Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 105 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
105
Dung lượng
901,14 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:VấnđềkếthừagiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữtỉnhBếnTrehiệnnay mở đầu 1. Tính cấp thiết củađề tài Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, phụnữ luôn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Họ vừa là người công dân, người lao động, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần củaphụnữ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thế hệ tương lai, đến sự phồn vinh của quê hương, đất nước. Chiếm hơn 50% dân số của tỉnh, phụnữBếnTre đã góp phần quan trọng tạo nên sự rạng rỡ của vùng đất “ba dải cù lao” anh hùng. Đặc biệt dưới sự lãnh đạocủa Đảng, phụnữBếnTre đã viết nên những trang sử vô cùng oanh liệt, phát huy mạnh mẽ truyềnthống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Truyềnthống ấy được kếthừa và phát triển một cách sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử, làm hồi sinh lại cuộc sống của quê hương sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt, làm phong phú thêm nội dung các giátrịđạođứctruyềnthốngcủa người phụnữ Việt Nam. Đứng trước nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi người phụnữBếnTre phải phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại, với đầy đủ những phẩm chất: yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. “Người phụnữ mới” là sản phẩm của quá trình lịch sử, được lịch sử hun đúc nên, kết hợp hài hoà yếu tố truyềnthống với hiện đại. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh luôn quan tâm động viên, bồi dưỡng lực lượng và khả năng của người phụ nữ, phát huy truyềnthốngcủa người phụnữBến Tre, tạo mọi điều kiện thuận lợi vì sự tiến bộ củaphụ nữ. Trong điều kiện đó, phụnữBếnTre đã có những bước tiến đáng kể so với trước đây. BếnTre là một trong những tỉnh nghèo của miền Tây Nam Bộ, lại phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh để lại. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân BếnTre nói chung, người phụnữBếnTre nói riêng, nhất là việc kếthừa và phát huy những giátrịđạođứctruyềnthống trong điều kiện mới. Mặt khác, trong xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp xã hội đặc biệt là phụ nữ. Vấnđề việc làm, sự đói nghèo, trình độ học vấn, sự hưởng thụ văn hoá; tệ nạn xã hội, buôn lậu, ma tuý, mại dâm, hiện tượng bạo lực đối với phụnữ đang là những vấnđề bức bách, nhất là ở những vùng nông thôn trong đó có Bến Tre. Một bộ phận phụnữ có đạo đức, lối sống không lành mạnh, thiếu thuỷ chung, vô trách nhiệm với gia đình, đi ngược lại giátrịđạođứctruyềnthốngcủa người phụnữ Việt Nam. Những tồn tại trên đã và đang làm mai một dần giátrịđạođứccủaphụnữBếnTre nói riêng và đạođức người phụnữ Việt Nam nói chung. Giải quyết vấnđềnày là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, trách nhiệm của mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là của chính các thế hệ phụnữBếnTre hôm nay và mai sau. Do vậy, việc nhận thức đúng đắn “Vấn đềkếthừagiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữtỉnhBếnTrehiện nay” là vấnđề cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng người phụnữ mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ngay trên mảnh đất "quê hương Đồng khởi - Bến Tre". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, về giátrịđạođứctruyềnthống dân tộc, giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữ Việt Nam và việc kếthừa chúng đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu như sau: - "Giá trịtinh thần truyềnthốngcủa dân tộc Việt Nam" của GS. Trần Văn Giàu, Nxb Khoa học xã hội, 1980. - "Đạo đức mới" GS. Vũ Khiêu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974. - "Đến hiện đại từ truyền thống" của GS. Trần Đình Hượu, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996. Trong các công trình trên nhà nghiên cứu đã đưa ra những giátrịtruyềnthống dân tộc nói chung được hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. - "Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại" của Lê Thị Nhâm Tuyết - ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973. - "Truyền thốngphụnữ Việt Nam" của GS. Trần Quốc Vượng, Nxb Văn hóa - dân tộc, Hà Nội, 2000. Các công trình này đi sâu nghiên cứu vai trò, những giátrịtruyềnthốngcủaphụnữ Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. - "Ba cuộc cách mạng với vấnđề giải phóng phụ nữ" - Dương Thoa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1976. - "Bác Hồ với phong trào phụnữ Việt Nam" của Dương Thoa, Nxb Phụ nữ, 1982. - "Chính sách xã hội đối với phụnữ nông thôn (quy trình xây dựng và thực hiện) - PTS. Lê Thị Vinh Thi chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. - "Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp" - GS. Lê Thi chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. - "Việc làm và đời sống phụnữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam" của GS. Lê Thi, Nxb Khoa học xã hội. - "Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Nhìn chung, các công trình này chủ yếu nghiên cứu vai trò củaphụnữ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau. Ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến vấnđềgiátrịtruyềnthống dân tộc và giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụ nữ, như: - "Vấn đề khai thác các giátrịtruyềnthống vì mục tiêu phát triển" - GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2/1998. - "Giá trịtruyềnthống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc" của PGS. Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số 4/1998. - "Sự biến đổi của thang giátrịđạođức trong xã hội ta hiệnnay và việc nâng cao phẩm chất đạođứccủa cán bộ' của PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ và Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Cộng sản, số 15/1998. - "Làm thế nào đểphụnữ trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất nước hiện nay" của GS. Lê Thi, Khoa học về Phụ nữ, số 4/1996. - "Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI" của GS. Lê Thi, Tạp chí Cộng sản, số 20/2000. - "Về chuẩn mực người phụnữ mới thời hiện đại" của GS. Lê Thi, Khoa học về Phụ nữ, số 3/2004. Ngoài ra, một số đề tài, luận án tiến sĩ và luậnvăn thạc sĩ đã nghiên cứu vấnđềkếthừa và phát huy giátrịđạođứctruyềnthốngcủa dân tộc nói chung, củaphụnữ Việt Nam nói riêng, trong đó phải kể đến: - "Các giátrịtruyềnthống và con người Việt Nam hiện nay", Đề tài KX.07.02. - "Kế thừa và đổi mới các giátrịđạođứctruyềnthống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Lý, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2000. - "Kế thừa và phát huy giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữ Việt Nam trong tình hình hiện nay" của Lê Thị Minh Hiệp, Luậnvăn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2000. - "Phát huy giátrịđạođứctruyềnthống dân tộc trong việc xây dựng đạođức mới cho người phụnữ Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thị Lan, Luậnvăn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2001. Năm 2000, tác giả Thạch Phương đã công bố kết quả nghiên cứu về phụnữtỉnhBếnTre qua cuốn sách "Phụ nữBến Tre". ở một mức độ khái quát, tác giả Thạch Phương bước đầu đã giới thiệu và phân tích truyềnthốngphụnữBếnTre qua từng thời kỳ lịch sử, giúp cho người đọc có được một bức tranh về truyềnthốngphụnữBến Tre. Tuy nhiên, cho đến nayvẫn chưa có công trình nào nghiên cứu "Vấn đềkếthừagiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữtỉnhBếnTrehiện nay". Chính vì vậy, tôi lấy đó làm đề tài nghiên cứu cho bản luậnvăn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu củaluậnvăn - Mục đích củaluậnvăn: Trên cơ sở phân tích thực trạng việc kếthừagiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữtỉnhBến Tre, đưa ra một số giải pháp cơ bản đểkếthừa và phát huy có hiệu quả các giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBếnTre trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ củaluậnvăn:Để đạt được mục đích trên, luậnvăn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: + Nêu một cách khái quát giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBếnTre và cơ sở hình thành của chúng. + Bước đầu làm sáng tỏ nét đặc thù cũng như tính tất yếu của việc kếthừa các giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữtỉnhBếnTre trong giai đoạn hiện nay. + Phân tích thực trạng của việc kếthừa các giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBến Tre, tìm ra những vấnđề còn tồn tại và nguyên nhân của nó. + Đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp cho việc kếthừa các giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBếnTre đạt hiệu quả hơn nữa. - Phạm vi nghiên cứu củaluậnvăn: + Vấnđềkếthừa các giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữ ở phạm vi PhụnữtỉnhBến Tre. + Chỉ kếthừa những giátrịđạođứctruyềnthống nổi bật củaphụnữBến Tre. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu củaluậnvăn - Cơ sở lý luận: Thực hiệnluậnvăn này, tác giả dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, về phụ nữ, nhất là về vấnđềkếthừagiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữ Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Luậnvăn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp. 5. Đóng góp mới củaluậnvăn - Luậnvăn nêu lên nét đặc thù của những giátrịđạođứctruyềnthống nổi bật ở người phụnữBếnTre và tính tất yếu của việc kếthừa chúng trong giai đoạn hiện nay. - Góp phần làm rõ sự vận động và phát triển về nội dung của các giátrịđạođứctruyềnthốngphụnữ Việt Nam thông qua việc kếthừa chúng củaphụnữtỉnhBến Tre. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaluậnvăn - Luậnvăn góp phần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc kếthừa và phát huy các giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBếnTre trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Luậnvăn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành củatỉnhBếnTre trong việc xây dựng chiến lược, sách lược phát huy truyềnthốngphụnữBếnTre trong phong trào "Đồng khởi mới". 7. Kết cấu củaluậnvăn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 GiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBếnTre và tính tất yếu của việc kếthừa chúng trong giai đoạn hiệnnay 1.1. GiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBếnTre 1.1.1. Giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữ Việt Nam Quan niệm về giátrị và giátrịđạođức Những hiểu biết đầu tiên về giátrị xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử nhận thức của nhân loại và gắn liền với triết học. Đến cuối thế kỷ XIX, giátrị học mới tách ra thành một khoa học độc lập và thuật ngữ giátrị được dùng để chỉ một khái niệm của khoa học độc lập. Theo một số từ điển nước ngoài và trong nước, khái niệm "giá trị" thường tập trung vào những nhận thức sau: Từ điển Triết học của Liên Xô (cũ) định nghĩa: Giátrị - những định nghĩa về mặt xã hội của khách thể trong thế giới chung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái đẹp, cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các giátrị là các đặc tínhcủa sự vật hoặc củahiện tượng, tuy nhiên, chúng không phải là cái vốn do thiên nhiên ban cho sự vật, hiện tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể (con người), các giátrị là những đối tượng lợi ích của nó, còn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò những vật định hướng hằng ngày trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con người đối với các sự vật hiện tượng chung quanh [59, tr.52]. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết: Giátrị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giátrị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạođức , trong lý tưởng, tâm thế và mục đích [59, tr.51-52]. Trong Từ điển Tiếng Việt, giátrị được định nghĩa như sau: Cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó. Tác dụng và hiệu lực. Lao động xã hội kết tinh trong sản phẩm hàng hóa. Số đo của một đại lượng [58, tr.407]. Như vậy, giátrị được hiểu theo nhiều nghĩa và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau. Song, quan niệm về giátrị chủ yếu vẫn được xem xét thông qua lăng kính triết học. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử, tính nhận thức được và tính thực tiễn củagiá trị, của các lý tưởng, các chuẩn mực của đời sống con người. Giátrị không phải là ý niệm về sự vật hay chuẩn mực chủ quan về sự vật lý tưởng mà là những hiện tượng xã hội có tính đặc thù, là ý nghĩa hiện thực của sự vật đối với con người. Giátrị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng, nghĩa là từ thực tiễn của con người xã hội. Mọi giátrị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể xem giátrị là những thành tựu của con người góp vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người. Giátrị vì thế được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người. Giátrị là các ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, hay được chia sẻ trong một nhóm hay toàn xã hội, được cá thể, nhóm hoặc xã hội mong muốn coi là có ý nghĩa. Đó là những chất lượng cơ bản để bảo đảm con đường sống các chuẩn tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn. Như vậy, giátrị ở đây được coi là các giátrị bảo đảm cuộc sống, nói chung là các giátrị tích cực bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp [17, tr.60]. Tuy nhiên, cũng có cách nhìn rộng hơn, coi bất cứ cái gì tốt hay xấu, thật hay giả, đều là giá trị. ở góc độ này, giátrị có tính hai mặt: mặt tích cực (những trường hợp nó định hướng tích cực cho hoạt động của con người nhằm đạt tới những mục đích nhân đạo, cao đẹp của đời sống), và mặt tiêu cực (ta thường gọi là "giá trị trái dấu" hay "phản giá trị"). Thường khi nói "giá trị" người ta chỉ quan tâm đến mặt tích cực của nó mà thôi. Qua các khái niệm về giátrị , chúng ta có thể khái quát một số điểm sau: Mọi sự vật, hiện tượng đều có thể xem là có giá trị, dù là vật thể hay tư tưởng miễn nó được người ta thừa nhận, cần đến nó như một nhu cầu và góp phần vào sự phát triển xã hội. Với ý nghĩa như thế đã loại trừ những giátrị thuần túy mang tính hưởng lạc. Giátrị vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử - xã hội. Sự xuất hiện hay mất đi củagiátrị không phụ thuộc vào ý thức của con người (chủ thể) mà nó do yêu cầu của thực tiễn, của từng thời đại lịch sử trong đó con người sống và hoạt động. Dù mang tính khách quan như thế nhưng giátrị không phải là cái gì có tính chất cố hữu, vốn nằm ở bản thân các hiện tượng thiên nhiên như vẻ đẹp của mây, nước, trăng, hoa, như lợi ích của núi, sông, rừng, biển Giátrịcủa sự vật, hiện tượng là kết quả của mối quan hệ không tách rời của chủ thể và khách thể. Thông thường khách thể là nguồn gốc của sự hình thành và tồn tại giá trị, còn chủ thể và mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể là điều kiện tồn tại, phát triển các giátrịcủa khách thể. Có thể nói, giátrị là một phạm trù mang bản chất người, nó được xác định trong mối quan hệ thực tiễn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý về bản chất và về giátrịcủa khách thể. [...]... quá trình lịch sử lâu dài Ngày nay, những người phụnữhiện đại mang trong mình truyềnthống đó và ngày càng tự giác phát huy mạnh mẽ trong hoàn cảnh mới 1.1.2 Những giátrịđạođứctruyềnthống nổi bật của người phụnữBếnTreGiátrịđạođứctruyềnthốngcủa người phụnữBếnTre không nằm ngoài những giátrịđạođứccủa người phụnữ Việt Nam Nổi bật vẫn là truyềnthống anh hùng, bất khuất, trung... hệ khác Quan niệm về giá trịđạođứctruyềnthốngGiátrịđạođứctruyềnthống là một bộ phận trong hệ giátrịtinh thần của dân tộc Nó chiếm vị trí nổi bật, là yếu tố cốt lõi của hệ giátrịtinh thần truyềnthống Việt Nam, thể hiện nét đặc thù củađạođức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã hình thành và lưu truyền qua nhiều thế hệ Các giátrịđạođứctruyềnthống là kết quả của các mối quan hệ... vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trước hết là củaphụnữ Việt Nam” [57, tr.16] Điều đó được lý giải qua những cơ sở hình thành các giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữ Việt Nam Giátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữ Việt Nam Lịch sử phụnữ Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc Vì vậy, đạođứcphụnữ Việt Nam phải gắn liền với đạođức dân tộc, nó được hình thành từ hoàn cảnh lịch sử của dân... tiêu biểu của xứ sở cù lao, giống như cây dừa xanh mượt dịu dàng và thân vẫn kiên cường bám chặt lấy quê hương dù bao lần máu đổ, giống như cây lau mềm mại nhưng cây lau đó lại là bằng thép Đó là nét đặc sắc của những giátrịđạođứctruyềnthống ở người phụnữBếnTre 1.2 Tính tất yếu của việc kếthừagiátrịđạođứctruyềnthốngcủaphụnữBếnTrehiệnnay 1.2.1 Kếthừa là quy luật tất yếu của việc... những quan niệm của các nhà khoa học và quan điểm của Đảng ta về giátrịđạođứctruyền thống, có thể khẳng định các giátrịđạođứctruyềnthống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: yêu nước, anh hùng; lòng nhân ái, khoan dung; tinh thần đoàn kết; cần cù sáng tạo Trong đó, yêu nước là giátrị cốt lõi, giátrị hàng đầu của bậc thang giátrịđạođứctruyềnthống dân tộc Việt Nam Nó là tiêu điểm của các tiêu... xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc ta, là động lực tình cảm lớn nhất trong đời sống của mỗi con người Việt Nam Đối với người phụnữ Việt Nam, các giátrịđạođứccủa họ không tách rời những giátrịđạođứctruyềnthống của dân tộc Bởi lẽ, truyềnthống và tinh hoa củaphụnữ là sự biểu hiệntruyềnthống và tinh hoa của dân tộc, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: Phụnữ là người có tính dân tộc... điểm kếthừacủa phép biện chứng duy vật mác - xít trong quá trình kế thừa, phát triển các giátrịđạođứctruyềnthốngcủa dân tộc Tư tưởng của người chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, là sự kết hợp hài hoà giữa cái truyềnthống và cái hiện đại Quy luật kếthừa không chỉ biểu hiện về mặt thời gian, mối liên hệ giữa truyềnthống và hiện đại,... của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiệncủa mình Một trong những hình thức quan trọng của cái được kếthừa chính là truyền thốngtruyềnthống là cái chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn để tạo ra cái mới Như vậy, kếthừa là “cầu nối”, là “khâu trung gian” giữa truyềnthống và hiện đại Có thể nói, truyềnthống là tiền đề, nền tảng củahiện đại và hiện đại là sự kế thừa, ... tình và dư luận biểu dương” [44, tr.62] Bản thân giátrịđạo đức, xét về mặt thời gian có thể chia thành giátrịđạođứctruyềnthống và giátrịđạođứchiện đại Mỗi dân tộc đều có truyềnthốngcủa mình do lịch sử tạo nên Truyềnthống là sản phẩm của quá trình phát triển của mỗi dân tộc Nó là điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống Đó là những đứctính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ,... huy các giátrịđạođứctruyềnthốngKếthừa là một trong những vấnđề có tính quy luật củaphủ định biện chứng, là cầu nối giữa cái cũ với cái mới Với ý nghĩa đó, tìm hiểu vấnđề "kế thừa" có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn Theo Từ điển Tiếng Việt, kếthừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy những cái có giátrịtinh thần [58, tr.509] Trong Bách khoa thư Triết học Kếthừa là . kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ ở phạm vi Phụ nữ tỉnh Bến Tre. + Chỉ kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống nổi bật của phụ nữ Bến Tre. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp. của phụ nữ tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. + Phân tích thực trạng của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của. LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ