Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ
Chức năng của hệ thống điều hòa trên ô tô
Chức năng sưởi ấm sử dụng một két nước như một két sưởi để để sưởi ấm trong xe Két nước được lấy nước làm mát từ hệ thống làm mát động cơ và dùng nhiệt này để làm ấm lượng không khí được đưa qua két Tùy vào chế độ làm việc mà lượng không khí nóng này được điều chỉnh phù hợp và thổi vào các vị trí cần thiết trong xe Chức năng sưởi này không làm việc được ngay sau khi khởi động mà phải đợi một thời gian nhất định để nhiệt độ của động cơ đạt đến lý tưởng
Hình 1.1: Nguyên lý hoạt động bộ sưởi ấm
Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động bộ làm lạnh Để làm mát không khí thì cần một loại môi chất, môi chất này di chuyển tuần hoàn trong một hệ thống kín Qua các giai đoạn, quá trình hấp thụ nhiệt và nhả nhiệt với không khí Khi đó bên trong xe sẽ có một quạt thổi không khí nóng trong khoang xe đi qua hệ thống thì lúc đó không khí sẽ được làm mát
Trong không khi luôn tồn tại một độ ẩm nhất định, khi trong xe có nhiệt độ cao thì độ ẩm cũng từ đó mà cao hơn Khi lượng không khí có độ ẩm cao này đi qua giàn lạnh thì sẽ ngưng tụ thành hơi nước và đi theo đường ống để dẫn ra ngoài xe
Ngoài những chức năng trên còn có chức năng lưu thông không khí trong xe, qua điều khiển những cánh lấy gió sẽ mở ra để không khí từ bên ngoài vào trong xe nhằm đảm bảo trong xe đủ oxy cho cả tài xế và hành khách ngồi trong xe.
Phân loại các hệ thống điều hòa trên ô tô
1.2.1 Phân loại theo vị trí lắp
Kiểu bố trí này thì cụm điều hòa được đặt ngay sau khu vực điều khiển trung tâm của xe Với vị trí này thì không khí lạnh được thổi ra ngay khu vực tài xế qua những cửa gió, lúc này tài xế sẽ cảm nhận được không khi lạnh sớm
Hình 1.3: Giàn lạnh ở phía trước
1.2.1.2 Lắp đặt phía sau Ở kiểu này, cụm điều hòa không khí được lắp ở cốp xe Cửa ra và của vào của khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau, có không gian lớn nên điều hòa có một ưu điểm là có công suất lớn và có công suất làm lạnh dự trữ
Hình 1.4: Giàn lạnh ở phía sau
1.2.1.3 Lắp đặt bên trên trần xe
Hình 1.5: Giàn lạnh ở trên trần
Hệ thống kiểu này thường được lắp đặt trong những xe khách, Ở phía trước xe được lắp hệ thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với hệ thống điều hòa lắp bên trên trần xe Kiểu kết hợp này cho công suất điều hòa lớn và nhiệt độ được phân bố đều
1.2.1.4 Lắp đặt kiểu kép Ở kiểu này được kết hợp cả hai hệ thống điều hòa phía trước và phía sau được lắp đặt bên trong khoang hành ký Hệ thống điều hòa không khí kiểu kép này cho ra công suất làm lạnh lớn và không khí được làm lạnh nhanh chóng và phân bố đều khắp xe
Hình 1.6: Giàn lạnh ở cả phía trước và sau
1.2.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển
Hệ thống điều hòa trên xe ô tô hiện nay có thể điều chỉnh qua lại giữa làm mát và sưởi ấm không khi Việc điều khiển này có thể điều khiển thủ công thông qua người hoặc tự động để điều chỉnh được nhiệt độ, tốc độ gió và hướng gió,
Kiểu điều khiển này cho phép chúng ta điều khiển hệ thống bằng tay thông qua những nút gạt, núm vặn hay công tắc Những cửa điều chỉnh gió sẽ được đóng, mở bằng những motor trợ động nhỏ bên trong hệ thống Điều khiển bằng tay ta sẽ chọn được chế độ sưởi hay làm mát, chọn được chế độ gió và cả tốc độ gió phù hợp nhất
Hình 1.7: Chế độ điều khiển hệ thống điều hòa
1.2.2.2 Điều khiển tự động Ở trên những dòng xe đời mới bây giờ, hầu hết các xe đều có công tắt điều hòa tự động Lúc này hệ thống sẽ ghi nhận thông tin từ các cảm biển được gắn ở bên trong và bên ngoài xe như: cảm biến nhiệt độ bên ngoài và bên trong xe, cảm biến mặt trời, cảm biến nước làm mát,… từ đó sẽ đưa ra mức điều chỉnh cho nhiệt độ trong xe và tốc độ quạt ở mức mà tài xế đã cài đặt trước đó giúp cho nhiệt độ được duy trì ổn định
Hình 1.8: Hệ thống điều khiển tự động
1 Các cảm biến 2 Điều khiển chế độ thổi khí 3 Giàn sưởi ấm
4 Giàn lạnh 5 Điều khiển gió vào 6 Điều khiển tốc độ quạt
7 Điều khiển nhiệt độ 8 Điều khiển máy nén 9 Máy nén
Lý thuyết về điều hòa không khí
Quy trình làm lạnh không khí giống như quá trình trao đổi nhiệt của mọi vật, đây cũng là mục đích của hệ thống điều hòa không khí Hệ thống điều hòa không khí dựa trên những nguyên lý cơ bản dưới đây:
+ Dòng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp
+ Khi bị nén, chất khí sẽ làm tăng nhiệt độ
+ Để làm lạnh bất cứ một vật nào thì ta phải lấy nhiệt độ ra khỏi vật đó
+ Một số nhiệt lượng lớn được hấp thụ khi chất lỏng thay đổi trạng thái thành dạng hơi
+ Sự giãn nở thể tích của chất khí trong một vùng rộng lớn thì sẽ làm nhiệt độ của chất khí bị giảm xuống
Tất cả hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô đều sử dụng những cơ sở lý thuyết cơ bản là: dòng nhiệt, sự hấp thụ, điểm sôi
- Dòng nhiệt: Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp và sự chêch lệch nhiệt đồ càng cao thì tốc độ truyền nhiệt càng nhanh
- Sự hấp thụ nhiệt: vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái: rắn, lỏng và khí Để thay đổi được trạng thái của vật chất thì chúng ta phải truyền cho nó một lượng nhiệt nhất định
- Áp suất và điểm sôi: Áp suất đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí Khi áp suất thay đổi thì điểm sôi của vật chất này cũng sẽ thay đổi, khi áp suất càng lớn thì điểm sôi càng cao nghĩa là nhiệt độ sôi của nó sẽ cao hơn lúc bình thường Ngược lại nếu áp suất tác dụng lên vật chất giảm đi thì điểm sôi của nó cũng thấp hơn lúc áp suất bình thường Và trong hệ thống điều hòa không khí nói riêng và hệ thống điện lạnh nói chung, cũng đã áp dụng lý thuyết này của áp suất đối với sự bốc hơi cũng như ngưng tụ của một loại môi chất trong hệ thống điện lạnh.
Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô bao gồm các bộ phân và thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ bên trong ô tô làm lạnh và nhả nhiệt nóng ra môi trường bên ngoài Các bộ phận trong hệ thống bao gồm; máy nén, giàn nóng, bình hút ẩm và lọc, van tiết lưu, giàn lạnh, và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống điều hòa không khí hoạt động một cách hiệu quả nhất
Chu trình làm mát không khí gồm những giai đoạn sau:
- Môi chất lạnh được máy nén nén lên áp suất cao, nhiệt độ cao và đẩy đến giàn nóng
- Môi chất đi qua giàn nóng được quạt thổi ở giàn nóng làm giảm nhiệt độ môi chất và ngưng tụ thành thể lỏng ở áp suát cao nhiệt độ thấp
- Sau khi qua giàn nóng, môi chất đi qua bình lọc hút ẩm và đến van tiết lưu hay là van giãn nở Ở van tiết lưu sẽ điều chỉnh lưu lượng và phun vào giàn lạnh làm giảm áp suất của môi chất lạnh, khi đó môi chất lạnh thể lỏng sôi bốc hơi thành thể hơi bên trong trong giàn lạnh
- Môi chất lạnh ở thể hơi trong giàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt nóng từ bên ngoài và được làm mát bởi những cánh tản nhiệt của giàn lạnh Quạt lồng sóc sẽ thôi một lượng lớn khí qua giàn lạnh đưa khí mát vào khoang ô tô
- Sau khi qua giàn lạnh môi chất lạnh ở dạng hơi áp suất thấp được hút trở về lại máy nén
Hình 1.9: Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí
A Máy nén D Van tiết lưu I Bộ tiêu âm
B Bộ ngưng tụ (Giàn nóng)
E Van xả phía cao áp 1 Sự nén
F Van giãn nở 2 Sự ngưng tụ
C Bình lọc/hút ẩm G Bộ bốc hơi (Giàn lạnh) 3 Sự giãn nở
H Van xả phía thấp áp 4 Sự bốc hơi
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2018
2.1.1 Sơ đồ hệ thống điều hòa làm mát không khí trên xe
Hình 2.1: Bố trí hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios
(a) Bố trí các chi tiết trên bộ giàn lạnh (b) Bố trí các chi tiết trong khoang xe
(c) Bố trí các chi tiết trong khoang máy
1 Giàn lạnh 5 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 9 ECU chính 13 Giàn nóng
2 Điện trở quạt gió 6 Bộ khuếch đại điều hòa 10 ECM 14 Ống dẫn gas
3 Mô tơ quạt gió 7 Cụm điều khiển điều hòa 11 Hộp rơle
4 Két nước sưởi ẩm 8 DLC3 12 Máy nén và puli
2.1.2 Hệ thống sưởi ấm a Van nước làm mát
Van nước có chức năng đóng mở dòng nước làm mát chảy từ hệ thống làm mát của động cơ, chảy vào bên trong két sưởi khi bật chế độ sưởi Thông qua sự điều khiển của hệ thống và nước làm mát thường có nhiệt độ từ 80 0 C trở lên để sưởi ấm và sấy kính xe
Hình 2.2: Van nước làm mát hệ thống sưởi b Két sưởi
Két sưởi có cấu trúc gần giống với két nước làm mát của động cơ, khi được bật chế độ sưởi, van nước sẽ mở để nước làm mát chảy vào bên trong két sưởi Lúc này nhiệt độ nước làm mát hơn 80 0 C sẽ tỏa nhiệt nóng ra xung quang khu vực két sưởi để làm ấm không khí Nhờ vào những cánh giải nhiệt của két mà khả năng làm ấm không khí được tốt hơn, dễ dàng sấy kính và làm ấm không khí trong khoang xe nhanh chóng
Cấu tạo của các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa
Máy nén hút môi chất lạnh ở thể khí có nhiệt độ thấp và áp suất thấp Sau đó môi chất lạnh được nén lên nhiệt độ cao, áp suất cao và đẩy đến giàn nóng Trong hệ thống điều hòa không khí, máy nén có vai trò rất quan trọng, từ công suất, chất lượng đến tuổi thọ của hệ thống đều do máy nén quyết định Máy nén thường làm việc với tỉ số nén khoảng 5-8,1 và tỉ số này thường phụ thuộc vào chất lượng của môi chất làm lạnh và nhiệt độ của môi trường xung quanh
Trong hệ thống điều hòa ô tô có rất nhiều loại máy nén, mỗi loại có đặc điểm, cấu tạo khác nhau và nguyên lý làm việc cũng khác nhau Nhưng đều có một nhiệm vụ là hút dòng môi chất lạnh ở nhiệt độ thấp áp suất thấp và nén chúng lên nhiệt độ cao và áp suất cao trước khi đưa qua giàn nóng a Máy nén piston kiểu đĩa nghiêng
Loại máy này có ký hiệu là 10Pan, đây là loại máy nén khí với 10 xylanh được bố trí ở hai đầu máy nén (5 ở phía trước và 5 ở phía sau); có 5 piston tác động hai chiều được dẫn động nhờ một trục có tấm cam nghiêng (đĩa chéo) khi xoay sẽ tạo ra lực đẩy piston Các piston được đặt lên tấm cam nghiêng với khoảng cách từng cặp piston là 72 0
- đối với loại máy nén có 10 xilanh; hoặc có khoảng cách 120 0 - đối với loại máy nén có
Hình 2.4: Cấu tạo máy nén piston kiểu đĩa nghiêng
Hoạt động của máy nén được chia làm 2 chu trình:
+ Chu trình hút: Khi piston chuyển động sang trái, áp suất buồng bên phải giảm xuống cửa nạp được mở ra hút môi chất lạnh vào máy nén và xả phía bên phải của piston đang chịu lực của bản thân van lò xo lá nên được đóng kín Van hút mở ra cho tới khi piston đi hết hành trình thì được đóng lại
Hình 2.5: Nguyên lý hoạt động máy nén piston kiểu đĩa nghiêng
+ Chu trình xả: Khi piston di chuyển sang trái thì tạo ra hành trình hút phía bên phải, đồng thời phía bên trái cũng thực hiện hành trinh xả hay hành trình bơm của máy nén Lúc đó thì áp suất buồng bên trái tăng lên cao khi đủ lực nén để thắng lực tì của van xả thì cửa can sẽ mở ra để đẩy môi chất lạnh được nén lên áp suất cao, nhiệt độ cao đi qua giàn nóng Van hút bên trái lúc này được đóng kín bởi áp lực nén của hơi môi chất Van xả mở ra cho đến hết hành trình bơm, thì đóng lại bằng lực đàn hồi của van lò xo lá Và cứ thế tiếp tục các hành trình mới b Máy nén piston kiểu đĩa nghiêng có thể thay đổi thể tích
Hình 2.6: Máy nén piston kiểu đĩa nghiêng thay đổi thể tích
Máy nén loại này có nguyên lý hoạt động gần giống với loại máy nén kiểu cam nghiêng Tuy nhiên, có vài điểm khác là piston chỉ làm một phía và một piston được nối vào đĩa lắc bằng các tay quay Gồm có 6 piston, cùng đặt trên mâm đao động, mỗi piston đặt cách nhau một góc 60 0
Hình 2.7: Cấu tạo máy nén piston đĩa nghiêng thay đổi thể tích
1 Trục truyền 2 Trục phát động 3 Lò xo 4 Buồng áp suất
5 Buồng trên 6 Piston 7 Buồng dưới 8 Lỗ khoan áp suất
9 Van điều chỉnh 10 Đĩa cam 11 Thanh răng trượt 12 Puli
Máy nén có thể tích làm việc biến đổi là do hành trình của piston thay đổi dựa vào góc nghiêng (so với trục) của mâm dao động,thay đổi tùy theo lượng môi chất cần thiết cung cấp cho hệ thống.góc nghiêng của mâm dao động lớn thì hành trình của piston dài hơn, môi chất lạnh sẽ được bơm đi nhiều hơn Khi góc nghiêng nhỏ, hành trình của piston sẽ ngắn, môi chất lạnh sẽ được bơm đi ít hơn Điều này cho phép máy nén có thể chạy liên tục nhưng chỉ chỉ bơm đủ lượng môi chất lạnh cần thiết
Góc nghiêng của mâm dao động được điều khiển bởi một van điều khiển Hộp xếp bi sẽ giãn ra hoặc co lại tùy theo áp lực đưa vào tăng hay giảm, sẽ làm chuyển dịch viên bi trong van điều khiển để đóng mở van, từ đó điều khiển được áp lực trong vỏ máy nén
Sự khác nhau giữa áp lực mặt dưới và áp lực vỏ máy nén sẽ xác định vị trí của mâm dao động Góc nghiêng của mâm dao động sẽ lớn nhất – sự làm mát đạt tối đa khi 2 phần của áp lực bằng nhau c Máy nén quay kiểu cánh gạt
Loại máy nén này không dùng piston Mà được cấu tạo gồm 1 roto với 4 cánh gạt đặt lồng vào roto và một vỏ bơm có vách trong tinh chế Khi trục bơm và các cánh gạt quay, vách vỏ bơm và các cách gạt sẽ hình thành những buồng bơm, các buồng này có thể thay đổi thể tích rộng ra hay thu hẹp lại khi trục bơm quay – nở rộng thể tích ra để hút môi chất lạnh ở phía có áp lực và nhiệt độ thấp vào buồng bơm, co thể tích lại để ép chất làm lạnh đi đến phía có áp lực và nhiệt độ cao Lỗ van xả của bơm bố trí tại một điểm trên vỏ bơm mà ở đó hơi môi chất lạnh được nén đến áp suất cao nhất
Hình 2.8: Cấu tạo máy nén kiểu cánh gạt
1 Phốt trục 2 Trục phía sau 3 Bạc đạn
4 Vỏ bơm phía sau 5 Cánh gạt 6 Vỏ bơm phía trước
7 Trục phía trước 8 Bạc đạn
+ Chu trình nạp: Khi roto quay, lực ly tâm bắn các cánh gạt tì vào cánh nén Lúc này hai cánh gạt cùng với phía trong vỏ máy nén sẽ tạo ra thể tích lớn, chuyển động này hút môi chất vào phần thể tích đó qua lỗ nạp Quá trình này két thúc khi cánh gạt (b) quay qua khỏi lỗ nạp
+ Chu trình nén: Sau khi hoàn thành quá trình hút thì khoang thể tích của vách (a) (b) và vách trong của máy nén bị thu hẹp lại Lúc này quá trình nén được thực hiện, môi chất được nén lên áp suất cao khi thể tích trong buồng bị nén lại
+ Chu trình xả: Khi cánh van (a) quay qua lỗ xả thì môi chất khí được nén lên áp suất cao sẽ tự tạo áp lực cao sẽ thoát ra qua lỗ xả và đi đến giàn nóng
Công tắc áp suất hay còn được gọi là dù áp suất được lắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh.
- Phát hiện áp suất thấp không bình thường:
Máy nén làm việc trong khi môi chất lạnh trong hệ thống bị thiếu hoặc khi không có môi chất trong hệ thống làm lạnh do rò rỉ hoặc do những nguyên nhân khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém, từ đó có thể khiến cho máy nén bị kẹt Cho nên khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ hơn 0,2 MPa (2kgf/cm2)) thì công tắc áp suất phải ngắt để ngắt bộ ly hợp điện từ để bảo vệ máy nén
Hình 2.12: Công tắc áp suất
Hệ thống điều khiển hệ thống điều hòa không khí
2.3.1 Bộ điều khiển nhiệt độ giàn lạnh
Trong hệ thống điều hòa cụm sưởi và làm lạnh hoạt động độc lập Nhiệt điện trở sẽ tăng khi nhiệt độ giảm và ngược lại Điện trở đươc lắp đặt ở phía sau của giàn lạnh nhằm cảm nhận nhiệt độ gió sau khi đi qua giàn lạnh
Hình 2.28: Nguyên lý điều khiển nhiệt độ kiểu nhiệt điện trở Để ngăn giàn lạnh không bị đóng băng cần phải điều khiển nhiệt độ bề mặt giàn lạnh thông qua sự hoạt động của máy nén Nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi nhiệt độ này thấp hơn mức nhiệt độ nhất định thí ly hợp từ bị ngắt để không cho nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 0 0 C (32 0 F)
Khi điều chỉnh nhiệt độ trong xe tăng lên, cảm ứng lên nhiệt điện trở làm giảm điện áp rơi trên mạch cảm ứng nhiệt độ của bộ khuếch đại Mạch cảm ứng trong bộ khuếch đại phát hiện điều hòa đang ở trạng thái ON sẽ làm transistor mở ra Điều này cho phép rơ le ly hợp từ đóng mạch và máy nén hoạt động, bắt đầu quá trình làm lạnh
Hình 2.29: Kiểu nhiệt điện trở khi nhiệt độ cao
Khi điều chỉnh nhiệt độ trong xe giảm đi, nhiệt điện trở tăng làm tăng điện áp trên mạch cảm ứng nhiệt độ của bộ khuếch đại trong hệ thống Mạch cảm ứng của bộ khuếch đại phát hiện trạng thái OFF của hệ thống điều hòa, làm cho transistor đóng lại Điều này làm cho rơ le của ly hợp từ không đóng mạch và máy nén không hoạt động, ngưng quá trình làm lạnh
Hình 2.30: Kiểu nhiệt điện trở khi nhiệt độ thấp
2.3.2 Điều khiển nhiệt độ bằng cánh trộn khí
Hệ thống điều hòa không khí bên trong khoang xe gồm có giàn lạnh và két sưởi để có thể điều chỉnh được nhiệt độ bên trong, bằng việc điều chỉnh vị trí cánh hòa trộn không khí cũng như van nước để chọn được mức nhiệt độ mong muốn Để nhiệt độ đầu ra thấp, hệ thống sẽ đóng van nước lại và góc mở của cánh trộn khí là 0 0 , nghĩa là ở vị trí đóng hết luồng không khí đi qua két sưởi Nhờ vậy luồng không khí vào có nhiệt độ thấp vì được giàn lạnh hấp thụ nhiệt
Hình 2.31: Cánh trộn khí khi ở chế độ lạnh Để thay đổi nhiệt độ ngõ ra theo nhu cầu của hành khách, hệ thống sẽ mở van nước và thay đổi góc mở của cánh trộn khí Khi đó một phần không khí đi qua giàn lạnh sau đó sẽ đi qua két sưởi Khi đó nhiệt độ không khí sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhiệt độ điều chỉnh
Hình 2.32: Cánh trộn khí khi ở chế độ tùy chỉnh
Khi xe hoạt động trong khu vực có nhiệt độ thấp cần nhiệt độ để sưởi ấm hoặc xông kính tránh hiện tượng đọng sương Hệ thống điều khiển sẽ cho các cánh trộn gió mở ở góc 180 0 , lúc này toàn bộ luồng không khí đi vào xe sẽ được làm ấm
Hình 2.33: Cánh trộn khí ở ở chế độ nóng
2.3.3 Bộ điều khiển tốc độ quạt
Tốc độ luồng gió thổi ra được điều chỉnh bởi núm xoay thay đổi tốc độ quay của mô tô quạt ở giàn lạnh Tốc độ quạt thay đổi nhờ vào điện áp đặt giữa hai đầu mô tơ Hiện nay có hai phương pháp điều chỉnh: điều chỉnh bằng điện trở và điều chỉnh bằng transistor
2.3.3.1 Loại điều chỉnh bằng điện trở
Loại này thay đổi điện trở nối tiếp với quạt giàn lạnh Cấu tạo của nó là hai điện trở mắc nối tiếp Khi chúng ta thay đổi vị trí của núm điều chỉnh thì giá trị điện trở trong mạch thay đổi sẽ làm cho cường độ dòng điện trong mạch thay đổi từ đó thay đổi được tốc độ quạt
Hình 2.34: Điều chỉnh tốc độ quạt gió tắt
Khi điều chỉnh công tắc quạt ở vị trí LO dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ le nhiệt độ, làm cuộn dây hoạt động Dòng điện đi qua tiếp điểm của rơ le sưởi và đi về mass nối kín mạch
Hình 2.35: Điều chỉnh tốc độ quạt gió ở mức thấp
Khi công tắc ở vị trí ME, thì dòng điện sẽ đi qua đóng công tắc của rơ le nhiệt độ và khi dòng điện qua motor quạt sẽ đi qua một điện trở thì điện áp đi qua motor quạt sẽ lớn hơn ở chế độ LO, tốc độ quạt sẽ lớn hơn
Hình 2.36: Điều chỉnh tốc độ quạt ở mức vừa
Khi điều chỉnh công tắc quạt ở vị trí cao nhất HI thì dòng điện đi qua motor quạt sẽ không đi qua bất kì điện trở nào nên motor quạt sẽ hoạt động ở chế độ lớn nhất
Hình 2.37: Điều chỉnh tốc độ quạt ở mức cao
2.3.3.2 Loại điều chỉnh bằng transistor
Loại này điều chỉnh cường độ dòng điện bằng một transistor công suất So với loại điều chỉnh bằng điện trở thì loại này có thể điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh ở nhiều mức hơn do vậy thường được sử dụng ở hệ thống điều hòa tự động
2.3.4 Bộ điều khiển tốc độ không tải
Khi động cơ chạy không tải, công suất của động cơ rất nhỏ Nếu bật máy nén sẽ làm động cơ quá tải Điều này khiển động cơ có thể bị chết máy hoặc làm cho động cơ quá nóng, hệ thống điều hòa hoạt động khi xe dừng, tốc độ động cơ phải được tăng lên, được gọi là điều khiển tốc độ bù ga không tải
Hình 2.38: Bộ điều khiển bù ga không tải kiểu điện
Ecu động cơ nhận được tín hiệu công tắc A/C ở vị trí ON từ bộ khuếch đại và mở van điều chỉnh tốc độ bù ga không tải Cả lượng không khí và nhiên liệu đều tăng lên giúp tăng tốc độ động cơ thích hợp Có hai kiểu bù ga kiểu điện là: kiểu cho không khí đi tắt và kiểu dùng van điều chỉnh tốc độ không tải ISCV
KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE
Kiểm tra sơ bộ hệ thống điều hòa không khí
3.1.1 Kiểm tra sơ bộ hệ thống
Trước khi tiến hành kiểm tra, đo kiểm cần phải quan sát, xem xét kỹ chi tiết của hệ thống điện lạnh như sau:
- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định Kiểm tra dây curoa xem có bị mòn khuyết, tước sợi, chai bóng và phải thẳng hàng giữa các puly truyền động Nên dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra độ căng của dây curoa, không nên căng dây theo cảm nhận bản thân Chân gắn máy nén phải được siết đủ cứng vào thân động cơ, không bị nứt hay lỏng
Hình 3.1: Kiểm tra độ căng và bề mặt dây curoa
- Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết, xì hơi và phải bố trí xa các bộ phận chuyển động
Hình 3.2: Gas bị rò rỉ ra ngoài lâu ngày có biến đổi màu
- Phốt của trục máy nén phải kín Nếu bị hơ sẽ thấy được vết dầu quanh trục máy, trên mặt puli và trên bộ ly hợp từ
Hình 3.3: Dầu bám trên bộ ly hợp từ
- Mặt ngoài giàn nóng phải thật sạch sẽ bảo đảm thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí, không áp sát vào két nước động cơ
- Trong mọi trường hợp nên tạo điều kiện cho gió lưu thông tốt xuyên qua giàn nóng
- Quan sát tất cả các ống, các hộp dẫn khí, các cửa cánh gà cũng như hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí, các bộ phận này phải thông suốt, hoạt động nhạy, nhẹ và tốt
- Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch, không được bám bụi bẩn Thông thường nếu có mùi hôi trong khí lạnh thổi ra chứng tỏ giàn lạnh đã bị bám bẩn
- Các bộ lọc không khí phải thông sạch
Hình 3.4: Kiểm tra lọc gió điều hòa
- Động cơ điện quạt gió lồng sóc phải hoạt động tốt, chạy đầy đủ mọi tốc độ quy định Nếu không đạt yêu cầu này, cần kiểm tra tình trạng chập mạch của các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió
- Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh, trên đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát gas môi chất lạnh Vì khi môi chất lạnh xì ra thường kéo theo dầu nhờn bôi trơn
3.1.2 Kiểm tra lưu lượng và chất lượng môi chất lạnh
Kiểm tra lưu lượng lưu chất lượng của môi chất lạnh có thể nhìn qua của sổ gas với điều kiện:
+ Mở hết các cửa gió
+ Cài đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất
+ Tốc độ quạt ở mức cao nhất
Bảng 3.1: Chẩn đoán chất lượng của môi chất lạnh
Triệu chứng Chẩn đoán Kiểm tra
Nhiều bọt khí Không đủ - Khe hở gas trên các đường ống, các nối, giàn nóng, lạnh
Không có bọt nhưng máy báo lỗi
Hết hoặc thiếu hoặc quá thừa
- Dùng đồng hồ đo áp suất
Nhiệt khí gas trước và sau máy nén không khác nhau
Gần hoặc hết khí gas - Khe hở gas trên các đường ống, các nối, giàn nóng, lạnh
- Hút chân không và sạc lại gas
Khác biệt lớn nhiệt đầu vào và ra tại máy nén Đủ hoặc dư khí gas - Dùng đồng hồ đo áp suất
Môi chất lạnh không sủi bọt trên kính khi tắt máy đột ngột
Dư khí gas - Xả khí gas
- Hút chân không và nạp lại khí gas
Môi chất lạnh sủi bọt rồi hết khi tắt máy nén đột ngột Đủ
Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí
- Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra hệ thống điện, các đầu nối, đường ống dẫn gas bằng mắt
+ Kiểm tra các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết, cong, gãy, rách Nếu phát hiện các vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh, trên đường ống dẫn chứng tỏ có tình trạng xì gas môi chất lạnh Bởi vì khi thường xì gas sẽ có kèm theo dầu bôi trơn
+ Mặt ngoài của giàn nóng phải sạch sẽ, không bị rác hay là cây chắn, phải đảm bảo thông gió tốt và còn nằm ở dúng vị trí Không bị sai lệch và áp sát vào két nước động cơ
Hình 3.5: Giàn nóng bị đóng nhiều bụi bẩn
+ Phốt làm kín của máy nén không được chai, nứt vỡ và phải đảm bảo kín Nếu bị nứt rách sẽ thấy được dầu rò rỉ quanh trục máy nén hay trên bộ ly hợp điện từ
- Kiểm tra kính xem gas:
Hình 3.6: Xem chất lượng gas qua mắt gas
Khi hệ thống điều hòa hoạt động, ta sẽ nhìn thấy dòng môi chất chạy bên trong đường ống dẫn thông qua mắt xem gas Từ đó có thể đánh giá được chất lượng của môi chất lạnh bên trong hệ thống
3.2.2 Bảo dưỡng hệ thống điều hòa theo định kỳ của hãng Toyota
3.2.2.1 Bảo dưỡng cấp nhỏ (5.000km hoặc 6 tháng)
Cần được thực hiện mỗi khi xe chạy được 5.000km, 15.000km, 25.000km, 35.000km, 45.000km và được làm cùng với dịch vụ bảo dưỡng xe của hãng, công việc bao gồm:
+ Vệ sinh lọc gió điều hòa
+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió điều hòa
+ Kiểm tra các chế độ làm mát hay sưởi ấm của hệ thống điều hòa
3.2.2.2 Bảo dưỡng cấp trung bình (10.000km hay 12 tháng)
Cần được thực hiện mỗi khi xe chạy được mỗi 10.000km, 30.000km, 50.000km, 70.000km, 90.000km và được làm cùng với dịch vụ bảo dưỡng xe của hãng, công việc bao gồm:
+ Vệ sinh lọc gió điều hòa
+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, cửa gió điều hòa
+ Kiểm tra các chế độ hoạt động của điều hòa
3.2.2.3 Bảo dưỡng cấp trung bình lớn (20.000 hay 24 tháng)
Cần được thực hiện mỗi khi xe chạy được 20.000km, 60.000km, 100.000km, 140.000km, 180.000km và được làm cùng với dịch vụ bảo dưỡng xe của hãng, các công việc bao gồm:
+ Vệ sinh lọc gió điều hòa
+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió điều hòa
+ Kiểm tra các chế độ hoạt động của hệ thống điều hòa
3.2.2.4 Bảo dưỡng cấp lớn (40.000 hay 48 tháng)
Cần được thực hiện mỗi khi xe chạy được 40.000km, 80.000km, 120.000km, 160.000km, 200.000km và được làm cùng với dịch vụ bảo dưỡng xe của hãng, các công việc bao gồm:
+ Vệ sinh lọc gió điều hòa
+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió điều hòa
+ Kiểm tra các chế độ hoạt động của hệ thống điều hòa
3.2.3 Bảo dưỡng các chi tiết trong hệ thống điều hòa
3.2.3.1 Vệ sinh lọc gió điều hòa
Bước 1: Mở hộc để đồ bên phải, ấn vào lẫy ở hai bên để tháo chốt chặn rồi nhấc hộc để đồ ra ngoài Lúc này sẽ thấy hộp đựng lọc gió điều hòa ở bên trong,
Hình 3.7: Tháo hộc đồ để tiếp cận tới hộc đựng lọc gió
Bước 2: Ấn vào lẫy bên trái hoặc bên phải của hộp để tháo nắp hộp ra, sau đó rút lọc gió điều hòa ra ngoài
Hình 3.8: Tháo nắp hộp đựng lọc gió
Bước 3: Dùng súng hơi thổi sạch bụi bẩn bám bên trên lọc gió
Hình 3.9: Dùng súng gió vệ sinh lọc gió
Bước 4: Lắp lọc gió lại hộp đựng Lưu ý tránh lắp nhầm phía của lọc gió, thường bên trên lọc gió sẽ có mũi tên chỉ hướng gió để chúng ta lắp cho đúng
Hình 3.10: Lắp lại lọc gió vào trong hộp
Bước 5: Lắp lại nắp hộp đựng lọc gió và lắp lại hộc để đồ
Hình 3.11: Lắp nắp hộp gió vào lại
3.2.3.2 Kiểm tra hoạt động của quạt gió và các cửa gió
Xoay các núm điều khiển để mở quạt giàn lạnh, nếu hoạt động bình thường và đúng với từng chế độ mạnh nhẹ, vị trí thì hệ thống đang hoạt động tốt Nếu trong hệ thống không hoạt động đúng với những chế độ gió như đã chọn hoặc phát ra những tiếng ồn lạ thì nên mở ra kiểm tra và sửa chữa Đồng thời kiểm tra các cửa gió có bị kẹt, cứng hay gãy không
Hình 3.12: Điều chỉnh tốc độ quạt
3.2.3.3 Kiểm tra các chế độ hoạt động của điều hòa
Lần lượt chỉnh các mức nhiệt độ của hệ thống và xem hệ thống có đáp ứng đúng với mức nhiệt độ mà đã đặt trước không
Kiểm tra công tắc điều khiển vị trí thổi gió và kiểm tra xem vị trí gió ra có đúng với trên công tắc điều khiển hay không
Hình 3.13: Điều chỉnh chế độ cửa gió ra.
Các hư hỏng và chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí
Sơ đồ chẩn đoán hư hỏng:
Bảng 3.2: Chẩn đoán các hư hỏng trên hệ thống hệ thống điều hòa không khí
STT Triệu chứng Hư hỏng nghi ngờ
1 Toàn bộ chức năng A/C không hoạt động 1.Cầu chì tổng
2.Bộ điều khiển điều hòa 3.Dây điện hoặc giắc
2 Điều khiển lưu lượng không khí giàn lạnh: quạt lồng sóc không hoạt động
1.Rơle motor quạt 2.Motor quạt giàn lạnh 3.Bộ điều khiển điều hòa 4.Các giắc hoặc dây điện
3 Điều khiển lưu lượng không khí giàn lạnh: quạt lồng sóc không điều khiển
1.Bộ điện trở quạt 2.Motor quạt giàn lạnh 3.Bộ điều khiển điều hòa 4.Các giắc hoặc dây điện
4 Điều khiển lưu lượng không khí giàn lạnh: lượng không khí ra không đủ
1.Motor quạt giàn lạnh 2.Bộ điều khiển điều hòa 3.Các giắc hoặc dây điện
5 Kiểm soát nhiệt độ: không có khí lạnh ở cửa ra
1.Lượng môi chất lạnh 2.Độ căng dây curoa 3.Áp suất môi chất lạnh 4.Máy nén
5.Công tắc áp suất số 1 6.Bộ motor điều tiết hỗn hợp không khí
8 Bộ điều khiển điều hòa
9 Các giắc hoặc dây điện
6 Kiếm soát nhiệt độ: không có khí ẩm thoát ra
1.Lượng nước làm mát động cơ 2.Bộ motor điều tiết hộn hợp không khí
3 Các cảm biến của điều hòa
4 Bộ điều khiển điều hòa
6 Các giắc hoặc dây điện
7 Kiểm soát nhiệt độ: không khí đầu ra ấm hơn hoặc mát hơn so với thiết lập
1.Bộ motor điều tiết hỗn hợp không khí
2.Bộ công tắc điều hòa 3.Các giắc hoặc dây điện
8 Kiểm soát nhiệt độ: không thiết lập được nhiệt độ
1.Bộ motor điều tiết hỗn hợp không khí
2.Bộ điều khiển điều hòa 3.Các giắc hoặc dây điện
9 Không có điều khiển cửa gió 1.Motor điều khiển van tiết lưu không khí 2.Bộ công tắc điều hòa 3.Các giắc hoặc dây điện
10 Động cơ không chạy thêm tải khi A/C bật 1.Máy nén
2.Bộ điều khiển điều hòa 3.ECM
4.Các giắc hoặc dây điện
3.3.1 Kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điện điều hòa không khí
3.3.1.1 Kiểm tra công tắc áp suất số 1 a kiểm tra điều khiển ly hợp từ
- Đặt trên đồng hồ đo
- Kết nối dây dương (+) từ ohm kế đến đàu 4 và dây âm (-) đến đầu 1
- Kiểm tra tính liên tục giữa các đầu nối khi áp suất môi chất làm lạnh thay đổi, như thể hiện trong hình minh họa
Nếu không hoạt động như yêu cầu, phải thay thế công tắc áp suất b kiểm tra điều khiển quạt làm mát
Kiểm tra hoạt động của công tắc áp suất
- Kết nối dây dẫn dương (+) từ ohm kế đến đầu 2 và dây âm (-) với đầu 3
- Kiểm tra tính liên tục giữa các đầu nối khi áp suất chất làm lạnh thay đổi, như thể hiện trong hình minh họa
Nếu hoạt động không như yêu cầu, hãy thay thế công tắc áp suất
3.3.1.2 Kiểm tra ly hợp điện từ của máy nén
3.3.1.3 Kiểm tra rơle ly hợp từ
Hình 3.15: Rơle ly hợp điện từ Điều kiện Nối đồng hồ đo Kết quả
Nối B + đầu 1 và mass đầu 2
3.3.1.4 Kiểm tra motor trợ động trộn khí
Kiểm tra hoạt động của motor bước
- Nối dây dương (+) từ ắc qui với đầu 4 và dây âm (-) với đầu 5, sau đó kiểm tra để chắc chắn rằng cánh tay quay về phía "LẠNH" một cách trơn tru
- Nối dây dương (+) từ ắc qui đến đầu 5 và dây âm (-) với đầu 4, sau đó kiểm tra để đảm bảo rằng cánh tay quay về phía "HOT" một cách trơn tru
Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế động cơ servo trộn không khí
Hình 3.14: Chân giắc ly hợp máy nén
- Nối cực dương (+) từ ắc qui với đầu 3 và cực âm (-) dẫn đến mass
- Kiểm tra xem ly hợp từ đã được cấp điện chưa
Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế ly hợp điện từ
- Đo điện trở giữa các đầu 2 và 4 Điện trở tiêu chuẩn: 165 - 205 Ω ở 20 o C (68 o F) Nếu điện trở không như yêu cầu, hãy kiểm tra máy nén
Kiểm tra điện trở của cảm biến vị trí
- Đo điện trở giữa các đầu dây ở motor bước phân bổ từng vị trí như thể hiện trong biểu đồ
Nối đồng hồ đo Điều kiện Kết quả yêu cầu
1 - 3 Cánh tay vị trí COLD
Nếu điện trở không được chỉ định, hãy thay thế động cơ servo
3.3.1.5 Kiểm tra motor trợ động điều khiển hướng gió
Kiểm tra hoạt động của motor trợ động
- Nối dương (+) ắc quy với dây 7 và dây âm (-) với đầu 8
- Nối dây âm (-) ắc qui với mỗi đầu giắc, như bảng dưới và kiểm tra xem trục quay ở mỗi vị trí, như trong hình minh họa
Kết nối chân giắc Vị trí
Nếu hoạt động không như được chỉ định, hãy thay thế motor bước
3.3.1.6 Kiểm tra motor trợ động lấy gió ngoài
Kiểm tra hoạt động của motor bước
- Kết nối dây dương (+) ắc qui với chân 5 và dây âm (-) với chân 1, sau đó kiểm tra để đảm bảo rằng cánh tay quay về phía "REC" một cách trơn tru
- Kết nối dây dương (+) ắc qui đến chân 5 và dây âm (-) với chân 2, sau đó kiểm tra để đảm bảo rằng cánh tay quay về phía "FRS" một cách trơn tru
Nếu các hoạt động không như được chỉ định, hãy thay thế motor bước
Kiểm tra điện trở giữa cực 1 và 2 của cảm biến theo từng dải nhiệt độ như thể hiện ở biểu đồ dưới
Hình 3.16: Biểu đồ điện trở thay đổi theo nhiệt độ của cảm biến nhiệt độ
Nối dây dương (+) ắc qui với chân 2 và cực âm (-) với chân 1, sau đó kiểm tra xem động cơ hoạt động trơn tru hay không
Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế motor quạt dàn lạnh
Hình 3.17: Kiểm tra motor quạt
3.3.1.9 Rơ le điều kiển quạt giàn lạnh
Hình 3.18: Relay quạt dàn lạnh
Kiểm tra rơle điều khiển quạt bằng thông mạch và dựa vào những yêu cầu dưới đây: Điều kiện Vị trí kiểm tra Kết quả
Thông mạch Cấp dương và âm vào chân 1 và 2 3-5 Thông mạch
3.3.2 Kiểm tra bên trong hệ thống lạnh
3.3.2.1 Kiểm tra lưu lượng môi chất lạnh
Hình 3.19: Kiểm tra lưu lượng môi chất lạnh
Quan sát kính nhìn trên ống dẫn môi chất lạnh Điều kiện thử nghiệm:
• Động cơ chạy ở tốc độ 1.500 rpm
• Công tắc điều khiển tốc độ quạt gió ở "HI"
• Điều khiển nhiệt độ ở ”MAX
• Mở hoàn toàn các cánh cửa
Bảng 3.3: Chất lượng môi chất lạnh trong hệ thống
Số Triệu chứng Lượng chất lạnh Cách khắc phục
1 Bong bóng Thiếu (1) Kiểm tra rò rỉ môi chất lạnh và khắc phục
(2) Thêm môi chất lạnh cho đến khi bong bóng biến mất
2 Không có bong bóng Không có, không đủ hoặc quá nhiều
3 Không có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu vào và đầu ra của máy nén
Không có hoặc gần như không có
(1) Kiểm tra rò rỉ khí và sửa chữa
(2) Thêm chất làm lạnh cho đến khi bong bóng biến mất
4 Chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa đầu vào và đầu ra của máy nén
5 Ngay sau khi bật máy lạnh lập tức tắt
Dư (1) Xả chất làm lạnh
(2) Loại bỏ không khí và cung cấp môi chất lạnh vừa đủ
6 Ngay sau khi tắt điều hòa không khí, chất làm lạnh sủi bọt và sau đó trở nên rõ ràng Đủ Bong bóng trong kính nhìn có nhiệt độ cao hơn bình thường có thể được coi là bình thường nếu làm mát đủ
3.3.2.2 Kiểm tra áp suất hệ thống lạnh bằng đồng hồ do áp suất a Hệ thống lạnh hoạt động bình thường
Nếu hệ thống hoạt động bình thường, giá trị áp suất trên đồng hồ đọc được là:
* Áp thấp 21 – 36 psi (1,5 – 2,5 kg/m 2 ) b Hệ thống lạnh có hơi ẩm
Khí ẩm không được tách khỏi hệ thống, áp suất trên đồng hồ vẫn bình thường mới bật lạnh Sau một thời gian, phần áp thấp giảm tới áp suất chân không Sau một khoảng thời gian, áp suất trở lại bình thường Quá trình này lặp đi lặp lại Triệu chứng này xảy ra khi khí ẩm không được tách làm lặp lại sự đóng băng và tan băng gần van tiết lưu
* Áp thấp: 21- 36 psi (1,5 – 2,5 kg/m 2 ) Lúc sau:
* Áp thấp gần bằng 0 psi (0 kg/m 2 )
Triệu chứng Nguyên nhân Chẩn đoán Cách khắc phục
Hệ thống hoạt động bình thường, sau một lúc thì phía áp thấp giảm tới áp suất chân không
Lúc này hệ thống sẽ không làm lạnh được nữa
Bình lọc không lọc được ẩm
Hơi ẩm có trong hệ thống, đóng băng làm bịt kín lỗ van tiết lưu và cản môi chất lạnh lưu thông
- Thay bình chứa hoặc bình lọc ẩm
- Hút chân không triệt để trước khi nạp gas để loại bỏ hoàn toàn hơi ẩm c Hệ thống điều hòa làm mát không hiệu quả
Nếu thiếu môi chất lạnh thì giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp thấp và áp cao đều nhỏ hơn giá trị bình thường Áp suất đo được:
Triệu chứng Nguyên nhân Chẩn đoán Cách khắc phục
- Áp suất thấp ở cả hai phía áp xuất thấp và cao
- Bong bóng gas xuất hiện liên tục
- Làm lạnh yếu hơn bình thường
Rò rỉ gas hoặc thiếu gas
- Không đủ môi chất lạnh
- Rò rỉ môi chất lạnh
- Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa
- Nạp thêm môi chất lạnh cho hệ thống d Môi chất lạnh không lưu thông
Môi chất không thể tuần hoàn do tắc nghẽn trong hệ thống lạnh, áp suất ở phía áp thấp giảm xuống giá trị chân không Áp suất ở phía cao cao hơn giá trị bình thường Áp suất đo được:
Triệu chứng Nguyên nhân Chẩn đoán Cách khắc phục
- Khi bị tắc nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phía áp thấp giảm xuống giá trị chân không
- Có đóng tuyết tại van tiết lưu
- Nghẹt bên trong giàn nóng hoặc đóng băng tại van tiết lưu làm ngăn dòng môi chất
- Rò rỉ môi chất lạnh ở bên trong đầu cảm ứng nhiệt
Môi chất lạnh không lưu thông
- Làm rõ nguyên nhân gây tắc, thay thế nếu bị hư hỏng
- Kiểm tra van tiết lưu, giàn nóng,
- Hút hết chân không trong hệ thống và thay môi chất lạnh mới e Môi chất lạnh lưu thông kém
Môi chất lạnh lưu thông kém trong giàn nóng, có thể cảm nhận được hệ thống điều hòa làm mát không tốt Áp suất đo được:
* Áp thấp đo được dưới 0 psi
Triệu chứng Nguyên nhân Chẩn đoán Cách khắc phục Áp suất thấp ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao
Giàn nóng bị tắc nghẽn
Hỏng giàn nóng Thay giàn nóng mới f Môi chất lạnh quá nhiều hoặc giải nhiệt giàn nóng không hiệu quả
Nếu môi chất lạnh quá nhiều hay giàn nóng giải nhiệt không tốt thì giá trị áp suất trên đồng hồ đo được ở hai phía áp cao và áp thấp đều lớn hơn giá trị bình thường Áp suất đo được:
Triệu chứng Nguyên nhân Chẩn đoán Cách khắc phục
- Áp suất cao ở cả hai phía
- Không có bọt xuát hiện ở mắt gas mặc dù hoạt động ở tốc độ thấp
- Môi chất lạnh thừa nên không giải nhiệt tốt được
- Giải nhiệt cho giàn nóng không đủ
- Thừa môi chất trong hệ thống
- Làm mát giàn nóng không hiệu quả
- Hút bớt môi chất lạnh để điều chỉnh đúng lượng môi chất cần thiết
- Vệ sinh giàn nóng sạch
- Kiểm tra hệ thống làm mát g Không khí bên trong hệ thống
Khi có không khí trong hệ thống, giá trị áp suất ở hai phía áp cao và áp thấp đều cao hơn giá trị bình thường Áp suất đo được:
Triệu chứng Nguyên nhân Chẩn đoán Cách khắc phục Áp suất cao ở cả hai phía
Có khi xâm nhập vào bên trong hệ thống Độ hở van tiết lưu quá lớn
- Hút chân không lại hệ thống
- Kiểm tra van tiết lưu h Hỏng máy nén
Khi máy nén bị hỏng thì áp suất phía thấp cao hơn giá trị bình thường và áp suất phía cao thì thấp hơn giá trị bình thường Áp suất đo được:
Triệu chứng Nguyên nhân Chẩn đoán Cách khắc phục -Áp thấp cao hơn bình thường và áp cao thấp hơn bình thường
- Khi tắt điều hòa thì giá trị áp suất ở cả hai phía lập tức bằng nhau
Rò rỉ bên trong máy nén, máy nén bị hư
Hư máy nén Kiểm tra, sửa chữa máy nén hoặc thay máy nén mới
Bảng 3.4: Các trường hợp áp suất bất thường hay gặp ở hệ thống điều hòa
1 Áp suất hút thấp, áp suất đẩy bình thường
- Màng trong van tiết lưu bị kẹt
- Nghẽn đường ống giữa bình lọc hút ẩm và van tiết lưu
- Có lẫn chất ẩm ướt bên trong hệ thống lạnh
- Nếu đồng hồ phía áp thấp chỉ chấn không chứng tỏ van tiết lưu đóng kín
2 Áp suất hút cao, áp suất đẩy bình thường
- Hoạt đông của van tiết lưu không đúng
- Bầu cảm biến của van tiết lưu hỏng, hoặc mặt tiếp xúc không tốt
3 Áp suất hút cao, áp suất đẩy thấp - Máy nén bị hỏng
- Hỏng van lưỡi gà máy nén Đệm nắp dầu máy nén bị xì
- Có thể hỏng đấu chân không van STV
4 Áp suất đẩy quá cao - Nạp quá nhiều môi chất trong hệ thống
- Giàn nóng bị bám bụi bẩn, gió không giải nhiệt được
- Có hiện tượng tắc nghẽn trong giàn nóng, bình lọc hút ẩm và đường ống dẫn cao áp
- Quá nhiều dầu bôi trơn trong máy nén Động cơ quá nóng
5 Áp suất đẩy thấp - Bị thiếu hụt môi chất lạnh hoặc nạp ga không đủ Hỏng van tiết lưu
3.3.3 Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa không khí
Bảng 3.5: Các sự cố hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô
Hư hỏng Triệu chứng Nguyên nhân Cách xử lý
Thiếu môi chất lạnh trong hệ thống
- Có bọt trong môi chất lạnh
Thiếu gas hoặc là gas bị xì
- Nạp thêm gas nếu thiếu
- Kiểm tra hệ thống xem có bị xì không
- Nếu cần thiết thì hút chân không và nạp gas lại
Hệ thống không còn môi chất
Hệ thống để lâu không dùng và bị rò rỉ gas
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, các giàn nóng lạnh, các
- Qua mắt xem gas thì chỉ thấy sương mờ ống dẫn, van tiết lưu và bình lọc hút ẩm
- Sửa chữa, thay thế nếu cần thiết
- Hút chân không và nạp lại gas mới Hiệu suất lạnh thấp
- Đường ống hút đọng sương
- Van tiết lưu mở rộng quá, phun nhiều môi chất lạnh vào trong giàn lạnh
Kiểm tra và khắc phục lại van tiết lưu Nếu không sửa chữa được thì nên thay van mới
Có khí ẩm bên trong hệ thống
- Xuất hiện bọt bên trong dòng môi chất
- Gió thổi ra ít lạnh
- Có lẫn mỗi chất lạnh bên trong hệ thống
- Hệ thống bị tắc do van tiết lưu bị đóng băng
- Bình học và hút ẩm không còn hoạt động bình thường
- Xả gas, hút ẩm lại hệ thống và nạp vào gas mới
- Thay phin lọc ẩm mới
Van tiết lưu làm việc không ổn định
- Không đạt được nhiệt độ yêu cầu, làm lạnh kém
- Van tiết lưu hoạt động không đúng, nhiều khi không hoạt động
- Bầu cảm biến nhiệt bị hỏng, xì mất môi chất
- Tháo van ra khỏi hệ thống, vệ sinh hay sửa chữa, nếu hư hỏng nặng thì thay mới, sau đó hút chân không và nạp lại gas mới cho hệ thống
Máy nén hoạt động không tốt
- Máy nén phát ra tiếng kêu
- Các chi tiết bên trong máy nén bị hư
- Bị hở các van, phốt
- Hỏng ổ bi trục hoặc dây curoa bị chùng
- Tháo máy nén để kiểm tra, sửa chữa
- Thay thế dầu bôi trơn
- Kiểm tra các chi tiết quay và tăng đưa lại dây curoa nếu cần thiết
Quạt giàn lạnh không hoạt động
- Quạt lồng sóc bị hỏng
- Mô tơ quạt bị hỏng
- Mạch CB của quạt bị hỏng
- Kiểm tra motor quạt, cầu chì, rơ le và các cảm biến
- Hư rơ le nhiệt hay bị đứt cầu chì
Xuất hiện vết dầu ở khu vực các mối nối
- Tại các mối nối có vết rò rỉ dầu bôi trơn
Dầu của máy nén bị rò ra ngoài
- Xiết chặt lại các chi tiết, kiểm tra lại nếu còn xuất hiện thì thay thế
Gió từ điều hòa ra có mùi hôi, khó chịu
- Gió từ các cửa gió ra yếu kèm theo nhiều mùi hôi lạ
- Lọc gió điều hòa có nhiều bụi bẩn hoặc xác chuột
- Vệ sinh lại hộc đựng lọc gió và lọc gió
- Kiểm tra lại motor quạt.
Bảo dưỡng các cụm chi tiết trong hệ thống điều hòa không khí
3.4.1 Bảo dưỡng máy nén Để hệ thống làm việc ổn định, hiệu suất làm lạnh tốt nhất thì công việc bảo dưỡng máy nén là việc cần thiết Vì vậy khoảng sau 6.000 giờ làm việc hoặc xe đi được 50.000km, máy nén được khuyến khích nên được bảo dưỡng
- Khi máy nén không dùng để lâu ngày, trước khi chạy lại phải kiểm tra một số mục sau đây:
+ Kiểm tra độ kín khít, tình trạng của các van xả và van hút của máy nén
Hình 3.20: Kiểm tra các chi tiết máy nén
+ Kiểm tra bên trong máy nén, mức dầu bôi trơn, các chi tiết máy có bị ăn mòn Các chi tiết phải được vệ sinh sạch sẽ và thay dầu bôi trơn mới
- Kiểm tra dầu bên trong qua cửa quan sát dầu Nếu thấy bột màu vàng, cặn bẩn thì kiểm tra ngay, có thể do các chi tiết trong máy nén bị mài mòn
- Kiểm tra dự phòng: cứ sau 50.000km nên kiểm tra các chi tiết quan trọng như: xilanh, piston, đệm kín, vòng chặn,…
- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai dẫn động (đối với xe không có tăng đưa tự động) máy nén khi dây bị giãn
Hình 3.21: Bảo dưỡng máy nén, kiểu tra độ mòn, xước
3.4.2 Bảo dưỡng ly hợp máy nén
- Kiểm tra sự đóng mở của thermistor
- Kiểm tra các cảm biến điều khiển ly hợp
- Kiểm tra rơ le ly hợp
Giàn lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ đóng rất nhiều bụi bẩn, gây ảnh hưởng đến quá trình làm mát, cho nên cần phải vệ sinh giàn lạnh sau khoản 30.000km
Hiện nay chúng ta có công nghệ vệ sinh giàn lành bằng nội soi, giúp công việc vệ sinh được dễ dàng và tiện lợi hơn
Hình 3.23: Vệ sinh giàn lạnh bằng phương pháp nội soi
+ Đầu tiên ta tháo hộc để đồ bên phụ ra, tháo lọc gió ra ngoài và tháo cả quạt ra ngoài để vệ sinh Sau đó dùng đầu sịt vệ sinh đưa vào giàn lạnh thông qua của gió
Hình 3.24: Vệ sinh giàn lạnh bằng máy Air care của Toyota
+ Sau đó ta đổ chai vệ sinh giàn lạnh vào máy vệ sinh và bật máy để máy hoạt động, vài giây sau khi máy hoạt động và bắt đầu sịt nước thì ta điều chỉnh vòi sịt qua lại để giàn lạnh được vệ sinh có hiệu quả hơn
+ Trong chai vệ sinh giàn lạnh cũng có khả năng diệt khuẩn và khử mùi, nên sau khi vệ sinh máy sẽ xịt lại một lần nữa với nước sạch
+ Trong quá trình vệ sinh sẽ có nhiều nước bẩn thoát ra, thải qua đường xả nước của giàn lạnh nên phải có khay hứng nước ở dưới để tránh nước tràn ra sàn
Hình 3.25: Vệ sinh quạt lồng sóc
- Tình trạng làm việc của giàn nóng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm lạnh của hệ thống, cũng như độ bền của các chi tiết khác bên trong hệ thống này
Hình 3.26: Giàn nóng sau một thời gian sử dụng bị bám bẩn
- Bảo dưỡng giàn nóng gồm những công việc sau đây:
+ Xả hết các dung dịch bên trong giàn nóng
+ Bảo dưỡng moto quạt giàn nóng
+ Sửa chữa thay thế thiết bị điện và các thiết bị an toàn, thiết bị điện điều khiển an toàn + Vệ sinh giàn nóng: Dùng nước để sửa sạch đi những bụi bẩn bám bên ngoài hay bên trong những khe thông gió gây giảm khả năng giải nhiệt của giàn nóng
Hình 3.27: Rửa giàn nóng bằng nước sạch
3.4.5 Súc rửa giàn nóng, giàn lạnh và các đường ống dẫn môi chất
Ngoài vệ sinh bên ngoài, thì hệ thống điều hòa cũng cần được vệ sinh bên trong như: các đường ống dẫn giàn nóng, giàn lạnh cũng khá quan trọng, giúp loại bỏ những cặn bẩn bám bên trong hệ thống, giúp hệ thống vận hành tốt hơn và không bị hư hại từ bên trong
Hình 3.28: Đổ dung dịch vệ sinh vào giàn nóng Đổ chai dung dịch vệ sinh vào giàn nóng qua ngõ vào, sau đó lắc đều để dung dịch tẩy rửa được đi đều hết giàn nóng, để loại bỏ đi cặn bẩn bám bên trong Sau đó đổ dung dịch ra ngoài và lấy súng hơi xịt để thổi hết dung dịch tẩy rửa ra bên ngoài
Chúng ta cũng làm tương tự với giàn lạnh và các ống dẫn
Hình 3.29: Dùng súng hơi xịt dung dịch ra ngoài
3.4.6 Bảo dưỡng bộ lọc hút ẩm
Hình 3.30: Bảo dưỡng bộ lọc hút ẩm
Sau một khoảng thời gian làm việc thì bộ lọc, hút ẩm không còn làm việc tốt nữa Tiến hành tháo ra để thay thế bộ lọc mới cho hệ thống
3.4.7 Bảo dưỡng quạt giàn nóng
- Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường của quạt
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ
- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần phải sửa chữa hoặc thay thế
- Tiến hành sửa chữa để đạt được độ cân bằng động tốt nhất
Hình 3.31: Kiểm tra quạt giàn nóng.
Sửa chữa hệ thống điều hòa
3.5.1.1 Dầu bôi trơn máy nén
Dầu máy nén thường dùng là loại ND-OIL8 Khi thay máy nén mới, đầu tiên ta phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống, sau đó xả lượng dầu trong máy nén ra cốc rồi so với lượng dầu cảu máy nén cũ Do là ở máy nén mới thường có đủ dầu cho một hệ thống lạnh, nên ta phải xả ra để áp suất ổng định và hơi lạnh được tối đa
Hình 3.32: Đo lượng dầu máy nén
Khi tháo máy nén để sửa chữa hoặc thay máy nén mới thì nên làm như trên để canh lượng dầu trong máy nén lúc tháo ra và lắp và phải bằng nhau
3.5.1.2 Kiểm tra sửa chữa máy nén – bộ ly hợp từ
Quan sát tình trạng của máy nén bằng mắt, nhìn kĩ như khu vực puli máy nén xem có hiện tượng rò rỉ dầu bôi trơn không Xem kỹ bộ ly hợp điện từ có bị bám dầu không và kiểm tra sự hoạt động của nó có trơn tru hay không a Kiểm tra vòng bi máy nén:
- Bật công tắc A/C, nếu nghe tiếng khua hay tiếng lạo xạo bất thường thì nên tháo ra kiểm tra và thay mới vòng bi khác b Kiểm tra bộ ly hợp điện từ:
- Tháo giắc nối dây điện bộ ly hợp từ
- Đấu cọc âm và cọc cưởng của ắc quy vào các đầu dây bộ ly hợp từ, kiểm tra xem lực từ mạnh không Nếu lực từ quá yếu, không kéo được puli của máy nén thì thay bộ ly hợp mới c Kiểm tra khe hở giữa các mặt ma sát của mâm bị động và puli:
Khe hở quy định là từ 0,15 – 0,5 mm
Hình 3.33: Kiểm tra khe hở d Kiểm tra khoảng hở của ly hợp từ khi đóng, ngắt
Hình 3.34: Kiểm tra khoảng hở của ly hợp từ khi đóng, ngắt.
Nối dương vào (1) sau đó nối âm mass thân máy nén Điều khiển cho ly hợp đóng, ngắt và đo khoảng hở
Khoảng hở tiêu chuẩn từ 0,26 – 0.6 mm
3.5.2 Một số thông số cơ bảng trong hệ thống điều hòa không khí
Bảng 3.6: Thông số trong hệ thống điều hòa ô tô
1 Lực căng dây curoa Curoa mới (63 - 87kg)
2 Dung tích dầu hệ thống điều hòa 4,1 - 4,6 oz (124 - 136ml)
3 Dung tích môi chất lạnh (R134A) 17.6 – 21,1 oz (0,56 – 0,624lít)
4 Áp suất vận hành của hệ thống Áp cao 199 - 228 psi (14 - 16 kg/m 2 ) Áp thấp 21 - 36 psi (1,5 - 2,5 kg/m 2 )
1 Cần sử dụng thước đo lực để canh lực dây curoa
2 Cho curoa vận hành trong 5 phút sau khi đã lắp curoa
3 Sử dụng nhớt ND_OIL 8 hoặc tương tự
4 Khi kiểm tra cần các điều kiện sau: nhiệt độ môi trường 30-35 0 C, bật công tắc lấy gió trong, động cơ ở vòng tua 1500RPM, công tắc quạt ở tốc độ cao và nhiệt độ điều khiển ở vị trí COOL hoặc MAX COOL
3.5.3 Phương pháp nạp và rút gas
3.5.3.1 Lắp bộ đồng hộ áp suất vào hệ thống
- Dùng tấm che để che hai bên xe tránh trầy xước sơn
- Tháo các nắp đậy ở cửa kiểm tra trên các ống dẫn môi chất
- Khóa kín cả hai van của đồng hồ đo
- Lắp các ống nối của đồng hồ đo vào các phía tương ứng
- Xả sạch không khí bên trong hai ống nối của bộ đồng hồ bằng cách mở nhẹ van đồng hồ áp thấp trong vài giây để moi chất đẩy sạch không khí bên trong ống ra và thực hiện tương tự với bên ống nối áp cao
Hình 3.35: Lắp bộ áp kế vào hệ thống
1.Đồng hồ áp thấp 2.Đồng hồ áp cao 3,4.Các của van của máy nén 5.Ống nối màu vàng 3.5.3.2 Kỹ thuật xả ga hệ thống
Trước khi sửa chữa hoặc thay thế một bộ phận nào đó của hệ thống lạnh ta phải thực hiện xả ga hệ thống nhằm đảm bảo an toàn làm việc và không xả môi chất lạnh ra ngoài môi trường Để thực hiện xả ga và thu hồi gas đúng tiêu chuẩn thì nên có một trạm xả gas và thu hồi gas lạnh
Quy trình xả ga như sau:
- Tắt động cơ, máy nén không được hoạt động, lắp bộ đồng hồ áp suất vào hệ thống
- Mở nhẹ van phía áp cao ra từ từ, để môi chất lạnh ra qua ống giữa của bộ đồng hồ đo Quan sát kĩ ở đầu ra của ống giữa có dầu thoát ra cùng không, nếu có thì đóng bớt van lại để hạn chế thoát mất dầu bôi trơn
- Sau khi xả gas, đồng hồ áp suất phía áp cao chỉ dưới mức 3,5kgf/cm 2 , lúc này mở từ từ van phía áp thấp
- Khi áp suất hạ xuống thấp thì lần lượt mở cả hai van ra cho đến khi đồng hồ đo được về không
- Lúc này hệ thống đã xả được hết gas ra, ta có thể tiến hành sửa chữa, tháo lắp các bộ phận trong hệ thống để khắc phục những hư hỏng
Hình 3.36: Kỹ thuật xả môi chất lạnh
1.Khóa van áp thấp 2.Mở từ từ van áp cao 3.Nối ống đỏ vào phía áp cao
4.Nối ống xanh vào phía áp thấp 5.Đầu ra ống vàng xem có dầu nhờn ra không
3.5.3.3 Kỹ thuật hút chân không hệ thống
Trước khi nạp gas vào lại hệ thống sau mỗi lần sửa chữa hệ thống hay sau khi xả gas là việc vô cùng cần thiết, bởi vì nó quết định được hiệu suất hoạt động của hệ thống nhằm hút sạch không khí và chất ẩm ra khỏi hệ thống
Quy trình hút chân không như sau:
- Sau khi xả môi chất lạnh ra khỏi hệ thống, ta đóng hai van của đồng hồ ở phía áp thấp và phía áp cao
- Lắp đầu ra ống màu vàng vào máy hút chân không
- Từ từ mở van phía cao áp ở trên bộ đồng hồ, xem đồng hồ chỉ trung vùng chân không ở phía dưới mức 0
- Sau khoảng 5 phút tiến hành hút chân không, kim đồng hồ phía áp thấp phải ở khoảng 20inHG (500 mmHg; 33,8 kPa) và đồng hồ phía áp cao phải dưới mức 0
- Nếu kim đồng hồ phía áp cao không ở mức dưới 0, có nghĩa là hệ thống bị tắc nghẽn Nếu phát hiện tắc nghẽn phải tiến hành tìm nơi bị tắc và khắc phục trước khi tiếp tục bơm
- Nếu không có dấu hiệu tắc nghẽn, ta tiếp tục cho bơm chân không hút chân không hệ thống khoảng 15 phút nữa, đến khi đồng hồ chân không ở mức 24-26 inHg (610 – 660 mmHg; 20,3 – 13,5 kPa)
- Trong trường hợp khi hút chân không đã lâu mà đồng hồ áp suất còn chỉ trên mức
0, có nghĩa hệ thống bị mất chân không và rò rỉ ở khu vực nào đó, tiến hành khắc phục theo những quy trình sau đây:
• Đóng kín hai van đồng hồ và ngừng máy hút chân không
• Nạp vào hệ thống một lượng môi chất nhỏ
• Dùng thiết bị phát hiện xì gas để tìm được chỗ xì và tiến hành khắc phục
• Sau khi xử lý xong thì xả hết môi chất và tiến hành hút chân không lại từ đầu
- Khi quá trình hút chân không không có tắc nghẽn hay bị xì, đồng hồ đo chân không phải đạt được 28 – 29 inHg (710 – 740 mmHg, 94 kPa) và tiếp tục hút thêm 15 phút nữa
- Sau khi hút chân không xong, ta đóng kín hai van ở đồng hồ đo áp suất trước và tắt máy bơm
Hình 3.37: Kỹ thuật hút chân không
3.5.3.4 Kỹ thuật nạp môi chất lạnh
- Lắp bộ đồng hồ đo áp suất vào hệ thống, sau đó nối ống màu vàng với bình chứa môi chất lạnh
- Khi này hệ thống đã được hút chân không triệt để và cả hai đường ống nối từ bộ đồng hồ đến hệ thống cũng không còn không khí thì tiến hành xả khí trong đường ống màu vàng
- Nới lỏng ốc ở đầu trên của bộ đồng hồ ở dây màu vàng để môi chất đẩy hết không khí ra ngoài
- Sau vài giây thì siết ốc ở bộ đồng hồ lại Khơi động động cơ, cho máy chạy trên mức ga cầm chừng
- Mở từ từ van phía áp thấp cho môi chất tự nạp vào hệ thống
Quy trình tháo lắp các chi tiết trong hệ thống điều hòa không khí
Bảng 3.7: Quy trình tháo máy nén
Bước Thao tác thực hiện Hình minh họa
1 Xả hết gas trong hệ thống điều hòa
2 Tháo dây curoa dân máy nén:
- Nới lỏng bulong giữ máy phát
- Làm chùng dây curoa và tháo ra
3 Tháo ống dẫn gas dẫn đến giàn nóng:
- Tháo bulong giữ và rút ống dấn ga ra
- Tháo phớt O-ring ra khỏi ống
- Dùng bọc nilong sạch để che hoặc bị kín những chi tiết vừa tháo để tránh bụi bẩn lọt vào
4 Tháo ống hút gas vào máy nén:
- Tháo bulong giữ và rút ống dẫn ra
- Tháo phướt O-ring ra khỏi ống
- Dùng bộc nilong sạch để che hoặc bịt kín những chi tiết vừa tháo ra tránh bụi bẩn
5 Tháo máy nén ra khỏi động cơ:
- Ngắt giắc điện của bộ ly hợp từ
- Tháo bulong giữ máy nén
Quy trình lắp máy nén tương tự như tháo máy nén nhưng ta làm ngược lại theo trình tự các bước
Bảng 3.8: Quy trình tháo giàn nóng
Bước Thao tác thực hiện Hình minh họa
1 Xả hết toàn bộ gas trong hệ thống
2 Tháo nắp bộ làm mát:
- Tháo hai bulong ở trên và nhấc thẳng lên tránh gãy hai chốt phía dưới
- Tháo hai bulong ở hai đầu
- Tháo giắc điện cảm biến nhiệt độ môi trường
4 Tháo thanh đỡ phía trên két nước:
- Tháo 4 bulong cố định ở hai bên
- Nhẹ nhàng nhấc thanh đỡ két nước ra
5 Tháo ống dẫn môi chất khỏi giàn nóng:
- Tháo các bulong giữ ống dẫn và rút ống dẫn ra
- Dùng bọc nilong sạch để bao hoặc bịt kín lại những đẩu của các chi tiết tránh bụi bẩn hay vật thể lạ lọt vào bên trong
- Giàn nóng được gắn liền với két nước làm mát bằng các khớp
7 Nhấc giàn nóng ra ngoài:
- Nhấc giàn nóng ra ngoài theo hướng chỉ định để không bị kẹt
- Khi thào giàn nóng ra, dùng bọc nilong sạch để che hoặc bịt kín lại các lỗ của giàn nóng tránh bị bụi bẩn hay vật thể lạ lọt vào
Quy trình lắp lại giàn nóng cũng tương tự với khi tháo ra, làm theo từng bước những ngược lại với quy trình tháo
Bảng 3.9: Quy trình tháo giàn lạnh
Bước Thao tác thực hiện Hình minh họa
1 Xả hết toàn bộ gas trong hệ thống
2 Tháo toàn bộ táp lô và trung tâm điều khiển
3 Tháo rời cáp điều khiển trộn gió và các motor trợ động cửa gió
5 Tháo ống dẫn nước làm mát
6 Tháo ngàm giữ két sưởi
7 Tháo những chi tiết khác trên bộ giàn lạnh Bao gồm: quạt lồng sóc, ống xả nước, lọc gió, …
8 Tách bộ giàn lạnh và tháo giàn lạnh, két sưởi
Các cụm chi tiết sau khi được tháo ra để vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và khi được lắp lại thì thực hiện ngược lại theo trình tự của quy trình tháo để tránh sai xót
Khi lắp các chi tiết với nhau, giữa những chi tiết có các vòng đệm, phớt hay vòng chắn phải được thêm vào đúng loại và đủ Tránh bị thiếu sót khi đã hoàn thành quy trình lắp ráp Khi hoàn thành quy trình lắp ráp lại các cụm chi tiết của hệ thống điều hòa ta phải tiến hành hút chân không bằng máy chuyên dụng để có thể phát hiện hệ thống có bị rò hay không
Trong quá trình tháo và lắp, cẩn thận đối với những chi tiết dễ cong, gãy như các lá tản nhiệt trên két sưởi và giàn lạnh, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của toàn hệ thống
Sau thời gian thực hiện luận văn với sự trợ giúp từ thầy Thái Văn Nông, đã giúp em hoàn thành bài luận hoàn chỉnh Trong quá trình thực hiện vì kiến thức còn quá hạn hẹp, hiểu biết chưa được nhiều về mảng điều hòa ô tô này nên em đã gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian Tuy nhiên nhờ sự hướng dẫn tận tình và chi tiết của thầy mà em đã nhìn nhận thấy sự thiếu sót của mình trong bài làm, hướng dẫn em đi đúng hướng của đề tài luận văn để em kịp hoàn thành bài luận văn đúng thời hạn của nhà trường Đến khi hoàn thành xong đề tài, em đã biết thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, kết hợp với kiến thức các thầy giảng trên trường Qua quá trình làm bài luận văn mà em đã có thể phần nào thực hiện chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa
Tuy nhiên kiến thức là vô tận, nên quá trình hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này của em không thể tránh được những thiếu sót nhất định Chính vì vậy em cũng mong nhận được những đánh giá và nhận xét từ các thầy và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn.