1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài các vấn đề môi trường có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế xã hội liên hệ với thực tiễn việt nam

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Vấn Đề Môi Trường Có Tính Toàn Cầu Và Ảnh Hưởng Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội - Liên Hệ Với Thực Tiễn Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Bảo Nga, Nguyễn Thành An, Lương Lê Thủy Tiên, Trần Thị Diễm Quỳnh, Võ An Huy
Người hướng dẫn Tô Xuân Cường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Nền Kinh Tế Thế Giới
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 401,17 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: THỰC TRẠNG MỔI TRƯỜNG HIỆN NAY (5)
    • 1.1. Khái quát về môi trường (5)
      • 1.1.1 Khái niệm về môi trường (5)
      • 1.1.2. Vai trò của môi trường (5)
    • 1.2. Thực trạng toàn cầu hiện nay (7)
      • 1.2.1. Ô nhiễm không khí (7)
      • 1.2.2. Ô nhiễm nguồn nước (8)
      • 1.2.3. Rừng suy thoái (8)
      • 1.2.4 Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng (8)
      • 1.2.5. Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại (10)
      • 1.2.6. Sa mạc hóa đất đai (10)
    • 1.3 Nguyên nhân (11)
      • 1.3.1 Do ý thức của mỗi con người (12)
      • 1.3.2. Các xí nghiệp và nhà máy tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường (12)
      • 1.3.3. Đô thị hóa (13)
      • 1.3.4. Nguyên nhân từ tự nhiên (14)
  • CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU (14)
    • 2.1. Biến đổi khí hậu (15)
      • 2.1.1. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế (15)
      • 2.1.2. Ảnh hưởng tới phát triển xã hội (17)
      • 2.1.3. Giải pháp (19)
    • 2.2 Vấn đề rác thải (20)
      • 2.2.1 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế (21)
      • 2.2.2 Ảnh hưởng rác thải tới xã hội (23)
      • 2.2.3 Giải pháp khắc phục tình trạng rác thải (26)
    • 2.3. Môi trường biển (28)
      • 2.3.1. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế (31)
      • 2.3.2 Ảnh hưởng đến phát triển xã hội (32)
      • 2.3.3 Giải pháp (33)
    • 2.4. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên (34)
      • 2.4.1. Ảnh hưởng của lãng phí tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế (37)
      • 2.4.2. Ảnh hưởng của lãng phí tài nguyên thiên nhiên tới phát triển xã hội (39)
      • 2.4.3. Giải pháp (39)
    • 2.5. Suy giảm đa dạng sinh học (41)
      • 2.5.1 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế (42)
      • 2.5.2 Ảnh hưởng tới phát triển xã hội (43)
      • 2.5.3 Giải pháp (44)
  • CHƯƠNG 3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM (45)
    • 3.1. Thực trạng môi trường Việt Nam (45)
    • 3.2 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam (48)
    • 3.3. Các chính sách cải thiện môi trường (50)

Nội dung

Bởi vìchính môi trường trái đất là nơi: Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất vàsinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài ngườ

THỰC TRẠNG MỔI TRƯỜNG HIỆN NAY

Khái quát về môi trường

1.1.1 Khái niệm về môi trường

Theo Khoản 1, Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 thì khái niệm môi trường được hiểu như sau:” Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.”

Phân tích quy định pháp luật cho thấy môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta Ở đó, con người cùng các yếu tố khác được vận động, sinh sôi và phát triển Các điều kiện từ môi trường phải thuận lợi thì sinh vật nói chung, con người nói riêng mới đảm bảo được chất lượng sống sinh học.

 Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta.

 Môi trường có thể là những vật sống (sinh học) hoặc vật không sống (phi sinh học).

 Môi trường bao gồm vật lý, hóa học, và các hiê ̣n tượng tự nhiên khác.

Các điều kiện phát triển, tồn tại về mặt sinh học của chúng ta được đảm bảo khi môi trường được bảo vệ.

1.1.2 Vai trò của môi trường Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:

Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:

 Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép ;

 Rừng tự nhiên phục mụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái;

 Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước phụ vụ nhu cầu sinh tồn của con người

 Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phụ vụ đời sống của con người.

 Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió là nguồn cung cấp điện năng, sự sống trực tiếp cho con người.

Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.

Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra. Trong quá trình sinh sống, con người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường Các chất nào dưới tác động của các vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.

Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người. Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

 Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.

 Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa

 Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.

Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

Thực trạng toàn cầu hiện nay

Thế giới của chúng ta đang phát triển càng lúc càng cao, sự tiến bộ và thịnh vượng đã vượt qua mọi giới hạn Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế không kiểm soát và sự gia về công nghệ khiến cho các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất được xây dựng với mật độ ngày càng dày đặc hơn, đã đóng góp vào việc gia tăng ô nhiễm không khí và nước Trái đất ngày càng phải chịu đựng sự gia tăng của các khí nhà kính và các chất độc hại trong môi trường sống Cùng với sự mở rộng đô thị hóa, các khu vực rừng và vùng đất ngập nước ngày càng bị tàn phá, gây ra mất môi trường sống cho nhiều loài động và thực vật. Biến đổi khí hậu làm tăng sự không ổn định về thời tiết, gây ra hiện tượng thiên tai nghiêm trọng như cơn bão, động đất và lũ lụt

Không khí ở dạng cân bằng với tỷ lệ các chất nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác, tuy nhiên, với sự bành trướng của các ngành sản xuất đã thải vào không khí một lượng lớn bụi, SO2, CO2, Oxit nitơ (NOx), Carbon monoxit (CO), các hạt mịn (PM), các kim loại độc như chì và thủy ngân, Chlorofluorocarbons (CFCs) - có hại cho tầng ozon, Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), Amoniac (NH3), mùi - chẳng hạn như rác thải, nước thải và quy trình công nghiệp, chất phóng xạ - được tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh, và các quá trình tự nhiên như phân rã phóng xạ của radon Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với một số bệnh liên quan đến ô nhiễm và tình trạng sức khoẻ bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi Ô nhiễm không khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tầng ô-dôn bị phá hủy.Khi khí quyển bị ô nhiễm dẫn đến làm biến đổi chu trình của nó gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, nóng lên của Trái đất di vật đất đai bị hoang mạc Theo Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển, không chỉ loài người các sinh vật sống cũng đang bị đe dọa.

Như ta biết nước trong tự nhiên chứa chủ yếu ở các sông, hồ, biển và tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm khi thành phần của nó nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại các sinh vật trong tự nhiên Nước bị bành trướng bởi hoạt động sản xuất phát thải ra tự nhiên, với các chất độc hại, trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ Còn trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd,

As, Sb, Cr, F Nước thải từ sản xuất nông nghiệp gồm P, N và các hoá chất thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật Việc phát thải kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)… là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến Như ở Nhật, nhà máy hoá học của Tập đoàn Chisso đã cho xả thải ra môi trường nước chất methyl thuỷ ngân suốt từ năm 1932 đến 1968 Chất hoá học cực độc này đã tích tụ sinh học lại trong nhuyễn thể và cá ở vịnh Minamata và biển Shiranui, mà sau khi những người dân ăn phải sẽ dẫn tới ngộ độc thuỷ ngân Trong khi những cái chết của chó, mèo, lợn và người diễn ra liên tục suốt 36 năm, có 2.265 nạn nhân đã chính thức được xác nhận là mắc bệnh Minamata (trong đó 1.784 người đã chết).

Việc bành trướng bằng hoạt động thay đổi sử dụng đất tự nhiên, khai thác mạnh dẫn đến rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng, làm cho đến hệ sinh thái rừng mất đi chức năng tự nhiên của nó Hơn một nửa số khu rừng nhiệt đới trên toàn thế giới đã bị phá hủy kể từ năm 1960, và cứ mỗi giây, hơn 1 ha rừng nhiệt đới bị phá hủy hoặc bị suy thoái nghiêm trọng.

1.2.4 Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng

Thế giới đang đối mặt với sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài Theo báo cáo của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), đã có 953 loài biến mất trong tự nhiên kể từ năm 1500 Nhiều loài sinh vật khác cũng đã bị đẩy đến bờ vực, với số lượng cá thể trong loài suy giảm nghiêm trọng Đáng ngại hơn, khoảng 33% và 20% động vật lưỡng cư và động vật có vú đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong những thập niên tới Thông thường, mỗi năm Trái đất sẽ chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính rằng chúng ta đang mất các loài với tốc độ gấp 1.000 đến 10.000 lần so với tốc độ bình thường này, và các vụ tuyệt chủng diễn ra ở cấp độ hằng ngày.

Linh trưởng, loài động vật có họ gần nhất của con người, đang đứng trước hiểm họa chưa từng có Gần 60% của 504 loài linh trưởng toàn cầu đang bị đe doạ tuyệt chủng và 75% các loài linh trưởng đang bị suy giảm số lượng nghiêm trọng Hơn 650.000 động vật biển có vú trên toàn thế giới bị bắt hoặc bị thương hằng năm bởi hoạt động đánh bắt trên biển 40% các loài chim trên thế giới đang suy giảm và cứ 8 con chim lại có 1 con bị đe dọa tuyệt chủng Những loài mèo lớn, bao gồm hổ và báo, đang trong tình trạng suy giảm số lượng nghiêm trọng, và nhiều loài bị cảnh báo sẽ tuyệt chủng trong thập niên tới.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sự tuyệt chủng của các loài động thực vật, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như: Do mất môi trường sống; do con người khai thác quá mức các loài sinh vật,do biến đổi khí hậu (chẳng hạn như những con gấu Bắc Cực không còn băng để săn mồi, trước thực tế nước biển đang ngày một ấm lên, các đại dương đã không thể giữ được nhiều oxy phục vụ cho hoạt động duy trì sự sống); ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như do thiên địch, cạnh tranh với các loài mới; do loài ngoại lai xâm lấn; do thiên tai, thảm họa,ô nhiễm môi trường Thời tiền sử, chủ yếu là các thảm họa từ thiên nhiên gây ra sự tuyệt chủng; ngày nay, các nhà nghiên cứu cho rằng hơn 99% những sự tuyệt chủng là do sự bành trướng của loài người.

Khi có quá nhiều loài sinh vật biến mất, các chức năng của hệ sinh thái sẽ bị mất hoặc giảm đáng kể mà các chức năng này bảo đảm sự sống của con người Điều này có nghĩa là với sự tuyệt chủng của một số loài nói riêng, có thể kích hoạt sự tuyệt chủng của nhiều loài khác, bao gồm cả con người Sự tuyệt chủng của một số loài làm mất các nguồn gen, nguồn dược liệu quý hiếm, vì nhiều chất dược lý chỉ có nguồn gốc tự nhiên ở cả động vật và thực vật Mặt khác, sự mất cân bằng sinh thái khi một số loài bị tiêu diệt có thể gây ra sự xuất hiện của sâu bệnh.Đất, nước và không khí cũng phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học của hành tinh;thảm thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tất cả chúng,nó sử dụng CO2 trong số những thứ khác, để sản xuất thực phẩm của mình Khi thảm thực vật bị phá hủy, lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng lên, góp phần thay đổi khí hậu và tăng nhiệt độ.

1.2.5 Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chất thải trên thế giới và ở Việt Nam đang gia tăng mạnh về khối lượng, chủng loại và mức độ độc hại Mối đe doạ do quản lý chất thải kém đặc biệt thể hiện rõ ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi tỷ lệ thu gom rác thường dưới 50% Trong báo cáo “Đánh giá toàn cầu về quản lý chất thải rắn” năm 2012, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó Các chuyên gia WB cũng cảnh báo, lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên 70% vào năm 2025, tăng từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025.

Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: Gây mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người Nghiêm trọng hơn nó thải vào nước, đất và không khí những hóa chất rất độc hại dù được xử lý bằng cách chôn lấp hay đốt, gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và WB ước tính hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm do hít phải không khí bị ô nhiễm trong nhà và ngoài trời, đồng thời có khoảng 40 triệu trẻ em mắc các bệnh liên quan đến rác thải 23% số ca tử vong ở các nước đang phát triển có nguyên nhân từ các yếu tố môi trường Rác thải nhựa trên các đại dương hiện nay cũng đã ở mức báo động Theo công bố của Liên Hợp quốc, số lượng rác thải nhựa tồn tại trong các đại dương ước tính khoảng 150 triệu tấn - nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá, và khối lượng rác thải chắc chắn sẽ nặng hơn cả khối lượng cá vào năm

2050 Trung bình một năm có khoảng 12,7 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra biển, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh vật biển: Thiếu dưỡng khí, phá hủy hệ sinh thái, tàn phá môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển.

1.2.6 Sa mạc hóa đất đai

Sa mạc hóa, hoang mạc hóa là một trong những vấn đề đáng lo ngại mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt Sa mạc hóa là một vấn đề rộng lớn liên quan đến cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới Theo công bố của Liên Hợp Quốc, đến năm 2030, ngành công nghiệp thời trang dự kiến sẽ sử dụng thêm 35% đất đai, phần lớn là để trồng nguyên liệu cho thời trang giá rẻ Số thực phẩm mà chúng ta làm mất hoặc lãng phí hằng năm tương đương sức sản xuất từ 1,4 tỷ ha đất sản xuất Và với sức tiêu thụ hiện nay, vào năm 2030, chúng ta sẽ cần thêm 300 triệu ha đất để sản xuất lương thực mới có thể đảm bảo an ninh lương thực cho cư dân toàn cầu.Thế nhưng trong một diễn tiến ngược, tài nguyên hữu hạn là đất đai lại đang bị đe dọa sụt giảm nghiêm trọng Mỗi năm, hơn 12 triệu ha đất bị mất do suy thoái đất, sa mạc hóa và hạn hán tái diễn Tại Việt Nam,hiện có khoảng 7,6 triệu ha đất đang chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa dẫn tới sa mạc hóa Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung

Bộ là 3 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thực trạng này.Và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có ít đất nông nghiệp nhất trên thế giới - đứng thứ 159 thế giới từ năm 2002.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất đai ngày càng sa mạc hóa chủ yếu là do mất rừng tự nhiên Ngoài phá rừng, đốt cây cỏ làm nương rẫy, khai thác bừa bãi các mỏ quặng, mỏ than cũng gây ra sa mạc hóa cục bộ Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế thiếu quy hoạch, không đồng bộ ở nhiều vùng, việc di dân khó kiểm soát, dân số tăng nhanh,quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho sa mạc hóa, hoang mạc hóa ngày càng nhanh, đe dọa sự phát triển bền vững.

Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay môi trường vừa phức tạp vừa đa dạng hơn bao giờ hết Vấn đề này tồn tại trong tất cả các khía cạnh từ tự nhiên cho đến các tác động của con người đang đóng góp một phần quan trọng vào tình trạng này Dưới đây là một số nguyên nhân và hành vi gây ra các vấn đề môi trường mà cần được nghiên cứu và xử lý.

1.3.1 Do ý thức của mỗi con người

Vậy thực trạng những vấn đề môi trên thế giới là do đâu? Nguyên nhân trước hết là do ý thức của mọi người Một bộ phận không nhỏ chưa có nhận thức đúng đắn, còn có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt trước môi trường, xem nhẹ hành động của mình, cho rằng nó không gây hại gì Nhưng thực chất, bạn đang tự giết chính mình và gia đình Sử dụng túi nilon, chai nhựa rồi vứt bừa bãi, xả rác và nước thải sinh hoạt xuống trực tiếp ao, hồ, sông, suối, mương, rạch,… Tất cả nước này đều chứa các chất thải gồm dầu mỡ, chất rắn và vi khuẩn, trong khi đó con người sử dụng nước cho rất nhiều mục đích khác nhau, từ cá nhân cho đến các tổ chức, cơ quan, khách sạn và bệnh viện v.v

Người dân không biết phân loại rác thải, có nhiều nơi đốt và chôn rác thải xuống đất, hủy hoại môi trường nghiêm trọng Rác thải chưa xử lý khi gặp phải mưa, gió, bão lớn sẽ làm rác trôi và gây tắc nghẽn cống thoát nước Khi sử dụng xong thuốc trừ sâu, phân bón hay hóa chất bảo vệ thực vật thì nông dân ngang nhiên vứt ngay trên bờ ruộng, từ từ nó sẽ ngấm vào đất vào nước và khiến môi trường ngày càng ô nhiễm Ở các khu vực dân cư ven biển, ý thức bảo vệ môi trường vẫn chưa thực sự cao…

1.3.2 Các xí nghiệp và nhà máy tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Chi phí đề đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ xử lý chất thải, khí thải rất lớn nên ít công ty có khả năng xử lý đầy đủ.Vì lợi nhuận cá nhân, một số xí nghiệp và nhà máy đã không đầu tư một hệ thống xử lý chất thải đúng quy chuẩn.Chất thải thường được xả trực tiếp vào môi trường do lượng chất thải quá lớn và không thể xử lý hết đó không chỉ là rác thải thông thường mà còn chứa vô số hóa chất độc hại, nguy hiểm tới sức khỏe của con người.

Bên cạnh đó, các ống khói tại nhà máy thường được xây dựng cao hơn rất nhiều so với mặt đất Bên cạnh đó họ thường sử dụng nhiên liệu hóa thạch để làm chất đốt, tạo ra khí

CO2, SO2, CO,…gây ra các vấn đề nghiêm trọng như thủng tầng Ozon, ô nhiễm bầu khí quyển, và đặc biệt là hiệu ứng nhà kính.

1.3.3 Đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, của một quốc gia và nâng cao đời sống cho con người Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng đang phát sinh nhiều vấn đề nan giải Hiện nay dân số trên thế giới trung bình đang tăng khoảng 80 triệu người/năm và tại Việt Nam con số này là gần 1 triệu người/năm Dân số càng ngày càng đông sẽ đồng nghĩa với việc có rất nhiều hệ lụy kéo theo Sự gia ngày càng tăng nhanh của dân số gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước và xử lý nước, giao thông, thu gom xử lý rác, ) làm chất lượng môi trường suy giảm Các biểu hiện bao gồm:

- Gia tăng ô nhiễm không khí tại các khu vực đô thị luôn ở ngưỡng cao do: khí thải, khói bụi từ các phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,

- Ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng,

- Gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp Hiện nay, ô nhiễm môi trường tại các tuyến kênh rạch, hồ trong nội thành, nội thị vẫn đang diễn biến phức tạp Nhiều sông ở nội thành vẫn là các kênh dẫn nước thải, chất lượng nước cũng bị suy giảm.

- Đặc biệt trong những năm gần đây, tình trạng úng ngập tại nhiều đô thị không những không được cải thiện mà còn có xu hướng mở rộng và gia tăng, gây ra nhiều trở ngại cho người dân Nguyên nhân do các khu vực nội thị cũ đều được xây dựng thêm nhiều nhà cao tầng trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng xuống cấp trong khi các khu vực đô thị mới, mở rộng với những quy hoạch không tính toán đầy đủ việc tiêu thoát nước tổng thể cho cả vùng.

- Bùng nổ chất thải rắn từ sinh hoạt, công nghiệp dẫn đến khó khăn trong việc thu gom,vận chuyển, xử lý gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, lan truyền dịch bệnh,

- Sử dụng đất bất hợp lý khiến cho diện tích rừng tự nhiên, cây xanh bị thu hẹp để sử dụng cho đất ở, cơ sở hạ tầng

1.3.4 Nguyên nhân từ tự nhiên

Ngoài các tác nhân chủ yếu là do con người, các yếu tố tự nhiên cũng góp phần gây ra các vấn đề về môi trường Các yếu tố từ tự nhiên có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường, và chúng thường đòi hỏi sự quản lý và ứng phó để giảm thiểu tác động tiêu cực. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là biến đổi khí hậu, do tác động của các yếu tố tự nhiên như sự tăng nhiệt độ toàn cầu, biến đổi mô hình mưa, và cường độ cơn bão Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái và đa dạng sinh học mà còn gây ra các hiện tượng thiên tai, như lũ lụt và hạn hán, đe dọa cuộc sống và tài sản của con người.

Sự thay đổi của động tác vùng đất là một vấn đề khác có nguồn gốc từ yếu tố tự nhiên. Sụp đổ của đồng cỏ, sạt lở, và các hiện tượng tương tự có thể gây ra sự suy giảm của đất và mất mát đất đai quý báu Điều này dẫn đến sự suy thoái của môi trường và tạo điều kiện cho sự phát triển không bền vững Núi lửa và động đất cũng có khả năng gây ra sự phá hủy và thảm họa cho môi trường và con người Núi lửa có thể phun trào và tạo ra bụi tro, khói, và chất khí gây ô nhiễm không khí, trong khi động đất có thể gây ra sạt lở đất và ngập lụt, khiến cho đất đai và hạ tầng bị thiệt hại nặng nề Thiên tai như bão, lũ lụt, và cơn bão băng cũng là những hiện tượng tự nhiên có thể gây ra sự phá hủy đáng kể cho môi trường và cơ sở hạ tầng Mất mát đất đai, mất mát đa dạng sinh học, và nguy cơ cho sức kháng cự của cộng đồng đối với các thách thức môi trường đều có thể là hậu quả của các thiên tai này Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên cũng có thể tác động đến nguồn nước Biến đổi mô hình mưa và tuyết tan sớm có thể làm giảm nguồn nước cho con người và hệ sinh thái Sự thiếu hụt nước có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự cần thiết phải xem xét các biện pháp quản lý nguồn nước.

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu chính là biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên trong tự nhiên dẫn tới sự biến đổi của khí hậu qua các thời kì Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyển tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp lên hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.

2.1.1 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế

Xét trên phạm vi toàn thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tạo nên chu kỳ tăng trưởng không bền vững Sử dụng các mô hình đánh giá hiệu ứng kinh tế toàn cầu, các nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng ở các nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở các nước đang phát triển Cụ thể, những hiện tượng của biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp Các hoạt động xuất khẩu cũng vì thế bị ảnh hưởng xấu do thời tiết khắc nghiệt Bên cạnh đó, khi mực nước biển dâng sẽ làm giảm đi khoảng 12% lượng lúa gạo sản xuất Theo đó, lũ lụt và mực nước biển dâng gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD đối với khu vực gần biển và đông dân cư Riêng đối với hệ sinh thái biển, việc biến đổi khí hậu sẽ gây ra sự suy thoái và biến mất của nhiều rạng san hô Điều này sẽ giảm lượng khách du lịch, giảm trữ lượng cá, hàng triệu người sẽ bị mất nhà cửa do lũ lụt và đói nghèo.

 Ảnh hưởng đối với ngành nông nghiệp

Biến đổi khí hậu có khả năng góp phần đáng kể vào tình trạng mất an ninh lương thực trong tương lai, bằng cách tăng giá lương thực và giảm sản lượng lương thực Thực phẩm có thể trở nên đắt hơn khi các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu làm tăng giá năng lượng. Nước cần cho sản xuất lương thực có thể trở nên khan hiếm hơn do việc sử dụng nước cho cây trồng ngày càng nhiều và hạn hán.

Cạnh tranh về đất đai có thể gia tăng khi một số khu vực có khí hậu không thích hợp cho sản xuất Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan, kèm theo biến đổi khí hậu có thể khiến năng suất nông sản giảm đột ngột, dẫn đến giá cả tăng nhanh Ví dụ, các đợt nắng nóng vào mùa hè năm 2010 đã dẫn đến thiệt hại về sản lượng ở các khu vực sản xuất chính bao gồm: Nga, Ukraine và Kazakhstan, và góp phần làm tăng đáng kể giá các loại lương thực chính.

Trong khi nhiệt độ và carbon dioxide tăng dần có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn có thể làm tăng năng suất của một số loại cây trồng, ở một số vùng, việc tăng năng suất tiềm năng này có thể bị hạn chế bởi các hiện tượng cực đoan, đặc biệt là nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán Các đợt nắng nóng (thời kỳ nhiệt độ cực cao) có khả năng trở nên thường xuyên hơn trong tương lai và là một thách thức lớn đối với nông nghiệp Không những thế, các nước hay khu vực còn dựa nhiều vào nông nghiệp, có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm sản lượng hàng nông sản xuất khẩu Tuy nhiên việc khí hậu nóng lên không phải luôn tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, bởi vì nó lại có thể làm tăng năng suất nông nghiệp tại một số khu vực khác Những tác động của biến đổi khí hậu không chỉ làm cản trở hoạt động thương mại hàng hóa mà còn tác động đến thương mại dịch vụ.

 Ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp

Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp, tăng chi cphis thông gió, làm mát hầm lò khai thác và giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện Mưa, bão và nước biển dâng tác động đến quá trình vận hành, hệ thống truyền tải và phân phối điện, dàn khoan, đường ống dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu chuyên chở, làm gia tăng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa các công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việc cung cấp, tiêu thụ năng lượng Mực nước biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lụt các khu công nghiệp Nếu mực nước biển dâng 100 cm, hầu hết các khu công nghiệp ven biển bị ngập ít nhất là 10% diện tích, cao nhất là ngập 67% diện tích.

 Ảnh hưởng đối với ngành dịch vụ

Tác động của biến đổi khí hậu không chỉ giới hạn đối với hàng hóa mà còn đối với các dịch vụ du lịch Nhiều điểm đến du lịch phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như bãi biển, khí hậu nhiệt đới… Nước biển dâng hay thay đổi thời tiết có thể gây tác động xấu đến nguồn tài nguyên này Thứ hai, thương mại quốc tế dựa vào chuỗi cung cấp, vận chuyển và phân phối BĐKH có thể làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của chuỗi này Các hiện tượng khí hậu cực đoan (bão, lũ lụt) có thể làm đóng cửa tạm thời cảng, tuyến đường vận chuyển và gây tổn thất cơ sở vật chất của ngành thương mại Cơ sở hạ tầng ven biển bị hủy hoại do lũ lụt Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy cũng bị gián đoạn trong thời gian lũ lụt và hạn hán Sự gián đoạn trong chuỗi cung cấp, vận chuyển phân phối sẽ làm tăng chi phí vận hành của thương mại quốc tế Những nước đang phát triển tham gia vào nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động tiêu cực mạnh hơn so với các nước phát triển

2.1.2 Ảnh hưởng tới phát triển xã hội

Biến đổi khí hậu đối với những biểu hiện cực đoan của thời tiết đang làm hoang mạc hóa, đất đai bị xói mòn, gia tăng diện tích đất ngập mặn, ngấp úng do lũ lụt hoặc hạn hán, làm thiếu đất canh tác, mất đất cư trú, gây ra những thay đổi trong đời sống xã hội và ảnh hưởng tới mục tiêu bảo đảm việc làm bền vững cho toàn xã hội.

 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Biến đổi khí hậu gây ra điều kiện nóng ẩm cao sẽ làm tăng nguy cơ các loại bệnh lan truyền theo muỗi và vi khuẩn theo đường nước (sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy) Bên cạnh đó, khi môi trường không khí bị ô nhiễm gia tăng sẽ làm cho các bệnh về đường hô hấp tăng Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm mất đất, sản xuất lương thực giảm sút sẽ gây nguy cơ suy dinh dưỡng, ốm đau…

Do biến đổi khí hậu làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng, thiên tai (bão, lũ quét, lụt, hạn hán) gia tăng làm cho số người chết, bị thương, ốm đau, bệnh tật gia tăng…

 Ảnh hưởng đến nền giáo dục và cơ hội học tập cho tất cả mọi người

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng bất lợi đến triển vọng đạt được mục tiêu giáo dục theo nhiều cách khác nhau, làm gia tăng thiên tai, dịch bệnh… ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian, cơ hội đến trường của trẻ Báo cáo của UNICEF thực hiện cùng tổ chức “Fridays for Future” công bố năm 2021 cho thấy, có khoảng 1 tỷ trẻ em – gần một nửa trong số 2,2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới – sống tại 33 quốc gia được phân loại là có “nguy cơ cực kỳ cao” bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 20/8/2021 cho thấy, thanh, thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu Trong phân tích này, các quốc gia được xếp hạng dựa trên nguy cơ rủi ro của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, chẳng hạn như lốc xoáy và các đợt nắng nóng; cũng như mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc, dựa trên khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của trẻ em Điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em. Đối với những quốc gia dễ bị thảm họa thiên nhiên như Nhật Bản, Philippines,… phần lớn cơ sở vật chất, các trang thiết bị giảng dạy nhiều trường, lớp bị hư hỏng, nên nhiều học sinh không thể đến trường hoặc phải học chậm hơn.

 Ảnh hưởng tới mục tiêu bảo đảm việc làm, thu nhập thường xuyên của các hộ gia đình

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đã có hàng triệu người dân phải di cư vì thiếu đất canh tác, không có việc làm ổn định Việc lũ lụt sẽ khiến cho đất trồng lúa bị ngập úng,đồng nghĩa với việc người dân mất đất để sản xuất, mất đi sinh kế Người sử dụng lao động sẽ không có đủ tiền lương để chi trả cho những người nông dân kéo theo đó là việ thu nhập của các hộ gia đình không giữ được tính ổn định và ngày càng gia tăng sự nghèo, đói.

Hiện nay, nhân loại đang phải chịu nhiều tác động của việc biến đổi khí hậu, nếu không có có biện pháp tích cực, tương lai sẽ rất khó lường Do đó mỗi quốc gia cần chủ động triển khai nhiều hoạt động ứng phó cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bảo vệ môi trường Trong những năm tới, để giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu đến mục tiêu phát triển bền vững, cần thi hành tốt một số biện pháp sau:

Vấn đề rác thải

Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng.

Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở nước ta hiện nay khoảng 24,5 triệu tấn và chất thải rắn công nghiệp là 8,1 triệu tấn Trong đó, rác thải nhựa, nilon hiện đang là một vấn đề khiến Chính phủ phải đau đầu Ước tính, mỗi ngày nước ta xả ra khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa và có từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn được xả ra đại dương Đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, lượng rác thải nhựa trên biển của nước ta nhiều thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines Việt Nam có tổng cộng 112 cửa biển và 80% rác thải trên biển đều trôi ra từ đây Trong đó, phần lớn đều là rác thải sinh hoạt.

Trong khi đó, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại đô thị hiện nay đạt khoảng 70% đến85% và ở nông thôn chỉ khoảng 40% đến 55% Đối với hoạt động công nghiệp, tỷ lệ thu gom rác thải rắn đạt chỉ 31% Phương pháp xử lý rác thải phổ biến nhất ở nước ta vẫn là chôn lấp và đốt thủ công Cả nước hiện có hơn 660 bãi chôn lấp nhưng chỉ khoảng 120 bãi là hợp vệ sinh Theo phạm vi, nơi có tỷ lệ phát sinh rác thải nhiều nhất là khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng Điều này đã và đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.

Rác thải sẽ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời, tuy nhiên thời gian để chúng phân hủy phải tính bằng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm Có thể nói, tình trạng sản xuất, tiêu dùng và thải đồ nhựa đang tăng lên không ngừng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chẳng mấy chốc môi trường sẽ ngập tràn toàn rác thải.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý rác thải ở nước ta vẫn còn hạn chế, chẳng hạn như: Rác chưa được phân loại tại nguồn; Thiếu công nghệ; Thiếu nguồn lực;….Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu quy định và giải pháp đồng bộ Rác thải được thải ra môi trường và có những nơi, con người đã xử lý bằng việc đốt, chôn lấp đang ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Hiện nay, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu xử lý rác thải đô thị đạt 90% vào năm 2025 và 100% vào năm 2050 Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi mỗi người dân phải chủ động trong vấn đề phân loại và vứt rác đúng nơi quy định, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa về quy trình xử lý rác thải.

2.2.1 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.

Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng với số lượng các ngành sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp và dịch vụ đô thị ngày càng phát triển đã tạo ra dòng di cư từ nông thôn ra thành thị Phát triển kinh tế và đô thị hóa một mặt tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, tuy nhiên, mặt khác cũng tạo nên sức ép đối với môi trường, làm tăng lượng rác thải phát sinh, đặc biệt là rác thải sinh hoạt

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tại khu vực nông thôn tương đối chậm, tuy nhiên, cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn đang ngày càng đa dạng và được đẩy mạnh Song song với sự chuyển biến tích cực trong phát triển nông thôn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vẫn còn lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều vấn đề bất cập Rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn có khối lượng ngày càng tăng, từ 18.200 tấn/ngày trong năm 2011 lên 28.394 tấn/ngày trong năm 2019 So với khu vực đô thị, mặc dù dân số khu vực nông thôn cao gấp hai lần, nhưng khối lượng rác thải phát sinh chỉ chiếm khoảng 45% tổng lượng rác thải của cả nước Hiện nay, rác thải phát sinh tại nhiều vùng nông thôn chưa được thu gom và xử lý đúng quy định và là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã đưa ra dự báo với Việt Nam về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 8,4%/ năm đối với khu vực đô thị và tổng mức độ tăng dự báo khoảng 5% mỗi năm, tổng lượng chất thải ước trên cả nước tính tăng lên 54 triệu tấn vào năm 2030.

Theo đánh giá của WB, quản lý chất thải ở Việt Nam có đặc điểm là khá hạn chế trong việc thu gom, xử lý và tiêu hủy đối với hầu như tất cả các loại chất thải Đối với các loại chất thải khác nhau, việc quản lý và hoạt động gắn liền với hạn chế trong giám sát và thiếu vốn để đầu tư và vận hành Do đó, một lượng lớn các loại chất thải không được xử lý hoặc tiêu hủy một cách có kiểm soát Đặc biệt ở những địa phương có mức phát thải cao và mật độ dân số cao, dẫn đến nước ngầm bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm bẩn, ô nhiễm đất, lây lan bệnh tật và bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ đốt chất thải Không chỉ có vậy, quá trình đô thị hóa, cùng với việc tăng trưởng kinh tế và dân số một cách nhanh chóng đang tạo ra lượng chất thải ngày càng tăng cao, với khối lượng phát sinh chất thải ở Việt Nam tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm Bởi vậy, theo khuyến nghị của WB, thời gian tới, Việt Nam cần ưu tiên các cơ sở xử lý quy mô lớn sử dụng công nghệ hiện đại và tập trung đáng kể vào việc tái chế và nâng cấp các bãi chôn lấp để ngăn chặn các tác động môi trường và sức khỏe.

Rác thải nhựa tác động trực tiếp lên những hoạt động kinh tế trên biển Tác động rõ nhất là những hỏng hóc, tổn thất do rác thải nhựa lên các thiết bị như lưới đánh cá bị cuốn vào chân vịt, rác chặn các cửa hút nước hoặc rác vướng vào lưới đánh cá…

Tổn thất do rác thải nhựa trên biển đến ngành công nghiệp đánh cá Scotland trung bình khoảng từ 15-17 triệu USD/năm, tương đương 5% tổng doanh thu Đồng thời, rác thải nhựa trên biển cũng là nguyên nhân của các vụ hỏng hóc trên biển của các chân vịt tàu thủy Năm 2008, tại Vương quốc Anh và Na Uy đã có 286 sự cố liên quan đến nguyên nhân này với mức tổn thất lên đến 2,8 triệu USD Rác thải nhựa gây phát sinh tổn thất trong việc dọn dẹp các bãi biển du lịch và luồng hàng hải Mỗi năm ở Hà Lan và Bỉ phải chi ra 13,65 triệu USD cho công tác dọn dẹp bãi biển, trong khi đó ở Anh con số này vào khoảng 23,62 triệu USD (tăng 38% trong mười năm qua).

 Ảnh hưởng rác thải đến chính sức khỏe của con người.

Rác thải nhựa khi bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp thì theo thời gian sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa với nhiều kích cỡ micro, nano, pico… khác nhau Những mảnh vi nhựa này sau đó sẽ lẫn vào môi trường nước, đất, không khí… khiến cho các sinh vật biển ăn phải Tiếp đến, con người ăn các loại sinh vật này và sẽ gián tiếp đưa hạt vi nhựa vào cơ thể, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe.

Chúng bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí sẽ khiến cho các loài sinh vật biển, chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe

Còn với rác thải nhựa được xử lý theo hình thức đốt thì sẽ sinh ra các khí độc bao gồm dioxin, furan… làm ảnh hưởng tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư… Đặc biệt hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường thậm chí gây ung thư… Trong một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật

2.2.2 Ảnh hưởng rác thải tới xã hội.

Môi trường biển

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nguyên nhân gây ra sự thay đổi của môi trường nước biển, đại dương về các mặt: Vật lý, hóa học và sinh học Rác thải chất đống, tràn dầu khắp cả một vùng, cá tôm chết ngổn ngang, là những hình ảnh không mấy xa lạ ở những vùng biển trên thế giới hiện nay Ngay cả ở những khu du lịch đắt khách cũng bị rác thải “bủa vây” làm mất mỹ quan rất nhiều IPCC, 2019 đã công bố báo cáo mới nhất về biến đổi đại dương theo số liệu đo đạc được trong vòng 70 năm từ năm 1950 - 2019

 Nhiệt độ nước biển và đại dương cũng tăng mạnh từ năm 1993 đến nay:

Tầng 0-700 m có nơi tăng đến 6oC, tầng 700 - 2.000 m có nơi tăng tới 3oC Ngày 9/2/2020, nhiệt độ bề mặt Nam Cực đo được tại đảo Seymour, Braxin là 20,75oC, tăng bất thường đến 3oC so với thời kỳ tiền công nghiệp Mật độ nước biển có sự biến động mạnh ở tầng mặt Sự phân tầng nhiệt ở tầng sâu 0 - 200 m có sự gia tăng đến 3% từ năm 1970 -

2017 Độ muối nước biển tầng cận mặt biển có xu hướng gia tăng ở vùng nhiệt đới và suy giảm ở các vùng cực.

Khi nền nhiệt toàn cầu tăng sẽ làm thay đổi những yếu tố phụ thuộc vào nhiệt độ Điển hình là khối lượng băng ở cả hai bán cầu đã có những thay đổi theo hướng suy giảm đáng kể - là một trong những nguyên nhân gây nên nước biển dâng toàn cầu Xu hướng tăng mực nước biển toàn cầu khoảng 3 mm/năm Ngoài ra, hệ thống các dòng hải lưu bề mặt có xu hướng gia tăng tăng tốc độ do xu hướng tăng mạnh của khí áp trên mặt biển.

 Các thay đổi sinh học, sinh thái:

Từ năm 1950 đến nay đã xác nhận sự biến động mạnh của sinh vật tầng trên và cả sinh vật đáy biển Riêng HST tầng mặt biển có sự thay đổi trùng với xu hướng ấm lên của đại dương Có sự dịch chuyển của các HST và cá từ vùng biển nhiệt đới tới các vùng biển vĩ độ cao hơn (ôn đới, hàn đới) dẫn tới thay đổi cả cấu trúc HST ở một số khu vực biển vĩ độ cao (khu vực biển này) Sự nóng lên của đại dương, nước biển dâng, biến động, chu trình dinh dưỡng và lắng đọng phù sa dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn và suy giảm ôxy ở các vùng cửa sông ven biển Thành phần cá khai thác cũng bị biến đổi mạnh, cùng với sự biển đổi các thời kỳ sinh sản, phát triển và tồn tại của cá Từ đầu thế kỷ 21, quá trình sinh sản sơ cấp thay đổi dẫn đến các thay đổi về ngư trường với xu hướng giảm 3% số loài và 4,1% trữ lượng đánh bắt Từ năm 1970 đến nay, các HST ven biển như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô có xu hướng suy giảm mạnh Hiện tượng các HST rạn san hộ lớn bị tẩy trắng do rong tảo xuất hiện nhiều trên bề mặt rạn, đặc biệt ở vùng biển dải san hô lớn của Úc Một số loài sinh vật biển bị vôi hóa như các loài vẹm tại các bãi đá ngầm. Ngoài ra, các hiện tượng phì dưỡng gia tăng ở vùng cửa sông ven bờ, trong khi lượng carbon trong các HST ven biển suy giảm vào khoảng 1,46 triệu tấn C/năm Sự thay đổi HST nước trồi phía đông các đại dương, như: Vùng nước trồi California, Humboldt dẫn đến thay đổi chức năng sinh thái và suy giảm ôxy Sự xuất hiện tảo gây hại (HAB) và vi sinh vật gây bệnh tại các khu vực biển ven bờ có biểu hiện gia tăng từ những năm 1980.

 Ô nhiễm đại dương do RTN:

Nhựa là một phần không tách rời của nền kinh tế, chi phí thấp, công năng và độ bền vượt trội; được sử dụng trong tất cả các ngành, chủ yếu trong các ngành bao bì, đóng gói với 40%, xây dựng 20%, ô tô 9%, điện và điện tử 6%, nông nghiệp 3% Tổng sản lượng nhựa tăng từ 1,5 triệu tấn/năm vào những năm 1950 lên hơn 380 triệu tấn/năm hiện nay.Quản lý nhựa trên toàn cầu vẫn ở mức kém khi chỉ có 9% được tái chế, 12% được đốt và gần 70% chôn lấp hoặc thải bỏ RTN gây lãng phí nguyên liệu và mất mát năng lượng do chi phí 80-120 tỷ USD/năm giá trị nguyên liệu đóng gói bao bì bằng nhựa/ni lông; 6% lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu dùng để tạo ra sản phẩm nhựa và sẽ tăng lên 20% vào năm

2050 Hơn 150 triệu tấn nhựa đang tồn tại trong đại dương Mỗi năm, có 8 triệu chất thải nhựa từ đất liền đổ ra đại dương Nếu không hành động, tổng lượng nhựa đổ vào các đại dương có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 Tổn thất trị giá hơn 13 tỷ USD/năm đối với các HST biển, hơn 600 loài sinh vật biển đã bị ảnh hưởng, 15% các loài đang bị đe dọa; tác động đến du lịch, thủy hải sản, vận tải, sinh kế và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Vùng biển chết là vùng biển có hàm lượng ôxy thấp hoặc thiếu ôxy Hầu hết các sinh vật cần ôxy để sống, nên rất ít sinh vật có thể sống sót trong điều kiện thiếu ôxy Đó là lý do tại sao những vùng này này được gọi là vùng biển chết Vùng biển chết được tạo ra khi một vực nước quá giàu chất dinh dưỡng, chủ yếu là phốt pho và nitơ Ở mức độ bình thường, các chất dinh dưỡng này nuôi dưỡng sự phát triển của một sinh vật gọi là vi khuẩn lam hay tảo lam Tuy nhiên, khi quá thừa chất dinh dưỡng, vi khuẩn lam phát triển ngoài tầm kiểm soát và có thể gây hại Các hoạt động của con người là nguyên nhân chính của hiện tượng dư thừa các chất dinh dưỡng đổ vào đại dương từ các cống, rãnh, sông, suối Vì thế, các vùng biển chết thường tập trung ở những vùng ven biển có nhiều người. Nếu như không có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu thì những vùng này có thể mở rộng thêm trong tương lai.

 Tăng tốc độ các dòng hải lưu trên đại dương Đây là phát hiện mới nhất về những biến đổi cực đoan của biển và đại dương trên toàn cầu Trong những thập kỷ gần đây, ba phần tư diện tích bề mặt biển, đại dương thế giới đã tăng tốc độ chảy Hiện tượng này được dự kiến vốn sẽ không xảy ra cho tới khi BĐKH trở nên nghiêm trọng hơn nhiều Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến các cơn gió tăng tốc, nên tăng thêm năng lượng áp lên mặt biển và tạo ra những dòng hải lưu có tốc độ nhanh hơn và gia tăng sự tuần hoàn của biển

2.3.1 Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế đối với người dân ven biển, đặc biệt là những người sống dựa vào nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản, khi nguồn thu nhập chính của họ bị đe dọa do cá tôm giảm năng suất, không sinh sản, mắc bệnh, suy yếu Thêm vào đó, ô nhiễm và xâm nhập mặn vào nước biển cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước ngọt, gây ra tình trạng thiếu nước, tăng chi phí điều tiết nước, cản trở hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi, gây thiệt hại kinh tế cho người dân ven biển.

 Ngành du lịch Ô nhiễm biển có thể làm mất đi sự hấp dẫn của bãi biển và các khu vực ven biển do nước biển bị ô nhiễm, rác thải xuất hiện trên bãi cát và nước biển trở nên bẩn, điều này làm giảm lượng du khách… Nước biển bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thể thao và giải trí như lặn biển, lướt ván, hay chèo thuyền Sự xuất hiện của rác thải và các chất ô nhiễm có thể làm suy giảm trải nghiệm của người tham gia Để đối phó với ô nhiễm môi trường biển, cần đầu tư vào các biện pháp bảo tồn và tái phát triển môi trường biển, Điều này có thể đòi hỏi sự đầu tư tài chính lớn từ các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp du lịch.

Nếu nước biển bị ô nhiễm nặng có thể dẫn đến sự cản trở cho việc đi lại và lưu thông trên biển, tàu và các phương tiện biển có thể gặp khó khăn trong việc đi qua các khu vực này và phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường để giảm tác động Ô nhiễm môi trường biển có thể gây ra ăn mòn và hao mòn nhanh chóng cho tàu biển, giàn khoan dầu và các thiết bị vận tải biển khác Điều này yêu cầu chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cao hơn, và có thể làm giảm tuổi thọ của chúng Ngoài ra, thời gian đi biển có thể tăng, tình đi biển trở nên phức tạp hơn Việc phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, như làm sạch tàu sau khi ra khỏi khu vực ô nhiễm, có thể kéo dài thời gian chuyến đi và làm tăng sự bất tiện cho ngành vận tải biển Sự ô nhiễm môi trường biển có thể làm tăng chi phí vận tải biển Các tàu và phương tiện biển có thể cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, như làm sạch dầu thải hoặc xử lý chất thải, điều này đòi hỏi đầu tư tài chính và tăng chi phí vận hành

2.3.2 Ảnh hưởng đến phát triển xã hội

Nước biển ô nhiễm có thể gây ra ô nhiễm nước uống và thực phẩm biển Con người có thể tiếp xúc với các hạt nhựa, kim loại nặng, hợp chất hóa học độc hại và vi khuẩn gây bệnh thông qua việc tiêu thụ nước uống và thực phẩm từ biển Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như truyền nhiễm bệnh, ngộ độc thức ăn và vấn đề tiêu hóa, tăng nguy cơ nhiễm trùng từ vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh trong nước biển Người tiếp xúc với nước biển ô nhiễm có thể mắc bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiểu Một số hợp chất hóa học có thể gây ung thư, như dioxin và PCB, có thể tìm thấy trong nước biển ô nhiễm. Tiếp xúc dài hạn với các hợp chất này có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư ự ô nhiễm môi trường biển và sự suy giảm của môi trường biển có thể gây ra tác động tâm lý và xã hội Mất đi nguồn sống từ biển và các hoạt động giải trí biển có thể gây ra căng thẳng tinh thần và tác động đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng ven biển.

 Hệ sinh thái biển Ô nhiễm môi trường biển có thể làm suy giảm đa dạng sinh học trong hệ sinh thái biển.Các chất độc hại, chất thải và các hạt rác thải có thể gây ra tử vong hoặc giảm sự phát triển của nhiều loài thủy sản, động vật biển và cả thực vật biển Điều này có thể dẫn đến suy giảm quy mô và đa dạng của các quần thể sinh vật biển giảm số lượng và tình trạng của nhiều loài biển, bao gồm cả những loài quý hiếm và đặc hữu Các chất độc hại, chất thải, và sự biến đổi môi trường có thể gây ra tử vong và giảm khả năng sinh sản của các loài này.thay đổi cấu trúc hệ sinh thái biển Sự gia tăng của các loại chất thải và chất độc hại có thể làm thay đổi quan hệ tương tác giữa các loài, làm thay đổi quy tắc ăn uống, và thay đổi phân bố của các loài.

Khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường biển là một thách thức quan trọng và đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu Dưới đây là một số giải pháp quan trọng để bảo vệ và phục hồi môi trường biển:

 Giám sát và đánh giá môi trường biển: Để hiểu rõ tình trạng môi trường biển và đo lường mức độ ô nhiễm, cần có các chương trình giám sát và đánh giá liên tục Sử dụng công nghệ và hệ thống cảm biến để theo dõi chất lượng nước biển, nồng độ các chất độc hại, và sự biến đổi của hệ sinh thái biển.

Lãng phí tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người bao gồm: rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí, là phần không thể thiếu trong đời sống của con người, cũng là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự sinh tồn của con người trên Trái Đất Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, thực trạng rõ nhất có thể thấy đó là ngày nay nhiều mỏ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đã và đang dần bị khai thác cạn kiệt Bên cạnh đó vấn đề nguồn nước sạch dần trở nên khan hiếm hay suy giảm một số tài nguyên rừng cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng Chính vì vậy vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên cần được coi là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu cấp thiết Cần thực hiện có những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người; việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là trách nhiệm của riêng mỗi cá nhân mà nó là trách nhiệm chung của toàn thể nhân loại.

Với sự tăng trưởng dân số và số lượng các ngành công nghiệp, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng liên tục qua các năm Có một mối nguy hiểm luôn “rình rập” là các tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt nếu chúng ta không tìm cách bảo tồn chúng trong tương lai Theo một số ước tính, việc chúng ta tiêu thụ quá mức một số khoáng sản kim loại có thể khiến nguồn cung cạn kiệt trong vòng 50 năm hoặc ít hơn Trong cuốn sách "Kế hoạch B 3.0: Huy động để cứu lấy nền văn minh" (Plan B 3.0: Mobilizing to

Save Civilization), ông Lester Brown - nhà phân tích môi trường, sáng lập Viện Chính sách Trái đất của Mỹ - đã đưa ra tuyên bố lớn: Quặng sắt có thể cạn kiệt vào năm 2062. Tương tự, ông dự báo các khoáng sản quan trọng khác, như chì và đồng, cũng có thể cạn kiệt trong những thập kỷ tới Một nghiên cứu năm 2021 lập luận rằng một kim loại chính có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn sau 100 năm nữa là đồng Sáu nguồn tài nguyên khác có khả năng cạn kiệt trong khoảng 100 - 200 năm là antimon, vàng, bạc, bismuth và molypden Và 9 nguồn tài nguyên có thời gian cạn kiệt từ 200 đến 1.000 năm: indi, crom, kẽm, niken, vonfram, thiếc, rheni, selen và cadmium, nguyên nhân chủ yếu của cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là do nhu cầu ngày một cao của xã hội dần dẫn tới khai thác quá mức Bên cạnh vấn đề khai thác quá mức các nguồn tài nguyên khoáng sản, việc xử lý rác thải khoáng sản cũng còn nhiều lỗ hổng cần cải thiện Mỗi năm có hàng triệu tấn chất thải rắn được xử lý bằng cách chôn lấp thay vì tái chế, ủ hoặc sử dụng cho mục đích khác thay vì được xử lý tái chế Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại gây ra những hiệu quả nghiêm trọng, làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên có hạn, đồng thời gây ra nhiều hệ quả ô nhiễm môi trường đất, nước gần khu vực xử lý rác thải, ảnh hưởng tới hệ sinh thái toàn cầu

Một nguy cơ lớn khác là sự lãng phí nước Trong vòng một thế kỷ vừa qua, trong khi dân số toàn cầu tăng lên ba lần thì mức tiêu thụ nước đã tăng lên sáu lần, trong đó nông nghiệp tiêu thụ tới 75% lượng nước ngọt toàn cầu và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển dân số Tiêu thụ ở những thành phố lớn cũng không ngừng tăng lên Ở đó có một hình thức tiêu thụ mới nhưng cũng vô cùng lớn: đó là ngành du lịch Tính trung bình, một khách du lịch trong một khách sạn hạng sang tiêu thụ từ 500 đến 800 lít nước/ngày, gấp nhiều lần mức tiêu thụ của cư dân bản địa Kèm theo là các dịch vụ giải trí và vệ sinh Một sân golf hàng năm tiêu thụ khoảng 10.000 m³ nước cho 1 ha, tương đương với một diện tích trồng trọt trong nông nghiệp Trên thế giới hiện nay, mức độ áp dụng các biện pháp hiện đại trong tưới tiêu là hết sức không đồng đều cho nên nhu cầu nước phục vụ cho nông nghiệp dao động trong một biên độ rất lớn từ

200 đến 2.000 m³/ha/năm và có tới 70% lượng nước dành cho nông nghiệp bị lãng phí Ở những thành phố lớn, 50% lượng nước bị thất thoát dọc đường ống Trong khi đó thì các đập dự trữ nước lại luôn bị thất thoát qua con đường bốc hơi Ở Ai Cập, mỗi năm người ta mất 10 tỷ m³ nước ở đập Assouan, nghĩa là 12% lưu lượng nước của sông Nile Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn bởi việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi phải có những cơ quan quản lý chuyên trách, có tính chất liên vùng và liên quốc gia Vậy mà hiện nay, đó lại chính là khâu còn có nhiều thiếu sót Hơn thế nữa, một chính sách tiết kiệm nước bằng giá cả thông qua việc quy định một mức giá bao hàm tất cả mọi thứ chi phí về sử dụng nước vẫn còn chưa được phổ biến Càng ngày, người ta càng nhận thấy rằng không thể có một giải pháp thực sự cho vấn đề nước nếu không có sự tham gia tài chính trực tiếp của các đối tượng sử dụng.

Không thể phủ nhận, rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng và suy thoái rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với nguồn tài nguyên xanh của thế giới, làm lãng phí nguồn tài nguyên sống của Trái Đất Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazon (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm qua Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70% Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70% Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực là một trong những yếu tố lớn gây suy thoái tài nguyên rừng: trong đó những người sản xuất nhỏdu canh là nguyên nhân quan trọng nhất Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh Bên cạnh đó, chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ

600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983 Hiện nay vẫn còn khoảng1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ Phần còn lại do chăn thả súc vật Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980 Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới Ví dụ, ở Malaysia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm

1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn Hơn hết, phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản đã khiến nguồn tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng: nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trường Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng cacao để sản xuất sôcôla Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Peru Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaysia và nhiều nước khác.

2.4.1 Ảnh hưởng của lãng phí tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, được cung cấp bởi tự nhiên như đất đai, sông ngòi và các mỏ khoáng sản Tài nguyên thiên nhiên có 2 dạng: tái tạo được và không tái tạo được Ví dụ, rừng là tài nguyên tái tạo, dầu mỏ là tài nguyên không tái tạo được Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giải thích một số khác biệt về mức sống của các quốc gia Quốc gia nào có nguồn tài nguyên dồi dào thường có mức sống cao hơn những quốc gia có ít nguồn tài nguyên Chính vì vậy, các nước giàu tài nguyên thiên nhiên thường đưa ra các chính sách hấp dẫn để khai thác nguồn tài nguyên nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố giúp thúc đẩy quan trọng giúp phát triển sản xuất So với các tài nguyên có khả năng tái tạo, các nguồn tài nguyên không tái tạo như kim loại, quặng, dầu mỏ khí đốt không cần nhiều đến việc sử dụng đất đai để khai thác Tuy nhiên, khai thác các loại tài nguyên này có thể làm ô nhiễm nguồn nước, phá huỷ môi trường sinh thái và tạo ra sự cạn kiệt không còn khả năng khai thác cho thế hệ tương lai Hơn nữa, lãng phí tài nguyên thiên nhiên khiến nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt sẽ dẫn tới sự trì trệ trong sản xuất, thiếu các nguồn nhiên liệu đầu vào Khoáng sản là đầu vào quan trọng của công nghiệp sản xuất, đồng thời cũng là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được Lãng phí khoáng sản dẫn tới cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, gây trì trệ phát triển kinh tế quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, quốc gia dần bị phụ thuộc vào bên ngoài do không đủ khoáng sản cung cấp cho ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, việc sử nguồn tài nguyên đất không hợp lý cũng gây ra nhiều trở ngại đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế toàn cầu Tài nguyên đất hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng Diện tích lớn đất trồng đã bị quy hoạch thành phân xưởng, nhà máy cho công nghiệp sản xuất và dịch vụ Hơn nữa, chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt cùng gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng nông sản nói chung Nguồn tài nguyên đất ngày càng thu hẹp cũng dẫn tới vấn để bất ổn về giá của nông sản

Các yếu tố như sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí đô thị, kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên Chính sự suy yếu các nguồn tài nguyên đã đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của toàn cầu Chính vì vậy, các nhà kinh tế khuyến cáo các nước cần phải lập kế hoạch đánh giá các tác động môi trường, quản lý môi trường, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên để khai thác hiệu quả và bền vững.

2.4.2 Ảnh hưởng của lãng phí tài nguyên thiên nhiên tới phát triển xã hội

Việc lãng phí tài nguyên thiên nhiên sẽ để lại hậu quả nặng nề mà thế hệ sau phải gánh chịu Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên làm biến mất các môi trường sống tự nhiên cần thiết cho sự phát triển của động thực vật Ô nhiễm môi trường nước và đất khiến cho nhiều loài động vật mất đi môi trường sống hoặc gây ra những vấn đề biến đổi về gen. Với việc các hệ sinh thái này giảm khả năng duy trì các quần thể, nó đang hướng tới sự tuyệt chủng của các loài sắp xảy ra Có khoảng 30 triệu loài động thực vật khác nhau trải khắp thế giới Hiện hơn 31.000 loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Lãng phí tài nguyên thiên nhiên dẫn tới những vấn đề sức khỏe Phá rừng là một kiểu khai thác quá mức khác, vì gỗ là tài nguyên thiên nhiên Diện tích rừng trên toàn cầu có xu hướng giảm xuống, trong khi lượng CO2 từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày một tăng lên Điều này có nghĩa mức độ ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng Vì có diện tích bề mặt cây nhỏ hơn ở cấp độ hành tinh, lượng khí cacbonic có thể được hấp thụ trong quá trình quang hợp sẽ giảm đi Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mười người trên thế giới thì có chín người hít thở không khí có mức độ ô nhiễm cao Hiện có hơn bảy triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Thêm vào đó, thủy điện và công nghiệp cũng là những hộ tiêu thụ nước với số lượng lớn, cũng đã mang lại những tác động xấu đến sinh thái và văn hóa – xã hội ở các khu vực nhà máy hoạt động Sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước đã dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước và ô nhiễm môi trường nước Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thì 85% lượng chất thải sản phẩm công nghiệp và sinh hoạt con người được đưa thẳng vào môi trường không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nước, và ngày càng trở nên trầm trọng cùng với quá trình hiện đại hóa

 Khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia.Phân loại, hoạch định chiến lược, lập quy hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các loại hình tài nguyên chiến lược quan trọng Xây dựng và thực hiện các chiến lược bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên đất, khoáng sản, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản, năng lượng tái tạo Nâng cao chất lượng quy hoạch các loại tài nguyên, tính đến các tác động của biến đổi khí hậu Xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý giám sát minh bạch việc sử dụng các loại tài nguyên quốc gia, bảo đảm sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững Tham gia sáng kiến minh bạch trong khai thác khoáng sản (EITI) Sớm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

Suy giảm đa dạng sinh học

Hiện nay, khi nhu cầu cuộc sống con người ngày càng nâng cao đã kéo theo nhiều vấn đề xảy ra, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường Các nguồn tài nguyên sinh vật được phát triển qua nhiều thời kỳ và đến nay thì với mức độ khai thác không ngừng nghỉ để phục vụ cho môi trường sống thì việc khai thác, hoạt động chặt phá rừng đã diễn ra trên diện rộng với quy mô ngày càng nghiêm trọng Các loài động vật và thực vật bị biến chủng và có xu hướng suy giảm số lượng và chất lượng khi con người sử dụng quá nhiều chất hóa học, thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước này vào nguồn nước hoặc trực tiếp phun, bỏ vào nguồn nước hoặc các loại thực vật, chính vì điều này đã dẫn đến vấn đề nhiều loại sinh vật bị tiêu hủy, ô nhiễm môi trường, không khí và nguồn nước ngày càng tăng Nhiều vùng đất màu mỡ, phát triển đa dạng sinh học đã bị con người chuyển hóa thành các đô thị và đất công nghiệp.

2.5.1 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế Đa dạng sinh học không chỉ có giá trị sinh thái mà còn có có giá trị kinh tế rất lớn và cung cấp nhiều lợi ích cho nền kinh tế của một quốc gia và toàn cầu:

 Đa dạng sinh học cung cấp một loạt các loài thực phẩm từ cây trồng, động vật, và thủy sản Điều này không chỉ đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm đa dạng mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh cho người nông dân, ngư dân, và các doanh nghiệp thực phẩm.

 Một số lượng lớn các loài thực vật và động vật được sử dụng để sản xuất thuốc, chất dược phẩm và sản phẩm y tế khác Đa dạng sinh học cung cấp nguồn gen di truyền quý báu cho nghiên cứu y học và cải thiện sức khỏe con người

 Các cảnh quan tự nhiên đa dạng và các loài động, thực vật đặc biệt thu hút du khách và làm phát triển ngành du lịch.

 Về nông nghiệp và nuôi trồng, đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và năng suất của cây trồng, giúp đối phó với sâu bệnh và thời tiết biến đổi Sự đa dạng giúp nông dân có lựa chọn loài cây phù hợp với điều kiện địa phương Các nguồn gen di truyền có giá trị từ các loài đa dạng có thể được sử dụng để nâng cao năng suất nông nghiệp, phát triển loại cây trồng chống bệnh, và cải thiện các loài thú nuôi.

 Sự gia tăng trong việc quan tâm đối với môi trường và sức khỏe đã làm tăng nhu cầu cho các sản phẩm hữu cơ và công nghiệp sinh học Đa dạng sinh học đóng góp lớn trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp này.

Vì vậy, vấn đề suy giảm đa dạng sinh học có thể gây ra thất thoát đối với nền kinh tế trên nhiều phương diện:

 Mất mát nguồn tài nguyên sinh học: Có thể dẫn đến giảm cung thực phẩm, gỗ, thảo dược và các sản phẩm thiết yếu khác Điều này gây ra sự tăng giá thức ăn và các sản phẩm, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung

 Tác động đến ngành nông nghiệp: Đa số nguồn thực phẩm của con người đến từ nông nghiệp Suy giảm đa dạng sinh học có thể dẫn đến sự suy yếu của hệ thống nông nghiệp, làm giảm năng suất và ổn định sản xuất thực phẩm, dẫn đến sự tăng giá thực phẩm Những cơ hội kinh doanh đầu tư cũng bị suy giảm dần.

 Thất thoát trong nguồn gen di truyền: Các loài trong tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn gen di truyền đa dạng Khi loài động, thực vật, và vi khuẩn biến mất, chúng ta mất đi cơ hội nghiên cứu và sử dụng các gen di truyền có giá trị trong nghiên cứu, phát triển mới và cải tiến cây trồng và động vật có ích.

 Ảnh hưởng đến du lịch và nguồn thu từ du lịch: Sự đa dạng sinh học thường là một nguồn hấp dẫn cho ngành du lịch Suy giảm đa dạng sinh học có thể làm mất đi những điểm đến du lịch hấp dẫn, làm giảm thu nhập từ ngành du lịch và tạo ra thất nghiệp cho người lao động trong ngành này.

2.5.2 Ảnh hưởng tới phát triển xã hội

Suy giảm đa dạng sinh học có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội:

 An ninh thực phẩm: Suy giảm đa dạng sinh học có thể làm giảm sản xuất thực phẩm và đa dạng hóa nguồn cung cấp thực phẩm Điều này có thể dẫn đến sự tăng giá thức ăn và không đảm bảo an ninh thực phẩm, ảnh hưởng đến sức kháng của cộng đồng trước các cuộc khủng hoảng thực phẩm.

 Sức kháng dịch bệnh: Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn gen di truyền có giá trị cho nghiên cứu và phát triển dược phẩm Sự suy giảm đa dạng sinh học có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển thuốc mới và đối phó với các dịch bệnh mới nổi.

 Thu nhập và việc làm: Đa dạng sinh học thường cung cấp cơ hội nghề nghiệp cho người dân thông qua ngành công nghiệp du lịch, nông nghiệp, và các hoạt động kinh doanh liên quan đến môi trường Suy giảm đa dạng sinh học có thể làm mất đi các nguồn thu nhập và việc làm cho cộng đồng.

 Văn hóa và truyền thống : Sự suy giảm đa dạng sinh học có thể ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa và truyền thống của các cộng đồng dựa vào môi trường sống tự nhiên Các loài động, thực vật và vi khuẩn thường có ý nghĩa tôn giáo, lễ hội và thảo luận văn hóa trong các cộng đồng.

2.5.3 Giải pháp Để giảm thiểu sự suy giảm đa dạng sinh học, cần có nhiều biện pháp quan trọng và toàn diện Con người cần phải nâng cao ý thức của bản thân đối với môi trường, nhận thức được trách nhiệm của bản thân là gìn giữ môi trường sống trong phạm vi mình sinh sống, làm việc, hạn chế những hành động thiếu ý thức do việc khai thác cũng như xả rác bừa bãi, sử dụng những chất hóa học có độc tính cao, tác động mạnh vào môi trường sống…

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Thực trạng môi trường Việt Nam

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó kinh tế tăng trưởng mạnh, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả, Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ những bất cập và tạo áp lực lớn đối với môi trường sinh thái Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; , gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa Những vấn đề này cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Ô nhiễm nguồn nước mặt ở lưu vực các sông, đặc biệt là sông Nhuệ - Đáy, Bắc HưngHải, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn… diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đang trở thành vấn đề báo động ở Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tâm lý bất an và lo lắng cho nhân dân Tình trạng ô nhiễm không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia tăng do gia tăng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế; chất lượng không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư, nhất là tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh suy giảm Ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại. Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết. Hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm, trong khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn Phần lớn chất thải rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân Ô nhiễm trên Biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét, nhận chìm vật liệu nạo vét Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, như ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên Biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ.

Các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và xuống cấp về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức năng phòng hộ, mất nguồn cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và sinh sản của các loài sinh vật Số loài và số cá thể các loài hoang dã bị giảm mạnh Nhiều loài bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy cơ mất an ninh sinh thái do sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật biến đổi gen.

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đáng chú ý như:

 Quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hoá và đô thị hóa ngày càng cao, công tác quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng tăng về thành phần và khối lượng, kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải còn thiếu và không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày càng cao, tác động xấu đến chất lượng môi trường.

 Môi trường sinh thái nước ta chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu, các vấn đề môi trường phi truyền thống gia tăng cùng với hội nhập thương mại quốc tế và thách thức từ vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới.

 Vẫn còn tồn tại quan điểm ưu tiên và coi trọng tăng trưởng triển kinh tế, thu hút đầu tư bằng mọi giá và xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường; văn hóa, ý thức trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; việc thực thi các chính sách và công cụ bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập và mang lại hiệu quả thấp.

 Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn bất cập; các công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; cách tiếp cận và cộng cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời và không theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

 Năng lực quản lý nhà nước về môi trường và quản trị môi trường của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu Mô hình tổ chức cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng hiện nay

Nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính cho công tác này.

 Các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cao vẫn được cấp phép đầu tư vào Việt Nam Năng lực dự báo, cảnh báo phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường của cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

 Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc gia còn hạn chế, chưa thật hiệu quả.

Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

Vấn đề môi trường ở Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa…

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, Việt Nam thường xuyên xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan, như: bão, hạn hán, giông, lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…, tàn phá nghiêm trọng cây lương thực và tài sản của người dân; đồng thời, gây khó khăn trong quá trình trồng lúa và các cây lương thực, gia tăng chi phí cho sản xuất nông nghiệp, kéo theo hệ lụy về nghèo đói gia tăng Tổng hợp thiệt hại do thiên tai năm 2019 của cả nước cho thấy, diện tích cây lương thực bị ảnh hưởng là 40.017ha Năm 2020, thiệt hại lên tới 209.378ha.

Các chất thải phát sinh ở Việt Nam ngày càng tăng với thành phần phức tạp do dân số tăng nhanh và tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, làng nghề, y tế, du lịch và dịch vụ Đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho thấy, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại đến 5% GDP hàng năm Trong khi đó, kết quả tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, trong giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng tiêu dùng bình quân mỗi năm giảm 0,1%; tăng trưởng tổng đầu tư toàn xã hội và việc làm sẽ bị giảm trung bình mỗi năm tương ứng khoảng 1,2 và 0,08% Tình trạng thiếu nước sạch hàng năm gây ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam Bệnh lỵ, tả và thương hàn vẫn còn phổ biến do nguồn nước bị ô nhiễm, chủ yếu ở các địa phương nghèo Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người dân bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, chi phí phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh, chi phí phòng chống bệnh tật Kéo theo đó, là những ảnh hưởng tâm lý bất ổn khiến người ta khó có thể tập trung cho công việc và học hành khiến hiệu quả năng suất không cao, thậm chí ở nhiều ngành nghề, sự mất tập trung còn gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, sức khỏe.

Việt Nam là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, tiềm năng đa dạng sinh học rất phong phú, các hệ sinh thái có tính đa dạng cao, giống loài và nguồn gen quý hiếm Tuy nhiên, nguồn gen trong tự nhiên chưa được bảo tồn hiệu quả, đặc biệt là các nguồn gen bản địa, quý hiếm, có giá trị khoa học, có giá trị kinh tế,… gây mất mát nguồn gen lớn Mặc dù số lượng các khu bảo tồn, khu Ramsar, vườn di sản ở Việt Nam tiếp tục gia tăng; số lượng các nguồn gen quý hiếm được bảo tồn tiếp tục tăng, nhưng các hệ sinh thái tự nhiên (như rừng trên cạn, rừng ngập mặn, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven biển,…) tiếp tục bị tàn phá và chia cắt, thu hẹp diện tích, xuống cấp và suy thoái chất lượng ở mức báo động, làm mất nơi sinh cư của nhiều loài động thực vật hoang dã Tài nguyên sinh vật đang bị khai thác quá mức, khai thác tận diệt, nhất là thủy sản, hải sản, lâm sản gỗ và phi gỗ Số loài và số cá thể các loài hoang dã giảm mạnh, nhiều loài bị săn bắn, khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép nên nguy cơ bị tuyệt chủng cao Trong thời gian qua, sự nhiễu loạn của các HST, sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai xâm hại và sinh vật biến đổi gen đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam, gây ra các nguy cơ mất cân bằng sinh thái và tổn thất kinh tế Ngoài ra, các loài khác như: rùa tai đỏ, chuột hải ly [11], tôm hùm đất, gián đất, chồn nhung đen, là những loài được quốc tế cảnh báo xâm hại nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng đến sinh thái, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, các ngành kinh tế của Việt Nam.

Các tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng xấu, tiếp tục bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng Đây là hệ quả kéo dài của hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu hợp lý, cùng với việc sử dụng lãng phí và công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền Chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên sau một thời gian dài xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế của Đất nước chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thô, kỹ năng và năng suất lao động thấp, giá rẻ.

Các chính sách cải thiện môi trường

Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển - nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam đúng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đối đầu với vấn đề môi trường.

Ngày nay, các nhà khoa học còn cho rằng, môi trường không chỉ được hiểu là môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả môi trường xã hội - là các điều kiện về tinh thần và văn hoá phục vụ cho Cuộc sống con người được thoải mái Tuy nhiên, pháp luật môi trường hiện hành chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tự nhiên, bao gồm: các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học, …

Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.

 Phương hướng cải thiện môi trường.

 Tăng cường công tác, quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.

 Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.

 Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực môi trường

 Ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

 Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải.

Môi trường xung quanh ta ngày càng bị ô nhiễm, ‘’ bức tử’’ bởi khói bụi tiếng ồn và rác thải Vì vậy chúng ta cần phải đưa ra những chính sách cải thiện môi trường hiện nay.

 Giảm sử dụng túi nilon Đây là cách cải thiện môi trường sống hiệu quả, bởi phần lớn rác thải sinh hoạt hàng ngày đều là các loại túi nilon Hơn nữa, các túi nilon không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm Mặc khác để sản xuất ra 100 triệu túi nilon và các bao bì nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa Do đó, thay vì sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiên liệu, hãy thay thế chúng bằng giấy hoặc các loại lá… để gói sản phẩm sẽ giúp cải thiện môi trường sống.

 Sử dụng ánh sáng mặt trời

Sử dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng ngôi nhà, phòng ở thay vì đóng kín cửa để bật các loại đèn chiếu sáng Với cách làm này sẽ giúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ, vừa giúp tiết kiệm điện lại tiết kiệm tiền Hơn nữa, ánh sáng mặt trời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nhất là không mắc bệnh về mắt, da liễu…

 Trồng và giữ gìn cây xanh.

Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất, cung cấp oxy và nó được ví như lá phổi xanh của môi trường Chính vì vậy, việc trồng và giữ gìn cây xanh xung quanh khu vực sinh sống sẽ góp phần làm cho môi trường sống trở nên trong sạch hơn.Ngoài ra, giữ gìn cây xanh còn được thể hiện bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre, gỗ chẳng hạn Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền, như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường.

 Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.

Các loại hóa chất công nghiệp sử dụng trong vệ sinh hàng ngày, hay thuốc bảo vệ thực vật có trong thực phẩm đã góp phần làm gia tăng các bệnh mạn tính không lây như ung thư, tim mạch, huyết áp, béo phì… Chính vì vậy,để bảo vệ môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người trong gia đình, hãy tăng cường sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên Bên cạnh đó, với người làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, nên tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên (hay còn gọi là thiên địch) để kiểm soát dịch hại.

 Sử dụng năng lượng sạch. Ưu tiên sử dụng các loại năng lượng có thể tái tạo được như năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời… thay vì gia tăng sử dụng năng lượng không tái tạo được như khoáng sản.

Và việc sử dụng năng lượng có thể tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch có thể giúp cải thiện môi trường sống một cách hiệu quả.

Nói tóm lại, trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, môi trường là một trong những nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng Cùng với việc xã hội đang ngày càng phát triển, những vấn đề về môi trường cũng ngày càng tăng lên nhanh chóng Do đó, khi mà mái nhà chung ấy bị tàn phá sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới mọi lĩnh vực của đời sống Trong từng cá thể là một quốc gia, môi trường suy thoái sẽ gây tổn thất cho quốc gia đó Nhưng đồng thời các cá thể khác của mái nhà Trái Đất cũng không đứng ngoài vòng ảnh hưởng Việt Nam chúng ta là một trong những “nạn nhân” hiện đang phải chịu những thách thức lớn trong nền kinh tế và xã hội bởi vấn đề ô nhiễm môi trường Và thời gian để giải quyết hậu quả môi trường vẫn là một dấu chấm hỏi lớn Con người vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường Vì thế song song với việc phát triển kinh tế chúng ta cần phải biết giữ gìn môi trường sinh thái Đẩy mạnh hoạt động tuyên tuyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít chất thải, đa dạng hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, các vùng miền và khu vực Đẩy mạnh công tác xây dựng chuyên trang, phóng sự về bảo vệ môi trường, đồng thời phát hiện, nêu gương, nhân rộng các điển hình, mô hình tốt, cách làm hay để tạo chuyển biến tích cực trong toàn xã hội.

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w