1.2. Tính tất yếu của việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre hiện nay Bến Tre hiện nay
1.2.1. Kế thừa là quy luật tất yếu của việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đức truyền thống
Kế thừa là một trong những vấn đề có tính quy luật của phủ định biện chứng, là cầu nối giữa cái cũ với cái mới. Với ý nghĩa đó, tìm hiểu vấn đề "kế thừa" có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Theo Từ điển Tiếng Việt, kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy những cái có giá trị tinh thần [58, tr.509].
Trong Bách khoa thư Triết học “Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn hay nấc thang phát triển khác nhau mà bản chất của mối liên hệ đó là bảo tồn những yếu tố này hay yếu tố khác của chỉnh thể” [1, tr.360].
Đại bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) cho rằng “Kế thừa là mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình phát triển trong đó cái mới lột bỏ cái cũ, giữ lại trong mình một số yếu tố của cái cũ” [7, tr.514-515].
Như vậy, khi nói đến kế thừa đã bao hàm trong nó yếu tố của sự phát triển. Lý luận kế thừa của chủ nghĩa duy vật biện chứng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về thực chất của sự phát triển.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn tồn tại trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng. Nhưng khuynh hướng chung của toàn bộ đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy là phát triển. phát triển là sự vận động theo một khuynh hướng nhất định, theo con đường đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nhằm tạo ra sự đổi mới.
Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan được khái quát thông qua những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trong đó, quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại vạch ra phương thức của sự phát triển. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Quy luật phủ định của
phủ định khái quát con đường của sự
phát triển.
Khi bàn về sự phủ định, quan điểm siêu hình xem phủ định như là sự can thiệp của những lực lượng bên ngoài, làm phá hủy, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của nó.
Đối lập hoàn toàn với quan điểm siêu hình, phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái bị phủ định. Để dẫn tới sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong nó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định. Đó là sự phủ định mang tính kế thừa, phủ định đồng thời cũng là khẳng định, là mắt khâu tất yếu của bất kỳ sự phát triển nào. Tính phổ biến của các quá trình phủ định diễn ra trong tự nhiên cũng như trong xã hội là sự phủ định làm mất đi cái cũ và xuất hiện cái mới tiến bộ hơn. V.I.Lênin viết:
Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng ... mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định [31, tr.245].
Như vậy, kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của quy luật phủ định của phủ định. giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới. Không có cái mới nào ra đời từ hư vô mà bao giờ cũng từ một nguyên nhân, nguồn gốc nhất định. Nhờ việc giữ lại những nhân tố tích cực của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình.
Một trong những hình thức quan trọng của cái được kế thừa chính là truyền thống. truyền thống là cái chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn để tạo ra cái mới. Như vậy, kế thừa là “cầu nối”, là “khâu trung gian” giữa truyền thống và hiện đại. Có thể nói, truyền thống là tiền đề, nền tảng của hiện đại và hiện đại là sự kế thừa, là sự tiếp nối của truyền thống, là truyền thống đã được “hiện đại hoá”. Không có sự phát triển nào của xã hội lại không liên hệ gì đến quá khứ trước đó, đến
truyền thống đã có từ lâu đời. những giá trị đạo đức truyền thống là động lực tinh thần, tạo nên sức mạnh và bản lĩnh của dân tộc, giúp dân tộc vươn lên trong mọi hoàn cảnh, trong chống kẻ thù xâm lược cũng như trong điều kiện xây dựng đất nước đầy khó khăn, phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, sự kế thừa phải gắn liền với sự phê phán và có cải biến những yếu tố tích cực của cái cũ cho phù hợp với điều kiện mới. Có như thế mới đảm bảo được tính truyền thống và tính hiện đại trong sự phát triển của đời sống xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển cần phải biết kế thừa, đổi mới và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, biến nó thành yếu tố nội lực, đồng thời phải lọc bỏ những yếu tố truyền thống đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với điều kiện mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên tắc kế thừa và đổi mới: “đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng là mới”, “cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ đi”, “phải loại dần ra”, “cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý”, “cái cũ mà tốt thì phát triển thêm”, “cái gì mới mà hay là ta phải làm” [41, tr.94-95]. người đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo quan điểm kế thừa của phép biện chứng duy vật mác - xít trong quá trình kế thừa, phát triển các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Tư tưởng của người chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, là sự kết hợp hài hoà giữa cái truyền thống và cái hiện đại.
Quy luật kế thừa không chỉ biểu hiện về mặt thời gian, mối liên hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ- hiện tại và tương lai mà còn biểu hiện ở một phương diện khác- kế thừa theo không gian, nghĩa là kế thừa cả về mặt lịch đại lẫn đồng đại. Việc kế thừa không chỉ bó hẹp, đóng kín trong phạm vi quốc gia, dân tộc. Không một quốc gia, dân tộc nào có thể phát triển được nếu tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài. Ngày nay, sự giao lưu quốc tế càng mở rộng, thì kế thừa ở phương diện không gian càng có ý nghĩa to lớn hơn nhiều. ở đây, kế thừa bao hàm sự tiếp thu có chọn lọc, có phê phán những thành tựu trong nền văn minh nhân loại nhưng đồng thời phải cải biến cho phù hợp với truyền thống của dân tộc. Những yếu tố ngoại sinh chỉ có thể làm cho truyền thống tự đổi mới chứ không thể thay thế được
truyền thống. điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” [11, tr.30].
Nếu kế thừa về mặt thời gian đòi hỏi phải đảm bảo tính truyền thống và hiện đại, thì kế thừa theo không gian đặt ra yêu cầu phải kết hợp hài hoà giữa yếu tố dân tộc với yếu tố nhân loại; không đảm bảo sự kết hợp hài hoà đó, hoặc đánh mất bản sắc của dân tộc mình hoặc là không phát triển. Giáo sư Vũ Khiêu đã nhận xét:
Chỉ dựa vào nhân tố nội sinh mà đóng cửa không tiếp nhận gì từ bên ngoài, thì một con người dù lành mạnh, một dân tộc dù có truyền thống lâu đời cũng sẽ dần dần suy yếu đi và không còn sinh khí nữa. Ngược lại chỉ chú ý đến nhân tố ngoại sinh, không chuẩn bị đầy đủ những nhân tố nội sinh thì nhân tố ngoại sinh dù hay đến đâu cũng bị bật ra ngoài. Đó là điểm rất quan trọng trong quan hệ bên trong, bên ngoài [26, tr.175-176].
Có thể thấy, những yếu tố của truyền thống, những thành tựu của nhân loại không bao giờ tái hiện một cách nguyên xi. Nó có thể tồn tại dưới hình thức mới hoặc hình thức cũ nhưng nội dung đã được cải biến. Có như vậy truyền thống mới trở thành cái mang giá trị hiện đại, gia nhập vào đời sống hiện đại, cái ngoại sinh mới trở thành nội lực của dân tộc. Nếu có yếu tố nào đó của truyền thống không đủ sức hoà nhập vào đời sống hiện đại, yếu tố ngoại sinh không đủ sức hoà nhập vào đời sống dân tộc thì bản thân nó tất yếu sẽ bị đào thải.
Như vậy, quan niệm về kế thừa đã được mở rộng, nó vừa là sự tiếp thu có chọn lọc toàn bộ giá trị tinh thần của dân tộc và nhân loại đã có trong lịch sử, vừa tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị tinh thần đương đại từ bên ngoài vào, thể hiện mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Quan niệm này đặt ra yêu cầu tất yếu chống lại hai khuynh hướng cực đoan trong quan niệm về kế thừa.
Có người cho rằng, kế thừa và phát triển là hai quá trình loại trừ nhau, khi phủ định, có nghĩa là phủ định sạch trơn, là bác bỏ hoàn toàn cái cũ. Thực chất, đây là thái độ hư vô chủ nghĩa, xem truyền thống là đối tượng cần phủ nhận trong quá trình đổi
mới, truyền thống chỉ bao gồm những nhân tố bảo thủ, là những gì nhất thành bất biến đối lập với sự đổi mới. Quan điểm đó đã phủ nhận hoàn toàn, phủ định sạch trơn tất cả những giá trị tốt đẹp của truyền thống. Tiêu biểu cho loại quan điểm này là những người thuộc phái “văn hoá vô sản” tồn tại trong những năm đầu của cách mạng Tháng Mười Nga. Họ chủ trương xây dựng một nền văn hoá vô sản hoàn toàn mới không hề liên quan đến các thành tựu văn hoá trước đó, phải xoá bỏ tất cả những nền văn hoá của “giai cấp quý tộc và tư sản” và xây dựng lại từ đầu một nền văn hoá mới “thuần túy vô sản”. Bác bỏ quan điểm sai lầm trên, V.I.Lênin khẳng định:
văn hoá vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô sản phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội Tư Bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu [32, tr.361].
đối với quan điểm biện chứng, cái quá khứ không bao giờ biến đi mà không để lại một dấu ấn nào trong dòng chảy vô tận của thời gian. Nó đã tham gia vào việc tạo ra cái hiện tại và tạo thành mối liên hệ sống động trong thời gian: quá khứ- hiện tại- tương lai. Vì vậy, tôn trọng lịch sử và quá khứ luôn là tiêu chí của đổi mới, Gam- da- tốp, nhà thơ nổi tiếng của Liên Xô (cũ) đã có câu nói bất hủ: nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.
Một khuynh hướng cực đoan khác trái ngược với thái độ hư vô chủ nghĩa là thái độ bảo thủ trì trệ. Quan điểm này xem kế thừa là bê nguyên xi những yếu tố của truyền thống, không phê phán, không cải tạo, khư khư giữ lấy cả những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử. Họ lắp ghép một cách máy móc cái cũ vào cái mới. Sự kế thừa như thế không tạo nên một sự phát triển nào trong thế giới khách quan.
Như vậy, kế thừa biện chứng phải là sự kế thừa có phê phán, có chọn lọc những yếu tố tích cực của cái cũ, đồng thời cải biến nó cho phù hợp với điều kiện của cái mới. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển trong tự nhiên,xã hội và tư duy. Chính vì vậy, muốn phát triển đạo đức, người phụ nữ tất yếu phải kế thừa và phát huy các giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc và của giới mình. Song, khi nghiên cứu vấn đề kế thừa trong sự phát triển của đạo đức, cần vạch rõ những biểu hiện đặc thù của nó với tính cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và trong tương quan với các hình thái ý thức xã hội khác.
đặc thù của kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm, quan niệm, quy tắc, chuẩn mực nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các học thuyết đạo đức đã có trong lịch sử từ trước tới nay, chúng ta thấy rằng, kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, xuất phát từ tồn tại xã hội mà trực tiếp là quan hệ lợi ích của con người. Nếu chính trị phản ánh kinh tế một cách khá trực tiếp thì đạo đức phản ánh và chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế thông qua các khâu trung gian. Trong đó quan hệ lợi ích là cái trực tiếp qui định bản chất, đặc trưng riêng của đạo đức, tạo ra các định hướng giá trị đạo đức ở mỗi người. Vì vậy, nội dung, tính chất của việc kế thừa, phát triển đạo đức đều chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội.
những giá trị đạo đức truyền thống không phải là cái có sẵn bên ngoài áp đặt vào xã hội, không phải từ trên trời rơi xuống mà nó là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội nhất định. những giá trị ấy không nhất thành bất biến mà luôn biến đổi cùng với sự thay đổi của tồn tại xã hội. Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Nếu không thấy vai trò của kinh tế đối với việc kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Song, sự kế thừa đó không phải phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế mà có tính độc lập tương đối của nó. Do đó, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống còn chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm dân tộc và tính giai cấp khá rõ nét.
đạo đức bao giờ cũng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Mỗi dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử
trên một lãnh thổ nhất định, có chung mối liên hệ về kinh tế, có chung một ngôn ngữ và một nền văn hoá. Đặc điểm này của dân tộc in dấu ấn lên đời sống đạo đức, làm cho sự phát triển đạo đức mang tính dân tộc khá đậm nét. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng chính là lịch sử hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. điều kiện khó khăn của buổi đầu lịch sử là những thử thách lớn lao đối với các