CHƯƠNG 3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
3.3. Các chính sách cải thiện môi trường
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển - nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt Nam đúng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đối đầu với vấn đề môi trường.
Ngày nay, các nhà khoa học còn cho rằng, môi trường không chỉ được hiểu là môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả môi trường xã hội - là các điều kiện về tinh thần và văn hoá... phục vụ cho Cuộc sống con người được thoải mái. Tuy nhiên, pháp luật môi trường hiện hành chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tự nhiên, bao gồm: các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học, …
Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.
Phương hướng cải thiện môi trường.
Tăng cường công tác, quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.
Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực môi trường
Ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải.
Môi trường xung quanh ta ngày càng bị ô nhiễm, ‘’ bức tử’’ bởi khói bụi tiếng ồn và rác thải. Vì vậy chúng ta cần phải đưa ra những chính sách cải thiện môi trường hiện nay.
Giảm sử dụng túi nilon
Đây là cách cải thiện môi trường sống hiệu quả, bởi phần lớn rác thải sinh hoạt hàng ngày đều là các loại túi nilon. Hơn nữa, các túi nilon không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm. Mặc khác để sản xuất ra 100 triệu túi nilon và các bao bì nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa. Do đó, thay vì sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiên liệu, hãy thay thế chúng bằng giấy hoặc các loại lá… để gói sản phẩm sẽ giúp cải thiện môi trường sống.
Sử dụng ánh sáng mặt trời
Sử dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng ngôi nhà, phòng ở thay vì đóng kín cửa để bật các loại đèn chiếu sáng. Với cách làm này sẽ giúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ, vừa giúp tiết kiệm điện lại tiết kiệm tiền. Hơn nữa, ánh sáng mặt trời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nhất là không mắc bệnh về mắt, da liễu…
Trồng và giữ gìn cây xanh.
Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất, cung cấp oxy và nó được ví như lá phổi xanh của môi trường. Chính vì vậy, việc trồng và giữ gìn cây xanh xung quanh khu vực sinh sống sẽ góp phần làm cho môi trường sống trở nên trong sạch hơn.
Ngoài ra, giữ gìn cây xanh còn được thể hiện bằng cách chọn những vật trang trí nội thất
từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre, gỗ chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền, như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường.
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
Các loại hóa chất công nghiệp sử dụng trong vệ sinh hàng ngày, hay thuốc bảo vệ thực vật có trong thực phẩm đã góp phần làm gia tăng các bệnh mạn tính không lây như ung thư, tim mạch, huyết áp, béo phì… Chính vì vậy,để bảo vệ môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người trong gia đình, hãy tăng cường sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, với người làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, nên tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên (hay còn gọi là thiên địch) để kiểm soát dịch hại.
Sử dụng năng lượng sạch.
Ưu tiên sử dụng các loại năng lượng có thể tái tạo được như năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời… thay vì gia tăng sử dụng năng lượng không tái tạo được như khoáng sản.
Và việc sử dụng năng lượng có thể tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch có thể giúp cải thiện môi trường sống một cách hiệu quả.
PHẦN KẾT LUẬN
Nói tóm lại, trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, môi trường là một trong những nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cùng với việc xã hội đang ngày càng phát triển, những vấn đề về môi trường cũng ngày càng tăng lên nhanh chóng. Do đó, khi mà mái nhà chung ấy bị tàn phá sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới mọi lĩnh vực của đời sống. Trong từng cá thể là một quốc gia, môi trường suy thoái sẽ gây tổn thất cho quốc gia đó. Nhưng đồng thời các cá thể khác của mái nhà Trái Đất cũng không đứng ngoài vòng ảnh hưởng. Việt Nam chúng ta là một trong những “nạn nhân” hiện đang phải chịu những thách thức lớn trong nền kinh tế và xã hội bởi vấn đề ô nhiễm môi trường. Và thời gian để giải quyết hậu quả môi trường vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Con người vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường. Vì thế song song với việc phát triển kinh tế chúng ta cần phải biết giữ gìn môi trường sinh thái. Đẩy mạnh hoạt
động tuyên tuyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít chất thải, đa dạng hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, các vùng miền và khu vực. Đẩy mạnh công tác xây dựng chuyên trang, phóng sự về bảo vệ môi trường, đồng thời phát hiện, nêu gương, nhân rộng các điển hình, mô hình tốt, cách làm hay để tạo chuyển biến tích cực trong toàn xã hội.