1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo trên xe toyota vios

93 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ những vấn đề trên em nhận thấy nội dung nghiên cứu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống treo là rất cần thiết, được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm Nghiệp và các thầy, cô trong bộ môn Kỹ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

i

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tình hình phát triển ngành ô tô hiện nay 3

1.1.1 Trên thế giới 3

1.1.2 Tại Việt Nam 5

1.2 Tổng quan về hệ thống treo trên ô tô 8

1.2.1 Công dụng của hệ thống treo 8

1.2.2 Phân loại hệ thống treo 9

1.2.3 Yêu cầu của hệ thống treo 13

1.2.4 Cấu tạo chung của hệ thống treo 13

1.2.4.1 Bộ phận đàn hồi 14

1.2.4.2 Bộ phận dẫn hướng 15

1.2.4.3 Thanh ổn định 16

1.2.4.4 Bộ giảm chấn 16

1.3 Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 18

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 18

1.3.2 Nội dung nghiên cứu 18

1.3.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 18

1.3.4 Phương pháp nghiên cứu 19

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM XE THAM KHẢO VÀ MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE Ô TÔ 20

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xe toyota vios 20

2.2 Hệ thống treo trên xe Toyota Vios 27

2.2.1 Hệ thống treo Macpherson (Cầu trước) 27

2.2.2 Hệ thống treo dầm xoắn (Cầu sau) 28

2.3 Phân tích nguyên nhân hư hỏng của hệ thống treo trên xe ô tô 29

2.3.1 Các hư hỏng trên hệ thống treo phụ thuộc 29

2.3.2 Các hư hỏng trên hệ thống treo độc lập 32

Trang 3

ii CHƯƠNG III: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ

SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE TOYOTA VIOS 33

3.1 Các bước cơ bản trong dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô 33

3.2 Quy trình kiểm tra hệ thống treo 35

3.2.1 Kiểm tra tổng thể 35

3.2.2 Cách phát hiện lỗi 35

3.3 Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo 37

3.3.1 Quy trình tháo hệ thống treo 38

3.3.1.1 Quy trình tháo hệ thống treo độc lập 39

3.3.1.2 Quy trình tháo hệ thống treo phụ thuộc 46

3.3.2 Bảo dưỡng và cách khắc phục hư hỏng hệ thống treo 50

3.3.3 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận của hệ thống treo 51

3.3.3.1 Cụm moay-ơ bánh trước 51

3.3.3.2 Bộ phận giảm chấn 55

3.3.3.3 Đòn dưới và cam quay 60

3.3.3.4 Thanh giằng và thanh ổn định 62

3.3.3.5 Thanh ngang 64

3.3.4 Quy trình lắp hệ thống treo 65

3.3.4.1 Quy trình lắp hệ thống treo độc lập 65

3.3.4.2 Quy trình lắp hệ thống treo phụ thuộc 74

3.3.5 kiểm tra, điều chỉnh các góc đặt bánh xe 80

3.3.5.1 Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm 80

3.3.5.2 Điều chỉnh góc doãng và góc nghiêng trụ đứng 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 4

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số nguyên nhân hư hỏng bộ phận đàn hồi trên hệ thống treo phụ

thuộc 29

Bảng 2.2: Một số nguyên nhân hư hỏng của bộ phận giảm chấn 30

Bảng 2.3: Một số nguyên nhân hư hỏng của bộ phận dẫn hướng 32

Bảng 2.4: Một số nguyên nhân hư hỏng bộ phận đàn hồi trên hệ thống treo độc lập 32

Bảng 3.1: Sơ đồ các bước cơ bản trong dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô 33

Bảng 3.2: Cách phát hiện lỗi trên hệ thống treo 35

Bảng 3.3: Sơ đồ quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo 37

Bảng 3.4: Quy trình tháo hệ thống treo độc lập 39

Bảng 3.5: Quy trình tháo hệ thống treo phụ thuộc 47

Bảng 3.6: Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục hệ thống treo phụ thuộc trên xe Toyota Vios 50

Bảng 3.7: Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục hệ thống treo độc lập trên xe Toyota Vios 50

Bảng 3.8: Quy trình tháo bộ phận giảm chấn 56

Bảng 3.9: Kiểm tra, bảo dưỡng bộ giảm chấn 58

Bảng 3.10 : Quy trình lắp hệ thống treo độc lập 65

Bảng 3.11: Quy trình lắp hệ thống treo phụ thuộc 74

Trang 5

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Xe ô tô điện Vinfast VF e34 Việt Nam sản xuất 7

Hình 1.2: Kết cấu của hệ thống treo 9

Hình 1.3: Hệ thống treo phụ thuộc 10

Hình 1.4: Hệ thống treo Macpherson (một càng A) 11

Hình 1.5: hệ thống treo tay đòn kép (hai càng A) 12

Hình 1.6: Hệ thống treo đa liên kết (Multi-Link) 12

Hình 1.7: Cấu tạo của khối nhíp 14

Hình 2.3: Toyota Vios 1.5 E (MT) 2010 Facelift 23

Hình 2.4: Toyota Vios 1.5 E (AT) 2014 24

Hình 2.5: Toyota Vios 1.5 E (CVT) 2018 25

Hình 2.6: Toyota Vios 1.5 E (CVT) 2020 27

Hình 2.7: Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo Macpherson 27

Hình 2.8: Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo dầm xoắn 28

Hình 3.1: Kết cấu của cụm moay-ơ bánh xe trước 52

Hình 3.2: Tháo moay-ơ 53

Hình 3.3: Tháo ổ bi ngoài 53

Hình 3.4: Lắp moay-ơ ở bánh xe trước 55

Hình 3.5: Bộ phận giảm chấn trước 55

Hình 3.6: Siết chặt bu lông hãm tấm đế lò xo với nắp trên 60

Hình 3.7: Kết cấu đòn dưới và cam quay 60

Hình 3.8: Thanh ổn định 62

Trang 6

Hình 3.13: Điều chỉnh góc CASTER bằng cách thay đổi chiều dài thanh giữ 84

Hình 3.14: Điều chỉnh góc doãng và góc nghiêng dọc trục đứng bằng cam lệch tâm 85

Trang 7

1

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành công nghệ ô tô đã có những tiến bộ vượt bậc để đáp ứng những yêu cầu của người sử dụng Hệ thống treo có một vai trò quan trọng nhằm giảm tải trọng và dao động khi xe lăn bánh, giữ tính êm dịu cho xe Đồng thời nó cũng là một phần không thể thiếu trong kết cấu của xe ô tô Nó phụ thuộc nhiều vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật của từng loại ô tô Ngày nay với những yêu cầu rất khắt khe của nhiều quốc gia và người sử dụng thì hệ thống treo càng phải đảm bảo được những yêu cầu êm dịu cũng như an toàn Một quốc gia muốn phát triển trước tiên phải có mạng lưới giao thông phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông, chuyên chở người, hàng hóa và một số yêu cầu khác Ô tô có vai trò hết sức quan trọng trong mạng lưới giao thông nó chiếm tỷ lệ lớn trong việc chuyên chở người và hàng hóa

Làm thế nào để hệ thống treo luôn duy trì được trạng thái làm việc tốt nhất và tính ổn định cao nhất thì đó là một vấn đề cần được giải quyết và vấn đề này được giải quyết bằng việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô thường xuyên và đúng kỹ thuật Việc bảo dưỡng hệ thống treo thường xuyên sẽ giúp cho ô tô có tính an toàn và tuổi thọ của xe được nâng cao, giúp phát hiện được những hư hỏng và khắc phục sửa chữa những hỏng hóc mà hệ thống treo mắc phải giúp cho người điều khiển xe và người tham gia giao thông được an toàn

Việc bảo dưỡng và coi trọng an toàn cho những chiếc xe luôn được người sử dụng đặc biệt quan tâm và chú trọng Trong những năm gần đây số lượng người sử dụng xe ô tô ngày càng gia tăng không ngừng do nhu cầu phát triển của xã hội Việc bảo dưỡng, sửa chữa xe không chỉ làm chăm sóc cho xe mà còn là đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người tham gia giao thông

Từ những vấn đề trên em nhận thấy nội dung nghiên cứu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống treo là rất cần thiết, được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm Nghiệp và các thầy, cô trong bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí, Khoa Cơ Điện & Công

Trình em đã tiến hành nghên cứu nội dung khóa luận “Xây dựng quy trình bảo

dưỡng và sửa chữa hệ thống treo trên xe Toyota Vios”

Trang 8

2

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn “Th.S Lê Thái Hà” và

các thầy,cô trong bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí, Khoa Cơ Điện & Công Trình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trang 9

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình phát triển ngành ô tô hiện nay

1.1.1 Trên thế giới

* Cách mạng về công nghệ trên xe ô tô

Trong vài năm trở lại đây, AI đang chuyển đổi lĩnh vực ô tô, tác động đến thiết kế phương tiện, điều hướng, bảo trì dự đoán, trợ lý giọng nói, sản xuất, chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng AI nâng cao tính an toàn, hiệu quả và

cá nhân hóa các tương tác trong xe

Các công ty ô tô lớn đang ngày càng áp dụng công nghệ này trong chiến lược phát triển của mình như Toyota và BMW sử dụng trong thiết kế xe, Tesla có hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (ADAS), Continental có buồng lái kỹ thuật số và Mercedes Benz có trợ lý giọng nói cá nhân Điều này đánh dấu sự thay đổi hướng tới các công nghệ ô tô thông minh và nhạy bén hơn

Công nghệ 5G được thiết lập để chuyển đổi ngành công nghiệp ô tô, với các hãng lớn như Audi, Mercedes-Benz, GM, Ford, và Geely áp dụng AI trong các nhà máy thông minh của họ để cải thiện tự động hóa, an toàn và hiệu quả Điều này sẽ nâng cao trải nghiệm trong xe với khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn, giao tiếp có độ trễ thấp cũng như hệ thống định vị và thông tin giải trí được cải tiến Lĩnh vực ô tô dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 30-35% hàng năm khi áp dụng 5G trong vài năm tới 5G cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cái gọi là “ô tô là giải pháp sống được kết nối” Theo đó, ô tô trong tương lai sẽ trở thành một phần của ngôi nhà được kết nối, nơi làm việc được kết nối, năng lượng được kết nối, thành phố được kết nối,… Mang đến trải nghiệm tích hợp và liền mạch cho phép các OEM tạo thêm doanh thu trong suốt vòng đời của xe

* Sự phát triển của thị trường xe ô tô điện

Theo số liệu từ công ty chuyên nghiên cứu, phân tích ngành công nghiệp ô tô JATO Dynamics, xe điện chiếm 6% tổng lượng xe bán ra trên toàn thế giới năm 2021 - tăng gần gấp đôi so với mức 3,1% của năm 2020 Cụ thể, năm 2021, khoảng 4,2 triệu chiếc xe điện được bán ra trên toàn cầu, tăng mạnh so với doanh số 2,01 triệu chiếc năm 2020

Trang 10

4 Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu MarkLines Co tại Tokyo (Nhật Bản), doanh số bán xe điện toàn cầu năm 2022 thậm chí còn tăng 66,6% so với năm 2021, lên mức 7,26 triệu xe Đáng chú ý, thị phần xe điện đã chiếm 9,5% tổng doanh số bán xe toàn cầu trong năm 2022

Tại Trung Quốc, doanh số bán xe điện tăng khoảng 80%, lên 4,53 triệu chiếc vào năm 2022 Trong khi các nước châu Âu bao gồm Đức và Anh, lượng xe điện bán ra tăng khoảng 30%, đạt 1,53 triệu xe Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, trong năm 2023, quốc gia này đã xuất khẩu 5,22 triệu ô tô, đạt mức tăng trưởng ấn tượng 57%, kim ngạch xuất khẩu 101,6 tỷ USD, tăng trưởng 69% và chính thức vượt Nhật Bản để trở thành khu vực xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới Các thương hiệu xe Trung Quốc đã xuất hiện tại 200 quốc gia trên toàn cầu, tập trung vào các thị trường như châu Âu, Ấn Độ, Úc và Đông Nam Á

Ở châu Âu, Jaguar lên kế hoạch chỉ bán xe điện từ 2025, Volvo là từ 2030 và hãng xe Anh Lotus đặt mục tiêu chỉ sản xuất xe điện từ 2028 Theo Volkswagen, 70% doanh số của hãng sẽ là xe điện kể từ năm 2030 Nhiều chính phủ trên thế giới cũng đặt mục tiêu cấm bán ôtô động cơ đốt trong Sự chấm dứt của ôtô xăng dầu được cho là không tránh khỏi, và liên quan tới nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định là công nghệ, và mọi thứ đều đang diễn ra rất nhanh

Thị trường xe ô tô điện trong năm 2023-2024 vẫn tiếp tục tăng trưởng và mở rộng Nhu cầu sử dụng xe điện sẽ tiếp tục tăng bởi nhận thức của người dân ngày càng cao về tác động của phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường, sự phát triển của công nghệ pin mới và các chính sách hỗ trợ của các chính phủ trên thế giới Sự tăng trưởng của thị trường xe điện cũng sẽ tạo ra những cơ hội mới cho công nghiệp ô tô, bao gồm cả việc phát triển các linh kiện, dịch vụ và công nghệ mới

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang hướng đến trở thành trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô quy mô lớn, trong đó có sự xuất hiện của nhiều hãng xe Trung Quốc Trung Quốc nổi lên như một gã khổng lồ trên thị trường ô tô và là quốc gia có ảnh hưởng toàn cầu, đóng góp 60% vào doanh số bán xe điện trên

Trang 11

5 toàn thế giới Chuỗi cung ứng được kiểm soát, sự đổi mới không ngừng và sự hiện diện toàn cầu ngày càng tăng đã củng cố vị thế dẫn đầu của quốc gia này Đến năm 2025, Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 12% thị trường xe điện châu Âu, được thúc đẩy bởi giá cả cạnh tranh, công nghệ pin tiên tiến và sự phổ biến ngày càng tăng của các thương hiệu ô tô điện Trung Quốc tại Anh cũng như các thị trường châu Âu và châu Á khác Vào năm 2024, Trung Quốc sẽ khẳng định vững chắc mình là một cường quốc trong cuộc cách mạng xe điện cả ở thị trường trong nước và toàn cầu

1.1.2 Tại Việt Nam

Theo số liệu của Cục Công Nghiệp - Bộ Công Thương, cả nước hiện có 377 doanh nghiệp ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43% Số lượng nhà sản xuất, cung ứng trong nước cho ngành công nghiệp ô tô còn khá khiêm tốn Tổng số sản phẩm trong ngành này là 1.221, trong đó đa số là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị của một chiếc ô tô

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ta cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết trong khi cả chiếc xe có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện Không chỉ vậy, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như ghế, bộ dây điện, vành bánh xe, ốp cửa, lốp không săm, và một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe Doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử,…nhất là chip bán dẫn nên vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu

Đặc biệt, trung bình một chiếc xe có hàng trăm bộ phận bán dẫn cùng khoảng 1.400 loại chip trên xe Tuy nhiên, hiện nay chưa có doanh nghiệp trong nước nào sản xuất được đầy đủ một con chip mà đều phải nhập khẩu từ nước ngoài

Cũng theo Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp Mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm

Trang 12

6 2025 và 50 - 55% vào năm 2030 song con số thực tế hiện nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%

Ngoài tỷ lệ nội địa hóa thấp, ô tô trong nước còn chịu chi phí sản xuất lắp ráp cao hơn các nước trong khu vực Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, nguyên nhân do linh kiện sản xuất trong nước còn ít khiến cho chi phí sản xuất lắp ráp xe tại Việt Nam cao hơn từ 10 - 20%, đẩy giá bán xe lắp ráp trong nước cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực

Cục Công nghiệp cho biết, hiện tỷ lệ sở hữu ô tô của Việt Nam ở mức 23 chiếc/1.000 người dân, chỉ bằng 1/10 của Thái Lan và 1/20 của Malaysia Tuy nhiên, thị trường ô tô Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng xếp thứ hai Đông Nam Á Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô nước ta được nhận định vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc khiến Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng để phát triển ô tô nói chung và xe động cơ điện nói riêng Hiệp hội Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu xe điện vào khoảng năm 2028 và khoảng 3,5 triệu xe điện vào năm 2040

Tháng 7/2022, VinFast thông báo dừng kinh doanh ôtô chạy xăng, chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh xe điện Thông báo này được đưa ra sớm hơn kế hoạch trước đó 5 tháng Chỉ trong vòng chưa đến 2 năm, VinFast đã giới thiệu 5 mẫu ôtô thuần điện mới hoàn toàn đến khách hàng đó là VF 5 Plus, VF 6, VF 7, VF 8, VF 9, đây là điều hiếm thương hiệu sản xuất xe nào làm được

VinFast bắt đầu lấn sân sang xe điện bằng dòng VF e34, mẫu SUV cỡ C này được giới thiệu chính thức vào tháng 10/2021 Vào thời điểm đó, đây là mẫu xe thuần điện hiếm hoi được mở bán trên thị trường và cũng là mẫu xe điện đầu tiên do Việt Nam sản xuất

Trang 13

7

Hình 1.1: Xe ô tô điện Vinfast VF e34 Việt Nam sản xuất

Khác với những mẫu xe thuần điện được giới thiệu sau này của VinFast, VF e34 là mẫu xe điện dành riêng cho thị trường Việt Nam Xe được trang bị bộ pin 42 kWh, phạm vi di chuyển tối đa gần 320 km sau mỗi lần sạc đầy

Hiện tại, VinFast đang phân phối tổng cộng 6 mẫu xe điện, bao gồm cả mẫu xe VF e34 dành riêng cho thị trường nội địa Bên cạnh mở rộng dải sản phẩm, VinFast còn mở rộng hệ thống trạm sạc trên toàn quốc và thậm chí tại các nước lân cận, điều này giúp hãng xe Việt có lợi thế hơn các thương hiệu khác đang bán ôtô điện trong nước như Hyundai, Audi hay Porsche

Nhìn chung tính đến thời điểm hiện tại, xe điện của VinFast là một lựa chọn mới bên cạnh hàng loạt những mẫu xe chạy xăng trên thị trường, ở đủ mọi phân khúc hay tầm giá Về thiết kế, các mẫu xe điện của VinFast cũng ngày càng được hoàn thiện hơn, VF e34 và VF 7 rõ ràng là một cuộc cách mạng về thiết kế

Dù giá bán không chênh lệch quá nhiều so với các mẫu xe chạy xăng, ưu điểm về khả năng vận hành của xe điện là khá rõ ràng Vấn đề trạm sạc cũng được VinFast xử lý với rất nhiều trạm công cộng, thời gian sạc tất nhiên dù nhanh vẫn có sự chênh lệch lớn nếu so với việc đổ xăng cho ôtô thông thường, và người dùng lựa chọn xe điện sẽ cần thay đổi thói quen sử dụng

VinFast cũng rất mạnh tay nâng cấp phần mềm cũng như cải tiến công nghệ an toàn để các mẫu xe điện của hãng không thua kém gì những thương hiệu lớn trên thế giới, từ camera 360 tới các công nghệ thông minh, tự lái Đánh đổi cho điều này là đôi chút bất tiện cho người dùng khi phải thường xuyên cập nhật phần mềm và

Trang 14

8 đôi khi dính các lỗi không đáng có Hi vọng điều này sẽ sớm được hãng xe Việt khắc phục

Có thể nói VinFast đã thành công trong việc mang xe điện tới gần hơn người dùng Việt, ngay cả những chiếc taxi điện cũng sẵn sàng để người dùng trải nghiệm Con đường đã mở, nhiều hãng xe sẽ sớm mang về Việt Nam các sản phẩm xe điện Trong năm nay, Mercedes-Benz đã cập nhật gần như đủ dải sản phẩm xe điện tại Việt Nam Năm 2024 sẽ tiếp tục là năm có nhiều mẫu xe điện được ra mắt từ các hãng xe châu Âu và Trung Quốc Không chậm hơn thế giới, cuộc đua của xe điện tại Việt Nam đã bắt đầu, từ một thương hiệu Việt

VinFast xác định quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, do đó muốn tiếp tục tận dụng đà tăng trưởng của thị trường nội địa Trong nửa đầu năm nay Công ty cũng khai trương cửa hàng đại lý, mở bán hai mẫu xe VF e34 và VF 5 chỉ sau vài tháng ra mắt thị trường Indonesia Đồng thời, VinFast cũng ra mắt thương hiệu tại Thái Lan và Philippines, chính thức giao xe ở châu Âu sau khi phát triển mạng lưới chăm sóc khách hàng rộng khắp, thiết lập hiện diện tại khu vực Trung Đông, khởi công xây dựng nhà máy ở Ấn Độ và mở rộng mạng lưới bán hàng trên toàn cầu

1.2 Tổng quan về hệ thống treo trên ô tô

1.2.1 Công dụng của hệ thống treo

 Hệ thống treo thực hiện các chức năng sau đây:

Hệ thống treo là một hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ xe, liên kết ở đây là liên kết đàn hồi Hệ thống treo có những chức năng chính sau:

- Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe theo yêu cầu dao động “êm dịu”, hạn chế những chuyển động không mong muốn khác của bánh xe như: lắc ngang, lắc dọc

- Truyền lực và mô men giữa bánh xe và khung xe bao gồm lực thẳng đứng (tải trọng, phản lực), lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh, lực đẩy hoặc lực

Trang 15

9 kéo với khung, vỏ), lực bên (lực li tâm, lực gió bên, phản lực bên ), mô men chủ động, mô men phanh

- Những bộ phận của hệ thống treo làm nhiệm vụ hấp thụ và dập tắt những dao động, rung động, va đập từ mặt đường truyền lên đảm bảo tính êm dịu trong chuyển động của bánh xe

Hình 1.2: Kết cấu của hệ thống treo * Hệ thống bao gồm các bộ phận chủ yếu sau đây:

- Các lò xo: làm trung hoà chấn động từ mặt đường - Bộ giảm chấn: làm cho xe chạy êm hơn bằng cách hạn chế các dao động tự do của lò xo

- Thanh ổn định (nhằm chống lắc): ngăn cản sự lắc ngang của xe - Thanh liên kết: định vị các bộ phận nói trên và khống chế các chuyển động theo chiều dọc và ngang của bánh xe

1.2.2 Phân loại hệ thống treo

 Phân loại hệ thống treo dựa theo các căn cứ sau:

- Theo bộ phận đàn hồi chia ra: + Loại bằng kim loại có các dạng: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn + Loại thuỷ lực: kết hợp giữa khí nén và giảm chấn thuỷ lực + Loại khí buồng khí nén dạng gấp, dạng sóng, có buồn khí nén phụ + Loại cao su: cá gối cao su, ống cao su đàn hồi

Trang 16

10 - Theo bộ phận dẫn hướng:

+ Loại phụ thuộc với cầu liền (gồm có loại riêng, loại thăng bằng) + Loại độc lập (một đòn, hai đòn, đa liên kết)

- Theo phương pháp dập tắt dao động chia ra + Loại giảm trấn thuỷ lực: tác dụng 1 chiều, 2 chiều + Loại ma sát cơ: trong bộ phận đàn hồi, dẫn hướng

 Hệ thống treo phổ biến hiện nay:

Hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo phụ thuộc có thiết kế các bánh xe được kết nối với nhau bằng một dầm cầu liền, dầm cầu này sẽ nối với thân xe Do đó dao động của các bánh xe sẽ ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau Đây là loại hệ thống treo có kết cấu đơn giản nhất

Hình 1.3: Hệ thống treo phụ thuộc

Ưu điểm hệ thống treo phụ thuộc là độ bền cao, chịu tải tốt, chi phí thấp, vào cua ít bị nghiêng,… Nhược điểm là khá cứng, độ êm ái kém, rung nhiều, bánh xe dễ trượt nếu chạy tốc độ cao trên đường trơn trượt,…

Do đó hệ thống treo này đa phần chỉ sử dụng cho các dòng xe tải trọng lớn, xe SUV có kết cấu khung thân rời, xe bán tải… Ngoài ra, hệ thống treo phụ thuộc còn được sử dụng nhiều ở treo sau của các xe ô tô con nhằm tiết kiệm chi phí, giảm trọng lượng, tiết kiệm không gian để nhường chỗ cho cabin,…

 Hệ thống treo độc lập

+ Đặc điểm:

Những chiếc bánh xe sẽ không cùng được kết nối với nhau mà sẽ được gắn vào thân xe một cách độc lập

Trang 17

11 Do đó khi di chuyển chúng không phụ thuộc vào những chiếc bánh xe còn lại mà hoàn toàn có thể chuyển động độc lập

Ngược lại với hệ thống treo phụ thuộc, hệ thống treo độc lập có cấu phức tạp hơn hẳn Xe được trang bị hệ thống này có khả năng bám đường cao tốt, di chuyển êm ái Vì không cần dầm cầu nên gầm xe có thể thiết kế thấp xuống

Hệ thống treo độc lập được chia thành các loại sau:  Hệ thống treo độc lập Macpherson

Hình 1.4: Hệ thống treo Macpherson (một càng A)

Bao gồm 3 bộ phận cơ bản là: giảm chấn thủy lực, lò xo và cánh tay điều hướng, giảm số điểm gắn với khung xe từ 4 xuống còn 2, bộ phận ống nhún là phần dẫn hướng của hệ thống chỉ còn một thanh đòn ngang dưới gắn với trục bánh xe

a) Ưu điểm:

 Có thiết kế đơn giản nhất trong các loại hệ thống treo độc lập, gọn nhẹ, ít chi tiết giúp xe chuyển động êm ái, giảm tải trọng, tạo thêm không gian cho khoang động cơ vốn rất chật hẹp

 Giá thành thấp, sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản và tiết kiệm

b) Nhược điểm:

Khả năng chịu tải kém hơn so với phiên bản tay đòn kép, thường được trang bị trên hệ thống treo trước có thiết kế gọn nhẹ

Trang 18

12

Hình 1.5: hệ thống treo tay đòn kép (hai càng A)

Bao gồm 3 bộ phận là lò xo, giảm chấn và bộ phận điều hướng Tuy nhiên, khác biệt so với hệ thống treo MacPherson là bộ phận điều hướng bao gồm 2 thanh dẫn hướng với thanh ở trên có chiều dài ngắn hơn

a) Ưu điểm:

 Khả năng chịu tải tốt hơn  Góc đặt bánh cố định, giảm thiểu đáng kể lắc ngang  Giúp người vận hành có cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn khi lái

b) Nhược điểm:

 Có nhiều chi tiết nên khó bố trí hệ thống lái  Cấu trúc khá phức tạp, chi phí sửa chữa sẽ nhiều hơn so với hệ thống

Macpherson

Hình 1.6: Hệ thống treo đa liên kết (Multi-Link)

Được cải tiến từ “đàn anh” tay đòn kép, treo đa liên kết sử dụng ít nhất 3 cần bên và 1 cần dọc Những cần này không nhất thiết phải dài bằng nhau và có thể xoay theo các hướng khác nhau so với ban đầu Mỗi cần đều có 1 khớp nối cầu hoặc ống lót cao su ở cuối, nhờ đó chúng luôn ở trạng thái căng, nén và

Trang 19

13 không bị bẻ cong Bố cục đa liên kết được sử dụng cho cả hệ thống treo trước và sau Tuy nhiên, đối với treo trước, cần bên được thay thế bằng thanh giằng nối khung hoặc hộp cơ cấu nối với moay-ơ

1.2.3 Yêu cầu của hệ thống treo

- Phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe có thể chạy trên mọi địa hình khác nhau

- Bánh xe phải đảm bảo khả năng linh hoạt trong một phạm vi giới hạn - Quan hệ động học của bánh xe phải thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động học và động lực học của chuyển động bánh xe,

- Không gây nên tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung và vỏ xe - Hệ thống treo phải có độ bền cao, độ tin cậy sử dụng lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với tính năng kỹ thuật không gây ra những hư hỏng bất thường

- Đảm bảo giá thành thấp, mức độ phức tạp liên kết không quá lớn - Có khả năng chống rung, chống ồn từ bánh xe lên khung, vỏ xe tốt, nâng cao tiện nghi cho xe

- Đảm bảo tính điều khiển và tính chuyển động của xe tốt ngay cả khi ở

tốc độ cao

1.2.4 Cấu tạo chung của hệ thống treo

Trang 20

Hình 1.7: Cấu tạo của khối nhíp

a) Ưu điểm:  Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo  Chịu được tải trọng lớn  Bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng  Đóng vai trò quan trọng trong việc dập tắt dao động b) Nhược điểm:

 Dập tắt dao động không được nhanh và êm dịu  Chiếm diện tích không gian lớn, do đó khoảng không gian phải lớn làm tăng chiều cao của xe dẫn đến tính ổn định không cao

Trang 21

15  Khối lượng nhíp lớn

Lò xo trụ xoắn:

a) Ưu điểm:  Kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ gọn không phải chăm sóc  Lắp đặt đơn giản

 Không bị hỏng do ma sát b) Nhược điểm:

 Không có khả năng dẫn hướng  Có ít khả năng tự dập tắt dao động  Phải có hệ thống đòn để truyền lực đẩy và giữ cho xe được thăng bằng khi xe chuyển động trên đường bằng phẳng cũng như đi qua đường vòng

Hình 1.8: Lò xo hình trụ xoắn 1.2.4.2 Bộ phận dẫn hướng

Bộ phận dẫn hướng của hệ thống treo rất đa dạng, nó bao gồm:  Các khớp trụ, khớp cầu:

 Thanh đòn liên kết: Hình dạng của thanh đòn liên kết tuỳ thuộc vào việc truyền lực và không gian bố trí Độ ngang quyết định độ cứng liên kết giữa hai bên, bởi vậy tiết diện cần hợp lý, vị trí bố trí đòn ngang cần được xem xét chu đáo trên cơ sở đảm bảo liên kết “mềm” giữa hai bên bánh xe theo quan hệ động học tối ưu

Trang 22

16

Hình 1.9: Thanh đòn liên kết 1.2.4.3 Thanh ổn định

Thanh ổn định có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng đứng đặt lên bánh xe nhằm san bớt tải trọng từ bên cầu chịu tải nhiều sang bên cầu chịu tải ít hơn Cấu tạo chung của nó có dạng chữ U Các đầu chữ U nối với bánh xe còn thân nối với vỏ nhờ các ổ đỡ cao su

Hình 1.10: Thanh ổn định 1.2.4.4 Bộ giảm chấn

Nhiệm vụ của bộ giảm chấn là hấp thụ dao động, bộ giảm chấn không những cải thiện độ êm dịu của xe mà còn giúp cho lốp xe bám đường tốt hơn và điều khiển xe ổn định hơn Xét theo cấu tạo bộ phận giảm chấn có 2 loại:

Giảm chấn kiểu ống đơn

+ Cấu tạo:

Trang 23

 Giảm tiếng ồn rất nhiều  Giảm chấn kiểu ống kép

+ Cấu tạo: Bên trong vỏ (ống ngoài) có một xi lanh (ống nén), và trong xi lanh có một pittông chuyển động lên xuống Đầu dưới của cần pittông có một van để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn giãn ra Đáy xy-lanh có van đáy để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn bị nén lại

Bên trong xi lanh được nạp chất lỏng hấp thụ chấn động, nhưng buồng chứa chỉ được nạp đầy đến 2/3 thể tích, phần còn lại thì nạp không khí với áp suất khí quyển hoặc nạp khí áp suất thấp Buồng chứa là nơi chứa chất lỏng đi vào và đi ra khỏi xy lanh Trong kiểu buồng khí áp suất thấp, khí được nạp với áp suất thấp (3 – 6 kgf/cm2)

Trang 24

18

Hình 1.12: giảm chấn kiểu ống kép

1.3 Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của cơ cấu hệ thống treo trên ô tô, nắm được cấu tạo, mối tương quan lắp ghép của các chi tiết, cụm chi tiết

- Hiểu Lịch sử hình thành và phát triển của xe Toyota Vios - Phân tích được các hư hỏng, nguyên nhân, tác hại và sửa chữa hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Thực hiện tháo, lắp đúng quy trình và kiểm tra, điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết của hệ thống treo trên xe Toyota Vios

1.3.2 Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm xe tham khảo và một số hư hỏng thường gặp của hệ

thống treo trên xe ô tô

Chương 3: Xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo trên xe Toyota Vios

1.3.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống treo trên xe Toyota Vios

Trang 25

19 - Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo trên xe Toyota Vios

1.3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Khái niệm:

Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Thu tập, tìm tòi các tài liệu về hệ thống treo Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống chặt chẽ theo từng bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định

Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về hệ thống treo, phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học

Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hóa các kiến thức liên quan (liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích) tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc

Trang 26

20

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM XE THAM KHẢO VÀ MỘT SỐ HƯ HỎNG

THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE Ô TÔ 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xe toyota vios

Năm 2002, hãng xe Nhật Toyota giới thiệu ra thị trường châu Á, cụ thể là khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, một mẫu sedan bốn cửa cỡ nhỏ được thiết kế dành riêng cho thị trường này Ở thời điểm đó, ít ai ngờ mẫu xe hạng B này có thể đạt được những thành công nằm ngoài mong đợi trong suốt gần hai thập kỷ về sau Quay trở lại thời điểm 17 năm trước, mẫu xe sedan hạng B được Toyota chính thức giới thiệu lần đầu vào năm 2002 nhằm thay thế Toyota Tercel (còn mang tên gọi khác là Soluna tại các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và cả Singapore) Toyota từng cho biết, hãng quyết định chọn cái tên Vios bởi cái tên này được bắt nguồn từ chữ “Vio” trong tiếng Latin, mang ý nghĩa tiến lên phía trước Bản thân Vios cũng là cái tên đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, mang trong mình biểu tượng của một mẫu xe sedan bền bỉ sẽ không ngừng cải tiến, ở thời điểm ấy, đó là những gì hãng xe Nhật gửi gắm cho “tân binh” của mình

Trên thực tế, “gà đẻ trứng vàng” của Toyota vốn không được “sinh ra” ở quê nhà Nhật Bản mà chào đời ở một quốc gia Đông Nam Á trong một dự án hợp tác của Toyota Chiếc Vios đầu tiên chính thức xuất xưởng tại nhà máy Toyota Geteway Plant Thái Lan vào năm 2002 Do được sản xuất tại Thái Lan nên đây cũng chính là đất nước được Toyota chọn làm điểm ra mắt Vios đầu tiên trên thế giới Sau đó, Vios được giới thiệu tại 1 quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia trước khi về Việt Nam

Trang 27

21

Hình 2.1: Toyota Vios 1.5 E 2002

Ban đầu, định hướng của Toyota là thuần túy tập trung phát triển Vios thành mẫu xe dành cho thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á nhưng khá bất ngờ, mẫu xe hạng B nhanh chóng chinh phục người dùng toàn cầu nhờ độ thực dụng, khả năng vận hành bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu và giá trị sử dụng cao

Thế hệ đầu tiên mở đầu cho những thành công của Vios cho đến tận ngày nay mang mã hiệu NCP42, chủ yếu dựa trên Toyota Plazt – tên gọi khác của Toyota Yaris tại Thái Lan Tồn tại trong 4 năm (từ 2002 cho đến năm 2007), nhưng tiềm năng của thế hệ đầu tiên đã đủ cơ sở để Toyota kỳ vọng về sự thành công của mẫu xe này trong những năm tiếp theo

Ở thời kỳ này, vẻ bề ngoài mang hơi hướng của Camry, hãng xe Nhật hy vọng Vios có thể tạo dựng được thành công như Camry hay Altis lúc bấy giờ nhưng mọi thứ còn vượt xa mong đợi của hãng xe Nhật Xe sở hữu cụm đèn pha trước và lưới tản nhiệt trông khá bắt mắt Đuôi xe không được thiết kế bằng phẳng mà tạo thành một đường lượn mềm mại chạy từ cụm đèn hậu xuống thanh cản sau

Điểm độc đáo của nội thất xe là bảng đồng hồ thay vì đặt thẳng với lăng thì được chuyển ra chính giữa, ngay phía trên bảng điều khiển trung tâm Xe Vios thế hệ đầu trang bị động cơ cam kép với hệ thống điện tử điều khiển van nạp biến thiên VVT-i 1.5L sản sinh ra công suất 107 mã lực ở mức 6.000 vòng/phút

vô-Tháng 8/2003, Toyota Vios có mặt ở thị trường Việt Nam và nhanh chóng chiếm giữ thứ hạng cao ở phân khúc sedan hạng nhỏ và ngay lập tức thu được những thành công đầu tiên khi trở thành cái tên quen thuộc với người Việt Thực tế, Toyota nhận ra được “sức mạnh” của Vios với sự thành công ở các thị trường khác trong khu vực

Đến mùa hè năm 2007, Vios thế hệ thứ 2 chính thức được Toyota trình làng mùa hè năm nay trong một diện mạo và đẳng cấp hoàn toàn mới Sự kiện này đã được báo chí khu vực Đông Nam Á hết sức quan tâm, cũng từ thế hệ này

Trang 28

22 Vios chính thức bước sang phiên bản toàn cầu model Toyota Vios cũ chủ yếu nhắm đến thị trường Đông Nam Á Vios thế hệ thứ hai được lắp ráp tại Nhà máy Toyota Gateway của Thái Lan và Nhà máy Santa Rosa, Laguna của Philippines Tại Mỹ, Canada, Trung Đông và Úc, Vios được bán trên thị trường với tên gọi Yaris sedan, thay thế cho chiếc Echo sedan Tại Nhật Bản, Vios thế hệ thứ 2 từng có tên gọi khác là “Toyota Belta” So với Vios thế hệ cũ, Vios 2007 được xem là một cuộc lột xác: kiểu dáng thiết kế hoàn toàn mới cả ngoại lẫn nội thất, tiện nghi lẫn các trang thiết bị an toàn đều được nâng cấp

Hình 2.2: Toyota Vios 1.5 E (MT) 2007

Một trong những điểm mới được người tiêu dùng rất quan tâm ở Vios 2007 là việc đưa thêm phiên bản hộp số tự động bốn cấp (model G) bên cạnh hộp số tay năm cấp (model E) Động cơ của Vios mới vẫn là VVT-i 1.5L với ưu điểm là khả năng tiết kiệm nhiên liệu và độ bền bỉ nổi tiếng của Toyota

Vios 2007 thể hiện rõ ràng sự vượt trội so với các mẫu xe sedan hạng nhỏ đang có mặt trên thị trường (kể cả các model lắp ráp lẫn nhập khẩu) Đối tượng của dòng xe này thường là những người lần đầu mua xe hơi nhưng muốn sở hữu ngay một mẫu xe thời trang của một thương hiệu uy tín và giá trị cao

Dẫu không thay đổi lớn, nhưng sau khi nâng cấp, Vios lại tạo ra một “cơn sốt” mới Kết quả là sau đó, Vios liên tiếp dẫn đầu doanh số tại 1 số thị trường,

Trang 29

23 trong đó có Việt Nam trước khi trở thành mẫu xe bán chạy nhất ở Đông Nam Á năm 2009

Đến năm 2010, Vios lại có phiên bản nâng cấp nhẹ giữa dòng đời tại Việt Nam Về cơ bản, Toyota chỉ biến đổi đôi chút ngoại thất, thêm bản mới 1.5C để tạo thêm lựa chọn cho người tiêu dùng, giữ nguyên hệ truyền động Chiếc 1.5C nằm giữa Vios 1.5E và Vios Limo vốn dành cho taxi Mục tiêu của Toyota Việt Nam là hướng 1.5C tới khách hàng mua xe lần đầu Dẫu không thay đổi lớn, nhưng sau khi nâng cấp, Vios lại tạo ra sức hút mãnh liệt hơn Kết quả là sau đó, Vios liên tiếp dẫn đầu doanh số tại 1 số thị trường, trong đó có Việt Nam

Hình 2.3: Toyota Vios 1.5 E (MT) 2010 Facelift

Thế hệ thứ 3 của Toyota Vios chính thức trình làng toàn cầu tại Thái Lan vào tháng 3/2013 tại Triển lãm Ô tô Bangkok nhưng đến năm 2014 mới chính thức ra mắt thị trường Việt Mẫu xe hạng nhỏ tiếp tục được Toyota dần nhào nặn theo phong cách trẻ trung, sắc nét và tích cực hơn với những ảnh hưởng lớn từ dòng Yaris 2012 Tuy nhiên hốc gió của Vios mới theo kiểu hình thang xuôi và rộng hơn hẳn Yaris nên hầm hố hơn Cụm đèn đuôi hình bình hành, ôm dọc theo thân giống như Camry thế hệ cũ Bên cạnh kiểu dáng mới có thiết kế trẻ trung và năng động hơn, Vios cũng đã được gia tăng kích thước đáng kể về chiều dài và chiều cao mang đến không gian thoải mái cho người dùng Thế hệ mới tại nước ngoài được “cách tân” từ trong ra ngoài khi sử dụng hệ thống động cơ 2NR-FE hoàn toàn mới

Trang 30

24

Hình 2.4: Toyota Vios 1.5 E (AT) 2014

Nhưng phải đến năm 2014, Vios thế hệ thứ 3 hoàn toàn mới mới chính thức về Việt Nam với các phiên bản Vios 1.5G số tự động và hai phiên bản số sàn Vios 1.5E và Vios Limo Ngoài ra, để tăng thêm lựa chọn cho nhóm khách hàng cá nhân, TMV còn cung cấp thêm phiên bản Vios 1.3J số sàn Tuy nhiên khi ra mắt thế hệ mới, Vios tại Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng thế hệ động cơ cũ dù ở các thị trường khác đều được đồng loạt nâng cấp động cơ Cụ thể, Vios G và Vios E được trang bị động cơ 1.5L DOHC, trong khi đó Vios J sử dụng động cơ VVT-i 1,3 lít, DOHC

Về nội thất, bảng đồng hồ thiết kế dạng 3D nay đã quay về xuất hiện phía sau vô lăng thay vì đặt giữa bảng táp lô Một điều đáng chú ý ở Vios 2014 là không gian bên trong đã rộng rãi hơn, khoảng cách giữa hai hàng ghế rộng và khoảng để chân thoải mái là một yếu tố ghi điểm khác

Hai năm sau, phiên bản facelift 2016 của Toyota Vios chính thức ra mắt Đây là phiên bản nâng cấp nhẹ của mẫu sedan hạng B, sau lần nâng cấp lớn năm 2014.Thiết kế ngoại thất của mẫu xe vẫn giữ nguyên.Thay đổi lớn nhất nằm ở hệ thống động cơ Vios 2016 sử dụng động cơ 2NR-FE mới, vẫn giữ nguyên dung tích 1.5L đối với các phiên bản G CVT, E CVT và E MT, 4 xi-lanh thẳng hàng, , công suất 107 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 140 Nm tại 4.200 vòng/phút

Toyota quả thực chính là đại diện của câu nói “cái gì không hỏng thì không cần phải sửa” Sau hơn 10 năm trung thành với thế hệ động cơ cũ thì Vios

Trang 31

25 tại Việt Nam cũng đã được Toyota thay bằng thế hệ động cơ mới Trên phiên bản 1.5G và 1.5E CVT mới được trang bị hộp số vô cấp CVT với 7 cấp số ảo, thay thế cho hộp số tự động 4 cấp từ đời trước Ngoài động cơ, Toyota còn nâng cấp tay lái trợ lực điện, tăng cường cách âm

Và cũng giống như lần trước, sau khi nâng cấp, Vios tiếp tục tạo ra được sức hút rất lớn, qua đó nhanh chóng nâng doanh số lên rất cao Trong đó, kỷ lục của thế hệ này tại thị trường Việt Nam là 77.817 chiếc vào năm 2016

Năm 2018 đánh dấu màn ra mắt Vios phiên bản facelift mới, biến mẫu xe trở thành chiếc sedan hiện đại hơn nhờ hàng loạt nâng cấp trên ba phiên bản 1.5G, 1.5E CVT và 1.5E MT Doanh số cộng dồn của Vios tính đến tháng 8/2018 lên tới 1.163.000 xe, vững chắc ở ngôi vị mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam

Hình 2.5: Toyota Vios 1.5 E (CVT) 2018

So với bản tiền nhiệm, Vios 2018 vừa ra mắt thay đổi hoàn toàn về thiết kế, Kiểu cách thiết kế vẫn bo tròn nhưng nhìn hiện đại hơn, đồng thời được trang bị thêm hàng loạt tính năng, tăng sức cạnh tranh với các hãng xe Hàn Mặc dù vậy, Toyota vẫn giữ nguyên động cơ sử dụng trên thế hệ thứ 3 Lưới tản nhiệt gần như không còn hiện diện, thay vào đó là hốc hút gió cỡ lớn với các nan ngang sơn đen bóng hầm hố hơn Hốc đèn sương mù cũng được cách điệu táo bạo, vuốt nhọn về phía sau

Bảng táp-lô có khu vực trung tâm được điều chỉnh và có tổng thể liền mạch hơn Các chức năng giải trí, điều hòa và hốc gió đã được bố trí cân đối và hài hòa hơn, hướng đến tính thực dụng nhưng vẫn duy trì được yếu tố thẩm mỹ

Trang 32

26 Theo nhà sản xuất công bố, Toyota Vios 2018 đã được tinh chỉnh hệ thống treo mới Trang bị an toàn là điểm được hãng xe Nhật Bản cải tiến rõ rệt nhất trên Toyota Vios thế hệ mới Mẫu sedan hạng B Nhật Bản vốn bị gắn với mác “thùng tôn di dộng” giờ đã có cân bằng điện tử, khởi hành ngang dốc, cảm biến lùi và trang bị 7 túi khí ở phiên bản G và E CVT hiện đại nhằm bắt kịp các đối thủ đánh dấu lần đầu tiên Vios được trang bị 7 túi khí cao nhất phân khúc

Với những nâng cấp gần đây, một lần nữa Toyota Vios 2018 thống trị các bảng xếp hạng doanh số Năm 2017, Toyota đã bán được 22.260 chiếc Vios Đây là 1 con số mà ở thời điểm ấy người ta dự đoán sẽ rất lâu sau mới có cái tên nào khác làm được điều tương tự Còn với bản thân Vios thì các chuyên gia tin rằng, đây chưa phải là doanh số cao nhất của dòng xe này Và đúng như dự đoán, Toyota Vios đạt doanh số kỷ lục 27.131 xe Riêng tháng 12/ 2018, số lượng xe Vios bán ra bất ngờ nhảy vọt đạt mức 3.600 xe, con số cao nhất lịch sử của dòng xe này đồng thời cũng là kỷ lục toàn ngành từ trước đến nay

Cuối cùng, phiên bản Vios 2020 mới nhất vừa trình làng thị trường là một bản nâng cấp nhẹ sau thế hệ mới ra mắt hai năm trước Hãng xe Nhật bổ sung cho Vios hàng loạt những trang bị hiện đại trong khoang lái như Cruise Control, camera lùi, cảm biến lùi trước sau, tích hợp Android Auto và Apple Carplay… đồng thời không tăng giá bán nhằm cạnh tranh với các đối thủ Bên cạnh đó, hãng xe Nhật còn mang đến tùy chọn phiên bản giá rẻ E CVT và E MT 3 túi khí với mức giá giảm 20 triệu đồng so với phiên bản 7 túi khí

Trang 33

27

Hình 2.6: Toyota Vios 1.5 E (CVT) 2020

2.2 Hệ thống treo trên xe Toyota Vios

2.2.1 Hệ thống treo Macpherson (Cầu trước)

1 Ụ cao su 6 Giảm chấn 2 Đệm cao su 7 Tai bắt thanh ổn định 3 Ty đẩy 8 Thanh nối

4 Cao su bảo vệ 9 Thanh ổn định 5 Đĩa tỳ lò xo 10 Giá đỡ trục bánh xe

Hình 2.7: Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo Macpherson

- Đặc điểm: Hệ treo này chính là biến dạng của hệ thống treo 2 đòn ngang nếu như ta coi đòn ngang trên có chiều dài bằng 0 và đòn ngang dưới có chiều dài khác 0 Chính nhờ cấu trúc này mà ta có thể có được khoảng không gian phía trong để bố trí hệ thống truyền lực hoặc khoang hành lý Sơ đồ cấu tạo của hệ thống treo (Hình 2.7) bao gồm: Một đòn ngang dưới, giảm chấn đặt theo phương thẳng đứng, một đầu được gối ở khớp cầu, đầu còn lại được bắt vào khung xe Bánh xe được nối cứng với vỏ giảm chấn Lò xo có thể được đặt lồng giữa vỏ giảm chấn

Trang 34

28 và trục giảm chấn Nếu ta so sánh với hệ treo 2 đòn ngang thì hệ treo Macpherson kết cấu ít chi tiết hơn, không chiếm nhiều khoảng không và có thể giảm nhẹ được trọng lượng kết cấu Nhưng nhược điểm chủ yếu của hệ treo Macpherson là do giảm chấn vừa phải làm chức năng của giảm chấn lại vừa làm nhiệm vụ của trụ đứng nên trục giảm chấn chịu tải lớn nên giảm chấn cần phải có độ cứng vững và độ bền cao hơn

2.2.2 Hệ thống treo dầm xoắn (Cầu sau)

1 Dầm ngang 4 Lò xo 2 Càng kéo 5 Bộ giảm chấn 3 Ổ trục dẫn 6 Bệ gắn lò xo

Hình 2.8: Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo dầm xoắn

- Đặc điểm: Kiểu hệ thống treo này là hệ thống treo phụ thuộc, bánh xe được kết nối với nhau bằng một dầm cầu, dầm cầu này sẽ nối với thân xe Do đó dao động của các bánh xe sẽ ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau Kiểu hệ thống treo này xuất hiện phổ biến trên các dòng xe con cỡ nhỏ, cầu trước chủ động

Trang 35

29 Hệ thống treo này có kết cấu đơn giản, dễ dàng kiểm tra, tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa Giá thành rẻ, giảm trọng lượng, tiết kiệm không gian do đó mà nhà sản xuất có thể thiết kế cho cabin được rộng rãi hơn

2.3 Phân tích nguyên nhân hư hỏng của hệ thống treo trên xe ô tô

2.3.1 Các hư hỏng trên hệ thống treo phụ thuộc

Làm việc lâu ngày Lốp bị mài mòn vào thân xe,

nếu chạy ẩu nhíp có thể gãy dẫn đến cầu xe bị lệch 2 Nhíp bị gãy hoặc

hỏng

Do xe quá tải khi đi vào đường xấu hoặc tuổi thọ của

nhíp quá lâu

Xe bị nghiêng về một phía, di chuyển không an toàn, có thể làm gãy các lá nhíp tiếp theo

3 Lò xo gãy hoặc

hỏng

Làm việc lâu ngày Thân xe bị lắc khi xe đi ngang

qua chỗ xóc và xe bị lắc khi đi

vào đường cua 4 Độ võng tĩnh của

các lá nhíp giảm

Làm việc lâu ngày Làm giảm ma sát giữa các lá

nhíp sẽ giảm đặc tính dập tắt dao động của nhíp 5 Các bulông, đai

ốc, các ren bị trờn,

gãy

Tháo lắp không đúng kĩ thuật, quai

bẩn nhiều gây mòn nhanh

Sinh ra tiếng kêu

Trang 36

Gây tiếng gõ nếu không sửa chữa sẽ làm hỏng hệ thống

treo 8 Đai nhíp bị hỏng Làm việc lâu ngày Gây tiếng kêu, có thể làm gãy

bulông trung tâm và nhíp bị lệch theo chiều dọc 9 Quai nhíp bị hỏng Làm việc lâu ngày Gây tiếng kêu, có thể làm gãy

bulông trung tâm và nhíp bị lệch theo chiều dọc 10 Đệm cao su gối

rung xóc mạnh, mất êm dịu của chuyển động, tăng lực tác

dụng lên thân xe, giảm khả

năng bám dính 12 Các bộ phận bị

hỏng hoặc mòn, lỏng các ổ, gối đỡ cao su mòn, thanh

giằng bị biến dạng, thanh ổn

định bị cong

Làm việc lâu ngày do sự cố đột ngột, lỏng các ổ, gối đỡ,

tháo lắp không đúng kĩ thuật

Khi làm việc có tiếng kêu, xe nhao về phía trước

 Hư hỏng bộ phận giảm chấn

Bảng 2.2: Một số nguyên nhân hư hỏng của bộ phận giảm chấn

1 Vòng chắn dầu

bị hỏng

Do làm việc lâu ngày

Bộ giảm chấn làm việc kém đi, hở phớt bao kín dẫn tới đẩy hết dầu ra ngoài Ngoài ra hở phớt kéo theo bụi

Trang 37

31

bẩn bên ngoài vào trong và tăng thêm tốc độ mài mòn

2 Hết dầu ở giảm

chấn

Phớt chắn dầu bị hỏng

Hệ thống treo làm việc có tiếng kêu, thiếu dầu còn dẫn tới lọt không khí vào buồng khí giảm tính chất ổn định (đối với giảm chấn hai lớp vỏ)

3

Kẹt van giảm chấn ở trạng thái luôn mở

Do thiếu dầu hay dầu bẩn do phớt dầu bị

hở

Dẫn tới lực giảm chấn giảm

4

Kẹt van giảm chấn ở trạng thái luôn đóng

Do thiếu dầu hay dầu bẩn do phớt dầu bị

hở

Làm tăng lực cản giảm chấn, làm giảm chấn không được hoạt động một cách bình thường

5 Mòn bộ đôi

xi-lanh, pít-tông

Do làm việc lâu ngày, ma sát mài mòn

Làm xấu khả năng dẫn hướng và bao kín, gây giảm lực cản trong cả hai quá trình nén và giãn

6

Dầu bị biến chất sau một

thời gian sử dụng

Do có nước hay các tạp chất lẫn vào

dầu

Dầu bị biến chất làm bó kẹt giảm chấn

7 Trục giảm chấn

bị cong Do quá tải

Gây kẹt hoàn toàn giảm chấn

8

Nát cao su ở chỗ liên kết

Do va đập khi xe chạy vào

đường xấu

Làm tăng tiếng ồn gây nên va đập mạnh

Trang 38

32

9

Máng che bụi bị rách

Do sử dụng lâu ngày, các

chất hóa học và vật cứng

Bảng 2.3: Một số nguyên nhân hư hỏng của bộ phận dẫn hướng

1 Mòn các khớp dầu Do làm việc lâu ngày,

điều kiện bôi trơn kém hoặc chất bôi trơn lẫn

tạp chất cơ học

Làm mất tính dẫn hướng

2 Sai lệch các thông số có

cấu trúc ở các chỗ điều chỉnh các vấu tăng cứng

Do điều chỉnh sai kĩ thuật, tháo lắp không

đúng kĩ thuật

Làm cho các bánh xe mất quan hệ động học, gây mòn nhanh lốp xe, làm mất tính dẫn hướng của xe

Do làm việc lâu ngày nên vật liệu

bị mỏi

Làm giảm chiều cao thân xe, tăng khả năng va đập cứng khi phanh hoặc tăng tốc, gây ra các tiếng ồn khi xe chuyển động, tăng gia tốc dao động của thân xe

Trang 39

33 2 Thanh xoắn,

thanh gioằng bị cong

Do thường xuyên chịu quá tải khi

làm việc

Làm mất tác dụng của bộ phận đàn hồi gây rung lắc khi xe chuyển động

3 Nứt vỡ các

vấu cao su tăng cứng, các

vấu hạn chế hành trình

Do làm việc lâu ngày, tháo lắp không đúng kĩ

thuật

Làm tăng tải trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi, gây ra tiếng ồn lớn khi làm việc của hệ thống treo, kéo dài hành trình dập tắt dao động

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ

SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE TOYOTA VIOS

3.1 Các bước cơ bản trong dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Bảng 3.1: Sơ đồ các bước cơ bản trong dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

- Bước 1: Quy trình tiếp nhận xe ô tô

+ Quá trình tiếp nhận xe của khách hàng, ghi nhận những ý kiến và yêu

cầu sửa chữa ban đầu của khách hàng, ghi thông tin xe (biển số, tên xe, màu xe, số km đã chạy, số khung, giờ nhận xe,…)

Trang 40

34

+ Sau khi đã hoàn thành quy trình nhận xe, tiến hành đưa xe vào khu vực

kiểm tra để kiểm tra lỗi bằng các phương pháp thử và bằng máy chẩn đoán những lỗi mà khách hàng yêu cầu

+ Tiếp tục kiểm tra toàn bộ xe để xác định những lỗi khác nếu có trên ô tô

mà bạn đang tiếp nhận

+ Ghi chép rõ ràng tất cả các lỗi cần phải sửa chữa vào phiếu yêu cầu sửa

chữa cho khách hàng và chuẩn bị báo lỗi, báo giá, giải thích cho khách hàng

- Bước 2: Báo lỗi hư hỏng và Báo giá sửa chữa ô tô

+ Lập phiếu báo giá các hạng mục cần sửa chữa + Thông báo các lỗi hư hỏng trên ô tô cho khách hàng cần sửa chữa và

tư vấn, giải thích kỹ càng cho khách hàng về các hạng mục sửa chữa có trên phiếu báo giá

+ Đợi khách hàng duyệt giá sửa chữa trên phiếu báo giá - Bước 3: Tiếp nhận xe sửa chữa

+ Nhân viên kỹ thuật tại gara xác nhận yêu cầu sửa chữa ô tô của khách

hàng, nhận lệnh sửa chữa và tiến hành sửa chữa

- Bước 4: Quá trình sửa chữa ô tô

+ Bộ phận sửa chữa tiến hành sửa chữa ô tô theo phiếu báo giá cho khách

- Bước 5: Thẩm định chất lượng sửa chữa ô tô

+ Khách hàng và đại diện của garage sẽ cùng tiến hành kiểm tra chất

lượng của xe sau khi sửa chữa Khi khách hàng đồng ý thì chuẩn bị bàn giao xe

- Bước 6: Quá trình bàn giao xe sau sửa chữa

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w