Thực trạng của việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay pot (Trang 57 - 77)

thống của phụ nữ Bến Tre

những mặt mạnh trong việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Bến Tre

Chiến tranh đã thật sự chấm dứt từ ngày 30- 04- 1975 và ước mơ một cuộc sống thanh bình không còn bom rơi đạn nổ, không còn tàn phá và chết chóc... đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, ngay lúc niềm vui vừa đến, người dân Bến Tre lại phải đối diện trước một thực tế nghiệt ngã với vô vàn khó khăn của thời hậu chiến.

Bến Tre là một tỉnh bị tàn phá khốc liệt và nặng nề nhất trong chiến tranh so với các tỉnh khác ở Nam Bộ, không những cơ sở kinh tế bị tàn phá mà ngay cả những ruộng vườn do con người nơi đây tạo dựng, khai phá cũng bị hủy hoại. hơn 150.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh phần lớn bị hoang hoá và 2/3 diện tích vườn dừa, cây ăn quả bị bom đạn và thuốc khai hoang hủy diệt. Cơ sở vật chất của địch để lại sau ngày giải phóng dường như không có gì. Ngoài những cơ sở dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ và vài xưởng sửa xe cơ giới, cùng một ít phương tiện giao thông vận tải thủy và bộ cũ kĩ, không có một cơ sở sản xuất nào đáng kể. Bởi lẽ, dưới mắt kẻ địch, Bến Tre là một mảnh đất không an toàn nên chúng không đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất nào trong suốt hơn hai mươi năm chiến tranh. đối với một tỉnh mà nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính như Bến Tre, việc giải quyết hậu quả này không đơn giản. vấn đề lớn và cấp thiết nhất đặt ra lúc bấy giờ là giải quyết cái ăn, ổn định đời sống cho hơn một triệu dân ở tỉnh. Thêm vào đó, Bến Tre lại bị mất mùa liên tiếp 2 năm 1977- 1978, nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh. người dân Bến Tre phải bỏ làng quê đi làm thuê kiếm sống, hàng ngàn trẻ mồ côi, bụi đời sống lang thang vất vưởng.

Một nỗi đau khác không kém phần nhức nhối, đó là vết thương sâu sắc về tinh thần và tình cảm giữa những người từng một thời ở hai trận tuyến đối lập nhau nay cùng trở về đoàn tụ. Niềm vinh quang chiến thắng của bên này và sự mặc cảm xen lẫn hối hận, cả những hận thù của phía bên kia không dễ nguôi ngoai trong mối quan hệ thâm tình, cốt nhục... khó khăn chồng chất những khó khăn và rốt cuộc, mọi gánh nặng đều dồn lên đôi vai của người mẹ, người vợ, người chị... phải chăng, do những đức tính thiên phú và trái tim nhân hậu, vị tha của người phụ nữ đã đặt họ vào vị trí “trung tâm điều hoà” các mối quan hệ gia đình và xã hội đầy nghịch lý sau ba thập kỷ chiến tranh tàn khốc trên quê hương.

Trước một thực tế đầy khó khăn và phức tạp đó, người phụ nữ Bến Tre đã biết phát huy phẩm chất cao đẹp “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” từ trong chiến tranh, đem hết sức lực và trí tuệ của mình hàn gắn những vết thương chiến tranh, làm hồi sinh lại cuộc sống của quê hương.

Sự nghiệp xây dựng lại quê hương, đất nước sau chiến tranh là một đường lối lớn của Đảng và Nhà nước, huy động mọi sức lực và trí tuệ của các tầng lớp nhân dân. Đến nay, Bến Tre đã có bước phát triển đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành tựu đó do công sức của toàn xã hội nhưng đặc biệt là sự cống hiến to lớn của những người phụ nữ Bến Tre. Vượt qua những mất mát đau thương, nối tiếp truyền thống của những thế hệ đi trước, các tầng lớp phụ nữ Bến Tre đã và đang ra sức khắc phục khó khăn, tiếp tục cống hiến tài năng, trí tuệ của mình trên các lĩnh vực. Dù ở đâu, với công việc và cương vị nào, chị em cũng phát huy truyền thống cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, vươn lên góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà. Họ luôn sát cánh cùng nam giới “tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới” [51, tr.193].

Trong thời kỳ CNH, HĐH, truyền thống của người phụ nữ Bến Tre được phát huy với tinh thần mới. Nếu yêu nước trước kia, người phụ nữ không thể chịu cái nhục mất nước thì ngày nay không thể chịu đựng cái nhục của nghèo nàn, lạc hậu. Họ luôn phấn đấu vươn lên, khắc phục mọi khó khăn để học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt. Từ đó, phụ nữ đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong xã hội hiện đại. Trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý xã hội, đội ngũ cán bộ nữ Bến Tre đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ở trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ quản lý và năng lực công tác, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng động tự tin, cầu tiến, dám chịu trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các lĩnh vực ngày càng tăng. Nữ cán bộ- công nhân viên trong toàn tỉnh là 16.650/ 35. 623, chiếm tỉ lệ 46,73%.

Trong các cấp uỷ Đảng, cán bộ nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1991- 1995 là 14,26% đến nhiệm kỳ 2001- 2005 tăng lên 17, 02%. ở cấp xã, phường, thị trấn từ 7,55% (nhiệm kỳ 1991- 1995) tăng lên 9, 06% (nhiệm kỳ 2001- 2005).

Đặc biệt, phụ nữ Bến Tre tham gia đoàn đại biểu Quốc hội tăng dần qua các khoá (khoá IX): 33,33% và khoá XI: 37,5%). Và tỉ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân xã,

phường nhiệm kỳ 2004 đạt 15, 97% tăng 4,17% so với nhiệm kỳ trước. đáng chú ý là toàn tỉnh có 14 xã có tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân đạt trên 25%.

Trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào các chức vụ lãnh đạo ngày càng đông. ở cấp tỉnh, cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành đạt 9,68% (18/ 186 đồng chí); 27% cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng và tương đương trở lên (335/1246 đồng chí). Một số ngành tỉ lệ nữ cao như ngành giáo dục, có tỉ lệ nữ tham gia trưởng, phó phòng và tương đương chiếm 29,65%; hiệu trưởng, hiệu phó các trường trung học cơ sở chiếm 34,8% và ở các trường tiểu học đạt 41,28%. Ngành y tế, có đến 46,80% lãnh đạo nữ giám đốc trung tâm y tế huyện và đơn vị trực thuộc, 48,7% nữ trưởng khoa (112/ 230 đồng chí) [56, tr.2]. đó là những điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý, nâng cao vị thế của mình, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển của quê hương. có thể nói, những con số, sự kiện về phụ nữ Bến Tre tham gia lãnh đạo, quản lý kinh tế- xã hội đã thể hiện tiềm năng to lớn của những người phụ nữ xứ sở cù lao. Nếu không khơi dậy tiềm năng ấy thì phong trào “Đồng khởi mới” của tỉnh nhà sẽ khó đi đến thắng lợi.

Trên lĩnh vực kinh tế, phụ nữ Bến Tre đã phát huy tinh thần lao động cần cù, thông minh sáng tạo, họ dám nghĩ, dám làm trên cơ sở những kiến thức khoa học, biết làm giàu cho gia đình và xã hội một cách chân chính. đó là sự thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, anh hùng của người phụ nữ Bến Tre trong phong trào “Đồng khởi mới”. Phát huy ý chí tự lực, tự cường, nhiều phụ nữ đã vươn lên làm giàu bằng tư duy mới: tự chủ, độc lập, chính đáng. họ đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới và thể hiện là những người phụ nữ giỏi giang, tài năng trong sản xuất kinh doanh. Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều những nữ doanh nhân giỏi, những gương điển hình được nhân rộng, phổ biến. Tiêu biểu cho những tấm gương vượt khó, vươn lên khẳng định vai trò quan trọng của giới nữ trong điều kiện kinh tế thị trường là chị Phạm Thị Tỏ (chị Hai Tỏ)- nữ tỉ phú kẹo dừa từ “chân đất”. Từ trong cảnh đói nghèo, bị chồng ruồng bỏ, một mình chị phải tần tảo ngược xuôi, làm đủ mọi nghề để nuôi 8 đứa con nheo nhóc. Với hai bàn tay trắng, chị đã vươn lên làm chủ cơ sở sản xuất kẹo dừa, nâng cao mức sống gia đình, nuôi dạy đàn con nên người, thành đạt. Chất lượng sản

phẩm luôn được đảm bảo, mẫu mã không ngừng được cải tiến, thị trường tiêu thụ kẹo gần đây đã được mở rộng ra nước ngoài: Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc... Với sự phát triển đó, chị đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong thị xã, chủ yếu là lao động nữ và trẻ em, giúp họ ổn định được cuộc sống gia đình.

Tinh thần bất khuất, kiên cường, chịu đựng gian khổ bền bỉ, dẻo dai của người phụ nữ năm xưa đã được chị Phạm Thị Tỏ phát huy bằng nghị lực và tài tháo vát của người phụ nữ hôm nay. Chính sự vươn lên từ trong đói nghèo gian khổ, chị đã cảm thông sâu sắc với những người cùng cảnh ngộ. Chị không những làm giàu cho bản thân mà luôn luôn tự giác mở rộng tấm lòng nhân hậu của mình, cưu mang, giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn, thiếu thốn. Chị hỗ trợ vốn cho hơn 50 chị em nghèo trong phường để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, với tổng số vốn 250 triệu đồng. Tấm lòng của chị còn hướng về những trẻ em nghèo hiếu học. Cứ mỗi tháng chị cấp cho các em hơn 40 suất học bổng với số tiền 5 triệu đồng. Truyền thống trung hậu của người phụ nữ còn được chị phát huy trong công tác từ thiện, cất nhà cho những hội viên phụ nữ nghèo cô đơn, mua sắm phương tiện làm ăn cho những hộ nghèo,... và góp phần xây dựng đường phố. "Trung hậu" ở chị không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà còn thể hiện ở sự quan tâm đến làng xóm, cộng đồng và xã hội. Vì thế, năm năm liền chị nhận 5 bằng khen của Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ, không chỉ bởi tài năng mà còn vì tấm lòng nhân hậu, trọng nghĩa, tương thân tương ái của chị. Chính đạo đức của người nữ doanh nhân trong kinh doanh đã giúp chị luôn đứng vững và khẳng định được uy tín của mình trên thương trường, đồng thời đã đánh bại những thủ đoạn bất chính trong kinh doanh, phá vỡ sự cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường. Nhân hậu là thế, chịu đựng khó khăn, gian khổ là thế nhưng người phụ nữ ấy rất bản lĩnh và kiên cường, chị kiên quyết đấu tranh chống mọi thủ đoạn làm hàng giả đánh lừa khách hàng. một thân một mình sang Trung Quốc, chị điều tra, nắm bắt tình hình, tìm hiểu, thu thập chứng cứ và phát hiện ra thủ đoạn, hành vi của những người làm hàng giả mang nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre mà chị đã đăng ký tại cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp ở Việt Nam. Chị nhờ đến sự can thiệp của cơ quan luật pháp Trung Quốc, và tất nhiên phần thắng thuộc về người sản xuất chân chính, vươn lên bằng nghị lực của mình và làm giàu chính đáng.

cuộc đấu tranh không khoan nhượng đó không chỉ giành lại thương hiệu kẹo dừa Bến Tre, giành lại uy tín cho doanh nghiệp của chị mà nó còn khẳng định uy tín và thế mạnh của quê hương Bến Tre.

Với 20 năm gian truân chìm nổi trong nhiều nỗi bất hạnh và 20 năm đứng vững trong nghề sản xuất kẹo dừa, chị đã trở thành một tỉ phú, một nữ doanh nhân thành đạt, nhưng không quên truyền thống của quê hương, của người phụ nữ. chị vẫn sống có nghĩa tình với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ những người nghèo khổ đang phải đối mặt trước những khó khăn của cuộc sống. Có thể nói, chị Phạm Thị Tỏ là người phụ nữ đã phát huy mạnh mẽ truyền thống phụ nữ Bến Tre năm xưa, thổi vào những giá trị đạo đức truyền thống ấy một tinh thần mới làm cho nó càng thêm phong phú và tràn đầy sức sống.

Hàng ngàn phụ nữ Bến Tre khác cũng đã thể hiện ý chí, nghị lực của mình, đức tính cần cù chịu khó, tư duy năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội. Họ đã chủ động tiếp thu khoa học - kĩ thuật, công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn, thể hiện được bản lĩnh trong sản xuất, kinh doanh, tích cực khai thác thị trường, đưa đơn vị ngày càng ổn định. Từ đó, họ đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Nhìn chung, họ đều vươn lên từ nghèo khó, khắc phục những khó khăn của cuộc sống, chiến thắng bản thân mình và chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. điều đáng trân trọng hơn là nghị lực đó không chỉ có ở những người phụ nữ khỏe mạnh, bình thường mà ngay cả với người nữ thương binh hạng 1/4. Chị là Võ Thị Triết, một nữ giao liên bị thương nặng và cưa cụt hai chân trong khi đi trinh sát trận địa pháo của địch. Suốt 20 năm phấn đấu cật lực trong những điều kiện vô cùng khó khăn với hai bàn tay trắng và không “mảnh đất cắm dùi”, chị cùng chồng là một đội viên du kích năm xưa, đã tạo dựng một cuộc sống khá đầy đủ. Hạnh phúc ấy là kết quả của ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn, chị đã vượt lên trên nỗi đau của bản thân mình, cùng với sự trợ giúp của chính quyền địa phương, của những con người tốt bụng. Chị chứng tỏ dù “tàn” nhưng không “phế”, vẫn đảm đang những công việc gia đình như bao người phụ nữ bình thường, chia sẻ

gánh nặng nhọc nhằn cùng chồng, nuôi dạy con cái ăn học thành tài. Với chị, khi còn sống dù tàn tật phải cố gắng phấn đấu vươn lên, sống sao có ích cho xã hội. đó là đức tính cao quý của người phụ nữ Bến Tre kể cả trong chiến tranh lẫn trong hòa bình xây dựng.

Trung hậu, đảm đang là truyền thống lâu đời của người phụ nữ Bến Tre. Ngày nay, truyền thống ấy được tiếp biến bằng những nội dung mới. người phụ nữ trung hậu thể hiện ở lòng ngay thẳng, kiên trung độ lượng, vị tha, ở lối sống thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, hiếu thảo với cha mẹ, đùm bọc giữa anh em, tình nghĩa bạn bè, ơn nghĩa với người có công với Tổ quốc. đồng thời, chuẩn mực đảm đang của người phụ nữ được thể hiện ở sự khéo léo, kết hợp hài hoà giữa công việc gia đình và xã hội, giữa hạnh phúc gia đình với sự nghiệp. đặc biệt đối với gia đình, “ đảm đang” không có nghĩa là gánh vác hầu hết công việc mà là nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình, biết động viên và khuyến khích các thành viên chia sẻ, gánh vác công việc gia đình, trên cơ sở của tình yêu thương và lòng tin cậy; cùng chăm lo xây dựng mối quan hệ gia đình êm ấm bền vững, trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, sống vì nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Phát huy truyền thống đó, phụ nữ Bến Tre đã tích cực tham gia các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”,... đặc biệt là “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Các phong trào đều

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay pot (Trang 57 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)