Nhóm giải pháp văn hoá giáo dục

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay pot (Trang 93 - 105)

Thứ nhất, coi trọng giáo dục và tự giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với phụ nữ

Bến Tre là tỉnh vốn có truyền thống lịch sử văn hoá đáng tự hào. Đó là điều kiện thuận lợi để các tầng lớp phụ nữ Bến Tre hôm nay vượt qua mọi khó khăn, phát huy mạnh mẽ những giá trị đạo đức truyền thống của giới mình. Tuy nhiên, để quá trình kế thừa và phát huy truyền thống ấy đạt hiệu quả cao, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh nhà, nâng cao đời sống vật chất của người phụ nữ, một yêu cầu cấp thiết hiện nay là đẩy mạnh công tác giáo dục và tự giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống của người phụ nữ Bến Tre cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người phụ nữ. từ đó giúp họ hiểu biết, tôn trọng và có ý thức giữ gìn, bồi đắp làm phong phú thêm các giá trị đạo đức truyền thống.

Quá trình giáo dục và tự giáo dục đạo đức truyền thống phải được thực hiện và có sự kết hợp hài hoà giữa môi trường gia đình - nhà trường - xã hội. Tác động của môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đến việc hình thành phẩm chất đạo đức của những thế hệ phụ nữ trẻ. trong môi trường gia đình, cần nhấn mạnh việc giáo dục lối sống tình nghĩa, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, lòng kính trọng ông bà, cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, thái độ chăm chỉ học tập và yêu lao động, trân trọng và biết ơn sự cống hiến của các thế hệ cha, anh... Đặc biệt giáo dục gia đình nên chú trọng phương

pháp nêu gương. Ông bà, cha mẹ phải là những tấm gương sáng ngời soi rọi trực tiếp cho sự phát triển tâm hồn của trẻ em gái. Đó là truyền thống được các gia đình Việt Nam nâng niu, gìn giữ từ đời này qua đời khác.

Kết hợp với giáo dục trong gia đình, giáo dục trong môi trường xã hội sẽ góp phần tạo cho đất nước những thế hệ phụ nữ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức, văn hóa nhất là truyền thống lịch sử - văn hoá của quê hương, truyền thống hào hùng của phụ nữ Bến Tre trong các trường phổ thông và cao đẳng. Từ đó nâng cao lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của nữ sinh với bản thân, gia đình và quê hương trong việc giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống.

Giáo dục đạo đức truyền thống trong môi trường xã hội thông qua các lễ hội truyền thống, các ngày lễ lớn hằng năm và các phong trào quần chúng rộng rãi. Ngoài những ngày lễ và kỷ niệm trong năm như ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10... Bến Tre còn tổ chức ngày Truyền thống văn hoá Bến Tre (1/7), ngày Bến Tre Đồng khởi (17/1), tổ chức các cuộc họp mặt, liên hoan, giao lưu như: Họp mặt truyền thống "đội quân tóc dài", phụ nữ khu 8, người con hiếu thảo... Đây là những dịp để giáo dục một cách thiết thực truyền thống của quê hương, để những người phụ nữ ôn lại truyền thống đầy tự hào của mình và tiếp tục phát huy trong điều kiện mới. Nhân những dịp kỷ niệm như thế, các cấp Hội phụ nữ tổ chức các phong trào “Về nguồn”, thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”của quê hương. Đặc biệt phải tổ chức tuyên truyền “Ngày gia đình” 28/6, tuyên truyền về chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH để phụ nữ phấn đấu vươn lên trở thành người phụ nữ mới xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Giáo dục truyền thống trong môi trường gia đình-nhà trường-xã hội có tác dụng to lớn trong phát triển đạo đức của người phụ nữ. Song, quá trình đó chỉ đạt được hiệu quả tốt nếu người phụ nữ biến nó thành quá trình tự giáo dục cho mình. Tự giáo dục đạo đức truyền thống ở người phụ nữ được thể hiện thông qua sự nhận thức, tình cảm,

tâm lý, lối sống của họ. Từ nhận thức đúng đắn về giá trị đạo đức truyền thống, mỗi người phụ nữ biến nó thành tình cảm và thể hiện qua hành vi, lối sống, tham gia sôi nổi vào các phong trào thi đua yêu nước hoà cùng khí thế của phong trào “Đồng khởi mới”. Phụ nữ phải tự khẳng định vị trí, vai trò của mình bằng chính năng lực và trình độ của bản thân, kế thừa có chọn lọc những truyền thống quý báu và nâng cao ý nghĩa của chúng trong cuộc sống hiện tại.

Có thể nói, việc coi trọng giáo dục và tự giáo dục đạo đức truyền thống đối với phụ nữ là giải pháp hữu hiệu để người phụ nữ Bến Tre phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức truyền thống của mình và của quê hương, bởi lẽ chính người phụ nữ là chủ thể trực tiếp của quá trình đó.

Thứ hai, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho người phụ nữ. Đó là điều kiện đảm bảo để phụ nữ Bến Tre kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của mình trong giai đoạn hiện nay.

Để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho phụ nữ, trước hết phải tăng cường giáo dục - đào tạo cho phụ nữ nhằm nâng cao trình độ học vấn của họ. Hiện nay, trình độ học vấn của phụ nữ Bến Tre nhìn chung rất thấp gây nên khó khăn nhất định trong việc nhận thức. Do đó, phải chú trọng đến việc phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em gái, đặc biệt là ở nông thôn. Bến Tre đã hoàn thành sớm chương trình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đang thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tuy nhiên, số phụ nữ và trẻ em gái tái mù chữ vẫn còn. Vì vậy, các cấp Hội phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với ngành giáo dục, Bộ đội Biên phòng, các đoàn thể,... tổ chức các lớp học tình thương, lớp xoá mù chữ, lớp phổ cập giáo dục tiểu học, động viên phụ nữ và trẻ em gái tham gia. Đồng thời thường xuyên phát động phong trào học bổng Nguyễn Thị Định để giúp đỡ những học sinh nghèo vượt khó, học giỏi nhất là các em có nguy cơ bỏ học, tạo điều kiện khuyến khích cho trẻ em gái học hết phổ thông trung học và đào tạo nghề chuyên môn. Ngoài ra, trong kế hoạch giáo dục - đào tạo phải nâng tỉ lệ học sinh nữ ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, nâng dần tỉ lệ nữ sinh viên và tỉ lệ lao động nữ qua đào tạo. Đặc biệt, phải coi trọng phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cá nhân phụ nữ để đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước.

Vấn đề giáo dục có tác dụng to lớn đối với sự phát triển đạo đức của người phụ nữ, bởi lẽ, sự hiểu biết luôn là ngọn nguồn của tính tự giác. Khi trình độ học vấn được nâng cao giúp phụ nữ có được sự nhận thức đúng đắn, hiểu biết về những quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Từ đó họ biết đánh giá, lựa chọn những giá trị đạo đức và điều chỉnh thái độ, hành vi theo những giá trị ấy. Song, sự hiểu biết về đạo đức đòi hỏi phải gắn liền với tình cảm và niềm tin đạo đức. Có như thế mới giúp người phụ nữ chiến thắng những cám dỗ, vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tự nguyện giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của mình.

Cùng với việc tăng cường giáo dục - đào tạo nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đến với phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn. Tuyên truyền Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, kiến thức về giới, công ước cedaw, chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ... Thường xuyên tổ chức truyền thông rộng rãi trao đổi, toạ đàm về chuẩn mực người phụ nữ trong thời kỳ mới, về phòng, chống bạo hành trong gia đình; về vai trò phụ nữ trong phòng, chống tệ nạn xã hội từ gia đình, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.

Phải thường xuyên phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ, tổ chức cho phụ nữ học tập những điểm chính về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, luật Dân sự, Pháp lệnh dân số,... nhằm nâng cao ý thức pháp luật ở người phụ nữ, giúp họ không đi vào con đường tệ nạn, phạm pháp.

Để công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ nhận thức của người phụ nữ đạt hiệu quả, phải tổ chức thông qua những cuộc thi với nội dung phong phú và sinh động, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia như: Hội thi tuyên truyền viên; cán bộ Hội giỏi; phụ nữ với kiến thức pháp luật; thi tìm hiểu về Giới và bình đẳng giới... Như thế, phụ nữ mới có thể tiếp cận được các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, đảm bảo cho quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của giới mình.

Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre không nằm ngoài những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Song, nó được hình thành và biểu hiện với những sắc thái riêng bởi điều kiện lịch sử, điều kiện sinh hoạt vật chất của vùng đất ba dải cù lao. Truyền thống ấy gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của quê hương, từ buổi đầu khai hoang mở đất cho đến các thời kỳ đấu tranh cách mạng, nhất là trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân. Khi đất nước thống nhất, chính những truyền thống quý báu ấy đã giúp người phụ nữ Bến Tre vượt qua mọi khó khăn thử thách để hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại quê hương. Ngày nay, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, đòi hỏi phải kế thừa và phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre. Đó là một trong những yếu tố quan trọng của sự nghiệp xây dựng người phụ nữ mới với đầy đủ những phẩm chất: yêu nước, có tri thức, năng động, sáng tạo, có sức khoẻ, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Đồng thời, nó còn là nhân tố góp phần to lớn để Bến Tre phát huy nội lực của tỉnh nhà thực hiện thắng lợi phong trào “Đồng khởi mới”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, phụ nữ Bến Tre đã phát huy mạnh mẽ truyền thống “Đồng khởi” của quê hương, truyền thống "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" của "đội quân tóc dài", phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình đó, người phụ nữ chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, của những yếu tố bên ngoài và của chính địa phương, làm ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức truyền thống và quá trình kế thừa, phát huy chúng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời làm nảy sinh những mâu thuẫn của chính quá trình đó.

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà với vấn đề việc làm, thu nhập của người phụ nữ.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa sự tồn tại trên thực tế những tệ nạn trong gia đình và xã hội với yêu cầu phát triển đạo đức của người phụ nữ Bến Tre.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa sự nghiệp phát triển và giải phóng phụ nữ với gánh nặng gia đình và xã hội ngày càng tăng đối với phụ nữ.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa sự hạn chế trình độ nhận thức của người phụ nữ với quá trình giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của giới mình.

Để giải quyết những mâu thuẫn trên một cách có hiệu quả, phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: kinh tế-xã hội, chính trị và nhóm giải pháp văn hoá giáo dục. Từ đó tạo nên tiền đề vật chất và tinh thần phát huy mạnh mẽ những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre. Những giá trị ấy luôn là cội nguồn, là sức mạnh để người phụ nữ vượt qua những khó khăn, thử thách, ngăn ngừa, khắc phục những phản giá trị đạo đức, góp phần hoàn thiện nhân cách người phụ nữ Bến Tre hôm nay.

Với vai trò to lớn và truyền thống đáng tự hào của phụ nữ Bến Tre, tác giả luận văn xin kiến nghị:

- Bến Tre cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn về vai trò và nét đặc thù của người phụ nữ Bến Tre. Đó sẽ là nguồn tài liệu quý báu để những thế hệ phụ nữ mai sau hiểu rõ hơn về truyền thống của giới mình.

- Cần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống phụ nữ Bến Tre cho các tầng lớp phụ nữ.

- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bách khoa thư Triết học (1967), tập 4, Nxb Bách khoa thư Xô viết, Mátxcơva.

2. Báo Đồng khởi (2005), Số đặc biệt kỷ niệm 30 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

3. Huỳnh Văn Be (2005), "Phát huy tinh thần Đồng khởi, Bến Tre đổi mới công tác xây dựng Đảng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển", Tạp chí Cộng sản, (7), tr.7.

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển", Tạp chí Triết học, (2), tr.16-19.

5. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (1975), tập 20, Nxb Bách khoa thư Xô viết,

Mátxcơva.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết 09 Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Bến Tre (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VI.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Bến Tre (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII.

16. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Chương trình khoa học - công nghệ KX.07, Hà Nội.

18. Lê Thị Minh Hiệp (2000), Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay pot (Trang 93 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)