1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo xe Toyota Camry 2.4G

75 14 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Quy Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Treo Xe Toyota Camry 2.4G
Tác giả Triệu Văn Thắng
Người hướng dẫn ThS. Thái Văn Nông
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Qua những năm không ngừng cải cách và tiếp tục hoàn thiện dưới sự lãnh đạo đúng đắng của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy các công tác đối nội, đối ngoại,… mang nền kinh tế của nước ta không ngừng có những phát triển vượt bật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Ngoại Thương,… và trong đó ngành Công Nghiệp ô tô là một trong những ngành có sua hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây. Biểu hiện là số lượng ô tô của nước ta tăng mạnh, kéo theo các công tác bảo dưỡng, sửa chữa củng tăng lên.

Trang 1

VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO XE TOYOTA CAMRY 2.4G

Ngành: Kỹ thuật cơ khí

Chuyên ngành: Cơ khí ô tô

Giảng viên hướng dẫn : ThS Thái Văn Nông

Sinh viên thực hiện : Triệu Văn Thắng

TP Hồ Chí Minh, Năm 2023

Trang 2

Trong thời gian được các Thầy Cô giáo giao nhiệm vụ nghiên cứu về đề tài " Lập Quy Trình Công Nghệ Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Treo Xe Toyota Camry 2.4G" , và qua nghiên cứu nhiều tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa và căn cứ vào mục tiêu đề tài nên em đã quyết định chọn xe" Toyota Camry 2.4G 2003 '’ để tiện nghiên cứu và tìm

hiểu ; và cho đến nay dưới sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiêt tình của thầy, cô, đề tài của em đã được hoàn thành đúng theo thời hạn.Em xin trân thành cảm

ơn Thầy “Thái Văn Nông” cùng tập thể cán bộ, giáo viên khoa cơ khí trường Đại Học Giao

Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ hướng dẫn tận tình em trong quá trình thưc hiện khóa luận

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành tới quý công ty TNHH - TM- DV Hoàng Nhật AuTo đã tạo điều kiện cho em được trong qua trình thực tập tại công ty cùng

với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp cho em có cơ hội để trải nghiệm thực tế và tiếp thu thêm được nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ cho quá trình làm luận văn tốt nghiệp cũng như trang bị cho em những kiến thức bổ ích cho công việc sau này

Em xin trân thành cảm ơn thầy cô quý công ty và các bạn đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để hoàn thành khóa luận này

Em xin trân thành cảm ơn !

TP.Hồ Chí Minh ,Năm 2023

Sinh Viên Thực Hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Triệu Văn Thắng

Trang 3

Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành cơ khí động lực và nền công nghiệp ngày một nâng cao thì ngành công nghệ ô tô cũng đã chế tạo ra được nhiều loại hệ thống treo có tính năng kỹ thuật rất cao đáp ứng được những nhu cầu về tính an toàn cũng như sự êm dịu cho người dùng khi lái xe.Luận văn này tập chung khai thác về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo xe toyota camry 2.4G.Bố cục gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống treo trên xe ô tô Toyota Camry 2.4G

Chương 2: Cấu tạo của hệ thống treo trên xe ô tô Toyota Camry 2.4G

Chương 3: Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống treo trên xe ô tô Toyota Camry 2.4G

Trang 4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO 1

1.1 Nhiệm vụ ,yêu cầu, công dụng của hệ thống treo 1

1.1.1 Nhiệm Vụ 1

1.1.2 Công dụng 1

1.1.3 Yêu cầu 1

1.2 Giới thiệu về hệ thống treo trên ô tô ToYoTa CamRy 2.4G 2

1.2.1 hệ thống treo trước 2

1.2.2 Hệ thống treo sau 3

1.2.3 Bố trí của hệ thống treo trên xe Toyota Camry 2.4G 4

1.3 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống treo trên xe ToYoTa CamRy 2.4G 4

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA CAMRY 2.4G 7

2.1 Phần tử đàn hồi 7

2.2 Phần tử giảm chấn 8

2.3 Phần tử hướng 11

2.4 Một số chi tiết khác 12

2.4.1 Đệm cao su giảm chấn 12

2.4.2 Cao su giảm chấn 14

3.1 Khái niệm chung về công nghệ bảo dưỡng và sủa chữa ô tô 16

3.2 Các hình thức tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng ô tô 16

3.3 Những chú ý khi sử dụng 17

3.3.1 Tiêu chuẩn về độ ồn 17

3.3.2 Tiêu chuẩn về độ bám đường 19

Trang 5

3.4 Tổ chức chuẩn bị nơi làm việc 20

3.5 Bảo dưỡng hệ thống treo 22

3.5.1 Các hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân 22

3.5.2 Quy trình bảo dưỡng 23

3.5.3 Tiến hành bảo dưỡng hệ thống treo 23

3.5.3.1 Tháo hệ thống treo 23

3.5.3.2 Bảo dưỡng hệ thống treo 28

3.5.3.3 Lắp hệ thống treo 28

3.6 Sửa chữa hệ thống treo 33

3.6.1 Các hư hỏng thường gặp 33

3.6.1.1 Hư hỏng bộ phận giảm chấn 33

3.6.1.2 Hư hỏng bộ phận đàn hồi 35

3.6.1.3 Hư hỏng đối với bánh xe 36

3.6.1.4 Hư hỏng đối với thanh ổn định 36

3.6.1.5 Hư hỏng một số chi tiết thường gặp 37

3.6.2 Quy trình sửa chữa bộ giảm chấn 38

3.6.3 Tiến hành Sửa chữa hệ thống treo 39

3.6.3.1 Bộ phận giảm chấn phía trước trên xe Toyota Camry 2.4g 39

3.6.3.2 Tháo kiểm tra các thanh ổn định 47

3.6.3.3 Tháo kiểm tra và sửa chữa hệ thống treo sau 51

3.7 Kiểm nghiệm lại hệ thống treo 63

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 6

Hình 1 1 Hệ thống treo kiểu MacPherson 3

Hình 1 2 Hệ thống treo trên xe Toyota Camry 2.4G 4

Hình 1 3 Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo kiểu MacPherson 5

Hình 1 4 Hệ thống treo MacPherson kiểu đặt lệch lò xo 6

Hình 2 1 Lò xo giảm xóc trên xe Toyota camry 8

Hình 2 2 Kết cấu giảm chấn 9

Hình 2 3 Phần tử hướng kiểu trhanh chống MacPherson 11

Hình 2 4 Đệm cao su giảm xóc đời mới 12

Hình 2 5 Đệm cao su giảm chấn toyota (bát bèo) 13

Hình 2 6 Cao su lót đệm dưới lò xo 14

Hình 2 7 Cao su giảm chấn (tăm bông) 15

Hình 3 1 Tiêu chuẩn về độ bám đường 19

Hình 3 2 Cầu nâng 2 trụ 20

Hình 3 3 Súng bắn ốc 20

Hình 3 4 Bộ cảo Phuộc 21

Hình 3 5 Dụng cụ cảo rô tuyn 21

Hình 3 6 Bộ đầu tuýp 21

Hình 3 7 Bộ khóa vòng 21

Hình 3 8 Vị trí nắp che đầu tay gạt nước phái trước 24

Hình 3 9 Vị trí mô tơ gạt nước ,kính chắn gió 24

Hình 3 10 Tháo cụm thanh nối ổn định phía trước 25

Hình 3 11 Vị trí tháo cảm biến tốc độ phía trước 25

Hình 3 12 Tháo moay ơ 25

Trang 7

Hình 3 14 Đai ốc bắt dưới chân ống giảm chấn 26

Hình 3 15 Vị trí 3 đai ốc phía trên bộ giảm chấn 26

Hình 3 16 Gá cụm giảm chấn bằng ê tô 27

Hình 3 17 Nén lò xo bằng bộ cảo 27

Hình 3 18 Tháo đai ốc 27

Hình 3 19 Lắp cao su giảm chấn vào thanh giảm chấn 28

Hình 3 20 Nén lò xo bằng bộ cảo 29

Hình 3 21 Lắp giảm chấn vào lò xo 29

Hình 3 22 Lắp đai ốc hãm đầu pít tông của giảm chấn với khớp xoay 30

Hình 3 23 Lắp bộ giảm xóc lên xe 30

Hình 3 24 Gá đai ốc để cố định bộ giảm chấn 31

Hình 3 25 Gắn 2 bu lông để cố định phần dưới giảm chấn 31

Hình 3 26 Lắp cảm biến tốc độ trước 32

Hình 3 27 Lắp thanh cân bằng đứng 32

Hình 3 28 Giảm chấn bị chảy dầu 34

Hình 3 29 Các bộ phận của giảm chấn khi tháo rời 38

Hình 3 30 Nắp che gạt nước đầu tay phía trước 39

Hình 3 31 Cụm mô tơ gạt nước , kính chắn gió và thanh nối 40

Hình 3 32 Tháo thanh cân bằng đứng 40

Hình 3 33 tháo cảm biến tốc độ phía trước 40

Hình 3 34 Vị trí đai ốc bắt giữ gối đỡ và bộ giảm chấn 41

Hình 3 35 Vị trí 2 đai ốc phía dưới bộ giảm chấn 41

Hình 3 36 Vị trí 3 đai ốc phía trên bộ giảm chấn 41

Hình 3 37 Gá bộ giảm chấn bằng e tô 42

Trang 8

Hình 3 39 Tháo đai ốc 42

Hình 3 40 Kiểm tra giảm xóc 43

Hình 3 41 Lắp lò xo vào bộ giảm xóc 45

Hình 3 42 Dùng bộ cảo ép lò xo nén lại 45

Hình 3 43 Lắp đai ốc hãm đầu pít tông của giảm xóc với khớp xoay 45

Hình 3 44 Lắp 2 đai ốc phía dưới chân bộ giảm xóc vào cụm moạy ơ 46

Hình 3 45 Lắp thanh cân bằng đứng 46

Hình 3 46 Lắp moay ơ 46

Hình 3 47 Lắp bánh xe 47

Hình 3 48 Siết lại bu lông bánh xe 47

Hình 3 49 Vị trí đai ốc tháo thanh liên kết 48

Hình 3 50 Tháo thanh ổn định trước 48

Hình 3 51 Kiểm tra thanh liên kết 49

Hình 3 52 Thanh ổn định trên hệ thống treo 49

Hình 3 53 Lắp bạc và cao su vào thanh ổn định 50

Hình 3 54 Thanh ổn định 50

Hình 3 55 Lắp giá thanh ổn định 50

Hình 3 56 Lắp thanh liên kết 51

Hình 3 57 Tháo chốt cụm nệm ghế 52

Hình 3 58 Tháo chót bên dưới cụm lưng ghế 52

Hình 3 59 kéo chốt hãm cụm lưng ghế 53

Hình 3 60 Tháo tấm ốp vách 53

Hình 3 61 Kê kích bánh xe 54

Hình 3 62 Tháo bánh xe 54

Trang 9

Hình 3 64 Dùng kìm bấm giữ khớp cầu 55

Hình 3 65 Tháo thanh liên kết 56

Hình 3 66 Tháo 2 bu lông phía dưới bộ giảm chấn 56

Hình 3 67 Tháo 3 đai ốc phía trên bộ giảm chấn 57

Hình 3 68 Gá lên e tô và siết chặt để giữ bộ giảm chấn 57

Hình 3 69 Dùng bộ cảo nén lò xo ép lại 58

Hình 3 70 Tháo đai ốc hãm 58

Hình 3 71 Lấy bát bèo ra khỏi bộ giảm chấn 59

Hình 3 72 Tháo rời các chi tiết 59

Hình 3 73 Cao su giảm chấn mịa mòn 60

Hình 3 74 Bạc đạn bát bèo 61

Hình 3 75 Bên trong Bạc đạn bát bèo 61

Hình 3 76 Cao su lót đệm lò xo dưới 62

Hình 3 77 Cao su lót đệm lò xo dưới bị rách 62

Hình 3 78 Thanh liên kết bị cong 63

Hình 3 79 Nát cao su thanh liên kết 63

Trang 10

Bảng 3.1 Các thông số độ ồn ngoài cho phép của Việt Nam 1999………17 Bảng 3.2 Các thông số độ ồn cho phép của ECE……… 18 Bảng 3.3 các hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng trên hệ thống treo độc lập………… 22

Trang 11

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO 1.1 Nhiệm vụ ,yêu cầu, công dụng của hệ thống treo

1.1.1 Nhiệm Vụ

- Tiếp nhận và dập tắt các dao động của mặt đường với ô tô

- Truyền lực dẫn động và truyền lực phanh

- đỡ thân xe và duy trì mối quan hệ hình học giữa thân xe và bánh xe trong mọi điều kiện chuyển động

1.1.2 Công dụng

- Hệ thống treo ở đây được hiểu là sự liên kết mềm giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ

xe Mối liên kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi có chức năng chính sau đây:

+ Tạo điều kiện thực hiện cho bánh xe chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng với khung xe hoặc vỏ xe theo yêu cầu dao động êm dịu, hạn chế tới mức có thể chấp nhận được những chuyển động không muốn có khác của bánh xe như lắc ngang, lắc dọc + Truyền lực giữa bánh xe và khung xe bao gồm cả lực thẳng đứng, lực dọc và lực bên

+ Xác định động học chuyển động của bánh xe, truyền lục kéo và lực phát sinh ra do bánh xe ma sát với mặt đường, lực bên và các mô men phản lực đến gầm và thân xe + Dập tắt các dao động thẳng đứng của khung vỏ phát sinh ra do mạt đường không bàng phẳng

+ Khi ô tô chuyển động nó cùng với lốp hấp thụ và cản lại các rung động, các dao động và các va đập trên xe để bảo vệ hành khách, hành lý và cải thiện tính ổn định

1.1.3 Yêu cầu

- Trên hệ thống treo sự liên kết giữa khung xe và khung vỏ cần thiết phải mềm nhưng

phải đủ khả năng truyền lực, quan hệ này phải được thực hiện ở các yêu cầu chính sau đây: + Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sủ dụng theo tính năng kỹ thuật của xe (xe chạy trên các loại đường khác nhau)

+ Bánh xe có thể dịch chuyển trong một thời hạn nhất định

Trang 12

+ Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý thỏa mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động học và đông lực học chuyển động của bánh xe

+ Không gây nên tải trọng lớn các mối liên kết giữa khung, vỏ

+ Độ tin cậy lớn, độ bền cao và không gây hư hỏng bất thường

+ Giá thành thấp và độ phức tạp của hệ thóng treo giảm thiểu tới mức có thể

+ Có khả năng giảm tiếng ồn từ bánh xe lê khung, vỏ xe tốt

+ Đảm bảo tính ổn định và tính điều khiển chuyển động của ô tô ở tốc đọ cao, ô tô diều khiển nhẹ nhàng( đối với ô tô con )

1.2 Giới thiệu về hệ thống treo trên ô tô ToYoTa CamRy 2.4G

1.2.1 Hệ thống treo trước

- Hệ thống treo trước được trang bị hệ thống treo độc lập kiểu McPherson: Hệ thống này được đặt theo tên của người đã phát minh ra nó Earle.S MacPherson(1891-1960) một

kỹ sư người Mỹ gốc Scotland

+ Ưu điểm của hệ thống treo MacPherson:

● Thiết kế đơn giản, sử dụng ít linh kiện giúp cho việc sửa chữa bảo dưỡng trở nên đơn giản và tiết kiệm hơn Với việc thường sử dụng cho các bánh trước giúp giảm khối lượng phần đầu xe; giải phóng không gian cho khoang lái

● Hệ thống treo MacPherson được xem là một cấu trúc quan trọng trong cấu trúc quan trọng phía trước của ô tô , nên việc chế tạo những chiếc xe vượt qua các vụ va chạm chồng chéo nhỏ;nghiêm ngặt hơn sẽ dễ dàng với hệ thống treo độc lập xương đòn kép

● Vì ít chi tiết nên hệ thống treo MacPherson có trọng lượng nhẹ nên mức tiêu hao xưng tối ưu hơn

+ Nhược điểm của hệ thống treo MacPherson:

● Hệ thống treo MacPherson có bánh xe lắc ngang so với mặt đường nên xe hoạt động không ổn định

● Hệ thống treo MacPherson Ở một vị trí cố định với bánh xe và thân xe nên khi ôm

Trang 13

cua nghiêng thì lốp xe cũng bị nghiêng theo nên giảm độ bám đường của bánh xe và chủ

xe phải đi bảo dưỡng và cân chỉnh bánh xe lại định kỳ

Hình 1 1 Hệ thống treo kiểu MacPherson

1.2.2 Hệ thống treo sau

- Hệ thống treo sau cũng được trang bị hệ thống treo độc lập kiểu McPherson, khi được trang bị trên cầu sau thì hệ thống treo độc lập kiểu Mcpherson có những ưu nhược điểm sau:

+ Ưu điểm

● Do ít chi tiết nên trọng lượng nhỏ giúp tiêu hao ít nhiên liệu hơn

● Dễ bảo dưỡng sửa chữa

● Êm ái hơn do được trang bị cả hệ thống treo trước và sau đều là hệ thống treo độc lập

+ Nhược điểm

Trang 14

● Khả năng chịu tải kém

● Thời gian hư hỏng nhanh hơn so với các hệ thống treo khác

1.2.3 Bố trí của hệ thống treo trên xe Toyota Camry 2.4G

Hình 1 2 Hệ thống treo trên xe Toyota Camry 2.4G

Trang 15

hồi vị (4)có nhiệm vụ đưa bộ xóc về vị trí ban đầu ,đòn ngang dưới (2) được gối một đầu (B) với giảm chấn giữ thăng bằng cho giảm chấn khi bánh xe tiếp xúc với bề mặt đường

gồ ghề, làm giảm góc nghiêng ngang thân xe

- Hệ thống treo trên xe Toyota Camry 2.4G đời 2003 được trang bị hệ thống treo độc

lập kiểu thanh chống Mcpherson điều này làm nên sự êm ái thương hiệu cho dòng xe Camry

này

Hình 1 3 Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo kiểu MacPherson

-Đặt lệch lò xo:

+ Ở hệ thống treo kiểu thanh giằng MacPherson ,giảm chấn hoạt động như một thanh liên kết của hệ thống treo,gánh chịu tải trọng thẳng đứng Tuy nhiên bởi vì giảm chấn phải

chịu tải trọng từ các bánh xe nên nó cong một chút Nó gây ra lực ngang (A và B) và tạo

ra ma sát giữa piston và bạc dấn hướng ,giữa piston và thành xi lanh,nó gây ra tiếng kêu không bình thường và ảnh hưởng xấu đến tính êm dịu của chuyển động Có thể hạn chế đén mức tối thiểu này bằng cách đặt kệch lò xo với đường tâm giảm chấn để tạo ra phản

Trang 16

lực a,b ngược chiều với lực A,B

Hình 1 4 Hệ thống treo MacPherson kiểu đặt lệch lò xo

Trang 17

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA

CAMRY 2.4G 2.1 Phần tử đàn hồi

- Bộ phận đàn hồi của ô tô toyota camry là lò xo trụ xoắn ở hệ thống treo sau và cả hệ

thống treo trước

- Bộ phận đàn hồi là bộ phận chính của hệ thống treo nó giữ vai trò sau:

+ Chịu tải trọng xe

+ Nối đàn hồi giữ khung xe( thùng xe )và bánh xe, nhằm giảm nhẹ tải trọng động tác dụng từ bánh xe lên khung xe trên các địa hình khác nhau

+ Nhận lực từ hệ thống truyền lực để truyền qua mặt đường làm ô tô di chuyển + Nhận lực ma sát từ mặt đường để dừng ô tô khi phanh

- Để thực hiện được nhiệm vụ của mình hệ thống đàn hồi phải đảm bảo được các yêu cầu như là:

+ Phải có đủ độ cứng để chịu tải trọng xe

+ Phải êm dịu để giảm các va đập từ mặt đường lên xe

+ Đơn giản dễ tháo lắp, dễ bảo dưỡng sửa chữa, giá thành hợp lý

+ Cùng kết hợp với giảm chấn nâng đỡ toàn bộ khối lượng của xe Duy trì độ cao của

xe và hấp thụ mọi tác động từ đường lên xe Lò xo giảm sóc ô tô lf một liên kết mềm, nó cho phép thân xe không ảnh hưởng nhiều khi bánh xe qua các vị trí mặt đường lồi lõm Lò

xo giảm sóc ô tô là một liên kết có thể nén được khi có thêm tải trọng đặt lên lò xo hoặc xe khi đi qua các vị trí lồi lõm trên đường, lò xo giảm sóc sẽ hấp thụ các tải trọng này bằng

cách nén lại

+ Ưu điểm:

● Kết cấu đơn giản

● Trọng lượng nhỏ

● Kích thước nhỏ gọn

● Tuổi thọ cao do không chịu ma sát khi làm việc

Trang 18

● Dễ dàng thay thế và kiểm tra bảo dưỡng

+ Cấu tạo :được chế tạo từ thép đàn hồi có tiết diện tròn

Hình 2 1 Lò xo giảm xóc trên xe Toyota camry

2.2 Phần tử giảm chấn

- Giảm chấn sử dụng trên xe là loại giảm chấn ống :

- Cấu tạo của giảm chấn bao gồm ba bộ phận chính: Phần dẫn hướng gồm piston, các van (lỗ) tiết lưu; xi lanh làm việc và các van tăng cường tiết lưu ở đáy của xi lanh làm việc Thanh piston ở đầu được nối với phần không được treo Trong ống xi lanh là xi lanh làm việc

+ Trên piston có hai dãy lỗ khoan theo các vòng tròn đồng tâm.Dãy lỗ ngoài được đậy phía trên bởi đĩa của van thông 9 Dãy lỗ trong đậy phía dưới bởi van Trả 10.Trên piston có một lỗ tiết lưu 17 thường xuyên mở

+ Trên đáy xi lanh cũng được làm các dãy lỗ Dãy lỗ ngoài được che phía trên bởi đĩa của van hút 12, dãy lỗ trong được che bởi van nén 13

+ Giữa hai ống của giảm chấn có khe hở tạo nên buồng chứa phụ còn được gọi là buồng chứa bù, để chứa dầu khi giảm chấn làm việc

- Nguyên lý làm việc của giảm chấn:

+Hành trình nén:

Trang 19

● Nén mạnh: Piston dịch chuyển xuống dưới với vận tốc lớn, áp xuất trong khoang dưới piston cao, ép lò xo mở to van lớn 13 ra cho dầu đi qua sang buồng bù Nhờ thế sức

Trang 20

cản giảm chấn giảm đột ngột, hạn chế bớt lức tác dụng lên cần giảm chấn

● Trả nhẹ: Piston dịch chuyển lên trên với tốc độ nhỏ Dầu được ép từ khoang trên, qua các lõ tiêt lưu 17 đi xuống các khoang dưới Do thể this piston giải phóng ở khoang dưới lớn hơn thể tích nó chiếm chỗ khi di chuyển lên trên ( do ở khoang trên có thêm cần piston ) Nên dầu từ khoang trên chảy xuống không đủ bù cho thể tích giải phóng ở khoang dưới.lúc giữa buồng bù này và khoang dưới có sự chênh lệch áp Vì thế dầu từ buồng bù chảy qua van hút 12 vào van dưới piston để bù cho lượng dầu còn thiếu

● Trả mạnh: Piston dịch chuyển lên trên với tốc độ lớn Áp xuất trong khoang trên piston tăng cao ép lò xo van trả 10 ra cho dầu đi qua lỗ trống trong khoang dưới Nhờ thế sức cản giảm chấn giảm đột ngột hạn chế bớt áp lực lên giảm chấn

- Các van dạng đĩa-lò xo có quán tính rất nhỏ, nên đảm bảo cho dầu lưu thông kịp thời từ khoang này qua khoang kia

- Sự làm việc ổn định của giảm chấn phụ thuộc nhiều vào độ kín khít của mối ghép giữa cần và nắp giảm chấn Kết cấu của bộ phận làm kín này rất đa dạng Tuy vậy, phổ biến nhất là dùng các vòng làm kín mà bề mặt làm việc của chúng có các gân vòng Các vòng làm kín được lắp lên cầu với độ căng 0,4…0,9mm và được ép chặt bằng lò xo Vòng đẹm thứ hai dùng để chắn đệm và nước Các vòng đệm làm việc trong vùng nhiêtj độ từ -

50 độ C đến +160 độ C, Vì thế chúng cần được chế tạo từ các vật liệu chịu dầu như cao su hay cao su chứa flo

- Cần được chế tạo từ thép 45 Bề mặt cần tiếp xúc với còng làm kín và ống lót dẫn hướng được tôi cao tần và mạ crom Trước và sau khi mạ cần được mài bóng Piston được chế tạo từ gang xám hay hợp kim kém đặc biệt Các ống lót dẫn hướng được chế tạo từ đồng đỏ Trong một số kết cấu, trên piston có lắp các vòng bằng gang hay chất dẻo bị đốt nóng Vật liệu có nhiều triển vọng để chế tạo piston và các ống lót là kim loại gốm được tẩm chất dẻo chứa flo để giảm ma sát và mài mòn

- Giảm chấn được đổ đầy dầu có tính chống oxy hóa và tạo bọt cao, có khả năng bôi trơn tốt và đặc tính nhớt thích hợp Đôh nhớt động khi nhiệt độ thay đổi từ +100 độ C đén -40 độ C

Trang 21

2.3 Phần tử hướng

-Phần tử hướng trên xe toyota camry 2.4 được tích hợp luôn vào bộ phận giảm chấn

hay còn có thể nói là Toyota Camry 2.4g có phần tử hướng ở cầu trước và cầu sau là loại đòn-ống (MacPherson)

Hình 2 3 Phần tử hướng kiểu trhanh chống MacPherson

- Bộ phận dẫn hướng làm chức năng cho phép các bánh xe dịch chuyển thẳng đứng,

ở vị trí của nó so với khung vỏ, bánh xe phải đảm nhận chức năng truyền lực đầy đủ bao gồm lực dọc, lực ngang cũng như mô men phản lực va mô men phanh Mỗi hệ thống treo

có một kiểu thiết kế bộ phận dẫn hướng khác nhau trong hệ thống treo cầu trước của toyota camry 2.4G thì được thiết kế cho phép bố trí luôn phần giảm chấn vào kết cấu trụ quay đứng đây thực chất là biến thể của loại hai đòn, chiều dài khác nhau với chiều dài đòn trên bằng không, trụ quay đứng hay thanh nối hai đòn được làm dưới dang ống lồng thay đổi được đọ dài để đảm bảo động học của bánh xe

Trang 22

- Nhược điểm của kết cấu này là yêu cầu chất lượng chế tạo ống trượt cao các thông số động học kém hơn so với loại hai đòn chiều dài khác nhau

- Trong trường hợp xe chay trên nền đường không bằng phẳng hay quay vòng, dưới tác dụng của lực ly tâm phản lực thẳng đứng của hai bánh xe trên một cầu thay đổi sẽ làm

co tăng độ nghiêng thùng xe và làm giảm khả năng truyền lực dọc, lực bên của bánh xe với mặt đường Thanh ổn định có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng đứng đặt lên bánh xe nhằm san bớt tải trọng từ bên cầu chịu tải nhiều sang bên cầu chịu tải ít hơn

2.4 Một số chi tiết khác

2.4.1 Đệm cao su giảm chấn

Hình 2 4 Đệm cao su giảm xóc đời mới

- Đươc chế tạo từ cao su tổng hợp có độ bền cực cao hạn chế bị mài mòn

- Là một bộ phận quan trọng trong bộ giảm chấn nó được xem như là một món đồ chơi khá là được ưa thích trong những chiếc xedan ngày nay,đệm cao su giảm chấn không

Trang 23

chỉ có tác dụng đảm bảo độ bền cho lò xo giảm sóc mà nó còn góp phần gia tăng trải nghiệm

êm ái sau đây là một số công dụng của nó:

+ Đảm bảo độ bền của lò xo giảm sóc

+ Hỗ trợ các lò xo hấp thụ rung động, giảm rung lắc

+ Đảm bảo cân bằng thân xe

+ Tăng khoảng sáng gần xe

+ Tạo cảm giác êm ái cho người lái và hành khách ngồi trên xe

Hình 2 5 Đệm cao su giảm chấn toyota (bát bèo)

+ Khi lái xe đi trên các cung đường gập ghềnh, 4 bánh xe không cùng nằm trên một mặt phẳng, lực nén đến lò xo giảm sóc phân bố không đồng đều ,thân xe trở nên rung lắc

và nhấp nhô liên tục, lúc này vòng đẹm cao su giảm chấn sẽ hâp thụ giao động, giảm rung

Trang 24

lắc và phần nào cải thiện độ cân bằng toàn bộ trên các bánh xe Không bị tác đọng quá nhiều bởi ngoại lực, người lái có thể dễ dàng điểu khiển vô lăng hơn

+ Khi ôm cua ở tốc độ cao, do tác động của lực quán tính trọng tâm xe sẽ nghiêng hẳn về một bên Lúc này hệ thống treo sẽ buộc lò xo giảm sóc ở vị trí tương ứng tới mức cực đại khiến cho thân xe mất cân bằng, gây cảm giác khó chịu cho hành khách, người lái cũng sẽ khó kiểm soát xe hơn Ngoài ra khi chạy xe trên đường cao tốc với tốc độ

cao,chiếc xe cũng sẽ bị rung lắc mạnh do lực ma sát từ mặt đường

Hình 2 6 Cao su lót đệm dưới lò xo

2.4.2 Cao su giảm chấn

- Công dụng của cao su giảm chấn trên xe ô tô là:

+ Cùng với chụp bụi làm nhiệm vụ ngăn người bụi bẩn và nước và ty giảm chấn + Hỗ trợ nâng cao hiệu quả giảm sóc cho xe , tăng cường khả năng chở tải mà vẫn vận hành nhẹ nhàng, hạn chế hiện tượng kịch giảm sóc gây khó chịu khi điều khiển + Ngoài ra nó còn giúp xe phục hồi khả năng hấp thụ lực sốc, cân bằng xế hộp khi vào cua, chạy trên bề mặt đường xấu, giảm hiện tượng chảy dầu, hao phí nhiên liệu do lực sóc gây ra

+ Giảm chạm và cọ sát gầm xe , đảm bảo an toàn cho cả xe và người lái

+ Giảm thời gian phanh xe, tăng độ an toàn cho người cầm lái ( cao su tăm bông khiến cho hệ thống giảm sóc chắc chắn hơn, tăng khả năng bám đường nên, khi phanh thời gian

Trang 25

dừng sẽ ngắn hơn)

+ Tăng mức độ hoạt động ổn định cho mỗi lần phải chạy ở tốc độ cao,hỗ trợ giảm độ nghiêng độ tròng trành và còn giảm cả tiếng ồn lúc di chuyển

Hình 2 7 Cao su giảm chấn (tăm bông)

- Nguyên lý làm việc của nó là sử dụng miếng hấp thụ lực sốc bằng cao su, để nâng cao hiệu năng giảm sóc của lò xo, hấp thụ lực sốc thân xe trên đường gồ ghề Tăng độ ổn định của xe khi chạy với vận tốc cao

- Cao su tăm bông giảm chấn được được thiết kế với sản phẩm ưu việt về độ đàn hồi, chống mài mòn, có thể thực hiện công việc trong môi trường khắc nhiệt, chịu sức ép hoãn xung tức thời từ 0,88-1,55 tấn

Trang 26

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.4G

3.1 Khái niệm chung về công nghệ bảo dưỡng và sủa chữa ô tô

- Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời hạn sử dụng và bảo đạm sự tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch Hệ thống này tập hợp các biện pháp về tổ chức kỹ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng

kỹ thuật và sửa chữa

- Căn cứ vào tính chất và nhiệm vụ và các hoạt động kỹ thuật nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động của ô tô người ta chia làm hai loại

+ Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng làm giảm cường độ bào mòn của chi tiết máy, phòng ngừa hỏng hóc ( bôi trơn, điều chỉnh, siết chặt, lau chùi…)

và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái ,sự tác động của các cơ cấu, các cụm, các hi tiết máy) nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng được gọi là bảo dưỡng ô tô

+ Những hoạt động hoặc những biện pahos kỹ thuatah có xu hướng khắc phục các hỏng hóc ( thay thế cụm máy hoặc cụm chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có khuyết tật ) nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết tổng thành của ô tô được gọi là sửa chữa

- Những hoạt động trên được thực hiện một cách logic trong cùng một hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

- Hệ thống này được nhà nược ban hành và là pháp lệnh đối với ngành vận tải ô tô, nhằm mục đích thống nhất chế độ quản lý, sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa ô tô một cách hợp

lý và có kế hoạch

- Dẩm bảo giữ gìn xe luôm tốt nhất nhằm giảm bớt hư hỏng phụ tùng tạo điều kiện đóng góp phần hạ giá thành vận chuyển và đảm bảo an toàn giao thống Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữ càng hoàn hảo độ tin cậy và tuổi thọ của ô tô càng cao

3.2 Các hình thức tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng ô tô

- Bảo dưỡng kỹ thuật gồm có 3 cấp

Trang 27

+ Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày: BDN

+ Bảo dưỡng kỹ thuật cấp I: BD1

+ Bảo dưỡng kỹ thuật cấp II: BD2

- Sửa chữa gồm 2 cấp:

+ Sửa chữa thường xuyên: SCTX

+ Sửa chữa lớn

3.3 Những chú ý khi sử dụng

3.3.1 Tiêu chuẩn về độ ồn

- Các thông số độ ồn cho phép của Việt Nam TCVN 5948-1999 khi thử trên đường tốt ở 50km/h cho trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Các thông số độ ồn ngoài cho phép của Việt Nam 1999

Độ ồn ngoài TCVN 5948-1999

Ô tô tải >12 tấn , động cơ >

147kW

77-84

- Độ ồn trên ô tô do nhiều nguyên nhân Các chỉ tiêu dưới đây là độ ồn tổng hợp: Độ

ồn do hệ thống treo, truyền lực, do động cơ khi qua khí thải và do tạo nên nguồn rung động từ động cơ do cấu trúc thùng vỏ xe gây nên Khi tiến hành kiểm tra hệ thống treo có thể đo đạc xác định một số làn để kết luận nguyên nhân

- Tiêu chuẩn về độ ồn chung cho toàn xe phụ thuộc vào phương pháp đo:

+ Đặt microphone thu bên trong xe nhằm đo độ ồn trong xe

Trang 28

+ Đặt microphone ở ngoài xe nhằm đo độ ồn ngoài Các chỉ tiêu dưới đây dùng cho

xe khi mới xuất xưởng

+ Các thông số độ ồn cho phép của xe ECE (N0 41; N0 51)-1984 cho các loại ô tô khác nhau khi thử trên đường tốt ở 80km/h cho trong bảng 3.2

Bảng 3.2 Các thông số độ ồn cho phép của ECE

Độ ồn ngoài ECE R51

Trang 29

trừ ảnh hưởng của các thông số khác

3.3.2 Tiêu chuẩn về độ bám đường

- Trong khoảng tần số kích động từ thiết bị gây rung, giá trị độ bám dính bánh xe trên

nền không nhỏ hơn 70% (hình 3.1)

Hình 3 1 Tiêu chuẩn về độ bám đường

3.3.3 Đánh giá chất lượng hệ thống treo

- Trong các hệ thống treo chức năng của các bộ phận như: Đàn hồi, Dẫn hướng, và giảm chấn, ổn đinh ngang có thể là riêng hoặc ghép chung Các hư hỏng của một cụm chi

tiết, bộ phận có thể làm xấu một hay nhiều chức năng của nó

- Chất lượng của hệ thống treo được đánh giá bởi hai chỉ tiêu quan trọng:

+ Chỉ tiêu về độ êm dịu là chỉ tiêu nhằm đảm bảo tính tiện nghi của người, hàng hóa trên xe và dộ bền của ô tô được đánh giá qua chỉ số gia tốc dao động thẳng đứng của thân

xe khi sử dung trên loại đường có các loại mấp mô khác nhau Chỉ tiêu này được các nhà sản xuất quan tâm, chỉ tiêu này được thay đổi trong sử dụng là do sự hư hỏng của các bộ phận trong hệ thống treo do vậy trong khai thác cần quan tâm

+ Chỉ tiêu về độ bám dính đường là chỉ tiêu hằm đảm bảo khả năng về động lực học

và tính an toàn giao thông của ô tô và được đánh giá qua chỉ số bám dính của các bánh xe trên nền đường khi sử dụng trên nền đường có các loại mấp mô khác nhau Chỉ tiêu này được xác định nhờ việc đo đạc độ cứng của hệ thống treo và độ bám dính khi tần số kích động thay đổi( chủ yếu do mặt đường tác động vào hệ thống treo và xe).Nhờ chỉ tiêu này

Trang 30

mà có thể xác định được chất lượng của các bộ phận trong hệ thống treo: Phần tử đàn hồi, giảm chấn và các liên kết của hệ thống

3.4 Tổ chức chuẩn bị nơi làm việc

- Dụng cụ:

+ Cầu nâng 2 trụ :Dùng để nâng xe lên thuận tiện cho việc tháo lắp các chi tiết nằm

ở phía dưới gầm xe

Hình 3 2 Cầu nâng 2 trụ

+ Súng bắn ốc : Dùng để tháo lắp các bu lông, đai ốc một cách nhanh chóng và giúp cho người thợ không cần phải tốn nhiều sức

Hình 3 3 Súng bắn ốc

Trang 31

❖ Bộ cảo phuộc

Hình 3 4 Bộ cảo Phuộc

❖ Dụng cụ cảo rô tuyn (Thanh cân bằng)

Hình 3 5 Dụng cụ cảo rô tuyn.

-Một số dụng cụ cơ bản khác như kìm, búa, tô vít…

- Vật tư

+ Rẻ sạch

+ Giấy nhám

+ Nhiên liệu rửa, dầu bôi trơn

+ Chốt bạc nhíp và các ống nhíp

+ Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ

Trang 32

+ Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Nhận dạng được các bộ phận hệ thống treo

+ Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác

+ Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp

+ Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng

3.5 Bảo dưỡng hệ thống treo

3.5.1 Các hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân

Bảng 3.3 các hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng trên hệ thống treo độc lập

- Có tiếng kêu bất thường ở hệ

thống treo:

+ Có tiếng kêu bất thường ở lò xo,nhíp, giảm chấn hay khớp nối

của các thanh giằng, tiếng kêu ban

đầu rất khó phát hiện sau đó tăng

dần về cường độ, làm ảnh hưởng

xấu đến tuổi thọ các chi tiết

- Khớp cầu nối giữa các khâu

trong hệ thống treo bị thiếu mỡ bôi trơn, mòn, rơ

- xe chạy mất ổn định trên đường xấu hay khi di chuyển:

+ Xe chạy ở tốc độ cao, qua đường xấu hay khi chuyển hướng

các bánh xe dẫn hướng không đi

theo quỹ đạo như mong muốn của

người điều khiển

- Do áp xuất hơi trong lốp không đúng tiêu chuẩn

- Điều chỉnh góc đặt bánh xe không đúng làm cho quan hệ động học của ô tô không đúng trong quá trình chuyển động

- Các rô tuyn ( khớp cầu) trong hệ dẫn động lái bị mòn, rơ

- Lốp xe bị mòn nhanh: - điều kiện lý tưởng của chuyển

động bánh xe trên mặt đường là xe lăn

Trang 33

+ Lốp xe bị mòn nhanh bất

thường mặc dù vẫn chưa đến thời

kỳ bảo dưỡng theo khuyến cáo của

nhà sản xuất, lốp xe bị mòn bất

thường có thể mòn ở giữ lốp, mòn

vẹt phía bên trong hay bên ngoài

lốp

hoàn toàn không trượt Tuy nhiên vì một số lý do nào đó mà bánh xe lại có sự trượt lết với mặt đường khi ô tô chuyển động do:

+ Áp xuất hơi không đúng theo như chỉ dẫn của nhà sản xuất

+ Góc đặt bánh xe chưa đúng + Các rô tuyn của đòn treo trên, đòn treo dưới của hệ thống treo bị mòn,rơ

3.5.2 Quy trình bảo dưỡng

- Bước 1: chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc

- Bước 2: Tháo và làm sạch các chi tiết trong cơ cấu treo

- Bước 3: Kiểm tra bên ngoài chi tiết

- Bước 4: lắp và bôi trơn các chi tiết

- Bước 5: Lắp hệ thống treo lên ô tô

- Bước 6: Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh xung quanh khu vực làm việc

- lưu ý:

+ Kê kích xung quanh và chèn lốp an toàn nếu không sử dụng cầu nâng

+ Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và trờn hỏng ren

+ Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặn đủ lực quy định

+ Thay thế các chi tiết theo định kỳ và bị hư hỏng

+ Bơm mỡ các chốt nhíp và bôi trơn các lá nhíp

3.5.3 Tiến hành bảo dưỡng hệ thống treo

3.5.3.1 Tháo hệ thống treo

- Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc

Trang 34

- Bước 2 Làm sạch bên ngoài hệ thống treo

+ Dùng nước với áp suất cao rửa sạch các cặn bẩn

+ Dùng bơm hơi thổi sạch các cặn bẩn và nước dính trên hệ thống treo

- Bước 3 Tháo nắp che đầu tay gạt nước phía trước

Hình 3 8 Vị trí nắp che đầu tay gạt nước phái trước

- Bước 4 Tháo cụm tay gạt và lưỡi gạt nước phía trước bên trái

- Bước 5 Tháo cụm tay gạt và lưỡi gạt nước bên phải

- Bước 6 Tháo gioăng phía trên từ nắp ca bô đến vách ngăn

- Bước 7 Tháo cụm máng thông gió trên vách táp lô phía bên phải

- Bước 8 Tháo cụm máng thông gió trên vách táp lô phía bên trái

- Bước 9 Tháo cụm mô tơ gạt nước kính chắn gió và thanh nối

Hình 3 9 Vị trí mô tơ gạt nước ,kính chắn gió

Trang 35

- Bước 10: Tháo tấm ốp phía trên vách ngăn bên ngoài

- Bước 11 Tháo cụm thanh nối ổn định phía trước

Hình 3 10 Tháo cụm thanh nối ổn định phía trước

- Bước 12 Tháo cảm biến tốc độ phía trước

Hình 3 11 Vị trí tháo cảm biến tốc độ phía trước

- Bước 13 Tháo moay ơ

Hình 3 12 Tháo moay ơ

Trang 36

- Bước 14 Tháo nắp chụp bụi gối đỡ hệ thống treo trước

- Bước 15 Tháo bộ giàm chấn trước có lò xo trụ

+ Nới lỏng đai ốc bắt giữa gối đỡ phía trước và bộ giảm chấn ra khỏi bộ giảm chấn trước

Hình 3 13 Đai ốc bắt giữa gối đỡ phía trước và bộ giảm chấn

+ Đỡ đầu trước bằng kích và các cục gỗ

+ Tháo 2 đai ốc và bu lông ở phần dưới thanh giảm chấn

+ Tháo 3 bu lông và 3 đai ốc và tách đầu phía dưới của bộ giảm chấn có lò xo ra khỏi cam lái

Hình 3 14 Đai ốc bắt dưới chân ống

giảm chấn

Hình 3 15 Vị trí 3 đai ốc phía trên bộ

giảm chấn.

- Bước 16 Gá chặt cụm giảm chấn bằng ê tô

+ Siết đủ lực chánh thiếu lực sẽ làm rơi Bộ giảm chấn (nguy hiểm khi lò xo bung ra bất ngờ)

+ Thường xuyên kiểm tra lại độ rơ trong quá trình nén lò xo giảm chấn

Trang 37

Hình 3 16 Gá cụm giảm chấn bằng ê tô

- Bước 17 Tháo đai ốc giữa gối đỡ phía trước và bộ giảm chấn trước

+ Khi nén hãy lưu ý kiểm tra xem lò xo có còn nằm khớp với cảo hay không, nếu không hãy nới ra và điều chỉnh lại cho khớp (tránh để lò xo bung ra bất ngờ gây nguy hiểm)

+ Kiểm tra lịa lò xo đã được nén lại hoàn toàn hay chưa.Sau khi kiểm tra ta tiến hành các bước tiếp theo

- Bước 18 Tháo gối đỡ hệ thống treo trước

- Bước 19 Tháo gioang chụp bụi gối đỡ hệ thống treo trước

- Bước 20 Tháo đế trên lò xo trụ phía trước

- Bước 21 Tháo cao su phía trên lò xo trụ phía trước

- Bước 22 Tháo lò xo trụ phía sau

- Bước 23 Tháo cao su hạn chế lò xo trước

- Bước 24 Tháo cao su phía dưới lò xo trụ phía trước

Ngày đăng: 21/02/2024, 21:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN