Lãng phí tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề môi trường có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế xã hội liên hệ với thực tiễn việt nam (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

2.4. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người bao gồm: rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí,... là phần không thể thiếu trong đời sống của con người, cũng là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự sinh tồn của con người trên Trái Đất. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, thực trạng rõ nhất có thể thấy đó là ngày nay nhiều mỏ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đã và đang dần bị khai thác cạn kiệt. Bên cạnh đó vấn đề nguồn nước sạch dần trở nên khan hiếm hay suy giảm một số tài nguyên rừng cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên cần được coi là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu cấp thiết. Cần thực hiện có những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người; việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là trách nhiệm của riêng mỗi cá nhân mà nó là trách nhiệm chung của toàn thể nhân loại.

Với sự tăng trưởng dân số và số lượng các ngành công nghiệp, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng liên tục qua các năm. Có một mối nguy hiểm luôn “rình rập” là các tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt nếu chúng ta không tìm cách bảo tồn chúng trong tương lai. Theo một số ước tính, việc chúng ta tiêu thụ quá mức một số khoáng sản kim loại có thể khiến nguồn cung cạn kiệt trong vòng 50 năm hoặc ít hơn. Trong cuốn sách "Kế hoạch B 3.0: Huy động để cứu lấy nền văn minh" (Plan B 3.0: Mobilizing to

Save Civilization), ông Lester Brown - nhà phân tích môi trường, sáng lập Viện Chính sách Trái đất của Mỹ - đã đưa ra tuyên bố lớn: Quặng sắt có thể cạn kiệt vào năm 2062.

Tương tự, ông dự báo các khoáng sản quan trọng khác, như chì và đồng, cũng có thể cạn kiệt trong những thập kỷ tới. Một nghiên cứu năm 2021 lập luận rằng một kim loại chính có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn sau 100 năm nữa là đồng. Sáu nguồn tài nguyên khác có khả năng cạn kiệt trong khoảng 100 - 200 năm là antimon, vàng, bạc, bismuth và molypden. Và 9 nguồn tài nguyên có thời gian cạn kiệt từ 200 đến 1.000 năm: indi, crom, kẽm, niken, vonfram, thiếc, rheni, selen và cadmium, nguyên nhân chủ yếu của cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là do nhu cầu ngày một cao của xã hội dần dẫn tới khai thác quá mức. Bên cạnh vấn đề khai thác quá mức các nguồn tài nguyên khoáng sản, việc xử lý rác thải khoáng sản cũng còn nhiều lỗ hổng cần cải thiện. Mỗi năm có hàng triệu tấn chất thải rắn được xử lý bằng cách chôn lấp thay vì tái chế, ủ hoặc sử dụng cho mục đích khác thay vì được xử lý tái chế. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại gây ra những hiệu quả nghiêm trọng, làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên có hạn, đồng thời gây ra nhiều hệ quả ô nhiễm môi trường đất, nước gần khu vực xử lý rác thải, ảnh hưởng tới hệ sinh thái toàn cầu.

Một nguy cơ lớn khác là sự lãng phí nước. Trong vòng một thế kỷ vừa qua, trong khi dân số toàn cầu tăng lên ba lần thì mức tiêu thụ nước đã tăng lên sáu lần, trong đó nông nghiệp tiêu thụ tới 75% lượng nước ngọt toàn cầu và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển dân số. Tiêu thụ ở những thành phố lớn cũng không ngừng tăng lên. Ở đó có một hình thức tiêu thụ mới nhưng cũng vô cùng lớn:

đó là ngành du lịch. Tính trung bình, một khách du lịch trong một khách sạn hạng sang tiêu thụ từ 500 đến 800 lít nước/ngày, gấp nhiều lần mức tiêu thụ của cư dân bản địa. Kèm theo là các dịch vụ giải trí và vệ sinh. Một sân golf hàng năm tiêu thụ khoảng 10.000 m³ nước cho 1 ha, tương đương với một diện tích trồng trọt trong nông nghiệp. Trên thế giới hiện nay, mức độ áp dụng các biện pháp hiện đại trong tưới tiêu là hết sức không đồng đều cho nên nhu cầu nước phục vụ cho nông nghiệp dao động trong một biên độ rất lớn từ 200 đến 2.000 m³/ha/năm và có tới 70% lượng nước dành cho nông nghiệp bị lãng phí. Ở

những thành phố lớn, 50% lượng nước bị thất thoát dọc đường ống. Trong khi đó thì các đập dự trữ nước lại luôn bị thất thoát qua con đường bốc hơi. Ở Ai Cập, mỗi năm người ta mất 10 tỷ m³ nước ở đập Assouan, nghĩa là 12% lưu lượng nước của sông Nile. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn bởi việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi phải có những cơ quan quản lý chuyên trách, có tính chất liên vùng và liên quốc gia. Vậy mà hiện nay, đó lại chính là khâu còn có nhiều thiếu sót. Hơn thế nữa, một chính sách tiết kiệm nước bằng giá cả thông qua việc quy định một mức giá bao hàm tất cả mọi thứ chi phí về sử dụng nước vẫn còn chưa được phổ biến. Càng ngày, người ta càng nhận thấy rằng không thể có một giải pháp thực sự cho vấn đề nước nếu không có sự tham gia tài chính trực tiếp của các đối tượng sử dụng.

Không thể phủ nhận, rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng và suy thoái rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với nguồn tài nguyên xanh của thế giới, làm lãng phí nguồn tài nguyên sống của Trái Đất. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazon (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực là một trong những yếu tố lớn gây suy thoái tài nguyên rừng: trong đó những người sản xuất nhỏdu canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh. Bên cạnh đó, chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun. Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở .rộng các

đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò. Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaysia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn. Hơn hết, phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản đã khiến nguồn tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng: nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng cacao để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Peru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaysia và nhiều nước khác.

2.4.1. Ảnh hưởng của lãng phí tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, được cung cấp bởi tự nhiên như đất đai, sông ngòi và các mỏ khoáng sản. Tài nguyên thiên nhiên có 2 dạng: tái tạo được và không tái tạo được. Ví dụ, rừng là tài nguyên tái tạo, dầu mỏ là tài nguyên không tái tạo được. Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giải thích một số khác biệt về mức sống của các quốc gia. Quốc gia nào có nguồn tài nguyên dồi dào thường có mức sống cao hơn những quốc gia có ít nguồn tài nguyên. Chính vì vậy, các nước giàu tài

nguyên thiên nhiên thường đưa ra các chính sách hấp dẫn để khai thác nguồn tài nguyên nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố giúp thúc đẩy quan trọng giúp phát triển sản xuất. So với các tài nguyên có khả năng tái tạo, các nguồn tài nguyên không tái tạo như kim loại, quặng, dầu mỏ khí đốt không cần nhiều đến việc sử dụng đất đai để khai thác. Tuy nhiên, khai thác các loại tài nguyên này có thể làm ô nhiễm nguồn nước, phá huỷ môi trường sinh thái và tạo ra sự cạn kiệt không còn khả năng khai thác cho thế hệ tương lai. Hơn nữa, lãng phí tài nguyên thiên nhiên khiến nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt sẽ dẫn tới sự trì trệ trong sản xuất, thiếu các nguồn nhiên liệu đầu vào. Khoáng sản là đầu vào quan trọng của công nghiệp sản xuất, đồng thời cũng là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Lãng phí khoáng sản dẫn tới cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, gây trì trệ phát triển kinh tế quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, quốc gia dần bị phụ thuộc vào bên ngoài do không đủ khoáng sản cung cấp cho ngành sản xuất trong nước.

Ngoài ra, việc sử nguồn tài nguyên đất không hợp lý cũng gây ra nhiều trở ngại đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế toàn cầu. Tài nguyên đất hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Diện tích lớn đất trồng đã bị quy hoạch thành phân xưởng, nhà máy cho công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Hơn nữa, chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt cùng gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng nông sản nói chung. Nguồn tài nguyên đất ngày càng thu hẹp cũng dẫn tới vấn để bất ổn về giá của nông sản.

Các yếu tố như sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí đô thị, kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên. Chính sự suy yếu các nguồn tài nguyên đã đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của toàn cầu. Chính vì vậy, các nhà kinh tế khuyến cáo các nước cần phải lập kế hoạch đánh giá các tác động môi trường, quản lý môi trường, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên để khai thác hiệu quả và bền vững.

2.4.2. Ảnh hưởng của lãng phí tài nguyên thiên nhiên tới phát triển xã hội

Việc lãng phí tài nguyên thiên nhiên sẽ để lại hậu quả nặng nề mà thế hệ sau phải gánh chịu. Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên làm biến mất các môi trường sống tự nhiên cần thiết cho sự phát triển của động thực vật. Ô nhiễm môi trường nước và đất khiến cho nhiều loài động vật mất đi môi trường sống hoặc gây ra những vấn đề biến đổi về gen.

Với việc các hệ sinh thái này giảm khả năng duy trì các quần thể, nó đang hướng tới sự tuyệt chủng của các loài sắp xảy ra. Có khoảng 30 triệu loài động thực vật khác nhau trải khắp thế giới. Hiện hơn 31.000 loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Lãng phí tài nguyên thiên nhiên dẫn tới những vấn đề sức khỏe. Phá rừng là một kiểu khai thác quá mức khác, vì gỗ là tài nguyên thiên nhiên. Diện tích rừng trên toàn cầu có xu hướng giảm xuống, trong khi lượng CO2 từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày một tăng lên. Điều này có nghĩa mức độ ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng. Vì có diện tích bề mặt cây nhỏ hơn ở cấp độ hành tinh, lượng khí cacbonic có thể được hấp thụ trong quá trình quang hợp sẽ giảm đi. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mười người trên thế giới thì có chín người hít thở không khí có mức độ ô nhiễm cao. Hiện có hơn bảy triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Thêm vào đó, thủy điện và công nghiệp cũng là những hộ tiêu thụ nước với số lượng lớn, cũng đã mang lại những tác động xấu đến sinh thái và văn hóa – xã hội ở các khu vực nhà máy hoạt động. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước đã dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước và ô nhiễm môi trường nước. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thì 85% lượng chất thải sản phẩm công nghiệp và sinh hoạt con người được đưa thẳng vào môi trường không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nước, và ngày càng trở nên trầm trọng cùng với quá trình hiện đại hóa.

2.4.3. Giải pháp

 Khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia.

Phân loại, hoạch định chiến lược, lập quy hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và bền vững các loại hình tài nguyên chiến lược quan trọng. Xây dựng và thực hiện các chiến lược bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên đất, khoáng sản,

nước, rừng, nguồn lợi thủy sản, năng lượng tái tạo. Nâng cao chất lượng quy hoạch các loại tài nguyên, tính đến các tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý giám sát minh bạch việc sử dụng các loại tài nguyên quốc gia, bảo đảm sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Tham gia sáng kiến minh bạch trong khai thác khoáng sản (EITI). Sớm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống. Chúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Hoạch định chiến lược tìm kiếm, thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên mới, từ bên ngoài. Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược khoáng sản, khoa học công nghệ nhằm tìm kiếm các loại khoáng sản mới. Nghiên cứu sản xuất các loại nguyên, nhiên, vật liệu mới có thể thay thế các loại tài nguyên truyền thống. Nghiên cứu khai thác, phát huy các giá trị sinh thái, cảnh quan, tài nguyên di truyền phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nhất là du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp.

 Ưu tiên sử dụng sản phẩm tái chế Đây là một trong những cách phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất để giúp bảo vệ môi trường hiện nay, với cách này ta có thể tận dụng chất thải để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống. Tái chế rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của rác thải đến môi trường và tài nguyên:

- Bảo vệ môi trường: Rác thải không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm không khí, nước và đất đai. Quá trình phân hủy của rác thải sinh ra khí methane, một loại khí nhà kính có khả năng gây ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Tái chế giúp giảm lượng rác thải chuyển vào bãi rác và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Tái chế giúp tận dụng lại các tài nguyên đã được sử dụng, như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và nhiều loại vật liệu khác. Thay vì khai

Một phần của tài liệu đề tài các vấn đề môi trường có tính toàn cầu và ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế xã hội liên hệ với thực tiễn việt nam (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)