Đi cùng đó là cácgiá trị tư tưởng tiến bộ mà từ khi ra đời cho tới nay, cơ bản vẫngiữ được những nội dung cốt lõi mà vẫn phù hợp với xã hội hiệnđại Giá trị nhân văn của Phật giáo là hướn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
_
BÀI TIỂU LUẬN
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THUỘC PHÁP (1884 - 1954)
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Tam Thảo
Lớp : Sư phạm Lịch Sử D2022
Học phần : Tôn giáo và Xã hội
Ngành học : Sư phạm Lịch Sử
HÀ NỘI - 15/06/2023
Trang 2MỤC LỤC
-
A PHẦN MỞ ĐẦU: 1 Lý do chọn đề tài 2
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc đề tài 4
B NỘI DUNG CHƯƠNG I : Khái quát Phật giáo Việt Nam 1 Lịch sử Phật giáo Việt Nam 5
2 Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam 6
CHƯƠNG II : Phật giáo Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1884 - 1954) 1 Thực trạng Phật Giáo Việt Nam thời Pháp thuộc (1884 - 1943) 8
2 Phong trào chấn hưng Phật Giáo (1920 - 1950) 11
3 Vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp Cách mạng 12
C KẾT LUẬN 15
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
-
1 Lý do chọn đề tài:
Như một quy luật của tự nhiên, khi con người được sinh ra trên trái đất và bắt đầu tiến hóa, phát triển và hình thành xã hội có sự phân chia giai cấp thì cũng là lúc tôn giáo được khai sinh Tôn giáo như một nguồn động lực từ bên trong mỗi con người, thôi thúc con người đi tìm lí do, sứ mệnh tồn tại của mình
là gì Thuở bấy giờ, đối mặt trước tự nhiên khắc nghiệt, huyền bí, đầy sơ khai, con người cảm thấy mình trở nên bé nhỏ, yếu đuối, trơ trọi giữa thế giới bao la rộng lớn này, đi cùng đó là sự khổ cực, bế tắc của nhân dân trước một xã hội có
sự phân chia về giai cấp, vì thế dẫn đến sự ra đời tôn giáo được xây dựng theo quan điểm của một bộ phận người Những người này đều tìm tới tôn giáo để nương tựa, để giải thoát khỏi sự bế tắc, để lý giải cho những hiện tượng mà đối với con người còn quá mới mẻ, họ tìm đến sự giúp đỡ, trông chờ vào thứ “phước bổng” của “đấng tối cao” mà theo tâm thức suy nghĩ của họ, “đấng tối cao” sẽ cứu rỗi họ khỏi nghịch cảnh khổ đau hiện hiện tại Bên cạnh đó, tôn giáo còn là sợi dây gắn kết giữa những con người có cùng cảnh ngộ, là sự liên kết giữa con người với các yếu tố tâm linh mà không ai có thể thấy rõ ràng Như C Marx từng viết: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của trái tim” - nhận định này của Marx đã thể hiện một các đầy đủ và hình tượng hóa về sự ra đời cũng như chức năng của tôn giáo
Rõ ràng sự ra đời của tôn giáo là bước phát triển vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử loài người Đánh dấu con người dần hình thành nên những lý tưởng, đời sống tinh thần ở bậc cao, là động lực đáng kể đóng góp trong sự phát triển của xã hội tới tận bây giờ
Trang 4
Trên thế giới, tính tới nay đã có hàng trăm tôn giáo được ra đời với đủ các quy mô lớn nhỏ cùng hệ thống giáo hội, giáo lí, tư tưởng phong phú Trong đó Phật giáo vẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng xuyên suốt trên mọi mặt của đời sống Đi cùng đó là các giá trị tư tưởng tiến bộ mà từ khi ra đời cho tới nay, cơ bản vẫn giữ được những nội dung cốt lõi mà vẫn phù hợp với xã hội hiện đại
Giá trị nhân văn của Phật giáo là hướng về con người, lấy con người làm trung tâm Các lĩnh vực hoạt động xã hội đều hướng tới các giá trị vì con người, giúp con người vượt qua khó khăn về vật chất, làm chỗ dựa tinh thần, qua đó mong muốn xây dựng một xã hội an lạc, toàn thiện và hạnh phúc
Đạo đức Phật giáo nổi bật với các giá trị lòng từ bi, đem tình yêu thướng đến mọi người, tu tâm, hướng thiện góp phần định hướng lý tưởng sống của nhiều người và trở thành kim chỉ nam hướng con người về chân- thiện- mỹ, với những phẩm chất nhân ái: từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha Phật giáo mang trong mình trọng trách, sứ mệnh đồng hành cùng dân tộc, là nền tảng để mỗi người suy ngẫm, cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc, vững bền
Đạo Phật truyền bá ở Việt Nam tính đến nay đã 20 thế kỷ Trải qua thăng trầm trên hành trình dài lịch sử của đất nước, Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu trong tiềm thức của lớp lớp thệ hệ dân tộc Việt Nam, có sự gắn bó, tác động, ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống nhân dân từ
tư tưởng văn hóa đến kinh tế - chính trị xã hội Tuy ảnh hưởng mạnh yếu từng lúc khác nhau nhưng với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa bình, tôn trọng sự sống, đạo Phật đã gắn bó và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử Ngay cả trong thời kỳ mà cả dân tộc gồng mình đấu
Trang 5tranh chống thực dân Pháp xâm lược thì đạo Phật vẫn thể hiện rõ được vai trò to lớn của nó Vì thế em quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm trình bày một cách có hệ thống, giúp người đọc hiểu hơn về đặc điểm của Phật giáo đối với bối cảnh xã hội Việt Nam trong thời kì thuộc Pháp này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trước khi nghiên cứu đề tài, em đã tham khảo, nghiên cứu một số nguồn thông tin như: Phật giáo, Lịch sử Phật giáo, Phật giáo Việt Nam (Wikipedia)
và tổng hợp thông tin từ một số bài viết nêu lên những nghiên cứu, quan điểm của tác giả về tình hình Phật giáo trong thời kì này
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Phật giáo việt Nam
- Phạm vi: thời kì Pháp thuộc (1884 - 1954)
4 Mục đích nghiên cứu:
Giúp người đọc nắm được đặc điểm cơ bản của Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam và thấy được tình hình xã hội lúc bấy giờ có tác động thế nào tới sự phát triển Phật giáo tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tiểu luận: Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập số liệu thứ cấp
6 Cấu trúc đề tài:
a Khái quát lịch sử đặc điểm Phật giáo Việt Nam
Trang 6b Thực trạng Phật giáo việt Nam dưới thời Bắc thuộc, chấn hưng Phật giáo
và vai trò, đóng góp của Phật giáo đối với sự nghiệp Cách mạng
c Kết luận
B NỘI DUNG
-
CHƯƠNG I: Khái quát Phật giáo Việt Nam
1 Lịch sử Phật Giáo Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và được truyền bá trong bốn thế kỷ tiếp theo bởi các nhà sư Trung Quốc và Ấn Độ và đạt đến đỉnh cao nhất ở Việt Nam trong giai đoạn thứ hai kéo dài khoảng từ thế
kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV Với việc các học giả Nho giáo và nền giáo dục Trung Quốc tạm thời bị cấm lưu hành, Phật giáo đã có những điều kiện, ưu thế nhất định để phát triển
Lý do thứ hai cho sự phát triển là từ năm 1010 đến 1214, nhà Lý tôn Phật giáo thành quốc giáo và phát triển việc xây dựng chùa chiền Đây là dấu mốc quan trọng cho sự khởi sắc chính thức của Phật giáo Cuối thế kỷ XI, đạo Phật
đã cắm rễ sâu vào văn hóa Việt Nam đến nỗi nó hòa cùng với với Nho giáo và Đạo giáo, trở thành một tín ngưỡng bản địa phổ biến
Vào thế kỷ XV, Nho giáo tiếp tục là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều hơn trong đời sống Sự dung hợp của tam giáo Lão giáo, Phật giáo và Nho giáo đã hình thành tôn giáo của nhiều người Việt Nam Tới thời Pháp thuộc, với sự du nhập của thiên chúa giáo, Phật giáo bị hạn chế và không có
Trang 7điều kiện để phát triển, Phật giáo lúc này dường như đã đứng bên bờ của sự suy vong
Sự phát triển trở lại của của Phật giáo thể hiện ở các phong trào chấn hưng Phật giáo được nổ ra và phát triển mạnh mẽ ở Hà Nội, Huế và miền Nam Phật giáo Việt Nam lúc này đã khôi phục lại cơ bản những giá trị cốt lõi, có bước phát triển hơn trước Phật giáo trong thời
kì này đã có những đóng góp tích cực cả về mặt hành động cũng như củng cố tinh thần Góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2 Đặc điểm Phật giáo Việt Nam
Trong quá trình truyền bá, Phật giáo luôn luôn thực hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ Đây là hai yếu tố quan trọng của Phật giáo đi cùng nội dung truyền bá tới các nước, trong đó có Việt Nam
Khế lý là nói về mặt tư tưởng, nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không
gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát
Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử, nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và
quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng.Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo) Đây gọi là khế cơ, là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam
Tính dung hòa tôn giáo
a Dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa
Trang 8Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất
là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật giáo hóa" được gọi là tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, được điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu Thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu" Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa
b Dung hòa giữa các tông phái Phật giáo
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo Nhiều vị thiền
sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,
Các điện thờ ở chùa miền Bắc vô cùng phong phú các loại tượng Phật, Bồ tát, La hán và các tông phái khác nhau Các chùa miền Nam còn có xu hướng dung hợp hai truyền thống truyền thừa Nhiều chùa mang hình thức Nam truyền (chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư đắp y vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác
c Hòa hợp giữa Phật giáo với Khổng, Lão
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên Sau đó Phật giáo bắc truyền tiếp nhận Đạo giáo Rồi cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích) truyền vào Việt Nam qua đường Bắc thuộc Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Thích Ca Mâu
Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt
d Phật giáo ảnh hưởng của mẫu hệ
Trang 9Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam, làm cho Phật giáo Việt Nam có phần nữ tính hóa
Các vị Phật Ấn Độ xuất hiện với thân nam, khi vào Việt Nam có sự tiếp biến văn hóa, tạo nên hình tượng "Phật ông - Phật bà" Quán Thế Âm Bồ Tát là
vị "thần" cứu giúp cho nhân dân Ngoài ra người Việt còn có những vị "Phật-Mẫu" riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan
Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba)
CHƯƠNG II Phật giáo Việt Nam dưới thời Pháp thuộc :
(1884 - 1954)
1 Thực trạng Phật Giáo Việt Nam thời Pháp thuộc (1884 - 1943)
Vào thế kỷ XIX khi vương quốc Đại Nam dưới sự trị vì của nhà Nguyễn, tiếp đó là người Pháp cai trị, Phật giáo trở thành đối tượng bị phê phán và chỉ trích Các tác giả đều thống nhất khi nói về sự suy thoái của đạo Phật dưới thời Nguyễn cũng như trong giai đoạn Pháp thuộc Trong tác phẩm tựa đề Phật giáo Việt Nam Mai Thọ Truyền đã đề cập đến thực trạng đó như sau: “Kịp đến khi nhà Nguyễn thống nhất sơn hà, Phật giáo bị biến thành một thứ lợi khí chánh trị trong tay nhà vua, để củng cố ngôi báu vừa xây đắp, còn Tăng sĩ thì một phần như bị truất xuống hàng thủ tự các chùa sắc tứ hay hàng thầy cúng Phật giáo chỉ còn cái xác, hầu khắp các chùa, việc phá trai phạm giới là thường, còn Phật thì được thờ như một vị thần linh mà người ta tưởng có thể dùng lễ vật mua lòng.”
Thực trạng suy thoái này biểu hiện trên nhiều phương diện:
a V ề phía chính quyền :
Trang 10Nếu như dưới thời phong kiến, nhất là dưới hai triều Lý - Trần, Phật giáo nhận được sự bảo trợ từ phía vua, quan triều đình thì dưới thời Pháp thuộc chính quyền thuộc địa thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ Phật giáo trong khi
ưu ái cho Công giáo
Một bản nhận xét về các nhà sư, lập ngày 15 tháng 5 năm 1933 và một ghi chép về kiến nghị của cư dân phố Jule Ferry (Hà Nội) đề nghị triều đình tặng danh hiệu cho trụ trì chùa Bà Đá cho chúng ta biết nhiều thông tin liên quan đến Phật giáo thời kỳ này Dưới triều vua Minh Mạng, triều đình vẫn quan tâm tới Phật giáo qua việc tổ chức các kỳ sát hạch để tuyển chọn chư Tăng Kỳ sát hạch này nhằm tuyển chọn những bậc chư Tăng tài giỏi trong thuật chữa bệnh và uyên thâm kinh điển Vượt qua kỳ sát hạch này họ sẽ được triều đình cấp chứng nhận Các vị này sau đó sẽ được bổ nhiệm vào trong các chùa theo sắc lệnh của Hoàng đế và được triều đình trả lương Dưới thời Thiệu Trị, triều đình không tổ chức sát hạch nữa mà giao cho các phủ và huyện chịu trách nhiệm bổ nhiệm và giám sát các sư Tuy nhiên, từ thời Tự Đức trở đi triều đình Huế không còn quan tâm tới đạo Phật nữa
Ghi chép cho thấy địa vị của các sư bị hạ xuống như những người giữ chùa, họ có thể bị dân làng thải hồi bất kỳ lúc nào Cũng theo báo cáo của mật thám, vẫn còn các bậc cao Tăng được triều đình An Nam phong tặng các danh hiệu như Hòa thượng, Tăng thống, Tăng cang hay Tăng cương nhưng “hoàn toàn chỉ là danh hiệu, và những người được trao các danh hiệu này không có bất
kỳ một đặc quyền nào và không có ý nghĩa tâm linh”
b V ề phía Tăng già:
Trình độ sư Tăng thấp kém, phạm giới Các sơn môn tồn tại rời rạc và biệt lập, sơn môn nào biết việc sơn môn ấy
Điều tra của mật thám Pháp năm 1933 về Phật giáo Bắc Kỳ cho thấy các Tăng Ni không được đào tạo bài bản Khóa đào tạo mà họ được nhận là 3 tháng
Trang 11kiết hạ Hằng năm họ gặp nhau trong 3 tháng hè để an cư kiết hạ, nhưng lợi ích
mà họ nhận được sau các kỳ an cư chỉ mang ý nghĩ tinh thần, trình độ hiểu biết cũng không được cải thiện là bao
Một hồ sơ lưu trữ khác tại kho lưu trữ hải ngoại Pháp, kết quả của một cuộc điều tra “tỉ mỉ và thận trọng” được chính quyền thuộc địa thực hiện vào năm 1943 về trụ trì các chùa của các tỉnh Bắc Kỳ cung cấp các thông tin thú vị
về trình độ học vấn của các sư Các phiếu điều tra cá nhân của các sư cho biết các thông tin về đào tạo, trình độ hiểu biết về giáo lý đạo Phật Kết quả cho thấy đến năm 1943, vẫn còn nhiều người mù chữ Lấy ví dụ ở tỉnh Sơn Tây: “Các chùa quan trọng không đáng kể và các sư trụ trì nhìn chung chỉ có trình độ sơ học: Họ chỉ thuộc vài câu tụng niệm, cần thiết cho việc cử hành các nghi lễ thông thường Ảnh hưởng của họ hiếm khi vượt ra khỏi lũy tre làng”
Một ghi chép của cảnh sát năm 1943 về “Đạo Phật ở Bắc Kỳ và trong xứ
An Nam” cho biết tình trạng Phật giáo Bắc Kỳ trước năm 1934 Ghi chép nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của các sơn môn trong việc đào tạo Tăng tài và hoằng dương Phật pháp Vấn đề nằm ở chỗ các sơn môn mặc dù giữ vai trò chủ chốt trong đào tạo Tăng tài và hoằng dương Phật pháp, nhưng lại tồn tại rời rạc, không có liên hệ với nhau
Không còn nghi ngờ gì nữa, chính tình trạng biệt lập, rời rạc của các sư, tình trạng thiếu tổ chức và kiểm soát trong nội bộ Tăng già đã giải thích cho sự suy vi của đạo Phật Báo chí thời đó đưa tin về các “sư hổ mang” quyến rũ con gái nhà lành, lừa đảo các gia đình Vụ án sư Thụy là vụ án nổi bật nhất, diễn ra năm 1936, sau khi Hội Phật giáo thành lập được các báo đưa tin trong nhiều số
Từ việc không hiểu giáo lý, không có khả năng giải thích cho tín đồ cộng với việc chạy theo thị hiếu của tín đồ, thừa cơ trục lợi nên dẫn đến hệ quả thực hành Phật giáo xa rời giáo lý, khiến cho đạo Phật trở nên một tôn giáo mê tín
c V ề phía tín đồ: