Giải pháp chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay pot (Trang 86 - 93)

Thứ nhất, phải đổi mới chế độ chính sách đối với phụ nữ để phụ nữ hoàn thành tốt công việc gia đình và xã hội

Sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ không thể tách rời sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua những chính sách, biện pháp kịp thời, thiết thực. Ngoài chính sách chung đối với người công dân, người lao động, dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá,... Nhà nước và các cơ quan làm pháp luật, chính sách cần đặc biệt lưu ý đến những khó khăn mang tính đặc thù của phụ nữ. Vì vậy, cần thiết hoạch định những chính sách, những điều khoản, biện pháp, quan tâm đến phụ nữ,

tạo nên sự công bằng thực sự giữa nam nữ, từ học tập, việc làm, hưởng thụ văn hoá đến hoạt động chính trị... đảm bảo cho phụ nữ hoàn thành tốt hai chức năng gia đình và xã hội.

Đối với phụ nữ nông thôn, gánh nặng việc làm và trách nhiệm đối với gia đình đặt lên vai họ ngày một nặng nề. Họ thiếu những cơ hội thuận lợi để học tập, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe và mở rộng quan hệ xã hội, giao lưu với bên ngoài. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khôi phục mạng lưới y tế nông thôn, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo để tạo điều kiện đảm bảo sức khoẻ cho phụ nữ, giảm bớt gánh nặng về công việc nuôi dạy con cái, tạo thêm cơ hội để họ vươn lên tự khẳng định mình, giải phóng khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Đây là sự hỗ trợ rất cần thiết và mang tính xã hội cao nhằm kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình của người phụ nữ.

Đối với cán bộ nữ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội các cấp và các tổ chức kinh tế, trước hết phải có chính sách sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng hợp lý đúng khả năng trình độ, giúp họ có điều kiện, cơ hội phát huy tài năng dễ dàng. Trên cơ sở Chỉ thị của Trung ương và các chính sách của Chính phủ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Công văn số 680 - CV/ TU ngày 13/12/2002 về việc thống nhất chỉ tiêu nâng cao vai trò, vị trí và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo của cấp uỷ và Hội đồng nhân dân các cấp. UBND tỉnh cũng có chương trình hành động vì sự tiến bộ phụ nữ Bến Tre đến năm 2005; 29 sở ngành, tất cả các huyện, thị và 47 xã phường, thị trấn đã thành lập Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ... Tỉnh uỷ Bến Tre đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ nữ, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp cùng Trường Chính trị tỉnh mở các khoá đào tạo chương trình trung cấp chính trị và trung cấp Phụ vận nhằm tạo nguồn cho cán bộ nữ trong hội và các ngành ở cơ sở... Qua đó, thể hiện bước phát triển trong nhận thức và đánh giá của các cấp, các ngành đối với phụ nữ. Tất cả các chủ trương, chính sách đều nhằm thực mục tiêu: ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, các cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa quan tâm đúng mức trong chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc cất nhắc, bố trí cán bộ nữ tham gia vào các chức vụ lãnh đạo,

quản lý. Trong đội ngũ lãnh đạo của các cấp vẫn còn tồn tại tư tưởng thiên kiến, hẹp hòi, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Trong công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ chưa thật sự quan tâm đến tỉ lệ nữ và chưa đảm bảo tính kế thừa. Các chính sách về chế độ đãi ngộ cán bộ còn chung chung, chưa đứng trên quan điểm về Giới để khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ và tài năng nữ. Do đó, tỉnh phải đổi mới hệ thống chính sách quan tâm đầy đủ đặc điểm giới trong việc sử dụng, đào tạo , bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà.

Hiện nay, một trong những chính sách được nhiều người quan tâm đến là tuổi về hưu. Phải xây dựng chính sách linh hoạt về tuổi hưu cho phụ nữ. trong việc khuyến khích phụ nữ học tập, nâng cao năng lực mình phải tính đến vấn đề giới, vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với xã hội. Đồng thời với công việc xã hội, phụ nữ phải thực hiện chức năng làm vợ, làm mẹ, bận rộn với công việc gia đình. Vì vậy, để làm được công việc như nam giới, phụ nữ sẽ phải cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, ở khu vực hành chính sự nghiệp lại nảy sinh vấn đề phụ nữ chưa kịp cống hiến hết khả năng của mình cho công việc thì đã tới điểm dừng. Đó là vấn đề tuổi hưu của lao động nữ. Từ trước đến nay Nhà nước áp dụng tuổi hưu nữ 55, nam 60, thực tế hiện nay cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh ở một số ngành nghề. Trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý , người phụ nữ phải ngoài tuổi 40 mới tạm thời được giải phóng khỏi các công việc gia đình, con cái lớn, bản thân có thêm kinh nghiệm được tích luỹ, công việc và kinh tế gia đình tương đối ổn định. Lúc này, người phụ nữ mới có đủ điều kiện về thời gian và vật chất để tham gia vào công tác lãnh đạo cũng như các hoạt động xã hội khác. Để đạt được vị trí nhất định trong giai đoạn này, phụ nữ phải phấn đấu tích cực hơn nam giới để bù đắp giai đoạn trước kia phải thực hiện chức năng sinh đẻ và nuôi con. Vì vậy mà khi có được vị trí nhất định, phụ nữ phải nghỉ hưu trước nam giới 5 năm. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý luôn thấp hơn nam giới. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, nhất là trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý nên điều chỉnh tuổi hưu của phụ nữ như nam giới là 60 tuổi. Đồng thời để phụ nữ tự nguyện nghỉ hưu từ 55 tuổi mà không trừ vào các chế độ bảo hiểm.

Về chính sách tuổi đề bạt, cần áp dụng chính sách “mềm” linh hoạt đối với cán bộ nữ, khuyến khích thêm phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý để họ yên tâm học tập và cống hiến, tránh được tư tưởng chán nản và hụt hẫng trong những năm sắp đến tuổi 55 của những người vẫn làm việc tốt và tha thiết với công việc. Đồng thời khuyến khích phụ nữ phấn đấu thêm, tránh tư tưởng an phận ở vị trí hiện tại. Vì vậy, áp dụng chính sách tuổi hưu và tuổi đề bạt linh hoạt sẽ phát huy có hiệu quả năng lực cống hiến của người phụ nữ giúp họ thực hiện tốt chức năng gia đình và xã hội.

Ngoài ra, cần phải có chính sách giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình cho phụ nữ, Nhà nước phát triển các ngành dịch vụ cho gia đình hoặc hỗ trợ cho tư nhân mở dịch vụ. Ngày nay, vấn đề được phụ nữ quan tâm hàng đầu là vấn đề giáo dục con cái. Đặc biệt, đối với những bà mẹ làm công tác lãnh đạo, quản lý thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn. Mặc dù, Nhà nước đã tăng cường đầu tư để cải tạo hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ở nhiều nơi, song việc đầu tư vẫn chưa thoả đáng, tình trạng trẻ em thiếu sân chơi, đồ chơi, đồ dụng học tập ngày càng tăng, nhất là ở địa bàn huyện. Hiện nay, gửi trẻ là nhu cầu bức thiết của mỗi gia đình, đòi hỏi phải mở rộng, xây mới trường lớp để đáp ứng nhu cầu đó. Trẻ em được vui chơi, học tập trong môi trường thuận lợi sẽ làm cho hiệu quả công việc của bố mẹ tăng lên, đặc biệt là đối với người mẹ, tạo điều kiện cho phụ nữ tập trung học tập và làm việc. Song, thiết thực nhất vẫn là cải tiến giờ giấc phục vụ của hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo. Giờ trả trẻ trùng với giờ tan tầm như trước đây là không hợp lý, phụ nữ sẽ phải vi phạm kỉ luật lao động để về sớm đón con. Do đó, cần phải mở rộng thêm hình thức trông trẻ như trông ngoài giờ, trọn tuần, trọn tháng... đáp ứng nhu cầu của phụ nữ khi cần thiết (hội họp, học tập...). ở bậc tiểu học, cũng cần mở rộng hình thức bán trú và học lưu buổi, giúp phụ nữ khỏi lúng túng khi đón con về giữa buổi.

Để phụ nữ có thể tham gia được nhiều hơn nữa vào các hoạt động sản xuất và xã hội, Nhà nước cần mở rộng các hình thức dịch vụ xã hội để giảm nhẹ tối đa việc nhà cho phụ nữ, bởi truyền thống văn hoá và điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta, phụ nữ phải dành nhiều thời gian và tâm trí cho công việc gia đình hơn nam giới, ít có thời gian để học tập, đọc sách báo. Giải phóng phụ nữ khỏi gánh nặng đó sẽ tạo cho họ thêm thời

gian học tập và nghỉ ngơi. điều này góp phần tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, phát huy hết tiềm năng của mình đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quê hương, đất nước.

phụ nữ Bến Tre chiếm 52% dân số của tỉnh, phát triển phụ nữ cũng là phát triển hơn một nửa tỉnh nhà. Điều này C.Mác đã chỉ rõ: "Trình độ giải phóng của phụ nữ là cái thước đo tự nhiên dùng để đo sự giải phóng chung" [38, tr.286] và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa" [42, tr.523]. Vì thế, nếu Bến Tre không có những chính sách quan tâm thỏa đáng đối với phụ nữ đó không chỉ thiệt thòi riêng cho bản thân từng phụ nữ mà là thiệt thòi chung cho cả tỉnh. Sự thấp kém về trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ ảnh hưởng lớn đến việc phát huy truyền thống đạo đức của chính người phụ nữ, của địa phương, làm chậm đi bước phát triển của tỉnh nhà.

Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của phụ nữ trong gia đình và xã hội

Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992 đều khẳng định quyền bình đẳng nam - nữ. Điều 63 Hiến pháp 1992 ghi rõ "công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình". Quy định này đã chống lại những tàn dư tư tưởng hạ thấp địa vị người phụ nữ, đồng thời đã xóa bỏ sự ràng buộc người phụ nữ trong quan hệ gia đình và xã hội phong kiến. Như vậy, muốn phát huy quyền làm chủ của người phụ nữ trong xã hội, trước hết phải thực hiện quyền bình đẳng nam - nữ ở phạm vi gia đình.

Trên thực tế, công cuộc đổi mới đang tạo ra những biến đổi về vai trò người phụ nữ cả trong gia đình và xã hội, tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện nâng cao vai trò, phát huy quyền làm chủ của phụ nữ trong gia đình. những năm gần đây, phụ nữ tham gia ngày càng nhiều các hoạt động lao động sản xuất để tạo thu nhập kinh tế cho gia đình. đây chính là tiền đề kinh tế- xã hội cho giải phóng phụ nữ, bắt đầu từ gia đình. Có những hộ do phụ nữ làm chủ thu nhập cao hơn những hộ do nam giới làm chủ. Chính sự chủ động tham gia các hoạt động kinh tế của phụ nữ đã làm giảm sự lệ thuộc của họ vào nam giới và gia đình, là cơ sở để nâng cao địa vị của họ.

Vì vậy, cần phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của phụ nữ trong gia đình, thể hiện ở một số vấn đề quan trọng sau:

Một là, quyền quyết định trong sản xuất- kinh doanh

Công việc sản xuất- kinh doanh là công việc quan trọng mà người phụ nữ trong các gia đình hiện nay đóng vai trò chủ đạo. Song, người quyết định chính những công việc này vẫn là người chồng. Đó là quyết định về thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, công cụ sản xuất, hướng sản xuất - kinh doanh, cơ cấu đầu tư, phân công lao động, mua vật tư, cộng cụ sản xuất - kinh doanh và bán sản phẩm... Người vợ quyết định công việc sản xuất - kinh doanh chiếm 29,5% còn người chồng quyết định chiếm 67,7%. Rõ ràng, quyết định công việc sản xuất - kinh doanh trong các gia đình hiện nay, người vợ nói riêng, phụ nữ nói chung chiếm một tỉ lệ chưa đến một nửa so với người chồng. Như vậy, phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất - kinh doanh, xây dựng kinh tế gia đình nhưng quyền quyết định quan trọng liên quan đến lĩnh vực này chưa thuộc về phụ nữ. Do đó, phải tạo điều kiện hơn nữa trao quyền quyết định cho phụ nữ trong lĩnh vực này.

Hai là, quyền quyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình

Trong gia đình có rất nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Những chi tiêu nhỏ hàng ngày cho sinh hoạt ăn uống thường do phụ nữ chủ động thực hiện, còn những khoản chi tiêu lớn có ảnh hưởng đáng kể đối với đời sống kinh tế của gia đình như: mua sắm tài sản đắt tiền, xây dựng nhà cửa... phần lớn thuộc về quyền quyết định của đàn ông. Tuy nhiên, tỉ lệ cao nhất thuộc về cả hai vợ chồng cùng trao đổi, bàn bạc, thống nhất và ra quyết định. Đây không chỉ là bước nhảy vọt của phong trào phụ nữ tiến tới bình đẳng giới mà còn nói lên quan hệ dân chủ đang từng bước được tạo lập trong các gia đình.

Ba là, quyền quyết định số con trong gia đình

Nhìn chung, đời sống xã hội càng phát triển thì số con của mỗi gia đình do cả hai vợ chồng quyết định, có thể nói chiếm đến 90%. Quyền quyết định này bị ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ học vấn của các cặp vợ chồng. Càng có trình độ học vấn cao, càng có sự hiểu biết sâu rộng thì cuộc vận động dân số – kế hoạch hoá gia đình càng tác động một cách tích cực làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ. Đây là bước tiến bộ lớn của sự bình đẳng nam nữ, thể hiện tính dân chủ ngày càng cao trong gia đình.

Tóm lại, chỉ khi quyền làm chủ của người phụ nữ trong gia đình được phát huy, họ mới có thể nâng cao vị thế của mình trong xã hội. Đồng thời có nhiều cơ hội thuận lợi để phát huy hết năng lực, trí tuệ, hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới, bổ sung và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống đã được hình thành trong lịch sử.

Thứ ba, phát huy vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp trongviệc thực hiện chiến lược quốc gia “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”

Sự phát triển của phụ nữ là thước đo sự phát triển toàn diện của xã hội, nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội..., trực tiếp và đặc biệt quan trọng là vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp. Đây là tổ chức quần chúng rộng rãi, là nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời là nơi xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, các phong trào vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Để phát huy tốt vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong việc thực hiện chiến lược quốc gia “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” nhằm “nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay pot (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)