1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI HIỆN TƯỢNG LỢI ÍCH NHÓM VÀ TƯ BẢN THÂN HỮU QUA CÁC VỤ ÁN KINH TẾ / THAM NHŨNG LỚN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

···☼···🙜 ···

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINĐỀ TÀI:

HIỆN TƯỢNG LỢI ÍCH NHÓM VÀ TƯ BẢN THÂN HỮU

QUA CÁC VỤ ÁN KINH TẾ / THAM NHŨNG LỚN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM

1 Võ Ngọc Triều 2213614 Chương I, phần 1.1, 1.2, 1.3,

4 Trần Trung Hải 22 Chương I, phần 1.4, 1.5, phần

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Đối tượng nghiên cứu 1

3 Các nội dung xác định khi nghiên cứu 1

4 Bố cục tổng quát của đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ LỢI ÍCH NHÓM VÀ TƯ BẢN THÂN HỮU 3

1.1 Nguyên nhân hình thành và đặc điểm kinh tế cơ bản Chủ nghĩa tư bản độc quyền 3

1.1.1 Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền 3

1.1.2 Đặc điểm kinh tế cơ bản Chủ nghĩa tư bản độc quyền 4

1.2 Lợi ích nhóm (Interest Group) 4

1.3 Tư bản thân hữu (Crony Capitalism) 5

1.4 Khái quát về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam 7

1.5 Khung phân tích 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC VỤ ÁN KINH TẾ/THAM NHŨNG LỚN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2022 9

2.1 Tổng quan các vụ án kinh tế/tham nhũng: số lượng vụ, số lượng bị cáo, mức độ hìnhphạt, mức độ thiệt hại về kinh tế - xã hội 9

2.1.1 Đại án Vạn Thịnh Phát 9

2.1.2 Đại án Việt Á 10

2.1.3 Vụ án Chuyến bay giải cứu 11

2.2 Phân tích lợi ích nhóm và tư bản thân hữu trong các vụ án kinh tế/tham nhũng lớn: chủ thể tham gia, hình thức thực hiện, lĩnh vực/ngành thường phát sinh 11

2.3: Đánh giá chung: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân: 13

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG LỢI ÍCH NHÓM VÀ TƯ BẢN THÂN HỮU 15

3.1 Quan điểm, định hướng của Đảng, Tổng Bí thư: 15

3.2 Kinh nghiệm quốc tế: 18

3.2.1 Kinh nghiệm chống tham nhũng tại Trung Quốc: 18

3.2.2 Kinh nghiệm chống tham nhũng tại Hàn Quốc: 19

3.2.3 Kinh nghiệm chống tham nhũng tại Nhật Bản: 20

3.2.4 Kinh nghiệm cho Việt Nam: 22

3.3 Các nhóm giải pháp: 23

Tài liệu Tham khảo 25

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trên bản đồ thế giới việt nam là một đất nước có nền kinh tế và chính trị phát triển nhanh chóng và ổn định Tuy nhiên tại việt nam còn nhiều vấn đề làm ảnh hưởng, kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế, chính trị Hiện tượng lợi ích nhóm và tư bản thân hữu được coi như là nguyên nhân gây nên hiện tượng tham nhũng Hiện tượng tham nhũng không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn là một vấn đề lớn của toàn thế giới

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn nỗ lực trong việt phòng chống tham nhũng Chúng ta đã phát hiện và xử phạt hàng loạt vụ án tham nhũng, trong đó có nhiều vụ án với tổng số tiền tham nhũng lên đến hàng trăm tỷ đồng như: “Đại án chuyến bay giải cứu”, “Đại án Vạn Thịnh Phát”, “Đại án Việt Á”,… các vụ đại án khi được phát hiện và xét xử đã làm xôn xao dư luận, trong đó có những cá nhân phải nhận mức hình phạt cao nhất đó là tử hình Các vụ án tham nhũng không chỉ làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, bộ máy chính trị, xa hơn còn làm lung lay đến niềm tin của nhân dân vào sự dẫn dắt của Đảng và nhà nước.

Vấn đề phòng chống tham nhũng là một vấn đề được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay, là một vấn đề cấp thiết cho việc phát triển nền kinh tế và chính trị của nước ta Vì vậy mà chúng em quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hiện tượng lợi ích nhóm và tư bản thân hữu qua các vụ án kinh tế / tham nhũng lớn ở Việt Nam hiện nay”.

2 Đối tượng nghiên cứu

Các cá nhân, tổ chức liên quan: Các cá nhân hoặc tổ chức bị cáo buộc hoặc

liên quan trực tiếp đến các vụ án tham nhũng lớn Các cá nhân có thể là các nhà quản lý, quan chức, doanh nhân, và những người có thế lực trong cơ quan chính phủ.

Cộng đồng, xã hội: Ảnh hưởng của các vụ án tham nhũng đến cộng đồng xã

hội gân nên các hậu quả về kinh tế, tài chính, môi trường,…gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội nói chung và của nhân dân nói riêng.

Trang 5

3 Các nội dung xác định khi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong nhiều lĩnh vực

như kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức,…thông qua việc tìm hiểu giải quyết các vụ án kinh tế/ tham nhũng tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ vai trò của Kinh tế Chính trị

Mác-Lênin trong việc tìm hiểu ảnh hưởng của hiện tượng lợi ích nhóm và tư bản thân hưu đến sự phát triển của nền kinh tế và chính trị của nước ta.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện

chứng và các phương pháp nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.

4 Bố cục tổng quát của đề tài

Đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và khung phân tích về lợi ích nhóm và tư bản thân hữu Nhiệm vụ bao gồm:

Chương 2: Phân tích các vụ án kinh tế/tham nhũng lớn ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2022 Nhiệm vụ bao gồm:

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hạn chế hiện tượng lợi ích nhóm và tư bản thân hữu Nhiệm vụ bao gồm:

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ LỢI ÍCH NHÓM VÀ TƯ BẢN THÂN HỮU

1.1 Nguyên nhân hình thành và đặc điểm kinh tế cơ bản Chủ nghĩa tư bản độc quyền1.1.1 Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Phát triển của Tư bản: Chủ nghĩa tư bản độc quyền bắt nguồn từ sự phát triển

của hệ thống sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thường là nền nông nghiệp tự cung tự cấp, trong đó mọi người sản xuất các mặt hàng để sử dụng riêng cho gia đình hoặc cộng đồng Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện sản xuất trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi vốn đầu tư lớn Điều này dẫn đến sự cần thiết phải tập trung vốn và tư bản vào các doanh nghiệp để có thể sản xuất hàng loạt, hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường Sự tập trung vốn và tư bản trong tay một số ít người dẫn đến sự bất bình đẳng về tài nguyên sản xuất giữa các giai cấp xã hội Từ đó, tạo nên sự chia rẽ sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Phân công lao động và sự mở rộng của thị trường: Sự phân công lao động và

mở rộng của thị trường làm cho nền kinh tế trở nên phức tạp hơn và đa dạng hóa Các doanh nghiệp cần nguồn lao động để sản xuất hàng hóa và người lao động cần một nơi làm việc để kiếm thu nhập Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và giữa các giai cấp xã hội trở nên khốc liệt hơn, dẫn đến sự tích tụ tư bản và sự tập trung vốn Các doanh nghiệp cần có vốn để có thể mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ, và chiến lược tiếp cận thị trường Điều này dẫn đến việc tư bản và quyền sở hữu tư bản tập trung vào tay một số ít người, tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Trang 7

Tóm lại, sự phát triển của tư bản và cạnh tranh trong hệ thống sản xuất hàng hóa là hai yếu tố chính dẫn đến sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng và chia rẽ trong xã hội.

1.1.2 Đặc điểm kinh tế cơ bản Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Tư bản độc quyền: Các phương tiện sản xuất như đất đai, máy móc, nhà máy

và nguồn lực khác được tập trung trong tay một số ít cá nhân hoặc tập đoàn lớn Điều này dẫn đến sự tập trung quyền lực và kiểm soát về sản xuất trong tay các nhóm người giàu có và quyền lực, trong khi phần lớn người lao động không có quyền kiểm soát hoặc tham gia quản lý quyết định trong quá trình sản xuất.

Chia rẽ giai cấp: Xã hội Chủ nghĩa tư bản độc quyền được chia thành hai giai

cấp chủ yếu là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Giai cấp tư sản là những người sở hữu tư sản, tức là các phương tiện sản xuất và nguồn lực kinh tế Trong khi đó, giai cấp công nhân là những người phải bán sức lao động của mình để kiếm sống Sự chia rẽ giữa hai giai cấp này là một trong những đặc điểm cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền, và nó thường dẫn đến một mức độ bất bình đẳng xã hội cao

Tích tụ và tập trung vốn: Quá trình tích tụ vốn và tập trung vốn là đặc điểm cơ

bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền Các doanh nghiệp và cá nhân giàu có thường có khả năng tích lũy vốn từ lợi nhuận sản xuất và đầu tư lại vào sản xuất hoặc các lĩnh vực khác để tạo ra lợi nhuận cao hơn Điều này dẫn đến sự tăng trưởng không đồng đều giữa các phân khúc xã hội và sự giàu có tập trung vào tay một số ít cá nhân hoặc tập đoàn lớn Sự tập trung vốn này có thể tạo ra một chu trình phát triển không cân đối và gây ra nhiều vấn đề liên quan đến bất bình đẳng và không công bằng trong xã hội.

1.2 Lợi ích nhóm (Interest Group)

Khái niệm: Lợi ích nhóm, hoặc được gọi là Interest Group là một khái niệm

được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế chính trị để mô tả những tập đoàn người dùng hoặc đối tượng chung có lợi ích chung và cố gắng ảnh hưởng đến quyết định chính trị để bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích của họ.

Lợi ích nhóm trong ngữ cảnh kinh tế chính trị:

Trang 8

Đặc điểm chung: Lợi ích nhóm thường bao gồm những người có lợi ích chung

trong một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như người tiêu dùng muốn có giá cả hợp lý cho sản phẩm, ngành công nghiệp muốn bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong ngành, hoặc các tổ chức xã hội muốn cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng.

Mục tiêu chung: Mục tiêu của lợi ích nhóm là đảm bảo rằng các quyết định chính trị và chính sách hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của họ Điều này có thể bao gồm việc đề xuất hoặc phản đối các quyết định chính sách, thúc đẩy các biện pháp chính sách mới hoặc thay đổi quy định hiện tại để phản ánh nhu cầu của lợi ích nhóm

Phương tiện ảnh hưởng: Lợi ích nhóm có thể sử dụng nhiều phương tiện để

ảnh hưởng đến quyết định chính trị, bao gồm việc tham gia chiến dịch chính trị, tài trợ các ứng cử viên hoặc các chương trình chính sách để thu hút sự chú ý và ủng hộ từ các quan chức chính phủ.

Bảo vệ quyền lợi: Lợi ích nhóm thường tổ chức để bảo vệ và cải thiện điều kiện

kinh tế và xã hội cho thành viên của họ Chẳng hạn, các nhóm người tiêu dùng có thể đấu tranh cho quyền lợi bảo vệ người tiêu dùng, trong khi các ngành công nghiệp có thể tổ chức để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Phân tích và nghiên cứu: Trong lĩnh vực kinh tế chính trị, nghiên cứu về lợi ích

nhóm thường tập trung vào việc phân tích cách những nhóm này ảnh hưởng đến quyết định chính trị và tạo ra ảnh hưởng trong xã hội Điều này giúp hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các lợi ích nhóm và cách chúng tác động đến quyết định chính trị.

1.3 Tư bản thân hữu (Crony Capitalism)

Khái niệm: Tư bản thân hữu, hay còn gọi là Crony Capitalism, là một mô hình

kinh tế trong đó sự thành công kinh tế không chỉ dựa trên sự cạnh tranh và khả năng sáng tạo, mà còn dựa vào mối quan hệ cá nhân và sự giao thiệp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính phủ.

Đặc điểm của Tư bản thân hữu:

Mối quan hệ giao thiệp: Trong mô hình tư bản thân hữu, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và quan chức chính phủ thường được xem xét là quan trọng và đôi khi

Trang 9

là không công bằng Có thể xuất hiện sự "đánh đổi lợi ích" giữa các doanh nghiệp và quan chức, khi mà quan hệ cá nhân và lợi ích tư bản có thể ảnh hưởng đến quyết định chính sách và phân phối tài nguyên.

Ưu tiên cho doanh nghiệp lớn: Trong mô hình tư bản thân hữu, hệ thống thường ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn và có quan hệ mạnh mẽ với chính phủ Điều này tạo ra một môi trường không cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và mới nổi, khi mà các doanh nghiệp lớn có thể sử dụng quyền lợi của họ để định hình chính sách và quyết định của chính phủ theo hướng lợi ích của họ.

Quan hệ cá nhân quyết định quyết sách: Trong tư bản thân hữu, sự quyết định về chính sách và quyền lực thường được đưa ra dựa trên mối quan hệ cá nhân hơn là dựa trên nguyên tắc công bằng và hiệu suất kinh tế Điều này có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch và trách nhiệm trong quyết định chính sách, khi mà các quyết định có thể không được đánh giá dựa trên tiêu chí khách quan và các quy trình quyết định không được thực hiện một cách công bằng.

Quyền lực tập trung: Tư bản thân hữu tạo điều kiện cho việc tập trung quyền lực trong tay một số ít doanh nghiệp và giai cấp Điều này dẫn đến sự không công bằng trong xã hội và kinh tế, khi mà các tổ chức và cá nhân giàu có có thể sử dụng quyền lực của họ để áp đặt ý kiến và lợi ích của mình lên cộng đồng Sự tập trung quyền lực không chỉ làm mất cân bằng trong cơ cấu quyền lực mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ra quyết định và phân phối tài nguyên.

Thiếu minh bạch và trách nhiệm: Trong môi trường tư bản thân hữu, các quyết định và giao dịch thường không được tiến hành một cách minh bạch và công khai Điều này tạo ra một môi trường thiếu minh bạch và trách nhiệm, làm giảm khả năng công bằng và minh bạch trong quản lý tài nguyên và quyết định chính sách Sự thiếu minh bạch cũng tạo điều kiện cho sự lạm dụng quyền lực, khi mà các tổ chức và cá nhân có thể tận dụng sự không rõ ràng để thúc đẩy lợi ích cá nhân.

Tình trạng thị trường chênh lệch: Trong môi trường tư bản thân hữu, thị trường thường không công bằng và chênh lệch Các doanh nghiệp có mối quan hệ mạnh mẽ với chính phủ thường được ưu tiên và thiên vị, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn hơn trong việc tiếp cận tài nguyên và thị

Trang 10

trường Sự chênh lệch này không chỉ làm mất cân bằng trong cạnh tranh mà còn làm suy giảm sự đa dạng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nguy cơ tham nhũng cao: Mô hình tư bản thân hữu thường đi kèm với nguy cơ tham nhũng cao, khi mà quyền lực và tài nguyên tập trung vào một số ít cá nhân và tổ chức Sự tập trung quyền lực và tài nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng, khi mà các cá nhân và tổ chức có thể sử dụng quyền lực của họ để đạt được lợi ích cá nhân một cách phi lý và không minh bạch Điều này không chỉ gây tổn thất cho nền kinh tế mà còn làm suy yếu lòng tin và sự ổn định của xã hội.

Do đó, tư bản thân hữu thường được coi là đối lập với tư bản tự do, trong đó công bằng và cạnh tranh công bằng được đặt lên hàng đầu Mô hình này thường gặp trong các hệ thống kinh tế mà quan hệ cá nhân và quyền lực chính trị có vai trò quan trọng trong việc định hình nền kinh tế.

1.4 Khái quát về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam

Tham nhũng là một vấn đề lớn không chỉ tại Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội: Tham nhũng diễn ra ở nhiều hình thức, ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế, Pháp luật,…

- Nhờ có sự cố gắng, quyết liệt của Đảng và các tổ chức cơ quan Nhà nước, mà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc chống tham nhũng:

+ Theo Báo cáo chỉ số tham nhũng (CPI) với thang điểm từ 0-100(trong đó điểm 0 thể hiện mức độ cảm nhận tham nhũng cao nhất và 100 là mức độ cảm nhận tham nhũng thấp nhất) do tổ chức Minh bạch Quốc Tế (TI) công bố: Năm 2020 là 36/100 điểm và xếp hạng 104/180 quốc gia, năm 2022 là 42/100 điểm và xếp hạng 77/180 Quốc Gia, Năm 2023 là 41/100 điểm và xếp hạng 83/180 Quốc Gia [1]

+ Nhờ có sự quyết liệt của Đảng và nhà nước mà nhiều vụ đại án tham nhũng được vạch trần và đưa ra ánh sáng như: Vụ án Việt Á, Vạn Thịnh Pháp, đại án Chuyến Bay giải cứu,… Các đại án gây lên nhiều bức xúc cho người dân, các đại án có sự tham gia của nhiều cá nhân làm việc tại các cơ quan nhà nước với mức thiệt lên đến hàng trăm tỉ đồng, đặt biệt nhất là đại án chuyến bay giải cứu khi cả nước đang căng mình chống đại dịch thì những cá nhân có quyền hạn chức vụ để đầu cơ trục lợi cho bản thân

- Mặt dù đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phòng chống tham nhũng những nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa đạt được:

Trang 11

+ Bên cạnh những vụ án tham nhũng được đưa ra ánh sáng vẫn còn nhiều vụ tham nhũng vẫn còn khuất mình trong bóng tối làm nhũng nhiễu nền kinh tế, bộ máy nhà nước

+ Tuy tổng tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng được thu hồi đạt hơn 20.000 tỷ đồng nhưng vẫn còn số lượng nhiều chưa thu hồi được hoặc đã bị đưa ra nước ngoài.

+ Tình trạng tham nhũng vặt còn diễn ra phổ biến, nhiều cán bộ gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp để đòi phí bôi trơn trong các hoạt động liên quan liên quan đến pháp luật làm kìm hãm khiến nền kinh tế khó phát triển.

1.5 Khung phân tích

TƯ BẢN THÂN HỮULỢI ÍCH NHÓM

Trang 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC VỤ ÁN KINH TẾ/THAM NHŨNG LỚN Ở VIỆT NAM GIAIĐOẠN 2000 - 2022

2.1 Tổng quan các vụ án kinh tế/tham nhũng: số lượng vụ, số lượng bị cáo, mức độ hìnhphạt, mức độ thiệt hại về kinh tế - xã hội

2.1.1 Đại án Vạn Thịnh Phát

- Tổng quan: Vụ án Vạn Thịnh Phát là một vụ án kinh tế nghiêm trọng liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất của Việt Nam Vụ án được khởi tố vào tháng 10 năm 2023, với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản và rửa tiền.

- Số lượng bị cáo: 86 bị can đối với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan bị truy tố về 6 tội danh.

- Mức độ hình phạt:

+ 13 người bị truy tố ở khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình, gồm có bà Trương Mỹ Lan và 11 đồng phạm bị truy tố về tội Tham ô tài sản.

+ Bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc NHNN, đối mặt khung hình phạt tử hình khi bị truy tố tội Nhận hối lộ.

+ Bà Trương Mỹ Lan đối mặt thêm hai tội danh khác là Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng + Một số trường hợp không bị xử lý hình sự nhưng bị xử lý nghiêm bằng

kỷ luật đảng và xử lý hành chính - Mức độ thiệt hại về kinh tế - xã hội:

+ Có đến 42.000 bị hại là các nhà đầu tư mua trái phiếu bị lừa tổng là 30.000 tỷ đồng

+ Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của SCB Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh số tiền lãi hơn 129.372 tỷ đồng, đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng cho

Trang 13

+ So sánh với GDP của năm 2023 của Việt Nam đạt khoảng 10.221.800 tỷ đồng, số tiền bà Lan và cộng sự đã rút từ SCB tương đương hơn 10% GDP năm 2023, gây thiệt hại lớn đối với kinh tế nước nhà.

2.1.2 Đại án Việt Á

- Tổng quan: vụ án hình sự điển hình về "tham nhũng có hệ thống”, đặc biệt nghiêm trọng về các tội: vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC các tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan Cụ thể liên quan đến hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất.

- Số lượng vụ án, số lượng bị cáo: 30 vụ án liên quan với 107 bị can tại 25 địa phương, đơn vị.

- Mức độ hình phạt:

+ Tuyên mức án cho 38 bị cáo, có đến 37/38 bị cáo được tuyên mức án dưới khung truy tố Ông Nguyễn Thanh Long 18 năm tù về tội nhận hối lộ, ông Chu Ngọc Anh 3 năm tù và ông Phan Công Tạc 3 năm tù, ông Nguyễn Huỳnh 9 năm tù Hai cựu vụ trưởng của Bộ Y tế gồm Nguyễn Minh Tuấn 8 năm tù và Nguyễn Nam Liên bị tuyên phạt 7 năm tù + Truy tố với các tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả

nghiêm trọng", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".

+ Kỷ luật Đảng với các tổ chức, cá nhân tại các Bộ, ngành trung ương, các tỉnh, địa phương.

- Mức độ thiệt hại về kinh tế - xã hội:

Trang 14

+ Các bị can gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỷ đồng, làm lũng đoạn Nhà nước

+ Gây tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

+ Ảnh hưởng đến người dân Việt Nam, cụ thể người dân đã phải sử dụng kit đội giá lên đến 45% và vẫn chưa biết chất lượng của nó có bảo đảm hay không.

2.1.3 Vụ án Chuyến bay giải cứu

- Tổng quan: đây là bê bối nhận hối lộ để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 năm 2020 và 2021, xảy ra tại các cơ quan chính phủ Việt Nam

- Số lượng bị cáo: 54 bị can - Mức độ hình phạt:

+ Thi hành kỷ luật Đảng với các quan chức, tổ chức nhà nước, trong đó nặng nhất là khai trừ khỏi Đảng với nhiều cá nhân.

+ Trong số 54 bị cáo, TAND TP Hà Nội đã tuyên 4 án chung thân và thấp nhất là 15 tháng tù, cho hưởng án treo.

+ Truy tố với các tội danh “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ", “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", ‘’Môi giới hối lộ’’, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

- Mức độ thiệt hại về kinh tế - xã hội:

+ Nhiều người phải mua vé rất đắt và thủ tục rườm rà

+ Các bị cáo đã trục lợi với số tiền hàng trăm tỉ đồng và hàng trăm ngàn USD.

+ Gây ảnh hưởng tới niềm tin của người dân đối với chính phủ Việt Nam kể từ sau đại dịch COVID-19

Trang 15

2.2 Phân tích lợi ích nhóm và tư bản thân hữu trong các vụ án kinh tế/tham nhũng lớn: chủthể tham gia, hình thức thực hiện, lĩnh vực/ngành thường phát sinh.

- Chủ thể tham gia:

+ Các quan chức chính phủ và quan chức địa phương: lợi dụng quyền lực và

chức vụ của mình để chiếm đoạt tài sản, nhận hối lộ, tạo ra các cơ hội kinh doanh không công bằng để thu lợi cá nhân.

+ Doanh nghiệp, doanh nhân và nhà đầu tư: sử dụng mối quan hệ móc nối và gây ảnh hưởng để đạt được ưu đãi, nhận các hợp đồng công việc hoặc đầu tư vào các dự án có lợi nhuận cao mà không tuân thủ quy trình cạnh tranh công bằng.

- Hình thức thực hiện:

+ Tham ô tài sản: người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… đã lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… mà mình có trách nhiệm quản lý.

+ Hối lộ: đưa tiền, hoặc vật phẩm có giá trị, hoặc những lợi ích vật chất hoặc tinh thần, hoặc những thứ khác không hợp lệ, trái quy định để được giúp đỡ ưu tiên nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

+ Lừa đảo và gian lận: Sử dụng các biện pháp gian lận trong giao dịch tài chính, kế toán hoặc hợp đồng để đạt lợi ích cá nhân.

- Lĩnh vực/ Ngành thường phát sinh: Các vụ án tham nhũng và tội phạm kinh tế thường xảy ra trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề:

+ Kinh doanh và thương mại: Trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp có thể tận dụng mối quan hệ và sự ảnh hưởng của họ để đạt được lợi ích cá nhân hoặc nhóm, bao gồm việc sử dụng quyền lực và tiền bạc để làm ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh, thị trường và chính sách.

+ Chính trị và hành chính: Các quan chức có thể lạm dụng quyền lực của họ bao gồm nhận hối lộ, gian lận trong bầu cử và quản lý tài sản công.

Ngày đăng: 11/04/2024, 11:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w