chỗ sai biệt nhau” [3] Mục đích xuyên suốt của Thái Tông là mục đích “xuất thế” (other — wordly), nhưng nó phải được đoái hiện bằng con đường “nhập thế” (this — wordly), tư tưởng của tác gia là tư tưởng siêu vượt ngoài thế tục, nhưng phương tiện của tác gia lai phải hiện sinh trong thế tục Sau sự kiện năm Bính Thân (1236), ngoài việc thể hiện vai trò của một

vị vua ra, Thái Tông vẫn nghiên cứu, thảo luận các vấn đề thiền học, và ở độ tuổi “tam thập

nhi lập” nhà vua đã có ý tưởng phổ cập thiên học, đây là một khía cạnh của “hạ hóa chúng sinh” Tuy nhiên, ta phải nên hiểu rằng, việc “hạ hóa chúng sinh” này của nhà vua hoàn toàn phát xuất từ hạnh nguyện Bỏ đề tâm, chứ không phải phát xuất từ động cơ “trị, bình”

o> 66

dam sac chinh tri của Nho giáo Nói cách khác, từ vị thê của người “chủ trì ngôi báu”, “chăn dắt muôn dân”, trong suốt quá trình thực hành và phố cập phương pháp Thiền học của riêng

10 1ão Tử - Đạo đức kinh: 7ởi đất dài lâu, trời đất sở dĩ có thể lâu và dài được, là vì nó không sống cho riêng mình, nên mới có thể sống lâu Do vậy thánh nhân dat than minh ra sau ma cai than a moi duoc oO trước, đặt thân mình ra ngoài mà cái thân ấy mới còn Ấy chẳng phải là vì nhờ không tự tư nên mới thành tựu được việc riêng sao? (Nguyên

văn: ÁZƒ-ìšfÊÁŒ) : KiIbA HbfffESHASZ, WRAL, HERE ERBAGHSMS

% WHSMSH | RÄ#&M7§ RAMA, )

Trang 8

mình, Thái Tông đã dung hòa những giá trị mang màu sắc khắc kỷ!! (stoicism) vào phương pháp trị lý xã hội một cách rất tự nhiên, nhân tố ấy vô hình trung đã khởi nên một tác dụng

chân chỉnh phong hóa, điều hòa mâu thuẫn từ bên trong vương triều và tạo cơ sở gắn kết toàn xã hội Đại Việt

Từ quan điểm bình đắng trong bản thể luận Phật tính đến phương tiện thực hành Như đã phân tích ở trên, chúng ta biết rằng nguyên lai con đường nhập thế của Thái Tông phát xuất từ những yêu cầu bất khá kháng của lịch sử Với cương vị “chí tôn”, nhà vua không thể chủ động từ bỏ lớp áo thế tục để dứt khoát theo đường xuất thế, sau chuyến

bỏ trốn lên núi Yên Tử, Trúc Lâm quốc sư đã khai thị cho Thái Tông một hướng tiếp cận: Phật tính không phải là cái thực thể siêu nhiên mà người ta có thé tim câầu từ trong thế tục hay ở ngoài thế tục, mà cốt yếu nó phải được đoái hiện ngay từ trên bán thé cua tam, day không phải là con đường ở trong thế tục, mà cũng chăng phái con đường nằm ngoài thế tục Vậy thì làm sao để “hàng phục tâm”? Kim cang Bát nhã đã đưa ra phương pháp g vồ sở trụ Sau khi từ Yên Tử trở về, tỉnh thần Kim cang Bát nhã đã gợi cảm hứng rất nhiều cho Thái Tông Vậy thì nhà vua đã từng bước đoái hiện con đường Bồ tát đạo “tự lợi lợi tha” như thế nào? Điều ấy thể hiện qua các tác phẩm ra sao? Trước hết, với một tâm trạng điềm tĩnh, nhà vua đã bắt đầu nhìn nhận vấn đề từ góc độ bản thê luận:

Trâm trộm nghĩ Phật pháp không phân nam bắc, đều có thê tu câu Bản tính con người dẫu có trí ngu nhưng đều cùng tư chất giác ngộ Dó là phương tiện đề dạy quân sinh trong cảnh mê Đường lỗi sáng tỏ lẽ sinh tử, là giáo nghĩa lớn của Phật Kế thừa quyền hành ở

11 Nhân cách của Trần Thái Tông là một hình tượng tiêu biểu cho kiểu “nhà cầm quyên triết gia” theo quan điểm của

Plato, cuộc đời của Thái Tông có sự tương đồng rất lớn voi hoang dé Marcus Aurelius Antoninus (121 — 180) vi Hoang

để thứ 16 của Đề chế La Mã, và cũng là vị Hoàng để cuối củng trong thời đại Ngũ hiền đề, Mareus vừa là chiến binh,

vừa là nhà chính trị và cũng vừa là bậc hiền triết kiệt xuất của chủ nghĩa khắc kỹ Những phương pháp (zs&ês¿s) của

Marcus được thể hện qua tác phẩm Suy Tong, tac phẩm này được biên soạn trong thời điểm những năm 170, những thập niên cuối đời của Mareus, một thời kỳ đen tối và căng thăng đối với ông Trong vòng mười năm từ 169 đến năm

179 ông đã phải đối phó với cuộc chiến liên miên trên biên giới, cuộc nổi loạn sớm thất bại của Cassius, cái chết của người đồng nhiệm Verus, cái chết của Faustina - vợ ông, và những người khác Qua cuốn %y 7ưởng những câu hỏi

mà Mareus cố gắng trả lời chủ yếu là những câu hỏi siêu hình học và đạo đức học: tại sao chúng ta có mặt trên đời này? Chúng ta nên sống cuộc đời chúng ta như thế nào? Làm sao chúng ta có thê chắc chắn rằng những gì chúng ta đã làm là đúng? Làm sao cho chúng ta thoát khỏi những căng thẳng và áp lực của cuộc sống hằng ngày? Chúng ta có thé đương đầu với khổ đau và bất hạnh như thế nào? [9]

Trang 9

cõi thế gian, làm quy phạm cho tương lai, là trọng trách của bực tiên thánh Do đó, Lục Tổ

có lời nói rằng: Bậc thánh nhân với bậc đại sư không có gì khác biệt Đã biết giáo nghĩa của Phậi, thì nượn gương Thánh Nhân đề lưu truyền tại cõi thế Nay trâm làm sao không lấy trách nhiệm của tiên thánh mà làm thành trách nhiệm của mình, lấy giáo nghĩa của Phật làm giáo nghĩa của mình đây?!2 (Bài tựa sách Thiên tông chỉ nam) [Š]

Khi đứng ở góc độ bản thể luận, ta thấy rằng Phật giáo có cái nhìn bình đẳng rõ rệt, câu đối đáp của Huệ Năng khi lần đầu gặp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chính là một diễn ngôn cho sự bình đăng về bán thể luận Phật tính: Người fuy có phân nam bắc, nhưng Phật tính vốn đâu phân bắc nam? Tôi ở phương nam man dã, hình tượng không giống hòa thượng, nhưng Phật tính nào đâu sai biệt?! Trong khi đó, dẫu nói thế nào thì tư tưởng Nho gia vẫn

có những điểm bất bình đẳng nhất định về đối tượng giáo hóa!* Nhà vua đã tìm thấy từ tinh thần bình đăng đó một phương tiện dạy quân sinh trong cảnh mê, nhà vua cho rằng đó

là phương tiện triệt để nhất, nên đã quyết định lẫy rách nhiệm của tiên thánh mà làm thành

trách nhiệm của mình, lấy giáo nghĩa của Phật làm giáo nghĩa của mình

Về hình thức ngôn ngữ mà nhà vua sử dụng đề triển khai những phương tiện đề dạy

đỗ quân sinh này, qua Khóa hư lục chúng ta có thê tạm thời quy nạp về các hình thức sau:

Một là phổ /„yết: Tức những bài nói chuyện để dẫn dắt người đọc mới bắt đầu tiếp

cận con đường tu hành, “phô” ở đây có thê hiểu là “phô cập”, tức những luận điểm sáng sủa, khúc chiết giúp người đọc có được những nhận thức sơ khởi về tính vô đường, khổ và

vô ngã của thực tại đề gợi ý tỉnh thức [7]

Hai là Juan: Từ cái nên nhận thức ban dau về tính vô thường, khô và vô ngã qua các bai phô thuyết, các bài luận tập trung nhân mạnh vào tâm quan trọng, mục đích của các phương thức tu trì

12 Đoạn trên đây đo người viết tạm dịch từ nguyên văn trong cuốn Thơ văn Lý — Tran tập 2 [5]

!3 1 ue Tổ đàn kinh — Hành đo phẩm đệ nhất ( (7XšElằ#@- ƒ?Rin5—) : Be: KERMA, MAB , BATA? BAGEL: ASE A SIt, PPE AAR: RSM AT, BREA ze? Tih

'4 Luan nett - Duong Héa: Không tử nói: Chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó dạy nhất, gân gũi thì thiếu tôn kính, cách

xa thì oắn giận ( (šRãã - SE) FREAK RM) ABRBH, IAI, we RR )

8

Trang 10

Hai là giới chủ yếu nói về năm giới luật của người Phật tử tại gia, tác giả rất coi trọng vẫn đề “giới”, đối với Thái Tông thì giới là giai đoạn đâu, định là giai đoạn giữa, tuệ là giải đoạn cuối (Giới định tuệ luận) Giới không phải là mục đích cứu cánh, càng không phải là thứ mà người Thiên giả nên trói buộc vào, nhưng giới là công cụ dé thúc liễm thân tâm, là phương tiện hữu dụng nhất giúp kẻ phàm phu di sang giác ngộ Với tinh thần phố cập Thiền học của mình, Thái Tông cho rằng: Ngày nay những người không dùng phương tiện đó qua sông mà tới được bờ bên kia thì thực là hiếm vậy (Thụ giới luận) [5]

Ba là sám hồi: Đây là bộ phận mà Thái Tông rất coi trọng, phương pháp “sám hối” của Thái Tông là sám hối lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý Phần Zc thì sđm hồi khoa nghi chiếm phần lớn dung lượng trong Khóa hư lục, riêng tên gọi “khoa nghỉ” đã cho thấy tính chất nặng về nghi thức của tác phẩm này, chính vì thế nhiều độc giả không khỏi cảm thấy rằng phương pháp của Thái Tông có phần rườm rà, quá câu nệ hình thức và không đủ hấp dẫn Nhưng vì sao nhà vua lại chú trọng vấn đề sám hồi? Có lẽ, việc 7hái Tông bị ép cưới vợ đã có mạng của anh ruột, theo tiếu chuẩn luân lý Không Mạnh đã được chính Thải Tông cho như là “thương luân bại lý” cùng việc phải chấp nhận điều Trần Thủ Độ ép làm trong mục đích trừng trị, chỉnh phạt chắc đã góp phần trong ý hướng sám hồi của vua

[7]

Các bài viết được tập hợp trong Khóa hư lục phần lớn là hướng dẫn thực hành hơn là

lý luận, kê cả những bài mang tính “lý thuyết” như phô thuyết, hay luận cũng được tác giả thể hiện bằng một bút pháp linh động và giàu hình ánh nhằm nêu bật lên tính vô /ường,

khổ và vô ngã của thực tại Trong Khóa hư lục, “giới” và “sám hối” là hai bộ phận trọng yếu nhất và là điểm đặc sắc nhất trong phương pháp thực hành của Thái Tông Tư tưởng Thiền học của Thái Tông lúc ban đầu được gợi cảm hứng từ diễn ngôn về “Phật tính bình đăng” của Lục Tổ, bản thân nhà vua cũng đã từng thể nghiệm trạng thái “đốn ngộ”: 7rẩm thường đọc kinh Kim cương, đến câu “ưng vô sở trụ nhỉ sinh kỳ tâm”, vừa gấp sách lại ngâm nga, bổng nhiên tĩnh ngộ (Bài tựa sách thiển tông chỉ nam), nhưng phương pháp thực hành mà ông để lại cho hậu thế lại theo khuynh hướng “tiệm ngộ”: guy y lễ sám, khiến cho tâm thân thanh tịnh, trắng trong như xưa, gió yên sóng lặng, bụi sạch gương trong (Tựa lục thì sám hồi khoa nghỉ), hơn ai hết Thái Tông là người áp dụng nghiêm khắc những

9

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w