1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Cảng Đông Xuyên

70 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Trường học Trường Đại học
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Thành phố Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 615 KB

Nội dung

Tất cả các hoạt động kinh tế,nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán đều được xác định, hạch toán để đi đến mụcđích cuối cùng là xác định kết quả kinh doanh và mang lại lợi nhuận ngày càngc

Trang 1

LỜI MỞ ÐẦU

Trong quá trình Hội nhập WTO, nền kinh tế nước ta từng bước chuyển đổitheo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã bước chân vào ngưỡng cửa hội nhậpkinh tế quốc tế, trước xu hướng hòa nhập và phát triển của nền kinh tế thế giới,Việt Nam cũng đã mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với rất nhiều nướctrong khu vực và thế giới Việc này tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệptrong nền kinh tế nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp

Để tồn tại và ổn định được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sựchuyển mình, nâng cao tính tự chủ, năng động để tìm ra phương thức kinh doanh

có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, từ đó mới có đủ sức để cạnh tranh với cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đây là yêu cầu cấp bách cần phải đổimới hệ thống công cụ quản lý kinh tế Cùng với quá trình đổi mới, vấn đề hàngđầu là làm thế nào để lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được tối ưu, để làm đượcđiều đó thì bộ phận kế toán doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận thực hiệncủa doanh nghiệp Do đó, muốn xác định được nhanh chóng và chính xác lợinhuận thực hiện trong kỳ, đòi hỏi công tác hạch toán kế toán phải đầy đủ, kịp thời

và chính xác Vì vậy, kế toán xác định kết quả kinh doanh là một công việc rấtquan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp Tất cả các hoạt động kinh tế,nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán đều được xác định, hạch toán để đi đến mụcđích cuối cùng là xác định kết quả kinh doanh và mang lại lợi nhuận ngày càngcao

Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh đích thựctình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó liên quan chặt chẽ đến chi phí

bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt được, do đó nếu xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽgiúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá theo dõi được hiệu quả sản xuất kinhdoanh từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp cho doanh nghiệp nângcao được lợi nhuận

Xuất phát từ những nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Công ty cổphần Cảng Đông Xuyên, em đã đi sâu nghiên cứu về kế toán kết quả kinh doanhcủa công ty Em thấy đề tài này là rất cần thiết, có tác dụng củng cố một số kiến

Trang 2

thức về kế toán tổng hợp và giúp cho công ty hạch toán tốt hơn về kết quả sản xuấtkinh doanh.

Với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra các hoạt động kinh tế trongdoanh nghiệp, nên công tác kế toán xác định kết quả sản xuất quả kinh doanh ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lí ở doanh nghiệp

Để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác

định kết quả kinh doanh nói riêng, em đã chọn đề tài tốt nghiệp của mình là "Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Cảng Đông Xuyên"

Tuy nhiên từ những kiến thức đã học để đến với thực tế tại công ty cũng cómột khoảng cách nhất định Do thời gian tiếp cận công tác kế toán thực tế tại Công

ty còn hạn chế và bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên đề tài này chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến và chỉ bảo của quý Thầy, Cô, các anh, chị trong phòng kế toán công ty

và bạn bè để đề tài này hoàn thiện hơn và giúp em có thêm kinh nghiệm quý báu để

áp dụng vào thực tế công việc hiện nay

Trang 3

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÔNG XUYÊN ( DONGXUYEN PORT ).

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Đông Xuyên.

1.1.1 Giới thiệu về Công ty.

Tên giao dịch là Công ty cổ phần Cảng Đông Xuyên

Tên tiếng Anh : DONGXUYEN PORT

Trụ sở chính : Đường 12, Khu công nghiệp Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa,Thành phố Vũng Tàu

Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần

Hình thức sở hữu : Cổ phần đóng góp của các cổ đông sáng lập

Chứng nhận và chứng chỉ khác :

 Về công tác quản lý chất lượng và an toàn sức khỏe nghề nghiệp :

Cảng Đông Xuyên đã được tổ chức chứng nhận quốc tế DET NORSKEVERITAS (DNV) đánh giá và cấp chứng nhận cho hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001 :2008 và hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệpOHSAS 18001 :2007, Công ty cổ phần Cảng Đông Xuyên đã thể hiện được những

nổ lực mạnh mẽ trong việc chuẩn hóa các quy trình hoạt động từ đó không ngừngnâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ thực hiện trong hoạt động dịch vụ cầucảng, kho bãi và logistic

 Về an toàn và an ninh cảng biển :

Công ty cổ phần Cảng Đông Xuyên được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấychứng nhận phù hợp của Cảng biển số ISPS/SoCPF/194/VN Ngoài ra Công ty cổ

Trang 4

phần Cảng Đông Xuyên là Hội viên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) kể

từ tháng 4 năm 2014

1.1.2 Quá trình hình thành và ngành nghề kinh doanh của Công ty.

Công ty cổ phần Cảng Đông Xuyên được thành lập năm 2010, được xâydựng trong khu công nghiệp Đông Xuyên với tứ cận như sau :

 Phía Đông : Giáp dự án đóng tàu Strategic Marine Pty Ltd

 Phía Tây : Giáp dự án VinaOffshore

 Phía Nam : Giáp đường nội bộ trong khu công nghiệp

 Phía Bắc : Giáp sông Dinh

Tổng diện tích khu đất là 153.459,5 m2 Trong đó diện tích trong ranh khucông nghiệp là 115.225,5 m2 Diện tích phần thuê mặt nước là 38.324 m2 Là mộttrong những công ty chuyên về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cảng, bến bãi, nhàxưởng và Logistic Trải qua hơn 4 năm kinh nghiệm công ty đã gặt hái được nhiềuthành công trong từng dịch vụ mà công ty đã cung cấp cho khách hàng

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.

1.2.1 Chức năng.

Chức năng của Công ty gồm có các lĩnh vực chính như :

- Bốc xếp hàng hóa

- Vận tải hang hóa ven biển và viễn dương

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Sản xuất các cấu kiện kim loại

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

- Gia công cơ khí

Trang 5

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác như : xây dựng công trình dưới đất,dưới nước, xây dựng công trình ống dẫn khí đốt, xăng dầu, chất lỏng.

1.2.2 Nhiệm vụ.

Đối với Nhà nước:

- Thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động do bô ̣luật lao động quyđịnh như về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…

- Chấp hành chế độ ̣báo cáo đối với cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quanchức năng khác theo đúng quy định của pháp luật

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà nước, nộp thuế đầy đủ đúngthời gian quy định

Đối với doanh nghiệp :

- Công ty chủ động xây dựng và thực hiện mục tiêu : phương hướng phát triểndài hạn, kế hoạch phát triển ngắn hạn, mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinhdoanh

- Khai thác nguồn năng lực sẵn có, đồng thời nghiên cứu các tiến bô ̣khoa học

kỹ thuật để ứng dụng vào quá trình kinh doanh

- Sử dụng, quản lý tốt nguồn vốn

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đô ̣công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầuhoạt động kinh doanh của công ty

1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty.

1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty.

Việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của công ty là rất quan trọng, bất kỳmột đơn vị nào bộ máy quản lý ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinhdoanh Bộ máy quản lý phải được bố trí phù hợp, khoa học sẽ giúp cho Công typhát triển tốt hơn, đạt hiệu quả hơn, mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị và cho toàn

xã hội Để hoàn thành nhiệm vụ và chức năng mà Công ty đã đặt ra, hiện nayCông ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình sau :

Trang 6

Hình 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

1.3.2 Nguồn nhân lực của Công ty.

Công ty cổ phần Cảng Đông Xuyên là một đội ngũ tập hợp các chuyên gia, kỹ

sư, công nhân tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với ngành khai thác và dịch vụ Cảng

- Nhân sự quản lý : 6 người

P Kế toán, tài chính

Phòng kỹ thuật, dịchvụ

Ban đầu tư

xây dựng

Phòng HSEQ

Trang 7

1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

Đại hội đồng cổ đông :

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cảcác cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ quyếtđịnh những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thôngqua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo,bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểmsoát của Công ty

Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhấtcủa Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quanđến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt độngsản xuất kinh doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thôngqua Ban điều hành Công ty

Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và thành viên.Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soátchịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát có nhiệm vụkiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độhạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tàichính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợppháp của Báo cáo tài chính của Công ty

Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn vềtài chính, kế toán Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán,tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của Công ty kiểmtoán độc lập đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty

Ban Giám đốc.

Trang 8

Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổchức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công

ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng

cổ đông thông qua

Phòng Hành chính nhân sự.

- Tham mưu cho giám đốc Công ty về nhân sự, Quản lý hồ sơ tài liệu của cán bộ công nhân viên, kịp thời bổ sung thay đổi về nhân sự, quản lý công nhânviên lao động trong công ty

- Giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động như chế độbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

- Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương Xây dựng quy chế nội bộ

và giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động như các chế độ khenthưởng, kỷ luật, nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc

Phòng Kinh doanh, thương mại.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác, thực hiện kế hoạch kinhdoanh của Công ty

- Nghiên cứu biến động của thị trường, tìm cách tiếp cận thị trường và đềxuất phương án kinh doanh

- Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho các phòng ban, tham mưu cho giámđốc về công tác kinh doanh

Phòng Kế toán, tài chính.

Trang 9

- Lập các mẫu báo cáo thuế theo quy định của nhà nước hiện hành.

- Lưu giữ cẩn thận tất cả các chứng từ kế toán theo qui định của luật kế toán

- Thực hiện tính giá thành sản xuất và xác định kết quả kinh doanh

- Lập báo cáo tài chính theo qui định

Phòng Kỹ thuật, dịch vụ.

Tham mưu cho Ban Giám đốc các lĩnh vực sau :

- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty

- Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dư án đầu tư

- Công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao

1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.

Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung Phòng kế toán công ty

có nhiệm vụ hạch toán tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh của công ty, tại cáccửa hàng chỉ có nhiệm vụ tập hợp các hóa đơn, chứng từ và gửi lên cho phòng kếtoán hạch toán hàng ngày

Từ mô hình kế toán được lựa chọn, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức

và sắp xếp theo phương thức trực tuyến, chức năng Kế toán trưởng trực tiếp điềuhành các nhân viên kế toán Công ty

Trang 10

1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.

1.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

- Tổ chức công tác quản lý và điều hành, thực hiện các Công việc liên quan đếnlĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm

- Tổ chức công tác tài chính kế toán và bộ máy nhân sự theo yêu cầu đổi mớiphù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của Công ty trong từng giai đoạn

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc của phòng

để kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụcủa phòng và mỗi thành viên đạt hiệu quả cao nhất, nhận xét, đánh giá kết

Kế toán tài sản cố định

Kế toán tiền lương kiêm thủ

quỹ

Trang 11

cuộc họp giao ban của Công ty, họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ củaphòng hoặc cần đến sự phối hợp, kiểm tra đào tạo kế toán cho nhân viên.

- Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của phòng cho Giám đốc Công ty,tiếp nhận, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Giám đốc

Nhiệm vụ chuyên môn :

- Về công tác tài chính :

+ Trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn Vốn của các dự ánđầu tư quan trọng được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh vàMarketing …

+ Trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mụctiền mặt của Công ty, quan hệ với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm đảm bảo cho Công ty thực hiện được nghĩa vụ của nódồi với các chủ đầu tư hoặc người nắm giữ cổ phiếu của Công ty

+ Là người nghiên cứu,xây dựng hệ thống thu nhập thông tin, hệ thống các báobiểu, biểu đồ Xác định phương pháp,chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giáhoạt động tài chính của Công ty theo định kỳ

+ Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty và đề xuất biện phápnâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn

+ Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biệnpháp tiết giảm chi phí hiệu quả

+ Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công

- Về công tác kế toán :

+ Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty theoyêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược chung củaCông ty

+ Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toánthống kê theo mẫu biểu thống nhất, đảm bảo việc ghi chép, tính toán số liệu

Trang 12

chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinhdoanh trong toàn Công ty.

+ Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụdụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết quả kiểm kê, đánh giá tìnhhình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làmsai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệthại, đề ra các biện pháp xử lý và quarn lý phù hợp

+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệcao nhất quyền lợi của Công ty

+ Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh củatoàn Công ty Thông qua số liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khókhăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy mạnhphát triển kinh doanh Công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng

+ Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kếhoạch chi phí Công ty, các đơn vị thuộc Công ty hàng tháng, quý, năm Tổchức công tác phân tích việc thực hiện chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệmhợp lý trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá

Kế toán nguyên vật liệu :

Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là việc ghi chép, phản ánh đầy

đủ tình hình thu mua, dự trữ nhập xuất nguyên vật liệu Mặt khác thông qua tàiliệu kế toán, nguyên vật liệu còn biết được chất lượng, chủng loại có đảm bảohay không Số lượng thừa hay thiếu đối với sản xuất để từ đó quản lý đề ra cácbiện pháp thiết thực nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng nguyên vật liệu

- Thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu còn giúp cho việc kiểm tra chặtchẽ tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp nguyên vật liệu Từ đó có các

Trang 13

- Làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sẽ cung cấpthông tin chính xác kịp thời về tình hình nguyên vật liệu, giúp lãnh đạo nắm bắttình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý vật liệu cũng như vai trò của kế toántrong quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng thì kế toán vậtliệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây :

- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển củanguyên vật liệu về giá cả và hiện vật Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giáthành) thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịpthời, chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanhnghiệp

- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật vềhạch toán nguyên vật liệu

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu

từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa

ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán các định chính xác sốlượng và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm

- Tổ chức kế toán phù hợp với phuơng pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấpthông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh

- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vậnchuyển, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất và quản lý nguyên vậtliệu

Kế toán thanh toán.

- Chịu sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp

- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền

- Phối hợp với bộ phận kế toán có liên quan, kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp cáchóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra đảm bảo phù hợp theo quy định của Nhà nước

- Hạch toán các bút toán liên quan đến thu, chi tiền mặt, tiền gửi Phản ánh kịpthời các khoản thu, chi vốn bằng tiền Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu

Trang 14

thường xuyên (cuối mỗi ngày và cuối tháng) với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặtchẽ vốn bằng tiền.

- Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng : rút tiền, chuyển tiền, đối chiếuchứng từ, sổ phụ ngân hàng

- Phụ trách (lập, quản lý, giải chấp, tất toán,…) các hợp đồng tín dụng, cáckhoản lãi (tiền gửi, tiền vay)

- Thực hiện việc nộp thuế (nhập khẩu, VAT,…) hàng nhập khẩu

- Lập báo cáo dự kiến thu chi hàng tuần, cân đối tài chính

- Đảm bảo việc theo dõi và cập nhật chứng từ trung thực, chính xác và kịp thời.Lưu trữ các chứng từ liên quan đến công việc theo quy định

- Nhập liệu vào phần mềm, khóa sổ và lập báo cáo liên quan phần việc phụtrách chính Khi phát hiện lỗi và cần phải sửa, xóa thì phải có sự đông ý của cấpquản lý trực tiếp

- Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của bản mô tả công việc Trong quátrình thực hiện công việc nếu vấn đề nào chưa rõ hoặc có quy trình quản lý tốt hơnphải thảo luận ngay với cấp quản lý

- Ngoài trách nhiệm được quy định trong tài liệu này, trách nhiệm của kế toánviên còn được quy định cụ thể trong các tài liệu nội bộ khác

Kế toán tài sản cố định.

Kế toán TSCĐ cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau :

- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hữuhình hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hữu hình trong phạm vi toànđơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ hữu hình, tạo điều kiện cung cấpthông tin để kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡngTSCĐ hữu hình và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình trong từng đơn vị

Trang 15

- Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổimới, nâng cấp hoặc tháo dở bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình cũngnhư tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình.

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanhnghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ hữu hình, mở các sổ,thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định

Trách nhiệm của kế toán TSCĐ :

- Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập

- Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộ phận) Công ty

- Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản

- Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhàxưởng, lập quyết toán xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa hoàn thành

- Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảm TSCĐ từng tháng, năm

- Xác đinh thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung quy định nhà nước), tínhkhấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán

- Lập biên bản thanh lý TSCĐ

- Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ

- Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ

- Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm

- Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kếtoán

Kế toán tiền lương.

- Các công việc cụ thể của kế toán tiền lương :

+ Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về sốlượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả laođộng

+ Tính toán chính xác kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiềnlương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động

Trang 16

+ Xây dựng thang bảng lương để tính lương và nộp cho cơ quan bảo hiểm.+ Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về laođộng tiền lương bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phícông đoàn (KPCĐ) Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH,BHYT, KPCĐ.

+ Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoảntrích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh

+ Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vitrách nhiệm của kế toán Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiềnlương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

- Quản lý việc tạm ứng lương :

+ Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng của Công ty

+ Tính tạm ứng lương cho toàn thể Công ty, cho một nhóm nhân viên hoặc chomột nhân viên

+ Xây dựng mức tạm ứng lương linh hoạt như : số % lương cơ bản hoặc giá trịtiền riên cho từng nhân viên

Trang 17

+ Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuốinăm.

1.4.4 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty.

Hiện tại Công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ

1.4.5 Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty.

- Chỉ tiêu lao động tiền lương.

+ Bảng chấm công.

+ Bảng thanh toán tiền lương.

+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Chỉ tiêu tiền tệ

+ Phiếu thu

+ Phiếu chi

+ Giấy đề nghị tạm ứng

+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng

+ Giấy đề nghị thanh toán

- Chỉ tiêu tài sản cố định

+ Biên bản kiểm kê tài sản cố định

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

1.4.6 Hệ thống tài khoản sử dụng.

Tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án gồmcác tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng cân đối tàikhoản

Hệ thống tài khoản kế toán ở Việt Nam gồm có nhiều bản hệ thống khác nhautheo từng loại hình, nó dùng để phân loại các tài khoản từ loại 0-9, các định khoảnkinh tế theo trình tự, đơn vị này quy định thống nhất về các loại tài sản, ký hiệu,tên gọi của tài khoản kế toán

- Hệ thống tài khoản theo quyết định 15

Trang 18

+ HTTKKT doanh nghiệp theo quyết định 15 đầy đủ và chính xác, luôn cậpnhật mới một cách chi tiết và đầy đủ.

+ HTTKKT doanh nghiệp bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tàikhoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theoquy định trong chế độ này

- HTTKKT hành chính sự nghiệp

Hệ thống kế toán Hành chính sự nghiệp xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bảnchất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có vận dụng nguyêntắc phân loại và mã hóa của KTTKKT doanh nghiệp và HTTKKT nhà nước

- HTTKKT ngân hàng ( nghiệp vụ tín dụng )

+ Hệ thống kế toán này áp dụng đối với các Tổ chức tín dụng được thành lập

và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng

+ Các Tổ chức tín dụng chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định trongHTTKKT khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phéphoạt động

- Quy trình hạch toán chi tiết từng tài khoản

+ Loại tài khoản đầu 1 là loại tài khoản “ Tài sản ngắn hạn “

+ Loại tài khoản đầu 2 là loại tài khoản “ Tài sản dài hạn “

+ Loại tài khoản đầu 3 là loại tài khoản “ Nợ phải trả “

+ Loại tài khoản đầu 4 là loại tài khoản “ Nguồn vốn chủ sở hữu “

+ Loại tài khoản đầu 5 là loại tài khoản “ Doanh thu “

+ Loại tài khoản đầu 6 là loại tài khoản “ Chi phí sản xuất, kinh doanh “

+ Loại tài khoản đầu 7 là loại tài sản “ Thu nhập khác “

+ Loại tài khoản đầu 8 là loại tài khoản “ Chi phí khác “

+ Loại tài khoản đầu 9 là loại tài khoản “ Xác định kết quả kinh doanh “ (tậphợp CP và DT)

Trang 19

1.4.7 Các chính sách kế toán.

- Chế đô ̣kế toán áp dụng : Công ty đăng ký áp dụng hê ̣thống chế đô ̣kế toánViệt Nam ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của BộTài Chính vào năm 2014 Nhưng năm 2015 công ty đã thay thế áp dụng hệ thốngchế độ kế toán mới nhất do Bộ tài chính ban hành đó là Thông tư 200/2014/TT-BTC

- Niên đô ̣kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 năm dương lịch và kếtthúc vào ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vi ̣tiền tê ̣của công ty là Việt Nam đồng (VND)

- Phương pháp kê khai thuế GTGT là áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền

- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

1.4.8 Phương tiện phục vụ công tác kế toán.

- Cơ sở tổ chức công tác kế toán phải dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất kinh

doanh và phân cấp quản lý của doanh nghiệp

+ Qui mô doanh nghiệp càng lớn, đặc điểm sản xuất kinh doanh càng phức tạp,không gian bố trí các đơn vị càng phân tán thì đòi hỏi công tác kế toán càng phảihợp lý và khoa học

+ Sự phân chia quyền hạn về quản lý tài chính và quản lý hoạt động kinhdoanh giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, quyền quyết định trong quá trìnhxây dựng và quản lý sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kếtoán

+ Phân cấp quản lý kinh tế tài chính là tiền đề cho hạch toán kinh tế nội bộ.Hạch toán kinh tế nội bộ sẽ làm cho tập thể lao động quan tâm nhiều hơn đến kếtquả SXKD Khi đã hình thành phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp thìphải dựa vào phân cấp này kết hợp với trình độ kế toán ở các đơn vị bộ phận của doanh nghiệp để xác định mô hình tổ chức kế toán phù hợp

- Cơ sở tổ chức kế toán phải dựa vào đặc điểm của đối tượng kế toán vàphương pháp kế toán của đơn vị

Trang 20

+ Dựa trên đặc điểm của đối tượng kế toán như trình độ quản lý, mức độ sửdụng thông tin kế toán để làm cơ sở tổ chức công tác kế toán Đòi hỏi cung cấpthông tin càng cao thì tổ chức bộ máy càng phải đủ và khoa học.

(Thông tin kế toán là những thông tin định lượng phản ánh các sự kiện, cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh, chủ yếu mang tính chất tài chính và cần thiết cho việc

ra các quyết định kinh tế phù hợp)

+ Là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.Căn cứ vào phương pháp kế toán và chế độ kế toán để xác định trình tự hạch toánphù hợp (chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán) Căn cứ vào đặc điểm đó để tổchức công tác kế toán thích hợp

- Phải dựa vào các chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế

+ Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản

để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

+ Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước vàcác thông lệ quốc tế, nhất là các đơn - Phương pháp kế toán vị liên doanh với nướcngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài

1.4.9 Hệ thống báo cáo tài chính.

Nhìn chung, hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp ở bất kỳquốc gia nào trên thế giới đều cũng phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau :

- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN.

- Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B02-DN.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B04-DN.

Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo màcác ngành, các Công ty, các tập đoàn sản xuất, các liên hiệp xí nghiệp, các Công tyliên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tài chính kế toán khác

Trang 21

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

2.1 Những vấn đề chung về tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

- Ở Công ty, việc tiêu thụ máy móc, thiết bị cho ngành hoạt động dịch vụ cầucảng, kho bãi và logistic là chủ yếu Thị trường tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của Công ty có chủ trương, chính sách để mở rộng thị trường tiêu thụ vào các vùngmiền trong cả nước

 Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng

Theo phương thức này, Công ty tổ chức hệ thống dịch vụ tới các đại lýkinh doanh trong cả nước Để thực hiện phương thức này, Công ty thựchiện ký kết hợp đồng dịch vụ hàng hóa với các đại lý, Công ty, cá nhân cónhu cầu Căn cứ theo hợp đồng đã ký khi bên thuê có nhu cầu sẽ đặt dịch

vụ qua đơn đặt hàng hoặc đặt hàng qua thư điện tử, điện thoại Công ty sẽcăn cứ nhu cầu bên thuê và thực hịên vận chuyển hàng giao cho bên thuê.Khi hàng giao xong tại kho bên thuê thì quyền sở hữu hàng hóa thuộc vềbên thuê và lúc này hàng hóa được xem là đã tiêu thụ Với phương thức bánhàng này khách hàng sẽ thanh toán sau bằng chuyển khoản hoặc bằng tiềnmặt đúng theo cam kết trong hợp đồng đã ký

 Nội dung xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: Kết quả hoạt động kinhdoanh từ việc bán hàng, cho thuê mặt bằng, sản xuất sản phẩm, kết quả hoạt độngtài chính và kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa doanh thuthuần và trị giá vốn hàng bán (bao gồm cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, giáthành sản xuất của sản phẩm, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như: chiphí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh

Trang 22

lý, nhượng bán Tài sản cố định), chi phí quản lý doanh nghiệp (bao gồm chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).

Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tàichính và chi phí hoạt động tài chính

Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, cáckhoản chi phí khác

 Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh

Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh là: Tập hợp tất cả các sốliệu về doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ để xác định lãi, lỗ Tính toán phảnánh chính xác kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động kinh doanh của công ty

- Doanh thu gồm: Doanh thu thuần bán hàng hóa , doanh thu cho thuê mặtbằng doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác

- Chi phí gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanhnghiệp (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp), chi phí khác, chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh cần tôn trọng một số quy định sau:

- Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành

- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạtđộng (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ,hoạt động tài chính…) Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toánchi tiết cho từng loại hàng hóa, từng ngành hàng từng loại dịch vụ

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản xác định kếtquả kinh doanh là số doanh thu thuần và thu nhập thuần

Trang 23

2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

2.2.1 Khái niệm.

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của Công ty thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ cáckhoản làm giảm doanh thu như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, khoảnchiết khấu thương mại, khoản giảm giá bán hàng và giá trị hàng bị trả lại và cáckhoản thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có), đây là khoản doanh thugóp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của Công ty

2.2.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu.

Theo nguyên tắc thực hiện, thời điểm để doanh thu được xác định là “thựchiện” phải thỏa mãn 2 điều kiện : doanh thu đạt được và có thể xác định

Về cơ bản, doanh thu được coi là đạt được khi đơn vị kế toán hoàn thành hoặcgần như hoàn thành những công việc cần phải thực hiện đối với sarn phẩm, hànghóa, dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng để nhận được lợi ích kinh tế tương ứngvới doanh thu Doanh thu được coi là có thể xác định khi thu được tiền hàng hoặc

có quyền pháp lý thu tiền tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán được.Theo nguyên tắc thực hiện trên thì vào thời điểm hoạt động bán sản phẩm (giaohàng – chuyển quyền sở hữu) cho khách hàng được thực hiện là thời điểm ghinhận doanh thu

Trang 24

- Nhận tiền thanh toán: Chứng từ ghi nhận gồm giấy báo công nợ, giấy báo trảtiền, giấy báo của ngân hàng.

- Trường hợp hàng bị trả lại, Chứng từ ghi nhận gồm phiếu nhập kho

2.2.4 Tài khoản sử dụng.

Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóaxuất khẩu hoặc thuế GTGT theo và cung cấp dịch vụ cuả doanh nghiệpphương pháp trực tiếp phải nộp đã thực hiện trong kỳ kế toán

tính trên doanh thu bán hàng thực

tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

đã cung cấp cho khách hàng và đã

được xác định là tiêu thụ trong kỳ

kế toán

- Trị giá khoản chiết khấu thương

mại kết chuyển vào cuối kỳ

- Trị giá hàng bán bị trả lại kết

chuyển vào cuối kỳ

- Trị giá khoản giảm giá hàng bán

kết chuyển vào cuối kỳ

- Kết chuyển doanh thu thuần vào

tài khoản 911 “Xác định kết quả

kinh doanh”

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

Trang 25

- TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ.

- TK 5114 : Doanh thu trợ cấp, trợ giá.

- TK 5115 : Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” : kết cấu và nôị dung phản ánh tàikhoản 512 giống như 511, nhưng chỉ sử dụng cho các đơn vụ có bán hàng nội bộgiữa các đơn vị trong một công ty hoặc tổng công ty

Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ và có 3 tài khoản cấp 2 :

- TK 5121 : Doanh thu bán hàng hóa.

- TK 5122 : Doanh thu bán các thành phẩm.

- TK 5123 : Doanh thu cung cấp dịch vụ.

2.2.5 Nội dung hạch toán.

Nội dung hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tài khoản 511

- Tài khoản 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ cácgiao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Kết cấu tài khoản 511 thuộc nhóm nguồn vốn :

Nợ TK 511 Có

Có số phát sinh giảm bên Nợ, phát sinh tăng bên Có, không số dư cuối kỳ

- Bên nợ : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm do : giảm giá hàng

bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,…

- Bên có : Tăng do bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư cung cấp

dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

Trang 26

Chưa thu tiền khách hàng

Cuối kỳ kết chuyển các khoản

giảm trừ doanh thu

- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế

toán phản ánh DT bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng

chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh DT bán hàng

và cung cấp dịch vụ theo tổng thuế thanh toán

2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.

2.3.1 Kế toán chiết khấu thương mại.

2.3.1.1 Khái niệm :

Trang 27

hàng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộcvào chính sách chiết khấu thương maị của bên bán.

2.3.1.2 Tài khoản sử dụng.

Tài khoản 521 “chiết khấu thương mại” dùng để phản ánh khoản chiết khấuthương mại mà DN đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do ngườimua hàng đã mua hàng vớ i khối lươṇ g lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thươngmại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng

Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”

Số chiết khấu thương mại đã chấp Kết chuyển số chiết khấu thươngthuận cho khách hàng được thưởng mại phát sinh trong kỳ vào tài khoản

511 “DT bán hàng và cung cấp DV”

để xác định DT thuần của kỳ hạch toán

- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng có chi tiết phần chiết khấu

- Chính sách bán hàng của DN hoặc hợp đồng kinh tế

- Phiếu chi, giấy báo nợ

2.3.1.4 Nội dung hạch toán.

Nội dung hạch toán tài khoản 521 là :

- Tài khoản 521 chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua đượchưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của

Trang 28

doanh nghiệp đã quy định Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bángiảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

- Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua đượchưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giábán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng Trường hợpkhách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại ngườimua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thìphải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua Khoản chiết khấu thương mạitrong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521

- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấuthương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấuthương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK

521 Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại

- Theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng vàtừng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ

- Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên NợTài khoản 521 - Chiết khấu thương mại Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mạiđược kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụthực tế thực hiện trong kỳ báo cáo

Bên Nợ : Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.Bên Có : Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang

TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuầncủa kỳ báo cáo

2.3.2 Kế toán hàng bán bị trả lại.

Trang 29

loaị , quy cách Khi DN ghi nhâṇ tri ̣giá hàng bán bi ̣trả laị cần đồng thờ i ghi giảmtương ứng tri ̣giá vốn hàng bán trong kỳ.

2.3.2.2 Tài khoản sử dụng.

Tài khoản 531 “Hàng bán bi ̣trả laị” dùng để phản ánh tri ̣giá của số sản phẩm,hàng hóa, DV đã tiêu thu ̣bi ̣khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: vi phaṃcam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất hoặc kém phẩm chất , hàng khôngđúng chủng loại hoặc quy cách

Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”

Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả tiền cho khách hàng hoặc tính trừ vào lại phát sinh trong kỳ tài khoản 511

số tiền khách hàng còn nợ “DT bán hàng và cung cấp DV” để xác định DT thuần của kỳ hạch toán Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ

2.3.2.3 Chứng từ sử dụng.

- Biên bản thỏa thuận của người mua và người bán về việc trả lại hàng, ghi rõ

lý do trả lại hàng, số lượng hàng bi ̣trả lại, giá trị hàng bị trả lại

- Đơn vi ̣mua xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng kèm theo biên bảnthỏa thuận về việc trả hàng

- Phiếu chi, giấy báo nợ

2.3.2.4 Nội dung hạch toán.

Nội dụng hạch toán tài khoản 531 là :

Bên Nợ : Doanh thu bán hàng bị tả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tínhtrừ vào tài khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán

Trang 30

Bên Có : Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên nợ TK 511

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tk 521 “Doanh thu nội bộ” đểxác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo

2.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.

2.4.1 Khái niệm :

Là doanh thu phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn ngoài lĩnh vực hoạt động của

DN (Hoạt động tài chính được coi là hoạt động thường xuyên của DN), bao gồm :

- Tiền lãi cho vay vốn.

- Chiết khấu thanh toán được hưởng.

- Cổ tức và lợi nhuận được chia.

- Lãi tỷ giá hối đoái.

- Lãi do bán chứng khoán.

2.4.2 Tài khoản sử dụng.

Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo DT hoạt động tài chính phát sinh

phương pháp trực tiếp ( nếu có ) trong kỳ

- Kết chuyển DT hoạt động tài

Trang 31

- Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế.

2.4.4 Nội dung hạch toán.

Nội dụng hạch toán của tài khoản 515 là :

Bên Nợ : - Số thuế GTGT phải tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 “Xácđịnh kết quả kinh doanh”

Bên Có : - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia;

- Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liêndoanh, công ty liên kết;

- Chiết khấu thanh toán được hưởng;

- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh;

- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ;

- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mựctiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh;

- Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tưXDCB (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanhthu hoạt động tài chính;

- Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ

2.4.5 Sơ đồ hạch toán.

131 635 911 515 331

Chiết khấu thanh Chiết khấu thanh

toán cho khách hàng toán được hưởng

Kết chuyển vào Kết chuyển vào 111, 112

Trang 32

2.5.2 Tài khoản sử dụng.

Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

- Chi phí quản lý doanh nghiệp thực - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó

tế phát sinh trong kỳ đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa

- Số dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự số lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ phòng phải trả (chênh lệch giữa số trước chưa sử dụng hết)

phải lập kỳ này hơn số phải lập kỳ - Kết chuyển chi phí quản lý DN vào trước chưa sử dụng hết) tài khoản 911 “Xác định kết quả

- Dự phòng trợ cấp mất việc kinh doanh”

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này có 8 tài khoản cấp 2 :

- TK 6421 : Chi phí nhân viên quản lý.

- TK 6422 : Chi phí vật liệu quản lý.

Trang 33

- TK 6427 : Chi phí DV mua ngoài.

- TK 6428 : Chi phí bằng tiền khác.

2.5.3 Chứng từ sử dụng.

- Bảng lương, bảng phân bổ lương nhân viên

- Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận quản lý

- Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển

- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định

- Hóa đơn GTGT/bán hàng các dịch vụ mua ngoài, phiếu chi, giấy báo nợ

- Các chứng từ khác có liên quan

2.5.4 Nội dung hạch toán.

Bên Nợ : - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa

số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trướcchưa sử dụng hết);

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm

Bên Có : - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh

lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳtrước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xácđịnh kết quả kinh doanh”

Trang 34

2.5.5 Sơ đồ hạch toán.

334, 338 641 911 Tiền lương và các khoản trích theo lương, Kết chuyển để xác định

Trang 35

Lập dự phòng phải thu khó đòi

Tài khoản 711 “Thu nhập khác”

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) Các khoản thu nhập khác phát sinh tính theo phương pháp trực tiếp trong kỳ

đối với các khoản thu nhập khác

(nếu có)

- Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu

nhập khác sang 911

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ

2.6.3 Nội dung hạch toán.

Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm :

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốnliên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại

Ngày đăng: 22/08/2024, 12:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w