1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài hiện tượng vô cảm ở sinh viên hutech

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM Ở SINH VIÊN HUTECH
Tác giả Sunlight
Người hướng dẫn Th.S Bùi Vĩnh Nghi, Phạm Thị Thu Hương
Trường học Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học ứng dụng
Thể loại Kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 216,06 KB

Nội dung

Lời cam kếtNhóm chúng em “Sunlight” xin cam đoan đề tài: “Hiện tượng vô cảm ở sinh viênHUTECH” là một công trình nghiên cứu độc lập không dưới sự hướng dẫn của giảngviên hướng dẫn Th.S B

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC: CÔNG NGHỆ TP.HCM

—————*****—————

KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN ĐỀ TÀI: “HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM Ở SINH VIÊN HUTECH”

Giảng viên hướng dẫn: : Th.S Bùi Vĩnh Nghi

Trợ giảng: Phạm Thị Thu Hương

Nhóm thực hiện: Sunlight

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8 Năm 2024

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC: CÔNG NGHỆ TP.HCM

Trang 2

KẾT THÚC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài: “HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM CỦA SINH VIÊN HUTECH”

Giảng viên hướng dẫn: : Th.S Bùi Vĩnh Nghi

Trợ giảng: Phạm Thị Thu Hương

Nhóm: Sunlight

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8 Năm 2024

Trang 3

Lời cảm ơn

Kính gửi Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, giảng viên bộ môn Tâm lý học ứng dụng Th.S Bùi Vĩnh Nghi và trợ giảng Phạm Thị Thu Hương

Nhóm “Sunlight” xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn Tâm lý học ứng dụng vào chương trình giảng dạy Điều này đã tạo cơ hội quý báu cho chúng em để tiếp thu kiến thức và phát triển bản thân, đồng thời giúp chúng em hiểu rõ hơn về nội tâm và tâm lý của chính mình cũng như những người xung quanh

Chúng em xin đặc biệt cảm ơn cô Th.s Bùi Vĩnh Nghi và chị Phạm Thị Thu Hương vì

sự nhiệt tình, tận tâm trong việc giảng dạy và hỗ trợ nhóm Bộ môn này không chỉ giúp chúng em mở rộng hiểu biết về tâm sinh lý mà còn trang bị cho chúng em những

kỹ năng thực tế quý giá như lập kế hoạch theo phương pháp SMART, phương pháp 6 chiếc mũ tư duy… Thời gian đồng hành cùng cô và chị thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời, giúp chúng em phát triển kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình, là nền tảng vững chắc cho con đường tương lai của chúng em

Trang 4

Dù vậy, do kiến thức còn hạn chế và khả năng thực tiễn còn non kém, chúng em đã nỗ lực tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận với hết sức mình Chúng em xin kính mong cô

và chị xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em hoàn thiện hơn Chúng em rất mong nhận được phản hồi từ cô và chị

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng, nhóm “Sunlight”

ĐẠI DIỆN NHÓM KÝ TÊN

Trang 5

Lời cam kết

Nhóm chúng em “Sunlight” xin cam đoan đề tài: “Hiện tượng vô cảm ở sinh viên HUTECH” là một công trình nghiên cứu độc lập không dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn Th.S Bùi Vĩnh Nghi và trợ giảng chị Phạm Thị Thu Hương

Đề tài, nội dung báo cáo học phần là sản phẩm mà chúng em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập môn Tâm lý học ứng dụng tại trường Đại học Công Nghệ TPHCM (Hutech) Các số liệu, bảng biểu trong báo cáo phục vụ cho việc phân tích và dẫn dắt đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên dưới các bảng biểu Chúng em xin cam đoan những nội dung được trình bày trong tiểu luận là hoàn toàn đúng sự thật, chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra

Trang 6

ĐẠI DIỆN NHÓM KÝ TÊN

Trang 7

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Lý do chọn đề tài “Hiện tượng vô cảm của sinh viên HUTECH”

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường nghe nhắc đến thuật ngữ "vô cảm" Đây không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ giữa con người với con người, đặc biệt là ở đối tượng sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) Vô cảm không chỉ là một hiện tượng đơn lẻ mà nó đã trở thành một căn bệnh xã hội, đe dọa đến sự gắn kết và phát triển của cộng đồng Việc thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác, trước những bất công trong xã hội đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao con người lại trở nên vô cảm đến vậy?

Trang 8

Những yếu tố tâm lý, xã hội nào đã dẫn đến sự thay đổi này trong hành vi của con người Việc tìm hiểu về nguyên nhân của sự vô cảm sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất con người và từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này

Nghiên cứu về vô cảm không chỉ mang lại giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Bằng cách hiểu rõ về nguyên nhân và hậu quả của sự vô cảm, chúng ta có thể xây dựng những chương trình giáo dục, những hoạt động cộng đồng nhằm cải thiện môi trường học đường và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân

Sự vô cảm đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta Chúng em muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 9

- Mục đích: Định nghĩa rõ ràng và chi tiết về hiện tượng vô cảm trong bối cảnh của sinh viên Điều này giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và thống nhất về vấn đề cần nghiên cứu Tìm hiểu các yếu tố gây ra hiện tượng vô cảm ở sinh viên, chẳng hạn như

áp lực học tập, môi trường sống, các vấn đề tâm lý hoặc xã hội Việc này giúp xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.Xác định mức độ phổ biến của hiện tượng

vô cảm trong cộng đồng sinh viên Đưa ra các biện pháp can thiệp và hỗ trợ giúp sinh viên vượt qua tình trạng vô cảm,

nhằm giúp sinh viên tìm lại động lực và sự tích cực trong cuộc sống Nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề vô cảm giúp sinh viên hiểu và cảm thông với những người xung quanh, từ đó cải thiện khả năng kết nối và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng học đường và ngoài xã hội

- Nhiệm vụ:Nghiên cứu và làm rõ khái niệm vô cảm trong ngữ cảnh sinh viên, xác định các biểu hiện và đặc điểm của thực trạng này Đặt ra các mục cần nghiên cứu cụ thể: phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng vô cảm, đánh giá tác động của nó đối với sinh viên và cộng đồng, và đề xuất giải pháp cải thiện Tìm kiếm và tổng hợp các tài liệu học thuật, báo cáo nghiên cứu và tài liệu liên quan đến tình trạng vô cảm ở sinh

Trang 10

viên Phân tích các nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu có sẵn Thiết kế bảng hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu từ sinh viên về mức độ, nhận thức và nguyên nhân của

vô cảm Tiến hành khảo sát với sinh viên và phân tích thông tin thu được Phân tích tác động của vô cảm đối với sinh viên và cộng đồng từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu với thực tế

1.4 Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu đa nguồn: Sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu

khác nhau (phỏng vấn, quan sát, tham khảo các nguồn tài liệu chính thống trên internet, sách, ) để xây dựng một bức tranh toàn diện về từng trường hợp

- Ngoài ra chúng em còn sử dụng phương pháp điều tra trực tuyến: Tạo các bảng câu hỏi trực tuyến gồm hơn 100 phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu từ một số lượng lớn sinh viên trong thời gian ngắn để có thêm những ý kiến về vấn đề “vô cảm” ở sinh viên để đánh mức độ quan tâm và đưa ra thêm những giải pháp về hiện tượng này

Trang 11

1.4.2 Cơ sở lý luận

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng vô cảm ở sinh viên Hutech.

- Phạm vi nghiên cứu:

trạng, nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp, hậu quả của vấn đề hiện tượng vô cảm

1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:

Trang 12

- Ý nghĩa lý luận:Hiện tượng vô cảm của sinh viên là một vấn đề đáng quan ngại trong xã hội hiện đại Đây không chỉ đơn thuần là sự mất hứng thú hay thiếu sự quan tâm đối với những vấn đề xung quanh mà còn phản ánh sự suy giảm về ý thức xã hội

và trách nhiệm cá nhân

Lý luận về hiện tượng này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố Một trong những nguyên nhân quan trọng là áp lực học tập và cuộc sống quá nặng nề, khiến sinh viên dần mất

đi khả năng cảm nhận và đồng cảm với những tình huống xung quanh Sự cạnh tranh gay gắt trong học tập, sự mong đợi và áp lực từ gia đình, xã hội đều đóng góp vào việc làm tăng sự căng thẳng và giảm sự nhạy cảm của sinh viên đối với những vấn đề xã hội

Bên cạnh đó, công nghệ và sự phát triển của mạng xã hội cũng góp phần làm cho sinh viên dễ bị cô lập và ít quan tâm đến những mối quan tâm xã hội Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin và áp lực từ các nền tảng mạng xã hội có thể làm mất đi sự tập trung của sinh viên vào những vấn đề thực tế và ý nghĩa

Trang 13

- Ý nghĩa thực tiễn:Hiện tượng vô cảm của sinh viên không chỉ là một vấn đề lý luận

mà còn mang ý nghĩa rất thực tiễn trong xã hội hiện đại Đây là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm của sự nhạy cảm xã hội và khả năng đồng cảm trong thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến cả môi trường học tập và xã hội lớn

Trên hành trình học tập, sinh viên thường đối mặt với áp lực lớn từ nhiều phía: gia đình, xã hội và bản thân Sự cạnh tranh gay gắt trong học tập và mong đợi về thành tích cá nhân có thể khiến họ chìm sâu vào việc chỉ tập trung vào việc học mà bỏ qua những mối quan tâm xã hội Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự vô cảm, khi sinh viên không còn có đủ tâm trí hay thời gian để quan tâm đến những vấn

đề xung quanh, từ những vấn đề nhỏ nhất trong gia đình đến những vấn đề lớn hơn là

xã hội

Trang 14

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 15

III KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các lý thuyết và dữ liệu thực tiễn, bài tiểu luận này không chỉ tìm hiểu định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng vô cảm ở sinh viên HUTECH, mà còn đánh giá các hậu quả tiềm tàng và đề xuất các giải pháp khả thi để giảm thiểu tình trạng này Các giải pháp được đề xuất

Trang 16

dựa trên các phương pháp giáo dục tâm lý, cải thiện môi trường học đường, và tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động xã hội

Tài liệu tham khảo

-Ryu Murakami (2017), Xuyên thấu, Nxb Văn học.

-Ilse Sand (2021), Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm, Nsb Lao động

-Võ Minh Tuấn (2010), “Vô cảm và sự lệch trục nhân cách”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2

- Ban thời sự (2022), Bệnh vô cảm len lỏi trong giới trẻ thời đại số, trên trang

Trang 17

- Huy Linh và nhóm PV, BTV (2023), Hiệu trưởng ĐH Sư phạm mong giáo viên

tương lai không thờ ơ và vô cảm, trên trang

26/07/2024)

- Ths Nguyễn Văn Công (2016), Cách “chữa bệnh” vô cảm cho học sinh, trên trang

- Hà Linh (2022), Báo động học sinh thờ ơ, vô cảm trong cuộc sống thật nhưng lại

thích sống ảo, câu like, trên trang

cập ngày 25/07/2024)

- Bùi Tấn An (2023), Dẫn chứng về sự thờ ơ, vô cảm, trên trang

25/07/2024)

Trang 18

- Mai Xuân Đạt (2024), Đừng để “thờ ơ, vô cảm” trở thành căn bệnh “ung thư tâm

hồn” ở thế hệ trẻ, trên trang

ngày 25/07/2024)

- Nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh

(2012).Sự vô cảm của giới trẻ (Tiểu luận), trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP

Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Trịnh Thị Kim Ngọc(2013), “Hiện tượng vô cảm trong xã hội - Vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc” Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, số 23

Phụ lục (chưa có)

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w