Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
TỔNG QUAN
Tổng quan về quy trình bảo dưỡng và sửa chữa
Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời hạn sử dụng và bảo đảm độ tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch
Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết máy, phòng ngừa hỏng hóc (bôi trơn, điều chỉnh, siết chặt, lau chùi…) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái, sự tác động các cơ cấu, các cụm, các chi tiết máy) nhằm duy trì trình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng được gọi là bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng khắc phục các hỏng hóc (thay thế cụm máy hoặc các chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có khuyết tật…) nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô được gọi là sửa chữa
Những hoạt động kỹ thuật trên được thực hiện một cách lôgíc trong cùng một hệ thống là: hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Đảm bảo giữ gìn xe luôn tốt nhằm giảm bớt hư hỏng phụ tùng tạo điều kiện góp phần hạ giá thành vận chuyển và đảm bảo an toàn giao thông Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa càng hoàn hảo thì độ tin cậy và tuổi thọ của ô tô càng cao
Quy trình: là trình tự, thứ tự hoặc cách thức thực hiện một hoạt động đã được quy định trước, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản lý
Những hoạt động này bao gồm tất cả các dạng hình thức hoạt động (hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con người, ví dụ như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu, tôn giáo, nghệ thuật, chiến tranh Quy trình xuất hiện phổ biến trong quá trình tồn tại và phát triển của vạn vật, ví dụ như quy trình giăng tơ của loài nhện, làm tổ của chim hoặc săn mồi của hổ báo…
Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa là trình tự các công việc, công đoạn cần thực hiện được sắp xếp theo một trật tự nhất định, bao gồm các công việc trước khi thực hiện quy trình, các bước thực hiện quy trình bảo dưỡng và sửa chữa, các công việc sau khi thực hiện quy trình bảo dưỡng và sữa chữa
Mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật là duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho ô tô vận hành với độ tin cậy cao
Mục đích của sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng
1.1.2 Tính chất của bảo dưỡng và sửa chữa:
Tính chất của bảo dưỡng: bảo dưỡng mang tính chất cưỡng bức, dự phòng kế hoạch nhằm phòng ngừa các hư hỏng xảy ra trong quá trình sử dụng
Tính chất của sửa chữa: sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do các kết quả của quá trình bảo dưỡng cung cấp Các sửa chữa lớn được thực hiện dựa theo số Km đạt được của phương tiện
Ngày nay việc sửa chữa ô tô nói chung và việc sửa chữa hệ thống phanh nói riêng chủ yếu được thực hiện theo phương pháp thay thế các chi tiết, cụm tổng thành, hư ở vị trí nào thì thay thế ở vị trí đó
Công việc bảo dưỡng và sửa chữa được phân chi thành các cấp sau:
Bảo dưỡng kỹ thuật gồm 3 cấp:
Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày (BDN): là những công việc kiểm tra bề mặt bên ngoài, kiểm tra tình trạng các chi tiết có thể nhìn thấy, kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống
Bảo dưỡng kỹ thuật cấp I: bao gồm những công việc của bảo dưỡng hàng ngày và thêm vào các công việc tháo – lắp các cơ cấu để kiểm tra thử nghiệm
Bảo dưỡng kỹ thuật cấp II: bao gồm những công việc của bảo dưởng cấp I, và tháo – lắp các chi tiết để kiểm tra thử nghiệm
Sửa chữa thường xuyên (SCTX): là sửa chữa dựa vào các kết quả của quy trình bảo dưỡng, hoặc những dấu hiệu hư hỏng phát hiện được
Sửa chữa lớn: được thực hiện theo định kỳ (theo thời gian hoặc theo số Km), là những công việc thào – lắp cụm chi tiết và thay thế nếu hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng
Thời gian xe nằm xưởng phục vụ việc bảo dưỡng và sửa chữa:
Thời gian xe nằm xưởng được tính từ lúc xe vào xưởng đến lúc xe ra xưởng Dưới đây là định mức thời gian xe nằm để bảo dưỡng và sửa chữa
Bảng 1.1 Định mức thời gian xe nằm để bảo dưỡng, sửa chữa
Loại xe BDN (giờ) BD1 (giờ) BD2 (ngày) SCTX (giờ) SCL (ngày)
Giới thiệu dòng xe TOYOTA CAMRY 2.0E 2016
Toyota là công ty đứng đầu thị trường ô tô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người Nhật Bản
Năm 1934 chiếc xe mẫu đầu tiên ra đời và được đưa vào sản xuất đại trà vào năm
1935 Ngày 28 tháng 8 năm 1937 công ty Toyota Motor Corporation chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ô tô
Toyota Camry là dòng xe sedan cỡ trung được hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng của Nhật Bản cung cấp cho thị trường quốc tế từ năm 1982 Camry ban đầu được phát triển dưới mô hình thân hẹp
Dòng xe Toyota Camry là đại diện tiêu biểu của nhóm phân khúc ô tô hạng trung cao cấp (D) rất được ưa chuộng tại Việt Nam Chiếc Toyota Camry được đánh giá là một chiếc ô tô hội tụ đủ 3 yếu tố: sang trọng, đáng tin cậy, độ an toàn cao Hiện nay các dòng xe Camry ở Việt Nam khá đa dạng
Hiện tại Toyota Camry 2016 đang được bán chính thức ở Việt Nam Theo các chuyên gia thì mẫu xe này tuy không được thay đổi quá nhiều so với “người tiền nhiệm” Nhưng ngoại thất xe đã được chau chuốt giúp xe hoàn thiện hơn Riêng phần động cơ thì được thay đổi hoàn toàn để có thể cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hiện nay trên thị trường
Mẫu xe này hiện đang được lắp ráp trực tiếp trong nước và có 3 phiên bản, đó là:
Bảng 1.2 Thông số xe Toyota Camry 2016
THÔNG SỐ XE TOYOTA CAMRY 2016
• Chiều dài cơ sở: 2775 mm
• Khoảng sáng gầm xe: 150 mm
• Bán kính quay vòng tối thiểu: 5.5 m
• Trọng lượng toàn tải: 2000 kg Động cơ
• Loại động cơ: 4 xylanh thẳng hàng, 16 van, DOHC, VVT-i kép, ACIS
• Dung tích công tác: 2494 cc
• Công suất tối đa: 133 (178)/6000 kW (Mã lực)/vòng/phút
• Mô men xoắn tối đa:
Hệ thống truyền động Cầu trước
Hộp số Chuyển số tự động 6 cấp
• Trước: Độc lập kiểu MacPherson với thanh cân bằng
• Sau: Độc lập 2 liên kết với thanh cân bằng
Vành & Lốp xe • Loại vành: Vành đúc
Hệ thống phanh • Trước: Đĩa thông gió
Tiêu chuẩn khí thải Euro 4
Phiên bản Toyota Camry 2.0E 2016 màu bạc với các đường gân dập nổi ở đầu xe tạo nên sự mạnh mẽ, khỏe khoắn cho xe Cụm đèn trước liền mạch với bộ lưới tản nhiệt mảnh cùng với điểm nhấn sang trọng là thanh mạ crom kéo dài sang hai bên
Hình 1.2 Hình dáng ngoài của Toyota camry 2.0E 2016
Toyota Camry 2.0E 2016 sở hữu nhiều tính năng an toàn bị động và chủ động Phiên bản 2016 nâng tổng số túi khí lên con số 7, 2 túi khí người lái và hành khách phía trước, 2 túi khí bên hông, túi khí đầu gối và 2 túi khí rèm Trang bị cảm biến lùi, tạo nên sự an toàn và bớt căng thẳng trong trường hợp quan sát chướng ngại vật khi lùi xe, đặc biệt là trên phố đông Đèn báo phanh khẩn cấp (ESS) sẽ nhấp nháy 2 lần/giây ở vận tốc trên 55 km/h khi người lái đạp phanh hơn 70%, nhằm cảnh báo nguy hiểm tới xe phía sau Xe trang bị hộp số tự động 6 cấp Phiên bản Camry 2.0E trang bị động cơ 2.0L với hệ thống điều phối van biến thiên thông minh mở rộng, đạt công suất cực đại 165 mã lực, mô-men xoắn tối đa 199 Nm
Bảng 1.3 Thông số kĩ thuật Toyota Camry 2.0E 2016
THÔNG SỐ KỸ THUẬT TOYOTA CAMRY 2.0E 2016
Khối lượng bản thân (kg): 1480 Động cơ 6AR-FSE: 165 hp, Mô men xoắn cực đại 199 Nm
Hệ dẫn động: Cầu trước
Vận tốc tối đa (km/h): 200
Mức tiêu hao nhiên liệu (l/km): 7.4/100 kích thước lốp: 215/60/R16 hệ thống treo: McPherson với thanh cân bằng
Dung tích bình xăng (lít): 70 Động cơ dung tích 6AR-FSE với công nghệ điều phối van biến thiên kép, hệ thống biến thiên chiều dài đường ống nạp góp phần giảm thiểu mức tiêu hao nhiên liệu Tăng công suất, giảm mức tiêu hao nhiên liệu, giảm thiểu khí thải và tiếng ồn
Hình 1.3 Động cơ 6AR-FSE trên toyota camry 2.0E 2016
Bảng 1.4 Thông số kỹ thuật động cơ 6AR-FSE
THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ 6AR-FSE
Hệ thống phun xăng trực tiếp D – 4s: gồm
1 kim phun trực tiếp và 1 kim phun gián tiếp trên mỗi xylanh
Công suất đầu ra (Hp/vòng/phút): 150 – 165/6500
Mômen xoắn cực đại (Nm/vòng/phút): 200/4600
Tỷ số nén: 12,7:1 Đường kính xylanh (mm): 86
Hệ thống tuần hoàn khí xả: Hệ thống tuần hoàn khí xả EGR đưa một phần khí xả vào buồn đốt
Dầu bôi trơn động cơ: 5W – 30
Tiêu chuẩn châu âu: EURO 4/5
Mức tiêu hao nhiên liệu (l/100 km)
Tuổi thọ động cơ (km): Khoảng 250 000
Dung tích chứa dầu bôi trơn (lít): 4.4
Hệ thống điều phối van biến thiên:
Hệ thống điều phối van biến thiên thông minh mở rộng VVT-iw cho van nạp
Hệ thống điều phối van biến thiên thông minh VVT-i cho van xả
Thân máy: Nhôm, 4 máy, thẳng hàng Đầu máy: Nhôm, 16 van
Giới thiệu hệ thống phanh trên toyota camry 2.0E 2016
1.3.1 Sơ lược hệ thống phanh trên ô tô:
Những chiếc xe hơi đầu tiên được sáng chế đã ghi nhận sự góp mặt của hệ thống phanh ô tô Đây là một trong những hệ thống không thể thiếu của ô tô được các nhà sản xuất không ngừng đầu tư phát triển Người lái có thể tự tin trên mọi hành trình khi phanh hoạt động trơn tru, hiệu quả
Phanh là thiết bị cơ học có chức năng hạn chế chuyển động của bánh xe bằng cách tạo ra ma sát Theo đó, hệ thống phanh khi hoạt động sẽ giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe theo chủ ý của lái xe, để đảm bảo sự an toàn cho người trong xe và những người xung quanh
Yêu cầu của hệ thống phanh ô tô được xác định dựa trên những cơ sở do các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn chuyển động của phương tiện giao thông Theo đó, hệ thống phanh ô tô đạt chuẩn cần đáp ứng những tiêu chí như sau:
− Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe, nghĩa là quãng đường phanh ngắn nhất trong điều kiện phanh đột ngột
− Thời gian phanh nhỏ nhất thích ứng các tình huống bất ngờ
− Gia tốc phanh chậm dần càng lớn mang lại hiệu quả phanh càng cao
− Phanh êm dịu, đảm bảo tính ổn định trong mọi trường hợp
− Điều khiển nhẹ nhàng, người lái không tốn nhiều sức khi sử dụng
− Đảm bảo việc phân bố mô men đều trên các bánh xe phù hợp với tải trọng lực bám
− Không bị hiện tượng bó phanh
− Thoát nhiệt tốt, nâng cao tuổi thọ của linh kiện trong hệ thống phanh
− Kết cấu gọn nhẹ, dễ chẩn đoán hư hỏng trong mọi điều kiện
− Có hệ số ma sát cao giữa trống phanh/đĩa phanh và má phanh, ổn định trong điều kiện sử dụng
− Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên các bánh xe
− Có khả năng phanh khi ô tô đứng yên trong khoảng thời gian dài
Hệ thống phanh là một hệ thống rất quan trọng trên ô tô, có rất nhiều loại hệ thống phanh được trang bị trên ô tô hiện nay như phanh chính, phanh dừng, phanh tang trống (phanh tăng bua), phanh đĩa… Theo đó hệ thống phanh được phân loại như sau:
− Hệ thống phanh dừng (phanh tay)
Theo kết cấu của cơ cấu phanh:
− Dẫn động thủy lực – khí nén
Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên ô tô:
Hệ thống phanh bao gồm hai phần chính:
− Cơ cấu phanh: được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra mômen hãm khi phanh
− Dẫn động phanh: dùng để truyền và khuếch đại lực điều khiển từ bàn đạp đến cơ cấu phanh
1.3.2 Hệ thống phanh trên dòng xe toyota camry 2.0E 2016:
Hệ thống phanh chính trên dòng xe toyora camry 2.0E 2016 là hệ thống phanh dẫn động thủy lực trợ lực trân không, hai dòng độc lập chéo nhau, cơ cấu phanh đĩa 4 bánh
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, hệ thống ổn định thân xe (cân bằng điện tử) VSC, kiểm soát lực kéo TRAC
Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng độc lập chéo nhau
Với hệ thống phanh thủy lực được bố trí dẫn động theo sơ đồ trên, việc đảm bảo an toàn được nâng cao Khi một dòng thủy lực bị rò rỉ dầu phanh, thì vẫn còn một dòng còn lại làm nhiệm vụ phanh, bố trí chéo nhau để đảm bảo khi mất một trong hai dòng thì phanh vẫn phân bổ được cả bánh trước và bánh sau
Hệ thống phanh dừng trên toyota camry 2.0E 2016 được bố trí ở các bánh xe phía sau, ở cơ cấu phanh đĩa phía sau ngoài phần dẫn động bằng thuỷ lực của phanh chính còn có thêm các chi tiết của cơ cấu phanh dừng Hệ thống dẫn động của cơ cấu phanh dừng của xe bao gồm: bàn đạp phanh dừng, các dây cáp và các đòn trung gian
Thông số hệ thống phanh trên toyota camry 2.0E 2016:
Bảng 1.5 Thông số kỹ thuật hệ thống phanh chính:
THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH CHÍNH
Chiều cao bàn đạp phanh (mm) 144.1 – 154.1
Khoảng tự do của bàn đạp phanh (mm) 1 – 6
Khe hở công tắc đèn phanh (mm) 0.5 – 2.5
Khoảng cách dự trữ bàn đạp từ sàn xe ở
Lớn hơn 63 Độ dày má phanh trước (mm) 12.0 Độ dày má phanh sau (mm) 10.0
Loại: Đường kính (inch): Đơn
Xylanh phanh (mm): 63.5 Đĩa phanh (đường kính – độ dày): 296 x 28
Xylanh phanh (mm): Đĩa phanh (đường kính – độ dày):
281 x 10 Bảng 1.6 Thông số kỹ thuật hệ thống phanh dừng:
THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH DỪNG
Hành trình bàn đạp phanh dừng tại 300 N 3 – 6 nấc Đường kính trong đĩa phanh sau (mm) 170 Độ dày má phanh guốc (mm) 2.0
Khe hở guốc phanh đỗ giữa guốc sau và cần đẩy (mm) Nhỏ hơn 0,35
HỆ THỐNG PHANH TRÊN TOYOTA CAMRY 2.0E 2016
Phần cơ khí hệ thống phanh
Trên dòng xe toyota camry 2.0E 2016, được trang bị xylanh phanh chính là xylanh kép, bàn đạp phanh chính loại hai liên kết, cơ cấu phanh đĩa có thông gió ở phía trước, cơ cấu phanh đĩa đĩa đặc ở phía sau kết hợp phanh dừng là phanh tang trống Hệ dẫn động phanh dừng sử dụng bàn đạp
Sơ đồ hệ thống phanh trên toyota camry 2.0E 2016:
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống phanh trên toyota camry 2.0E 2016
Cấu tạo của hệ thống phanh trên toyota camry 2.0E 2016:
Gồm có các bộ phận chính:
Bàn đạp phanh chính gồm: bàn đạp, cần đẩy, công tắc đèn phanh, lò xo hồi vị
Bàn đạp phanh này sử dụng kết cấu trong đó bàn đạp phanh và cần bàn đạp phanh được nối với nhau bằng một liên kết để thay đổi tỷ lệ cần
− Khi hành trình bàn đạp nhỏ hoặc trung bình, tỷ lệ đòn bẩy được tăng lên để giảm lực đạp
− Khi hành trình bàn đạp lớn, tỷ lệ đòn bẩy được giảm xuống để mang lại phản ứng bàn đạp rộng rãi
Hình 2.2 Bàn đạp phanh loại hai liên kết trên toyota camry 2.0E 2016
Nguyên lý làm việc: nguyên lý làm việc của bàn đạp phanh dựa trên nguyên lý của đòn bẩy, điểm tựa là điểm liên kết giữa bệ đỡ và bàn đạp phanh Khi tác dụng lực lên bàn đạp phanh, đẩy bàn đạp phanh đi xuống sàn xe, đầu còn lại sẽ đẩy cần đẩy ép bộ trợ lực và pít tông xylanh chính
Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh
Hình 2.3 Các bộ phận liên kết với bầu trợ lực phanh
Hình 2.4 Cấu tạo bầu trợ lực chân không
1 - Cần đẩy xylanh phanh chính 2 - Lò xo hồi vị 3 - Buồng áp suất chân không 4 - Màng trợ lực 5 - Pít tông đẩy 6 - Đĩa phản lực 7 - Van kép 8 - Thân van 9 - Bộ lọc không khí
10 - Cần đẩy từ bàn đạp phanh 11 - Đế van 12 - Buồng làm việc
Cấu tạo của bộ trợ lực chân không gồm hai phần chính: van phân phối và bầu trợ lực
Bộ trợ lực được bao kín bởi hai nửa vỏ bộ trợ lực, được chia làm hai phần bởi pít tông và màng trợ lực phần bên trái gọi là phần áp suất không đổi, phần bên phải gọi là phần áp suất thay đổi buồng áp suất không đổi được nối với đường ống nạp qua một van chân không một chiều van một chiều được thiết kế để cho khí đi từ bầu trợ lực đến họng nạp động cơ, không cho khí đi theo chiều ngược lại để tạo ra chân không
Van phân phối: bao gồm thân van là một phần của pít tông trợ lực và van điều khiển, các lò xo van và một số chi tiết khác
Bộ trợ lực chân không được kết nối với xylanh phanh chính bằng 2 bu lông Trên pít tông trợ lực có một ty đẩy có đai ốc điều chỉnh tì vào pít tông số 1 (pít tông sơ cấp của xylanh phanh chính) và một ty đẩy được kết nối với bàn đạp phanh một đầu còn lại liên kết với van không khí
Trạng thái chưa tác dụng lực:
Khi van khí đóng lại, áp suất trong buồng áp suất không đổi và áp suất trong buồng áp suất thay đổi trở nên bằng nhau và van điều khiển đóng lại
Hình 2.5 Các van ở trạng thái chưa tác dụng lực ở trạng thái này, cần đẩy bên phải được lò xo hồi vị của bàn đạp phanh kéo về bên phải nên đế van không khí áp sát van điều khiển và cửa van không khí bị đóng lại lúc đó, van điều khiển và đế van chân không tách rời nhau, cửa van chân không mở làm hai buồng thông nhau, do đó không có độ chênh lệch áp suất nên bộ trợ lực chưa làm việc
Trạng thái chịu tác dụng lực:
Hình 2.6 Các van ở trạng thái tác dụng lực
Khi tác dụng lực lên cần đẩy bên phải di chuyển sang trái đẩy van không khí di chuyển sang trái Van điều khiển bị các lò xo tác dụng lên cũng di chuyển sang trái, khi nắp van điều khiển áp sát đế van chân không thì cửa van chân không được đóng lại Cần đẩy vẫn tiếp tục đẩy van không khí về bên trái, trong khi đó van điều khiển đã đi hết hành trình nên đế van không khí bị tách khỏi nắp van điều khiển, làm cửa van không khí mở, không khí từ bên ngoài đi qua bộ lọc khí vào buồng áp suất thay đổi Lúc này, phần áp suất không đổi là áp suất chân không, phần áp suất thay đổi là áp suất khí trời, vì vậy có sự chênh lệch áp giữa 2 phần áp suất làm trợ lực đẩy pít tông sang trái Ty đẩy xylanh chính di chuyển sang trái đẩy pít tông số 1 (pít tông sơ cấp) của xylanh phanh chính, thực hiện quá trình trợ lực phanh
Trạng thái thôi tác dụng lực:
Khi thôi tác dụng lực, dưới tác dụng lực của lò xo hồi vị bàn đạp phanh đưa cần đẩy nối với bàn đạp phanh về vị trí ban đầu Lúc này ty đẩy mang van không khí sang phải, đế van không khí sẽ áp sát nắp van điều khiển để đóng cửa van không khí, sau đó nắp van điều khiển sẽ được tách khỏi đế van chân không để mở cửa van chân không Lò xo hồi đẩy pít tông trợ lực và van điều khiển trở về trạng thái khi chưa tác dụng lực
Một số dấu hiệu nhận biết bầu trợ lực phanh bị hỏng: pedal phanh cứng, nặng, bàn đạp phanh cao hơn bình thường, quãng đường phanh dài hơn
Bình chứa dầu phanh bao gồm nắp đậy, lọc, bầu chứa, công tắc cảnh báo mức dầu phanh
Hình 2.7 Cấu tạo bình chứa dầu phanh
Hình 2.8 Cấu tạo xylanh phanh chính
Cấu tạo của xylanh phanh chính: bao gồm hai pít tông, pít tông số 1 (gọi là pít tông sơ cấp) và pít tông số 2 (gọi là pít tông thứ cấp) ứng với mỗi khoang của pít tông trên xylanh đều có hai lỗ dầu: một lỗ bù và một lỗ nạp dầu
Một bình chứa dầu phanh được đặt chung lên xylanh phanh chính và có hai đường dẫn dầu riêng biệt đến hai khoang làm việc của 2 pít tông
Hai lò xo hồi có tác dụng đẩy hai pít tông về vị trí ban đầu khi thôi tác dụng lực lên bàn đạp phanh
Pít tông số 1 được chặn bởi vòng chặn và vòng hãm, còn pít tông số 2 được chặn bởi bu lông chặn bắt từ vỏ của xylanh Đối với hệ thống dẫn động phanh bằng dầu phanh 2 dòng độc lập chéo nhau, để đảm bảo sự chính xác khi hoạt động của hệ thống phanh, thì áp suất dầu phải được tạo ra như nhau ở cả 2 pít tông Vì thế lò xo hồi vị của pít tông số 1 được bắt vào cốc chặn lò xo, cốc này được bắt vào pít tông số 1 bằng bu lông nối (cần đẩy)
Lò xo của pít tông số 1 có độ cứng lắp ghép lớn hơn lò xo của pít tông số 2 để lớn hơn lực ma sát của pít tông số 2
Trạng thái chưa tác dụng lực: cả pít tông số 1 và 2 đều nằm vị trí tận cùng bên phải, cả 2 lỗ bù và cấp dầu của 2 pít tông đều được thông với các khoang trước và sau của mỗi pít tông
Trạng thái chịu tác dụng lực: đầu tiên pít tông số 1 chịu lực tác động đầu tiên và di chuyển sang trái, sau khi qua lỗ bù dầu thì áp suất bên trái pít tông số 1 bắt đầu tăng lên
Phần hệ thống ABS
Hệ thống kiểm soát lực phanh trong hệ thống phanh trên dong xe toyota camry 2.0E
2016 gồm có 3 phần: tín hiệu đầu vào, bộ xử lý, cơ cấu chấp hành
Tín hiệu đầu vào: các cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến độ lệch thân xe, cảm biến gia tốc xe
Bộ xử lý thông tin: nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ bánh xe, tín hiệu từ ECM điều khiển trung tâm để điều khiển các relay khiển van dầu phanh
Cơ cấu chấp hành: bộ motor điện điều khiển dầu phanh, các relay điều khiển van dầu phanh Có 6 đường ống dầu, gồm 2 đường dầu vào từ xylanh phanh chính và 4 đường dầu ra đến 4 xylanh phanh ở bốn bánh xe Các van dầu có tác dụng điều chỉnh áp lực phanh trong quá trình ABS hoạt động Bơm được sử dụng để khôi phục lại áp suất dầu sau khi van giải phóng dầu
Bộ chấp hành bao gồm các solenoid điều khiển van dầu, các bơm, motor điều khiển bơm, các đường dầu phanh…
Hình 2.18 Đường ống dầu vào bộ chấp hành
Bộ kiểm soát lực phanh trên dòng xe toyota camry 2.0E 2016 bao gồm: 10 van điện từ, 1 động cơ dẫn động bơm, 2 bơm, 2 van điều chỉnh áp suất, 2 bình chứa và 1 cảm biến áp suất xylanh chính
Sơ đồ đường dầu trong bộ chấp hành ABS:
Sơ đồ đường dầu trong bộ chấp hành
Hệ thống kiểm soát lực phanh (ABS với EBD, BA, TRAC và VSC) của toyota camry 2.0E 2016 có các chức năng sau:
Bảng 2.1 Chức năng của hế thống kiểm soát lực phanh trên toyota camry 2.0E 2016
Hệ thống ABS giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh gấp hoặc khi phanh trên bề mặt trơn trượt
(Electronic Brake force Distribution) Điều khiển EBD sử dụng ABS, thực hiện phân bổ lực phanh thích hợp giữa bánh trước và bánh sau phù hợp với điều kiện lái xe
Ngoài ra, trong quá trình phanh vào cua, nó cũng kiểm soát lực phanh của bánh xe bên phải và bên trái, giúp duy trì hoạt động của xe
Mục đích chính của trợ lực phanh là cung cấp lực phanh phụ để hỗ trợ người lái không thể tạo ra lực phanh lớn trong quá trình phanh khẩn cấp, do đó giúp tăng hiệu suất phanh của xe
Hệ thống TRAC giúp ngăn các bánh dẫn động bị trượt nếu người lái đạp ga quá mạnh khi khởi hành hoặc tăng tốc trên bề mặt trơn trượt
Hệ thống VSC giúp ngăn xe trượt ngang do bánh trước trượt mạnh hoặc bánh sau trượt mạnh khi vào cua
Khi hệ thống điều khiển phanh được kích hoạt, bàn đạp phanh có thể bị rung, đây là hiện tượng bình thường của hệ thống đang hoạt động và không được coi là sự cố
Hình 2.20 Sơ đồ xử lý thông tin trên hệ thống kiểm soát lực phanh
Nguyên lý làm việc của hệ thống ABS trên toyota camry 2.0E 2016:
Trên toyota camry 2.0E 2016 được trang bị hệ thống ABS 4 kênh, 4 cảm biến Mỗi bánh xe sẽ có một cảm biến và một đường dầu riêng biệt với nhau
Khi cảm biến tốc độ bánh xe nhận biết được tốc độ ở mỗi bánh xe giảm đột ngột, điều đó có nghĩa là một hoặc các bánh xe đang bị hãm
Khi một hoặc các bánh xe bị hãm sẽ gây ra tình trạng mất kiểm soát
Khi nhận được tín hiệu giảm tốc đột ngột từ cảm biến tốc độ bánh xe gửi tới, ECU của hệ thống ABS sẽ điều khiển các relay giải phóng áp lực dầu, giảm lực tác động vào xylanh phanh, làm cho bánh xe không bị bó cứng
Hệ thống EBD trên toyota camry 2.0E 2016:
Việc phân phối lực phanh trước đây được thực hiện bằng cơ học, nay được thực hiện dưới sự điều khiển điện của ECU kiểm soát trượt, giúp điều khiển chính xác lực phanh phù hợp với điều kiện lái của xe
Phân phối lực phanh bánh trước/sau:
Nếu phanh được áp dụng trong khi xe đang di chuyển thẳng về phía trước, việc chuyển đường sẽ làm giảm tải trọng tác dụng lên bánh sau ECU của hệ thống ABS xác định tình trạng này thông qua các tín hiệu từ cảm biến tốc độ và bộ chấp hành điều chỉnh sự phân bổ lực phanh của bánh sau để điều khiển tối ưu
Ví dụ, lực phanh tác dụng lên bánh sau trong quá trình phanh thay đổi tùy theo xe có tải hay không Lực phanh tác dụng lên bánh sau cũng thay đổi tùy theo mức độ giảm tốc
Nhờ đó, sự phân bổ lực phanh ra bánh sau được điều khiển tối ưu nhằm tận dụng hiệu quả lực phanh của bánh sau trong các điều kiện này
Phân phối Lực phanh Bánh xe Phải/Trái (Khi Phanh vào cua):
Khi đạp phanh trong khi xe đang vào cua, tải trọng tác dụng lên bánh xe bên trong sẽ giảm xuống bánh xe bên ngoài sẽ tăng lên
ECU hệ thống ABS xác định tình trạng này bằng các tín hiệu từ cảm biến tốc độ và bộ truyền động phanh điều chỉnh lực phanh để kiểm soát tối ưu sự phân bổ lực phanh đến bánh xe bên trong và bánh xe bên ngoài
Dựa trên tín hiệu nhận được từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe, ECU hệ thống ABS sẽ tính toán tốc độ và gia tốc của từng bánh xe, đồng thời kiểm tra tình trạng trượt của bánh xe Và tùy theo tình trạng trượt, ECU điều khiển van chỉnh áp và van giảm áp để điều chỉnh áp suất dầu vào từng xylanh bánh xe theo 3 chế độ: chế độ giảm áp, giữ áp và tăng áp
Hệ thống hỗ trợ lực phanh kết hợp với ABS giúp cải thiện hiệu suất phanh của xe
Hệ thống hỗ trợ lực phanh hiểu việc nhấn nhanh bàn đạp phanh là phanh khẩn cấp và bổ sung lực phanh được áp dụng nếu người lái đạp chưa đủ mạnh trên bàn đạp phanh Trong những trường hợp khẩn cấp, người lái xe, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm, thường hoảng loạn và không đạp đủ lực lên bàn đạp phanh Một tính năng chính của hệ thống hỗ trợ lực phanh là thời gian và mức độ hỗ trợ lực phanh được thiết kế để giúp đảm bảo rằng người lái xe không nhận thấy điều gì bất thường về hoạt động phanh Khi người lái cố tình thả lỏng bàn đạp phanh, hệ thống sẽ giảm mức hỗ trợ mà nó cung cấp Dựa trên các tín hiệu từ cảm biến áp suất xylanh chính, ECU của ABS sẽ tính toán tốc độ và mức độ đạp phanh, sau đó xác định ý định của người lái để thực hiện phanh khẩn cấp Nếu ECU của ABS xác định rằng người lái có ý định phanh khẩn cấp, thì hệ thống sẽ kích hoạt cơ cấu chấp hành phanh để tăng áp suất dầu phanh, giúp tăng lực phanh
TRÌNH THÁO – LẮP HỆ THỐNG PHANH TOYOTA CAMRY 2.0E 2016
Các công việc trước và sau khi tiến hành quy trình bảo dưỡng và sửa chửa
Các công việc trước khi tiến hành quy trình bảo dưỡng và sửa chửa:
Khi tiếp nhận xe, cần phải chuẩn bị một số công việc trước khi bắt đầu tiến hành quá trình bảo dưỡng và sửa chữa Một số công việc cần chuẩn bị như sau:
− Tiếp nhận xe: bọc ghế, vô lăng, cần số, để tấm lót chân của để tránh làm trầy xước hoặc bẩn xe
Hình 3.1 Bọc áo ghế, vô lăng, cần số và lót tấm để chân
− Đưa xe vào cầu nâng (4 hoặc 2 trụ) để kiểm tra tình trạng của gầm xe và khoang máy
− Khi đưa xe vào cầu 2 trụ, chú ý canh cho xe vào giữa 2 trụ để đảm bảo xe được cân bằng, không lệch về bên nào để đảm bảo an toàn cho con người và phương tiện
− Khi đảm bảo xe nằm giữa 2 trụ cần kiểm tra, đưa tay cầu vào các gối đệm dưới gầm xe, nếu không đều đưa xe ra và tiến hành canh xe lại cho đảm bảo an toàn
− Khi đưa tay cầu vào gầm xe, nên để gối phần tay đỡ đầu xe cao hơn phần tay sau để đảm bảo phân bố trọng lượng của xe lên tay cầu
Hình 3.2 Đưa tay câu vào các gối dưới gầm xe với cầu 2 trụ
Khi lên cầu và làm việc, cần chú ý đưa các con đội đỡ vào phần gầm cầu để đảm bảo an toàn cho các kỹ thuật viên khi làm việc
Hình 3.3 Dùng các con đội đỡ phần gầm xe
Khi đưa xe lên cầu 4 trụ, chú ý canh đều xe lên 2 mâm của cầu, canh đều chiều dài của xe khi lên cầu tránh phân bố trọng lượng không đều lên cầu Dùng gối đỡ cao su chèn bánh xe tránh xe di chuyển khi vận hành cầu 4 trụ và đảm bảo khi lên cầu xong phải trả về số P và kích hoạt phanh dừng
Khi vận hành cầu 4 trụ, chú ý phải lock hết 4 trụ tránh tình trạng lock thiếu trụ gây sập trụ Chú ý hơi khi sử dụng trụ, áp suất hơi nén phải đủ lớn để đẩy các lock trụ, tránh tình trạng mất an toàn khi vận hành
− Trước khi bắt đầu bảo dưỡng phải vào cầu đúng vi trí đã quy định, phải phủ vè xung quanh buồng động cơ tránh làm trầy xước xe trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa
Hình 3.4 Bọc vè xung quanh khoang động cơ
− Phải hút sạch hoặc lau hết bụi bẩn trong buồng động cơ trước khi tiến hành bảo dưỡng trong buồng động cơ
− Khi tháo lắp các chi tiết cần sử dụng dụng cụ đặc biệt, cần sử dụng đúng dụng cụ để không gây hư hại cho chi tiết Các dụng cụ đo cũng phải được chuẩn bị khi có yêu cầu Khi sửa chữa cần xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân của sự cố để quyết định mức độ tháo hệ thống Khi cần tháo chi tiết hoặc cụm chi tiết phức tạp, có nhiều chi tiết nhỏ lẻ cần phải tra cứu số hướng dẫn sửa chữa để có thứ tự tháo lắp đúng trình tự Khi tháo ra cần xắp xếp các chi tiết theo đúng trình tự tháo để tạo thuận tiện khi lắp ráp lại
− Khi tháo, mỗi chi tiết được tháo ra cần được kiểm tra kỹ lưỡng xem có dấu hiệu bị hư hại, biến dạng, chảy dầu hoặc các hư hại khác trước khi tháo đến chi tiết tiếp theo Tất cả các chi tiết được tháo ra phải được sắp xếp gọn gàng, đúng trình tự Tất cả các chi tiết trước khi được lắp ráp lại cần được rửa sạch bằng dung dịch rửa thích hợp, lau khô, thổi khí nén cho sạch bụi tại các khe kẽ
Các công việc sau khi tiến hành quy trình bảo dưỡng và sửa chửa:
Sau khi hoàn tất các hạng mục bảo dưỡng và sửa chữa, cần tiến hành một số công việc sau:
− Đưa xe vào các khoang rửa để vệ sinh xe sau quá trình bảo dưỡng và sửa chữa
Hình 3.5 Vệ sinh xe sau khi bảo dưỡng và sửa chữa
− Tiến hành bơm hơi, siết lực lại đai ốc các bánh xe
Hình 3.6 Siết lực bánh xe.
Quy trình tháo – lắp hệ thống phanh trên TOYOTA CAMRY 2.0E 2016
3.2.1 Quy trình tháo – lắp bàn đạp phanh:
Các bộ phần cần tháo trước khi tháo bàn đạp phanh:
Bước.1 Ngắt kết nối đầu nối công tắc đèn phanh và tháo 2 kẹp
Bước.2 Tháo lò xo hồi vị bàn đạp phanh
Bước.3 Tháo chốt cần đẩy bàn đạp phanh: tháp chốt hãm và chốt cần đẩy bàn đạp phanh
Bước.4 Tháo khung đỡ bàn đạp phanh:
− Ngắt kết nối đầu nối công tắc đèn phanh
− Tháo bu-lông, 4 đai ốc và bộ phận đỡ bàn đạp phanh
Bước.5 Tháo công tắc đèn phanh: Nới lỏng đai ốc khóa và tháo công tắc đèn phanh Bước.6 Tháo bàn đạp phanh
Bước.7 Tháo đệm công tắc đèn phanh
Bước.1 Lắp đệm công tắc đèn phanh
Bước.2 Lắp bàn đạp phanh
Bước.3 Lắp công tắc đèn phanh: Lắp công tắc đèn dừng bằng đai ốc khóa
Bước.4 Lắp khung đỡ bàn đạp phanh:
− Lắp giá đỡ bàn đạp phanh bằng bulông và 4 đai ốc
− Lực xiết: Bulông: 20 N.m (204 kgf.cm)
− Gắn các giắc nối công tắc đèn phanh
Bước.5 Lắp chốt cần đẩy bàn đạp phanh và chốt hãm:
LƯU Ý: bôi mỡ bò lên các vùng làm việc
Bước.6 Lắp lò xo hồi vị bàn đạp phanh
Bước.7 Kiểm tra và điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh
Bước.8 Kiểm tra khoảng tự do bàn đạp phanh
Bước.9 Kiểm tra khoảng dự trữ bàn đạp phanh
3.2.2 Quy trình tháo – lắp xyanh phanh chính:
Cấu trúc của xylanh chính luôn đẩy pít-tông ra ngoài, vì vậy chú ý những điều sau:
− Xylanh phanh chính yêu cầu xử lý cẩn thận Không để xylanh phanh chính chịu bất kỳ tác động nào, chẳng hạn như bị rơi Không sử dụng lại xylanh phanh chính đã bị rơi
− Không làm trầy xước hoặc làm hỏng bề mặt của pít-tông Để xylanh phanh chính hoạt động chính xác, tất cả các bề mặt làm việc không được có bất kỳ hư hỏng nào
− Không kéo pít-tông xylanh phanh chính ra
− Đảm bảo giải phóng chân không khỏi bộ trợ lực phanh (bằng cách tháo ống chân không) trước khi tháo xylanh phanh chính ra khỏi bộ trợ lực phanh
− Khi lắp xylanh phanh chính, hãy tháo các bộ phận bảo vệ pít-tông và cửa xả Quy trình tháo:
Các bộ phận cần tháo trước khi tháo xylanh phanh chính:
Dừng động cơ và nhấn bàn đạp phanh nhiều lần cho đến khi không còn chân không trong bộ trợ lực phanh
Nếu dầu phanh rò rỉ trên bất kỳ bề mặt sơn nào, hãy rửa sạch hoặc loại bỏ hoàn toàn dầu phanh
Bước.2 Tháo cụm xylanh phanh chính:
− Tháo giắc cắm cảnh báo mức dầu phanh
− Dùng cờ lê đai ốc 10 mm ngắt 2 ống dầu phanh ra khỏi xylanh phanh chính
− Tháo 2 đai ốc, đường dẫn ống phanh trước, vòng cao su và cụm xylanh phanh chính
Bước.3 Tháo nắp bình chứa dầu phanh: kéo nắp đậy bình chứa dầu phanh ra
Bước.4 Tháo lọc bình chứa dầu phanh: kéo bộ lọc bình chứa dầu phanh ra
Bước.5 Tháo bình chứa dầu phanh ra khỏi xylanh phanh chính: tháo 2 vòng đệm cao su xylanh chính
Bước.1 Lắp bình chứa dầu phanh vào xylanh phanh chính:
− Tra mỡ lên các vòng đệm của bình chứa xylanh phanh chính
− Lắp 2 vòng đệm bình chứa dầu phanh vào hệ thống phụ của bình chứa dầu phanh
Bước.2 Lắp lọc bình chứa dầu phanh
Bước.3 Lắp nắp đậy bình chứa dầu phanh
Bước.4 Kiểm tra và điều chỉnh cần đẩy xylanh phanh chính
Bước.5 Lắp cụm xylanh phanh chính vào bầu trợ lực phanh:
− Lắp xylanh phanh chính bằng 2 đai ốc Lực siết: 13 N.m (130 kgf.cm)
− Sử dụng cờ lê đai ốc 10 mm và kết nối 2 ống dầu vào xylanh phanh chính
− Kết nối đầu nối công tắc cảnh báo mức dầu phanh
Bước.6 Đổ đầy bình chứa dầu phanh
Bước.7 Xả gió xylanh phanh chính
Bước.8 Xả gió trên đường dầu phanh
Bước.9 Kiểm tra mức dầu phanh trong bình chứa
Bước.10 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
Bước.11 Lắp lại các bộ phận đã tháo trước khi tháo xylanh phanh chính
3.2.3 Quy trình tháo – lắp bầu trợ lực phanh:
Các bộ phần cần tháo trước khi tháo bầu trợ lực phanh:
LƯU Ý: Rửa sạch dầu phanh ngay lập tức nếu nó tiếp xúc với bề mặt sơn
Bước.2 Ngắt kết nối vòi chân không
Bước.3 Tháo cụm xylanh phanh chính
− Tháo bu-lông và tách ống chân không ra khỏi giá đỡ ống chân không
− Dùng kìm mở cổ dê nới lỏng cổ dê và tháo ống chân không khỏi bộ trợ lực phanh Bước.4 Tháo lò xo hồi vị bàn đạp phanh
Bước.5 Tháo chốt cần đẩy bàn đạp phanh: tháo chốt hãm và chốt cần đẩy bàn đạp phanh
Bước.6 Tháo cần đẩy chữ U: Nới lỏng đai ốc khóa và tháo cần đẩy chữ U
Bước.7 Tháo giá đỡ bộ trợ lực phanh:
− Kéo bộ trợ lực phanh ra
Bước.8 Tháo tấm đệm của giá đỡ bộ trợ lực phanh
Bước.1 Lắp tấm đệm của giá đỡ bộ trợ lực phanh: Lắp tấm đệm giá đỡ trợ lực phanh vào bộ trợ lực phanh
Bước.2 Lắp bộ trợ lực phanh: Lắp bộ trợ lực phanh bằng 4 đai ốc lực siết 13N.m
Bước.3 Lắp cần đẩy chữ U: lắp cần đẩy chữ U và đai ốc khóa
Bước.4 Lắp chốt cần đẩy bàn đạp phanh: lắp chốt cần đẩy bàn đạp phanh và chốt hãm, bôi mỡ lên các cùng làm việc
Bước.5 Lắp lò xo hồi vị bàn đạp phanh
Bước.6 Lắp ống chân không:
− Lắp ống chân không và giá đỡ ống chân không vào khung xe với một bu lông Lực siết: 5.4 N.m (55 kgf.cm)
− Nối ống chân không với bộ trợ lực phanh bằng cổ dê
Bước.7 Lắp xylanh phanh chính
Bước.8 Đổ dầu phanh vào bình chứa dầu phanh
Bước.9 Xả gió xylanh phanh chính
Bước.10 Xả gió đường dầu phanh
Bước.11 Kiểm tra mức dầu phanh trong bình chứa
Bước.12 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
Bước.13 Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh
3.2.4 Quy trình tháo – lắp cơ cấu phanh trước
Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh trước bên phải cũng tương tự như cơ cấu phanh trước bên trái
Bước.1 Tháo bánh xe trước
Bước.2 Xả hết dầu phanh
LƯU Ý: Rửa sạch dầu phanh ngay lập tức nếu nó tiếp xúc với bề mặt sơn
Bước.3 Tháo ống mềm dẫn dầu phanh:
− Tháo bu-lông và tách ống mềm phanh trước và cảm biến tốc độ ra khỏi bộ giảm xóc
− Không làm cong hoặc làm hỏng ống dầu phanh
− Không để bất kỳ vật lạ nào như bụi bẩn lọt vào ống phanh từ các điểm nối
− Tháo bu-lông nối, ống mềm phanh trước và miếng đệm
Bước.4 Tháo xylanh phanh: Tháo 2 bu lông và xylanh phanh đĩa
Bước.5 Tháo bộ má phanh trước: tháo 2 má phanh với tấm chống ồn
Bước.6 Tháo tấm chống ồn má phanh:
− Tháo tấm chống ồn của mỗi bên 2 má phanh
− Sử dụng tuốc nơ vít, tháo chỉ báo mòn ra khỏi mỗi 2 má phanh
Bước.7 Tháo tấm đỡ má phanh
Bước.8 Tháo chốt trượt xylanh phanh: Tháo 2 chốt trượt xylanh ra khỏi giá đỡ xylanh phanh đĩa
Bước.9 Tháo bạc lót chốt trượt xylanh phanh
Bước.10 Tháo chụp bụi của chốt trượt xylanh phanh
Bước.11 Tháo giá đỡ xylanh phanh: Tháo 2 bu lông và giá đỡ xylanh phanh đĩa
Bước.12 Tháo cao su chắn bụi và vòng hãm cao su chắn bụi: Sử dụng tuốc nơ vít, tháo vòng hãm và cao su chắn bụi
LƯU Ý: Cẩn thận để không làm hỏng pít-tông và xylanh phanh
Bước.13 Tháo pít-tông xylanh phanh:
− Chuẩn bị một tấm gỗ để giữ các pít-tông
− Đặt tấm gỗ dưới pít-tông và cụm xylanh phanh đĩa
− Dùng súng khí nén để đẩy pít-tông ra khỏi xylanh phanh đĩa
− Không đặt ngón tay trước pít-tông khi sử dụng khí nén
− Không làm văng dầu phanh
Bước.14 Tháo phớt pít tông
− Sử dụng tuốc nơ vít, tháo phớt pít-tông phanh
− Không làm hỏng bên trong xylanh hoặc rãnh xylanh
− Băng đầu tuốc nơ vít trước khi sử dụng
Bước.15 Tháo nắp cao su ốc xả gió xylanh phanh
Bước.16 Tháo ốc xả gió xylanh phanh
− Dánh dấu trên đĩa phanh và trên trục bánh xe
− Căn chỉnh các dấu đã đánh trên đĩa và trục bánh xe sao cho trùng
LƯU Ý: Khi thay đĩa mới, chọn vị trí cài đặt mà đĩa có độ đảo tối thiểu
Bước.2 Lắp nhẹ ốc xả gió vào xylanh phanh
Bước.3 Lắp nắp cao su ốc xả gió
Bước.4 Lắp phớt pít tông phanh
− Bôi mỡ lên phớt pít-tông mới
− Lắp phớt vào xylanh phanh
Bước.5 Lắp vòng hãm và cao su chắn bụi xylanh phanh
− Bôi mỡ vào cao su chắn bụi xylanh phanh chính, lắp cao su chắn bụi vào xylanh phanh chính
− Lắp vòng cao su chắn bụi vào rãnh của xylanh
− Dùng tuốc nơ vít, lắp vòng hãm cao su chắn bụi vào xylanh phanh
LƯU Ý: không làm trầy, rách cao su chắn bụi
Bước.6 Lắp pít-tông phanh
− Bôi mỡ lên pít tông phanh
− Lắ pít-tông phanh vào xylanh phanh
− Không vặn mạnh pít-tông vào trong xylanh phanh
− Đẩy pít tông vào hết hành trình để cao su chắn bụi vào rãnh trên pít tông phanh
Bước.7 Lắp giá đỡ xylanh phanh: Lắp giá đỡ xylanh phanh đĩa bằng 2 bu lông Lực siết: 107 N.m (1,090 kgf.cm)
Bước.8 Lắp chụp bụi chốt trượt xylanh phanh
− Bôi mỡ vào 2 đầu của chụp bụi chốt trượt mới
− Lắp 2 chụp bụi chốt trượt vào giá đỡ xylanh phanh
− Bôi mỡ vào bề mặt làm việc của 2 chốt trượt xylanh phanh
− Lắp bạc lót chốt trượt xylanh
− Lắp 2 chốt trượt xylanh phanh vào giá đỡ xylanh phanh
Bước.10 Lắp giá đỡ má phanh
Bước.11 Lắp các tấm chống ồn
− Lắp 2 tấm chống ồn vào 2 má phanh
− Khi thay thế các má phanh bị mòn, các miếng tấm chống ồn phải được thay thế cùng với các má phanh
− Lắp đặt các tấm chỉ báo độ mòn của má phanh theo đúng vị trí và hướng
− Tra mỡ phanh đĩa vào bên trong mỗi tấm chống ồn
− Đảm bảo rằng mỡ không được bôi lên bề mặt ma sát
− Lắp tấm chỉ báo độ mòn của má phanh vào 2 má phanh
− Lắp đặt các chỉ báo độ mòn của miếng đệm vào đúng vị trí và hướng
− Lắp đặt 2 má phanh vào giá đỡ xylanh phanh sao cho tấm chỉ báo độ mòn của má phanh hướng lên trên
− Không được có dầu hoặc mỡ bám vào bề mặt ma sát của má phanh và đĩa phanh Bước.13 Lắp xylanh phanh: lắp xylanh phanh với 2 bu lông
Bước.14 Lắp ống mềm dẫn dầu phanh
− Lắp một tấm đệm mới vào đầu ống mềm dẫn dầu phanh
− Kết nối ống mềm phía trước và cảm biến tốc độ với bộ giảm xóc bằng bu lông LƯU Ý:
− Khi lắp ống mềm phía trước và cảm biến tốc độ, giá đỡ phải hướng về phía bên ngoài xe
− Nối ống phanh với ống mềm phanh trước
− Không làm cong hoặc làm hỏng ống phanh
− Không để bất kỳ vật lạ nào như bụi bẩn lọt vào ống phanh từ các điểm nối
− lắp ống mềm phanh trước bằng phe gài
− Khi lắp ống mềm phanh trước hạn chế tối đa việc xoắn ống
− Cài đặt phe gài càng sâu càng tốt
Bước.15 Châm đầy bình chứa dầu phanh
Bước.16 Xả gió xylanh phanh chính
Bước.17 Xá gió đường ống dầu phanh
Bước.18 Kiểm tra mức dầu phanh
Bước.19 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
3.2.5 Quy trình tháo – lắp cơ cấu phanh sau:
Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh sau bên phải cũng tương tự như cơ cấu phanh sau bên trái
− Rửa sạch dầu phanh ngay lập tức nếu nó tiếp xúc với bề mặt sơn
Bước.3 Tháo ống mềm dẫn dầu ra hỏi xylanh phanh:
− Tháo bu-lông nối, ống mềm phanh sau và tấm đệm
− Tháo bu-lông và tách ống mềm phanh sau
− Tách bu lông ống dầu phanh trong khi giữ ống mềm dẫn dầu phanh bằng cờ lê LƯU Ý:
− Không làm cong hoặc làm hỏng ống dầu phanh
− Không để bất kỳ vật lạ nào như bụi bẩn lọt vào ống phanh từ các điểm nối
− Tháo bu lông liên kết và miếng đệm ra khỏi cụm xylanh phanh đĩa sau, sau đó ngắt kết nối ống mềm
Bước.4 Tháo chốt trượt xylanh phanh
− Giữ 2 chốt trượt xylanh phanh đĩa và tháo 2 bu lông và cụm xylanh phanh đĩa sau
− Tháo 2 chốt trượt ra khỏi giá đỡ xylanh phanh
Bước.5 Tháo xylanh phanh: Nhấc xylanh phanh lên và tháo xylanh phanh
Bước.6 Tháo má phanh: tháo 2 má phanh với tấm chống ồn má phanh
Bước.7 Tháo tấm chống ồn má phanh khỏi má phanh: Tháo 2 tấm chống ồn má phanh và chỉ báo độ mòn của má phanh ra khỏi mỗi 2 má phanh
Bước.8 Tháo các tấm dẫn hướng má phanh
Bước.9 Tháo các cao su chụp bụi của chốt trượt xylanh phanh
Bước.10 Tháo giá đỡ xylanh phanh: tháo 2 bu lông nối giá đỡ xylanh phanh với moay ơ bánh xe và tháo giá đỡ xylanh phanh
Bước.11 Tháo chắn bụi xylanh phanh: dùng tuốc nơ vít, tháo vòng hãm và cao su chắn bụi xylanh phanh
Bước.12 Tháo pít-tông xylanh phanh:
− Chuẩn bị một tấm gỗ để giữ các piston phanh
− Đặt tấm gỗ dưới pít-tông phanh và cụm phụ xylanh phanh đĩa sau
− Dùng súng khí nén để tháo pít-tông ra khỏi xylanh phanh đĩa
− Không đặt ngón tay trước pít-tông khi sử dụng khí nén
− Không làm văng dầu phanh
Bước.13 Tháo vòng phớt pít-tông xylanh phanh:
− Sử dụng tuốc nơ vít, tháo vòng phớt piston ra khỏi xylanh phanh
LƯU Ý: Không làm hỏng bên trong xylanh hoặc rãnh xylanh
Bước.14 Tháo cao su chụp bụi ốc xả gió
Bước.15 Tháo ốc xả gió
Bước.16 Tháo đĩa phanh: đánh dấu lên đĩa phanh và trục bánh xe, tháo đĩa phanh Quy trình lắp:
Bước.1 Lắp đĩa phanh: lắp đĩa phanh trùng với dấu đã ghi, lắp đĩa phanh
LƯU Ý: Khi thay đĩa mới, hãy chọn vị trí cài đặt mà đĩa có độ đảo tối thiểu
Bước.2 Lắp tạm ốc xả gió xylanh phanh
Bước.3 Lắp cau su chụp bụi ốc xả gió
Bước.4 Lắp vòng phớt pít tông:
− Bôi mỡ lên vòng phớt pít tông
− Lắp vòng phớt vào xylanh phanh
Bước.5 Lắp cao su chắn bụi xylanh phanh
− Bôi mỡ lên cao su chắn bụi mới
− Lắp cao su chắn bụi vào xylanh phanh
− Lắp vòng hãm cao su chắn bụi
LƯU Ý: Không làm trầy, rách cao su chắn bụi
Bước.6 Lắp pít-tông xylanh phanh:
− Bôi mỡ lên pít-tông xylanh phanh
− Lắp pít-tông vào xylanh phanh
− Đẩy hết hành trình của pít-tông để cao sú chắn bụi vào rãnh trên pít-tông
LƯU Ý: Không vặn mạnh pít-tông trong xylanh phanh đĩa
Bước.7 Lắp giá đỡ xylanh phanh: lắp giá đỡ xylanh phanh bằng 2 bu lông
Bước.8 Lắp cao su chắn bụi của chốt trượt xylanh phanh: bôi mỡ vào 2 đầu của cao su chắn bụi
Bước.9 Lắp chốt trượt xylanh phanh: bôi mỡ lên bề mặt làm việc
Bước.10 Lắp các tấm dẫn hướng má phanh vào giá đỡ xylanh phanh
Bước.11 Lắp các tấm chống ồn má phanh:
− Phủ mỡ lên cả hai mặt của tấm chống ồn má phanh
− Lắp 2 tấm chống ồn lên má phanh
− Lắp 2 tấm chỉ báo độ mòn của má phanh vào mỗi 2 má phanh
− Khi thay thế các má phanh bị mòn, các tấm chống ồn má phanh phải được thay thế cùng với các má phanh
Bước.12 Lắp má phanh vào giá đỡ xylanh phanh
LƯU Ý: Không được có dầu hoặc mỡ trên bề mặt ma sát của má phanh và đĩa
Bước.13 Lắp xylanh phanh: lắp cụm xylanh phanh vào giá đỡ xylanh phanh bằng 2 bulông chốt trượt
Bước.14 Gắn ống dầu vào xylanh phanh
− Nối ống mềm dẫn dầu phanh sau với bu-lông nối và một tấm đệm mới
− Lắp ống mềm phanh sau với phe gài
− Khi lắp đặt ống mềm phanh sau hạn chế tối đa việc xoắn ống mềm
− Cài đặt phe gài càng sâu càng tốt
− Nối ống dầu phanh với ống mềm dầu phanh sau
− Không làm cong hoặc làm hỏng ống phanh
− Không để bất kỳ vật lạ nào như bụi bẩn lọt vào ống phanh từ các điểm nối
− Kết nối ống mềm phía sau và cảm biến tốc độ với bộ giảm xóc bằng bu lông
− Khi lắp đặt ống mềm phía sau và cảm biến tốc độ, giá đỡ phải hướng về phía bên ngoài xe
Bước.15 Châm dầu phanh vào bình chứa
Bước.16 Xả gió xylanh phanh chính
Bước.17 Xả gió đường ống phanh
Bước.18 Kiểm tra mức dầu phanh trong bình chứa
Bước.19 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
Bước.20 Lắp bánh xe phía sau Lực siết: 103 N.m (1050 kgf.cm)
3.2.6 Quy trình tháo – lắp cảm biến ABS:
Quy trình tháo – lắp cảm biến ABS phía trước:
Quy trình tháo – lắp đối với bên trái tương tự như quy trình tháo – lắp bên phải Quy trình tháo:
Bước.1 Tháo bánh xe phía trước
Bước.2 Tháo tấm chắn bùn
Bước.3 Tháo cảm biến tốc độ bánh xe phía trước:
− Ngắt giắc nối điện cảm biến tốc độ bánh xe
− Tháo 2 bu lông kẹp giữ bó dây cảm biến trên khung xe và bộ giảm chấn
Bước.4 Tháo bu lông giữ và cảm biến tốc độ bánh xe ra ngoài
− Không dính keo hoặc vật lạ trên đầu cảm biến
Bước.1 Lắp cảm biến tốc độ bánh xe bằng bu lông giữ
LƯU Ý: Phải đảm bảo bề mặt cảm biến luôn sạch sẽ
Bước.2 Lắp các kẹp bó dây cảm biến bằng 2 bu lông ”A” và “B” vào thân xe và giảm xóc
Bước.3 Cắm giắc nối cảm biến tốc độ bánh xe
Bước.4 Lắp tấm chắn bùn
Bước.6 Kiểm tra tín hiệu cảm biến ABS
Quy trình tháp – lắp cảm biến ABS phía sau:
Bước.1 Tháo bánh xe phía sau
Bước.2 Ngắt kết nối dây cảm biến ABS:
Bước.5 Tháo moay ơ và ổ lăn bánh xe: tháo 4 bu lông giữ và moay ở và ổ lăn bánh xe ra ngoài
Bước.6 Tháo cảm biến ABS:
− Gắn moay ơ bánh sau vào bàn kẹp
− Thay thế cụm moay ơ nếu nó bị rơi hoặc bị va đập mạnh
− Sử dụng mũi đột và búa, rút 2 chốt và tháo 2 tấm kẹp
− Sử dụng bộ cảo và bộ tháo ổ lăn để tháo cảm biến ABS ra khỏi moay ơ bánh xe
− Nếu rôto cảm biến bị hư hỏng, thay thế cụm moay ơ
− Không làm xước bề mặt tiếp xúc của moay ơ và cảm biến tốc độ
Bước.1 Làm sạch bề mặt tiếp xúc của moay ơ trục và cảm biến ABS
− Phải đảm bảo bề mặt rôto cảm biến phải luôn sạch sẽ
− Đặt cảm biến ABS trên moay ơ sao cho đầu nối được định vị, như trong hình minh họa
− Sử dụng bộ ép để ép, lắp cảm biến ABS vào moay ơ
− Không gõ trực tiếp vào cảm biến ABS bằng búa
− Kiểm tra xem bộ phận phát hiện cảm biến ABS có sạch không
− Ép vào cảm biến ABS thẳng và từ từ
Bước.2 Lắp moay ơ bánh sau và ổ lăn: lắp moay ơ bánh sau và ổ lăn bằng 4 bu lông giữ
Bước.4 Lắp cụm càm phanh
Bước.7 Kiểm tra tín hiệu cảm biến ABS
Bước.8 Kiểm tra chiều cao xe
Bước.9 Kiểm tra độ trượt ngang của xe
Bước.10 Kiểm tra góc camber
3.2.7 Quy trình tháo – lắp cơ cấu phanh dừng:
Quy trình tháo – lắp bàn đạp phanh dừng:
Bước.1 Tháo bàn đạp phanh dừng:
Bước.2 Ngắt kết nối đầu nối công tắc phanh dừng
Bước.3 Tháo 2 bu lông, đai ốc và bàn đạp điều khiển phanh đỗ
Bước.4 Tháo dây cáp phanh dừng: Tháo đai ốc khóa, đai ốc điều chỉnh, kẹp và phanh dừng
Bước.5 Tháo công tắc đèn phanh dừng
Bước.6 Tháo lò xo hồi vị
Bước.7 Tháo giảm chấn lò xo hồi vị
Bước.1 Lắp giảm chấn lò xo hồi vị
Bước.2 Lắp lò xo hồi vị
Bước.3 Lắp công tắc đèn phanh dừng
Bước.4 Lắp cáp phanh dừng: Lắp cáp phanh dừng với kẹp, đai ốc điều chỉnh và đai ốc khóa
Bước.5 Lắp bàn đạp phanh: Lắp bàn đạp điều khiển phanh dừng bằng 2 bu lông và đai ốc
Bước.6 Nối đầu nối công tắc phanh dừng
Bước.7 Lắp các tấm ốp vùng bàn đạp phanh dừng đã tháo
Quy trình tháo – lắp cơ cấu phanh dừng:
Bước.1 Tháo bánh xe phía sau
Bước.2 Tháo cụm giá đỡ và xylanh phanh:
− Tháo 2 bu lông bắt vào giá đỡ má phanh và ngõng trục bánh xe
LƯU Ý: không cần tháo ống dầu phanh ra khỏi xylanh phanh
− Nhả phanh dừng và tháo đĩa sau
− Đánh dấu trên đĩa và trục bánh xe
− Nếu đĩa không thể tháo ra dễ dàng, hãy xoay bộ điều chỉnh guốc phanh dừng cho đến khi bánh xe quay tự do
Bước.4 Tháo lò xo hồi vị guốc phanh dừng: dùng kìm mỏ nhọn để tháo hai lò xo hồi vị guốc phanh
Bước.5 Tháo lò xo đẩy guốc phanh: tách hai guốc phanh ra và tháo lò xo đẩy
Bước.6 Tháo thanh đẩy guốc phanh
Bước.7 Tháo guốc phanh dừng:
− Nhả vấu cam và tháo guốc phanh dừng trước và sau
Bước.8 Ngắt kết nối dây phanh dừng khỏi cần guốc
Bước.9 Tháo lò xo căng và bộ vít điều chỉnh guốc ra khỏi guốc trước và sau
Bước.10 Tháo 2 lò xo giữ guốc, 4 vấu và 2 chốt
− Sử dụng tuốc nơ vít, tháo vòng đệm C
Bước.11 Tháo miếng chêm và cần guốc ra khỏi guốc phanh
Bước.12 Bôi mỡ chịu nhiệt lên bề mặt ngõng trục gần với guốc phanh
Bước.2 Lắp cần đẩy guốc phanh và vòng đệm với một vòng đệm chữ C mới
− Sử dụng thước lá để kiểm tra khe hở giữa guốc phanh và cần đẩy
− Tra mỡ chịu nhiệt độ cao vào bu-lông điều chỉnh
Bước.3 Lắp bộ điều chỉnh guốc phanh và lò xo căng vào guốc trước và sau
Bước.4 Lắp 2 chốt, 4 vấu và 2 lò xo giữ guốc phanh
Bước.5 Nối dây cáp phanh dừng với cần đẩy guốc phanh
Bước.6 Lắp guốc phanh đỗ trước và sau
Bước.7 Lắp thanh đẩy giữa hai guốc phanh
Bước.8 Lắp lò xo đẩy giữa hai guốc phanh
Bước.9 Lắp lò xo hồi vị của hai guốc phanh: Dùng kìm mũi nhọn lắp 2 lò xo hồi vị của 2 guốc phanh
Bước.10 Kiểm tra sau khi lắp đặt xong cơ cấu phanh dừng
Bước.11 Kiểm tra xem từng bộ phận đã được lắp đặt đúng chưa
LƯU Ý: Không được có dầu mỡ bám vào bề mặt ma sát của guốc phanh và đĩa phanh
Bước.13 Điều chỉnh khe hở guốc phanh
Bước.14 Lắp cụm giá đỡ và xylanh phanh: bằng 2 bu lồng vào ngõng trục bánh xe
Bước.15 Lắp bánh xe phía sau: Lực siết: 103 N.m (1,050 kgf.cm)
Bước.16 Kiểm tra hành trình bàn đạp phanh dừng.
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH CHO DÒNG XE
Dấu hiệu hư hỏng
Trong quá trình sử dụng nếu thấy xe có các dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh, nên kiểm tra để khắc phục sớm nhất có thể
Lỗi phanh thường dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm, rất khó kiểm soát Một lỗi hỏng trong hệ thống phanh không chỉ vì một bộ phận hay chi tiết nào đó trục trặc mà có thể do hệ luỵ của một chuỗi trục trặc Thế nên khi kiểm tra hệ thống phanh ô tô cần kiểm tra một cách tổng quát, toàn bộ các chi tiết bên trong hệ thống phanh
Những chi tiết thường gây trục trặc, hư hỏng trong hệ thống phanh cần kiểm tra: Bảng 4.1 Các dấu hiệu hư hỏng của hệ thống phanh
DẤU HIỆU BỘ PHẬN NGHI NGỜ
Bàn đạp thấp hoặc bàn đạp nhẹ
1 Hệ thống phanh bị rò rỉ dầu
2 Có khí trong hệ thống phanh
3 Phớt pít-tông (Mòn hoặc hư hỏng)
4 Khe hở guốc phanh sau (Không điều chỉnh được)
5 Xylanh phanh chính (hư hỏng)
6 Thanh đẩy bầu trợ lực phanh
1 Hành trình tự do của bàn đạp phanh (Không đủ)
2 Hành trình bàn đạp phanh đỗ (Không điều chỉnh)
3 Khe hở guốc sau không điều chỉnh được
4 Dây cáp phanh dừng (kẹt)
5 Má phanh (nứt hoặc biến dạng)
7 Rò rỉ chân không trong trợ lực phanh
8 Lò xo hồi vị (hỏng)
11 Má phanh (mòn không đều)
2 Má phanh (dính dầu, mỡ)
4 Má phanh (nứt hoặc biến dạng) Đạp mạnh nhưng phanh không hiệu quả
1 Hệ thống phanh bị rò rỉ dầu
2 Có khí trong hệ thống phanh
5 Má phanh (nứt hoặc biến dạng)
6 Má phanh (giảm độ ma sát)
8 Rò rỉ chân không trong trợ lực phanh
1 Bulong xylanh phanh chính (lỏng)
4 Tấm dẫn hướng má phanh (lỏng)
9 Lò xo hồi vị (hỏng)
Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh trên TOYOTA CAMRY 2.0E 2016
Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh toyota camry 2.0E 2016 dựa trên số km trên phương tiện:
− Quy trình kiểm tra bảo dưỡng 8 000 km (5 000 miles): kiểm tra các đường ống dẫn dầu phanh, kiểm tra bình dầu phanh, mức dầu phanh, má phanh, đĩa phanh
− Quy trình kiểm tra bảo dưỡng 16 000 km (10 000 miles): bao gồm các quy trình kiểm tra ở 8 000 km (5 000 miles) và các quy trình kiểm tra bảo dưỡng sau: thay thế má phanh, kiểm tra bàn đạp phanh, các xylanh phanh, các cao su chắn bụi các vòng phốt của các xylanh trong hệ thống phanh
− Quy trình kiểm tra bảo dưỡng 40 000 km (25 000 miles): bao gồm các quy trình kiểm tra ở 16 000 km (10 000 miles) và các quy trình kiểm tra bảo dưỡng sau: thay thế dầu phanh, kiểm tra bộ trợ lực phanh, xylanh phanh chính
− Quy trình kiểm tra bảo dưỡng 80 000 km (50 000 miles): bao gồm các quy trình kiểm tra ở 40 000 km (25 000 miles) và các quy trình kiểm tra bảo dưỡng sau: đại tu xylanh phanh, đại tu xylanh phanh chính
Dựa trên số km trên xe mà CVDV tiến hành báo các hạng mục cần bảo dưỡng cơ bản cho khách hàng Và đồng thời tiến hành ra lệnh kiểm tra tổng quát để nhận biết tình trạng của phương tiện để thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa
Sau khi có được kết quả kiểm tra của hệ thống phanh, CVDV tiến hành báo giá và với sự đồng ý của khách hàng đưa ra lệnh bảo dưỡng hoặc lệnh sửa chữa
Dưới đây là các hạng mục kiểm tra bảo dưỡng cho hệ thống phanh trên toyota camry 2.0E 2016:
4.2.1 Chẩn đoán hệ thống ABS:
Trên toyota camry trang bị các đèn cảnh báo hệ thống phanh trên màn hình đồng hồ táp lô dưới đây:
Hình 4.1 Đèn cảnh báo hệ thống phanh
Kiểm tra đèn báo hệ thống phanh:
Bước.1 Nhả bàn đạp phanh dừng
− Trước khi nhả phanh dừng, di chuyển cần số về vị trí P để đảm bảo an toàn
− Khi gài phanh dừng hoặc mức dầu phanh thấp, đèn cảnh báo phanh sẽ sáng Bước.2 Bật khóa điện, hãy kiểm tra xem đèn cảnh báo ABS có sáng trong khoảng 3 giây không
− Nếu ECU ABS lưu trữ bất kỳ lỗi nào vào cổng ODB, thì đèn cảnh báo ABS và PHANH sẽ bật sáng
− Nếu đèn báo vẫn sáng hoặc không sáng, hãy tiến hành khắc phục sự cố cho các mạch đèn được liệt kê bên dưới
Kiểm tra lỗi trong hệ thống ABS (sử dụng máy đọc lỗi):
Bước.2 Kết nối máy đọc lỗi vào cổng OBD
Bước.3 Kiểm tra để đảm bảo rằng vô lăng đã được canh giữa và di chuyển cần số về vị trí P
Bước.5 Chọn chế độ kiểm tra trong máy đọc lỗi (chọn chế độ “signal check”)
Bước.6 Kiểm tra xem đèn cảnh báo ABS có sáng trong vài giây rồi nhấp nháy ở chế độ kiểm tra hay không
Nếu đèn cảnh báo ABS không nhấp nháy, hãy kiểm tra mạch đèn cảnh báo ABS Một số lỗi báo cảm biến ABS trên máy đọc lỗi:
Bảng 4.2 Một số lỗi báo lỗi cảm biến trên hệ thống ABS
Mã lỗi Chẩn đoán Khu vực bị lỗi
C1271/71 Tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía trước RH thấp
− Cảm biến tốc độ phía trước RH
− Rôto cảm biến tốc độ
C1272/72 Tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía trước LH thấp
− Cảm biến tốc độ phía trước LH
− Rôto cảm biến tốc độ
C1273/73 Tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ − Cảm biến tốc độ phía sau RH phía sau RH thấp − Lắp đặt cảm biến
− Rôto cảm biến tốc độ
C1274/74 Tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía sau LH thấp
− Cảm biến tốc độ phía sau LH
− Rôto cảm biến tốc độ
C1275/75 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía trước RH
− Cảm biến tốc độ phía trước RH
− Mạch cảm biến tốc độ phía trước
C1276/76 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía trước LH
− Cảm biến tốc độ phía trước LH
− Mạch cảm biến tốc độ phía trước
C1277/77 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía sau RH
− Cảm biến tốc độ phía sau RH
− Mạch cảm biến tốc độ phía sau
C1278/78 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía sau LH
− Cảm biến tốc độ phía sau LH
− Mạch cảm biến tốc độ phía sau
Dựa vào các lỗi trên, tiến hành kiểm tra các cảm biến, mạch điện tương ứng với lỗi trên máy đọc lỗi
4.2.2 Kiểm tra mức dầu phanh:
Mức dầu trong bình chứa nếu cao quá dễ trào gây lãng phí, nếu thấp khi xe lên hoặc xuống dốc, đi trên đường xóc dễ làm lọt khí vào trong đường ống dẫn làm phanh không ăn Mức dầu đo từ mặt thoáng đến lỗ đổ dầu là (15 ÷ 20 mm), nếu thiếu bổ sung dầu phanh đúng chủng loại, mã hiệu, số lượng Trong ngăn chứa dầu phanh, có một công tắc báo mực dầu, khi mức dầu thấp đến mức nguy hiểm thì đèn báo sẽ sáng lên để báo cho người lái xe biết
Toyota camry 2.0E 2016 sử dụng loại dầu phanh: SAE J1703 hoặc FMVSS No 116 DOT3
Bước.1 Kiểm tra lượng dầu phanh còn trong bình chứa dầu, màu sắc của dầu còn trong bình chứa Nằm trong khoảng MIN – MAX thì đạt Nếu không tiến hành kiểm tra rò rỉ dầu phanh Nếu cần, thì châm thêm hoặc thay thế dầu phanh
Bước.2 Dầu có màu sắc ngả vàng là khi cần tiến hành thay thế
Bước.3 Kiểm tra tình trạng của bầu chứa dầu phanh, nắp hộp dầu có dấu hiệu rỉ hoặc nứt vỡ không Nếu có tiến hành sửa chữa hoặc thay thế
Bước.4 Sau khi kiểm tra, tiến hành vệ sinh bình chứa dầu phanh
Bước.1 Dùng thước đo độ dài để đo độ dày của má phanh:
Hình 4.2 Kiểm tra độ dày má phanh
Bước.2 Kiểm tra độ dày của má phanh:
− Phanh trước: Độ dày tiêu chuẩn: 12 mm Độ dày tối thiếu: 1 mm
− Phanh sau: Độ dày tiêu chuẩn: 10 mm Độ dày tối thiếu: 1 mm
Nếu mòn quá 50% độ dày má phanh ban đầu, nên thay má phanh Mòn nhỏ hơn hoặc bằng độ dày tối thiểu, phải thay má phanh
Nếu má phanh vẫn nằm trong độ dày cho phép, tiến hành vệ sinh thổi bụi má phanh và cơ cấu phanh ở bánh xe
Bước.3 Sau khi kiểm tra tiến hành dùng giấy nhám làm láng bề mặt ma sát của má phanh, thổi bụi vệ sinh má phanh
Bước.1 Kiểm tra độ dày của đĩa phanh: Dùng Pame/thước cặp đo độ dày của đĩa phanh
Hình 4.3 Kiểm tra độ dày đĩa phanh
− Phanh trước: Đối với đĩa trước là đĩa có lỗ thông khí: Độ dày tiêu chuẩn: 28 mm Độ dày tối thiếu: 26 mm
− Phanh sau: Đối với đĩa phanh sau là đĩa đặc: Độ dày tiêu chuẩn: 12 mm Độ dày tối thiếu: 10,5 mm
Nếu độ dày nhỏ hơn so với độ dày tối thiểu, nên tiến hành thay đĩa phanh
Bước.2 Kiểm tra độ đảo của đĩa phanh:
− Trước khi kiểm tra độ đảo đĩa phanh, cần siết chặt tạm thời các bulông bánh xe
Hình 4.4 Kiểm tra độ đảo đĩa phanh
− Sử dụng đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của đĩa phanh
− Đối với đĩa phanh trước: Độ đảo tối đa: 0,05 mm
− Đối với đĩa phanh sau: Độ đảo tối đa: 0,15 mm
Bước.3 Nếu độ đảo lớn hớn hoặc bằng giá trị lớn nhất thì kiểm tra vòng bi và moay ơ Sau đó điều chỉnh lại độ rơ hoặc kiểm tra lại đĩa phanh
Bước.4 Nếu độ đảo của vòng bi và độ đảo của moay ơ không có gì bất thường, thì điều chỉnh độ đảo của đĩa hoặc láng nó trên máy tiện đĩa phanh trên ô tô CHÚ Ý: khi thay đĩa phanh mới, cần chọn vị trí mà đĩa phanh có độ đảo nhỏ nhất
Bước.5 Sau khi kiểm tra, tiến hành thổi bụi, dùng giấy nhám chà 2 bề mặt của đĩa để tăng hiệu quả ma sát với má phanh
4.2.5 Kiểm tra cơ cấu phanh:
Bước.2 Kiểm tra cơ cấu phanh trước:
− Kiểm tra xylanh và pít tông phanh trước có bị rỉ hoặc trầy không Nếu có tiến hành sửa chữa hoặc thay thế
− Kiểm tra các tấm đỡ má phanh xem có biến dạng không Phải đảm bảo chúng có đủ độ đàn hồi, không bị nứt, cong vênh hoặc mòn
− Kiểm tra càng phanh, giá đỡ càng phanh có hiện tượng nứt gãy không
− Kiểm tra chốt trượt xylanh phanh có bị biến dạng không, có bị trầy xước không
− Kiểm tra chụp bụi chốt trượt xem có bị mục, rách không
− Kiểm tra các tấm chống ồn, tấm chỉ thị mòn má phanh có bị biếng dạng không
− Kiểm tra đường ống dầu vào xylanh có bị đứt, rỉ dầu phanh không
− Kiểm tra ốc xả gió có rỉ dầu không
− Kiểm tra chắn bụi xylanh phanh có bị mục, rách không
Hình 4.5 Chụp bụi xylanh phanh rách
− Kiểm tra vòng hãm chắn bụi xylanh phanh có bị cong vênh, gãy không
− Kiểm tra cupen pít tông có bị rách, biếng dạng không
Hình 4.6 Cupen pít tông phanh mục, biến dạng
Bước.3 Kiểm tra cơ cấu phanh sau:
− Kiểm tra xylanh và pít tông phanh trước có bị rỉ hoặc trầy không Nếu có tiến hành sửa chữa hoặc thay thế
− Kiểm tra các tấm đỡ má phanh xem có biến dạng không Phải đảm bảo chúng có đủ độ đàn hồi, không bị nứt, cong vênh hoặc mòn
− Kiểm tra càng phanh, giá đỡ càng phanh có hiện tượng nứt gãy không
− Kiểm tra chốt trượt càng phanh có bị biến dạng không, có bị trầy xước không
− Kiểm tra chắn bụi chốt trượt xem có bị mục, rách không
− Kiểm tra các tấm chống ồn, tấm chỉ thị mòn má phanh có bị biếng dạng không
− Kiểm tra đường ống dầu vào xylanh có bị đứt, rỉ dầu phanh không
− Kiểm tra ốc xả gió có rỉ dầu không
− Kiểm tra chắn bụi xylanh phanh có bị mục, rách không
− Kiểm tra vòng hãm chắn bụi xylanh phanh có bị cong vênh, gãy không
− Kiểm tra cupen pít tông có bị rách, biếng dạng không
Bước.4 Sau khi kiểm tra tiến hành vệ sinh các vùng đã làm việc
4.2.6 Kiểm tra đường ống dầu phanh:
Kiểm tra ống thép dầu phanh và ống mềm dầu phanh:
Kiểm tra trong một khu vực được chiếu sáng tốt Kiểm tra toàn bộ chu vi và chiều dài của ống dầu phanh bằng gương Xoay bánh trước sang phải hoặc trái hoàn toàn trước khi kiểm tra phanh trước
Hình 4.7 Kiểm tra ống dầu phanh
Bước.1 Kiểm tra tất cả các ống dầu phanh và ống mềm:
Bước.2 Kiểm tra độ kín của tất cả các bu lông siết và các kết nối xem có bị rò rỉ không
Bước.3 Kiểm tra để đảm bảo rằng các ống và đường dây không có cạnh sắc, các bộ phận chuyển động và hệ thống ống xả
Bước.4 Kiểm tra xem các dây được đặt trong vòng đệm có đi qua tâm của vòng đệm không
Bước.5 Vệ sinh các vùng đã làm việc
4.2.7 Kiểm tra bàn đạp phanh:
Bước.1 Kiểm tra, điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh: Độ cao bàn đạp phanh từ tấm vách ngăn: 144,1 mm đến 154,1 mm
Hình 4.8 Chiều cao bàn đạp phanh
Quy trình điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh:
− Tháo tấm ốp nhựa dưới phần vô lăng
− Tháo giắc nối điện ra khỏi công tắc đèn phanh
− Nới lỏng đai ốc hãm công tắc đèn phanh và tháo công tắc đèn phanh
− Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U của cần đẩy
− Điều chỉnh độ cao bàn đạp bằng cách vặn cần đẩy bàn đạp phanh
− Siết chặt đai ốc hãm chạc chữ U
− Lắp công tắc đèn phanh
− Cắm giắc nối vào công tắc đèn phanh
− Đạp bàn đạp phanh trong khoảng từ 5 mm đến 10 mm, xoay công tắc đèn phanh 1/4 vòng theo chiều kim đồng hồ để khóa đai ốc ở vị trí đèn phanh tắt
− Sau khi lắp xong, nhấn bàn đạp phanh khoảng 5 mm đến 10 mm, kiểm tra xem đèn phanh có sáng không
− Kiểm tra khe hở công tắc: Khe hở công tắc đèn phanh tiêu chuẩn: 0.5 đến 2.5 mm Bước.2 Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh:
Hành trình tự do của hệ thống phanh: là độ rơ trong cả hệ thống phanh, kể từ khi đạp lên bàn đạp phanh, đến khi má phanh áp sát vào đĩa phanh, để thực hiện quá trình phanh
Nếu hành trình tự do quá nhỏ sẽ dễ gây bó phanh, hành trình tự do quá lớn sẽ làm giảm hiệu quả phanh, tăng quãng đường phanh
Kiểm tra khoảng tự do của bàn đạp phanh:
− Nếu động cơ đang nổ máy, dừng động cơ và nhấn bàn đạp phanh nhiều lần cho đến khi không còn chân không trong bộ trợ lực
− Nhấn bàn đạp cho đến khi bắt đầu cảm thấy có lực cản Dùng thước để đo được hành trình tự do của bàn đạp phanh, đặt một đầu của thước trên sàn để làm mốc Đo khoảng cách từ lúc chưa đạp bàn đạp phanh đến vị trí cảm thấy bàn đạp phanh có lực cản, hiệu giữa hai kết quả là khoảng tự do của bàn đạp phanh, khoảng cách tiêu chuẩn: 1 mm – 6 mm
− Nếu không chính xác, hãy kiểm tra khoảng hở tiêu chuẩn của công tắc đèn dừng
− Nếu khe hở công tắc đèn phanh không đúng tiêu chuẩn, tiến hành lắp lại công tắc và kiểm tra lại hành trình tự do của bàn đạp
− Nếu khe hở vẫn ổn, thì tiến hành kiểm tra, chuẩn đoán lỗi của bàn đạp phanh Bước.3 Kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh:
− Nhả bàn đạp phanh đỗ hoặc cần phanh dừng
− Khi động cơ đang nổ máy, nhấn bàn đạp và đo khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh
Hình 4.9 Khoảng dự trữ của bàn đạp phanh
− Khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh tính từ tấm vách ngăn ở lực nhấn 490 N: phải lớn hơn 61 mm
− Nếu khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh không như tiêu chuẩn, tiến hành chẩn đoán lỗi hệ thống phanh
− Sau khi kiểm tra và điều chỉnh xong, tiến hành vệ sinh bụi bẩn bám trên bàn đạp phanh, bôi mỡ cho cần đẩy xylanh phanh chính
− Lắp lại tấm ốp bên dưới vô lăng
4.2.8 Kiểm tra bầu trợ lực phanh:
Bước.1 Kiểm tra van chân không một chiều:
Mở các cổ dê và tháo ống chân không ra khỏi van chân không một chiều
Tháo van chân không một chiều
Kiểm tra xem có thông gió từ bộ trợ lực đến động cơ không và không có thông gió từ động cơ đến bộ trợ lực không
Hình 4.10 Kiểm tra van chân không một chiều
Quy trình sửa chữa hệ thống phanh trên TOYOTA CAMRY 2.0E 2016
Khi thực hiện quy trình sửa chữa nói chung và hệ thống phanh nói riêng thì việc đọc lệnh sửa chữa là việc đầu tiên trước khi bắt đầu quy trình sửa chữa, để kỹ thuật viên biết cần phải tháo – lắp bộ phận nào để đáp ứng cho việc sủa chửa
CVDV cần điền đầy đủ các thông tin của xe khi vào xưởng sữa chữa, các tên và mã phụ tùng thay thế hoặc sửa chữa
Sau khi đọc và kiểm tra lại lệnh sửa chữa, kỹ thuật viên tiến hành quy trình tháo – lắp, và quy trình sửa chữa
Dưới đây là quy trình sửa chữa – thay thế cho hệ thống phanh trên toyota camry 2.0E 2016
4.3.1 Sửa chữa – thay thế dầu phanh: Ở hạng mục này bao gồm cả việc sửa chữa – thay thế bình chứa dầu phanh
Sau khi kiểm tra nếu phát hiện bình chứa dầu phanh bị rỉ, hoặc nứt vỡ ta nên tến hành sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết Đối với những vết nứt nhỏ, có thể tiến hành sửa chữa khắc phục bằng phương pháp hàn nhựa hoặc sử dụng keo để làm kín lại vị trí bị nứt Nhưng đây chỉ là phương pháp khắc phục không mang tính chất đảm bảo lâu dài Phương án thay thế là tốt nhất
Quy trình thay thế bình chứa dầu phanh:
LƯU Ý: Luôn luôn sử dụng hàng được cung cấp bới chính hãng
Bước.1 Hút hết dầu phanh trong bình chứa
Bước.2 Tiến hành quy trình tháo bình chứa dầu phanh
Bước.3 Vệ sinh vùng làm việc
Bước.4 Tiến hành đối chiếu giữa bình chứa dầu phanh cũ và bình chứa dầu phanh mới, kiểm tra xem có giống về mặt hình học với nhau không Kiểm tra bình chứa dầu phanh mới có hư hỏng gì không
Bước.5 Sau khi kiểm tra, tiến hành thay thế 2 vòng sin ở 2 đường dầu vào xylanh phanh chính
Bước.6 Bôi mỡ lên 2 đầu nối giữa bình chứa dầu phanh và xylanh phanh chính, bôi mỡ lên vòng sin để giảm ma sát tránh làm xoắn vòng sin gây rỉ dầu phanh Bước.7 Vệ sinh giắc nối công tắc đèn cảnh báo mức dầu phanh
Bước.8 Tiến hành quy trình lắp bình chứa dầu phanh
Bước.9 Kiểm tra công tắc đèn cảnh báo mức dầu phanh
Bước.10 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
LƯU Ý: Nếu có bất kỳ công việc nào được thực hiện trên hệ thống phanh hoặc nếu nghi ngờ có khí trong các đường phanh, hãy xả khí ra khỏi hệ thống phanh
Quy trình thay thế dầu phanh:
Khi thay dầu trong các đường dẫn dầu phanh cần 2 người kỹ thuật viên, 1 người có nhiệm vụ nhồi và giữ chân phanh, 1 người thay dầu, châm dầu và xả gió
Bước 1: mở nắp bình chứa dầu, dùng bình hút dầu phanh hút hết dầu phanh cũ ra khỏi bình chứa
Hình 4.17 Hút dầu phanh ra khỏi bình chứa
Bước 2: Đổ dầu phanh mới vào bình chứa khi đổ cần tháo hết màng bạc chắn trên nắp dầu, tránh tình trạng tấm bạc này lọt vào bình chứa dầu phanh, gây nghẽn đường dầu
Hình 4.18 Đổ dầu phanh mới vào bình chứa
− Sử dụng dầu phanh loại: SAE J1703 hoặc FMVSS No 116 DOT3
− Thêm dầu phanh để giữ mức giữa vạch MIN và MAX của bình chứa trong khi xả phanh
− Nếu dầu phanh rò rỉ trên bất kỳ bề mặt sơn nào, hãy nhanh chóng rửa sạch
Bước 3: xả gió xylanh phanh chính
− Vặn mở 2 con ốc nối ống dầu phanh của xylanh phanh chính
Hình 4.19 ốc xả gió xylanh phanh chính
− Nhồi từ từ bàn đạp phanh rồi giữ bàn đạp phanh (1)
− Dùng ngón tay bịt 2 lỗ bên ngoài và nhả bàn đạp phanh (2)
Hình 4.20 Thao tác xả gió xylanh phanh chính
− Lặp lại (1) và (2) 3 hoặc 4 lần
− Sử dụng cần lực, siết lại 2 con ốc nối 2 ống dầu phanh của xyplanh phanh chính và vệ sinh vùng làm việc
− Nếu xylanh chính được lắp lại hoặc nếu bình chứa dầu phanh hết dầu, hãy xả khí ra khỏi xylanh phanh chính
− Để tránh dầu phanh bám vào, nên che bề mặt sơn bằng giẻ hoặc mảnh vải
Bước 4: xả gió hệ thống ABS:
− Nhồi bàn đạp phanh rồi giữ
− Nối bộ xả đầu phanh vào ốc xả gió của hệ thống ABS
− Nới lỏng ốc xả gió
− Xả khí ra khỏi bộ ABS, siết chặt ốc xả gió
− Kiểm tra lại mức dầu phanh trong bình chứa
Hình 4.21 Xả gió bộ chấp hành ABS
Bước 5: xả gió đường ống dầu phanh
LƯU Ý: Xả không khí từ đường phanh của bánh xe xa xylanh chính nhất
− Nối ống nhựa của bình hút dầu phanh với nút xả gió
Hình 4.22 Xả gió xylanh công tác phanh
− Nhấn bàn đạp phanh vài lần rồi giữ, sau đó nới lỏng nút xả gió (3)
− Khi dầu phanh ngừng chảy ra, hãy siết chặt nút xả, sau đó nhả bàn đạp phanh (4)
− Lặp lại (3) và (4) cho đến khi tất cả không khí ống dẫn dầu phanh đi ra ngoài
− Vặn chặt hoàn toàn nút xả
Mô-men xoắn: 8,0 N.m (82 kgf*cm)
− Kiểm tra mức dầu phanh trong bình chứa
− Nếu dầu phanh bị rò rỉ, hãy siết chặt hoặc thay thế bộ phận bị rò rỉ
4.3.2 Sửa chữa – thay thế xylanh chính:
Nếu phát hiện xylanh phanh chính mất tác dụng, nứt, rò rỉ dầu, các pít tông và xylanh phanh chính có dấu hiệu trầy xước ta nên tiến hành thay thế xylanh phanh chính Đưa xe lên cầu hoặc dừng ở nơi bằng phẳng, kích hoạt phanh dừng khi làm việc với dầu phanh cần mang bao tay bảo hộ, dùng nước rửa sạch khi dầu phanh dính lên bề mặt sơn Sử dụng dầu phanh mới để đảm bảo cho hệ thống phanh an toàn
Bước.1 Thực hiện quy trình tháo xylanh phanh chính
Bước.2 Tiến hành tháo bình chứa dầu phanh ra khỏi xylanh phanh chính cũ
Bước.3 Vệ sin vùng làm việc
Bước.4 Lắp bình chứa dầu phanh vào xylanh phanh chính mới
Bước.5 Tiến hành quy trình lắp xylanh phanh chính
Bước.6 Xả gió hệ cho hệ thống phanh
Bước.7 Kiểm tra mức dầu phanh
Bước.8 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
Bước.9 Siết chặt cụm xylanh phanh chính
Bước.10 Tiến hành chạy thử - kiểm tra
4.3.3 Sửa chữa – thay thế bầu trợ lực phanh:
Khi kiểm tra bầu trợ lực phanh, trước tiền phải kiểm tra van chân không một chiều còn hoạt động tốt không, nếu không tiến hành thay thế van này
Quy trình thay thế bầu trợ lực phanh:
Sau khi kiểm tra, nếu bầu trợ lực mất tác dụng trợ lực, ta tiến hành quy trình thay thế bầu trợ lực
Bước.2 Thực hiện quy trình tháo cụm xylanh phanh chính – bình chứa dầu phanh Bước.3 Thực hiện quy trình tháo bàn đạp phanh
Bước.4 Lấy bầu trợ lực phanh ra, kiểm tra bầu trợ lực phanh mới
Bước.5 Vệ sinh vùng làm việc
Bước.6 Kiểm tra kích thước, và hoạt động của bầu trợ lực mới
Bước.7 Tiến hành lắp bầu trợ lực và bàn đạp phanh vào vị trí
Bước.8 Lắp xylanh phanh chính vào bầu rợ lực phanh
Bước.10 Xả gió dầu phanh
Bước.11 Kiểm tra rò rỉ
Bước.12 Kiểm tra siết chặt
Bước.13 Kiểm tra hoạt động bầu trợ lực
Bước.14 Kiểm tra bàn đạp phanh
Bước.15 Chạy thử kiểm tra
4.3.4 Sửa chữa – thay thế cụm xylanh phanh:
Quy trình sửa chữa – thay thế chụp bụi xylanh phanh:
Bước.2 Tiến hành quy trình tháo chụp bụi xylanh phanh
Bước.3 Tiến hành kiểm tra so sánh giữa chụp bụi cũ và mới phải đảm bảo tương thích về mặt hình học, tương đương về mặt kích thước
Bước.4 Vệ sinh sạch sẽ pít tông và xylanh phanh
Bước.5 Tra mỡ lên cao su chụp bụi
Bước.6 Tiến hành quy trình lắp cao su chụp bụi xylanh phanh
Bước.7 Siết chặt cụm cơ cấu phanh
Nếu pít tông và xylanh phanh bị trầy xước, nên tiến hành thay cả cụm xylanh phanh để đảm bảo hiểu quả
Quy trình thay thế phớt pít tông phanh:
− Khi tháo xylanh phanh ra khỏi ống dẫn dầu phanh, cần thay thế tấm đệm mới khi lắp vào
− Không vào trầy, xước pít tông – xylanh phanh
− Không làm rách chụp bụi xylanh phanh
− Không để các dị vật lọt vào đường ống dầu phanh
Bước.1 Thực hiện quy trình tháo xylanh phanh chính ra khỏi cơ cấu phanh
Bước.2 Thực hiện quy trình tháo phớt pít tông phanh
Bước.3 Vệ sinh cụm xylanh phanh
Bước.4 Kiểm tra phớt pít tông mới
Bước.5 Thực hiện quy trình lắp phớt pít tông vào xylanh
Bước.6 Thực hiện quy trình lắp xylanh chính vào cơ cấu phanh
Bước.7 Châm thêm dầu phanh
Bước.8 Xả gió hệ thống phanh
Bước.9 Kiểm tra mức dầu phanh
Bước.10 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
Bước.12 Chạy thử kiểm tra
Quy trình thay thế xylanh phanh:
Bước.2 Thực hiện quy trình tháo xylanh phanh
Bước.3 Vệ sinh vùng làm việc, vệ sinh chốt trượt xylanh phanh, bôi mỡ lên chốt trượt xylanh phanh
Bước.4 Đối chiếu giữa xylanh phanh cũ và xylanh phanh mới Kiểm tra hoạt động của xylanh phanh mới
LƯU Ý: khi thay thế xylanh phanh, luôn thay cả cụm xylanh pít-tông phanh, để đảm bảo độ chính xác khi làm việc
Bước.5 Thực hiện quy trình lắp xylanh phanh
Bước.6 Kiểm tra siết chặt cụm cơ cấu phanh
Bước.7 Kiểm tra mức dầu phanh
Bước.8 Kiểm tra hoạt động của xylanh phanh
Bước.9 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
Bước.10 Kiểm tra siết chặt cụm cơ cấu phanh
Bước.12 Chạy thử kiểm tra
Quy trình thay thế giá đỡ xylanh phanh:
Bước.2 Thực hiện quy trình tháo cụm xylanh phanh
Bước.3 Tháo giá đỡ xylanh phanh
Bước.4 Vệ sinh vùng làm việc
Bước.5 Kiểm tra đối chiếu giá đỡ xylanh phanh mới
Bước.6 Thực hiện quy trình lắp giá đỡ xylanh phanh
Bước.7 Kiểm tra hoạt động của cụm xylanh phanh
Bước.8 Kiểm tra siết chặt cụm cơ cấu phanh
Bước.10 Chạy thử kiểm tra
Quy trình thay thế chốt trượt xylanh phanh:
LƯU Ý: Khi thay thế chốt trượt xylanh phanh, thay thế cùng với chụp bụi, bạc lót của chốt trượt
Bước.2 Thực hiện quy trình tháo chốt trượt xylanh phanh
Bước.3 Vệ sinh cơ cấu phanh
Bước.4 Kiểm tra kích thước chốt trượt xylanh phanh mới
Bước.5 Bôi mỡ vào chụp bụi, và thân chốt trượt
Bước.6 Thực hiện quy trình lắp chốt trượt xylanh phanh
Bước.7 Kiểm tra siết chặt cụm cơ cấu phanh
Bước.8 Chạy thử kiểm tra
Quy trình thay má phanh: Đầu tiên đưa ô tô vào cầu hoặc dùng con đội thủy lực để nâng xe lên, tháo bánh xe ra
LƯU Ý: khi thay má phanh ở 2 bánh xe sau, cần chú ý không đạp bàn đạp phanh dừng
Bước.2 Thực hiện quy trình tháo xylanh phanh
− Trước khi tháo xylanh phanh, cần ép pít-tông phanh cho đến khi đĩa phanh có thể quay dễ dàng
− sau khi thao cụm xylanh phanh nên dùng dây thép cột vào chasis ô tô, không nên để xylanh phanh bị treo bằng ống dầu phanh bởi dễ làm hỏng ống dầu
Bước.3 Mở má phanh cũ – lắp má phanh mới:
− Hãy chú ý quan sát thứ tự mở má phanh, nhất là các phe cài để có thể dễ dàng lắp má phanh mới
Bước.4 Sau khi tháo má phanh, cần vệ sinh giá đỡ xylanh phanh, xylanh phanh… Bước.5 Tiến hành chà nhám bề mặt đĩa phanh để tạo hiểu quả ma sát cao
Bước.6 Lắp các tấm chống ồn, tấm chỉ báo má phanh vào má phanh
Bước.7 Lắp tấm chỉ báo độ mòn của má phanh vào 2 má phanh
− Khi thay thế các má phanh bị mòn, các tấm chống ồn phải được thay thế cùng với các má phanh
− Lắp đặt các tấm chỉ báo độ mòn và tấm chống ồn của má phanh đúng vị trí và hướng Lắp má phanh sao cho mặt của các tấm chỉ báo độ mòn hướng lên trên
− Không được có mỡ bám vào bề mặt ma sát giữa tấm chỉ báo độ mòn và đĩa phanh, làm giảm hiệu quả của tấm chỉ báo
− Do độ dày của má phanh cũ và mới khác nhau nên má phanh mới khi lắp sẽ khó vào vị trí piston
− Vì thế cần dùng cảo piston, nén piston trở lại vị trí ban đầu để có thể khớp với phanh và má phanh mới
Hình 4.23 Bộ cảo ép piston phanh
Bước.9 Lắp lại cụm xylanh phanh: tra thêm mỡ bò vào bu-lông chốt trượt xylanh phanh
Bước.10 Sau khi hoàn tất thay má phanh nên đạp phanh để phanh mới đủ áp suất Bước.11 Kiểm tra siết chặt cụm cơ cấu phanh
Bước.12 Lắp lại bánh xe
Bước.13 Và tiến hành chạy thử kiểm tra
4.3.6 Thay thế - láng đĩa phanh:
Sau quá trình hoạt động của hệ thống, thì đĩa phanh có phần hao mòn và giảm đi độ ma sát với má phanh, gây giảm hiệu quả phanh
Bước.1 Thực hiện quy trình tháo đĩa phanh
Bước.2 Kiểm tra độ dày của đĩa phanh: nếu vẫn còn đảm bảo độ dày cho phép nên láng đĩa phanh, nếu vượt quá giới hạn cho phép, nên tiến hành thay thế đĩa phanh
Hình 4.24 Kết quả sau khi lán đĩa phanh
Bước.3 Vệ sinh cụm cơ cấu phanh
Bước.4 Sau khi láng đĩa phanh, tiến hành quy trình lắp đĩa phanh
Bước.5 Kiểm tra siết chặt cụm cơ cấu phanh
Bước.7 Kiểm tra – chạy thử
4.3.7 Thay thế ống dẫn dầu phanh:
Hư hỏng của ống mềm dẫn dầu phanh: ống dầu phanh bị rách từ bên trong, dây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phanh ống dầu phanh bị rò rỉ, phồng rộp từ bên ngoài
Hình 4.25 Tình trạng hư hỏng của ống mềm dẫn dầu phanh
Khi phát hiện những hiện tượng này, cần thay thế các ống mềm dẫn dầu phanh Ống dẫn dầu phanh bằng thép bị gấp, xoắn hoặc gãy Cần được thay thế
Quy trình thay thế ống dầu phanh:
Bước.1 Thực hiện quy trình tháo ống dầu phanh
Bước.2 Vệ sinh vùng làm việc
Bước.3 Kiểm tra, đối chiếu ống dầu phanh cũ và ống dầu phanh mới
Bước.4 Tiến hành quy trình lắp ống dầu phanh
Bước.5 Xả gió hệ thống phanh
Bước.6 Kiểm tra siết chặt các mối ghép ren
Bước.7 Kiểm tra rò rỉ dầu phanh
4.3.8 Kết quả sau khi tiến hành sửa chữa: