1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova

91 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô Toyota Innova
Tác giả Trần Duy Khánh
Người hướng dẫn Lê Thái Hà
Trường học Trường Đại học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,47 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1 Tổng quan về ngành ô tô và xu hướng phát triển (10)
      • 1.1.1 Trên thế giới (10)
      • 1.1.2 Tại Việt Nam (15)
    • 1.2 Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành ô tô việt nam (19)
      • 1.2.1 Chính sách và quy định hỗ trợ (19)
      • 1.2.2 Phát triển hạ tầng (19)
      • 1.2.3 Nghiên cứu và phát triển (R&D) (20)
      • 1.2.4 Thúc đẩy sản xuất trong nước (20)
      • 1.2.5 Khuyến khích tiêu dùng xe xanh (20)
      • 1.2.6 Phát triển nguồn nhân lực (21)
      • 1.2.7 Thúc đẩy hợp tác công tư (21)
      • 1.2.8 Bảo vệ môi trường (22)
    • 1.3 Giới thiệu chung về hệ thống điện (22)
      • 1.3.1 Nhiệm vụ (22)
      • 1.3.2 Các hệ thống điện trên xe (23)
    • 1.4 Thông số về xe toyota innova (26)
    • 1.5 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nguyên cứu (28)
      • 1.5.1 Mục tiêu (28)
      • 1.5.2 Nội dung (28)
      • 1.5.3 phương pháp nghiêu cứu ........................................................................ 27 CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE Ô TÔ INNOVA 28 (28)
    • 2.1 Hệ thống cung cấp nguồn trên xe (29)
      • 2.1.1 Ác quy (29)
      • 2.1.2 Máy phát (30)
      • 2.1.3 Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải (33)
    • 2.2 Hệ thống tin và hiển thị (34)
      • 2.2.1 Các bản đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống thông tin (35)
      • 2.2.2 Màn hình hiện thị đa chức năng (38)
      • 2.2.3 Hệ thống thông tin (39)
      • 2.2.4 Hệ thống hiển thị đo đạc và kiểm tra (41)
    • 2.3 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (42)
      • 2.3.1 Hệ thống chiếu sáng (42)
      • 2.3.2 Hệ thống tín hiệu (45)
    • 2.4 Hệ thống an toàn (50)
      • 2.4.1 Hệ thống chống bó phanh abs (50)
      • 2.4.2 Hệ thống túi khí an toàn (54)
      • 2.4.3 Hệ thống chống trộm (56)
    • 2.5 Hệ thống âm thanh (59)
    • 2.6 Hệ thống điều hòa không khí (61)
  • CHƯƠNG 3 CHẨN ĐOÁN SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN (65)
    • 3.1 chẩn đoán và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp nguồn trên xe (65)
      • 3.1.1 Chẩn đoán hệ thống cung cấp nguồn (65)
      • 3.1.2 Sửa chữa hệ thống cung cấp nguồn (66)
      • 3.1.3 Bảo dưỡng hệ thống cung cấp nguồn (67)
    • 3.2 Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông tin và hiển thị trên xe (68)
      • 3.2.1 Chẩn đoán hệ thống thông tin và hiển thị (68)
      • 3.2.2. Sửa chữa hệ thống thông tin và hiển thị (69)
      • 3.2.3. Bảo dưỡng hệ thống thông tin và hiển thị (70)
    • 3.3 Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe (71)
      • 3.3.1 Chẩn đoán hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (71)
      • 3.3.2 Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (72)
      • 3.3.3 Các nguyên nhân hư hỏng và cách thức xử lý của hệ thóng chiếu sáng 72 (73)
      • 3.3.4 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (75)
    • 3.4 Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống an toàn trên xe Toyota (76)
      • 3.4.1 Chẩn đoán hệ thống an toàn (76)
      • 3.4.2 Sửa chữa hệ thống an toàn (77)
      • 3.4.3 Bảo dưỡng hệ thống an toàn (78)
    • 3.5 Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống âm thanh trên xe Toyota (81)
      • 3.5.1 Chẩn đoán hệ thống âm thanh (81)
      • 3.5.2. Sửa chữa hệ thống âm thanh (82)
      • 3.5.3. Bảo dưỡng hệ thống âm thanh (82)
    • 3.6 Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điều hòa trên xe Toyota (83)
      • 3.6.1 Chẩn đoán hệ thống điều hòa (83)
      • 3.6.2 Sửa chữa hệ thống điều hòa (84)
      • 3.6.3. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa (89)
  • Kết luận (90)

Nội dung

với yêu cầu ngày càng cao của công nghệ về kỹ thuật cũng như về tiếng ổn và thân thiện với môi trường tạo cảm giác an toàn tăng trải nghiệm của người dùng, các nhà sản xuất xe hàng đầu t

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về ngành ô tô và xu hướng phát triển

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, năm 2019 đến nay là những năm ảm đạm của ngành ô tô toàn cầu khi sức mua đang trên đà sụt giảm, kéo theo doanh số bán xe giảm sút cũng là cú đánh chí mạng vào các ngành công nghiệp phụ trợ, không nhiều công ty có thể trụ vững trong thời gian qua Sản xuất ô tô được coi là mối liên kết phức tạp nhất thế giới giữa công nghệ, thương mại và dịch vụ Có rất ít hoạt động sản xuất được thực hiện bởi con người nào tác động mạnh mẽ lên xã hội và giao thương như công nghiệp ô tô Chuỗi cung ứng sản xuất và kinh doanh xe hơi nằm trong số những tổ hợp đồ sộ nhất khi mà các hãng xe đã phải dành hàng thập kỉ để đa dạng hóa nguồn phụ tùng và phân bổ các nhà máy lắp ráp

Những năm gần đây, số lượng xe hạng nhẹ toàn thế giới đạt đỉnh khoảng 70 triệu chiếc Ví dụ năm 2018, trước khi Covid-19 xuất hiện, gần 79 triệu xe con và xe tải đến tay khách hàng Trong 2019, con số ước tính thậm chí lên tới 80 triệu nhưng tình hình xấu đi trong quý cuối cùng khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc khiến kinh tế chững lại, chỉ 75 triệu xe được tiêu thụ

Năm ngoái ngành công nghiệp ô tô ghi nhận mức doanh số kỷ lục 774 tỷ USD, thậm chí còn có thể lớn hơn nếu quý 4 không bị lao dốc Châu Âu là thị trường lớn nhất với hơn 367 tỷ USD, chiếm 47%, đứng thứ hai là Bắc Mỹ giữ 28% và Châu Á ở mức 17,5% Nhưng hiện tại đại dịch vẫn diễn ra dai dẳng (đặc biệt tại Mỹ và Nam Mỹ), sự suy thoái toàn cầu và mọi thứ đang dò dẫm trong bóng tối sẽ khiến các hãng xe khó có thể tránh được sự mất mát trong năm 2020

Thị trường Mỹ lao dốc Ô tô là hoạt động sản xuất lớn nhất tại Mỹ, chiếm 3% tổng sản phẩm quốc nội Khoảng 17 triệu xe bán ra hàng năm, mặc dù doanh số xe con đi ngang suốt thập kỷ qua nhưng xe tải và các phương tiện nhẹ khác vẫn tăng trưởng

Nhưng đại dịch (và cả chiến tranh thương mại) đã càn quét thị trường xe hơi Mỹ Nửa đầu năm chứng kiến mức sụt giảm doanh số 23% so với cùng kỳ Gần như không có hãng xe nào nằm ngoài xu hướng

Những cái tên lớn nhất như General Motors giảm 21,4%, Fiat Chrysler mất 25,8%, Ford 23,4% Các nhà sản xuất nước ngoài cũng chẳng khấm khá hơn Honda giảm 23,8%, Subaru 21,3% trong khi Nissan rơi tới 39,9% và Mitsubishi là 33% Một vài hãng giữ được mức sụt giảm dưới 20% như Hyundai 18,4%, Kia 13,6%, Mazda may mắn chỉ mất

7% Tesla là cái tên tích cực duy nhất, khi ngược dòng tăng 13,2%

Hình 1.1: Hàng nghìn ô tô cho thuê bỏ hoang ở đảo Maui, bang Hawaii

Tuy vậy những con số ở Mỹ chỉ là một phần của câu chuyện Hầu như sự sụt giảm đang xảy ra trên toàn thế giới Đại dịch lần này không giống những đợt gián đoạn khác trong quá khứ như khủng hoảng tài chính 2008-

2009 hay động đất sóng thất ở Nhật Bản 2011, Covid-19 tác động lên cả nguồn cung và cầu Hai yếu tố giáng đòn chí mạng không chỉ vào các quốc gia phát triển, các quốc gia mới nổi cũng chẳng phải ngoại lệ

Các nước sản xuất ô tô bị buộc phải giảm sản lượng bởi cả hai lý do liên quan tới nguồn lao động phải ở nhà cũng như nhu cầu suy yếu từ phía khách hàng Để trở lại quỹ đạo, giải quyết được hai vấn đề này sẽ tốn nhiều thời gian

Bộ ba Detroit của Mỹ gồm GM, Fiat-Chrysler và Ford đã phải đóng cửa khoảng 8 tuần trong mùa xuân để thích ứng với lệnh phong tỏa trong đại dịch Gần đây Ford đã tái khởi động để bù đắp cho nhu cầu dồn nén trong ngắn hạn nhưng một đợt bùng phát mới tại Michigan có thể khiến chính quyền áp đặt lại lệnh cách ly xã hội Trong khi cả ba nhà sản xuất đã làm rất tốt việc thực thi các biện pháp an toàn, làn sóng Covid mới có thể gây nên những rạn nứt trầm trọng hơn nữa tại các nhà máy, điều có thể dễ dàng nhìn thấy trong tương lai gần

Sự phức tạp trong thị trường xe hơi Mỹ

Trở lại năm 2018, thông tin lan tràn các mặt báo cho biết tổng thốngTrump đã có một cuộc thảo luận với đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đối với các vấn đề thương mại với châu Âu Căng thẳng có thể tiếp tục leo thang với chính sách cứng rắn từ Trump cho đến khi "không còn thấy chiếc Mercedes nào lăn bánh trên đại lộ số 5 ở New York."

Vấn đề trong tuyên bố của Trump là các hãng xe như Mercedes,

Volkswagen, hay BMW có thể rất dễ dàng để thiết lập sản xuất tại Mỹ trong một nhà máy tại Nam Carolina, Alabama, Mississippi hay Tennessee Trump

12 muốn các hãng xe châu Âu ưu tiên sản xuất tại đất nước mình Nhưng điều trớ trêu, các nhà máy lớn nhất của các hãng xe này không phải ở châu Âu, mà là đang trên đất Mỹ

Ngay cả khi châu Âu xuất khẩu xe hơi sang Mỹ nhiều hơn bất kỳ khu vực nào thì ngay tại Mỹ, các hãng xe châu Âu cũng chiếm một phần lớn trong hoạt động sản xuất Trở lại với những thống kê trước đại dịch trong năm

2018, nhóm này xuất xưởng tới 3 triệu xe hàng năm, tương đương 27% sản lượng sản xuất trên đất Mỹ Thậm chí nếu không tính Fiat-Chrysler, họ vẫn lấp tới 15% Và trong một sự trớ trêu khác của chiến tranh thương mại, 54% sản lượng của xe châu Âu sản xuất tại Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài trong khi con số đó với các hãng của Mỹ chỉ là 23%

Tất nhiên, không chỉ có các hãng châu Âu mới có nhà máy tại Mỹ Hơn một thập kỷ qua, các hãng xe Nhật Bản và Hàn Quốc đã đầu tư lớn sản xuất ô tô tại Mỹ để đạt sự hiệu quả trong việc rút ngắn chuỗi cung ứng của họ tới các khách hàng tại đây

Thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ và ô tô

Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành ô tô việt nam

1.2.1 Chính sách và quy định hỗ trợ a Ưu đãi thuế và tài chính

Giảm thuế nhập khẩu linh kiện: Áp dụng mức thuế ưu đãi cho việc nhập khẩu các linh kiện ô tô để khuyến khích lắp ráp và sản xuất trong nước

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đưa ra chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe thân thiện với môi trường như xe điện và xe hybrid

Hỗ trợ tài chính: Cung cấp các gói vay ưu đãi và hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trong ngành ô tô, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và phụ tùng b Chiến lược phát triển dài hạn Đề án phát triển công nghiệp ô tô: Xây dựng và thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp ô tô với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và tầm nhìn

2035, bao gồm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ và mở rộng thị trường

1.2.2 Phát triển hạ tầng a Hạ tầng giao thông Đường cao tốc và quốc lộ: Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường cao tốc, quốc lộ để cải thiện khả năng vận chuyển và kết nối giữa các vùng

Giao thông đô thị: Cải thiện hạ tầng giao thông đô thị, xây dựng các cầu vượt, hầm chui và mở rộng các tuyến đường chính để giảm ùn tắc giao thông b Hạ tầng cho xe điện

Trạm sạc xe điện: Xây dựng mạng lưới trạm sạc xe điện trên toàn quốc, đặc biệt là ở các thành phố lớn và dọc các tuyến đường cao tốc

Chính sách hỗ trợ: Cung cấp các ưu đãi tài chính và phi tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trạm sạc

1.2.3 Nghiên cứu và phát triển (R&D) a Đầu tư vào R&D

Quỹ R&D: Thành lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ ô tô, bao gồm công nghệ xe điện, xe tự lái và các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu

Phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu: Xây dựng các phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu chuyên sâu, hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước b Hợp tác quốc tế

Liên kết với đối tác nước ngoài: Hợp tác với các công ty ô tô quốc tế để chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực sản xuất

Tham gia các tổ chức và diễn đàn quốc tế: Tham gia các tổ chức và diễn đàn quốc tế về công nghiệp ô tô để cập nhật xu hướng và công nghệ mới nhất

1.2.4 Thúc đẩy sản xuất trong nước a Phát triển công nghiệp phụ trợ

Hỗ trợ doanh nghiệp phụ trợ: Cung cấp các gói hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô

Chính sách địa phương hóa: Khuyến khích các hãng ô tô lớn sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước thông qua các chính sách ưu đãi b Nâng cao chất lượng sản phẩm

Tiêu chẩn và kiểm định chất lượng: Xây dựng và áp dụng các tiêu chẩn chất lượng nghiêm ngặt cho các sản phẩm ô tô, đồng thời thành lập các cơ quan kiểm định độc lập Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Tổ chức các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng cho lao động trong ngành ô tô để đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm

1.2.5 Khuyến khích tiêu dùng xe xanh a Chính sách ưu đãi

Giảm thuế và phí: Cung cấp các ưu đãi về thuế, phí đăng ký và phí đỗ xe cho người sử dụng xe điện và xe hybrid

Trợ giá: Đưa ra các gói trợ giá cho người tiêu dùng khi mua xe điện, xe hybrid để thúc đẩy thị trường b Tuyên truyền và giáo dục

Chiến dịch truyền thông: Tổ chức các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của xe xanh đối với môi trường và sức khỏe

Chương trình giáo dục: Đưa các nội dung về bảo vệ môi trường và lợi ích của xe xanh vào chương trình giáo dục tại các trường học và cơ sở giáo dục

1.2.6 Phát triển nguồn nhân lực a Đào tạo chuyên môn

Chương trình đào tạo: Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật ô tô, công nghệ xe điện và quản lý sản xuất

Liên kết với doanh nghiệp: Hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành để cung cấp các khóa đào tạo thực hành và nâng cao kỹ năng cho lao động b Hợp tác với các trường đại học và trung tâm đào tạo

Giới thiệu chung về hệ thống điện

Công nghiệp ô tô - máy kéo ngày càng phát triển, kết cấu ôtô máy kéo ngày càng hoàn thiện thì mức độ tự động hóa, điện tử hóa của chúng ngày càng

22 cao Yêu cầu về mặt tiện nghi, về tính an toàn của chuyển động càng lớn thì hệ thống trang thiết bị điện trên ô tô - máy kéo ngày càng phức tạp và hiện đại

Nếu như trên những ô tô - máy kéo đầu tiên các trang thiết bị điện hầu như không có gì ngoài bộ phận để châm lửa hỗn hợp cháy rất thô sơ bằng dây đốt, thì ngày nay trên ôtô - máy kéo, điện năng đã được sử dụng để thực hiện rất nhiều chức năng trên các hệ thống sau

1.3.2 Các hệ thống điện trên xe

- Hệ thống Pin và Hệ thống Sạc

Toyota Innova sử dụng một pin chì 12V để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử và các hệ thống khởi động xe

Hệ thống sạc bao gồm một bộ sạc điện từ động cơ để duy trì pin trong trạng thái sạc đầy

- Hệ thống Khởi động và Động cơ: Động cơ khởi động của Innova được kích hoạt bằng pin 12V, và nó là cơ sở để khởi động động cơ chính của xe

Hệ thống điện này cũng bao gồm các bộ điều khiển và cảm biến để đảm bảo hoạt động mượt mà của động cơ và các thiết bị khác

- Hệ thống Điều khiển Điện Tử:

Bao gồm bảng điều khiển trung tâm, bộ đàm, hệ thống điều hòa không khí, cửa sổ điện, khóa điều khiển từ xa và các chức năng khác

Các mô-đun điều khiển và bộ điều khiển cho phép người lái và hành khách điều chỉnh các tính năng này một cách thuận tiện và hiệu quả

Bao gồm đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, đèn sương mù và các đèn nội thất

Hệ thống điện cung cấp năng lượng cho các đèn này để đảm bảo an toàn và sự tiện nghi khi lái xe

- Hệ thống Âm thanh và Giải trí:

Bao gồm đài phát thanh, loa và các tính năng kết nối như Bluetooth, USB và AUX

Hệ thống này cũng sử dụng năng lượng từ pin xe để cung cấp âm thanh và giải trí cho hành khách

- Hệ thống An toàn và Tiện nghi:

Bao gồm hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống khóa trung tâm, cửa kính điện, cảm biến lùi và các tính năng an toàn khác Được tích hợp vào hệ thống điện tử chính để đảm bảo hoạt động chính xác và đáp ứng các tiêu chẩn an toàn

Hệ thống điện của Toyota Innova được thiết kế để cung cấp năng lượng hiệu quả cho các hệ thống và thiết bị trong xe, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn trong mọi điều kiện lái xe Các thành phần này hoạt động hài hòa với nhau để cung cấp trải nghiệm lái xe tối ưu cho người lái và hành khách

Hình 1.4: các kí sơ đồ mạch điện

Thông số về xe toyota innova

Hình 1.5: hình ảnh xe toyota innova

 Kích thước tổng thể (DxRxC) (mm)4,735 x 1,830 x 1,795

 Chiều dài cơ sở (mm)2,750

 Khoảng sáng gầm xe (mm)178

 Trọng lượng không tải (Kg)1,755

 Trọng lượng toàn tải (Kg)2,360

 Dung tích bình nhiên liệu (L)70

 Bán kính vòng quay tối thiểu (m)5.4 ĐỘNG CƠ - HỘP SỐ

 Loại động cơXăng, 1TR-FE (2.0L) VVT-i

 Công nghệ động cơPhun xăng điện tử, điều khiển van biến thiên

 Dung tích xy lanh (cc)1,998

 Công suất cực đại (hp / rpm)137 / 5,600

 Mô men xoắn cực đại (Nm / rpm)183 / 4,000

 Hộp sốSố tự động 6 cấp

 Bố trí xi lanh4 xi lanh thẳng hàng

 Tiêu chẩn khí thải Euro 4

 Hệ thống treo trướcTay đòn kép

 Hệ thống treo sau Liên kết 4 điểm với tay đòn bên

 Hệ thống phanh trước Đĩa thông gió

 Hệ thống phanh sau Tang trống

 Trợ lực tay láiCó, trợ lực thủy lực

 Hệ thống dẫn độngDẫn động cầu sau/RWD

 Đèn chiếu gần Halogen phản xạ đa hướng

 Đèn chiếu xaHalogen phản xạ đa hướng

 Chức năng điều khiển đèn tự động

 Chức năng đèn mở rộng góc chiếu

 Chức năng cân bằng góc chiếu, cân chỉnh bằng tay

 Đèn chiếu sáng ban ngày

 Đèn sương mù trước, bóng Halogen

 Gạt mưa trước Dán đoạn, điều chỉnh theo thời gian

 Gạt mưa sau, liên tục

 Gương chiếu hậu chỉnh điện

 Gương chiếu hậu gập điện

 Gương chiếu hậu tích hợp đèn báo rẽ

 Tay nắm cửa Cùng màu thân xe

 Ăng ten vây cá mập

 Ống bô Ống xả đơn

Mục tiêu, nội dung, phương pháp nguyên cứu

Khảo sát được hệ thống điện trên xe toyota innova ,bao gồm các thông tin về cấu tạo nguyên lý hoạt động, cũng như các nguyên nhân hư hỏng và cách sửa chữa

- chương 1 tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- chương 2 khái quát hệ thống điện trên xe ô tô innova

- chương 3 chẩn đoán sửa chữa bảo dưỡng hệ thống điện

- Chương 4 Kết luận và kiến nghị

- Tra cứu tài liệu, giáo trình kỹ thuật, sách vở, đặc biệt là các cuốn cẩm nang khai thác, bảo dưỡng sửa chữa của chính hãng

- Nghiên cứu lý thuyết, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các website về chuyên nghành ô tô So sánh và chắt lọc để sử dụng thông tin cần thiết và đáng tin cậy

- Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các giảng viên trong ngành kĩ thuật ô tô Trong đó phải kể đến các thầy, cô trong khoa cơ điện công trình trường Đại Học Lâm Nghiệp

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE Ô TÔ

Hệ thống cung cấp nguồn trên xe

2.1.1 Ác quy Để cung cấp điện cho các vật dùng điện khi động cơ không làm việc, người ta sử dụng nguồn điện hóa học một chiều gọi là ắc quy Trong ắc quy, hóa năng biến thành điện năng

Có nhiều phương pháp để phân loại ắc quy, tuy nhiên trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại chính là ắc quy nước và ắc quy khô, việc sử dụng ắc quy khô trên ô tô có tính ưu việt hơn hẳn so với ắc quy nước Tuy nhiên nếu so sánh hai ắc quy có cùng dung lượng như nhau thì ắc quy nước có thời gian đề máy và tuổi thọ cao hơn

Theo tính chất dung dịch điện phân, ắcquy nước được chia ra các loại: + Ắc quy axít: dung dich điện phân là axít H2SO4

+ Ắc quy kiềm: dung dịch điện phân là KOH hoặc NaOH

Hình 2.1: Cấu tạo bình ắc quy

1 Vỏ ắc quy 2 Viền giữ 3 Tấm ngăn 4 Bản cực 5 Thanh nối

6 Tấm thủy tinh 7 Điện cực 8 Cầu nối 9 Nắp ắc quy

29 Để tạo được một bình ắc quy có điện áp (6, 12 hay 24V) người ta mắc nối tiếp các khối ắc quy đơn lại với nhau thành bình ắc quy vì mỗi bình ắc quy đơn chỉ cho suất điện động (~2V) Trên ô tô hiện nay thường sử dụng ắc quy loại

12 (V) Ắc quy bao gồm vỏ bình, có 6 ngăn riêng Trong mỗi ngăn đặt khối bản cực, có hai loại bản cực: bản dương và bản âm Các tấm bản cực được ghép song song và xen kẽ nhau, ngăn cách với nhau bằng các tấm ngăn Mỗi khối như vậy được coi là một ắc quy đơn Các ắc quy đơn được nối với nhau bằng các cầu nối và tạo thành bình ắc quy Ngăn đầu và ngăn cuối có hai đầu tự do gọi là các đầu cực của ắc quy Dung dịch điện phân trong ắc quy là axit sunfuric, được chứa trong từng ngăn theo mức quy định, thường không ngập các bản cực quá 10 ÷ 15mm

Máy phát là nguồn điện chính trên ô tô máy kéo ( ở số vòng quay trung bình và lớn của động cơ ), nó có nhiệm vụ:

- Cung cấp điện cho tất cả các phụ tải

- Nạp điện cho ắc quy

Trên hầu hết các ô tô hiện đại ngày nay người ta đều sử dụng loại máy phát xoay chiều 3 pha kích thích kiểu điện từ

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều:

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều kich thích kiểu điện từ loại có vòng tiếp điện gồm những bộ phận chính là: rô to, stato, puli, cánh quạt, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, quạt, chổi than và vòng tiếp điểm

Hình 2.2: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ

1 Quạt làm mát; 2 Bộ chỉnh lưu; 3 Vòng tiếp điện; 4 Bộ điều chỉnh điện và chổi than; 5.Rotor; 6 Stato; 7.Vỏ; 8 Puli

+ Rôto: Gồm hai chùm cực hình móng lắp then trên trục Giữa các chùm cực có các cuộn dây kích thích đặt trên trục qua ống lót bằng thép Các đầu của cuộn dây kích thích được nối với các vòng tiếp điện gắn trên trục máy phát Trục của rôto được đặt trên các ổ bi lắp trong các nắp bằng hợp kim nhôm Trên nắp, phía vòng tiếp điện còn bắt giá đỡ chổi điện Một chổi điện được nối với vỏ máy phát, chổi còn lại nối với đầu ra cách điện với vỏ Trên trục còn lắp cánh quạt và puli dẫn động

Hình 2.3: Cấu tạo rotor xe innova 1,3 Các nửa chùm cực (hai má cực) 2 Cuộn dây kích từ 3 Trục rotor

+ Stator: Là khối thép từ ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có xẻ rãnh phân bố đều để đặt cuộn dây phần ứng

Stator trên máy phát trên xe Toyota innova được cấu tạo bởi nhiều đoạn dây dẫn hàn lại với nhau Sự sắp xếp dây dẫn và hình dạng của dây dẫn hợp lý giúp cho máy phát điện nhỏ gọn hơn Stator với cuộn dây ba pha kép được bố trí trên máy phát điện, nó gồm hại bộ cuộn dây ba pha bố trí sole 30 độ Điều này làm cho tiếng ồn và sự nhiễu tần số vô tuyến giảm đáng kể do những biến động từ trường sinh ra bởi cuộn dây tự triệt tiêu lẫn nhau

Hình 2.4: Stator, các chi tiết chính của stator và sơ đồ nguyên lý dòng điện xoay

Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha thông thường

Hình 2.5:Sơ đồ nguyên lý sinh điện thông thường và dòng điện xoay chiều 1 pha trong một chu kỳ

Khi nam châm quay trong cuộn dây, điện áp sẽ sinh ra giữa 2 đầu cuộn dây Điện áp này sẽ sinh ra một dòng điện xoay chiều Mối liên hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vị trí của nam châm được chỉ ra trong hình 3.7 Dòng điện lớn nhất được sinh ra khi cực N và cực S của nam châm gần với cuộn dây nhất Tuy nhiên, chiều dòng điện ở mỗi nửa vòng quay của nam châm lại ngược nhau Dựa trên nguyên lý trên và để sinh ra dòng điện một cách hiệu quả hơn, máy phát điện trên ô tô dùng 3 cuộn dây bố trí lệch nhau một góc 120 0 trên stator

Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý dòng điện xoay chiều 3 pha

Mỗi cuộn A, B, C được đặt chênh nhau 120 0 Khi nam châm quay giữa chúng dòng điện xoay chiều được sinh ra trong mỗi cuộn dây Dòng điện bao gồm 3 dòng xoay chiều được gọi là “dòng xoay chiều 3 pha”

2.1.3 Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải

Phụ tải điện trên xe có thể chia ra làm 3 loại: Tải thường trực là những phụ tải liên tục hoạt động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn trong thời gian ngắn

Hình 2.7:Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải

Hệ thống tin và hiển thị

Hê thống tin là một hệ thống giúp chúng ta biết được thông tin về tình hình hoạt động của các hệ thống trên xe thông qua các màn hình hiển thị đa chức năng, đồng hồ taplo và các đèn báo

Hệ thống phun nhiên liệu

Car radio Đèn báo trên táp lô Đèn biển số xe Đèn đậu xe Đèn cốt Đèn pha Đèn kích thước Tải hoạt động trong thời gian dài

Tải hoạt động liên tục Tải hoạt động trong thời gian ngắn

Hệ thống kiểm soát động cơ Đèn xi Đèn phanh Đèn trần

Mô tơ điều khiển kính

Quạt điều hòa nhiệt Xông kính

Mô tơ phun nước rửa kính Còi

Mô tơ mở cửa xe Đèn sương mù

Mô tơ gạt nước Khởi động điện

Mô tơ điều khiển anten

Hệ thống tời kéo xe

2.2.1 Các bản đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống thông tin

Hình 2.8: Cấu tạo chính bản táp lô trên xe innova

1 Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ 2 Đồng hồ báo nhiên liệu 3 Đồng hồ báo tốc độ xe chạy 4 Đồng hồ báo điện áp nạp ác quy 5 Màn hình hiển thị đa thông tin 6 Đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn 7 Đồng hồ báo số vòng quay động cơ

Ngoài các đồng hồ báo chính trên táp lô xe innova còn bố trí kết hợp nhiều loại đèn báo khác hiển thị các thông số của các hệ thống hoạt động trên xe như đèn báo áp suất lốp, đèn báo hổ trợ lên dốc và xuống dốc, đèn báo có phanh ABS hoạt động…., điều này giúp cho người điều khiển dễ dàng kiểm soát được xe làm tăng tính an toàn và tiện nghi khi điều khiển xe

35 Đèn chiếu xa Đèn báo hộp số tự động Đèn báo túi khí SRS Đèn báo cửa trước mở Đèn báo dây đai an toàn chưa đóng Đèn báo phanh Đèn báo sạc Đèn báo 4 bánh xe chủ động Đèn báo có phanh ABS 2 Đèn kiểm tra động cơ Đèn báo nhiên liệu thấp Đèn báo xe bị trượt trên đường trơn

36 Đèn báo xe chạy lập trình tự động Đèn báo có đèn chiếu sáng trước Đèn báo đỗ xe Đèn báo rẻ trái hoặc phải

Tín hiệu cuộn cảm biến hệ thống túi khí tắt Đèn cảnh báo áp suất lốp Đèn báo có sự cố nguy hiểm trên xe Đèn báo có hổ trợ leo dốc Đèn báo công tắc khởi động ở vị trí ON Đèn báo khóa bộ vi sai

Hình 2.9: Các đèn báo trên táp lô xe innova

2.2.2 Màn hình hiện thị đa chức năng a Thông tin hành trình

Quãng đường đã đi: Hiển thị tổng quãng đường xe đã đi và quãng đường từ khi khởi hành

Mức tiêu thụ nhiên liệu: Hiển thị mức tiêu thụ nhiên liệu tức thời và trung bình

Tốc độ trung bình: Hiển thị tốc độ trung bình của xe trong chuyến đi Thời gian hành trình: Hiển thị thời gian đã trôi qua kể từ khi bắt đầu hành trình b Hệ thống Dẫn đường

Bản đồ GPS: Hiển thị bản đồ định vị và hướng dẫn lộ trình Điểm đến: Cung cấp các thông tin về điểm đến, khoảng cách và thời gian dự kiến c Thông tin Về Xe

Mức nhiên liệu: Hiển thị mức nhiên liệu còn lại trong bình Áp suất lốp: Hiển thị áp suất lốp của các bánh xe (nếu có cảm biến áp suất lốp)

Tình trạng ắc quy: Hiển thị mức điện áp của ắc quy d Giải trí Âm nhạc và Radio: Hiển thị thông tin về bài hát, kênh radio đang phát, và nguồn phát (USB, Bluetooth, CD, v.v.) Kết nối điện thoại: Hiển thị thông tin về cuộc gọi, danh bạ, và tin nhắn khi kết nối với điện thoại qua Bluetooth e Cảnh báo và Thông báo

Cảnh báo an toàn: Hiển thị cảnh báo khi có sự cố như áp suất lốp thấp, cửa chưa đóng, hay dây an toàn chưa cài

Thông báo bảo dưỡng: Hiển thị thông tin và nhắc nhở về lịch trình bảo dưỡng xe f Cài đặt và Điều chỉnh Điều chỉnh hệ thống: Cài đặt và điều chỉnh các chức năng của hệ thống giải trí và thông tin Điều chỉnh ánh sáng: Tùy chỉnh độ sáng của màn hình và đèn nền

Hiển thị hình ảnh từ camera lùi: Hỗ trợ người lái khi lùi xe, hiển thị vạch dẫn hướng để dễ dàng điều chỉnh xe vào chỗ đỗ

Chúng ta đã biết, mức độ phức tạp của hệ thống dây dẫn trên ô tô ngày càng tăng Ngày nay kích thước, trọng lượng và hỏng hóc xuất phát từ hệ thống dây dẫn đều đã đạt mức báo động Trên một số loại xe, số dây dẫn trong bó đã lên đến 1200 dây và cứ sau 10 năm thì số dây tăng gấp đôi Ví dụ: Chỉ riêng dây chạy vào cửa xe phía tài xế cần khoảng 60 sợi mới đủ để điều khiển hết các chức năng của các thiết bị đặt trong cửa: Nâng hạ kính, khóa, chống trộm, điều khiển kính chiếu hậu, loa… Số điểm nối trên xe cũng tăng tỷ lệ thuận với số dây dẫn và khả năng hư hỏng do độ sụt áp lớn cũng tăng theo Bên cạnh đó, các hệ thống điều khiển bằng vi xử lý ngày càng nhiều trên xe Hiện nay các hệ thống điều khiển bằng vi xử lý như điều khiển động cơ (xăng, lửa, ga tự động, góc mở xupap…), hệ thống phanh chống hãm cứng, kiểm soát lực kéo, hộp số tự động đã trở thành tiêu chẩn của các loại xe thường dùng Các hệ thống trên hoạt động độc lập nhưng vẫn sử dụng chung một số cảm biến và trao đổi với nhau một số thông tin càng làm tăng độ phức tạp của hệ thống dây dẫn Có thể giải quyết vấn đề trên bằng cách sử dụng một máy tính để điều khiển tất cả các hệ thống

Tuy nhiên, giá thành sẽ rất cao vì số lượng không nhiều Cách giải quyết thứ hai là dùng một đường truyền dữ liệu chung, giúp trao đổi thông tin giữa các hộp điều khiển và tín hiệu của các cảm biến có thể dùng chung Tất cả các dữ liệu có thể truyền trên một dây và số dây trên xe có thể giảm xuống còn 3 loại dây: Một dây dương, một dây mát và một dây tín hiệu Ý tưởng này đã tìm được ứng dụng trong các thiết bị viễn thông cách đây nhiều năm nhưng ngày nay mới bắt đầu áp dụng trên xe Hệ thống dây đa tín hiệu đã được Lucas bắt đầu thử nghiệm từ những năm 70 và vài năm trở lại đây đã xuất hiện trên một số xe

Hệ thống MPX được ứng dụng trên các dòng xe của TOYOTA MPX là một hệ thống thông tin phức hợp (Multiplex Communication System), đó là

39 một phương pháp thông tin liên lạc, nó truyền và hay nhận hai hay nhiều dữ liệu sử dụng một đường truyền MPX có những ưu điểm sau:

Giảm số lượng dây điện

Bằng cách chia sẻ thông tin sẽ giảm được số lượng các bộ phận như công tắc, cảm biến, bộ chấp hành…

Do ECU nằm gần công tắc và cảm biến sẽ đọc thông tin của tín hiệu và truyền tín hiệu đến các ECU khác, chiều dài của dây điện có thể rút ngắn lại

Hình 2.10: Minh họa thể hiện ưu điểm của hệ thống mạng

Hình (a) Thông thường Hình (b) Có MPX

Mặt khác, trong hệ thống MPX, tất cả các tín hiệu đều được mã hóa thành tín hiệu số nên thông tin hiển thị đạt độ chính xác cao, nhờ đó người lái đánh giá được chính xác tình trạng kỹ thuật của xe

Hình 2.11: Các loại tín hiệu sử dụng trong hệ thống mạng

2.2.4 Hệ thống hiển thị đo đạc và kiểm tra

Xe Toyota innova sử dụng hệ thống thông tin dạng số Thông qua các loại đồng hồ hiển thị sử dụng các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và tính toán dựa trên các tín hiệu này để xác định tốc độ xe, tốc độ động cơ, nhiệt độ nước làm mát, mức nhiên liệu và kết quả đo các trạng thái khác của xe, rồi hiển thị chúng ở dạng số hay các đồ thị dạng thanh Đồng hồ hiện thị số có các đặc điểm sau:

+ Có độ chính xác cao

+ Có độ tin cậy cao nhờ hiển thị số không có các chi tiết chuyển động Hiển thị tốt nhất cho mỗi đồng hồ

Hình 2.12:.Bố trí đồng hồ hiển thị số ở giữa trên xe innova

Hình 2.13: Sơ đồ mạch điều khiển đồng hồ hiển thị số ở giữa trên xe innova

Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

Hệ thống chiếu sáng – Tín hiệu trên ô tô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống dịch chuyển để mọi người xung quanh nhận biết Ngoài ra, hệ thống còn hiển thị các thông số hoạt động của các hệ thống trên ô tô đến tài xế thông qua bảng Táp lô và soi sáng không gian trong xe

Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô, nhất là vào ban đêm và và những nơi thiếu ánh sáng không an toàn, giúp cho người lái xe vận hành xe an toàn.Yêu cầu đối với các loại đèn chiếu sáng là phải có cường độ sáng lớn và không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều

Hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota innova là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng khác nhau:

Các phiên bản cơ bản của Innova thường đi kèm với đèn halogen làm đèn pha chính

+ Đèn halogen cung cấp ánh sáng trắng ấm và có độ sáng tương đối tốt trong điều kiện thời tiết bình thường

Các phiên bản cao cấp hoặc các phiên bản được nâng cấp có thể có tùy chọn đèn LED cho đèn pha

+ Đèn LED có khả năng chiếu sáng tốt hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và có tuổi thọ lâu hơn so với đèn halogen

+ Đèn Ban Ngày (Daytime Running Lights - DRL)

+ Đèn ban ngày là một tính năng phổ biến trên Innova, giúp xe được nhận dạng dễ dàng hơn vào ban ngày và tăng cường tính an toàn

+ Đèn Sương Mù (Fog Lights)

+ Đèn Sương Mù Trước (Front Fog Lights): Được thiết kế để chiếu sáng phía trước xe trong điều kiện sương mù, mưa hoặc khói mờ

Cải thiện tầm nhìn và giảm độ chói mắt khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu

+ Đèn Sương Mù Sau (Rear Fog Light):

Có thể có hoặc không, phụ thuộc vào địa điểm và cấu hình của xe

Giúp xe được nhìn thấy rõ ràng hơn từ phía sau trong điều kiện thời tiết xấu

+ Đèn Cảnh Báo Lật (Hazard Lights) Được sử dụng để cảnh báo khi xe đang dừng lại hoặc gặp sự cố trên đường.Kích hoạt bằng cách bấm vào nút cảnh báo lật trên bảng điều khiển của xe

+ Đèn Hậu (Tail Lights) và Đèn Phanh (Brake Lights)

+ Đèn Hậu: Cung cấp ánh sáng phía sau xe để người đi sau có thể nhận diện xe trong điều kiện ánh sáng yếu

+ Đèn Phanh: Sáng lên khi người lái bấm phanh, để cảnh báo người đi sau rằng xe đang giảm tốc hoặc dừng lại

Các phiên bản nâng cấp có thể có đèn gầm để tăng thêm tính thẩm mỹ và sự cá nhân hóa cho xe

2.3.1.1 Sơ đồ mạch điện đèn pha cốt

Hình 2.14: Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn pha và cốt

1 Nguồn cung cấp ắc quy 2 Rơle đèn chiếu gần 3 Đèn chiếu gần bên phải

4 Đèn chiếu gần bên trái 5 Rơle đèn chiếu xa cao áp 6 Đèn cao áp phải 7 Đèn cao áp trái 8 Bộ điều khiển công tắcđèn pha cốt 9 Cảm biến sáng tối

Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc light control switch trên bộ điều khiển công tắc đèn (8) ở vị trí head thì đèn đờ mi vẫn sáng bình thường và đồng thời dòng điện đi từ accu qua khoá, cầu chì, rơle đèn đầu làm cho đèn pha sáng Nếu vào lúc trời tối mà tài xế quên bật đèn pha hay cốt thì tín hiệu từ cảm biến sáng tối (9) sẽ bị tác động và nó gửi tín hiệu đến ECU cấp dòng đến làm cho đèn pha sáng lên Ngoài ra khi xe đang bật đèn pha nếu gặp xe đi ngược chiều thì mạch cảm biến pha-cốt sẽ bị tác động và làm đóng rơle cấp nguồn tới công tắc dimmer switch làm thay đổi trạng thái pha sang cốt

2.3.1.2 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù

Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy relay đèn kích thước sau

Hình 2.15: Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù phía trước

Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc light control switch trên bộ điều khiển công tắc đèn ở vị trí head và ta bật công tắc đèn sương mù trong mạch lúc này ECU sẽ xử lý cho xuất hiện dòng điện từ (+) Ắc quy  Rơ le đèn sau xe làm tiếp điểm đóng lại điều khiển đóng kín mạch nguồn cấp từ Ắc quy đến  cầu chì đèn sương mù  Rơ le đèn sương mù đóng tiếp điểm điều khiển đóng nguồn cấp từ Ắc quy đến  hai đèn sương mù trái và phải phía trước  Mass Lúc này hai bóng đèn sương mù trái và phải phía trước sáng Khi công tắc điều khiển đèn và công tắc đèn sương mù nằm ở vị trí OFF thì 2 bóng này không sáng

Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi điện, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ thống đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu Ngoài ra, còn có hệ thống đèn kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe

2.3.2.1 Hệ thống còi a) Cấu tạo còi điện

Hình 2.16: Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây

1 Loa còi; 2 Khung thép; 3 Màng thép; 4 Vỏ còi; 5 Khung thép; 6 Trụ đứng; 7 Tấm thép lò xo; 8 Lõi thép từ; 9 Trụ điều khiển; 10 Ốc hãm; 11 Cuộn dây; 12 Cần tiếp điểm tĩnh; 13 Cần tiếp điểm động; 14 Trụ đứngcủa tiếp điểm; 15 Tụ điện; 16 Đầu bắt dây còi; 17 Rơ le còi; 18 Núm còi; 19

Cầu chì; 20 Ắc quy b) Nguyên lý hoạt động:

Khi ấn núm còi (18) sẽ nối mass cho rơ le còi (17) cho dòng điện từ (+) ăcquy vào cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch sau: (+) ăcquy  cầu chì  khung từ  tiếp điểm  cuộn dây (11)  cần tiếp điểm động (13)  cần tiếp điểm tĩnh (12)  mát

Cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3) làm tiếp điểm mở ra  dòng qua cuộn dây mất  màng rung đẩy lõi thép (8) lên  tiếp điểm đóng lại Do đó, lại có dòng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz ) màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu Sở dĩ phải dùng rơ le còi vì khi mắc nhiều còi thì dòng tiêu thụ rất lớn (10 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng công tắc, vì vậy khi dùng rơ le còi thì dòng qua công tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A)

Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi xe innova

Hình 2.17: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi

Hình 2.18: Sơ đồ bố trí hệ thống còi 2.3.2.2 Hệ thống báo rẽ và báo nguy

Hình 2.19: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy

1 Nguồn acquy cung cấp 2 Bộ điều khiển và tạo nháy đèn 3 Công tắc báo rẽ 4 Công tắc cảnh báo khẩn cấp 5 Bộ kết nối 6 Đèn xinhan rẽ trái ở trước và sau 7 Đèn xinhan rẽ phải ở trước và sau 8 Đồng hồ báo đèn xinhan trên táp lô

Khi bật công tắc máy, đồng thời bật công tắc báo rẻ thì đèn báo rẻ trái hoặc phải sẻ được nối thông với nguồn ắc quy qua bộ tạo nháy làm đèn báo rẻ trái hoặc phải hoạt động

Khi rẻ trái thì công tắc đèn xinhan rẻ trái dịch chuyển về bên trái lúc này thì cực B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với lại cực LL lúc này dòng điện đi từ nguồn ac quy (1) qua bộ điều khiển và tạo nháy đến làm nháy đèn xinhan rẽ trái, đồng thời dòng điện đi qua đèn led báo rẻ trái trên táp lô Khi rẻ phải thì công tắc đèn xi nhan rẻ trái dịch chuyển về bên phải lúc này thì cực B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với lại cực LR lúc này dòng điện đi từ nguồn ác quy (1) qua bộ điều khiển và tạo nháy đến làm nháy đèn xi nhan rẽ phải, đồng thời dòng điện đi qua đèn led báo rẻ phải trên táp lô

Khi xe hỏng phải dừng trên đường cao tốc, hoặc đỗ xe ở vị trí có thể gây nguy hiểm cho người khác thì đèn báo nguy hiểm được thiết kế để sử dụng trong các trường hợp này, đèn này do người lái sử dụng Khi bật công tắc cảnh báo khẩn cấp thì cực B của bộ điều khiển và tạo nháy đèn (2) nối thông với cả hai cực LR và LL lúc này dòng điện đi từ nguồn ac quy (1) qua tất cả các đèn báo rẻ ở cả hai phía trước và sau xe tạo nháy và đồng thời kết hợp với tín hiệu âm thanh phát ra từ loa số 1 được đặt ở giữa phía trước xe

Hình 2.20:Sơ đồ bố trí hệ thống đèn phanh

Hình 2.21: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn phanh

Hệ thống an toàn

2.4.1 Hệ thống chống bó phanh abs a) Cấu tạo các bộ phận phanh abs

+ Cảm biến tốc độ bánh xe:

Vị trí lắp đặt: Thường được gắn ở mỗi bánh xe hoặc ở các trục bánh xe Cảm biến này thường nằm ở gần vòng răng từ tính gắn trên trục bánh xe hoặc trên bánh xe

Chức năng: Đo tốc độ quay của bánh xe: Cảm biến sử dụng các nguyên lý từ tính hoặc Hall effect để đo tốc độ quay của bánh xe Gửi dữ liệu liên tục: Các dữ liệu về tốc độ quay của bánh xe được gửi liên tục đến bộ điều khiển ABS Dữ liệu này giúp bộ điều khiển phát hiện sự giảm tốc độ đột ngột của bánh xe, một dấu hiệu của việc bánh xe có thể bị khóa

Nhận dữ liệu: Bộ điều khiển ABS nhận dữ liệu tốc độ quay từ các cảm biến tốc độ bánh xe

Xử lý thông tin: Bộ điều khiển liên tục xử lý và so sánh tốc độ quay của từng bánh xe Nếu phát hiện một bánh xe giảm tốc độ đột ngột hoặc ngừng quay (dấu hiệu bị khóa), bộ điều khiển sẽ can thiệp

Gửi tín hiệu điều chỉnh: Khi phát hiện nguy cơ khóa bánh, bộ điều khiển gửi tín hiệu đến bộ điều khiển thủy lực để điều chỉnh áp suất phanh, đảm bảo bánh xe không bị khóa hoàn toàn và duy trì độ bám đường

+ Bộ điều khiển thủy lực

Thành phần: Van điện tử (Electronic Valves): Các van này có nhiệm vụ mở và đóng để điều chỉnh áp suất dầu phanh tới các bánh xe Bơm thủy lực giúp duy trì và tái tạo áp suất dầu phanh khi cần thiết

Chức năng: Điều chỉnh áp suất phanh: Bộ điều khiển thủy lực mở và đóng các van để tăng hoặc giảm áp suất dầu phanh đến các bánh xe Khi van giảm áp mở, áp suất phanh giảm, ngăn chặn bánh xe bị khóa Khi van tăng áp mở, áp suất phanh tăng trở lại, giúp bánh xe quay lại tốc độ bình thường

Duy trì áp suất dầu phanh: Bơm thủy lực có chức năng bơm lại dầu phanh vào hệ thống sau khi các van đã giảm áp suất Điều này đảm bảo rằng hệ thống luôn có đủ áp suất dầu phanh để hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong các tình huống phanh gấp

Bơm lại dầu phanh: Bơm có nhiệm vụ bơm lại dầu phanh vào hệ thống sau khi các van đã giảm áp suất phanh Điều này giúp duy trì áp suất dầu phanh ổn định và đảm bảo rằng hệ thống ABS luôn sẵn sàng hoạt động

Duy trì áp suất hệ thống: Bơm đảm bảo rằng hệ thống luôn có đủ áp suất để hoạt động hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống cần phanh gấp và nhiều lần b) Nguyên lý hoạt động chi tiết của ABS

+ Phát hiện nguy cơ khóa bánh xe:

Khi người lái đạp phanh mạnh, cảm biến tốc độ bánh xe gửi dữ liệu liên tục về tốc độ quay của từng bánh xe tới bộ điều khiển ABS

Bộ điều khiển ABS so sánh tốc độ quay của các bánh xe Nếu một bánh xe giảm tốc độ quay đột ngột so với các bánh khác, điều này cho thấy nguy cơ bị khóa

+ Điều chỉnh áp suất phanh:

Bộ điều khiển ABS kích hoạt bộ điều khiển thủy lực để điều chỉnh áp suất phanh Van thủy lực trong bộ điều khiển thủy lực sẽ mở hoặc đóng để giảm hoặc tăng áp suất dầu phanh

Quá trình này diễn ra rất nhanh, với chu kỳ điều chỉnh phanh - nhả phanh xảy ra hàng chục lần mỗi giây, giúp bánh xe duy trì độ bám đường

Trong quá trình điều chỉnh, người lái có thể cảm nhận được bàn đạp phanh rung lên do sự thay đổi liên tục của áp suất phanh Đây là hiện tượng bình thường khi ABS hoạt động c) Các loại hệ thống ABS khác

+ ABS bốn kênh, bốn cảm biến Đặc điểm: Cảm biến tốc độ riêng biệt cho từng bánh xe: Mỗi bánh xe được trang bị một cảm biến tốc độ riêng, giúp đo chính xác tốc độ quay của từng bánh xe

Hệ thống âm thanh

Để rút ngắn hành trình và đem lại cảm giác thư giãn cần thiết khi ngồi trên xe thì hệ thống âm thanh hiện đại với đầy đủ các chức năng radio AM/FM, cassette và bộ CD sáu đĩa kèm theo đó sáu loa chất lượng cao được bố trí trên xe innova Các nút điều chỉnh âm thanh được bố trí tích hợp trên tay lái làm gia tăng tính tiện nghi của và hiện đại của xe

Loa là bộ phận phát ra âm thanh, bộ điều khiển sẽ gửi tín hiệu về loa Và loa sẽ đóng vai trò quyết định vào chất lượng âm thanh Subwoofer là loa dùng để phát âm thanh trầm, và chúng được lắp đặt khác với loa thường Thông thường chúng được đặt trong những hộp riêng Amli dùng để khuếch đại âm thanh, giúp cho âm thanh nghe rõ và to hơn, Amli khá nhạy cảm với thiết bị điện và tiếng ồn của động cơ Do đó âm li của bạn phải cách bộ điều khiển ít nhất là 1mét Vị trí thích hợp nhất có lẽ là dưới ghế trước sẻ đỡ tốn dây để đấu

Hình 2.26: Sơ đồ bố trí các bộ phận chính hệ thống âm thanh

1 và 15:Loa trước số 2 bên trái và phải ; 2 và 4: Loa trước số 3 bên trái và phải ; 3: Loa trung tâm phía trước ; 5 và 13: Loa trước số 1 bên trái và phải ; 6 và 7: Loa sau số 3 bên trái và phải ; 8 và 12 : Bộ loa phía sau bên trái và phải ; 9 va 11: Loa phía sau đuôi xe bên trái và phải ; 10: Loa âm thanh trầm ; 14: bộ khuếch đại âm thanh

Hình 2.28: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống âm thanh

Công tắc điều khiển âm thanh được bố trí trên vô lăng với các nút điều chỉnh âm lượng của loa to nhỏ và bên cạnh là các nút điều chỉnh sóng radio AM/FM Công tắc sẻ gửi tín hiệu đến bộ thu sóng radio thông qua các nút công tắc, bộ thu sóng radio gửi tín hiệu đến điều khiển bộ khuếch đại âm thanh thực hiện điều chỉnh âm lượng to nhỏ củng như la chất lượng âm thanh Bộ khuếch đại âm thanh và thu sóng radio còn được kết nối với nhau và với các hệ thống tín hiệu báo rẽ và báo nguy và hệ thống báo động Các hệ thống này khi bị kích hoạt thì sẻ gửi tín hiệu đến ECU trung tâm và nó sẻ điều khiển hệ thống âm thanh phát ra âm báo

M AèN H ầNH H IÃ ỉN T H ậ Â A T H Ä N G T IN BAT(30A) ACC(7.5A) BAT(10A)

+B +B2 FL+ FL- FR+ FR- WFL+ WFL- WFR+ WFR- RL+ RL- RR+ RR- CTR+ CTR- GND II1- II1+

ACC ATX- ATX+ MUTE SLD R+ R- L+ L- ANT ALI ARI ASGN AGND AUXI SW1 SWG SW2 ADIM GND

ALO ARO ASGN AGND AUXO Antenna

B ? K? T N ? I K ? T N? I M ? NG A V C -LAN B ? KH U ? C H Ð ? I AN T EN M AI N B ODY E CU

Công t?c bên trái Công t?c bên ph?i

LOA TRƯỚC BÃN TRẠI LOA TRƯỚC BÃN PHAÍI LOA SAU SỐ

3 PHAÍI LOA GIỮA TRUNG TÁM SỐ 4

JAC CẮM BỘ CHẩNH LặU ÁM THANH

VÄ LÀNG BỘ KHUẾCH ĐẠI ÂM THANH

Hệ thống điều hòa không khí

a) Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí

Hình 2.29: Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí

1.Máy nén; 2 Giàn nóng; 3.Quạt; 4 Bình lọc/ hút ẩm; 5 Van giản nở; 6.Giàn lạnh; 7.Đường ống hút ( áp suất thấp); 8 Đường ống xã (áp suất cao); 9 Bộ tiêu âm; 10 Cửa sổ quan sát; 11.Bình sấy khô nối tiếp; 12 Không khí lạnh; 13 Quạt lồng sóc; 14 Bộ ly hợp từ cửa quạt gió; 15 Bộ ly hợp máy nén; 16 Không khí

Hệ thống điều hoà không khí là một tổ hợp bao gồm các thiết bị sau: Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bôc hơi) Tại đây không khí bị giàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ấm trong không khí củng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẻ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh

Hình 2.30: Bố trí hệ thống điều hoà không khí trên xe innova

1 Cảm biến nhiệt đọ môi trường 2 Giàn làm mát 3 Cảm biến áp suất 4 Máy nén làm lạnh Quạt làm mát 6 Khối rơ le và cầu chì 7 Bộ điều hòa không khí phía trước 8 Bộ điều hòa không khí phía sau b) Nguyên lý hoạt động

Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao Máy nén hút môi chất dạng hơi áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu 12 – 20 bar Môi chất ra khỏi máy nén sẻ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộ ngưng tụ) Khi tới giàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất thông qua các lá tản nhiệt Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẻ bị giảm xuống cho đén khi bằng nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về dạng lỏng có áp suất cao Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình hút ẩm Trong bình lọc hút ẩm có lưới lọc và chất hút ẩm Đồng thời nó củng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lưu Van tiết lưu quyết định lượng môi chất phun vào giàn lạnh, lượng này được điều chỉnh bằng 2 cách: Bằng áp suất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh Việc điều chỉnh rất quan trọng nó giúp hệ thống hoạt động được tối ưu

Hình 2.31: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống điều hoà không khí

1 Bộ máy nén làm lạnh 2 Cảm biến nhiệt độ môi trường 3 Cảm biến áp suất A/C 4 Cảm biến nhiệt độ dàn ngưng tụ 5 Bộ thổi khí trước 6 Rơ le điều khiển máy nén 7 Cảm biến nhiệt độ trong xe 8 Cảm biến ánh sáng mặt trời 9 Nhiệt điện trở làm lạnh 10 Bộ thổi khí sau 11 Bộ sưởi nhanh

Khi điều chỉnh kích hoạt bộ thổi điều hòa không khí trước và sau xe thì tín hiệu điều khiển được gửi đến bộ khuếch đại A/C Bộ khuếch đại A/C điều khiển rơ le máy nén (6) đóng ngắt mạch điện cấp cho lu hợp từ dẫn động máy nén cấp môi chất đi làm lạnh, khi nhiệt độ làm lạnh trong cabin xe đạt tới nhiệt độ làm lạnh thích hợp thì cảm biến nhiệt độ trong xe (7) sẻ báo về bộ khuếch đại A/C điều khiển ngắt mạch điện qua ly hợp từ làm ngắt dẫn động máy nén Cảm biến nhiệt độ môi trường (2) gửi tín hiệu báo về bộ khuếch đại tính toán và so sánh với nhiệt độ bên trong xe và điều khiển thời gian hoạt động làm lạnh của máy nén, nhiệt độ được hiển thị lên màn hình ở giữa xe

Khi nhiệt độ môi trường thấp thì bộ khuếch đại A/C nhận được tín hiệu từ các cảm biến sẻ điều khiển đóng mạch điện cấp cho rơ le nhiệt PTC, điều

R O L E Q U ? T CD S B ? L À M MÁT R O L E C H ? N G Ð ÓN G B AN G R O L E X Ô N G KÍ NH K ? T N ? I M ? NG CA N

H? TH? NG ÐI? U KHI? N ÁNH SÁNG T? Ð? NG

MOTOR TH? I KHÍ RA MOTOR HÚT KHÍ PHÍA TRU? C

MOTOR TH? I KHÍ RA HAI BÊN PHÍA SAU MOTOR HÚT KHÍ PHÍA SAU CÔNG T? C ÐI? U KHI? N NHI? T Ð?

BÊN PH? I MÀN HÌNH HI? N TH?

B ? Ð I? U K H I? N A/C V A N G IÃ N N ? L ÀM MÁT M O T O R T H ? I PH ÍA S AU B ? K ? T N? I

+B2 CFN+ COOL FDEF RDEF CANH CANL TR SG-1 TSP TSD TR3 SGND TR SG-6 IG+ LIN1 PTC3 PTC2 PTC1

SG-5 SG-2 TAM S5-1 PRE MGC BLW GND TEA SGA BUS G BUS B BUS SG TEC RBBU RBUS RBUG RLIN BLWH RMGV

CANH CANL SE DOWN UP 4 5 3

PHÍA TRƯỚC BỘ THỔI KHÍ

PHÊA SAU BÄĩ MẠY PHẠT

63 này làm đóng mạch điện qua các điện trở nhiệt ở các lõi nhiệt làm nhiệt độ nóng lên và đồng thời điều khiển các mô tơ quạt hút không khí và đẩy qua bộ sưởi và thổi vào trong xe sưởi ấm nhiệt độ bên trong xe Luồng khí nóng này củng được điều khiển đến bộ sưởi gương khi gương bị mờ do có hơi nước bám vào Khi cần sưởi nhiệt nhanh trong những trường hợp khẩn cấp thì bộ khuếch đại A/C sẻ đồng thời cấp dòng điện qua cả ba rơ le PTC điều khiển làm nóng tất cả điện trở trong bộ sưởi nhanh cung cấp nhiệt tức thời cho dòng khí đi sưởi nhanh

CHẨN ĐOÁN SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN

chẩn đoán và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp nguồn trên xe

3.1.1 Chẩn đoán hệ thống cung cấp nguồn

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu cũng như thu thâp thông tin ở các xưởng sửa chữa lớn về ô tô, Em đã xây dựng được quy trình kiểm tra hư hỏng các bộ phận của hệ thống điện gồm các bước như sau:

1 Kiểm tra ắc quy a) Chẩn bị dụng cụ

+ Găng tay bảo hộ và kính bảo hộ b) Kiểm tra điện áp không tải

+ Tắt máy xe: Đảm bảo xe đang ở trạng thái tắt máy hoàn toàn và tất cả các phụ tải điện như đèn, radio, điều hòa đều tắt

+ Sử dụng đồng ho đo điện tiến hành đo

2 Đo điện áp ắc quy

Bước 1: Chuyển đồng hồ đo điện sang chế độ đo điện áp DC (ký hiệu V hoặc DCV)

Bước 2: Đặt que đo đen (âm) lên cực âm của ắc quy (ký hiệu “-”)

Bước 3: Đặt que đo đỏ (dương) lên cực dương của ắc quy (ký hiệu “+”) Bước 4: Đọc giá trị điện áp trên đồng hồ đo Giá trị này nên nằm trong khoảng từ 12.4V đến 12.7V Nếu thấp hơn 12.4V, ắc quy có thể yếu và cần được sạc hoặc thay thế a) Kiểm tra điện áp khi khởi động

Bước 1: Đồng hồ đo điện

Bước 2: Găng tay bảo hộ và kính bảo hộ

Bước 3: Mở nắp capo,đảm bảo nắp capo mở và ắc quy có thể tiếp cận dễ dàng

+ Đo điện áp khi khởi động:

Bước 1: Yêu cầu một người khác ngồi trong xe và khởi động động cơ Bước 2: Trong khi động cơ đang khởi động, đặt que đo đen (âm) lên cực âm của ắc quy và que đo đỏ (dương) lên cực dương của ắc quy

Bước 3: Quan sát điện áp trên đồng hồ đo trong quá trình khởi động Điện áp không nên rơi xuống dưới 9.6V Nếu điện áp rơi xuống dưới 9.6V, điều này cho thấy ắc quy có thể yếu hoặc hỏng và cần được kiểm tra thêm hoặc thay thế b) Kiểm tra các đầu cực ắc quy

Bước 1: Găng tay bảo hộ và kính bảo hộ

Bước 2: Bàn chải thép và dung dịch vệ sinh đầu cực ắc quy (hoặc dung dịch baking soda pha loãng)

+ Kiểm tra trực quan các đầu cực:

Bước 1: Mở nắp capo và kiểm tra trực quan các đầu cực của ắc quy Đảm bảo các đầu cực không bị ăn mòn, lỏng hoặc bẩn

Bước 2:Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu ăn mòn (màu trắng hoặc xanh) hoặc bẩn, cần tiến hành vệ sinh

+Vệ sinh các đầu cực:

Bước 1: Đeo găng tay và kính bảo hộ

Bước 2: Tháo các đầu nối từ cực ắc quy (thường tháo cực âm trước) Bước 3: Sử dụng bàn chải thép và dung dịch vệ sinh để làm sạch các đầu cực Nếu không có dung dịch vệ sinh chuyên dụng, bạn có thể sử dụng dung dịch baking soda pha loãng (1 muỗng baking soda trong 1 cốc nước) để làm sạch

Bước 4: Sau khi làm sạch, lau khô các đầu cực bằng khăn sạch

Bước 5: Bôi một lớp mỡ chống ăn mòn lên các đầu cực để ngăn ngừa ăn mòn trong tương lai

Kết nối lại các đầu nối vào cực ắc quy (kết nối cực dương trước)

3.1.2 Sửa chữa hệ thống cung cấp nguồn a) Sửa chữa hoặc thay thế bình ắc quy

Nếu sau khi kiểm tra bạn phát hiện ắc quy yếu hoặc hỏng, hãy thay thế bằng ắc quy mới Đảm bảo chọn ắc quy có cùng thông số kỹ thuật với ắc quy cũ

Loại ắc quy cho xe Toyota Innova thường có dung lượng 12V và có dòng khởi động thích hợp với động cơ của xe Trước khi cài đặt ắc quy mới, vệ sinh các đầu cực của ắc quy cũ để đảm bảo kết nối tốt

Sử dụng bàn chải nhỏ và dung dịch vệ sinh để làm sạch các đầu cực Nếu có dấu hiệu ăn mòn, bạn có thể sử dụng dung dịch baking soda pha loãng để làm sạch (1 muỗng baking soda trong 1 cốc nước) b) Sửa chữa hoặc thay thế máy phát điện

Nếu trong quá trình kiểm tra bạn thấy dây đai máy phát bị nứt hoặc mòn, bạn cần thay thế dây đai mới

Dây đai máy phát cần được căng đúng cách để đảm bảo không gây ra tiếng ồn hoặc trượt dây đai khi máy phát hoạt động c) Kiểm tra và sửa chữa máy phát

Nếu máy phát không cung cấp điện áp đúng (thường là trong khoảng 13.8

- 14.4V khi động cơ hoạt động), bạn cần kiểm tra lại máy phát

Các lỗi thường gặp có thể là do rôto bị hỏng, cầu diode không hoạt động đúng cách, hoặc vấn đề khác trong hệ thống điện của máy phát Nếu cần, hãy thay thế hoặc sửa chữa máy phát để khắc phục d) Sửa chữa hệ thống dây dẫn và cầu chì

Nếu phát hiện bất kỳ dây dẫn nào bị đứt hoặc hỏng, bạn cần thay thế bằng dây dẫn mới có cùng đặc tính kỹ thuật với dây cũ Đảm bảo dây dẫn mới được lắp đặt chắc chắn và không bị chafing (mài mòn) trong quá trình vận hành f) Sửa chữa, thay thế cầu chì cháy

Khi cầu chì (fuse) cháy, đây là dấu hiệu bảo vệ hệ thống khỏi quá tải Thay thế cầu chì bằng cầu chì có cùng thông số kỹ thuật để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống điện

3.1.3 Bảo dưỡng hệ thống cung cấp nguồn

Kiểm tra mức nước điện phân: Đảm bảo mức nước điện phân nằm giữa các vạch "Min" và "Max" Thêm nước cất nếu cần

Vệ sinh các đầu cực: Đảm bảo các đầu cực sạch sẽ và không bị ăn mòn

- Bảo dưỡng máy phát điện

Kiểm tra định kỳ dây đai máy phát: Đảm bảo dây đai không bị nứt, mòn và có độ căng đúng

Kiểm tra điện áp ra của máy phát: Đảm bảo điện áp ra nằm trong khoảng 13.8 - 14.4V khi động cơ hoạt động

- Bảo dưỡng hệ thống dây dẫn và cầu chì

Kiểm tra và bảo dưỡng các đầu nối và dây dẫn: Đảm bảo các đầu nối chắc chắn và không bị ăn mòn

Kiểm tra và thay thế cầu chì định kỳ: Đảm bảo các cầu chì hoạt động tốt, thay thế nếu cần.

Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông tin và hiển thị trên xe

3.2.1 Chẩn đoán hệ thống thông tin và hiển thị a) Kiểm tra kết nối và nguồn điện, kiểm tra màn hình hiển thị

+ Đảm bảo kiểm tra kết nối của màn hình với hệ thống điện của xe, bao gồm kiểm tra các cổng kết nối (như HDMI, VGA, USB) và các đầu cắm (plug) xem có bị lỏng hoặc không

+ Sử dụng một đồng hồ đo điện áp để đo điện áp tại đầu cắm của màn hình khi xe đang hoạt động Điện áp cần phải trong khoảng 12V để đảm bảo màn hình nhận đủ nguồn điện b) Kiểm tra đèn nền và độ phân giải

+ Bật màn hình và kiểm tra xem đèn nền hoạt động bình thường hay không Đèn nền yếu có thể dẫn đến màn hình không sáng hoặc sáng không đều + Kiểm tra độ phân giải của màn hình bằng cách hiển thị các đoạn video hoặc hình ảnh mẫu để đảm bảo hình ảnh hiển thị rõ ràng và không bị nhòe + Kiểm tra kết nối tín hiệu,kiểm tra các dây nối từ màn hình đến các bộ điều khiển khác trên xe như đầu đọc đĩa, hệ thống điều khiển giải trí (audio control unit) để đảm bảo không có dây bị đứt hoặc bị nối sai c) Kiểm tra hệ thống âm thanh

+ Kiểm tra loa và kết nối âm thanh:

+ Kiểm tra từng loa trên xe để đảm bảo chúng hoạt động bình thường Thử nghiệm âm thanh từ mỗi loa để xác định nếu có bất kỳ loa nào không phát ra âm thanh, rè hoặc méo tiếng

+ Kiểm tra các kết nối và dây nối đến từng loa để đảm bảo chúng chắc chắn và không bị oxi hóa, gây giảm chất lượng âm thanh

+ Kiểm tra đầu đọc đĩa và nguồn phát khác:

+ Kiểm tra chức năng của đầu đọc đĩa CD/DVD để đảm bảo nó có thể đọc đĩa một cách chính xác Xem xét các vấn đề như đĩa kẹt, lỗi đọc đĩa hoặc vấn đề với cơ chế chuyển đĩa

+ Kiểm tra các nguồn phát âm thanh khác như radio, bluetooth hoặc AUX để đảm bảo chúng hoạt động đúng và không gây ra nhiễu sóng

3.2.2 Sửa chữa hệ thống thông tin và hiển thị a) Sửa chữa màn hình hiển thị

Nếu màn hình hiển thị bị tối và không thể nhìn rõ, nguyên nhân có thể là do đèn nền bị hỏng.Để thay đổi đèn nền bạn cần

+ Tắt nguồn điện của xe để đảm bảo an toàn

+ Tháo màn hình khỏi vị trí lắp đặt (tuỳ vào từng mô hình màn hình) + Mở màn hình ra và thay thế đèn nền bằng đèn mới có đặc tính tương tự (cần tham khảo hướng dẫn sửa chữa cụ thể của nhà sản xuất)

+ Lắp lại màn hình và kiểm tra xem vấn đề đã được giải quyết hay chưa + Kiểm tra và thay thế màn hình hỏng hóc.Nếu màn hình bị vỡ hoặc có vấn đề về hiển thị mà không thể sửa chữa được (như màn hình không hiển thị hoặc mất hình), bạn cần thay thế màn hình mới

Quá trình thay thế màn hình gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu về màn hình thay thế phù hợp với mô hình xe của bạn Bước 2: Tháo màn hình cũ khỏi vị trí lắp đặt và ngắt kết nối dây nối Bước 3: Lắp đặt màn hình mới và kết nối lại các dây nối một cách chính xác

Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ chức năng của màn hình để đảm bảo hoạt động bình thường

69 b) Sửa chữa hệ thống âm thanh

Nếu âm thanh từ một hoặc nhiều loa trở nên rè hoặc không rõ ràng, bạn cần thay thế loa hỏng

+ Để thay thế loa, bạn cần:

Bước 1: Đầu tiên, xác định loa nào bị hỏng bằng cách kiểm tra âm thanh từng loa

Bước 1: Tháo ra loa hỏng và thay thế bằng loa mới có đặc tính tương tự Bước 2: Chắc chắn lắp đặt loa mới và kết nối lại dây nối một cách chính xác

+ Kiểm tra và sửa chữa đầu đọc đĩa:

Nếu đầu đọc đĩa gặp sự cố như không đọc được đĩa, bị kẹt đĩa hoặc không hoạt động chính xác, bạn cần thực hiện sửa chữa hoặc thay thế đầu đọc đĩa + Quá trình này bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra lỗi cụ thể của đầu đọc đĩa bằng cách thử đọc và phát các đĩa khác

Bước 2: Nếu không thể sửa chữa, tháo ra đầu đọc đĩa cũ và thay thế bằng một đầu đọc đĩa mới

Bước 3: Lắp đặt và kết nối lại đầu đọc đĩa mới một cách chính xác Bước 4: Kiểm tra lại chức năng của đầu đọc đĩa sau khi thay thế để đảm bảo hoạt động ổn định

3.2.3 Bảo dưỡng hệ thống thông tin và hiển thị a) Vệ sinh và bảo trì định kỳ

+ Vệ sinh màn hình và các bộ điều khiển:

Thường xuyên vệ sinh màn hình để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các vết bẩn khác trên bề mặt

Sử dụng khăn mềm và chất làm sạch không chứa cồn để vệ sinh màn hình một cách nhẹ nhàng và tránh làm hỏng lớp phủ chống lóa của màn hình

Kiểm tra các bộ điều khiển khác như nút điều khiển, cảm biến để đảm bảo chúng hoạt động mượt mà và không bị bám bụi

70 Đảm bảo các phần mềm và thiết bị điện tử không tiếp xúc với độ ẩm quá mức để tránh hỏng hóc do oxy hóa hoặc đóng sương

Kiểm tra các đường dây và kết nối để đảm bảo không có hiện tượng oxi hóa hoặc gỉ sét xảy ra b) Kiểm tra và cập nhật phần mềm

+ Kiểm tra và cập nhật định kỳ:

Thường xuyên kiểm tra và cập nhật phần mềm của hệ thống thông tin theo các hướng dẫn của nhà sản xuất

Các bản cập nhật phần mềm thường cung cấp sửa lỗi và cải tiến tính năng mới, đồng thời giúp tăng tính ổn định và hiệu suất của hệ thống

Thay thế phụ tùng hao mòn

+ Thay thế các phụ tùng cần thiết:

Thường xuyên kiểm tra và thay thế các phụ tùng như đèn nền của màn hình nếu cần thiết để đảm bảo màn hình sáng đều và không bị mờ đi

Kiểm tra và thay thế các nút điều khiển hỏng hoặc các phần khác của hệ thống nếu chúng không hoạt động đúng cách.

Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe

3.3.1 Chẩn đoán hệ thống chiếu sáng và tín hiệu a) Đèn chiếu sáng

Kiểm tra tất cả các loại đèn chiếu sáng như đèn pha, đèn cốt, đèn hậu, đèn xi nhan, đèn hậu và đèn gầm để đảm bảo chúng hoạt động bình thường

Quan sát mỗi loại đèn để xác nhận chúng đều hoạt động và không có hiện tượng cháy đốt hay hỏng

+ Kiểm tra hệ thống điện và cầu chì:

Sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp tại các đèn chiếu sáng khi xe đang hoạt động Đảm bảo các cầu chì (bao gồm cầu chì bảo vệ đèn và các cầu chì khác) không bị cháy hỏng hoặc hở mạch, điều này có thể gây ra sự cố như đèn không sáng hoặc sáng yếu

+ Kiểm tra và thay thế đèn hỏng:

Thay thế các đèn hỏng bằng các loại đèn tương thích và có chất lượng đảm bảo từ nhà sản xuất hoặc thương hiệu đáng tin cậy

Lưu ý sử dụng đúng loại đèn để không làm hỏng hệ thống điện hoặc làm giảm hiệu suất chiếu sáng b) Hệ thống tín hiệu

+ Kiểm tra hệ thống xi nhan và đèn báo:

Kiểm tra tính hiệu hoạt động của các đèn xi nhan trước và sau xe để đảm bảo chúng hoạt động chính xác

Xác nhận rằng đèn báo như đèn báo khẩn cấp, đèn báo phanh và đèn báo hậu đang hoạt động đúng cách và không có hiện tượng hỏng hóc

+ Kiểm tra cơ chế hoạt động:

Kiểm tra cơ chế hoạt động của cần điều khiển xi nhan và các nút bấm khác liên quan đến hệ thống tín hiệu Đảm bảo cơ chế hoạt động của xi nhan nhấn và ngắt đúng kỹ thuật và không bị kẹt hoặc không hoạt động

Nên thực hiện chẩn đoán và sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu khi xe đang ở trong điều kiện an toàn và không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mạnh hoặc môi trường không an toàn khác

Nếu không chắc chắn hoặc gặp phải vấn đề phức tạp, nên đưa xe đến các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp để được hỗ trợ từ các kỹ thuật viên có kinh nghiệm và trang bị đầy đủ các công cụ và thiết bị chẩn đoán

3.3.2 Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

- Thay thế đèn chiếu sáng

Bước 1: Kiểm tra định kỳ và thay thế đèn chiếu sáng khi chúng hỏng hoặc khi đạt đến tuổi thọ đã được chỉ định bởi nhà sản xuất

Bước 2: Đảm bảo sử dụng các loại đèn chất lượng để tránh việc phải thay đổi quá thường xuyên và đảm bảo hiệu suất chiếu sáng tối ưu

- Sửa chữa hệ thống tín hiệu

Bước 1: Kiểm tra và điều chỉnh cơ chế hoạt động của cần điều khiển xi nhan và các nút bấm khác liên quan đến hệ thống tín hiệu

Bước 2: Nếu cần thiết, thay thế các bộ phận như cơ cấu kích hoạt xi nhan hoặc các linh kiện điện tử khác nếu chúng đã bị hỏng

Bước 3: Kiểm tra và thay thế các bộ phận bị hỏng:

Bước 4: Kiểm tra các bộ phận như cơ cấu kích hoạt xi nhan, nút bấm hoặc các linh kiện điện tử liên quan

Bước 5: Thay thế các bộ phận bị hỏng bằng các linh kiện chính hãng và đảm bảo chúng hoạt động đúng cách

An toàn là trên hết: Luôn luôn đảm bảo an toàn khi thực hiện các công việc sửa chữa trên hệ thống chiếu sáng và tín hiệu Đảm bảo xe đang đỗ ở môi trường an toàn và đúng cách.Đúng loại đèn và linh kiện: Sử dụng các loại đèn và linh kiện thay thế chính hãng hoặc có chất lượng đảm bảo để đảm bảo hiệu suất và độ an toàn của hệ thống.Đưa xe đến trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp: Nếu bạn không chắc chắn hoặc gặp phải vấn đề phức tạp, nên đưa xe đến các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp để được các kỹ thuật viên có kinh nghiệm giúp đỡ

3.3.3 Các nguyên nhân hư hỏng và cách thức xử lý của hệ thống chiếu sáng

Sau quá trình tìm hiểu về cấu tạo nguyên lý hoạt động, em đã đưa ra được các hư hỏng, nguyên nhân, cách thức xửa lý như sau:

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý

Có một đèn không sáng

+ Bóng đèn hỏng + Dây dẫn đứt hoặc tiếp mass không tốt

+ Thay bóng đèn + Kiểm tra dây dẫn

Các đèn trước không sáng

+ Rơ le điều khiển đèn hư + Công tắc đèn hư + Công tắc đảo pha hư

+ Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch + Thay rơ le + Kiểm tra công tắc

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý Đèn báo rẽ chỉ hoạt động một bên

- Dây dẫn sút, đứt hoặc tiếp mát không tốt

- Kiểm tra dây dẫn Đèn báo rẽ không hoạt động

- Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch

- Kiểm tra bộ tạo nháy

- Kiểm tra công tắc Hazard

+ Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass không tốt

+ Kiểm tra dây dẫn Đèn báo pha, đèn FLASH không sáng

+ Công tắc đèn hư + Công tắc đảo pha hư + Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass không tốt

+ Kiểm tra lại dây dẫn Đèn kích thước, đèn bảng số, đèn trong không sáng

+ Rơ le đèn hư + Công tắc đèn hư + Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass không tốt

+ Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch + Kiểm tra rơ le + Kiểm tra công tắc

- Dây dẫn sút, đứt hoặc đuôi đèn tiếp xúc mass không tốt

- Kiểm tra lại dây dẫn Đèn báo

- Cầu chì Haz-Horn đứt

- Bộ nháy hư hoặc yếu

- Dây dẫn bị sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mass không tốt

- Thay cầu chì, kiểm tra ngắn mạch

- Kiểm tra lại dây dẫn Đèn báo rẽ không nháy, luôn sáng mờ hoặc tần số nháy thấp

- Công suất bóng không đúng hoặc quá thấp

- Thay bóng đúng công suất quy định Đèn báo rẽ nháy quá nhanh

- Tổng công suất các bóng đèn (R hoặc L) không phù hợp

- Tính toán lại công suất các bóng đèn Đèn Stop luôn sáng

- Công tắc đèn Stop hư, chạm mass

- Điều chỉnh hoặc thay công tắc Đèn Stop không sáng

- Công tắc đèn Stop đứt

- Dây dẫn bị sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mass không tốt

- Thay cầu chì, kiểm tra ngắn mạch

- Kiểm tra lại dây dẫn

3.3.4 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng và tín hiệu a) Vệ sinh định kỳ

+ Thường xuyên vệ sinh các bộ phận chiếu sáng:

Dùng bàn chải mềm và khăn sạch để vệ sinh các đèn chiếu sáng như đèn pha, đèn xi nhan, đèn hậu và các đèn khác

Loại bỏ bụi bẩn và các vật bẩn khác có thể làm mờ hoặc làm giảm hiệu suất chiếu sáng

+ Kiểm tra và làm sạch các kính và bộ phận quang học:

Sử dụng dung dịch làm sạch kính và một khăn mềm để làm sạch bề mặt các kính và bộ phận quang học Đảm bảo mức chiếu sáng tối ưu bằng cách loại bỏ mọi dấu vân tay, bụi bẩn hoặc dầu mỡ có thể làm mờ kính b) Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng

+ Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện và cơ khí:

+ Thực hiện kiểm tra hệ thống điện của đèn chiếu sáng và tín hiệu để đảm bảo các mạch điện hoạt động ổn định

+ Kiểm tra các cầu chì và các kết nối điện để đảm bảo chúng không bị oxy hóa hoặc hở mạch

+ Thay thế các phụ tùng hao mòn và cần thiết:

+ Thay thế các đèn chiếu sáng khi chúng hỏng hoặc khi đã qua tuổi thọ sử dụng được chỉ định

+ Đảm bảo sử dụng các phụ tùng chính hãng để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống c) Lưu ý

+ Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn duy trì hiệu suất tối ưu và độ an toàn của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe

+ An toàn khi thực hiện: Luôn đảm bảo an toàn khi thực hiện bảo dưỡng, đặc biệt là khi làm việc với hệ thống điện và các phụ tùng chiếu sáng

+ Đưa xe đến trung tâm dịch vụ: Nếu bạn không chắc chắn hoặc gặp phải vấn đề phức tạp, nên đưa xe đến các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp để được hỗ trợ từ các kỹ thuật viên có kinh nghiệm và trang bị đầy đủ các công cụ và thiết bị chẩn đoán.

Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống an toàn trên xe Toyota

3.4.1 Chẩn đoán hệ thống an toàn a) Hệ thống phanh

+ Để kiểm tra hiệu suất phanh, bạn nên trải nghiệm cảm giác phanh bằng cách phanh xe ở tốc độ thấp và cao, đồng thời kiểm tra khoảng cách cần phải đạt để dừng xe

+ Sử dụng thiết bị chẩn đoán để kiểm tra hệ thống phanh chống bó cứng (ABS), nếu xe được trang bị Kiểm tra các mã lỗi và xác định các vấn đề có thể xuất hiện

+ Kiểm tra cảm biến ABS và các linh kiện điện tử liên quan như bộ điều khiển ABS để đảm bảo chúng hoạt động chính xác b) Hệ thống lái và treo

+ Kiểm tra và điều chỉnh bánh răng lái và hệ thống trục vít ê-cu bi để đảm bảo không có lỏng lẻo và khớp nối hoạt động chính xác

+ Kiểm tra các phụ kiện khác như càng lái và các khớp nối để đảm bảo chúng không bị lỏng hoặc mòn

+ Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống treo:

Bước 1: Kiểm tra và đánh giá lò xo và bộ giảm xóc để xác định trạng thái hoạt động và độ mòn

Bước 2: Thay thế các bộ phận treo hỏng hoặc mòn như lò xo, bộ giảm xóc để đảm bảo sự ổn định và an toàn khi điều khiển xe c) Lưu ý quan trọng

Sử dụng thiết bị chuyên dụng: Để đảm bảo tính chính xác và an toàn trong quá trình chẩn đoán và sửa chữa, nên sử dụng các thiết bị chẩn đoán và dụng cụ phù hợp

Thay thế bằng phụ tùng chính hãng: Luôn sử dụng phụ tùng thay thế chính hãng để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa của hệ thống

Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng định kỳ: Bảo trì định kỳ hệ thống an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ sự cố và bảo vệ tối đa cho bạn và người sử dụng

3.4.2 Sửa chữa hệ thống an toàn

+Thay thế và sửa chữa các bộ phận hư hỏng

Thay thế các miếng phanh, đĩa phanh, bộ giảm xóc, càng lái khi chúng bị mòn hoặc hỏng:

+ Miếng phanh và đĩa phanh

Thực hiện thay thế miếng phanh nếu độ mòn vượt quá giới hạn an toàn Kiểm tra độ dày của đĩa phanh và thay thế nếu cần thiết

Kiểm tra và thay thế bộ giảm xóc nếu chúng bị rò rỉ dầu hoặc bị mòn + Càng lái

Kiểm tra và thay thế càng lái nếu có hiện tượng lỏng lẻo hoặc mòn Sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện của hệ thống phanh ABS nếu cần thiết:

Nếu hệ thống phanh ABS gặp sự cố như mã lỗi hoặc không hoạt động chính xác, sử dụng thiết bị chẩn đoán để xác định nguyên nhân

Thực hiện sửa chữa các linh kiện như cảm biến ABS, bộ điều khiển ABS nếu cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng cách

+ Kiểm tra lại hệ thống ABS

Sử dụng thiết bị chẩn đoán để kiểm tra lại hệ thống ABS và xác định các lỗi hoặc mã lỗi Điều chỉnh lại cài đặt và thông số của hệ thống ABS nếu cần thiết để đảm bảo hoạt động chính xác và an toàn

Sử dụng phụ tùng chính hãng: Luôn sử dụng các phụ tùng thay thế chính hãng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống Đặc biệt chú ý đến hệ thống phanh: Hệ thống phanh là một phần rất quan trọng của hệ thống an toàn, nên luôn đảm bảo chúng hoạt động tốt và an toàn

3.4.3 Bảo dưỡng hệ thống an toàn

Thực hiện định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh, lái và treo: a) Hệ thống phanh:

Do ABS ECU có chức năng chẩn đoán nên đèn báo ABS bật sáng để báo cho người lái biết khi có hư hỏng xảy ra.Nên sử dụng giắc sửa chữa để xác định mã hư hỏng

Nếu hư hỏng xảy ra trong hệ thống phanh,đèn báo ABS sẽ không sáng,nên tiến hành những thao tác kiểm tra sau:

Bước 1: Kiểm tra rò rỉ dầu phanh từ các đường ống hay lọt khí

Bước 2: Kiểm tra xem độ rơ chân phanh có quá lớn không

Bước 3:Kiểm tra chiều dày má phanh va xem có dính dầu hay mỡ trên má phanh không

Bước 4: Kiểm tra trợ lực phanh xem có hỏng không

Bước 5: Kiểm tra xi lanh phanh chính có hỏng không

+ Chỉ co một phanh hoạt động hay bó phanh:

Bước 1: Kiểm tra má phanh mòn không đều hay tiếp xúc không đều Bước 2: Kiểm tra xem xi lanh phanh chính có hỏng không +Kiểm tra xem xi lanh bánh xe có hỏng không +Kiểm tra sự điều chỉnh hay hồi vị kém của phanh tay +Kiểm tra van điều hoà áp lực có hỏng không

+ Chân phanh rung(khi ABS không hoạt động):

Bước 1: Kiểm tra độ rơ đĩa phanh +Kiểm tra độ rơ moayơ bánh xe Bước 2: Kiểm tra góc đặt bánh xe

Bước 3: Kiểm tra các hư hỏng trong hệ thống treo

Bước 4: Kiểm tra lốp mòn không đều

Bước 5; Kiểm tra sự rơ lỏng của các thanh dẫn động lái

+ Trước tiên tiến hành các bước kiểm tra trên.Chỉ sau khi chắc chắn hư hỏng, hông xảy ra ở các hệ thống đó thì mới kiểm tra ABS:

+ Xả khí bộ chấp hành hệ thống ABS

(2) Lắp SST vào bình chứa dầu phanh(H4)

Hình 3.1: (H4) Dùng SST,bơm một áp suất nhất định vào bình chứa và (H5)

Nới lỏng nút xả khí

(3) Nối ống nhựa vào nút xả khí của bộ chấp hành hệ thống ABS (H5)

(4) Dùng SST,bơm một áp suất nhất định vào bình chứa

(5) Nới lỏng nút xả khí

(6) Xả khí ra bộ chấp hành hệ thống ABS,xuất

Kiểm tra và điều chỉnh bánh răng lái, hệ thống trục vít ê-cu bi và các khớp nối để đảm bảo không có lỏng lẻo và hoạt động chính xác b) Hệ thống treo:

Bước 1: Kiểm tra và đánh giá lò xo và bộ giảm xóc để xác định trạng thái hoạt động và độ mòn

Bước 2: Thay thế các bộ phận hỏng hoặc mòn để đảm bảo sự ổn định và an toàn khi vận hành

Bước 3: Vệ sinh và bôi trơn các bộ phận để duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu

Bước 4; Vệ sinh các bộ phận như khớp nối, càng lái và các điểm trục xoay để loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn

Bước 5: Bôi trơn các điểm tiếp xúc để giảm ma sát và mài mòn, từ đó tăng tuổi thọ và hiệu suất của các bộ phận

+ Kiểm tra và thay thế các phụ tùng cần thiết:

Bước 1; Dây thắt lưng an toàn: Kiểm tra định kỳ và thay thế dây thắt lưng an toàn nếu có dấu hiệu mòn hoặc hỏng

Bước 2; Bộ phận lái và các linh kiện khác: Thực hiện thay thế các bộ phận như cần cứ theo đề xuất từ nhà sản xuất hoặc các hướng dẫn bảo dưỡng Bước 3Theo dõi các hướng dẫn bảo dưỡng từ nhà sản xuất:Luôn tham khảo hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng từ nhà sản xuất để đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình và sử dụng phụ tùng chính hãng

+ Lưu ý quan trọng: Định kỳ bảo dưỡng: Thực hiện định kỳ bảo dưỡng để duy trì hiệu suất và an toàn của hệ thống an toàn trên xe.Sử dụng phụ tùng chính hãng: Luôn sử dụng phụ tùng thay thế chính hãng để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của xe.Kiểm

80 tra thường xuyên: Theo dõi và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề và đảm bảo sự an toàn khi vận hành xe.

Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống âm thanh trên xe Toyota

3.5.1 Chẩn đoán hệ thống âm thanh a) Kiểm tra hoạt động của các loa và thiết bị âm thanh

+ Kiểm tra âm thanh từ các loa:

Bước 1: Loa trung tâm, loa cửa, loa siêu trầm và loa tweeter: Đảm bảo từng loại loa đều phát ra âm thanh một cách bình thường và không bị rè, méo hoặc không hoạt động

Bước 2: Đánh giá chất lượng âm thanh: Nghe thử từng loại âm thanh để đánh giá chất lượng, có thể sử dụng nhạc test để kiểm tra độ chi tiết và âm trường của từng loa

Bước 3: Xác định các vấn đề: Nếu phát hiện âm thanh rè, méo hoặc không hoạt động, tiến hành điều tra sâu hơn để xác định nguyên nhân

+ Kiểm tra chức năng các tính năng đặc biệt:

Bước 1: Cân bằng âm thanh: Kiểm tra và điều chỉnh cân bằng âm thanh (Equalizer) để đảm bảo âm bass, treble và các tần số khác được phát ra đúng như thiết kế

Bước 2: Chế độ âm thanh: Đảm bảo các chế độ âm thanh như stereo, surround, concert hall (nếu có) hoạt động đúng và mang lại trải nghiệm âm thanh tối ưu b) Kiểm tra hệ thống điều khiển và kết nối

+ Kiểm tra bảng điều khiển và các nút điều khiển:

Bảng điều khiển trung tâm: Kiểm tra tất cả các nút điều khiển âm thanh trên bảng điều khiển để đảm bảo chúng hoạt động chính xác Điều chỉnh âm lượng: Kiểm tra chức năng điều chỉnh âm lượng và xác định liệu có vấn đề gì về độ nhạy hay không hoạt động

Chuyển bài và các chức năng khác: Đảm bảo các chức năng như chuyển bài, tắt/bật, và các tính năng khác hoạt động đúng như mong đợi

+ Kiểm tra kết nối và dây nối:

Dây nối và đầu cắm: Kiểm tra các dây nối giữa các loa, đầu phát và bộ khuếch đại âm thanh để đảm bảo chúng không bị lỏng hoặc oxy hóa

Kiểm tra chất lượng kết nối: Sử dụng các công cụ kiểm tra để đo độ dẫn điện và chất lượng tín hiệu âm thanh qua các đầu nối

3.5.2 Sửa chữa hệ thống âm thanh a) Thay thế hoặc sửa chữa các linh kiện hỏng

Bước 1: Kiểm tra và xác định loa nào không hoạt động hoặc cho âm thanh không tốt

Bước 1: Thay thế loa mới có chất lượng đảm bảo từ nhà sản xuất hoặc thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng âm thanh

+ Sửa chữa hoặc thay thế đầu đĩa và các thiết bị nguồn phát khác:

Bước 1: Kiểm tra và sửa chữa đầu đĩa CD/DVD nếu gặp sự cố như không đọc đĩa, lỗi mạch điện

Bước 2: Thay thế hoặc sửa chữa các nguồn phát như radio, bluetooth nếu chúng không hoạt động đúng cách b) Bảo dưỡng hệ thống âm thanh

+ Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ:

Bước 1: Thực hiện vệ sinh bên trong và bên ngoài các loa và các bộ phận khác của hệ thống âm thanh để loại bỏ bụi bẩn và duy trì hiệu suất

Bước 2: Đảm bảo rằng không có bụi bẩn nào làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh

+ Kiểm tra và thay thế các phụ tùng cần thiết:

Bước 1: Thay thế các phụ tùng như bộ lọc không khí âm thanh để giữ cho âm thanh sạch và rõ ràng

Bước 2: Kiểm tra và thay thế các linh kiện điện tử hỏng như bộ khuếch đại, cảm biến âm thanh nếu cần

Bước 3: Kiểm tra và thay thế dây nối nếu phát hiện có dấu hiệu hao mòn hoặc lỏng

3.5.3 Bảo dưỡng hệ thống âm thanh a) Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng

+ Thực hiện định kỳ kiểm tra hệ thống âm thanh:

Bước 1: Kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra với hệ thống âm thanh như âm thanh méo, rè, hay không hoạt động

Bước 1: Kiểm tra chức năng của các loa và các thiết bị khác trong hệ thống để đảm bảo chất lượng âm thanh

+ Kiểm tra và làm sạch các bộ phận quang học:

Bước 1: Vệ sinh và làm sạch các bộ phận quang học của các loa và các bộ phận khác như loa trung tâm, loa cửa để đảm bảo chất lượng âm thanh tối ưu

Bước 2: Loa và các thiết bị âm thanh có thể bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, mảnh vụn hay các chất bẩn khác, vì vậy việc làm sạch định kỳ sẽ giúp duy trì hiệu suất của chúng b) Thay thế các phụ tùng hao mòn

Bước 1: Thay thế các phụ tùng như đèn nền, nút điều khiển nếu chúng hỏng hoặc không hoạt động đúng cách

Bước 2: Các phụ tùng này như đèn nền và nút điều khiển quan trọng để bảo đảm tính độ tin cậy và hiệu suất của hệ thống âm thanh.

Chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điều hòa trên xe Toyota

3.6.1 Chẩn đoán hệ thống điều hòa a) Kiểm tra hiệu suất làm mát

+Kiểm tra nhiệt độ và lưu lượng không khí:

Bước 1: Sử dụng thiết bị đo nhiệt và áp suất để đo nhiệt độ và áp suất của không khí điều hòa trong xe

Bước 2: Đảm bảo hệ thống sản sinh đủ lượng không khí lạnh và đạt nhiệt độ mong muốn khi điều chỉnh

+ Kiểm tra hệ thống điều khiển:

Bước 1: Kiểm tra các cảm biến nhiệt độ và cảm biến áp suất để đảm bảo chúng hoạt động chính xác

Bước 2: Kiểm tra và điều chỉnh các thiết lập và chức năng của bảng điều khiển điều hòa để đảm bảo hiệu suất và tiết kiệm năng lượng

83 b) Kiểm tra hệ thống điện và cơ khí

+ Kiểm tra hệ thống điện của điều hòa:

Bước 1: Kiểm tra các dây nối và đầu cắm để phát hiện và sửa chữa các dây nối bị đứt hoặc bị oxy hóa

Bước 2: Sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra các linh kiện điện như quạt điều hòa, van điều khiển, máy nén và các bộ phận điện khác để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách

+ Kiểm tra hệ thống cơ khí:

Bước 1: Kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận máy nén: Đảm bảo máy nén hoạt động một cách hiệu quả và không có dấu hiệu rò rỉ nước hoặc nén

Bước 2: Kiểm tra hệ thống dẫn mực dầu: Kiểm tra dây dẫn mực dầu để đảm bảo hệ thống tuần hoàn dầu hoạt động đúng cách và không có rò rỉ

Bước 1; Kiểm tra và thay thế bộ lọc khí: Thường xuyên thay thế bộ lọc khí để ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống

Bước 2: Vệ sinh hệ thống điều hòa: Bảo dưỡng bên trong và bên ngoài các bộ phận để loại bỏ bụi bẩn và duy trì hiệu suất làm mát tối ưu

Bước 3: Kiểm tra hệ thống làm lạnh và làm sạch các bộ phận quan trọng: Đảm bảo các bộ phận như bộ làm lạnh và van điều khiển hoạt động hiệu quả

3.6.2 Sửa chữa hệ thống điều hòa

3.6.2.1 Kiểm tra hệ hoạt động của hệ thống điều hòa a) Khởi động động cơ và bật hệ thống điều hòa

Khởi động xe và bật quạt giàn lạnh ở chế độ cao Cảm nhận không khí đi ra từ các cửa gió và đánh giá độ lạnh Nếu không khí mát nhưng không lạnh như yêu cầu, có thể có vấn đề với dòng khí đi ra từ cửa gió

+ Kiểm tra xem, liệu rằng quạt giàn lạnh có hoạt động hay không ? Nếu không, có thể có vấn đề về điện

+ Bạn cũng có thể cần thay bộ lọc không khí trong cabin để tăng lưu lượng không khí đi vào

Hình 3.2: Khởi động động cơ và bật hệ thống điều hòa b) Kiểm tra máy nén có hoạt động hay không

Bạn cần phải đảm bảo máy nén có đang hoạt động hay không, để xác định đúng hướng sửa chữa tiếp theo Xác định vị trí máy nén và kiểm tra xem trục của máy nén có đang quay cùng với puli máy nén hay không

+ Khi ly hợp điện từ hoạt động thì trục của máy nén sẽ quay cùng với puli máy nén

+ Nếu ly hợp hoạt động, mà hệ điều hòa không lạnh thì máy nén của hệ thống có thể bị hỏng và cần thay thế hoặc chỉ cần nạp thêm môi chất lạnh (khi thiếu môi chất, hệ thống sẽ tự động ngắt điều khiển máy nén)

Hình 3.3: Kiểm tra máy nén có hoạt động hay không c) Kiểm tra dây điện của máy nén

Hầu hết máy nén đều có dây điện đến bộ ly hợp điện từ Tìm giắc cắm của bộ ly hợp điện từ và rút ra Lấy một đoạn dây điện dài và nối một đầu dây vào giắc của bộ ly hợp điện từ, đầu còn lại của sợi dây nối vào cực dương của

85 ắc quy Nếu bạn nghe thấy một tiếng kêu lớn, thì ly hợp hoạt động bình thường Nếu không, nó sẽ cần phải thay thế

+ Thay thế máy nén của hệ thống điều hòa thì cần các dụng cụ chuyên dụng + Mang xe của bạn đến gara nếu máy nén hoặc ly hợp cần phải được thay thế

Hình 3.4: Kiểm tra dây điện của máy nén d) Tìm rò rỉ gas lạnh trong hệ thống điều hòa

Bạn có thể mua bộ dụng cụ phát hiện rò rỉ gas lạnh để giúp bạn xác định bất kỳ sự rò rỉ gas lạnh nào trong hệ thống điều hòa của bạn Bộ dụng cụ này chứa một dung dịch màu, dung dịch màu này sẽ chạy qua các đường ống và tràn ra từ bất kỳ chỗ rò rỉ hoặc vết nứt nào trên hệ thống, làm cho chúng ta có thể nhìn thấy các vết nứt bằng mắt thường

+Kết nối thiết bị phát hiện rò rỉ với van xả phía áp suất thấp và phun dung dịch màu này vào hệ thống điều hòa không khí

+Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ sự rò rỉ nào, bạn sẽ cần phải đưa xe đến gara

+Nếu bạn không phát hiện ra bất kỳ sự rò rỉ gas lạnh nào, có thể là thiếu môi chất lạnh

Hình 3.5: Tìm rò rỉ gas lạnh trong hệ thống điều hòa

3.6.2.2 Nạp môi chất lạnh a) Van của bình chứa môi chất lạnh

Mở van trên bình chứa môi chất lạnh cho đến khi môi chất lạnh được giải phóng và đi vào hệ thống điều hòa không khí Một số bình chứa có cách mở van khác Có thể tham khảo hướng dẫn trên vỏ bình chứa để được hướng dẫn

Hình 3.6: Mở van của bình chứa môi chất lạnh b) Giữ bình chứa môi chất thẳng đứng

Khi bạn cho môi chất lạnh đi vào trong hệ thống điều hòa, hãy giữ bình chứa thẳng đứng và thi thoảng lại lắc nó Nếu bạn xoay bình chứa sang một bên, áp suất sẽ giảm xuống và bình không thể sạc cho hệ thống

+ Lắc nhẹ bình chứa sẽ giúp duy trì áp suất khi môi chất lạnh đi vào hệ thống

Hình 3.7 Lắc nhẹ bình chứa c) Kiểm tra sự rò rỉ

Chú ý quan sát để phát hiện dấu hiệu của sự rò rỉ môi chất khi bạn đang nạp gas lạnh Nếu bạn phát hiện ra sự rò rỉ gas lạnh, nó sẽ cần phải được sửa chữa ở một nơi chuyên nghiệp hơn Đánh dấu vị trí rò rỉ để người sửa dễ dàng tìm thấy

+ Khi bạn nạp lại môi chất lạnh cho hệ thống, rò rỉ dễ phát hiện hơn

Hình 3.8 Kiểm tra sự rò rỉ d) Tháo ống sạc môi chất lạnh và bảo quản bình chứa ở nơi thoáng mát

Ngay khi đồng hồ đo báo giá trị chẩn của môi chất lạnh, hãy tháo ống sạc ra khỏi van xả phía thấp áp và vặn nắp van lại Nếu trong bình chứa còn môi chất lạnh , bạn có thể giữ nó để nạp lại cho một chiếc xe khác hoặc để sạc cho chiếc xe của bạn trong tương lai

+ Nếu bình chứa đã hết môi chất lạnh, bạn có thể bỏ nó đi

+ Chắc chắn rằng không có sự rò rỉ môi chất lạnh khi bạn bảo quản bình chứa

Hình 3.9 Tháo ống sạc môi chất lạnh

3.6.3 Bảo dưỡng hệ thống điều hòa a) Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ

+ Vệ sinh hệ thống điều hòa:

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Công nhân đeo khẩu trang làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 1.2 Công nhân đeo khẩu trang làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô (Trang 14)
Hình 1.4: các kí sơ đồ mạch điện - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 1.4 các kí sơ đồ mạch điện (Trang 25)
Hình 1.5: hình ảnh xe toyota innova - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 1.5 hình ảnh xe toyota innova (Trang 26)
Hình 2.1: Cấu tạo bình ắc quy   1. Vỏ ắc quy 2. Viền giữ 3. Tấm ngăn 4. Bản cực 5. Thanh nối - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.1 Cấu tạo bình ắc quy 1. Vỏ ắc quy 2. Viền giữ 3. Tấm ngăn 4. Bản cực 5. Thanh nối (Trang 29)
Hình 2.2: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ. - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.2 Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ (Trang 31)
Hình 2.4: Stator, các chi tiết chính của stator và sơ đồ nguyên lý dòng điện xoay - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.4 Stator, các chi tiết chính của stator và sơ đồ nguyên lý dòng điện xoay (Trang 32)
Hình 2.7:Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.7 Sơ đồ cung cấp điện và phân bố phụ tải (Trang 34)
Hình 2.8: Cấu tạo chính bản táp lô trên xe innova - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.8 Cấu tạo chính bản táp lô trên xe innova (Trang 35)
Hình 2.11: Các loại tín hiệu sử dụng trong hệ thống mạng - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.11 Các loại tín hiệu sử dụng trong hệ thống mạng (Trang 41)
Hình 2.12:.Bố trí đồng hồ hiển thị số ở giữa trên xe innova - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.12 .Bố trí đồng hồ hiển thị số ở giữa trên xe innova (Trang 41)
Hình 2.13: Sơ đồ mạch điều khiển đồng hồ hiển thị số ở giữa  trên xe - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.13 Sơ đồ mạch điều khiển đồng hồ hiển thị số ở giữa trên xe (Trang 42)
Hình 2.14: Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn pha và cốt - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.14 Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn pha và cốt (Trang 44)
Hình 2.15: Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù phía trước - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.15 Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù phía trước (Trang 45)
Hình 2.16: Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây. - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.16 Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây (Trang 46)
Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống còi xe innova - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Sơ đồ m ạch điều khiển hệ thống còi xe innova (Trang 47)
Hình 2.19: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.19 Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đèn báo rẽ và báo nguy (Trang 48)
Hình 2.20:Sơ đồ bố trí hệ thống đèn phanh - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.20 Sơ đồ bố trí hệ thống đèn phanh (Trang 49)
Hình 2.24: Sơ đồ mạch điện điều khiển hệ thống túi khí - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.24 Sơ đồ mạch điện điều khiển hệ thống túi khí (Trang 55)
Hình 2.23: Bố trí túi khí ở phía trước người lái - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.23 Bố trí túi khí ở phía trước người lái (Trang 55)
Hình 2.24: Sơ đồ bố trí bộ khóa cửa xe innova - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.24 Sơ đồ bố trí bộ khóa cửa xe innova (Trang 57)
Hình 2.25: Sơ đồ mạch điều khiển bộ khóa cửa xe innova - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.25 Sơ đồ mạch điều khiển bộ khóa cửa xe innova (Trang 58)
Hình 2.26: Sơ đồ bố trí các bộ phận chính hệ thống âm thanh - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.26 Sơ đồ bố trí các bộ phận chính hệ thống âm thanh (Trang 59)
Hình 2.28: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống âm thanh - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.28 Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống âm thanh (Trang 60)
Hình 2.29: Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.29 Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí (Trang 61)
Hình 2.30: Bố trí hệ thống điều hoà không khí trên xe innova - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.30 Bố trí hệ thống điều hoà không khí trên xe innova (Trang 62)
Hình 2.31: Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống điều hoà không khí - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 2.31 Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống điều hoà không khí (Trang 63)
Hình 3.2: Khởi động động cơ và bật hệ thống điều hòa - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 3.2 Khởi động động cơ và bật hệ thống điều hòa (Trang 85)
Hình 3.6: Mở van của bình chứa môi chất lạnh - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 3.6 Mở van của bình chứa môi chất lạnh (Trang 87)
Hình 3.7 Lắc nhẹ bình chứa - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 3.7 Lắc nhẹ bình chứa (Trang 87)
Hình 3.9 Tháo ống sạc môi chất lạnh - xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên ô tô toyota innova
Hình 3.9 Tháo ống sạc môi chất lạnh (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w