1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Báo cáo tốt nghiệp
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 393,5 KB

Nội dung

Bởi vì tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theokết quả cuối cùng nhằm bù đắp lại

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đ

ứng trước nền kinh tế-xã hội thế giới đang có nhiều thay đổi với xu hướng

toàn cầu hóa ngày càng được thể hiện rõ rệt nhờ công cuộc đổi mới, bộ mặt kinh tế xã hộinước ta đã có những thay đổi cơ bản theo hướng tích cực Trước hàng loạt cơ hội và thửthách, đòi hỏi các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực phải có nhiều chuyển biến,thay đổi cho phù hợp cơ chế mới Trong nền kinh tế chung, hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, được xem là xương sống của nền kinh tế, đóngvai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng một cách bền vững

Để hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có đầy đủ cả ba yếu tố:Nguồn vốn, nguyên vật liệu và nhân công Như vậy, nhân công chiếm một vị trí hết sứcquan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốnkinh doanh hiệu quả thì cần phải chú trọng nhiều đến vấn đề lương bổng và chế độ đãingộ cho người lao động Bởi vì tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động

mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theokết quả cuối cùng nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái sản xuấtsức lao động và phát triển mọi mặt về vật chất và tinh thần trong đời sống tinh thần xã hội chongười lao động, góp phần thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động

và hiệu quả thời gian làm việc Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sảnphẩm do người lao động tạo ra

Vì thế công tác kế toán tiền lương rất quan trọng trong quá trinh sản xất kinhdoanh tại các doanh nghiệp Kế toán tiền lương cần tính toán chính xác các khoản tiềnlương, phụ cấp và các khỏan trích theo lương để đảm bảo đời sống cho người lao động vàphù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan

trọng đó nên em đã chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại

Công ty cổ phần Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu làm đề tài cho báo cáo tốt nghiệp của mình

Trang 2

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu:

1.1.1.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu:

Tên giao dịch :Công ty Cổ phần Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu

Tên nước ngoài :BRVT Tourist Joint Stock Corporation

Địa chỉ: :Số 207 - Võ Thị Sáu – Phường Thắng Tam-TP.Vũng Tàu

Hình thức tổ chức :Hạch toán báo cáo sổ, có tài khoản và con dấu riêng

1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Du Lịch BR-VT:

Công ty Cổ phần Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu là một doanh nghiệp, quyết định số236/QĐ.UBT ngày 10/04/1996 về việc sáp nhập Công ty Long Hải vào Công ty Du LịchVũng Tàu thuộc UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Công ty được thành lập theo lịch và pháttriển kinh tế dịch vụ vũng tàu, đồng thời đổi tên đơn vị thành Công ty Du lịch Tỉnh Bà RịaVũng Tàu

Sau thời gian chuẩn bị mọi mặt và lập phương án cổ phần hóa Công ty, ngày28/12/2005 UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký Quyết định số 5078/QĐ.UBND về việcphê duyệt phương án và chuyển Công ty Du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành công ty

cổ phần

Vào ngày 29/6/2006, Vungtau Tourist là một trong số ít doanh nghiệp nhà nước cổphần hoá thành công, thu hút được nhiều nhà đầu tư có thương hiệu mạnh tham gia như:Công ty Du lịch Chợ Lớn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á, Công ty Cổ phần tinhọc Lạc Hồng, Công ty Quản lý quỹ đầu tư VinaCapital (Anh quốc) Theo ông Hồ VănNiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, việc các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm sâu sắc về môi

trường kinh doanh trên thế giới tham gia điều hành sẽ giúp cho Vungtau Tourist cơ hội

thực hiện nhiều dự án lớn, không chỉ phát triển trong tỉnh mà có thể vươn ra khu vực

1.2 Những khó khăn và thuận lợi của công ty:

Trang 3

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn bị ảnh hưởng từ sự biến động của thịtrường thế giới như giá dầu mỏ, vàng, tỷ giá hối đoái tiền tệ tăng giảm thất thường, cácchính sách xã hội trong nước cũng tác động đến ngành hàng Công ty đang kinh doanh Giá nhiên liệu tăng liên tục ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế nói chung và ngành dulịch nói riêng Bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của Công ty CP Du lịch BR-VT:1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ:

Hoạt động kinh doanh thương mại,Xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch lữ hành, các loaihình dịch vụ, xây dựng…ở mỗi lĩnh vực hoạt động kinh doanh công ty đều có đề ra phươnghương chức năng cụ thể

Góp phần củng cố và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình nhằm thu hút nguồn vốnđồng thời làm giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp của nhân dân trong tỉnh

Xây dựng dự án, kêu gọi đầu tư mới, triển khai những dự án đã được UBND Tỉnh

BR-VT chủ trương cho phép thực hiện

1.3.2 Quyền hạn:

Tự do hoạt động kinh doanh theo pháp luật nhà nước CHXHXNVN

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty:

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CP DU LỊCH BRVT

Trang 4

1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán và nội dung công tác kế toán tại công ty:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊBAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Các công ty cổ phần chi

phối

Các công ty

cổ phần liên kết

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Khu du lịch Biển Đông Khách sạn Sammy Vũng Tàu Khách sạn Sammy Đà lạt Khách sạn Thuỳ Vân.

Khách sạn VTT Trung tâm lữ hành VTTour Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Đà nẵng Khu Du lịch Mũi Nghinh Phong.

Trang 5

Hiện nay đứng đầu bộ máy điều hành Công ty là Hội đồng quản trị, Ban Tổng GiámĐốc sau đó là các phòng ban, các đơn vị chi phối, liên kết và hạch toán phụ thuộc.

Hội đồng quản trị hoạt động theo điều lệ và quy chế làm việc của Hội đồng, bao gồmChủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và 6 thành viên HĐQT

Ban Tổng Giám đốc gồm Tổng Giám đốc điều hành chung và 02 Phó Tổng Giám đốc Các phòng ban chức năng : Phòng tài chính – kế toán, phòng thương mại – XNK,Phòng Hành chính, Phòng Nhân sự, Phòng Quản lý dự án, Phòng Nghiệp vụ tổng hợp và 3

bộ phận liên quan: Marketing, Đầu tư tài chính, Xây dựng cơ bản

Ðại hội đồng cổ đông (ÐHÐCÐ)

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các

cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền Quyết định những vấn đềđược Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đại hội đồng cổ đông có toàn quyền quyếtđịnh mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ :

- Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty

- Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định

Hội đồng quản trị (HĐQT)

Hội đồng quản trị do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của

Công ty, có nhiệm vụ :

- Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận,chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạtđộng kinh doanh của Công ty

- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty

- Bầu, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc

- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ của Công ty

- Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông

Danh sách HĐQT:

- Ông Trần Tuấn Việt – Chủ tịch HĐQT

- Ông Don Di Lam – Phó Chủ tịch HĐQT

- Ông Võ Tuấn Thành – Thành viên HĐQT

- Ông Nguyễn Niệm – Thành viên HĐQT

- Ông Nguyễn Vũ Hưng – Thành viên HĐQT

- Ông Huỳnh Văn Cường – Thành viên HĐQT

- Ông Trần Vũ Anh – Thành viên HĐQT

- Ông Nguyễn Hồng Mạnh – Thành viên HĐQT

Ban kiểm soát

Là cơ quan trực thuộc Ðại hội đồng cổ đông, do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra BanKiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinhdoanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quảntrị và Ban Tổng Giám đốc

Trang 6

- Bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý của Công ty: Giám đốc, Phó Giám đốc,các Trưởng, Phó phòng Công ty sau khi đã được Hội Đồng Quản Trị phê duyệt.

- Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo nhiệm vụ và quyền hạn của điều lệ Công ty

- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh

và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị

Danh sách Ban Tổng Giám đốc:

- Ông Trần Tuấn Việt – Tổng Giám đốc

- Ông Nguyễn Hồng Ân – Phó Tổng Giám đốc

- Ông Võ Tuấn Thành – Phó Tổng Giám đốc

Các phòng ban nghiệp vụ:

Phòng Tài chính - Kế toán

Thực hiện công tác tài chính - kế toán : kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính,các nghĩa vụ thu nợ, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hìnhthành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán,phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu, đề xuất các giải pháp tài chính phục vụ yêucầu quản trị, cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật và củaCông ty

Phòng hành chính

Tổ chức hoạt động công tác hành chính quản trị của Công ty Quản lý và sử dụng condấu đúng quy định của pháp luật Quản lý các giấy tờ pháp lý của Công ty Sắp xếp lịchcông tác và thông báo các chỉ thị, nghị quyết của Lãnh đạo Công ty đến các phòng ban vàđơn vị thành viên Tư vấn cho Lãnh đạo về tính pháp lý của văn bản, hợp đồng kinh tếv.v… trước khi ban hành Tổ chức các buổi lễ, khánh tiết, các cuộc họp của Công ty.Quản lý, khai thác hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thiết bị điện, nước, tài sản, trang bịtại trụ sở, xe công phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành của Công ty Mua sắm quản

lý tài sản văn phòng làm việc Tổ chức việc bảo vệ văn phòng

và công tác tạp vụ văn phòng

Trang 7

Phòng Thương mại Xuất - Nhập khẩu

Ủy thác mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm: Nông sản thô chưa chế biến, nôngsản sơ chế, lương thực, thủy sản

Phòng quản lý dự án.

Lập các Dự án, quản lý dự án, đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuêmua, đầu tư cải tạo đất và công trình hạ tầng trên đất để cho thuê đất đã có hạ tầng, nhậnquyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để chuyển nhượng,cho thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê lại

Bộ phận Nghiệp vụ - Tổng hợp

Tham mưu, giúp việc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc Công ty vềthống kê, tổng hợp số liệu, kế hoạch các nghiệp vụ, quản lý và phát triển thương hiệu,tham gia tổ chức các sự kiện của Công ty…

Bộ phận Marketing

Tìm kiếm thị trường, quảng bá tiếp thị về các sản phẩm dịch vụ, tư vấn cho lãnh đạo vềcác mục tiêu kinh doanh và các giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty,xây dựng các chiến lược marketing nhằm tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ phù hợp từng thịtrường với mục tiêu, chiến lược chung của công ty

Bộ phận Đầu tư tài chính.

Điều phối các dự án, tư vấn, rà soát tài chính, tham gia xây dựng, tư vấn cho lãnh đạocông ty về quản trị tài chính và các mảng tài chính khác

Bộ phận Xây dựng cơ bản

Tham mưu cho Lãnh đạo trong các vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm:

Nghiên cứu các văn bản quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản,thống nhất triển khai và áp dụng trong toàn công ty

Đề xuất các chủ trương, định hướng đầu tư tham gia phát triển ngành du lịch

Tham gia quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng ngành du lịch bao gồm các Xí nghiệp,chi nhánh trực thuộc

Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản về cơ sở hạtầng ngành du lịch trên các địa phương

Lập kế hoạch đầu tư dài hạn, ngắn hạn, xác định tiến độ, quy mô, tính chất đầu tư các

dự án phát triển xây dựng các ngành nghề kinh doanh của công ty

Tổ chức thực hiện xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp các cơ sở đầu tư ngành nghề

Triển khai thực hiện các bước của các dự án đầu tư được Ban lãnh đạo cho phép lập

và duyệt dự án: Lập dự án, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, lập kế hoạch và tổ chức đấuthầu, triển khai thực hiện xây lắp và nghiệm thu công trình đã xây dựng)

Trang 8

1.4.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Kế toán trưởng:

Là người trực tiếp điều hành công việc quản lý tài chính và là người chịu trách nhiệmquản lý toàn bộ hồ sơ của khu du lịch Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán trongđơn vị một cách hợp lý và khoa học

Kiểm tra việc chấp hành quản lý kỷ luật lao động, các chính sách đối với người laođộng, việc thực hiện kế hoạch sản xuất kĩ thuật tài chính, các đơn vị chi phí sản xuất kinhdoanh,việc chấp hành chính sách kinh tế tài chính và kĩ thuật tài chính của nhà nước, giảiquyết và xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, các khoản nợ khó đòi

Ngoài ra kế toán trưởng còn là người tham mưu cho giám đốc nghiêm cứu cải tiến sảnxuất, cải tiến quản lý kinh doanh…, và củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theoyêu cầu đổi mới cơ chế quản lý

Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:

Có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các chứng từ kế toán, đảm bảo hạch toán chính xác.Mọi hạch toán đều phải thông qua kế toán tổng hợp lên báo cáo biểu của Bộ tài chính, vàvận hành kế toán nhập số liệu vào máy Kịp thời kiểm tra số liệu trước khi quyết toánphân tích hoat động tài chính Thực hiện tính toán chính xác ghi chép đầy đủ các giá trị,

số lượng công ty Ngoài ra còn phải làm nhiệm vụ kế toán giá thành, tập hợp chi phí sảnxuất và phân bổ theo từng chi phí

Kế toán tài sản cố định, công cụ:

Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh số lượng, giá trị các loại vật tư, công cụ dụng cụ hiện

có trong kho và tình hình nhập, xuất kho thực tế, đồng thời tham gia kiểm kê đánh giá lại

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KT TỔNG HỢP

Kế toáncông nợ

Thủquỹ

Kế toán thanh toán

kiêm hàng hóa

Kế toán

thuế

Kế toán ngân hàng

Kế toán tài sản cố định

KẾ TOÁN CÁC ĐƠN VI PHỤ THUỘC

Trang 9

công cụ dụng cụ hiện có ở trong kho Kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi tìnhhình tăng, giảm và số hiện có của các loại thiết bị và TSCĐ hàng tháng lên bảng kê chitiết các tài khoản để theo dõi tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng và viêc sử dụngTSCĐ trên sổ chi tiết và tính khấu hao TSCĐ.

Kế toán thanh toán và tạm ứng:

Có nhiệm vụ lập các phiếu thu, chi quỹ tiền mặt, trả lương và các thu nhập khác, cáckhoản tạm ứng, các khoản thanh toán cho cán bộ công nhân viên công ty, trích BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản phụ cấp khác cho từng cán bộ công nhân viên Hàngtháng kế toán lên bảng chi tiết các khoản nợ

lý về mọi sự vi phạm hoặc thiếu sót

* NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN:

a

Hình thức kế toán tại công ty:

Tại công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung

Trang 10

SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Ghi chú: :Ghi hàng ngày,định kỳ

-Đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn

cứ ghi sổ ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan

- Định kỳ 10 ngày tùy khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật kýđặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ sốtrùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt

- Cuối quý cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng câc đối số phát sinh

- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chitiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập báo cáo tài chính

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phátsinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung

Trang 11

b Các loại sổ thường dùng tại công ty:

- Sổ nhật ký chung : Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kếtoán hoặc trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và phản ánh quan hệ đối ứng của các tài khoản trong các nghiệp vụ đó

- Sổ cái : Được mở cho mỗi loại tài khoản, là sổ tổng hợp mở cho cả năm

- Sổ chi tiết: Được mở để theo dõi cho một tháng tùy theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh

mà kế toán mở một sổ riêng cho tài khoản hay nhiều đối tượng đựơc mở chung một sổ,

sổ chi tiết bao gồm:

+Sổ quỹ

+ Sổ chi tiết phải thu khách hàng

+ Sổ chi tiết phải trả người bán

+ Bảng kê chi tiết

+ Sổ nhật ký thu chi tiền mặt, tiền gửi…

c Hệ thống tài khoản đang áp dụng tại công ty:

Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Tuy nhiên kế toán thêm một số tiểu khoản chothích hợp với công tác kế toán của đơn vị

d Một số chính sách cơ bản tại công ty:

-Niên độ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01 đầu năm và kết thúc vào ngày 31/12 cuối năm

-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng theo phương pháp kê khai thườngxuyên, và xác định giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước

-Đơn vị tính là VNĐ

-Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

-Phương pháp thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo phương pháp khấu trừ

-Phương pháp quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá ngân hàng vietcombank

Trang 12

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

2.1 Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương

2.1.1 Khái niệm tiền lương

Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của mỗi người để biến đổi các vật thể tự nhiênthành những sản phẩm tiêu dùng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho mọi người Laođộng là điều kiện đầu tiên, cần thiết và vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ratrong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùngnhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái sản xuất sức lao động vàphát triển mọi mặt về vật chất và tinh thần trong đời sống gia đình và xã hội cho người laođộng Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do người laođộng tạo ra Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phậncủa chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định làmột bộ phận của thu nhập kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trongdoanh nghiệp

Tiền lương là công cụ tác động của công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Do đó các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng tíchlũy cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động

2.1.2 Khái niệm các khoản trích theo lương

* Khái niệm bảo hiểm xã hội (BHXH) :

Là một loại quỹ trích theo tỷ lệ tiền lương dùng để trợ cấp cho người lao động trong cáctrường hợp: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, nghỉ việc,…

* Khái niệm bảo hiểm y tế (BHYT):

Là khoản tiền hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động đóng góp cho các

cơ quan y tế để được đài thọ khi có phát sinh nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh

* Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):

* Khái niệm kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Là khoản tiền trích theo tỷ lệ tiền lương dùng để duy trì hoạt động các tổ chức côngđoàn đơn vị và công đoàn cấp trên, các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi vànâng cao đời sống của người lao động

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương

Kế toán lao động tiền lương trong các đơn vị sản xuất có nhiệm vụ sau:

- Tính toán, ghi chép, phản ánh một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và

sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kếtquả lao động

- Tính toán chính xách, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiềnthưởng, các khoản trợ cấp, phải trả cho người lao động

- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, mở sổ kế toán lao động tiền lương theođúng phương pháp kế toán

- Lập các báo cáo về lao động, về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trong phạm

vi của kế toán

- Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạmchính sách chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN chế độ sử dụng chi tiêukinh phí công đoàn, chế độ phân phối theo lao động

- Chi trả kịp thời các khoản lương và các khoản nợ cấp bảo hiểm cho người lao động

2.3 Phân loại lao động

Muốn có được những thông tin về số lượng lao động một cách chính xác cần phảiphân loại lao động Việc phân công nhân công trong doanh nghiệp có mục đích phục vụnhu cầu quản lý doanh nghiệp trong việc tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm,theo dõi các nhu cầu về chi phí trực tiếp một cách đúng đắn

*Theo tính chất của hợp đồng lao động:

- Lao động trong biên chế

- Lao động dài hạn

- Lao động ngắn hạn

*Theo mối quan hệ với quá trình sản xuất:

- Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh (622): công nhân

- Lao động gián tiếp quá trình sản xuất kinh doanh (627):

- Lao động phục vụ sản xuất kinh doanh (641): thủ kho, tài xế, nhân viên bốc vác…

- Lao động quản lý sản xuất kinh doanh (642): Trưởng phòng tổ chức, nhân viên hànhchính, kế toán

* Theo việc quản lý lao động trả lương:

- Lương của người lao động trong danh sách (hợp đồng dài hạn): Bao gồm những ngườilao động có tên trong sổ lao động của công ty có thời gian công tác 01 năm trở lên, đó làcác Cán bộ, công nhân viên của công ty

- Lương của lao động ngoài danh sách: Là những lao động do các tổ chức khác trả lương

và quản lý, thường là những sinh viên thực tập, những người làm công tác Đoàn, Đảng…

* Theo chức năng của người lao động:

- Công nhân

- Chuyên viên

- Nhân viên kỹ thuật, nhân viên hành chính

- Thợ học nghề…

Trang 14

2.4 Các hình thức trả lương và các quỹ lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, quỹ KPCĐ

2.4.1 Các hình thức trả lương

Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động,trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Việc trả lương cho người lao động theo sốlượng và chất lượng có ý nghĩa trong việc huy động, khuyến khích người lao động pháthuy tinh thần làm việc, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng suất laođộng nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chấtcủa mỗi thành viên trong xã hội

Hiện nay việc tính lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủyếu là hình thức tiền lương trả theo thời gian và hình thức tiền lương trả theo sản phẩm

+ Hình thức trả lương theo thời gian :

Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gianlàm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động Tiền lương tính theo thờigian có thể thực hiện tính theo tháng, theo ngày hoặc theo giờ làm việc của người laođộng tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.Trong mỗi thang lương tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn màchia ra làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định

Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay theo thời gian

có thưởng

Trả lương theo thời gian giản đơn

Trả lương theo thời

gian giản đơn = Căn bản Lương + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành côngviệc và đạt yêu cầu

Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn với từng bậc lương trong cácthang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động Lươngtháng tương đối ổn định và được áp dụng phổ biến nhất đối với công nhân viên chức

Tổng hệ số phụ cấp đượchưởng theo quy định

Tiền lương phải trả trong tháng:

Tiền lương Phải

trảTrong tháng =

Mức lương tháng

x trong tháng của người lao độngSố ngày công làm việc thực tế

Số ngày làm việc trongtháng quy định

Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc:

Trang 15

Tiền lương phải trả

+Trả lương theo thời gian có thưởng : là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết

hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượngsản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên liệu… nhằmkích thích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao

Trả lương theo thời

gian có thưởng = Trả lương theo thờigian giản đơn + Các khoản tiềnthưởng

Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế: Không tác dụng khuyến khích tăngnăng suất vì người lao động chỉ chý ý đến thời gian làm là bao nhiêu mà không chú ý đếnchất lượng và số lượng sản phẩm tạo ra Do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩykinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy đượckhả năng sẵn có của người lao động

Để khắc phục hạn chế này các doanh nghiệp nên thưởng cho nhân viên khi tiết kiệm đượcchi phí nguyên vật liệu hay khi vượt chỉ tiêu về số lượng sản phẩm…

Trả lương theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao độngkhối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹthuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, côngviệc lao vụ đó

Hình thức tính lương theo sản phẩm có thể thực hiện theo các cách sau:

* Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế)

Tiền lương được lãnh = Số lượng sản phẩm công x Đơn giá tiền

Trang 16

trong tháng việc hoàn thành lương

* Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến:

Mức lương thực nhận = Tổng lương của bộ phậntrực tiếp x Tỷ lệ lươnggián tiếp

* Tiền lương theo sản phẩm cuối cùng:

Tiền lương theo sản phẩm cuối cùng sẽ được dựa trên giá trị đạt được sau khi trừ đi cáckhoản tiêu hao như nộp thuế, trích nộp các quỹ theo chế độ Trong các hình thức tínhlương theo sản phẩm, tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng là hình thức tiến bộ nhất vì

nó gắn liền với kết quả cuối cùng của doanh nghiệp

* Tiền lương khoán

Mức lương khoán được tính cho một khối lượng công việc hay một tập thể của người laođộng nhận khoán Trong các doanh nghiệp xây lắp hoặc các doanh nghiệp thuộc ngànhsản xuất nông nghiệp thường áp dụng mức lương khoán theo từng thành phần công việchoặc theo từng hạn mục công trình

Như vậy, hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm, đảmbảo nguyên tắc phân phối theo lao động cho người quan tâm đến số lượng và chất lượngcông việc của mình Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy được hết vai trò đòn bẩykinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩmcho xã hội Tuy nhiên tính lương theo sản phẩm đòi hỏi tính toán phức tạp

2.4.2 Quỹ lương :

Quỹ lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp dodoanh nghiệp quản lý và chi trả Bao gồm các khoản sau:

+ Tiền lương tính theo thời gian

+ Tiền lương tính theo sản phẩm

+ Tiền lương công nhật, lương khoán

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhânkhách quan

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian đi công tác, trong thời gian nghỉ phéphoặc đi học theo chế độ quy định

+ Các khoản thưởng có tính chất thường xuyên (thưởng doanh thu)

+ Phụ cấp làm đêm, hết giờ tăng ca

+ Phụ cấp khu vực, thâm niên, ngành nghề, phụ cấp trách nhiệm

Trang 17

Đối với doanh nghiệp kinh doanh phải quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích gắnliền với kết quả sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở các định mức về lao động và đơn giátiền lương được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn (chưa hòa vốn) thìtổng quỹ lương của doanh nghiệp được phép trích và chi không vượt quá tiền lương cơbản

Đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt tỷ suất lợi nhuận trên hòa vốn nhà nướccao, đóng góp cho ngân sách nhà nước nhiều thì được phép trích và chi trả quỹ lươngtương ứng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhưng phải đảm bảo cácđiều kiện sau đây:

+ Phải bảo toàn bằng vốn và không xin giảm khấu hao hay các khoản phải nộp cho Nhànước

+ Tốc độ tăng của quỹ tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận trên vốnđầu tư

2.4.3 Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹtrong các trường hợp bị mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,hưu trí, mất sức, bệnh nghề nghiệp, tử tuất…

Theo chế độ hiện hành, quỹ được trích 22% trên tổng quỹ lương Trong đó 16% đượctính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và người lao động góp6% (trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động)

Khi người lao động được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởngbảo hiểm xã hội, kế toán phải lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội trích trong kỳ, sau khi

đã trừ đi các khoản đã trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp (được cơ quan bảohiểm xã hội ký duyệt), phần còn lại nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội tập trung

Để được hưởng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động và người lao động trong quátrình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quyđịnh

2.4.4 Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trongcác hoạt động khám chữa bệnh Theo chế độ hiện hành, quỹ bảo hiểm y tế được trích4,5%, trong đó doanh nghiệp đóng 3% Lương cơ bản và người lao động đóng 1,5% trênlương cơ bản

Quỹ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người laođộng thông qua mạng lưới y tế Vì vậy khi tính được mức trích bảo hiểm y tế, các doanhnghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm y tế

2.4.5 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:

Quỹ BHTN được hình thành từ 2% tiền lương, tiền công tháng của NLĐ Trong đó,NLĐ đóng 1%, người sử dụng LĐ đóng 1% Ngoài ra có tiền sinh lời của hoạt động đầu

tư quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác

Trang 18

2.4.6 Quỹ kinh phí công đoàn

Quỹ kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp như tài trợ chocác hoạt động văn hóa, thể thao… Nguồn hình thành của quỹ này là 2%, trong đó doanhnghiệp đóng toàn bộ 2% Lương thực tế phải trả cho người lao động

Như vậy, khoản trích theo lương là 30,5%, trong đó doanh nghiệp đưa vào chi phí 22%(gồm 16% bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp và 2% kinh phícông đoàn), còn 8,5% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp (gồm6% bảo hiểm xã hội và 1,5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp)

Các khoản

theo lương

Trích theo lương Đưa vào chi phí

Trừ lương Nhân viên

2.5.2 Các chế độ tiền thưởng

Hiện nay các xí nghiệp, doanh nghiệp, công nghiệp nhà nước đang thi hành chế độ khenthưởng thường xuyên từ quỹ tiền lương Ngoài ra còn có các chế độ khen thưởng khác:

- Thưởng tăng năng suất lao động, thưởng chất lượng

- Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, điện năng, vật tư nhập khẩu

- Thưởng phát minh, sáng chế cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất

- Thưởng hoàn thành vượt mức tiến độ định mức thời gian

- Thưởng phát hiện tham ô, lãng phí

- Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ

- Thưởng chuyên cần

Ngày đăng: 21/08/2024, 07:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w