TỔNG QUAN
Tổng quan về ung thư và phương pháp điều trị ung thư
1.1.1 Định nghĩa, đặc tính và dịch tễ học ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính gồm hơn 200 loại khác nhau, liên quan đến sự phân chia tế bào một cách vô tổ chức, không chịu sự kiểm soát của cơ chế điều khiển bình thường của cơ thể, không chết theo chương trình, các tế bào ung thư xâm lấn phá hủy tổ chức xung quanh và di căn xa [20], [21] Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u Khác với các khối u lành tính chỉ phát triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình "con cua" với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất Các tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển lâu dài qua từng giai đoạn [5]
Theo số liệu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (GLOBOCAN) năm 2020, trên thế giới, ước tính có khoảng 19,3 triệu trường hợp ung thư mới (18,1 triệu trường hợp không bao gồm ung thư da không u sắc tố) và gần 10 triệu trường hợp tử vong do ung thư (9,9 triệu trường hợp không bao gồm ung thư da không u sắc tố) Ung thư vú ở nữ là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất với ước tính có khoảng 2,3 triệu ca mắc mới Ung thư phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư, với ước tính 1,8 triệu ca tử vong (18%), tiếp theo là ung thư đại trực tràng (9,4%), ung thư gan (8,3%), ung thư dạ dày (7,7%) và ung thư vú ở nữ (6,9%) [22]
Tại Việt Nam, năm 2020, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư Cứ 100.000 người thì có 159 người được chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư Trong đó, tỷ lệ mắc ung thư vú là 11,8%; ung thư dạ dày là 9,8% và ung thư đại trực tràng là 9% [23], [24]
1.1.2 Chẩn đoán giai đoạn TNM
Chẩn đoán giai đoạn là đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thư, bao gồm đánh giá tình trạng tại chỗ, tại vùng và tình trạng di căn xa [5] Giai đoạn của ung thư tại thời điểm chẩn đoán là yếu tố then chốt quyết định tiên lượng và là yếu tố quan trọng trong việc xác định phương pháp điều trị thích hợp dựa trên kinh nghiệm và kết quả của các nhóm bệnh nhân trước đó có giai đoạn tương tự [25]
Hệ thống TNM phân loại các loại ung thư theo ba yếu tố gồm: T (tumor) - kích thước và mức độ xâm lấn tại tổ chức của khối u nguyên phát; N (node) - số lượng và vị trí hạch lympho vùng (hạch kế cận) mà tế bào ung thư di chuyển đến và M (metastatic): có hay không có tình trạng di căn đến các cơ quan/tổ chức khác [5], [25]
Ví dụ về phân loại giai đoạn theo TNM đối với ung thư dạ dày (theo AJCC 8 th năm 2017) [26]
Tx: không đánh giá được khối u nguyên phát
T0: không có bằng chứng của khối u nguyên phát
Tis: ung thư biểu mô tại chỗ, u khu trú trong biểu mô, không xâm lấn màng đáy T1: u xâm lấn màng đáy, cơ niêm hoặc dưới niêm mạc
T1a: u xâm lấn màng đáy hoặc cơ niêm
T1b: u xâm lấn lớp dưới niêm mạc
T3: u xâm nhập vào mô liên kết dưới thanh mạc, không xâm lấn vào phúc mạc tạng hoặc các cấu trúc lân cận
T4: u xâm lấn vào thanh mạc hoặc các cấu trúc lân cận
T4a: u xâm lấn thanh mạc (phúc mạc tạng)
T4b: u xâm lấn vào các cấu trúc lân cận
Nx: không đánh giá được hạch khu vực
5 N0: không di căn hạch khu vực Nên sử dụng pN0 nếu tất cả số hạch kiểm tra âm tính trên giải phẫu bệnh, bất kể số hạch vét được hoặc kiểm tra
N3: di căn 7 hạch vùng hoặc nhiều hơn
N3b: di căn 16 hạch vùng hoặc nhiều hơn
Đánh giá xếp loại giai đoạn
Giai đoạn IIB: T4aN0M0, T3N1M0, T2N2M0, T1N3aM0
Giai đoạn IIIA: T4aN1M0, T4aN2M0, T4bN0,T3N2M0, T2N3aM0
Giai đoạn IIIB: T4bN1M0, T4bN2M0, T4aN3aM0, T3N3aM0, T2N3bM0, T1N3bM0 Giai đoạn IIIC: T4aN3bM0, T4bN3M0, T3N3bM0
Giai đoạn IV: bất kỳ T, bất kỳ N, M1
1.1.3 Mục tiêu và các phương pháp điều trị ung thư
Việc chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh, đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân ung thư giúp xác định mục tiêu và phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân Mục tiêu điều trị ung thư có thể là chữa khỏi, kiểm soát hoặc chăm sóc giảm nhẹ [21], [27]
- Chữa khỏi: nhằm giải quyết tận gốc toàn bộ bệnh với hy vọng khỏi bệnh, kéo dài thời gian sống và không để lại hậu quả do điều trị gây ra Mục tiêu này thường áp dụng đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn tương đối sớm, tổn thương còn khu trú, sức khỏe người bệnh tốt
- Kiểm soát: Nếu không thể chữa khỏi, thì mục tiêu điều trị là kiểm soát được bệnh (ngăn không cho bệnh ung thư tiến triển và lan ra) nhằm kéo dài cuộc sống và cung cấp chất lượng sống tốt nhất cho bệnh nhân
- Chăm sóc giảm nhẹ: những bệnh nhân ở giai đoạn muộn không còn khả năng chữa khỏi, chỉ định này nhằm làm cho bệnh nhân sống thêm trong một thời gian với chất lượng sống tốt nhất có thể đạt được
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau tùy thuộc và loại cơ quan, giai đoạn bệnh, mô bệnh học, thể trạng người bệnh [28] Việc sử dụng các phương pháp, thuốc điều trị với thời điểm và liều lượng cần được cá thể hóa theo từng bệnh nhân [20] Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị tại chỗ; xạ trị là phương pháp điều trị tại vùng và phương pháp điều trị toàn thân là hóa chất, nội tiết, điều trị đích, miễn dịch [29]
1.1.4 Hóa trị trong điều trị ung thư
1.1.4.1 Đặc điểm và vai trò của hóa trị trong điều trị ung thư
Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc hóa chất dạng uống, tiêm, truyền để điều trị ung thư Các thuốc hóa chất là các tác nhân kìm chế sự phát triển của khối u bằng cách can thiệp vào sự nhân lên của tế bào ung thư [29]
Hóa trị phải được xem xét dựa theo các nguyên tắc sau: lựa chọn thuốc thích hợp cho mỗi tình huống lâm sàng cụ thể; cần nắm vững được dược động học, cơ chế tác dụng, liều lượng, cách dùng, tác dụng không mong muốn của từng thuốc; đảm bảo đúng liều và liệu trình điều trị; kết hợp các hóa chất có cơ chế tác dụng khác nhau [29]
Hóa trị là phương pháp điều trị quan trọng đối với nhiều loại ung thư Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, mục tiêu điều trị có thể lựa chọn các phương pháp hóa trị khác nhau như [5], [29]:
- Hóa trị tân bổ trợ: là phương pháp điều trị hóa trị trước một phương pháp điều trị chính khác với mục đích làm giảm kích thước u, giảm giai đoạn bệnh
Kiến thức về hóa trị của bệnh nhân ung thư
1.2.1 Tầm quan trọng của kiến thức về hóa trị đối với bệnh nhân ung thư
Kiến thức về hóa trị là những thông tin mà bệnh nhân thu được về mục tiêu và thời gian điều trị, quản lý các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, điều chỉnh lối sống trong quá trình điều trị [8], [9]
Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những bệnh nhân bắt đầu điều trị hóa chất, có rất nhiều lo lắng liên quan đến đến bệnh và cách điều trị [31] Kiến thức về bệnh, phương pháp điều trị và kết quả điều trị có vai trò quan trọng đối với việc đưa ra quyết định liên quan đến việc tuân thủ điều trị theo quy định của bệnh nhân [32] Việc thu thập và áp dụng thông tin về hóa trị tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ các chu kỳ hóa trị và giúp bệnh nhân nhận ra mức độ nghiêm trọng của tác dụng không mong muốn để có biện pháp dự phòng và xử trí phù hợp khi gặp vấn đề sức khỏe [32], [33] Đồng thời, các can thiệp giáo dục cho bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị hóa trị giúp nâng cao kiến thức và giảm bớt lo lắng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân tuân thủ lời khuyên của các chuyên gia, tăng khả năng tự chăm sóc và giảm gánh nặng liên quan đến điều trị [34], [35]
1.2.2 Các bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về hóa trị của bệnh nhân ung thư
Việc xây dựng các công cụ đánh giá kiến thức của bệnh nhân là cần thiết, qua đó, nhân viên y tế có thể cung cấp những thông tin đầy đủ và phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân Một số bộ câu hỏi đã được áp dụng trong các nghiên cứu đánh giá kiến thức của bệnh nhân ung thư như sau:
Nghiên cứu của Jansen J và cộng sự (2008) đánh giá khả năng ghi nhớ của bệnh nhân ung thư lớn tuổi để biết thông tin về điều trị hóa trị, sử dụng bộ câu hỏi The Netherlands Patient Information Recall Questionnaire gồm các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi điền đáp án và câu hỏi mở về phác đồ điều trị và quản lý các tác dụng không mong muốn [36]
Nghiên cứu của Coolbrandt A và cộng sự (2013) sử dụng Bộ câu hỏi Leuven về kiến thức của bệnh nhân ung thư (The Leuven Questionnaire on Patient Knowledge of Chemotherapy: L-PaKC) gồm 20 câu hỏi về kiến thức, 2 câu hỏi về hành vi của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất [10]
Nghiên cứu của Kean C C và cộng sự (2016) đánh giá hiệu quả phương pháp giáo dục hóa trị và dùng thuốc trên bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú, sử dụng bộ câu hỏi được đưa ra bởi nhân viên y tế tại bệnh viện, gồm các câu hỏi nhiều lựa chọn và các câu hỏi đánh giá trên thang Likert về mức độ hiểu các thông tin được cung cấp và tâm lý bệnh nhân sau tư vấn [37]
Nghiên cứu của Piombo S E và cộng sự (2020) đánh giá việc tư vấn trước hóa trị do y tá chuyên khoa ung thư thực hiện trên bệnh nhân đa sắc tộc, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá trên thang Likert, gồm các câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi về về mức độ hiểu phác đồ điều trị và mức độ lo lắng của bệnh nhân [31]
Một bộ câu hỏi liên quan đến kiến thức về hóa trị liệu được Subathra Serma và các cộng sự áp dụng trong một nghiên cứu (2021) gồm 24 câu hỏi đánh giá kiến thức nhận thức được và các tác dụng không mong muốn của hóa trị và bệnh nhân sẽ lựa chọn đáp án có hoặc không cho từng câu [28]
1.2.3 Thực trạng kiến thức về hóa trị của bệnh nhân ung thư
1.2.3.1 Thực trạng trên thế giới
Mặc dù bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất phải được giáo dục về hóa trị và cách sử dụng thuốc, nhưng điều quan trọng không kém là bệnh nhân phải được đánh giá về sự kiến thức để nhân viên y tế có thể tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân
Nghiên cứu của Tierney AJ và cộng sự (1992) trên 60 phụ nữ ung thư vú điều trị hóa chất ghi nhận hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu (83,3%) biết số lượng phương pháp điều trị được lên kế hoạch, nhưng rất ít bệnh nhân (18,4%) có kiến thức về thuốc Một số bệnh nhân chưa biết rằng hóa trị có nhiều đường dùng khác nhau Bệnh nhân chưa nhớ được đầy đủ các tác dụng không mong muốn, các tác dụng không mong muốn bệnh nhân chủ yếu đề cập đến là rụng tóc, mệt mỏi và buồn nôn [38]
Nghiên cứu của Thao K Huynh và cộng sự (2014) trên 67 bệnh nhân ung thư cho thấy phần lớn bệnh nhân (91%) trả lời rằng họ hiểu rõ về phác đồ hóa trị đang được điều trị, tuy nhiên chỉ có 52,2% bệnh nhân kể được cụ thể các loại thuốc hóa trị [39]
Nghiên cứu của Jiang Y và cộng sự (2016) trên 101 bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất người Mỹ gốc Phi cho thấy kiến thức về bệnh và phương pháp điều trị của bệnh nhân còn hạn chế Hơn một nửa số bệnh nhân mới được chẩn đoán không biết tên của phương pháp điều trị hoặc mục đích của hóa trị Hầu hết bệnh nhân không biết kích thước khối u, phương pháp điều trị cụ thể hoặc lý do tại sao họ nên dùng hóa trị [32]
1.2.3.2 Thực trạng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thực trạng kiến thức về hóa trị của bệnh nhân ung thư được mô tả trong một số ít nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả Trần Thu Thảo (2021) trên 167 bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất tại Bệnh viện K cho thấy kiến thức về hóa trị của bệnh nhân là khá cao với điểm trung bình là 72,1 (trên thang điểm 100) Có 65,3% bệnh nhân biết được mục đích hóa trị của mình, khoảng 80% bệnh nhân biết được những biện pháp cần thực hiện về thay đổi lối sống trong quá trình điều trị Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi về tác dụng
13 không mong muốn của hóa trị chiếm tỷ lệ rất thấp (20,4%) Dưới 50% bệnh nhân xử trí đúng cách khi gặp các triệu chứng đau hoặc tiêu chảy [12]
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Diệu Huế (2022) trên 171 bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất toàn thân từ 2 chu kỳ trở lên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy có 70,2% bệnh nhân xác định đúng mục đích của hóa trị, 77,5% bệnh nhân biết đúng mục đích của xét nghiệm máu trước mỗi đợt điều trị Tuy nhiên chỉ có hơn một nửa bệnh nhân (56,3%) trả lời đúng về thời gian hóa trị dự kiến Khi hỏi về tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình hóa trị, tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng rất thấp (3,3%) [40].
Tổng quan về tư vấn cho bệnh nhân ung thư
1.3.1 Định nghĩa tư vấn sử dụng thuốc
Theo Dược điển Mỹ (United State Pharmacopoeia - USP), tư vấn sử dụng thuốc là
“cách tiếp cận tập trung vào nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bệnh nhân với mục tiêu cải thiện hoặc duy trì chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống” [41] Theo định nghĩa này, nhân viên y tế cung cấp và thảo luận các thông tin về thuốc với từng đối tượng bệnh nhân để đạt được mục tiêu trên Theo Hiệp hội dược sĩ Mỹ, tư vấn sử dụng thuốc nhằm mục tiêu cải thiện tuân thủ điều trị và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến thuốc [42]
Tư vấn cho bệnh nhân gồm 4 mức độ: độc thoại, hỏi đáp đơn thuần, đối thoại và thảo luận Các mức độ phát triển từ chỗ dược sĩ chỉ cung cấp thông tin một chiều đến những trao đổi chi tiết với bệnh nhân để đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc hợp lý nhất cho bệnh nhân [43]
1.3.2 Nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư
Ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, phát triển trong thời gian dài, trải qua từng giai đoạn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên bệnh nhân ung thư có nhu cầu tư vấn cao trong quá trình điều trị [5] Nhu cầu được tư vấn rất khác nhau giữa các bệnh nhân ung thư [44] Vì vậy, việc xác định nhu cầu tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên y tế trong việc cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và xây dựng các chương trình tư vấn phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân [45]
1.3.2.1 Nguồn thông tin cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư có xu hướng tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông tin của bản thân [46] Mỗi nguồn thông tin có mức độ dễ dàng truy cập, độ chính xác và tính hữu ích khác nhau [46] Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, những nguồn thông tin mà bệnh nhân ung thư thường tìm hiểu bao gồm: phương tiện thông tin đại chúng (internet, tivi, báo đài); tài liệu in ấn (tạp chí khoa học, sách chuyên ngành); nhân viên y tế (bác sĩ, dược sỹ, điều dưỡng); gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… [44], [47], [48]
Các phương tiện thông tin đại chúng Ở Đức, internet là nguồn thông tin phổ biến thứ ba (56,6%) sau bác sĩ điều trị (66,5%) và sách báo (61,0%) Số người sử dụng internet như một nguồn thông tin về ung thư đã tăng lên trong những năm qua, tuy nhiên, chỉ một nửa dân số có kiến thức và khả năng truy cập và phân biệt nguồn thông tin trên internet [49] Ở Malysia, 74,8% bệnh nhân nhận thông tin từ internet; 77,7% bệnh nhân nhận thông tin từ tivi hoặc đài truyền hình [50]
Nhân viên y tế luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho bệnh nhân và là đối tượng tư vấn chính cho bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị Trong một khảo sát về nguồn thông tin ở Irelan, nhân viên y tế là nguồn thông tin phổ biến của 95% bệnh nhân ung thư [51] Tại Malaysia, có 97,1% bệnh nhân nhận được thông tin từ bác sĩ; 94,2% từ điều dưỡng và 66,0% từ dược sĩ [50]
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
Những người thân trong gia đình hay bạn bè cũng là đối tượng cung cấp thông tin khá phổ biến trong các khảo sát thực trạng nguồn thông tin thuốc cho bệnh nhân ung thư Trong một khảo sát tại Malaysia, có 87,4% bệnh nhân nhận được thông tin từ gia đình và 84,5% bệnh nhân nhận được thông tin từ bạn bè [50]
Những nguồn thông tin khác
Tùy vào đặc điểm văn hóa, y tế của mỗi quốc gia hay xu hướng tìm hiểu thông tin của từng bệnh nhân, có nhiều nguồn thông tin khác cho bệnh nhân ung thư có thế kể đến như:
15 bệnh nhân mắc ung thư khác, sách chuyên ngành, tạp chí y học, các trung tâm tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân ung thư…[48], [50]
1.3.2.2 Nhu cầu về nội dung tư vấn cho bệnh nhân ung thư
Các khảo sát trước đây cho thấy nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư ở mỗi nội dung thông tin là khác nhau và các yếu tố về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian chẩn đoạn ung thư, loại ung thư, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị có khả năng ảnh hưởng đến những mong muốn, nhu cầu của bệnh nhân [52] Những nội dung thông tin bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn bao gồm:
- Nhu cầu tư vấn về bệnh: loại ung thư, giai đoạn bệnh, chẩn đoán, diễn biến bệnh, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh
- Nhu cầu tư vấn về điều trị: phương pháp điều trị, mục đích điều trị, lợi ích/tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị, kế hoạch điều trị, xét nghiệm cần làm
- Nhu cầu tư vấn về tiên lượng bệnh: khả năng chữa khỏi, thời gian sống thêm, khả năng tái phát ung thư
- Nhu cầu tư vấn về biện pháp chăm sóc: chăm sóc khi ở nhà, dinh dưỡng, nhận biết và quản lý các tác dụng không mong muốn
- Nhu cầu tư vấn tâm lý
- Nhu cầu tư vấn về tài chính, chính sách: chi phí điều trị, thủ tục hành chính, chế độ chính sách
- Nhu cầu tư vấn về các mối quan hệ xã hội: Ảnh hưởng của bệnh đến gia đình, bạn bè, người chăm sóc; khả năng di truyền của bệnh, khả năng lây truyền của bệnh
- Nhu cầu tư vấn về tình dục, khả năng mang thai và sinh con
1.3.2.3 Hình thức tư vấn cho bệnh nhân ung thư
Hình thức tư vấn cho bệnh nhân ung thư rất đa dạng, thay đổi tùy theo đối tượng bệnh nhân và sự sẵn có của các phương tiện tư vấn Bệnh nhân ung thư có thể nhận tư vấn qua các hình thức khác nhau như: trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế, trao đổi qua điện thoại, qua một lớp học cho nhóm bệnh nhân cùng tham gia, qua bản ghi âm/ ghi hình, qua các ấn phẩm truyền thông hoặc qua các trang web chính thống Nghiên cửu của Shea – Budgell
16 M.A và cộng sự (2014) ở một số trung tâm chăm sóc ung thư cho thấy: có 84,1% bệnh nhân ung thư có nhu cầu trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế; 75,1% bệnh nhân mong muốn được tư vấn qua tờ thông tin thuốc, qua điện thoại (64,7%) hay qua video/bản ghi âm (37,8%) [53]
1.3.3 Nội dung tư vấn cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất
Nội dung tư vấn cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất được xây dựng dựa trên nhu cầu tư vấn của bệnh nhân, có sự khác nhau giữa các quốc gia, các tổ chức; giữa các loại ung thư, giai đoạn bệnh, phác đồ điều trị và giữa các đối tượng bệnh nhân khác nhau Tại Hoa Kỳ, cuốn “Chemotherapy and You: Support for People With Cancer” được xây dựng bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institudes of Health - NIH) bao gồm các câu hỏi thường gặp về hóa trị, cách quản lý các tác dụng không mong muốn, lời khuyên cho bệnh nhân về những vấn đề cần thảo luận với nhân viên y tế và các nguồn tra cứu thông tin về hóa trị mà bệnh nhân có thể tham khảo [54] Tương tự như cuốn tài liệu trên,
“Understanding Chemotherapy”là cuốn sổ tay tư vấn cho bệnh nhân hóa trị được phát triển bởi Hội đồng Ung thư bang New South Wales, Úc [55] Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm năm 2019, nội dung tư vấn cho bệnh nhân ung thư tập trung vào các các vấn đề như thông tin chung về hóa trị và thông tin để theo dõi, phòng ngừa và xử trí các tác dụng không mong muốn thường gặp khi hóa trị [29]
1.3.4 Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc tư vấn cho bệnh nhân ung thư
Giới thiệu về Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
1.4.1 Cơ cấu và nhiệm vụ
Viện Ung thư là chuyên khoa sâu, đầu ngành tuyển cuối của Quân đội về chuyên ngành Ung thư, Xạ trị Về cơ cấu, viện gồm 04 khoa: Khoa Chống đau và chăm sóc giảm nhẹ (A6-A); Khoa Hóa trị liệu và bệnh máu (A6-B); Khoa Xạ trị, Xạ phẫu (A6-C) và Khoa Ung thư tổng hợp (A6-D) Về hoạt động, Viện Ung thư có các các nhiệm vụ chính sau đây [62]:
- Khám bệnh, chẩn đoán, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân ung thư
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ đảo tạo sau đại học (tiến sĩ y học, chuyên khoa I, chuyên khoa II) thuộc chuyên ngành Ung thư, Xạ trị
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, huấn luyện đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị tuyến dưới trong công tác cấp cứu, điều trị về chuyên ngành Ung thư, Xạ trị toàn quân
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Ung thư và Xạ trị, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng cao, nâng cao chất lượng chẩn đoán, cấp cứu và điều trị
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành để nhanh chóng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế
- Tham gia các tổ chức chuyên ngành ở trong nước và quốc tế
1.4.2 Điều trị ung thư tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Tháng 6 năm 2018, khoa Huyết học lâm sàng thành lập khu điều trị ban ngày, giảm tải tình trạng bệnh nhân nội trú, rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân Trước đây bệnh nhân điều trị tại viện từ 5 - 7 ngày, hiện nay rút ngắn còn 1 - 2 ngày Ngày đầu tiên bệnh nhân được khám, xét nghiệm sinh hóa máu, thực hiện các xét nghiệm khác do bác sĩ chỉ định, kê thuốc cho bệnh nhân nếu bệnh nhân có đủ điều kiện truyền hóa chất Ngày thứ hai, bệnh nhân truyền hóa chất xong có thể làm thủ tục xuất viện Thời gian điều trị ngắn rất thuận tiện cho bệnh nhân, hạn chế thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian [40] Với mục tiêu “lấy người bệnh làm trung tâm”, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 đang từng bước triển khai các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ung
23 thư được thực hiện bởi dược sĩ lâm sàng Hoạt động này giúp người bệnh có thêm kiến thức về hóa trị, biết cách quản lý và xử trí phù hợp khi gặp các vấn đề sức khỏe trong quá trình điều trị
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Trong khoảng thời gian từ 01/02/2023 đến 01/05/2023, nhóm nghiên cứu lựa chọn được 206 bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
- Bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân không hoàn thành phiếu khảo sát trong nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Công thức tính cỡ mẫu: n = 𝑍 1−∝/2 2 𝑥 𝑃 𝑥 (1 − 𝑃)
𝑑 2 Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu
P = 0,855 (theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bằng và cộng sự (2014) [63], có 85,5% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn) d = 0,05 sai số cho phép
25 Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là: n = 1,96 2 𝑥 0,855 𝑥 (1 − 0,855)
0,05 2 = 191 Chúng tôi đã chọn được 206 đối tượng nghiên cứu
Giai đoạn 1: Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất
- Bước 1: Tham khảo các câu hỏi thường gặp của bệnh nhân và các nhu cầu thông tin của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất
+ Các câu hỏi được lựa chọn dựa trên các nhu cầu tư vấn của bệnh nhân được xác định trong các nghiên cứu trước đây [48], [64], [63]; tính khả thi của câu hỏi; khả năng đọc và trả lời các câu hỏi của bệnh nhân, cụ thể như sau:
- Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát nhu cầu tư vấn dựa trên các nghiên cứu được công bố và các thông tin tìm hiểu được
+ Dựa vào tổng quan tài liệu về nhu cầu thông tin và nguồn thông tin của bệnh nhân ung thư [48], chúng tôi xây dựng 2 câu hỏi về nguồn thông tin thuốc mà bệnh nhân đã tìm hiểu và mức độ hữu ích của thông tin đó Về nguồn thông tin thuốc bệnh nhân đã tìm hiểu bao gồm: các phương tiện thông tin đại chúng; nhân viên y tế; gia đình, bạn bè đồng nghiệp; bệnh nhân ung thư và các nguồn thông tin khác Về đánh giá mức độ hữu ích của thông tin gồm 4 mức độ từ không hữu ích đến rất hữu ích
+ So với bộ câu hỏi trong 2 nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Hải và cs [64]; Nguyễn Văn Bằng và cs [63], chúng tôi bổ sung câu hỏi “Nhu cầu về thời gian cho 1 lần tư vấn” Đây là nhu cầu thích hợp của bệnh nhân ung thư và cũng giúp cho nhân viên y tế phân bố thời gian tư vấn cho phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân, tránh tư vấn quá nhiều thông tin khiến bệnh nhân khó tiếp thu
- Bước 3: Xin ý kiến góp ý của 5 bác sĩ chuyên khoa ung bướu tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Bước 4: Khảo sát thử trên 10 bệnh nhân và hoàn thiện bộ câu hỏi
26 + Bộ câu hỏi cuối cùng được áp dùng vào nghiên cứu bao gồm 11 câu về các vấn đề: (1) nguồn thông tin mà bệnh nhân đã tìm hiểu; (2) bệnh nhân có nhu cầu tư vấn hay không; (3) các đặc điểm về nhu cầu tư vấn của bệnh nhân bao gồm: nội dung tư vấn, hình thức tư vấn, thời gian tư vấn, thời điểm tư vấn, địa điểm tư vấn và chi phí tư vấn
Giai đoạn 2: Sàng lọc và lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu của bệnh nhân
- Nghiên cứu viên lựa chọn các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng tại các khoa của Viện Ung thư theo các ngày cố định trong tuần từ ngày 01/02/2023 đến ngày 01/05/2023
- Giới thiệu cho bệnh nhân các thông tin về nghiên cứu, cung cấp cho bệnh nhân Bản cung cấp thông tin cho đối tượng tham gia nghiên cứu (Phụ lục 1.1) và mời bệnh nhân tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân đồng ý tham gia sẽ được nghiên cứu viên cung cấp Đơn chấp thuận tham gia nghiên cứu (Phụ lục 2) để lấy xác nhận chấp thuận tham gia vào nghiên cứu
Giai đoạn 3: Phỏng vấn bệnh nhân
- Bệnh nhân được phát phiếu phỏng vấn, hướng dẫn và trả lời các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn, sau đó phiếu được nghiên cứu viên thu lại
- Mẫu phiếu phỏng vấn bệnh nhân gồm 2 phần:
+ Phần 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính) và đặc điểm lâm sàng (loại ung thư, giai đoạn bệnh, bệnh mắc kèm, các phương pháp điều trị ung thư đã trải qua và số chu kỳ hóa chất)
+ Phần 2: Bộ câu hỏi khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư
2.1.3.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
- Số lượng bệnh nhân được đưa vào mẫu nghiên cứu
- Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: tuổi, giới tính, loại ung thư, giai đoạn bệnh, bệnh mắc kèm, phương pháp điều trị ung thư đã trải qua, số chu kỳ hóa chất đã điều trị
2.1.3.2 Đặc điểm về nhu cầu tư vấn của bệnh nhân
- Đặc điểm về nguồn thông tin bệnh nhân đã tìm hiểu
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu tư vấn
- Đặc điểm nhu cầu về nội dung tư vấn: số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn với các nội dung tương ứng
- Đặc điểm nhu cầu về người tư vấn: số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn với các nội dung tương ứng
- Đặc điểm nhu cầu về hình thức tư vấn: số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn với các nội dung tương ứng
- Đặc điểm nhu cầu về địa điểm tư vấn: số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn với các nội dung tương ứng
- Đặc điểm nhu cầu về thời điểm tư vấn: số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn với các nội dung tương ứng
- Đặc điểm nhu cầu về thời gian tư vấn: số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn với các nội dung tương ứng
- Đặc điểm nhu cầu về chi phí cho hoạt động tư vấn: số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn với các nội dung tương ứng.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng trên kiến thức về hóa trị và mức độ hài lòng của bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại Viện
Trong khoảng thời gian từ 01/02/2023 đến 31/7/2023 nhóm nghiên cứu lựa chọn được 79 bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất chu kì 1 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
- Bệnh nhân được chẩn đoán một trong bốn loại ung thư sau: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng
- Bệnh nhân được điều trị hóa chất chu kỳ 1 tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Bệnh nhân đã được chỉ định phác đồ hóa chất đường tiêm truyền/uống và nằm trong các phác đồ đã được lựa chọn để tư vấn (Phụ lục 6)
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân có từ 2 bệnh lý ung thư trở lên
- Bệnh nhân không hoàn thành các lần phỏng vấn trong nghiên cứu
- Bệnh nhân không tiếp cận được trong thời gian nghiên cứu
Lấy mẫu toàn bộ trong thời gian nghiên cứu từ 01/02/2023 đến 30/7/2023
Quy trình thu thập dữ liệu với mỗi bệnh nhân trong nghiên cứu được trình bày theo sơ đồ hình 2.1 dưới đây:
Hình 2.1 Quy trình thu thu thập dữ liệu
Giai đoạn 1: Trước tư vấn
- Bước 1: Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất
BN chuẩn bị hóa trị chu kì 1
BN hóa trị chu kì 1
BN hóa trị chu kì 2
- Đánh giá kiến thức sau tư vấn
- Khảo sát mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn Đánh giá kiến thức BN trước tư vấn
29 + Xây dựng các câu hỏi dựa trên các bộ câu hỏi được công bố, điều chỉnh các thông tin phù hợp với đặc điểm tại bệnh viện bao gồm thông chung về hóa trị và phác đồ điều trị của bệnh nhân
+ Xin ý kiến góp ý của 5 bác sĩ chuyên khoa ung bướu tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
+ Khảo sát thử trên 10 bệnh nhân và hoàn thiện bộ câu hỏi (quy trình đầy đủ được trình bày trong mục 2.2.3)
- Bước 2: Sàng lọc và lấy chấp thuận của bệnh nhân tham gia nhiên cứu
+ Từ phần mềm của khoa Dược, xác định những bệnh nhân truyền hóa chất chu kỳ
1 theo ngày, sàng lọc bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ để đưa vào nghiên cứu
+ Nghiên cứu viên tiếp cận các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn của nghiên cứu, giới thiệu cho bệnh nhân các thông tin về nghiên cứu, cung cấp cho bệnh nhân Bản cung cấp thông tin cho đối tượng tham gia nghiên cứu (Phụ lục 1.2) và mời bệnh nhân tham gia nghiên cứu
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia sẽ được nghiên cứu viện cung cấp Đơn chấp thuận tham gia nghiên cứu (Phụ lục 2) để lấy xác nhận chấp thuận tham gia vào nghiên cứu
- Bước 3: Đánh giá kiến thức của bệnh nhân trước tư vấn theo bộ câu hỏi đã xây dựng
+ Bệnh nhân được phát phiếu phỏng vấn, hướng dẫn và trả lời các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn, sau đó phiếu được nghiên cứu viên thu lại
+ Nội dung của Mẫu phiếu phỏng vấn bệnh nhân bao gồm (Mục I,II - Phụ lục 3.2):
Phần 1: Thông tin chung của bệnh nhân
Phần 2: Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất
Giai đoạn 2: Tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân
- Bước 1: Chuẩn bị tài liệu tư vấn cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất
+ Chuẩn bị tài liệu tư vấn dựa trên các tài liệu đã được Bệnh viện phê duyệt (Phụ lục 4) [65]
+ Các nội dung tư vấn được các bác sĩ chuyên khoa Viện Ung thư góp ý
- Bước 2: Dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện tiến hành tư vấn trực tiếp trước khi bệnh nhân điều trị hóa chất chu kỳ 1 theo các chủ đề trong tài liệu đã xây dựng Tài liệu tư vấn được in ra và phát tay cho bệnh nhân để bệnh nhân có thể đọc sau khi về nhà
Giai đoạn 3: Đánh giá kiến thức sau tư vấn và mức độ hài lòng của bệnh nhân về hoạt động tư vấn
- Bước 1: Đánh giá lại kiến thức của bệnh nhân sau tư vấn theo Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất (Mục III - Phụ lục 3.2) vào thời điểm trước khi bệnh nhân điều trị hóa chất chu kì 2
- Bước 2: Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân theo Bộ câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân về hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng (Mục IV - Phụ lục
2.2.3 Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu
Có hai bộ câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu gồm: bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất và bộ câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân về hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng
2.2.3.1 Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất
Bộ câu hỏi cuối cùng được áp dụng vào nghiên cứu gồm 15 câu hỏi, chia làm 2 nhóm câu hỏi: nhóm câu hỏi kiến thức chung về hóa trị (10 câu) và nhóm câu hỏi kiến thức về phác đồ hóa chất (5 câu)
Nhóm nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất trên cơ sở áp dụng sửa đổi từ các bộ câu hỏi đã được công bố trong các nghiên cứu trước đây [10], [16]; kiến thức về hóa trị trong các tài liệu về ung thư [29];
31 tính khả thi của câu hỏi, thời gian đọc và trả lời các câu hỏi của bệnh nhân, cụ thể như sau:
Nhóm câu hỏi kiến thức chung về hóa trị:
- Nhóm nghiên cứu sử dụng câu hỏi “Hóa trị là gì” được dịch từ bộ câu hỏi trong nghiên cứu của Dang Chee Chean và cộng sự
- Trong bộ câu hỏi, chúng tôi sử dụng 3 câu hỏi được dịch từ bộ câu hỏi Leuven cho bệnh nhân về kiến thức hóa trị (L-PaKC) [10], đó là các câu hỏi về: “Mục tiêu điều trị”, “Lý do xét nghiệm máu trước mỗi đợt điều trị”, “Tầm quan trọng của việc tránh thai”
- Chúng tôi bổ sung 5 câu hỏi về cách quản lý các tác dụng không mong muốn thường gặp trong hóa trị: nhiễm trùng, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, vấn đề ở miệng, vấn đề ở da và móng Đây là các vấn đề đã được đề cập trong tài liệu “Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm” [29]
- Nhóm nghiên cứu bổ sung 1 câu hỏi về “Các dấu hiệu cần ngay lập tức liên hệ với nhân viên y tế”
Nhóm câu hỏi kiến thức về phác đồ hóa chất:
- Chúng tôi sử dụng 3 câu hỏi được dịch từ bộ câu hỏi Leuven cho bệnh nhân về kiến thức hóa trị (L-PaKC) [10], đó là các câu hỏi về: “Số chu kì hóa trị dự kiến”, “Thuốc hóa trị đường uống” và “Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra”
- Chúng tôi bổ sung 1 câu hỏi về “Thuốc hóa trị đường tiêm/truyền tĩnh mạch” vì phần lớn các thuốc trong phác đồ hóa chất trong nghiên cứu của chúng tôi được sử dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch
- Chúng tôi bổ sung 1 câu hỏi về “Thời gian của 1 chu kỳ hóa trị”
Bộ câu hỏi cuối cùng được áp dụng vào nghiên cứu như sau:
- Nhóm câu hỏi kiến thức chung về hóa trị: (1) Hóa trị là gì, (2) Mục đích của hóa trị, (3) Lý do xét nghiệm máu trước mỗi đợt điều trị, (4) Tầm quan trọng của việc tránh thai, (5) Nhiễm trùng trong quá trình hóa trị, (6) Tiêu chảy trong hóa trị ung thư, (7) Buồn nôn và/hoặc nôn trong hóa trị ung thư; (8) Vấn đề ở miệng trong hóa trị ung thư,
32 (9) Vấn đề ở da và móng trong hóa trị ung thư, (10) Các dấu hiệu cần ngay lập tức liên lạc với nhân viên y tế
Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu được nhập bằng Google Form và lưu trữ trên phần mềm Excel 2016 Dữ liệu được làm sạch và xử lí bằng phần mềm Excel 2016 và R 4.2.0
Các biến định tính được biểu diễn dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm (n, %); các biến định lượng được biểu diễn dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn với phân phối chuẩn, trung vị (khoảng tứ phân vị) với phân phối không chuẩn
Với các cặp tiêu chí so sánh trước và sau tư vấn: Sử dụng Paired Sample T-Test trong trường hợp 2 biến phụ thuộc có phân phối chuẩn Sử dụng Wilcoxon Signed - rank
Test trong trường hợp ít nhất 1 trong 2 biến có phân phối không chuẩn
Sử dụng Proportion Test để so sánh 2 tỷ lệ
Kết quả so sánh cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thu nhận 206 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (N 6) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trung vị (tứ phân vị) 63 (54 - 69)
Ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng) 134 65,1
Ung thư tuyến tiền liệt 13 6,3
Ung thư khác (ung thư vòm mũi họng, phổi, tụy, đường mật, bàng quang, buồng trứng) 38 18,4
Trong 206 bệnh nhân tham gia khảo sát, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ (64,6% so với 35,4%) Trung vị độ tuổi của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 63 tuổi, dao động trong khoảng 20 - 81 tuổi Ung thư đường tiêu hóa là loại ung thư phổ biến nhất (65,1%), tiếp theo là ung thư vú (10,2%), ung thư tuyến tiền liệt (6,3%) và nhóm ung thư khác (18,4%, bao gồm ung thư vòm mũi họng, phổi, tụy, đường mật, bàng quang, buồng trứng) Về giai đoạn bệnh, bệnh nhân giai đoạn III chiếm tỉ lệ nhiều nhất (35,9%), sau đó đến giai đoạn II (29,6%), giai đoạn IV/tái phát (28,7%) và một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân giai đoạn I (5,8%) Có 18,4% bệnh nhân ung thư có bệnh mắc kèm Đặc điểm về điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Đặc điểm về điều trị của bệnh nhân (N 6) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Các biện pháp điều trị ung thư đã trải qua
Số chu kỳ hóa chất đã điều trị
Trung vị (tứ phân vị) 3 (1 - 6)
Về đặc điểm điều trị của bệnh nhân, có 68,4% bệnh nhân đã từng phẫu thuật và 16,5% bệnh nhân đã từng xạ trị Trung vị số chu kì hóa chất bệnh nhân đã điều trị là 3, số chu kì hóa chất nhiều nhất mà bệnh nhân trải qua là 20 chu kì Trong đó, có 25,7% bệnh nhân mới điều trị 1 chu kỳ hóa chất
3.1.2 Kết quả khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân trong nghiên cứu
3.1.2.1 Đặc điểm về nguồn thông tin
Các đặc điểm về nguồn thông tin bệnh nhân đã từng tìm hiểu được thể hiện trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Đặc điểm về nguồn thông tin bệnh nhân đã tìm hiểu (N 6) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Bệnh nhân đã tìm hiểu thông tin về bệnh và phương pháp điều trị trước đó Đã từng 87 42,2
Các nguồn thông tin bệnh nhân đã tìm hiểu
Qua internet, tivi, báo đài 62 71,3
Qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp 48 55,2
Qua bệnh nhân ung thư khác 33 37,9
Mức độ hữu ích của những thông tin bệnh nhân tìm hiểu được
Trong số 206 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 42,2% bệnh nhân đã từng tìm hiểu các thông tin về ung thư Trong đó, các nguồn thông tin bệnh nhân tìm hiểu lần lượt là qua sách báo, tờ rơi, internet, tivi (71,3%); qua nhân viên y tế (64,4%); qua gia đình, bạn bè, đồng nghiệp (55,2%) và qua bệnh nhân ung thư khác (37,9%) Phần lớn bệnh nhân đánh giá mức độ hữu ích của các thông tin đã tìm hiểu là vừa phải (64,4%) và hữu ích (16,1%) Có 198 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có nhu cầu tư vấn (96,1%)
3.1.2.2 Đặc điểm nhu cầu về nội dung tư vấn
Hình 3.1 biểu diễn đặc điểm nhu cầu về nội dung cần được tư vấn của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Hình 3.1 Đặc điểm nhu cầu về nội dung tư vấn (N8)
Trong số 198 bệnh nhân có nhu cầu tư vấn, các nhu cầu chiếm tỷ lệ cao nhất là nhu cầu về: phương pháp điều trị (97,0%), tác dụng không mong muốn (92,4%), thời gian sống thêm (91,9%), khả năng chữa khỏi (91,4%) và chẩn đoán bệnh (90,4%) Nhu cầu tư vấn về khả năng mang thai và sinh con có tỷ lệ thấp nhất (42,9%)
3.1.2.3 Đặc điểm về đối tượng tư vấn và hình thức tư vấn
Bảng 3.4 trình bày đặc điểm nhu cầu của bệnh nhân về đối tượng và hình thức tư vấn
Bảng 3.4 Đặc điểm về đối tượng tư vấn và hình thức tư vấn (N8) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đối tượng tư vấn
Gặp gỡ trực tiếp với nhân viên y tế 198 100,0
Trao đổi qua điện thoại với nhân viên y tế 172 86,9 Dưới hình thức một lớp học cho một nhóm bệnh nhân cùng tham gia 125 63,1
Tài liệu in giấy phát cho bệnh nhân 159 80,3
Bản ghi âm/bản ghi hình phát cho bệnh nhân hoặc gửi qua internet để bệnh nhân có thể truy cập khi muốn 100 50,5 Qua các trang web chính thống được nhân viên y tế giới thiệu 117 59,1
Về đối tượng tư vấn, đa số bệnh nhân mong muốn được bác sĩ tư vấn (94,9%), sau đó là dược sĩ (88,9%) và điều dưỡng (73,2%) Về hình thức tư vấn, toàn bộ 100,0% bệnh nhân muốn được gặp gỡ trực tiếp với nhân viên y tế Tiếp đến có 86,9% bệnh nhân muốn tư vấn bằng cách trao đổi qua điện thoại với nhân viên y tế và 80,3% bệnh nhân muốn nhận được thông tin qua các tài liệu in giấy Các hình thức tư vấn như lớp học cho một nhóm bệnh nhân cùng tham gia, qua các trang web chính thống được nhân viên y tế giới thiệu hoặc bản ghi âm/bản ghi hình phát cho bệnh nhân có tỷ lệ thấp hơn (lần lượt là 63,1%, 59,1% và 50,5%)
3.1.2.4 Đặc điểm về địa điểm tư vấn, thời điểm tư vấn, thời gian tư vấn và chi phí tư vấn
Bảng 3.5 trình bày đặc điểm nhu cầu của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu về địa điểm tư vấn, thời điểm tư vấn, thời gian tư vấn và chi phí tư vấn
Bảng 3.5 Đặc điểm về địa điểm, thời điểm, thời gian và chi phí tư vấn (N8) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhu cầu về phòng tư vấn riêng
Có hay không cũng được 81 41,9
Trước khi bắt đầu điều trị 105 53,0
Trong quá trình điều trị nội trú 62 31,3
Kết thúc điều trị nội trú, trước khi ra viện 31 15,7
Sẵn sàng chi trả cho dịch vị tư vấn 181 91,4
Không chi trả cho dịch vụ tư vấn 17 8,6
Trong nghiên cứu này, có 31,3% bệnh nhân có nhu cầu về phòng tư vấn riêng Về thời điểm tư vấn, khoảng hơn một nửa bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn trước khi bắt đầu điều trị (53,0%), tiếp đến là nhu cầu tư vấn trong quá trình điều trị nội trú (31,3%) và có 15,7% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sau khi kết thúc điều trị nội trú, trước khi ra viện
Về thời gian tư vấn, có 56,1% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn trong khoảng 15-30 phút; có 33,8% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn trên 30 phút và chỉ có 10,1% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn dưới 15 phút Về chi phí tư vấn, phần lớn bệnh nhân sẵn sàng chi trả cho hoạt động tư vấn Có 8,6% bệnh nhân không đồng ý chi trả cho dịch vụ này
3.2 Kết quả phân tích hiệu quả hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng trên kiến thức về hóa trị và mức độ hài lòng của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, có 85 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn Trong đó, có 2 bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu Trong số 83 bệnh nhân nhân quay trở lại hóa trị chu kỳ hai, có 4 bệnh nhân từ chối tham gia phỏng vấn lần hai vì lý do sức khỏe Như vậy, có 79 bệnh nhân hoàn thành toàn bộ quá trình nghiên cứu và được đưa vào phân tích Quy trình thu tuyển được trình bày tại hình 3.2
Hình 3.2 Sơ đồ kết quả lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và hoàn thành phỏng vấn lần 1
Bệnh nhân hoàn thành phỏng vấn lần 2
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu:
Bệnh nhân từ chối phỏng vấn lần 2:
3.2.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.6 trình bày các điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.6 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (Ny) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trung vị (Tứ phân vị) 61 (53-66)
Các biện pháp điều trị ung thư đã trải qua
Kết quả khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Viện
3.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thu nhận 206 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (N 6) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trung vị (tứ phân vị) 63 (54 - 69)
Ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng) 134 65,1
Ung thư tuyến tiền liệt 13 6,3
Ung thư khác (ung thư vòm mũi họng, phổi, tụy, đường mật, bàng quang, buồng trứng) 38 18,4
Trong 206 bệnh nhân tham gia khảo sát, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ (64,6% so với 35,4%) Trung vị độ tuổi của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 63 tuổi, dao động trong khoảng 20 - 81 tuổi Ung thư đường tiêu hóa là loại ung thư phổ biến nhất (65,1%), tiếp theo là ung thư vú (10,2%), ung thư tuyến tiền liệt (6,3%) và nhóm ung thư khác (18,4%, bao gồm ung thư vòm mũi họng, phổi, tụy, đường mật, bàng quang, buồng trứng) Về giai đoạn bệnh, bệnh nhân giai đoạn III chiếm tỉ lệ nhiều nhất (35,9%), sau đó đến giai đoạn II (29,6%), giai đoạn IV/tái phát (28,7%) và một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân giai đoạn I (5,8%) Có 18,4% bệnh nhân ung thư có bệnh mắc kèm Đặc điểm về điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Đặc điểm về điều trị của bệnh nhân (N 6) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Các biện pháp điều trị ung thư đã trải qua
Số chu kỳ hóa chất đã điều trị
Trung vị (tứ phân vị) 3 (1 - 6)
Về đặc điểm điều trị của bệnh nhân, có 68,4% bệnh nhân đã từng phẫu thuật và 16,5% bệnh nhân đã từng xạ trị Trung vị số chu kì hóa chất bệnh nhân đã điều trị là 3, số chu kì hóa chất nhiều nhất mà bệnh nhân trải qua là 20 chu kì Trong đó, có 25,7% bệnh nhân mới điều trị 1 chu kỳ hóa chất
3.1.2 Kết quả khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân trong nghiên cứu
3.1.2.1 Đặc điểm về nguồn thông tin
Các đặc điểm về nguồn thông tin bệnh nhân đã từng tìm hiểu được thể hiện trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Đặc điểm về nguồn thông tin bệnh nhân đã tìm hiểu (N 6) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Bệnh nhân đã tìm hiểu thông tin về bệnh và phương pháp điều trị trước đó Đã từng 87 42,2
Các nguồn thông tin bệnh nhân đã tìm hiểu
Qua internet, tivi, báo đài 62 71,3
Qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp 48 55,2
Qua bệnh nhân ung thư khác 33 37,9
Mức độ hữu ích của những thông tin bệnh nhân tìm hiểu được
Trong số 206 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 42,2% bệnh nhân đã từng tìm hiểu các thông tin về ung thư Trong đó, các nguồn thông tin bệnh nhân tìm hiểu lần lượt là qua sách báo, tờ rơi, internet, tivi (71,3%); qua nhân viên y tế (64,4%); qua gia đình, bạn bè, đồng nghiệp (55,2%) và qua bệnh nhân ung thư khác (37,9%) Phần lớn bệnh nhân đánh giá mức độ hữu ích của các thông tin đã tìm hiểu là vừa phải (64,4%) và hữu ích (16,1%) Có 198 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có nhu cầu tư vấn (96,1%)
3.1.2.2 Đặc điểm nhu cầu về nội dung tư vấn
Hình 3.1 biểu diễn đặc điểm nhu cầu về nội dung cần được tư vấn của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Hình 3.1 Đặc điểm nhu cầu về nội dung tư vấn (N8)
Trong số 198 bệnh nhân có nhu cầu tư vấn, các nhu cầu chiếm tỷ lệ cao nhất là nhu cầu về: phương pháp điều trị (97,0%), tác dụng không mong muốn (92,4%), thời gian sống thêm (91,9%), khả năng chữa khỏi (91,4%) và chẩn đoán bệnh (90,4%) Nhu cầu tư vấn về khả năng mang thai và sinh con có tỷ lệ thấp nhất (42,9%)
3.1.2.3 Đặc điểm về đối tượng tư vấn và hình thức tư vấn
Bảng 3.4 trình bày đặc điểm nhu cầu của bệnh nhân về đối tượng và hình thức tư vấn
Bảng 3.4 Đặc điểm về đối tượng tư vấn và hình thức tư vấn (N8) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đối tượng tư vấn
Gặp gỡ trực tiếp với nhân viên y tế 198 100,0
Trao đổi qua điện thoại với nhân viên y tế 172 86,9 Dưới hình thức một lớp học cho một nhóm bệnh nhân cùng tham gia 125 63,1
Tài liệu in giấy phát cho bệnh nhân 159 80,3
Bản ghi âm/bản ghi hình phát cho bệnh nhân hoặc gửi qua internet để bệnh nhân có thể truy cập khi muốn 100 50,5 Qua các trang web chính thống được nhân viên y tế giới thiệu 117 59,1
Về đối tượng tư vấn, đa số bệnh nhân mong muốn được bác sĩ tư vấn (94,9%), sau đó là dược sĩ (88,9%) và điều dưỡng (73,2%) Về hình thức tư vấn, toàn bộ 100,0% bệnh nhân muốn được gặp gỡ trực tiếp với nhân viên y tế Tiếp đến có 86,9% bệnh nhân muốn tư vấn bằng cách trao đổi qua điện thoại với nhân viên y tế và 80,3% bệnh nhân muốn nhận được thông tin qua các tài liệu in giấy Các hình thức tư vấn như lớp học cho một nhóm bệnh nhân cùng tham gia, qua các trang web chính thống được nhân viên y tế giới thiệu hoặc bản ghi âm/bản ghi hình phát cho bệnh nhân có tỷ lệ thấp hơn (lần lượt là 63,1%, 59,1% và 50,5%)
3.1.2.4 Đặc điểm về địa điểm tư vấn, thời điểm tư vấn, thời gian tư vấn và chi phí tư vấn
Bảng 3.5 trình bày đặc điểm nhu cầu của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu về địa điểm tư vấn, thời điểm tư vấn, thời gian tư vấn và chi phí tư vấn
Bảng 3.5 Đặc điểm về địa điểm, thời điểm, thời gian và chi phí tư vấn (N8) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhu cầu về phòng tư vấn riêng
Có hay không cũng được 81 41,9
Trước khi bắt đầu điều trị 105 53,0
Trong quá trình điều trị nội trú 62 31,3
Kết thúc điều trị nội trú, trước khi ra viện 31 15,7
Sẵn sàng chi trả cho dịch vị tư vấn 181 91,4
Không chi trả cho dịch vụ tư vấn 17 8,6
Trong nghiên cứu này, có 31,3% bệnh nhân có nhu cầu về phòng tư vấn riêng Về thời điểm tư vấn, khoảng hơn một nửa bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn trước khi bắt đầu điều trị (53,0%), tiếp đến là nhu cầu tư vấn trong quá trình điều trị nội trú (31,3%) và có 15,7% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sau khi kết thúc điều trị nội trú, trước khi ra viện
Về thời gian tư vấn, có 56,1% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn trong khoảng 15-30 phút; có 33,8% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn trên 30 phút và chỉ có 10,1% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn dưới 15 phút Về chi phí tư vấn, phần lớn bệnh nhân sẵn sàng chi trả cho hoạt động tư vấn Có 8,6% bệnh nhân không đồng ý chi trả cho dịch vụ này
Kết quả phân tích hiệu quả hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng trên kiến thức về hóa trị và mức độ hài lòng của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, có 85 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn Trong đó, có 2 bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu Trong số 83 bệnh nhân nhân quay trở lại hóa trị chu kỳ hai, có 4 bệnh nhân từ chối tham gia phỏng vấn lần hai vì lý do sức khỏe Như vậy, có 79 bệnh nhân hoàn thành toàn bộ quá trình nghiên cứu và được đưa vào phân tích Quy trình thu tuyển được trình bày tại hình 3.2
Hình 3.2 Sơ đồ kết quả lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và hoàn thành phỏng vấn lần 1
Bệnh nhân hoàn thành phỏng vấn lần 2
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu:
Bệnh nhân từ chối phỏng vấn lần 2:
3.2.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.6 trình bày các điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.6 Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (Ny) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trung vị (Tứ phân vị) 61 (53-66)
Các biện pháp điều trị ung thư đã trải qua
Trong số 79 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nam (53,7%) cao hơn so với bệnh nhân nữ (44,3%) Trung vị tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu là 61 tuổi, dao động trong khoảng 26 - 80 tuổi Có 51,9% bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân từ 40
- 60 tuổi chiếm 43,0% và có 5,1% bệnh nhân dưới 40 tuổi Ung thư đại tràng chiếm tỷ lệ lớn nhất (45,6%), tiếp theo là ung thư trực tràng (27,8%), ung thư dạ dày (20,3%) và ung thư vú (6,3%) Về giai đoạn ung thư, bệnh nhân giai đoạn III chiếm tỉ lệ nhiều nhất (51,9%), sau đó là giai đoạn II (31,6%), giai đoạn IV (14,0%) và một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân giai đoạn I (2,5%) Có 78,5% bệnh nhân đã từng phẫu thuật và 5,1% bệnh nhân đã từng xạ trị Có 29,1% bệnh nhân trong nghiên cứu có bệnh mắc kèm, chủ yếu là tăng huyết áp, đái tháo đường
3.2.2 Đặc điểm về phác đồ hóa chất của bệnh nhân
Bảng 3.7 trình bày đặc điểm phác đồ hóa chất của bệnh nhân trong nghiên cứu
Bảng 3.7 Các phác đồ hóa chất của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (Ny)
Phác đồ hóa chất Số lượng
XELOX (Oxaliplatin + Capecitabine) 35 44,3 mFOLFOX6 (Oxaliplatin + Leucovorin + 5-Fluorouracil) 14 17,8 mFOLFOX6 (Oxaliplatin + Leucovorin + 5-Fluorouracil) và Bevacizumab 5 6,3
Về phác đồ hóa chất, có 20 bệnh nhân được sử dụng phác đồ capecitabine đơn độc (25,4%) Phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu được sử dụng phác đồ phối hợp, trong đó phổ biến nhất là phác đồ XELOX (44,3%), tiếp theo là phác đồ mFOLFOX6 (17,7%), phác đồ TCH (6,3%) và phác đồ mFOLFOX6-Bevacizumab (6,3%)
3.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tư vấn trên kiến thức về hóa trị của bệnh nhân 3.2.3.1 Sự phân bố điểm kiến thức của bệnh nhân trước và sau tư vấn
Sự phân bố điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu theo bộ câu hỏi khảo sát kiến thức trước và sau khi tư vấn được trình bày trong hình 3.3 (tổng điểm kiến thức); hình 3.4 (nhóm câu hỏi kiến thức chung về hóa trị); 3.5 (nhóm câu hỏi kiến thức về phác đồ hóa chất)
Hình 3.3 Phân bố tổng điểm kiến thức theo khoảng điểm của bệnh nhân (Ny)
Tổng điểm kiến thức về hóa trị của bệnh nhân sau tư vấn tăng có ý nghĩa thống kê (p