Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 124 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
124
Dung lượng
823,95 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:Ứngdụngtiếnbộkhoahọc,côngnghệvàosảnxuấtnôngnghiệpởtỉnhBếnTrehiệnnay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sảnxuấtnôngnghiệphiện đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của đất nước. Để có một nền nôngnghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền vững, đủ sức hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiếnbộkhoa học kỹ thuật và côngnghệ sinh học vàosản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phát triển các khu nôngnghiệpcôngnghệ cao, sảnxuất hàng hóa lớn, đồng thời giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quyết định đối với con đường phát triển của Việt Nam nói chung, tỉnhBếnTre nói riêng. TỉnhBến Tre, nằm ở cuối nguồn của sông Cửu Long, với ba dãy cù lao và ba vùng nước: mặn, lợ, ngọt tạo thành một vùng sảnxuấtnôngnghiệp đa dạng, phong phú, nhiều tiềm năng. Cùng với cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, những năm qua nôngnghiệpBếnTre có bước phát triển đáng trân trọng góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà. Đó là thành tựu bước đầu của việc ứngdụngtiếnbộkhoahọc,côngnghệ (KH, CN) vàosản xuất, nhất là côngnghệ sinh học (CNSH). Do vậy, tỉnh đã tập trung đầu tư, chuyển giao những tiếnbộ KH, CN cho nông dân trong phát triển nông nghiệp, mà cụ thể là ngành trồng trọt và chăn nuôi, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển của KH, CN và tiềm năng của địa phương, việc ứngdụngtiếnbộ của KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệp để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của BếnTre những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và rộng khắp. Nhiều nơi còn sử dụng kinh nghiệm sảnxuất truyền thống và côngnghệ lạc hậu, năng suất kém. Việc chuyển giao KH, CN cho nông dân ứngdụngvàosảnxuất gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với trình độ tay nghề của họ, chưa phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực. Do đó, đã triệt tiêu ít nhiều vai trò, động lực của KH, CN đối với phát triển nông nghiệp. Xuất phát từ tình hình trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Ứngdụngtiếnbộkhoahọc,côngnghệvàosảnxuấtnôngnghiệpởtỉnhBếnTrehiện nay”, để viết luận văn thạc sỹ kinh tế với mong muốn đóng góp chút công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng, giải pháp sát hợp, đưa nhanh tiếnbộ KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệptỉnhBến Tre, góp phần khai thác, phát huy vai trò, động lực của KH, CN, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; từng bước đưa tỉnh nhà vươn lên sánh vai các tỉnh bạn và cùng cả nước hội nhập sâu với thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc đưa tiếnbộkhoahọc,côngnghệvào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nôngnghiệp nói riêng là đề tài đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể một số tên đề tài, bài viết có liên quan như: - GS, TS Đặng Hữu: Khoa học và côngnghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989. - PTS Danh Sơn (chủ biên): Quan hệ giữa phát triển khoa học và côngnghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong côngnghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. - TS Phan Xuân Dũng: Khoahọc,côngnghệ cho côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản, số 11, 6/ 1999. - GS, Chu Tuấn Nhạ: Tác động của khoahọc,côngnghệ đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học xã hội, số 3/2000. - Nguyễn Đức Lợi: Vận dụngtiếnbộkhoahọc,côngnghệ trong phát triển nôngnghiệp nước ta, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. - Ngô Anh Thư: Ứngdụngtiếnbộkhoahọc,côngnghệvàosảnxuấtnôngnghiệpởtỉnh Bình Định. Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - Cao Quang Xứng: Tiếnbộkhoahọc,côngnghệ và tiến trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - Nguyễn Thị Vân:Ứngdụngtiếnbộkhoahọc,côngnghệvào phát triển nôngnghiệptỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, bài tổng kết, của BộNôngnghiệp và phát triển nông thôn được truy cập từ mạng Internet. Những đề tài nghiên cứu khoahọc, bài viết nêu trên chủ yếu xoay quanh vấn đề ứngdụngtiếnbộ KH, CN vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở những góc độ khác nhau, phần lớn đi vào nghiên cứu mặt kinh tế - kỹ thuật. Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị trong quản lý nông nghiệp, nhưng việc nghiên cứu kết hợp giữa kinh tế học và kinh tế chính trị nhất là thiêng về kinh tế chính trị là chưa được chú ý khai thác nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận để góp phần thúc đẩy ứngdụngtiếnbộ KH, CN vào phát triển nôngnghiệpBếnTre là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Đề tài: Ứngdụngtiếnbộ KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệpởtỉnhBếnTre nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn của KH, CN với sảnxuấtnông nghiệp. Qua đó, đánh giá đúng những nấc thang tiếnbộ của KH, CN trong sảnxuấtnông nghiệp, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế đã định trong kế hoạch, chiến lược mà tỉnh đã đề ra. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, Luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Khái quát về ứngdụngtiếnbộ KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệpở nước ta hiện nay. + Làm rõ thực trạng của việc ứngdụngtiếnbộ KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệpởtỉnhBếnTrehiện nay. + Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình ứngdụngtiếnbộ KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệpởBến Tre, góp phần phát triển nền sảnxuấtnôngnghiệpcôngnghệ cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là ứngdụngtiếnbộ KH,CN vàosảnxuấtnôngnghiệpởBến Tre, mà cụ thể là đối với cây trồng và vật nuôi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn + Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ứngdụngtiếnbộ KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệptỉnhBếnTre , đưa tiếnbộ KH, CN vào lĩnh vực sảnxuất cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnhBếnTrehiện nay. + Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những ứngdụngtiếnbộ KH, CN vàosảnxuất ngành trồng trọt và chăn nuôi ởtỉnhBếnTre từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Xuất phát từ cơ sở lý luận của các nhà kinh điển, nhà khoa học trong và ngoài nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nghiên cứu, đầu tư cho KH, CN vào phát triển nông nghiệp. Luận văn có sự kế thừa những thành tựu đạt được trong việc đưa KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệpở nước ta. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trừu tượng hoá khoahọc, cùng với các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…để chứng minh và rút ra kết luậnkhoa học cho luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ những khó khăn trong việc chuyển giao KH, CN và ứngdụngvàosảnxuấtnôngnghiệpởtỉnhBến Tre. - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứngdụng KH, CN có hiệu quả cho sảnxuấtnôngnghiệp của tỉnh. - Nâng cao nhận thức, góp phần đẩy nhanh việc nghiên cứu, ứngdụngtiếnbộ KH, CN vào quá trình phát triển sảnxuấtnôngnghiệpởBến Tre, cho bản thân tác giả và đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnhBếnTre trong nghiên cứu, giảng dạy. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNGDỤNGTIẾNBỘKHOAHỌC,CÔNGNGHỆVÀOSẢNXUẤTNÔNGNGHIỆP 1.1. TIẾNBỘKHOAHỌC,CÔNGNGHỆ VÀ ỨNGDỤNGTIẾNBỘKHOAHỌC,CÔNGNGHỆVÀOSẢNXUẤT 1.1.1. Khoahọc,côngnghệ và tiếnbộkhoahọc,côngnghệ 1.1.1.1. Các quan niệm về khoahọc,côngnghệ Ngày nay, khi khoa học và côngnghệ đã trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp, năng suất lao động không ngừng được nâng cao, cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự chuyển biến mạnh mẽ, mọi mặt của đời sống xã hội loài người thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, khi bàn về thuật ngữ khoahọc,công nghệ, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau: Khoahọc, tiếng Latin là “Scientia”, có nghĩa là “kiến thức” hoặc “hiểu biết”, là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật, hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm bằng mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích luỹ được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến đó là khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hoá. Theo Luật Khoa học và côngnghệ năm 2000 “ Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [28, tr.8]. Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như các hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực [56, tr.526]. Theo ý kiến của các nhà triết học: Khoa học (Science) là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Những quan niệm trên cho thấy, bản chất của khoa học là hệ thống tri thức mang tính quy luật. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng: nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Bên cạnh đó, cũng có những quan niệm nhấn mạnh về mặt cơ cấu – chức năng của khoahọc, xem xét nó như là một hình thái ý thức xã hội. Có quan niệm khác chú trọng tới những yếu tố sảnxuất của nó, chẳng hạn: Khoa học là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích sảnxuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong đó bao gồm tất cả những yếu tố của sự sản xuất: các nhà khoahọc, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của họ; sự phân công và hợp tác lao động khoa học; những cơ quan khoa học; những trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; những phương pháp nghiên cứu khoa học; hệ thống các khái niệm, phạm trù, hệ thống thông tin khoa học cũng như toàn bộ những tri thức hiện có với tư cách là tiền đề hoặc kết quả của lao động khoa học. Như vậy, về thực chất khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội, là sự khám phá của con người đối với các hiện tượng và thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan, từ đó làm thay đổi nhận thức của con người và biến chúng thành hiện thực. Phạm vi ảnh huởng của khoa học rất lớn, cả bề rộng lẫn bề sâu. Xã hội loài người càng phát triển thì khoa học cũng ngày càng phát triển và phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa và phức tạp hóa hơn. Hiệnnay phổ biến có ba cách phân loại cơ bản: Theo đối tượng nghiên cứu: Khoa học tự nhiên, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên. Khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu hiện tượng, quá trình, quy luật vận động, phát triển của xã hội và bản thân của con người. Theo mục tiêu nghiên cứu: Có khoa học cơ bản; khoa học ứng dụng. Theo phân loại của UNESCO: Thì bao gồm khoa học tự nhiên; khoa học kinh tế; khoa học nông nghiệp; khoa học y học; khoa học kỹ thuật; khoa học xã hội và nhân văn. Tóm lại, khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực hoạt động nghềnghiệp xã hội có tính đặc thù nhằm tìm kiếm, sắp xếp một cách có hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy trên cơ sở tổng hợp, khái quát những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lịch sử, từ thực tiễn hoạt động sảnxuất và đời sống để định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn của con người. Công nghệ: Thuật ngữ Côngnghệ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Technologia” hay “vexvonopơ”. “Techne” có nghĩa là “thủ công” và “logia” là “châm ngôn”; “Technologia” là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Trong tiếng Anh, côngnghệ là “Technology” có nghĩa là “tài nghệ học”, sự tinh xảo của tay nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, bí quyết… để đạt tới sản phẩm chất lượng cao của nghề thủ công trước đó. Tùy theo ngữ cảnh và góc độ nghiên cứu mà thuật ngữ côngnghệ có thể được hiểu: Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề. Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề. Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau. Thuật ngữ côngnghệ vì vậy thông thường đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ. Các nhà kinh tế học thì xem côngnghệ như là trạng thái hiện tại của kiến thức của con người trong việc kết hợp các nguồn lực để sảnxuất ra các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của con người về sảnxuất như thế nào?). Như vậy, côngnghệ có thể thay đổi khi kiến thức kỹ thuật của con người tăng lên. Theo Tổ chức phát triển côngnghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO): “Công nghệ là việc áp dụngkhoa học vàocông nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp” [26, tr.43]. Định nghĩa này chỉ xét ở một khía cạnh nào đó của khoa học trong việc sử dụng nó một cách có hiệu quả (như trong lĩnh vực côngnghiệp mà thôi). Tổ chức Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) thì đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó định nghĩa được mở rộng, “nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin”[26, tr.43]. Định nghĩa này được mở rộng hơn trên các lĩnh vực chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin và đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh côngnghệ thực thụ. Theo khoa học luận: Côngnghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiệndùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Đây là khái niệm mang tính khái quát tương đối đầy đủ. Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Côngnghệ là tổng thể nói chung các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụngvào quy trình sảnxuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ [56, tr.270]. Nhìn chung các quan niệm đều đi vào làm rõ côngnghệ là môn khoa học ứngdụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học bao gồm các phương tiện kỹ thuật, công cụ, kỹ năng, bí quyết, phương pháp… sử dụng trong quá trình sảnxuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Ngày nay, côngnghệ về mặt nội dung gồm bốn bộ phận hợp thành được gọi là bốn thành phần công nghệ: Một là, phần kỹ thuật là phần côngnghệ được hàm chứa ở trong các phương tiện kỹ thuật; bao gồm: các công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác. Trong công nghệ, các thành phần này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi, ứng với một quy trình côngnghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. Các phần kỹ thuật của côngnghệ chính là “phần cứng”. Hai là, phần con người là phần côngnghệ hàm chứa trong kỹ năng con người trong quá trình hoạt động côngnghệ bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, khả năng học hỏi và các tố chất của con người. Ba là, phần thông tin là phần côngnghệ được hàm chứa trong các dữ liệu và nhờ đó con người có thể sử dụng, thực hiện nó một cách hiệu quả các hoạt động công nghệ, [...]... DỤNGTIẾNBỘKHOAHỌC,CÔNGNGHỆ 1.3.1 Kinh nghiệm trong nước 1.3.1.1 Mô hình ứng dụngtiếnbộkhoa học, côngnghệvàosảnxuất rau, hoa Đà Lạt Theo BộNôngnghiệp và Phát triển nông thôn Vụ khoa học - công nghệ, đánh giá tình hình phát triển nôngnghiệpcôngnghệ cao thì ở Thành phố Đà Lạt có 40.000ha, trong đó sảnxuất rau 500ha, hoa 200ha, còn lại là diện tích dùng cho sảnxuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, ... tiếnbộkhoa học đánh dấu sự phát triển mới của khoahọc, còn côngnghệsảnxuất là sự cụ thể hoá việc vận dụngtiếnbộkhoa học đó vàosảnxuất thông qua một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp Nói cách khác, sự tăng lên về trình độ hiểu biết của con người được đánh dấu bằng sự xuấthiện của những tiếnbộkhoa học Đến lượt mình, những tiếnbộkhoa học đó lại được thực hiện qua các côngnghệsản xuất. .. điểm riêng của nó làm cho việc ứngdụngtiếnbộ KH, CN vàosảnxuấtnôngnghiệp cũng rất đa dạng và phong phú ứng trên các giác độ khác nhau có thể xét dưới những góc độ khác nhau như: - Xét dưới góc độ là một quan hệ kinh tế, người ta phân chia thành từng loại sau đây: + Ứngdụngtiếnbộ KH, CN về công cụ sảnxuất là việc đưa vàosảnxuất những công cụ sảnxuất mới có tác dụng giảm nhẹ cường độ lao động,... trình sảnxuấtnôngnghiệp Việc ứngdụng đó ở các khâu công việc trong cả quá trình sảnxuất một cách tương xứng đồng bộ về trình độ sẽ tạo nên tính hệ thống nhằm đạt mục tiêu hiệu quả tổng hợp của sảnxuấtnôngnghiệp - Xét dưới góc độ kỹ thuật, ứngdụngtiếnbộ KH, CN cũng được phân loại dựa trên các tiêu chí sau: + Về vật tư kỹ thuật cho sản xuất: những vật tư kỹ thuật như giống mới, phân hoá học,. .. kính và 2ha nhà bằng thép Hiện nay, với việc sảnxuất hoa côngnghệ cao như vậy đã đưa xuất khẩu đạt 55%, trong đó 90% sang thị trường Nhật Bản, mang lại nguồn thu rất cao cho nông dân Thành phố Đây là mô hình sảnxuất có hiệu quả cần nhân rộng đối với những thành phố có khí hậu và nhiệt độ tương tự [10, tr.1] 1.3.1.2 Mô hình ứng dụngtiếnbộkhoa học, côngnghệvàosảnxuấtnôngnghiệp Thành phố Hồ Chí... càng hoàn thiện, trình độ của người lao động ngày càng thành thạo, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng lên trong điều kiện xã hội ngày càng thuận lợi; của cải xã hội ngày càng dồi dào và phúc lợi xã hội ngày càng được thực hiện tốt hơn 1.1.2 Ứng dụngtiếnbộkhoa học, côngnghệvàosảnxuất 1.1.2.1 Các quan niệm khác nhau về ứng dụngkhoa học, côngnghệ Sự phong phú và đa dạng của sảnxuấtnông nghịêp... chưa đạt được mong đợi của người sảnxuất Đó cũng là những hạn chế đòi hỏi sự xuấthiện liên tiếp của những tiếnbộ KH, CN mới 1.1.2.2 Các mô hình về ứngdụngkhoahọc,côngnghệvàosảnxuất Trong chặng đường phát triển của nền kinh tế đất nước, những tiếnbộ về KH, CN đã tác động rất lớn đối với quá trình CNH, HĐH Ứngdụngtiếnbộ KH, CN góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,... bảo quản nôngsản và bảo vệ cây trồng; chế phẩm Bacteriocin để bảo quản thực phẩm tươi sống Đang tiếp tục nghiên cứu sảnxuất axit amin L-lysin, methionin từ phế phụ phẩm của côngnghiệp đường; men từ cám gạo [8, tr.1] Việc ứngdụng rộng rãi những thành tựu côngnghệ sinh học ở nước ta hiệnnay sẽ tạo ra bước đột phá về công nghệsảnxuấtnôngnghiệp và cải tạo cơ bản ngành nôngnghiệp đi vào CNH,... của khoa học ngày càng tăng trong xã hội Khoa học có vai trò quyết định đối với sự phát triển Nhờ những phát minh lớn của khoahọc, một xu hướng mới đã hình thành là nhiều ngành côngnghiệp mới như điện tử và tin học,côngnghệ vật liệu mới, côngnghệ sinh học,côngnghệ vật liệu composit, sợi quang học,côngnghệ biến đổi gen, côngnghệ vũ trụ, côngnghệ nano… là kết quả trực tiếp của việc vận dụng. .. việc sảnxuất từng cây, con sẽ làm phong phú hơn nội dungứngdụngtiếnbộ KH, CN bởi tính chất đặc thù của chúng + Theo công việc Sảnxuấtnôngnghiệp là sự tiếp nối liên tiếp các khâu như làm đất sảnxuất giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trong ngành trồng trọt hay sảnxuất giống, thức ăn gia súc, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm trong ngành chăn nuôi Ứngdụngtiếnbộ KH, CN ở các khâu công . ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT 1.1.1. Khoa học, công nghệ và tiến bộ. LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất nông nghiệp hiện đóng. phát triển nông nghiệp. Xuất phát từ tình hình trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay , để viết luận văn