1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi cuối kỳ môn giao tiếp kinh doanh

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾTRƯỜNG KINH DOANH

KHOA QUẢN TRỊ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THI CUỐI KỲ

MÔN: GIAO TIẾP KINH DOANH

Họ và tên : Trần Hoàng Trang

Trang 2

PHẦN I: (2đ) TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng)

1 Nguyên tắc ABC trong truyền thông giao tiếp kinh doanh là:

a Accuracy-Brevity-Clear b Accuracy-Brevity-Clarity c Accuracy-Brainstorm-Clarity d Analyse-Brainstorm-Choose

2 Giao tiếp trong kinh doanh theo kiều “LIITLE WIN-LITTLE LOSE” là kiều a.Vùng thương lượng

b Ngưỡng bất khả thương lượng

c.Giải pháp thay thế tốt nhất cho một thỏa thuận được thương lượng

6 Dưới đây là những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Phương Đông ngoại trừ:

a Công cụ đánh giá năng lực cá nhân b Công cụ đánh giá tính cách cá nhân c Công cụ đánh giá kỹ năng giao tiếp cá nhân

d Công cụ đánh giá về E.Q

8 “Anh mua thêm cái cà vạt này, em thấy ai mua áo ở đây cũng mua thêm cà vạt luôn cho hợp Đỡ mất công mua chỗ khác anh ơi” Đó là chiến thuật:

a Nhử mồi

b Bài ca không quên c SALAMI

d Nước chảy đá mòn 9 “Dạo này hàng về ít lắm, chi phí vận

chuyển cao, thuế lại sắp tăng thêm Anh do dự không mua thì sau này muốn mua cũng không có đâu” Đó là chiến thuật:

c Bản tóm tắt các thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, giải thưởng, kỹ năng…

d Bản tóm tắt về kinh nghiệm làm việc.

Trang 3

PHẦN II: (3đ) BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

“Bài 1: (1,5đ) L là sinh viên mới tốt nghiệp Sau khi gửi CV cho nhiều công ty để nộp xin đơn ứng tuyển, bạn L thật vui vì nhận được một email từ một công ty mời phỏng vấn Trong email thông báo rõ: ngày, giờ, địa điểm và những thông tin cần thiết về buổi phỏng vấn Do bận đi làm và đi học, L quên bẵng không gửi email phản hồi Trước buổi phỏng vấn 1 ngày, người đại diện bên phòng nhân sự công ty có email và gọi điện thoại nhắc L về buổi phỏng vấn vào lúc 15h chiều mai Chiều hôm sau, L đến công ty trễ hơn 10 phút so với giờ hẹn, do mất thời gian tìm địa chỉ công ty, dù rằng có dùng Google Map hỗ trợ Do trời nắng và trang phục thiếu chuẩn bị, L bước vào văn phòng với bộ dạng khá mệt mỏi và thiếu chuyên nghiệp.Tuy nhiên, người phỏng vấn vẫn lịch sự đón tiếp và mời L vào phỏng vấn Khi được hỏi “Em hãy giới thiệu đôi chút về bản thân”, L như được dịp, nói huyên thuyên về bản thân và các thành tích cá nhân… L thường sử dụng các cụm từ như “Em rất giỏi về lĩnh vực…”, “Em có bằng xuất sắc về …” Tuy nhiên, khi giới thiệu về bản thân, L cũng không nêu được những chi tiết cụ thể, để thuyết phục người phỏng vấn” Khi người phỏng vấn giới thiệu đôi chút về công ty, nhưng do thói quen hay nói, L thường chen ngang trong lúc người phỏng vấn đang nói Buổi phỏng vấn kết thúc chóng vánh sau vài trao đổi sau đó L ra về và nghĩ mình sẽ thành công vì cảm thấy rất tự tin khi trả lời các câu hỏi.”

1 Sau khi nhận được email mời phỏng vấn, L có nên phản hồi sớm cho phòng nhân sự về email mà mình mới nhận được? L nên làm gì và không nên làm gì trước, trong và sau cuộc phỏng vấn này?

2 Giao tiếp đóng một vai trò then chốt trong công việc, đặc biệt là khi phỏng vấn Vậy, chúng ta cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn?

3 Theo bạn, L có thành công trong cuộc phỏng vấn này không? Tại sao? Theo bạn, người phỏng vấn sẽ đánh giá về thái độ của L như thế nào? Bạn nghĩ thế nào về thái độ thể hiện qua các cụm từ “cảm ơn”, “xin lỗi”… trong giao tiếp Có nên được sử dụng thường xuyên và vào đúng ngữ cảnh không?

Trả lời:

1 Sau khi nhận được mail, L không phản hồi email mời phỏng vấn sớm, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu quan tâm đến cơ hội việc làm Đây là một sai lầm cơ bản mà nhiều ứng viên mắc phải Việc phản hồi email thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng và cho họ biết bạn thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển Vì vậy L nên phản hồi mail càng sớm càng tốt cho bên nhân sự.

Những việc L không nên làm:

- Quản lý thời gian kém: L đi phỏng vấn trễ giờ, gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng Đến muộn thể hiện sự thiếu tôn trọng và thiếu trách nhiệm, đồng thời khiến L bỏ lỡ những giây phút đầu tiên quan trọng để tạo ấn tượng tốt đẹp.

Trang 4

- Trang phục không phù hợp: L thiếu chuẩn bị về trang phục, mặc đồ không lịch sự và không phù hợp với môi trường công ty Trang phục là một phần quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng Việc L xuất hiện không tươm tất đã phần nào tước đi cơ hội làm việc của bạn

- Kỹ năng giao tiếp kém: L nói nhiều về bản thân nhưng thiếu chi tiết cụ thể, thể hiện sự thiếu tự tin và thiếu thuyết phục L cũng chen ngang khi người phỏng vấn đang nói, thể hiện sự thiếu tôn trọng Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng trong buổi phỏng vấn, vì vậy L thiếu đi kỹ năng này dẫn đến bạn không thể nhấn mạnh những ưu điểm của bạn cho nhà tuyển dụng nghe, mà phần nào gây ấn tượng xấu với họ.

- Thiếu thái độ cầu thị: L không thể hiện sự quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển, không đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm thông tin Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên thực sự quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển Việc L không đặt câu hỏi làm cho họ nghĩ rằng L không thật sự hứng thú với công việc này mà chỉ phỏng vấn cho có mà thôi.

Từ những sai lầm của L, chúng ta có thể rút ra những gì L nên làm:

Trước buổi phỏng vấn:

- Luôn phản hồi email mời phỏng vấn sớm Việc phản hồi thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng và quan tâm của L đối với cơ hội việc làm - Chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn Tìm hiểu kỹ về công ty, vị trí

ứng tuyển và yêu cầu công việc, luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp Chuẩn bị trang phục lịch sự, phù hợp với văn hóa công ty, chuẩn bị bản CV và các giấy tờ liên quan., xác định lại địa điểm phỏng vấn và phương tiện di chuyển.

- Đến đúng giờ, thậm chí sớm hơn một chút L nên đến sớm 10-15 phút để thể hiện sự chuyên nghiệp và có thời gian chuẩn bị tinh thần.

Trong buổi phỏng vấn:

- Thể hiện thái độ tích cực, tự tin và chuyên nghiệp trong suốt buổi phỏng vấn, chào hỏi lịch sự, mỉm cười và giữ giao tiếp bằng mắt Bên cạnh đó phải biết lắng nghe, khi người phỏng vấn kết thúc câu hỏi thì trả lời một cách rõ ràng, súc tích Thể hiện sự quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển, hỏi những câu hỏi thông minh để thể hiện sự am hiểu và chủ động

Sau buổi phỏng vấn:

- Cảm ơn người tuyển dụng, đứng dậy chào và ra về

- Soạn mail cảm ơn và mong muốn nhận được phản hồi sớm, gửi lại cho bên công ty để thể hiện sự tôn trọng và mong muốn của mình đối với công việc này

2 Những điều cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

Trang 5

- Tìm hiểu thông tin công ty và vị trí công việc: Tìm hiểu thông tin về công ty và vị trí công việc trước khi chúng ta tham gia buổi phỏng vấn là vô cùng quan trọng Điều này giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn và tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng Trước khi tham dự, chúng ta nên tìm hiểu về tên công ty, địa chỉ, thông tin liên hệ, lĩnh vực hoạt động của công ty Đồng thời, chúng ta cũng cần biết về lịch sử hình thành, bộ nhận diện thương hiệu, các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang kinh doanh Về vị trí công việc, chúng ta cần đọc kỹ mô tả công việc, yêu cầu công việc, phúc lợi và chế độ đãi ngộ để đảm bảo rằng công việc phù hợp với kỳ vọng và mong muốn của chúng ta Việc này cũng giúp chúng ta tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn và đặt ra những câu hỏi thông minh về công việc.

- Chuẩn bị sổ tay, bút và các tài liệu quan trọng: Trong quá trình phỏng vấn, chúng ta sẽ có lúc cần dùng sổ tay và bút để ghi chép những thông tin quan trọng Đồng thời, chúng ta cũng cần mang theo các giấy tờ và tài liệu cần thiết như CV và các văn bản liên quan Nếu có thể, chúng ta cũng nên mang theo các sản phẩm hoặc thành tựu từ công việc trước đó để minh chứng cho kinh nghiệm và khả năng của chúng ta.

- Chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng: Trước khi phỏng vấn không nên tham gia các hoạt động gây kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất Chúng ta phải giữ sức khoẻ ở mức tốt nhất, để giọng nói trong và rõ ràng, sắc mặt tươi tỉnh hơn khi phỏng vấn

- Chuẩn bị trang phục trước: Hãy chuẩn bị trước một bộ trang phục khiến mình tự tin và thoải mái nhất khi mặc, bộ trang phục cần phù hợp với môi trường của công ty, trang trọng và lịch sự Khi chuẩn bị sẵn chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian chọn lựa đồ, tránh trường hợp đi trễ

- Xem trước địa điểm đến phỏng vấn: Nên tìm hiểu trước đường đến nơi phỏng vấn, lường trước các rủi ro kẹt xe, quên đường, để chúng ta có thể tránh việc trễ giờ khi phải đi một con đường xa lạ.

3 Dựa vào các thông tin được cung cấp, có thể kết luận rằng L không thể được xem là đã thành công trong cuộc phỏng vấn này Việc đến muộn và không chuẩn bị kỹ lưỡng về trang phục không chỉ phản ánh sự thiếu chuyên nghiệp mà còn thể hiện sự không tôn trọng đối với thời gian của người khác và không đánh giá cao vị trí mà L đang xin ứng tuyển Đây là đã là một điểm trừ khá lớn đối với L

Về thái độ, có thể thấy dù rằng L tỏ ra rất tự tin về bản thân mình, nhưng bạn lại không biết cách lắng nghe người khác, dẫn đến việc em cảm thấy bạn L không hề tôn trọng và quan tâm đến những gì nhà tuyển dụng nói trong buổi phỏng vấn này Đồng thời nhà tuyển dụng cũng sẽ phần nào không thể chiết lọc

Trang 6

và xác định được những ưu điểm của bạn L có phù hợp với công việc ấy hay không, khi mà bạn mải mê nói về bản thân quá nhiều.

Theo như câu “Thái độ hơn trình độ”, sử dụng các cụm từ lịch sự như "cảm ơn" và "xin lỗi" trong giao tiếp là một phần quan trọng để thể hiện sự lịch sự và chuyên nghiệp, cũng như đem lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng Tuy nhiên, việc sử dụng chúng cần được thực hiện vào đúng ngữ cảnh và phải kết hợp với một thái độ tự tin và chuyên nghiệp chung.

Ví dụ, khi bạn gửi email để xin phỏng vấn, việc bắt đầu bằng một câu chào hỏi lịch sự như "Xin chào" hoặc "Kính thưa" là rất quan trọng Sau đó, bạn có thể kết thúc email bằng cụm từ như "Xin cảm ơn sự quan tâm của quý công ty" để thể hiện sự biết ơn và lịch sự.

Tuy nhiên, nếu chỉ việc sử dụng các cụm từ lịch sự mà không kết hợp với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kỷ luật trong công việc có thể gây ra ấn tượng tiêu cực về sự chuyên nghiệp của ứng viên “Thái độ” ở đây không chỉ là lời ăn tiếng nói, mà còn là tác phong, cử chỉ và thần thái của bạn khi đi phỏng vấn

Ví dụ, nếu một ứng viên đến phỏng vấn nhưng không có kiến thức cơ bản về công ty hoặc vị trí công việc mà họ đang ứng tuyển, và cố gắng che đậy sự thiếu sót bằng cách sử dụng các cụm từ lịch sự, như câu “xin lỗi em chưa tìm hiểu kỹ về vấn đề này” nhưng không thể trả lời các câu hỏi một cách chắc chắn và logic, nhà tuyển dụng có thể đánh giá rằng ứng viên này thiếu sự kỷ luật và chuyên nghiệp trong công việc Khi đó, dù trình độ bạn có tốt, bạn vẫn sẽ bị đánh giá thấp bởi tác phong không tốt.

Do đó, việc sử dụng các cụm từ lịch sự thường xuyên là tốt, nhưng phải kết hợp giữa việc sử dụng các cụm từ lịch sự và việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn Điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra một ấn tượng tích cực và thể hiện sự chuyên nghiệp và tự tin trong mắt nhà tuyển dụng.

““Bài 2: (1,5đ) Đây là tình huống xảy ra tại công ty Thịnh Vượng Giám đốc bán hàng của công ty xin nghỉ dài hạn để đi chữa bệnh ở nước ngoài nên doanh số bán hàng của công ty bị giảm sút, đặc biệt trong giai đoạn hậu dịch bệnh Covid ,kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn Giám đốc công ty Thịnh Vượng cố gắng tuyển gấp một giám đốc bán hàng mới nhưng vẫn chưa tìm được Đúng lúc đó, ông nhận được đơn ứng tuyển của một người mà năng lực và các yêu cầu khác đều phù hợp với vị trí này Tuy nhiên, đó là một nhân sự cao cấp của công ty Đại Nam đang là khách hàng của Thịnh Vượng Đây là khách hàng quan trọng và mang lại doanh số lớn cho công ty Nếu tuyển dụng người đó thì ông giám đốc có thể sẽ làm mất lòng công ty khách hàng Nếu bạn là giám đốc công ty Thịnh Vượng , bạn sẽ sử dụng những kỹ năng giao tiếp như thế nào để giải quyết vấn đề này?””

Trả lời:

Trang 7

Với tư cách Giám đốc công ty Thịnh Vượng, tôi nhận thấy tình hình kinh doanh suy thoái khiến việc tìm kiếm nhân sự mới gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian Do đó, tôi cho rằng Thịnh Vượng có thể cân nhắc tạm thời sử dụng nguồn nhân lực từ Công ty Đại Nam, một trong những đối tác khách hàng của chúng tôi Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện thận trọng và cân nhắc những điều sau đây:

- Trước tiên, chúng ta cần đảm bảo rằng không có điều khoản nào trong hợp đồng giữa Thịnh Vượng và Đại Nam cấm tuyển dụng nhân viên từ phía khách hàng.

- Tiếp theo, Thịnh Vượng cần cam kết chỉ sử dụng nhân viên của Đại Nam trong thời gian ngắn với mục đích ổn định hoạt động kinh doanh của cả hai bên trong thời gian chờ đợi sự trở lại của Giám đốc bán hàng - Chúng ta cũng nên kiểm tra hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa hai công ty

để đảm bảo không có bất kỳ hạn chế tuyển dụng nào.

- Bên cạnh đó, việc thảo luận với Công ty Đại Nam là cần thiết để đảm bảo họ không phản đối hoặc gặp vấn đề lớn với phương án này.

- Việc tạm thời điều chuyển nhân viên từ Đại Nam sang Thịnh Vượng có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên Ví dụ, những nhân viên này có thể mang đến những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó giúp cải thiện sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi Thêm vào đó, họ có thể đã quen thuộc với tổ chức của chúng tôi và sở hữu kỹ năng bán hàng, marketing tuyệt vời.

Tuy nhiên, nếu tình hình công ty không quá cấp bách đến mức khó vực dậy thì Thịnh Vượng nên cân nhắc tìm kiếm nhân sự ở những nơi khác do những vấn đề sau:

- Chắc chắn sẽ có những vấn đề tiềm ẩn khi thuê nhân viên từ khách hàng Bên cạnh tình trạng tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức, có thể có những xung đột lợi ích cần được tìm hiểu rõ ràng Nếu không cẩn thận, Thịnh Vượng có thể trở thành đồng phạm trong một vụ kiện chống lại nhân viên.

- Nhân viên của Đại Nam có thể đã ký một hoặc nhiều hợp đồng lao động dẫn đến các vấn đề pháp lý Ví dụ, họ có thể đã ký thỏa thuận không cạnh tranh, ngăn cản họ nhận việc tại Thịnh Vượng Các hợp đồng và thỏa thuận lao động khác có thể ngăn cản nhân viên thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết của vị trí đó.

Trang 8

- Mặc dù quen thuộc với tổ chức của Thịnh Vượng, kinh nghiệm làm việc của nhân viên Đại Nam có thể không phù hợp với yêu cầu của chúng tôi Họ có thể cần được đào tạo bổ sung ở những mảng ngoài kiến thức về sản phẩm.

- Nếu nhân viên của Đại Nam đã từng làm việc trong lĩnh vực cụ thể của Thịnh Vượng, họ có thể có thỏa thuận không cạnh tranh, buộc công ty phải chờ đợi trước khi họ có thể nhận việc Điều này có thể khiến quá trình tuyển dụng trở nên phức tạp hoặc thậm chí là không thể thực hiện được trong thời gian ngắn.

Tôi tin rằng việc Thịnh Vượng thông báo cho khách hàng của Đại Nam trước hoặc sau khi sử dụng và thuê nhân viên của họ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Chúng ta có thể mất khách hàng do doanh thu đáng kể, bao gồm cả lương nhân viên, bị ảnh hưởng Nếu đây là một trong những khách hàng tốt nhất và có lợi nhuận cao nhất của Thịnh Vượng, thì thiệt hại tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi có thể lớn hơn bất kỳ lợi ích tiềm năng nào từ việc thuê những nhân viên này.

PHẦN III: (5đ) BÀI TẬP THỰC HÀNH KỸ NĂNG VIẾTBài 3: (2,5đ) BÀI TẬP THỰC HÀNH KỸ NĂNG VIẾT THƯBạn hãy viết đơn ứng tuyển vào vị trí Content Marketer

Trả lời:

Họ và tên: Trần Hoàng Trang Địa chỉ: 144/4 Âu Cơ, Thành phố Hồ Chí Minh Email: hoangtrang0630@gmail.com

Số điện thoại: 0975471877 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 7 năm 2024 THƯ ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ: CONTENT MARKETER

Chị Huỳnh Ánh Thư

Giám đốc nhân sự công ty MTP Entertainment

Số 22 đường Lê Văn Sỹ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Kính gửi chị Huỳnh Ánh Thư,

Trang 9

Thông qua trang web chính thức của công ty, em đã nhận thấy thông tin về nhu cầu tuyển dụng vị trí Content Marketer tại công ty MTP Entertainment Với lòng hăng say và kỹ năng phù hợp, em mong muốn được góp phần vào sứ mệnh của công ty và mang lại những giá trị độc đáo cho khách hàng.

Em, Trần Hoàng Trang, là sinh viên năm 3 của Đại học Kinh tế - Trường Kinh doanh (UEH), chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Trong suốt quá trình học tập, em đã tích lũy được nhiều kỹ năng quan trọng từ ngành học, bao gồm:

- Các môn học liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và marketing - Kỹ năng phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh.

- Khả năng sáng tạo và tạo ra nội dung hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra các ý tưởng marketing hiệu quả.

Đặc biệt, em cũng có kinh nghiệm và kiến thức về SEO (Search Engine Optimization) và Analytics, giúp tối ưu hóa hiệu suất và sự hiển thị của nội dung trên các công cụ tìm kiếm Khả năng này sẽ giúp em đưa ra các chiến lược nội dung có thể thu hút được nhiều lượt truy cập và tăng tương tác từ cộng đồng mạng.

Ngoài ra, em cũng thành thạo trong việc sử dụng các công cụ phân tích và quản lý dữ liệu, bao gồm Google Analytics Việc này giúp em đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing và điều chỉnh chúng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường Em đã gửi kèm bản CV và các chứng chỉ liên quan, bao gồm bằng cử nhân và các khóa học liên quan đến lĩnh vực marketing.

Em xin chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian đọc thư ứng tuyển của em và mong sớm nhận được phản hồi tích cực từ phía công ty Rất mong được làm việc và góp phần vào sự phát triển của công ty MTP Entertainment.

Trân trọng!

Trang Trần Hoàng Trang

Trang 10

Bài 4: (2,5đ) BÀI TẬP THỰC HÀNH KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO ( viết bằngtiếng

Bạn hãy viết một bản đề xuất (ít nhất 1000 từ) gởi cho Ban giám đốc công tytrình bày về việc cần phải áp dụng công nghệ trong giải quyết công việc hàngngày cho công ty theo phương pháp PSB (Problem-Solution-Benefit)

Trả lời:

Name: Tran Hoang Trang Position: Employee

Department: Marketing department Ho Chi Minh City, July 04, 2024 REPORT

APPLYING TECHNOLOGY TO ENHANCE DAILY OPERATIONS BOSCH COMPANY

To: Board of Directors Dear Board of Directors,

I hope this message reaches you in good health As we navigate the ever-changing landscape of business, it has become increasingly clear that integrating technology into our daily operations will greatly benefit our organization After careful consideration and analysis, I am pleased to present a report outlining the challenges we face, proposed solutions, and the potential benefits of adopting a technology-driven approach.

I Problem:

Our organization is presently confronted with a myriad of inefficiencies stemming from antiquated processes and workflows It is imperative for companies to prioritize continuous enhancement of work efficiency in order to succeed Nevertheless, our company is encountering various obstacles when it comes to overseeing and carrying out daily responsibilities:

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w