- Unilever Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với người tiêu dùng, hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, các đối tác, khách hàng, cung cấp để có thể thực hiện thành công Kế hoạch
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung về UNILEVER
1.1.1 Tổng quan về Công ty Unilever:
Tên công ty CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
Thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1929, bởi sự hợp nhất của nhà sản xuất bơ thực vật Hà Lan Magarine Unie và nhà sản xuất xà phòng Anh Lever Brothers Địa chỉ Lô A2-3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, xã Tân An
Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Lĩnh vực Chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm
Slogan Your passion, Our Strength
Một số dòng sản phẩm
Bột giặt OMO, kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Clear, Kem dưỡng trắng da POND’S, xà bông Lifebouy, nước rửa chén Sunlight
- Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình
- Ngày nay, rất nhiều các nhãn hành của Unilever đã trở thành những các tên quen thuộc với các hộ gia đình Việt Nam Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm
2 của Unilever được sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc, chính điều này đã giúp cải thiện điều kiện sống, sức khỏe và điều kiện vệ sinh cho người dân Việt Nam
- Unilever được Chính phủ Việt Nam trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển Bền Vững” hàng đầu trong 2 năm liên tiếp 2016, 2017 Unilever luôn mong muốn được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong chương trình Phát triển Bền vững này
- Unilever Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với người tiêu dùng, hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, các đối tác, khách hàng, cung cấp để có thể thực hiện thành công Kế hoạch phát triển Bền vững và đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là: “Trở thành công ty được ngưỡng mộ nhất Việt Nam, cam kết cải thiện duộc sống của người dân Việt Nam”
- Unilever Việt Nam hoạt động trong bốn danh mục sản phẩm trên thị trường Việt Nam: Chăm sóc nhà cửa, Chăm sóc cá nhân, Vệ sinh răng miệng và Thực phẩm Chăm sóc nhà cửa được chia thành việc làm sạch vật liệu vải, làm sạch tổng quát trong nhà, rửa chén và làm mềm vải Chăm sóc cá nhân được chia thành các sản phẩm chăm sóc da đặc biệt, sản phẩm giải quyết vấn đề tóc và sản phẩm giúp làm sạch da Đối với danh mục Thực phẩm, có trà, kem và các sản phẩm thêm hương vị vào nấu ăn Trong danh mục Vệ sinh răng miệng, hiện chỉ có kem đánh răng Unilever Việt Nam sản xuất và phân phối nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, ví dụ như Knorr, Wall's, Lifebuoy, Dove, v.v Phân chia các danh mục và sản phẩm khác nhau được mô tả trong hình dưới
HÌnh 1.2 Danh mục sản phẩm của Unilever Việt Nam
1.1.2 Mục tiêu, tầm nhìn và sứ mênh: a Mục tiêu:
Unilever có mục tiêu tối ưu hóa quy trình logistics để đảm bảo cung ứng hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả và đáng tin cậy Các mục tiêu cụ thể có thể bao gồm:
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Unilever đặt mục tiêu tối ưu hóa các hoạt động logistics để đảm bảo sự liên kết mượt mà và hiệu quả giữa các giai đoạn trong chuỗi cung ứng, từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng
Đảm bảo chất lượng và an toàn: Unilever cam kết đảm bảo chất lượng và an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và hậu cần Điều này đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của khách hàng
Giảm thiểu lãng phí: Unilever hướng đến việc giảm thiểu lãng phí trong quá trình logistics, bao gồm lãng phí thời gian, lãng phí tài nguyên và lãng phí vận chuyển Điều này giúp tăng tính cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ hệ thống b Tầm nhìn và sứ mệnh:
Unilever - Quản lý chuỗi cung ứng:
Tầm nhìn của Unilever trong lĩnh vực logistics là trở thành một đối tác logistics xuất sắc và bền vững Unilever mong muốn xây dựng một hệ thống logistics linh hoạt và khéo léo, giúp họ đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng trong một môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng
Sứ mệnh của Unilever trong lĩnh vực logistics là đảm bảo sự liên tục và đáng tin cậy của hoạt động cung ứng và vận chuyển Unilever cam kết cung cấp các dịch vụ logistics chất lượng cao, bao gồm quản lý kho, vận chuyển, phân phối và hậu cần, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo sự thành công và tăng trưởng bền vững cho cả Unilever và các đối tác cung ứng của họ
Quản lý chuỗi cung ứng - Unilever:
Tầm nhìn của Unilever đối với quản lý chuỗi cung ứng là xây dựng một chuỗi cung ứng đáng tin cậy, đổi mới và bền vững Unilever mong muốn tạo ra một mô hình cung ứng toàn cầu mà có thể đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt đối với sự biến đổi của thị trường
4 và nhu cầu của khách hàng Tầm nhìn này cũng bao gồm việc tạo ra một chuỗi cung ứng có khả năng tương tác tốt với các bên liên quan, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn cao về đạo đức và bền vững
Giới thiệu về thương hiệu Sunlight
1.2.1 Tổng quan về nước rửa chén Sunlight hương chanh:
Hình 1.3 Nước rửa chén sunlight hương chanh
- Sunlight là một thương hiệu chất tẩy rửa chén được Unilever sản xuất và bán trên toàn thế giới, ngoại trừ ở Hoa Kỳ và Canada, nơi nó thuộc sở hữu của Sun Products (nay là Henkel Corporation) từ năm 2008
- Xà phòng gia dụng Sunlight được công ty Lever Brothers giới thiệu vào năm 1884 Năm 1930, Lever Brothers đã thực hiện sáp nhập với tập đoàn Margarine Unie của Anh, và tên của hai tập đoàn được ghép lại, trở thành công ty Unilever như ngày nay
- Những sản phẩm thuộc thương hiệu Sunlight hiện nay: nước rửa chén, nước lau sàn, nước lau kính, …
- Nước rửa chén Sunlight hương chanh được chiết xuất từ những quả chanh tươi cùng mùi hương vô cùng tự nhiên, nước rửa chén Sunlight hương chanh có khả năng làm sạch dầu mỡ hiệu quả kể cả trên đồ nhựa, đồng thời giúp khử đi các mùi tanh một cách nhanh chóng
- Thành phần: Nước, Sodium Linear Alkylbenzene Sulfonate, Sodium Laureth Sulfate, Magnesium Sulfate 2%, Chất thơm, DMDM Hydantoin, Methylchloroisothiazolinone, Methylisothiazolinone, Chiết xuất chanh 0.01%, Tetrasodium EDTA, Cl 19140
1.2.2 Sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam:
- Sunlight lần đầu được Unilever đưa đến thị trường Việt Nam vào năm 1997 Trước Sunlight, Unilever đã thành công với nhiều sản phẩm như bột giặt OMO, dầu gội Sunsilk, xà phòng Lifebouy Không ngạc nhiên khi Unilever rất tự tin rằng Sunlight sẽ nhanh chóng chinh phục được thị trường
- Thực tế, vào thời điểm đó, Sunlight bị lép vế hoàn toàn trước Mỹ Hảo - thương hiệu nước rửa chén nội địa xuất hiện và dẫn đầu thị trường từ năm 1990 Lúc đó, Sunlight trong ấn tượng của các bà nội trợ chỉ là một chai nước rửa chén có thiết kế gần như tương đồng với Mỹ Hảo với tone màu vàng và dòng chữ xanh, thế nhưng giá bán lại gấp đôi so với chai Mỹ Hảo mà họ đang sở hữu
Hình 1.4 So sánh giữa 2 thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hảo - Sunlight
- Thành phần và quy trình sản xuất chất lượng cao, được bảo chứng từ thương hiệu mẹ Unilever là lý do của Sunlight khi đặt một mức giá cao hơn hẳn Tuy vậy, thị trường vẫn không đón nhận thương hiệu mới này của Unilever Đứng trước sự “sa ngã” không ngờ tới này, Sunlight vẫn quyết tâm không giảm giá Sunlight yêu cầu đội ngũ Marketing của mình nhanh chóng tìm hiểu vấn đề cốt lõi đằng sau sự thất bại này, liệu có chỉ hoàn toàn đến từ yếu tố giá thành hay không Đội ngũ Marketing của Sunlight đã giải bài toán này bằng phương thức trò chuyện, quan sát thực tế khách hàng mục tiêu và rút ra được một “Insight” quý giá: “Với các bà nội trợ Việt, nước rửa chén chỉ có công dụng duy nhất là làm sạch, thành phần hay quy trình cao cấp cũng không phải là điều họ quan tâm Vì vậy, trong tiềm thức của họ, Sulight chỉ là một chai nước rửa chén có ngoại hình “hao hao” Mỹ Hảo chứ không có điểm khác biệt (USP) nào nổi trội”
- Từ những nguyên nhân cốt lõi đó, đội ngũ Markerting của Sunlight đã có nhứng bước cải tiến, chiến lược mới, từng bước “hất cẳng” hoàn toàn thương hiệu Mỹ Hảo, thành công thay đổi nhận thức và hành vi của người dân, giúp họ tin rằng: Thay đổi là để chọn những gì tốt hơn, chứ không phải là đánh mất truyền thống
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NƯỚC RỬA CHÉN SUNLIGHT HƯƠNG CHANH
Mô hình chuỗi cung ứng của nước rửa chén Sunlight
2.1.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng chung của Sunlight:
Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Sunlight
- Mũi tên đỏ ( ): thể hiện luồng dịch chuyển của các dòng sản phẩm
- Mũi tên xanh lá ( ) : thể hiện luồng trao đổi thông tin
- Mũi tên xanh dương ( ) : thể hiện hướng ra vào của dòng tài chính
Luồng dịch chuyển dòng sản phẩm:
Hình 2.2 Sơ đồ luồng dịch chuyển của dòng sản phẩm
Dòng vật chất của nước rửa chén Sunlight là dòng vật chất thu nhỏ của Unilever Unilever tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa ngay từ những bước đầu tiên Unilever chọn địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất của mình tại nước đó sau đó tiến hành hoàn thành việc xây dựng nhà máy với các máy móc, công nghệ của riêng mình được nhập khẩu từ các nước khác nhau
Còn về nguyên vật liệu, các nhà máy sản xuất của Unilever sẽ tìm các nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất với tiêu chuẩn, quy định của công ty Thông thường, các nguyên liệu được cung cấp cho nhà máy được lấy từ các nhà cung cấp khu vực nội địa
Sau khi hoàn thiện sản phẩm, nhà máy sẽ hợp tác với các công ty Logistics nội địa và quốc tế như FedEx, UPS, MSC… để vận chuyển hàng hóa tới các trung tâm phân phối độc lập và ủy quyền của Unilever
Khi các trung tâm phân phối nhận được thành phẩm thì sẽ tiến hành kinh doanh mặt hàng nước rửa chén tới tay người tiêu dùng thông qua các hình thức mua bán trực tiếp, phân phối tới các đại lý cấp 1, cấp 2… và các nhà bán lẻ địa phương
Luồng trao đổi thông tin:
Hình 2.3 Sơ đồ luồng trao đổi thông tin
Dòng trao đổi thông tin của mặt hàng nước rửa chén Sunlight là 2 chiều:
+ Các nhà bán lẻ, đại lý thu thập thông tin từ nhu cầu, tần suất sử dụng của khách hàng để tổng hợp lượng hàng nhập vào hợp lý và gửi đơn đặt hàng tới các trung tâm phân phối Từ đó, các trung tâm phân phối dự báo tình hình nhu cầu hàng hóa và gửi tới cho các nhà máy để cân đối lượng hàng nhập kho
+ Từ các báo cáo nhận từ các trung tâm phân phối, các phòng ban ở công ty Unilever khu vực sẽ lập kế hoạch sản xuất, vận chuyển phù hợp để cung cấp cho các trung tâm phân phối Từ đó các nhà máy sẽ có kế hoạch sản xuất cho từng giai đoạn để phục vụ cho khách hàng cũng như kiểm soát nguồn nguyên vật liệu đầu vào để tối ưu chi phí vận hành
+ Quá trình cung cấp hàng hóa bắt đầu khi các thông tin đơn hàng được gửi tới nhà sản xuất, từ đó nhà máy sẽ liên hệ các đơn vị vận chuyển để có để cung cấp hàng tới các nhà phân phối từ đó tới tay khách hàng Thông tin về sản phẩm sẽ được phổ biến tới các
9 khách hàng, từ đó nhận lại các phản hồi và báo cáo về cho công ty để có các nghiên cứu có ích cho việc sản xuất và bán hàng Và chu trình thông tin mới sẽ bắt đầu
Hướng ra vào của dòng tài chính:
Hình 2.4 Sơ đồ hướng ra vào của dòng tài chính
Doanh thu bán hàng thu được từ người tiêu dùng thông qua các đại lý, nhà bán lẻ sẽ được chuyển về trung tâm phân phối Lợi nhuận được các trung tâm phân phối giữ lại còn tiền hàng sẽ được trả về cho Unilever theo các đơn hàng đã đặt Unilever sẽ trả tiền để các nhà sản xuất có chi phí vận hành, trả lương cho nhân viên và trả tiền nguyên liệu, máy móc cho các nhà cung cấp liên quan
2.1.2 Mô hình chuỗi cung ứng của nước rửa chén Sunlight tại Việt Nam:
Hình 2.5 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Sunlight tại Việt Nam
- Nhà cung cấp chính của Unilever để sản xuất nước rửa chén Sunlight ở Việt Nam: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)
+ Vào năm 2010, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Unilever vừa ký kết Thoả thuận thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cung ứng nguyên vật liệu giữa hai công ty từ các thỏa thuận ký kết vào năm 2007 và 2009
+ Vinachem trở thành nhà cung cấp chiến lược và là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu của Unilever, bên cạnh mối quan hệ hợp tác dài hạn sản xuất gia công chế biến hiện có giữa Unilever và các công ty con thuộc tập đoàn hoá chất Vinachem, hiện đang được hai bên thực hiện thành công
- Một số nguyên liệu chính khác như LAB, Sodium Sulphate, Soda Ash Light, Sorbitol và Zeolite vẫn phải nhập khẩu, với giá trị ước tính trên 100 triệu USD/năm (số liệu từ 2010)
- Máy móc được Unilever Việt Nam nhập khẩu từ nhiều nước với công nghệ hiện đại, từng bước áp dụng hoàn toàn máy học (machine learning) và dữ liệu lớn (big data) vào hoạt động sản xuất, vận hành, thúc đẩy quá trình phân tích dữ liệu và dự báo
- Các nhà cung cấp khác: Hiện nay, Unilever Việt Nam có khoảng 76 nhà cung cấp nguyên vật liệu, 54 nhà cung ứng bao bì và đang sử dụng khoảng 60% nguyên vật liệu và 100% bao bì sản xuất trong nước
- Nhà sản xuất chính: Nhà máy Unilever Việt Nam tại Củ Chi
+ Khu liên hợp nhà máy của Unilever Việt Nam tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những cụm nhà máy vận hành hiệu quả nhất của Unilever toàn cầu và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất củaUnilever tại Việt Nam
Phân tích chuỗi cung ứng của Sunlight
2.2.1 Hoạt động hoạch định – PLAN:
Chiến lược của công ty:
Kể từ khi thành lập, công ty UNILEVER đã đặt ra 3 chiến lược phát triển công ty:
- Chiến lược phát triển nhà cung cấp
- Chiến lược đầu tư đổi mới và phát triển sản phẩm
Trong đó, chiến lược bền vững là chiến lược chủ yếu mà công ty đã luôn chú trọng và tập trung xuyên suốt quá trình phát triển của mình, giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
“Lựa chọn chính sách” với vai trò là động lực tạo ra sự khác biệt là một thuật ngữ chung để mô tả những gì các công ty dự định thực hiện, do đó khiến nó trở thành một trong những động lực tạo ra sự khác biệt hóa phổ biến nhất Có một số lựa chọn điển hình có thể dẫn đến sự khác biệt trong chuỗi cung ứng, tiến bộ công nghệ và quá trình chuyển đổi số là phạm vi chính xác nhất để nói về hoạt động chuỗi cung ứng tại Unilever Một, tiến bộ công nghệ của Unilever là việc áp dụng Chiến lược hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Unilever áp dụng một hệ thống tự trị, đơn lẻ và toàn cầu có tên là Công cụ phân tích hiệu suất cao (HANA), chia ERP toàn cầu của Unilever thành bốn vùng, lập trình ứng dụng hệ thống (SAP) có thể quản lý và cập nhật dữ liệu của Unilever
Hai, quá tình chuyển đổi số tại các nhà máy cũng như những bộ phận khác của Unilever Việt Nam đã bắt đầu tư năm 2018 Hai cụm nhà máy tại Bắc Ninh và Củ Chi của Unilever đã xây dựng và tiến hành thực hiện lộ trình hiện đại hóa, chuyển đổi số cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2024 Các nhà máy đã tiến hành chuyển đổi từ hoạt động vận hành sản xuất thủ công chủ yếu dựa trên sức người và quản lý dữ liệu rời rạc sang tự động hóa thông minh, sử dụng robot trong nhà máy, và hướng đến đạt 100% mục tiêu tự động hóa thông minh đến năm 2024 Đồng thời, quá trình quản lý và sử dụng dữ liệu cũng được nâng cấp với hệ thống kết nối vạn vật (IoT – Internet of Things) và trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua siêu ứng dụng cho phép đồng bộ hóa tất cả các phản hồi và thông tin về một hệ thống để phân tích và xử lý Đến nay, nhà máy của Unilever Việt Nam đang từng bước áp dụng hoàn toàn máy học (machine learning) và dữ liệu lớn (big data) vào hoạt động sản xuất, vận hành, thúc đẩy quá trình phân tích dữ liệu và dự báo, từ đó cải thiện hơn nữa hiệu suất vận hành và đón đầu xu hướng tương lai Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm Do nhu cầu của khách hàng thay đổi theo mùa nên công ty phải hoạch định những phương án sản xuất sao cho phù hợp tùy theo mùa thấp hoặc cao điểm
Hệ thống hỗ trợ sản xuất tinh gọn của Unilever là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của công ty Unilever đã áp dụng các nguyên tắc và công nghệ sản xuất tinh gọn nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu suất sản xuất
Hình 2.6 Lợi ích của sản xuất tinh gọn
Dưới đây là một số hệ thống hỗ trợ sản xuất tinh gọn mà Unilever đã áp dụng:
Sản xuất theo yêu cầu
Unilever áp dụng nguyên tắc sản xuất theo yêu cầu để giảm thiểu tồn kho và lãng phí Công ty chỉ sản xuất hàng hóa khi có đơn đặt hàng từ khách hàng, giúp giảm thiểu lượng hàng tồn kho không cần thiết
Quản lý tồn kho thông minh
Unilever sử dụng các công nghệ và phần mềm quản lý tồn kho để đảm bảo sự cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ Hệ thống này giúp Unilever theo dõi và dự báo nhu cầu tiêu thụ, từ đó quản lý tồn kho một cách hiệu quả và giảm thiểu lãng phí
Tối ưu hóa dây chuyền sản xuất
Unilever sử dụng các công nghệ và phương pháp tối ưu hóa dây chuyền sản xuất nhằm tăng cường hiệu suất và giảm thiểu thời gian chờ đợi Công ty áp dụng các nguyên tắc như Lean Manufacturing và Six Sigma để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí
Unilever sử dụng các công nghệ và phương pháp dự báo để đưa ra dự đoán về nhu cầu tiêu thụ trong tương lai Điều này giúp công ty lập kế hoạch sản xuất và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc thừa cung
Hệ thống quản lý ERP
Unilever sử dụng hệ thống quản lý ERP để tích hợp và quản lý các hoạt động sản xuất, quản lý tồn kho, quản lý nguồn lực và quản lý chuỗi cung ứng Hệ thống này giúp Unilever tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng
Bảng 2.1 Các hệ thống tinh gọn của Unilever
2.2.2 Hoạt động thu mua – SOURCE:
Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng là phần khá khác biệt giữa bộ phận Kế hoạch của Unilever và các công ty khác Tại Unilever, do nhu cầu cần đáp ứng thị trường trong
14 ngành tiêu dùng nhanh cùng với việc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác khiến cần phải có một bộ phận chuyên tập trung phân tích các hoạt động của từng ngành hàng Theo kế hoạch hoạch định, nhu cầu sản phẩm về mặt hàng sunlight dự báo khoảng 1,900,000 lít/1 tháng, và định mức sản xuất sản phẩm từ phòng sản xuất, phòng thu mua dễ dàng xác định được sản lượng nguyên liệu cần thu mua hàng tháng Đối với các nguyên liệu này, công ty lên kế hoạch thu mua theo tháng, vì vậy tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển và bảo quản gần như bằng không Do đó, ta có nhu cầu nguyên liệu cần mua hàng tháng như sau: Đơn vị: nghìn lít
Bảng 2.2 Nhu cầu nguyên liệu
Chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu và hàng hóa
+ Phân tích hành vi và xu hướng thị trường
+ Lựa chọn nhà cung cấp có đủ điều kiện nhất
+ Phát triển và quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp để tối đa hóa giá trị gia tăng cho toàn bộ doanh nghiệp
Hình 2.7 Quy trình quản lý cung ứng của Unilever Việt Nam
Bên cạnh đó, Logistics đầu vào của Unilever tập trung vào vận chuyển và nhận vật liệu từ các nhà cung cấp được lựa chọn trong khung hợp đồng Một hợp đồng đã được thiết lập thường có bốn thông tin quan trọng Điều khoản giao hàng nêu rõ thời gian giao vật liệu từ các nhà cung cấp đến cơ sở lưu trữ của Unilever tại Việt Nam cũng như các quy trình an toàn mà nhân viên giao hàng của nhà cung cấp phải tuân theo khi họ đến kho của Unilever tại Việt Nam Giá trên hóa đơn giao hàng nằm trong thỏa thuận hợp đồng đã được thiết lập trước khi nhân viên giao hàng của nhà cung cấp đến kho của Unilever tại Việt Nam Thời hạn hợp đồng đại diện cho thời gian duy trì mối quan hệ thương mại giữa Unilever tại Việt Nam và các nhà cung cấp Số lượng hợp đồng đại diện cho lượng vật liệu mà Unilever tại Việt Nam có thể mua từ các nhà cung cấp
Bộ tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp:
Vì 1 trong các chiến lược chính trong chuỗi cung ứng của Unilever là xây dựng mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp cho nên để quản lý các hoạt động và cho Unilever có cái nhìn toàn diện đầy đủ về mạng lưới đối tác của mình cho nên hệ thống USPS (hệ thống chấp nhận nguồn cung cấp của Unilever) ra đời Bên cạnh đó giúp các đối tác hiểu rõ hơn về cách mà Unilever hoạt động Nó cũng cho phép Unilever hỗ trợ bất kỳ đối tác nào cần trợ giúp trong việc đáp ứng các tiêu chí thiết yếu Và những tiêu chí này
16 được nêu trong chính sách tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm RSP Các Nguyên tắc cơ bản của RSP chia thành 3 nhóm:
+ Một là tính hợp pháp, hoạt động kinh doanh được tiến hành hợp pháp và chính trực; các công việc được tiến hành trên cơ sở các điều khoản và việc làm đã được thống nhất một cách tự nguyện và được thể hiện bằng văn bản
+ Hai là người lao động, tất cả người lao động được đối xử công bằng, với sự tôn trọng và phẩm giá; tất cả người lao động đều có độ tuổi phù hợp; tất cả người lao động được trả lương một cách công bằng
CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SUNLIGHT
Chiến lược chuỗi cung ứng
3.1.1 Chiến lược phân phối đẩy:
Chiến lược đẩy trong chuỗi cung ứng tập trung vào việc đẩy sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối Trong trường hợp Sunlight của
Unilever, vì sản phẩm Sunlight ít biến động và dễ dự đoán nhu cầu cho nên doanh nghiệp quyết định sản xuất và tồn kho trên cơ sở dự báo nhu cầu của khách hàng từ những kì trước Một trong những phương pháp mà Unilever đã sử dụng để hoạch định nhu cầu cho mặt 33ang Sunlight là dự báo chuỗi thời gian Dự báo chuỗi thời gian là phương pháp dự đoán các giá trị trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử được thu thập theo thời gian Nó được sử dụng để phân tích các mô hình và xu hướng dữ liệu thay đổi theo thời gian Quá trình dự báo chuỗi thời gian thường bao gồm việc phân tích dữ liệu lịch sử để xác định các mô hình và xu hướng, sau đó sử dụng các mô hình thống kê để đưa ra dự đoán về các giá trị trong tương lai Độ chính xác của dự đoán có thể được cải thiện bằng cách kết hợp các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như ngày lễ, sự kiện, v.v có thể ảnh hưởng đến chuỗi thời gian Unilever đã sử dụng phương pháp này để dự báo cho chuỗi cung ứng mặt 33ang Sunlight để dự đoán nhu cầu nguyên liệu thô cũng như lập kế hoạch sản xuất và phân phối
Nhu cầu dự kiến nắm vai trò quyết định trong chuỗi cung ứng sản phẩm nước rửa chén Sunlight hương chanh Vì vậy đối với chiến lược này, cần tránh hiệu ứng Bullwhip gây ra tình trạng nhu cầu sản phẩm bị bóp méo từ đó ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu cũng như kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
Quản lý nguồn cung ứng:
+ Tối ưu hóa mối quan hệ với các nhà cung ứng chất lượng cao và đáng tin cậy để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và đúng thời hạn
+ Xây dựng hợp đồng dài hạn với nhà cung ứng có hiệu suất cao, giúp đảm bảo sự ổn định trong chuỗi cung ứng
Quản lý lưu kho và sản xuất:
+ Tối ưu hóa quá trình sản xuất và lưu kho để giảm lãng phí và tối đa hóa hiệu quả + Sử dụng các phương pháp Lean Manufacturing để cải thiện quy trình sản xuất, giảm thời gian thất thoát và tối ưu hóa quản lý lưu kho
Quản lý dòng sản phẩm:
+ Áp dụng các nguyên tắc Lean để tối ưu hóa dòng sản phẩm, tăng cường linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng
Vận chuyển và phân phối:
+ Tối ưu hóa quy trình vận chuyển và phân phối để giảm thời gian vận chuyển và chi phí liên quan
+ Đầu tư vào các hệ thống quản lý hàng tồn kho và vận chuyển thông minh để tối ưu hóa việc quản lý và theo dõi hàng hóa
Quản lý thông tin và tích hợp hệ thống:
+ Sử dụng công nghệ thông tin và các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) để tích hợp dữ liệu và quản lý thông tin trong chuỗi cung ứng
+ Xây dựng các công cụ và hệ thống quản lý thông tin để theo dõi và đánh giá hiệu suất của chuỗi cung ứng, từ việc đặt hàng đến vận chuyển và lưu kho
+ Thiết lập các quy trình để theo dõi và đánh giá hiệu suất của chuỗi cung ứng, từ đó xác định và triển khai các cải tiến liên tục nhằm tối ưu hóa hoạt động
+ Chính sách Lean Supply Chain này của Unilever cho sản phẩm Sunlight tập trung vào việc giảm lãng phí, tối ưu hóa hiệu quả, và tăng cường linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường và tiêu dùng
3.1.3 Chiến lược bền vững – Chiến lược quan trọng nhất của Unilever:
Unilever sử dụng mô hình 4Rs: Reduce (Giảm thiểu lượng rác thải), Reuse (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế), Recover (Phục hồi).Bằng việc nỗ lực giảm thiểu chất thải thải ra môi trường, Unilever đã tốn 200 triệu Euro để tái đầu tư vào công ty Các chất thải được tái sử dụng để chuyển hóa những nguyên liệu thay thế, phân hữu cơ, năng lượng xanh…
Trong tương lai, Unilever sẽ tiếp tục chuyển đổi các hoạt động không sản xuất (nghiên cứu phát triển sản phẩm, tại hoạt động ở công ty và những trung tâm phân phối) theo hướng phát triển này để trở thành doanh nghiệp ‘Zero Waste’
Lợi ích được mang lại bởi mục tiêu bền vững của Unilever:
+ Thứ nhất, kiểm soát được chi phí sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí vận hành: Tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao luôn được xem là mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp, là động lực chính của những thay đổi để tạo ra chuỗi cung ứng bền vững Phát triển bền vững giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường, đồng thời mang lại lợi ích tài chính lâu dài Một chiến lược bền vững có thể tối ưu hóa đáng kể chi phí và tác động không nhỏ đến lợi nhuận Unilever phát triển bền vững cũng có
35 thể nâng cao vị thế và quan hệ với chính phủ cùng cộng đồng địa phương, thuận lợi trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi, trợ cấp về thuế
+ Thứ hai, sử dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị nhằm tạo ra sự linh hoạt và minh bạch hơn cho chuỗi cung ứng bền vững: Công nghệ là chìa khóa cho chuỗi cung ứng bền vững, mang lại sự thay đổi trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng, tạo cơ hội mới và thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ứng dụng công nghệ sẽ góp phần cắt giảm tổng lượng khí thải các-bon bởi chỉ riêng vận tải hàng hóa đã chiếm 8% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu Unilever đã triển khai công nghệ blockchain để cung cấp tính minh bạch và theo dõi nguồn gốc của dầu cọ trong chuỗi cung ứng Điều này giúp cải thiện sự bền vững trong sản xuất dầu cọ và ngăn chặn tình trạng phá rừng
+ Thứ ba, thiết lập các chuẩn mực và tiêu chuẩn cao về bền vững cho các nhà cung cấp: Thực tế cho thấy, các thương hiệu sản xuất sạch và cam kết đem lại sản phẩm
Đánh giá hiệu quả chiến lược chuỗi cung ứng của Sunlight
Phân tích Ma trận SWOT chuỗi cung ứng:
Quy trình cung ứng ổn định: Unilever có một hệ thống cung ứng đáng tin cậy và ổn định cho Sunlight Điều này đảm bảo rằng sản phẩm có sẵn và được phân phối đúng thời điểm
Quy mô lớn: Unilever là một tập đoàn đa quốc gia với quy mô lớn và tài nguyên mạnh mẽ Điều này giúp Unilever tận dụng các lợi thế về quy mô để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất trong chuỗi cung ứng của Sunlight
Mối quan hệ đối tác: Unilever có thể có mối quan hệ đối tác lâu dài với các nhà cung cấp nguyên liệu và đối tác vận chuyển Điều này giúp đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và giảm rủi ro trong chuỗi cung ứng
Đổi Mới Khoa Học và Công Nghệ: Unilever thường xuyên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, áp dụng các công nghệ mới để cải thiện hiệu suất trong chuỗi cung ứng
Rủi Ro Tăng Chi Phí: Nhu cầu nguyên liệu và biến động giá có thể tăng chi phí trong chuỗi cung ứng, đặt ra thách thức cho Unilever
Khả Năng Ứng Phó với Biến Động Thị Trường: Nếu không linh hoạt đối với biến động thị trường và yêu cầu của khách hàng, có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu suất chuỗi cung ứng
Rủi ro trong vận chuyển: Trong quá trình vận chuyển, có thể xảy ra các rủi ro như mất mát hàng hóa hoặc chậm trễ giao hàng Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và đáp ứng nhanh chóng của Sunlight
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Unilever có thể tìm kiếm cơ hội để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của Sunlight, từ việc cải thiện quy trình sản xuất đến tăng cường quản lý kho và vận chuyển Điều này có thể giúp tăng cường hiệu quả và giảm chi phí trong chuỗi cung ứng
Đổi mới công nghệ: Unilever có thể sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) và blockchain để cải thiện quản lý và theo dõi chuỗi cung ứng Điều này có thể tạo ra cơ hội để nâng cao khả năng đáp ứng và tăng cường sự tin cậy của Sunlight
Mở Rộng Các Đối Tác Chiến Lược: Có thể mở rộng và phát triển quan hệ với đối tác chiến lược để đảm bảo nguồn cung ổn định và chi phí hiệu quả
Rủi ro tồn kho: Nếu không quản lý tồn kho hiệu quả, Unilever có thể đối mặt với rủi ro tồn kho cao, bao gồm hạn chế về không gian lưu trữ và hao hụt tài chính Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và lợi nhuận của Sunlight
Biến đổi khí hậu và thiên tai: Biến đổi khí hậu và thiên tai có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng bằng cách làm gián đoạn quá trình sản xuất và vận chuyển Điều này có thể gây rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và đáp ứng của Sunlight
Biến Động Trong Giá Thành Nguyên Liệu: Sự biến động trong giá nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của Unilever
Đối Thủ Cạnh Tranh: Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành FMCG (Fast-Moving Consumer Goods) có thể ảnh hưởng đến thị trường và chiến lược cung ứng của Unilever.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SUNLIGHT 37 KẾT LUẬN
Unilever luôn thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình với sự trung thực, chính trực và cởi mở Họ luôn coi danh tiếng chính là một tài sản, và cũng có giá trị như con người Việc trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của Unilever có nghĩa là đôi bên đều đặt kỳ vọng vào một sự hợp tác hướng tới tương lai dàn hạn, bền vững và thành công
Là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, từ chuỗi cung ứng của Unilever, chúng ta có thể rút ra một số bài học quan trọng:
Đa dạng hóa nguồn cung ứng:
Unilever đã xây dựng một chuỗi cung ứng phức tạp và đa dạng, đảm bảo nguồn cung cấp ổn định và đa dạng hóa rủi ro Họ đã tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp từ các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới Điều này giúp Unilever đa dạng hóa nguồn cung ứng và giảm rủi ro khi một nguồn cung ứng gặp vấn đề Việc Unilever Việt Nam có một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu ổn đinh và chủ động đã giúp tiết kiếm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, ít bị ảnh
38 hưởng khi thị trường nguyên vật liệu biến động để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam
Bài học từ đó là cần phải để tìm hiểu và phát triển mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp và đảm bảo tính bền vững cho chuỗi cung ứng của mình Đồng thời, thiết lập quy trình để theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hiệu suất và độ tin cậy của các nhà cung cấp, từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả Tóm lại, khía cạnh bền vững từ chuỗi cung ứng này sẽ dễ dàng tạo ra giá trị lâu dài cho tất cả các bên liên quan
Vận hành nhà máy sản xuất hiệu quả:
Tử nguyên liệu thô nhà sản xuất sẽ biến chúng trở thành thành phẩm và bán cho khách hàng Giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu đều có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ Unilever đã đặt nhà máy tại Củ Chi Đây là một điều thông minh trong cách lựa chọn vị trí trong chuỗi cung ứng
Nhà máy tại Củ Chi có vị trí thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ quan trọng Vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế phát triển khác của miền Nam Việt Nam có thể giúp Unilever tiếp cận dễ dàng đến nguồn nhân lực và nguồn cung ứng Đồng thời đường giao thông và hệ thống vận chuyển tại đây vô cùng phù hợp để giúp Unilever vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm một cách hiệu quả Nhờ vào việc đánh giá kĩ lưỡng chi phí, lợi ích khi đặt nhà máy tại Củ Chi, chuỗi cung ứng của Unilever hoàn thiện và mang tính hiệu quả hơn khi giúp giảm được chi phí hạ tầng, lao động, chi phí đầu tư ban đầu và các mặt tích cực thu được từ việc tiếp cận thị trường, nguồn cung ứng, hỗ trợ từ chính phủ
Lựa chọn nhà phân phối tăng khả năng phục vụ tốt nhất cho khách hàng
Trung tâm phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Bình Dương Tại đây, Unilever sẽ được tăng cường khả năng phục vụ tốt nhất cho khách hàng và người tiêu dùng Vị trí địa lý hợp lý giúp cho Unilever thực hiện dễ dàng 3 nhiệm vụ chính: Phân phối sản phẩm khu vực phía Nam, trung chuyển hàng từ TPHCM ra 2 trung tâm phân phối tại Đà Nẵng và Bắc Ninh, xuất khẩu đi các nước trên thế giới
Chuyển đổi kỹ thuật số, khoa học công nghệ được áp dụng giúp giảm thiểu thời gian, chi phí:
Chuỗi cung ứng của Unilever đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng khi họ tìm kiếm những cách nhanh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng và người tiêu dùng
Một trong những cách họ đang thực hiện điều này là phát triển chuỗi cung ứng tự lái từ đầu đến cuối Bằng cách tận dụng AI để tự động hóa hàng nghìn nhiệm vụ và quyết định lặp đi lặp lại được thực hiện trong hoạt động hàng ngày, unilever có thể tăng thời gian phản hồi và độ chính xác, giảm tác động đến môi trường và mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng và người tiêu dùng
Tự lái ở đây còn có ý nghĩa họ xây dựng được một hệ thống cung ứng tự đủ hoặc đối tác đáng tin cậy Từ đó, đảm bảo được rằng Unilever kiểm soát hoàn toàn 100% chất lượng liên tục trong quá trình sản xuất và kiểm tra cuối cùng trước khi sản phẩm được gửi đến khách hàng
Tập trung vào bền vững:
Unilever khuyến khích việc thiết kế lại chu trình sử dụng tài nguyên sao cho tất cả các sản phẩm đều được tái sử dụng Mục đích là để không có rác thải nào phải gửi đến bãi rác hoặc lò đốt
Bằng việc cắt giảm sự lãng phí và giảm sử dụng năng lượng, nguyên liệu thô và nguồn tài nguyên tự nhiên, Unilever tạo ra được hiệu quả và cắt giảm chi phí, đồng thời ít bị tác động bởi sự biến động giá cả
Unilever đã đạt được việc tránh lên giá tích lũy hơn 830 triệu Bảng thông qua các biện pháp hiệu quả về sinh thái tại các nhà máy Ngoài ra hoạt động bền vững giúp họ đảm bảo cho tương lai chuỗi cung ứng của mình tránh được những rủi ro liên quan đến sự thay đổi khí hậu và nguồn nguyên liệu
Từ những bài học trên, ta có thể thấy được Unilever đang đi đúng hướng trong việc áp dụng chiến lược Bền vững trong chuỗi cung ứng của mình Chiến lược này mang lại bài học về tối ưu hóa quy trình, bảo vệ môi trường, hợp tác với đối tác cung ứng, giám sát và đánh giá, cũng như đổi mới trong chuỗi cung ứng Những bài học này có thể áp dụng trong mọi ngành công nghiệp để tối ưu hóa hiệu quả và linh hoạt của chuỗi cung ứng, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Thông qua bài nghiên cứu về thực trạng chuỗi cung ứng nước rửa chén Sunlight của Công ty TNHH Unilever ta thấy rõ một điều rằng nếu một doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu trong chuỗi cung ứng thì sẽ đem về rất nhiều lợi ích cho công ty của mình Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành