0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nhóm giải pháp kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY POT (Trang 78 -86 )

đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự quy định của đời sống kinh tế, là sự phản ánh quan hệ lợi ích của con người. Muốn phát triển đạo đức xã hội nói chung, đạo đức người phụ nữ nói riêng phải xuất phát từ nền tảng vật chất, từ những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Vì vậy, Bến Tre cần thiết phải tạo một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh để người phụ nữ kế thừa và phát huy tốt những giá trị đạo đức truyền thống của mình.

Thứ nhất, phải phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động việc làm, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người phụ nữ

Trong những năm qua, nền kinh tế Bến Tre phát triển với quy mô và tốc độ khá chậm. Để đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Bến Tre phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh nhà. Từ đó tạo ra một môi trường kinh tế lành mạnh thể hiện tính nhân văn trong việc giải quyết quan hệ lợi ích, đảm bảo cho các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre được phát huy và phát triển đúng hướng.

Môi trường kinh tế lành mạnh là một môi trường trong đó sự phát triển kinh tế không kìm hãm sự phát triển đạo đức xã hội, đặc biệt là không tạo ra những nghịch lý, phủ định quá trình kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ. Với ý nghĩa đó, phát triển kinh tế phải là tiền đề vật chất của quá trình phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Đến lượt nó, giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ được kế thừa và phát huy mạnh mẽ sẽ trở thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình phát triển, Bến Tre phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng đắn, đứng trên quan điểm giới để khơi dậy nguồn động lực lớn lao ấy.

Cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Bến Tre, đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực lao động, việc làm, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và giải phóng phụ nữ. Cơ hội tạo việc làm cho phụ nữ trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn, không chỉ vì phụ nữ Bến Tre chiếm 52% dân số của

tỉnh mà còn vì trong xã hội vẫn còn tồn tại quan niệm lỗi thời cho rằng, phụ nữ làm việc nhà nên vấn đề việc làm không cấp bách bằng nam giới. Thiếu việc làm và nghèo đói là nguyên nhân cơ bản đẩy người phụ nữ vào con đường phạm pháp, sa vào các tệ nạn xã hội,... đánh mất nhân phẩm của mình, làm giảm địa vị và những giá trị đóng góp của họ cho gia đình và cho xã hội. Vì vậy, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, tạo cơ hội để họ tiếp cận các nguồn lực kinh tế nhằm ổn định, phát triển đời sống vật chất là điều kiện cơ bản cho sự phát triển đời sống đạo đức, tinh thần của người phụ nữ.

Việc phát triển các thành phần kinh tế ở Bến Tre không chỉ là chính sách giải phóng mọi năng lực sản xuất mà còn là giải pháp quan trọng để tạo nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là phát huy tiềm năng lao động nữ. Hiện nay ở Bến Tre, lực lượng lao động nữ tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó, Nhà nước cần tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình. Đây là những thành phần kinh tế thu hút nhiều lao động nữ nên cần có chính sách hỗ trợ phát triển mạnh hơn.

Cùng với việc phát triển các thành phần kinh tế, Bến Tre tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Quá trình này sẽ tác động tích cực đến chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh, từ đó dẫn đến đa dạng hoá việc làm và đa dạng hoá thu nhập cho lao động nữ. Trong chuyển dịch cơ cấu lao động, phải rất coi trọng chuyển dịch ngay trong quy mô hộ gia đình, khuyến khích hình thức lao động tại nhà, áp dụng thời gian lao động linh hoạt... để phụ nữ vừa làm việc vừa có điều kiện chăm sóc con cái, phục vụ gia đình, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Phải biết phát triển khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc làm phi nông nghiệp, dịch vụ công cộng... là nơi có khả năng thu hút nhiều lao động nữ. Tiếp tục đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đồng thời du nhập và phát triển thêm các nghề mới ở nông thôn. Đó là cơ sở để giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nữ ở nông thôn, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”.

Theo báo cáo của Sở Công nghiệp, những năm qua, nhiều làng nghề ở Bến Tre được sắp xếp, củng cố và không ngừng phát triển. Một số làng nghề phát triển mạnh

như: sản xuất than gáo dừa, chỉ xơ dừa An Thạnh, Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày); sản xuất kẹo dừa Phường VII (Thị xã Bến Tre); sản xuất chiếu thảm, lưới xơ dừa, hàng thủ công mỹ nghệ An Hiệp (Châu Thành),...

Việc phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn Bến Tre đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Nó góp phần chuyển một bộ phận lao động nữ từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Đây là con đường ngắn của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre. Đồng thời, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn, lao động thời vụ ở nông thôn, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh, đặc biệt là hạn chế tệ nạn xã hội, giảm bớt sức ép cho các đô thị và thành phố lớn do lực lượng lao động nữ từ nông thôn ra tìm việc. Với hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn đó, phát triển nghề mới và khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Bến Tre cần được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa. Trên thực tế, phần lớn các làng nghề phát triển manh mún, mang tính tự phát và phân tán trong các hộ gia đình, công nghệ lạc hậu, chủ yếu là thủ công truyền thống, thị trường tiêu thụ hạn hẹp và không ổn định. Nhiều làng nghề gây ô nhiễm môi trường rất nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Theo kết luận của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 (khóa VII), Bến Tre mới có phương hướng “triển khai đề án phát triển làng nghề nông thôn, củng cố và phát triển làng nghề truyền thống. Xây dựng các tiêu chí làng nghề, hỗ trợ các làng nghề phát triển đạt tiêu chí theo quy định và được công nhận". Có thể nói, đây là giải pháp thiết thực nhằm phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre cùng với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm hiện nay.

Ngoài ra, Bến Tre phải phát triển mạnh mẽ thị trường sức lao động để sử dụng có hiệu quả lao động nói chung và lao động nữ nói tiêng. Hiện nay, xuất khẩu lao động được xem là hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở Bến Tre. Tuy nhiên, họ sẽ dễ bị bóc lột, không có điều kiện thăng tiến và cải thiện nghề nghiệp, thậm chí bị đối xử tàn nhẫn và bị lạm dụng tình dục... Tình trạng nữ lao động Việt Nam bỏ trốn ở một số nước cho thấy rõ điều đó. Vì vậy, trong công tác xuất khẩu lao động, tỉnh cần có kế hoạch liên kết chặt chẽ về mặt pháp lý với các đối tác ngoài tỉnh và nước ngoài, nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động, đặc biệt là nhân phẩm của lao động nữ. Đồng thời, tỉnh

cần có kế hoạch hướng nghiệp, đào tạo cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động có kiến thức nhất định về chuyên môn, ngôn ngữ, văn hoá của nước sẽ đến lao động, nhất là sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, hợp đồng lao động. Ngoài ra, tỉnh cũng cần hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nghèo và tín dụng cho người tham gia xuất khẩu lao động.

Có thể nói, việc phát triển các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, xuất khẩu lao động là những giải pháp quan trọng góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nữ ở Bến Tre, nâng cao trình độ kỹ thuật của người phụ nữ lên một bước. Đồng thời, đó là hướng trực tiếp làm xuất hiện nhân cách mới, hình thành những phẩm chất đạo đức mới ở người phụ nữ, bổ sung và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của giới nữ.

Song, phát triển kinh tế không phải là điều kiện duy nhất của quá trình kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ. Quá trình đó còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có môi trường văn hóa, đạo đức của gia đình và xã hội.

Thứ hai, xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình và xã hội

Cùng với việc tạo dựng môi trường kinh tế lành mạnh, hình thành những điều kiện vật chất cho quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre đòi hỏi phải xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh cả trong gia đình và xã hội. Đó là nơi chứa đựng những giá trị đạo đức truyền thống và các mối quan hệ đạo đức của con người, có vai trò to lớn, tác động, quy định sự phát triển đạo đức của người phụ nữ. Để có được môi trường đạo đức tốt, không thể tách rời mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Gia đình là tế bào xã hội, là xã hội thu nhỏ, có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nền đạo đức xã hội và cá nhân. Gia đình đầm ấm sẽ góp phần vào sự phát triển hài hoà của xã hội, gia đình càng nề nếp thì kỷ cương xã hội càng nghiêm minh. Ngược lại, xã hội tiến bộ, lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho gia đình ổn định và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà chú ý hạt nhân cho tốt” [42, tr.523]. Và Đảng ta cũng đã khẳng định “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái

nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [9, tr.15].

Chính vì vị trí quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm coi trọng việc xây dựng “gia đình văn hoá”, coi đó là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Ngày nay, phụ nữ Bến Tre đã đăng ký thực hiện gia đình 4 chuẩn mực “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, đúng với chủ trương của Đảng “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc làm cho gia đình thực sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hoá của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác” [11, tr.112-113].

Đồng thời, khi nói đến gia đình là gắn liền với vị trí, vai trò, tình cảm của người phụ nữ. Phụ nữ luôn là biểu tượng cao đẹp của mối quan hệ gia đình tốt đẹp. Họ là “trung tâm của sự điều hoà”, là cầu nối của tình cảm, là sợi dây thắt chặt mối quan hệ gia đình. Hạnh phúc của người phụ nữ chính là hạnh phúc và sự phát triển bền vững của gia đình. Chính vì vậy, gia đình hạnh phúc, yên vui là điểm tựa vững chắc, là niềm tin, động lực để phụ nữ hoàn thành tốt công việc gia đình và xã hội.

Trong gia đình, người phụ nữ luôn giữ vị trí hàng đầu, giữ vai trò chủ yếu từ việc tổ chức đời sống kinh tế đến đời sống văn hoá tình cảm, giáo dục con cái trong gia đình do đặc trưng về giới tính, thiên chức vốn có của họ. mặc dù xây dựng tổ ấm gia đình là trách nhiệm của cả vợ và chồng nhưng một thực tế đã được nhiều thế hệ người Việt Nam khái quát là “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Ngày nay, người phụ nữ không chỉ có trách nhiệm sinh con, nuôi con mà quan trọng hơn là giáo dục con, nghĩa là không chỉ nuôi con khỏe mà còn dạy con ngoan, học giỏi. đồng thời hướng dẫn con vào các hoạt động vui chơi giải trí, học tập, lao động lành mạnh, giúp con tránh được những thói hư tật xấu. người phụ nữ không chỉ giáo dục kiến thức về tự nhiên xã hội mà còn giáo dục định hướng về nhân cách, đạo đức cho con, thường xuyên chia sẻ tâm tư tình cảm của con, thể hiện lòng nhân hậu, vị tha và luôn là tấm gương sáng cho con học tập, noi theo.

Trong điều kiện hiện nay, tệ nạn xã hội luôn là nỗi lo của nhiều gia đình thì vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc không chỉ là tình thương,

trách nhiệm mà cần có kiến thức khoa học, hiểu biết pháp luật, mẫu mực trong cuộc sống gia đình và xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng gia đình văn hoá, đạo đức lành mạnh thì trước hết người phụ nữ phải có văn hoá, luôn kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức cao quý của giới mình và của cả dân tộc. Nghĩa là, để trở thành nhà giáo dục của con cái, người phụ nữ trước hết phải được giáo dục đúng như quan điểm của C.Mác: "Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục" [36, tr.10]. Vì thế, các cấp Hội phụ nữ phải thường xuyên hướng dẫn cho phụ nữ tổ chức cuộc sống gia đình, nâng cao kiến thức và trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. đồng thời vận động nam giới chia sẻ trách nhiệm để cùng nhau xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Ngoài ra phải giáo dục truyền thống văn hoá gia đình Việt Nam, ứng xử trong gia đình, những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cho phụ nữ. từ đó giúp họ có kiến thức về xây dựng gia đình văn hoá, hoà thuận, hạnh phúc.

Mặt khác, tăng cường giáo dục pháp luật trong phụ nữ, vận động thực hiện luật hôn nhân và gia đình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người phụ nữ, góp phần tích cực ngăn chặn sự ngược đãi phụ nữ, trẻ em và lạm dụng tình dục trẻ em gái.

để xây dựng được một gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, người phụ nữ không chỉ là người mẹ mẫu mực mà còn phải hoàn thành tốt vai trò người con hiếu thảo và người vợ thủy chung. người phụ nữ luôn phấn đấu vươn lên trở thành người bạn sẻ chia gánh vác cùng chồng, luôn sát cánh bên chồng để động viên, an ủi, khuyến khích chồng phấn đấu về mọi mặt, làm những việc có ích cho gia đình và xã hội. người phụ nữ phải tôn trọng, thủy chung, yêu thương, chăm sóc chồng với sự tế nhị, dịu dàng vốn có của mình. đồng thời, phụ nữ cần hiểu công việc của chồng và giúp chồng hiểu công việc của mình để cảm thông chia sẻ. Không những thế, người phụ nữ còn phải thể hiện lòng tôn trọng và hiếu thảo của người con đối với bậc sinh thành, dưỡng dục chồng mình, giúp chồng tạo nên những mối quan hệ thân thiết với gia đình


Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY POT (Trang 78 -86 )

×