Suy giảm đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề môi trường có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế xã hội liên hệ với thực tiễn việt nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

2.5. Suy giảm đa dạng sinh học

Hiện nay, khi nhu cầu cuộc sống con người ngày càng nâng cao đã kéo theo nhiều vấn đề xảy ra, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường. Các nguồn tài nguyên sinh vật được phát triển qua nhiều thời kỳ và đến nay thì với mức độ khai thác không ngừng nghỉ để phục vụ cho môi trường sống thì việc khai thác, hoạt động chặt phá rừng

đã diễn ra trên diện rộng với quy mô ngày càng nghiêm trọng. Các loài động vật và thực vật bị biến chủng và có xu hướng suy giảm số lượng và chất lượng khi con người sử dụng quá nhiều chất hóa học, thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước này vào nguồn nước hoặc trực tiếp phun, bỏ vào nguồn nước hoặc các loại thực vật, chính vì điều này đã dẫn đến vấn đề nhiều loại sinh vật bị tiêu hủy, ô nhiễm môi trường, không khí và nguồn nước ngày càng tăng. Nhiều vùng đất màu mỡ, phát triển đa dạng sinh học đã bị con người chuyển hóa thành các đô thị và đất công nghiệp.

2.5.1 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế

Đa dạng sinh học không chỉ có giá trị sinh thái mà còn có có giá trị kinh tế rất lớn và cung cấp nhiều lợi ích cho nền kinh tế của một quốc gia và toàn cầu:

 Đa dạng sinh học cung cấp một loạt các loài thực phẩm từ cây trồng, động vật, và thủy sản. Điều này không chỉ đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm đa dạng mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh cho người nông dân, ngư dân, và các doanh nghiệp thực phẩm.

 Một số lượng lớn các loài thực vật và động vật được sử dụng để sản xuất thuốc, chất dược phẩm và sản phẩm y tế khác. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn gen di truyền quý báu cho nghiên cứu y học và cải thiện sức khỏe con người.

 Các cảnh quan tự nhiên đa dạng và các loài động, thực vật đặc biệt thu hút du khách và làm phát triển ngành du lịch.

 Về nông nghiệp và nuôi trồng, đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và năng suất của cây trồng, giúp đối phó với sâu bệnh và thời tiết biến đổi. Sự đa dạng giúp nông dân có lựa chọn loài cây phù hợp với điều kiện địa phương. Các nguồn gen di truyền có giá trị từ các loài đa dạng có thể được sử dụng để nâng cao năng suất nông nghiệp, phát triển loại cây trồng chống bệnh, và cải thiện các loài thú nuôi.

 Sự gia tăng trong việc quan tâm đối với môi trường và sức khỏe đã làm tăng nhu cầu cho các sản phẩm hữu cơ và công nghiệp sinh học. Đa dạng sinh học đóng góp lớn trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp này.

Vì vậy, vấn đề suy giảm đa dạng sinh học có thể gây ra thất thoát đối với nền kinh tế trên nhiều phương diện:

 Mất mát nguồn tài nguyên sinh học: Có thể dẫn đến giảm cung thực phẩm, gỗ, thảo dược và các sản phẩm thiết yếu khác. Điều này gây ra sự tăng giá thức ăn và các sản phẩm, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung.

 Tác động đến ngành nông nghiệp: Đa số nguồn thực phẩm của con người đến từ nông nghiệp. Suy giảm đa dạng sinh học có thể dẫn đến sự suy yếu của hệ thống nông nghiệp, làm giảm năng suất và ổn định sản xuất thực phẩm, dẫn đến sự tăng giá thực phẩm. Những cơ hội kinh doanh đầu tư cũng bị suy giảm dần.

 Thất thoát trong nguồn gen di truyền: Các loài trong tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn gen di truyền đa dạng. Khi loài động, thực vật, và vi khuẩn biến mất, chúng ta mất đi cơ hội nghiên cứu và sử dụng các gen di truyền có giá trị trong nghiên cứu, phát triển mới và cải tiến cây trồng và động vật có ích.

 Ảnh hưởng đến du lịch và nguồn thu từ du lịch: Sự đa dạng sinh học thường là một nguồn hấp dẫn cho ngành du lịch. Suy giảm đa dạng sinh học có thể làm mất đi những điểm đến du lịch hấp dẫn, làm giảm thu nhập từ ngành du lịch và tạo ra thất nghiệp cho người lao động trong ngành này.

2.5.2 Ảnh hưởng tới phát triển xã hội

Suy giảm đa dạng sinh học có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội:

 An ninh thực phẩm: Suy giảm đa dạng sinh học có thể làm giảm sản xuất thực phẩm và đa dạng hóa nguồn cung cấp thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến sự tăng giá thức ăn và không đảm bảo an ninh thực phẩm, ảnh hưởng đến sức kháng của cộng đồng trước các cuộc khủng hoảng thực phẩm.

 Sức kháng dịch bệnh: Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn gen di truyền có giá trị cho nghiên cứu và phát triển dược phẩm. Sự suy giảm đa dạng sinh học có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển thuốc mới và đối phó với các dịch bệnh mới nổi.

 Thu nhập và việc làm: Đa dạng sinh học thường cung cấp cơ hội nghề nghiệp cho người dân thông qua ngành công nghiệp du lịch, nông nghiệp, và các hoạt động kinh doanh liên quan đến môi trường. Suy giảm đa dạng sinh học có thể làm mất đi các nguồn thu nhập và việc làm cho cộng đồng.

 Văn hóa và truyền thống : Sự suy giảm đa dạng sinh học có thể ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa và truyền thống của các cộng đồng dựa vào môi trường sống tự nhiên. Các loài động, thực vật và vi khuẩn thường có ý nghĩa tôn giáo, lễ hội và thảo luận văn hóa trong các cộng đồng.

2.5.3 Giải pháp

Để giảm thiểu sự suy giảm đa dạng sinh học, cần có nhiều biện pháp quan trọng và toàn diện. Con người cần phải nâng cao ý thức của bản thân đối với môi trường, nhận thức được trách nhiệm của bản thân là gìn giữ môi trường sống trong phạm vi mình sinh sống, làm việc, hạn chế những hành động thiếu ý thức do việc khai thác cũng như xả rác bừa bãi, sử dụng những chất hóa học có độc tính cao, tác động mạnh vào môi trường sống…

Bên cạnh đó, sự quản lý, cũng như ban hành những chính sách của Đảng và Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Bởi nhà nước sử dụng quyền lực của mình tạo ra những hành lang pháp lý nghiêm khắc hơn, chặt chẽ mang tính sâu rộng và lâu dài hơn. Đối với từng lĩnh vực cần gia tăng số lượng quản lý trong quá trình khai thác, xử lý của các doanh nghiệp, cá nhân về việc khai thác rừng, phải lên kế hoạch và phương hướng xử lý khôi phục tài nguyên rừng sau khi khai thác, tăng cường công tác giám sát và nâng cao đội ngũ cán bộ kiểm lâm, thời xuyên túc trực để hạn chế và phát hiện xử lý nghiêm khắc những vụ trộm rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn…

Đối với vấn đề an sinh xã hội, cần tăng cường và nâng cao ý thức của người dân trong xử lý nước thải ra tại các hộ gia đình, khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất,…

Tăng cường công tác quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp chưa xử lý nước thải đã dẫn ra môi trường nước trực tiếp, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, sông hồ,…

Các chuyên gia cũng cho rằng cần có những cơ chế chính sách hợp lý cho những người tham gia bảo vệ rừng cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, trình độ chuyên ngành và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về tầm quan trọng của rừng ngập mặn.

Xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, các chủ rừng, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm để phá rừng, cháy rừng; rà soát, kiểm kê, thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng bị chặt phá, lấn chiếm; sử dụng sai mục đích, hoặc chuyển mục đích sử dụng trái quy định của pháp luật để phục hồi rừng, đặc biệt tại các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề môi trường có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế xã hội liên hệ với thực tiễn việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)