của người phụ nữ Bến Tre hiện nay
Sau khi thống nhất đất nước, Bến Tre là một trong những tỉnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất và hậu quả để lại thật là nghiêm trọng. Vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, Bến Tre vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng lại quê hương góp phần vào công cuộc xây dựng CNXH.
Với diện tích đất đai thuộc loại nhỏ nhất so với các tỉnh khác ở Nam Bộ, lại bị chất độc hoá học của chiến tranh tàn phá, cơ sở kinh tế yếu kém gần như không có gì, Bến Tre gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Càng khó khăn hơn khi bước vào giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN. Đến nay, Bến Tre vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp nghèo, lạc hậu, xuất phát điểm rất thấp. Vì thế, muốn sánh vai cùng các tỉnh bạn, Bến Tre phải phát huy mạnh mẽ nội lực của
mình, khơi dậy truyền thống của quê hương, nổi bật là truyền thống quý báu của người phụ nữ để tạo nên đòn bẩy cho quá trình phát triển. Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Để giúp Bến Tre đi nhanh hơn không bị tụt hậu so với các địa phương khác, cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của Bến Tre trong thời kỳ xây dựng, khai thác tốt những lợi thế của tỉnh nhất là lực lượng lao động” [2, tr.47].
Hiện nay, cùng với cả nước, Bến Tre đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Thực chất, đó là quá trình cải biến một cách căn bản nền kinh tế cũ, lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất lao động thấp... sang nền kinh tế hiện đại, năng suất lao động xã hội cao. Vì thế, đẩy mạnh CNH, HĐH là từng bước tạo ra tiền đề vật chất cần thiết để mọi người đặc biệt là phụ nữ có cơ hội thuận lợi tiếp cận những dịch vụ xã hội ngày càng hoàn thiện về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, việc làm, nâng cao mức sống... CNH, HĐH đã giúp nhiều phụ nữ nông thôn trở thành công nhân công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ khác. Có thể nói, CNH, HĐH là điều kiện khách quan để giải phóng phụ nữ, đảm bảo cho họ có được quyền bình đẳng với nam giới, nâng cao vị thế và địa vị trong xã hội. Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh: “Sự giải phóng người phụ nữ, địa vị bình đẳng của người phụ nữ với nam giới, là không thể có được và mãi mãi sẽ không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động xã hội có tính chất sản xuất và còn phải khuôn mình trong lao động tư nhân của gia đình” [40, tr.241].
Đồng thời CNH, HĐH cũng đặt ra những yêu cầu xây dựng con người mới, người phụ nữ hiện đại với đầy đủ những phẩm chất “yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”. Bởi lẽ, chính họ là chủ thể của quá trình CNH, HĐH. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những con người có đạo đức xã hội chủ nghĩa” [43, tr.67].
Trong sự nghiệp CNH, HĐH, người phụ nữ trước hết cần có trí tuệ, có trình độ học vấn, kiến thức cao để đi vào cơ giới hoá, tự động hoá sản xuất, sử dụng mạng lưới thông tin điện tử. Đi vào hiện đại hoá còn đòi hỏi người lao động nữ có tri thức ở tầm quốc tế để tiếp cận với các thành tựu khoa học thế giới, có kiến thức đa dạng nhưng lại
hướng về mục tiêu thống nhất là chuyên môn nghiệp vụ của mình. Đối với Bến Tre, là tỉnh có trên 75% lực lượng lao động nữ ở nông thôn, càng đòi hỏi phải được nâng cao mặt bằng tri thức đồng thời phải có những nữ chuyên gia có trình độ khoa học - công nghệ cao. Đáp ứng yêu cầu thực tế đó người phụ nữ phải nỗ lực phấn đấu, quyết tâm nâng cao năng lực bản thân, tranh thủ cơ hội, điều kiện để học tập một cách có hiệu quả. Học tập chính là chìa khoá mở đường cho phụ nữ vươn lên.
Mặt khác, năng động sáng tạo là một yêu cầu mới không thể thiếu trong công việc của người phụ nữ hiện đại. Cần cù, chịu khó, chịu đựng gian khổ là đức tính truyền thống quý báu của người phụ nữ nhưng chưa đủ đối với thời đại mới. Ngày nay nhiều sự kiện, nhiều tình huống mới xuất hiện, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến công việc của mọi ngành, mọi giới. Do đó để giải quyết công việc trong điều kiện mới, người phụ nữ cần năng động sáng tạo, có cách nghĩ, cách làm khác trước, không thể duy trì tác phong lao động nông nghiệp như trước đây mà phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của cá nhân, tư duy nhạy bén, dám nghĩ, dám làm trên cơ sở kiến thức khoa học. Có như thế, người phụ nữ mới có thể làm giàu cho gia đình và cho xã hội, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu chung của đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
người phụ nữ với chất lượng trí tuệ cao, kỹ năng lao động giỏi không thể tách rời những phẩm chất đạo đức cao đẹp, lối sống văn hoá và lòng nhân hậu, không chỉ quan tâm lợi ích cá nhân mà cả lợi ích cộng đồng; kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, nhân loại và dân tộc. Ngày nay, lối sống văn hoá được biểu hiện ngay trong tác phong sống, làm việc khoa học, từ những việc làm cụ thể, hàng ngày trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng xã hội cũng như trong gia đình... Tất cả chứa đựng những giá trị văn hoá sâu sắc, phản ánh tính nhân văn cao cả của truyền thống phụ nữ Việt Nam... Chỉ có tri thức, năng lực, trí tuệ, tay nghề cao và lòng nhân ái mới có thể giúp người phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong hiện tại và cả trong tương lai.
Đáp ứng những yêu cầu trên, phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Bến Tre nói riêng phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, năng lực tư duy sáng tạo... và cả nhân cách đạo đức của mình. Có thể nói, CNH, HĐH tạo ra môi trường mà ở đó phụ nữ phải luôn tự đổi mới, học tập không ngừng, phải rèn
luyện về mọi mặt. Tuy nhiên, người phụ nữ gặp không ít khó khăn, trở ngại từ định kiến xã hội cho đến những mặc cảm, tự ti của bản thân mình cũng như những thiên chức của giới nữ. Trong hoàn cảnh đó, chính những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của người phụ nữ xưa: lòng yêu quê hương đất nước, ý chí tự lực, tự cường, khí phách anh hùng, kiên cường, bất khuất; trung hậu, đảm đang... là động lực, là sức mạnh tinh thần giúp thế hệ phụ nữ hôm nay vượt qua mọi thử thách, chiến thắng bản thân mình, trở thành người phụ nữ mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề vật chất để phụ nữ kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống một cách có hiệu quả. Đồng thời, CNH, HĐH đòi hỏi phải có những con người mới, người phụ nữ hiện đại trên cơ sở kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của các thế hệ đã qua. Với ý nghĩa đó, chính những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ trở thành động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của Bến Tre.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, muốn đẩy mạnh CNH, HĐH phải quan tâm phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là một yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, kinh tế thị trường là yêu cầu bắt buộc để nước ta hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế, tận dụng những điều kiện bên ngoài cho sự phát triển kinh tế trong nước. Từ đó, mở ra vận hội mới đưa nước ta vươn lên cùng các nước tiên tiến, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền và định hướng phát triển theo con đường XHCN. Tất nhiên, Bến Tre không nằm ngoài quy luật đó nhưng phải thấy được sự tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường một cách khách quan. Nó tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức, nhất là đạo đức của người phụ nữ. Tính hai mặt đó đã được Đảng ta khẳng định:
Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cơ chế thị trường có những tác dụng tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội [11, tr.26].
Với tư cách là phương tiện hữu hiệu phát triển kinh tế, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, kinh tế thị trường có tác động tích cực đến sự phát triển đạo đức. ý nghĩa đạo đức của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là ở chỗ, nó đã góp phần to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất của xã hội, tăng năng suất lao động, tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ. Dưới tác động của kinh tế thị trường làm cho người phụ nữ thay đổi những quan niệm, thói quen, tâm lý cũ gắn liền với nền sản xuất tự cấp tự túc trước đây, thay vào đó, tính năng động, tư duy sáng tạo được khơi dậy, nhân cách độc lập, tính tự chủ cá nhân được hình thành và phát triển một cách phổ biến. Đồng thời, sự tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh đã kích thích người phụ nữ không ngừng vươn lên, thể hiện và khẳng định năng lực của mình. Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ lợi ích đã có sự thay đổi tích cực, xoá bỏ chủ nghĩa bình quân, lợi ích chính đáng của cá nhân được kích thích và tôn trọng. Đó là điều kiện cần thiết để người phụ nữ nỗ lực học tập, nâng cao trình độ tri thức, rèn luyện tay nghề, khả năng thích nghi, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức... Song, nền kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những sự trì trệ, bảo thủ, sự lạc hậu, lỗi thời của những con người và sản phẩm kinh tế yếu kém mang tính chất cổ hủ. Một bộ phận không nhỏ người phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ nông thôn, vốn quen với tác phong lao động nông nghiệp, tâm lý sản xuất nhỏ, không tự nỗ lực vươn lên học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề; thiếu năng động sáng tạo, chậm đổi mới,... bị gạt ra khỏi guồng máy sản xuất xã hội hiện đại. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn của cuộc sống, thất nghiệp, thu nhập quá thấp, không đảm bảo đời sống vật chất tối thiểu... Từ đó đẩy người phụ nữ vào con đường tệ nạn xã hội để mưu cầu sự sống, họ đi ngược lại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của giới mình. Vì vậy, để đứng vững trước vòng xoáy của kinh tế thị trường, người phụ nữ phải phát huy cao độ tính tự chủ cá nhân, rèn luyện ý thức lao động và sáng tạo. Song, không phải đời sống kinh tế được nâng cao là đời sống đạo đức tự động tốt đẹp hơn mà nó còn phụ thuộc cơ bản vào trình độ nhận thức của những chủ thể đạo đức trong xã hội.
Có thể nói, kinh tế thị trường đã giúp người phụ nữ biết làm giàu một cách chính đáng, làm giàu cho gia đình và xã hội, góp phần khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với khu vực và thế giới. Từ đó đảm bảo cơ sở kinh tế cho việc thực hiện chính sách xã hội và các hoạt động nhân đạo khác. Về mặt này, kinh tế thị trường là phương tiện tác động tích cực đến sự phát triển đạo đức. Nhưng bản thân kinh tế thị trường tự nó không thể giải quyết được các vấn đề xã hội, thậm chí còn làm nẩy sinh những tiêu cực, suy thoái đạo đức xã hội. Nền kinh tế thị trường ở nước ta tuy có định hướng XHCN nhưng vẫn tồn tại những mặt tiêu cực không thể tránh khỏi của kinh tế thị trường. Khi nói về khuyết tật của kinh tế thị trường, Đảng ta chỉ rõ: “... bản thân nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Hơn nữa, cùng với sự kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để nẩy sinh và phát triển nhiều loại tệ nạn xã hội” [8, tr.55].
Đặc trưng chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường là tính lợi ích, tính cạnh tranh và tính trao đổi, trong đó đặc trưng cơ bản là tính lợi ích. kinh tế thị trường lấy lợi ích làm động lực của sự phát triển nhưng quá nhấn mạnh lợi ích kinh tế, coi trọng lợi ích cá nhân, đề cao quá mức lợi ích cá nhân dẫn đến chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức. Có thể khẳng định rằng, kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi để chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lợi kỷ cực đoan nẩy sinh và phát triển cao độ. Lối sống “vì mình, quên người”, “vì lợi bỏ nghĩa” ngày càng có nguy cơ lan rộng và bào mòn nhân tính của con người nói chung, phụ nữ nói riêng, đẩy họ vào tình trạng tha hoá bản chất, nhân cách đạo đức.
Từ chỗ đề cao giá trị tinh thần, một bộ phận phụ nữ chuyển sang coi trọng giá trị vật chất, sùng bái đồng tiền, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị con người thay cho các giá trị đạo đức truyền thống. Đồng tiền thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, chi phối các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp và phá vỡ những quan hệ ấy. Đối với họ, đồng tiền không còn là phương tiện mà đã trở thành mục đích, lý tưởng của cuộc sống. Từ đó làm cho không ít phụ nữ chạy theo đồng tiền, đánh mất nhân phẩm, đạo đức của mình, bất chấp luân thường, đạo lý, bất chấp pháp luật. Họ lao vào sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng lậu, thậm chí buôn người và buôn cả bản thân mình, trở thành nô lệ cho đồng tiền. Ngay cả vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình, vấn đề thiêng liêng và cao cả nhất đối với người phụ nữ cũng không còn có ý nghĩa truyền thống, đã
bị mai một trước sức mạnh của đồng tiền, nó chỉ còn là sự tính toán, trao đổi lạnh lùng. Chủ nghĩa thực dụng vô nhân đạo sẵn sàng chà đạp lên mọi quan hệ đạo đức đích thực trong xã hội, huỷ hoại những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Cùng với nền kinh tế thị trường ở nước ta là quá trình mở cửa hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ tiếp thu những giá trị văn hoá và văn minh của nhân loại. Song, quá trình ấy không thể tránh khỏi sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, lối sống thực dụng tư sản và các phản giá trị từ bên ngoài, nhất là khi nhân tố nội sinh còn chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn nó. Bằng nhiều con đường, ngõ ngách, thông qua mở cửa... những phim ảnh, sách báo, đĩa compact, băng hình đồi trụy, bạo lực, tuyên truyền cho lối sống thực dụng đã ồ ạt đi vào nước ta. Nó không chỉ xâm nhập vào lối sống thành thị mà tràn cả về những địa bàn