1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân tình hình lao động và việc làm ở việt nam hiện nay

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ (8)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân (8)
      • 1.1.1. Khái niệm (8)
      • 1.1.2. Đặc điểm (10)
    • 1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (11)
    • 1.3. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (13)
      • 1.3.1. Điều kiện khách quan (13)
      • 1.3.2. Điều kiện chủ quan (15)
  • Chương 2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (18)
    • 2.1. Khái quát tình hình lao động, việc làm (18)
      • 2.1.1. Những dấu hiệu tích cực (18)
      • 2.1.2 Những điểm hạn chế (19)
    • 2.2. Thị trường lao động, việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra (20)
      • 2.2.1. Trong giai đoạn hiện nay (20)
        • 2.2.1.1. Lực lượng lao động (0)
        • 2.2.1.2. Lao động đang làm việc (22)
        • 2.2.1.3. Lao động thiếu việc làm (24)
        • 2.2.1.4. Thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (26)
        • 2.2.1.5. Lao động làm công việc tự sản, tự tiêu (28)
    • 2.3. Đề xuất giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian tới (31)
  • KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ

Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân

C Mác và Ph Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp… Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giai cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại Ngoài ra, các ông còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp như: công nhân khoáng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp… hình ảnh k phù hợp vì mình đang nói gccn trên thế giới thế kỉ 19

Bác Hồ với cán bộ, công nhân Xưởng Cơ khí, Nhà máy Gang thép Thái

Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, xong giai cấp công nhân được các nhà kinh điển xác định theo hai phương diện cơ bản:

Về phương diện kinh tế - xã hội

Là sản phẩm và chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo ta những tiền đề của cải vật chất cho xã hội mới.

Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, C Mác và Ph Ăngghen chỉ rõ: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng người công nhân phải phục vụ máy móc”. Theo C Mác và Ph Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại.

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, các ông nhấn mạnh: “các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” và “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy… Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.

Về phương diện chính trị - xã hội

Từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản phẩm xã hội của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã hội có “điều kiện tồn tại dựa trên cơ sở chế độ làm thuê” Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, “giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống” C Mác và Ph Ăngghen chỉ rõ, đó là giai cấp của những người lao động không có sờ hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư Đối diện với nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán sức lao động của mình để kiếm sống Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản “Những công nhân ấy,buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác, vì thế, họ phải hịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ như nhau”.

Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Mâu thuẫn cơ bản này thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Lao động sống của công nhân là nguồn gốc của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư Mâu thuẫn đó cho thấy tính chất đối kháng không thể điều hòa giữa giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và trong chế độ tư bảng chủ nghĩa.

Từ phân tích trên, theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới Toàn bộ bài hạn chế xuống dòng, gom chung thành 1 đoạn lớn

Nghiên cứu giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) từ phương diện kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội trong chủ nghĩa tư bản, C Mác và Ph Ăngghen đã không những đưa lại quan niệm khoa học về giai cấp công nhân mà còn làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng của nó với tư cách là một giai cấp cách mạng có sứ mệnh lịch sử thế giới.

Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao gồm: Toàn bộ bài hạn chế xuống dòng, gom chung thành 1 đoạn lớn Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa.

Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền sản xuất đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.

Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp Đó là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để.

Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo cách mạng.

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cộng sản chủ nghĩa văn minh Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C. Mác đã viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại” Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên ba nội dung cơ bản:

Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, giai cấp công nhân cũng là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội Bằng cách đó, giai cấp công nhân tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới.

Công nhân dây chuyền lắp ráp tại nhà máy của hãng Ford Motor Company ở

Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng, tiêu biểu cho lợi ích của toàn xã hội Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu Nó phấn đấu cho lợi ích chung của toàn xã hội Nó chỉ tìm thấy lợi ích chân chính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của xã hội Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân thông qua quá trình công nghiệp hóa và thực hiện

“một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Trên thực tế, hầu hết các nước chủ nghĩa xã hội lại ra đời từ phương thức phát triển rút ngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Do đó, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình về nội dung kinh tế, giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất (vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển trong quá khứ), thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời.

Nội dung chính trị - xã hội

Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình, do mình làm chủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế và văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp quyền, quản lý kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Nội dung văn hóa, tư tưởng

Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động; công bằng; dân chủ; bình đẳng và tự do Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư còn sót lại của các hệ tư tưởng cũ Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đực và lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặt ra đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại.

Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Khẳng định tính tất yếu khách quan sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C. Mác và Ph Ăngghen đã nêu rõ: “Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm:

Thứ nhất, do địa vị kinhh tế của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân là con đẻ, sản phẩm của nền đại công nghiệp, có tính xã hội hóa ngày càng cao, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại Vì thế, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại.

Do lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại, giai cấp công nhân là người sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội, làm giàu cho xã hội, có vai trò quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế quy định giai cấp công nhân là lực lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay mình, chuyển từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó” Giai cấp công nhân trở thành đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là lực lượng duy nhất có đủ điều kiện để tổ chức và lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội mới, không còn chế độ người áp bức, bóc lột người.

Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định.

Là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội, nhưng trong chủ nghĩa tư bản giai cấp công nhân không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, phải bán sức lao động để kiếm sống, bị bóc lột nặng nề, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản và thống nhất với lợi ích cơ bản của đa số nhân dân lao động.

Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng như: tính tổ chức và kỷ luật, tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng xã hội Những phẩm chất ấy của giai cấp công nhân được hình thành từ chính những điều kiện khách quan, được quy định từ địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội của nó trong nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của nó Giai cấp công nhân được trang bị lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác – Lênin, có đội tiền phong là Đảng Cộng sản dẫn dắt.

Tóm lại, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiện bởi nó là giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Giai cấp công nhân là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử - đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Hoàn toàn không phải vì nghèo khổ mà giai cấp công nhân là một giai cấp cách mạng. Tình trạng nghèo khổ của giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là hậu quả của sự bóc lột, áp bức mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản tạo ra đối với công nhân, đó là trạng thái mà cách mạng sẽ xóa bỏ để giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng xã hội.

Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng.

Thông qua sự phát triển này có thể thấy sự lớn mạnh của giai cấp công nhân cùng với quy mô phát triển của nền sản xuất vật chất hiện đại trên nền tảng của công nghiệp, của kỹ thuật và công nghệ.

Sự phát triển về số lượng phải gắn liền với sự phát triển về chất lượng của giai cấp công nhân hiện đại, đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình Chất lượng giai cấp công nhân phải thể hiện ở trình độ trưởng thành về ý thức chính trị của một giai cấp cách mạng, tức là tự giác nhận thức được vai trò và trọng trách của giai cấp mình đối với lịch sử, do đó giai cấp công nhân phải được giác ngộ về lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Là giai cấp đại diện tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, chất lượng của giai cấp công nhân còn phải thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là trong điều kiện hiện nay Để phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng, theo chủ nghĩa Mác – Lênin phải đặc biệt chú ý đến hai biện pháp cơ bản: 1) Phát triển công nghiệp - “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết”;

2) Sự trưởng thành của Đảng Cộng sản – hạt nhân chính trị quan trọng của giai cấp công nhân.

Chỉ với sự phát triển về số lượng và chất lượng, đặc biệt về chất lượng, giai cấp công nhân mới có thể thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp cách mạng.

Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học, tức chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.

V.I.Lênin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Moskva trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, 7-11-1918

Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trong nhất của Đảng, làm cho Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp Đảng Cộng sản đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và xã hội Sức mạnh của Đảng không chỉ thể hiện ở bản chất giai cấp công nhân mà còn ở mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, với đông đảo quần chúng lao động trong xã hội, thực hiện cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo để giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.

Ngoài hai điều kiện thuộc về nhân tố chủ quan nêu trên, chủ nghĩa Mác – Lênin còn chỉ rõ: để cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đi tới thắng lợi, phải có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác do giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo Đây cũng là một điều kiện quan trong không thể thiếu để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Khái quát tình hình lao động, việc làm

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn, năm 2023 tại Việt Nam đã chứng kiến sự tiến bộ tích cực GDP tăng so với cùng kỳ năm trước và lực lượng lao động cũng đang tăng trong năm 2023 Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Các yếu tố tiêu cực kéo dài như đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraine và suy giảm tổng cầu thế giới đang tác động đồng thời.

Trong nước, lực lượng lao động đã tăng từ quý trước và so với cùng kỳ năm trước, nhưng tỷ lệ thất nghiệp và người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đã tăng so với quý trước Tình trạng hàng trăm nghìn người lao động bị sa thải, nghỉ việc, hoặc mất việc ở các doanh nghiệp đã bắt đầu từ quý IV/2022 và kéo dài đến quý II/2023 Có dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang phục hồi, nhưng phục hồi chưa bền vững.

Bỏ toàn bộ phía dưới, viết lại khái quát trên thế giới nói chung và việt nam nói riêng, mục này không chia ra tích cực, tiêu cực

2.1.1 Những dấu hiệu tích cực

Thị trường lao động, việc làm có những tín hiệu tích cực kể từ sau quý III/2021 khi dịch Covid-19 bùng phát :

1 Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2023 ước tính là 52,3 triệu người, tăng 107,1 nghìn người so với quý trước và tăng 698,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,3 triệu người, tăng 867 nghìn người.

2 Lao động có việc làm tính chung 6 tháng đầu năm, lao động có việc làm là 51,2 triệu người, tăng 902 nghìn người lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm trái lại khu vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng và khu vực dịch vụ cũng có xu hướng tăng.

3 Tính đến hết quý II/2023, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng nhẹ so với quý trước.

4 Thu nhập bình quân của lao động có xu hướng giảm trong năm 2023 nhưng nếu so với thu nhập bình quân của lao động năm 2022 thì vẫn có sự gia tăng nhẹ.

5 Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam thường dao động ở mức 4% Tỷ lệ này tăng rất nhanh từ thời điểm quý I/2020 và đạt mức cao kỷ lục là 10,4% vào quý III/2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Khi các hoạt động kinh tế – xã hội được khôi phục, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm nhanh từ 10,4% xuống còn 3,9% vào quý IV/2022 Tỷ lệ này có dấu hiệu tăng trở lại vào quý I/2023 (4,5%) và giữ mức 4,3% vào quý II/2023 (tương ứng với khoảng 2,2 triệu người).Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, số lao động không sử dụng hết tiềm năng là 2,3 triệu người, giảm gần 0,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 4,4%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

6 Lao động tự tiêu tự sản giảm liên tục từ quý III/2021 đến nay Vào năm 2021 do đại dịch covid nên lao động rời bỏ thành thị để trở về nông thôn làm các công việc tự sản tự tiêu Sau khi mở cửa kinh tế, lao động làm công việc tự sản, tự tiêu liên tục giảm dần do nhóm lao động này dần rời bỏ công việc tự sản tự tiêu để tìm kiếm các công việc ổn định và có thu nhập tốt hơn Đây cũng là xu thế tất yếu của kinh tế thị trường.

Nhìn chung lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững và có những hạn chế sau:

1 Lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển không mang tính bền vững, công việc của người lao động không ổn định, bấp bênh, điều kiện làm việc không bảo đảm và thu nhập thấp Áp lực sa thải lao động từ các doanh nghiệp tạo ra sự chuyển dịch mạnh lao động từ khu vực công nghiệp và xây dựng (lao động chính thức) sang khu vực dịch vụ (phần lớn là lao động phi chính thức) làm lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn.

2 Tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề thiếu đơn hàng diễn ra từ quýIV/2022 và kéo dài sang quý II/2023, dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động

3 Lao động có việc làm tăng nhưng tỷ lệ thiếu việc làm quý II/2023 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước; người lao động ở vùng Đông Nam Bộ chịu tác động nhiều nhất.

4 Mặc dù thu nhập bình quân của người lao động tăng lên, nhưng tốc độ tăng thu nhập (5,4%), thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của quý II/2022 (8,9%) Thu nhập bình quân của lao động làm việc tại khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,8 triệu đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (11,5%).

5 Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2023 tăng so với quý trước.

Tình hình lao động, việc làm quý này cho thấy thị trường lao động đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Để ổn định, phát triển thị trường lao động hiệu quả và bền vững, đảm bảo cuộc sống của người lao động, cần có các chính sách, biện pháp để giải quyết những thách thức.

Thị trường lao động, việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra

2.2.1 Trong giai đoạn hiện nay

Lực lượng lao động 4 con số bỏ đi, dòng chữ không in đậm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2023 là 52,3 triệu người,tăng hơn 100 nghìn người so với quý trước và 0,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn đều tăng nhẹ (tăng tương ứng là 88 nghìn người và 19 nghìn người), lực lượng lao động nữ tăng gần 300 nghìn người, trong khi đó lực lượng lao động nam giảm 179 nghìn người.

Hình 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên các quý, giai đoạn 2020 – 2023 Đơn vị tính: Triệu người

Tốc độ tăng lực lượng lao động so với quý trước đạt mức cao (3,4%) vào quý

IV năm 2021 – ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát Năm 2022, tốc độ tăng lực lượng lao động có xu hướng giảm dần từ 0,9% (quý I và quý II năm 2023) xuống còn0,5% vào quý III và quý IV năm 2022 Đến năm 2023, con số này tiếp tục giảm và duy trì tại mức 0,2%.

Hình 2: Tốc độ tăng lực lượng lao động so với quý trước, giai đoạn 2021 – 2023

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý II năm 2023 là 68,9%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Trong đó, nữ giới là 63,1%, nam giới là 75,0%; khu vực thành thị là 65,5%, khu vực nông thôn là 71,0%. Quan sát theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 31,6%; nông thôn: 48,0%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 38,1%; nông thôn: 47,4%).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ quý II năm 2023 là 26,8%, tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước (tăng lần lượt 0,4% và 0,6%) Như vậy, tính đến quý II năm 2023, cả nước vẫn còn đến 38,3 triệu người lao động chưa qua đào tạo Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, việc xây dựng các chương trình chính sách đào tạo cụ thể là nhu cầu cấp thiết trong thời gian tới.

2.2.1.2 Lao động đang làm việc Áp lực sa thải lao động từ các doanh nghiệp tạo ra sự chuyển dịch mạnh lao động từ khu vực công nghiệp và xây dựng sang khu vực dịch vụ Lao động phi chính thức ở khu vực dịch vụ tăng mạnh.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo khu vực thành thị, nông thôn và giới tính: cho in nghiêng, bỏ 2 chấm

 Thụt đầu dòng, bỏ chấm đen Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc quý II năm 2023 đạt gần 51,2 triệu người, tăng 83,3 nghìn người so với quý trước và tăng 691,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực thành thị là 19,0 triệu người (chiếm 37,1%), tăng 65,2 nghìn người so với quý trước và tăng 323,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn là 32,2 triệu người, tăng 18,0 nghìn người và tăng 367,8 nghìn người.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo khu vực kinh tế:

Trong quý II năm 2023, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh từ khu vực công nghiệp và xây dựng sang khu vực dịch vụ Lao động trong khu vực dịch vụ là 20,3 triệu người, chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,7% (tăng 0,6 điểm phần trăm) và tăng 349,0 nghìn người so với quý trước; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,1 triệu người, chiếm 33,4% (giảm 0,5 điểm phần trăm) và giảm 242 nghìn người so với quý trước; lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,8 triệu người, chiếm 27,0% (giảm 0,1 điểm phần trăm) và giảm 23,8 nghìn người so với quý trước.

Hình 3: Số người có việc làm phân theo khu vực kinh tế, quý II các năm 2019-2023 và quý I năm 2023

2.2.1.3 Lao động thiếu việc làm

Tỷ lệ thiếu việc làm quý II năm 2023 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước, lao động ở vùng Đông Nam Bộ chịu tác động nhiều nhất.

Thị trường lao động việc làm quý II năm 2023 không duy trì được đà phục hồi và khởi sắc như trong các quý đầu năm 2022 Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2023 khoảng 940,7 nghìn người, tăng 54,9 nghìn người so với quý trước và tăng 58,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 2,06%, tăng 0,12 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,10 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị quý II/2023 là 1,66% thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,31%) So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn giảm 0,03 điểm phần trăm và giảm 0,01 điểm phần trăm, trong khi đó khu vực thành thị tăng 0,35 điểm phần trăm và tăng 0,29 điểm phần trăm.

Hình 4: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn

Trong quý II năm 2023, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi cao nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 3,01% và thấp nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Hồng với 1,03% So với quý trước, tỷ lệ này giảm duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trong khi đó năm vùng còn lại tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng.

So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này tăng ở ba vùng Đông Nam Bộ với 0,65 điểm phần trăm, Đồng bằng sông Hồng với 0,41 điểm phần trăm, Tây Nguyên với 0,02 điểm phần trăm; ba vùng kinh tế – xã hội còn lại đều chứng kiến sự sụt giảm của tỷ lệ thiếu việc làm Như vậy, lao động ở vùng Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn (thường có tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất cả nước trong điều kiện bình thường) tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu việc làm từ quý I năm 2023 do tập trung nhiều doanh nghiệp lớn bị cắt giảm đơn hàng.

Hình 5: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng kinh tế – xã hội, quý II năm 2022, quý I và quý II năm 2023

2.2.1.4 Thất nghiệp của lao động trong độ tuổ i???

So với quý trước, thất nghiệp quý II tăng cả về số lượng và tỷ lệ Thị trường lao động Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Ước tính mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ giảm 0,1 điểm phần trăm trong năm 2023 Điều này có nghĩa là số người thất nghiệp trên toàn cầu sẽ giảm đi 1 triệu người, do khả năng phục hồi thị trường lao động nhanh hơn dự đoán ở các nước có thu nhập cao Kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, triển vọng của thị trường lao động toàn cầu bấp bênh Để ổn định và củng cố thị trường lao động, cần có các chính sách, biện pháp giải quyết những thách thức hiện nay, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực kéo dài đến tăng trưởng và phát triển bền vững.

Thị trường lao động Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịchCovid-19, xung đột giữa Nga và U-crai-na và tổng cầu thế giới suy giảm làm cho nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2023 khoảng 1,07 triệu người, tăng 25,4 nghìn người so với quý trước và tăng 1,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2023 là 2,30%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới 3% (quý II năm 2022 là 2,98%, quý I năm 2023 là 2,66% và quý II năm 2023 là 2,75%).

Hình 6: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020-2023

2.2.1.5 Lao động làm công việc tự sản, tự tiêu

Lao động làm công việc tự sản, tự tiêu là lao động sản xuất ra sản phẩm với mục đích chủ yếu để cá nhân, gia đình sử dụng Quyết định về sản xuất của lao động tự sản tự tiêu chủ yếu hướng về bản thân và gia đình nên thường đặc trưng bởi tính khép kín, tính phi lợi nhuận đi kèm với hiệu quả thấp và năng suất không cao Đối với nước đang phát triển như Việt Nam, số người làm các công việc này trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng vẫn còn khá cao Con số này dao động từ 3-4 triệu người và đạt mức cao kỷ lục là 5,2 triệu người vào quý IV năm 2021 do giãn cách xã hội và diễn biến phức tạp của Covid-19, lao động rời bỏ thành thị để trở về nông thôn làm các công việc tự sản tự tiêu Sau khi mở cửa kinh tế, nhóm lao động này dần dần rời bỏ công việc tự sản tự tiêu để tìm kiếm các công việc ổn định và có thu nhập tốt hơn làm tỷ lệ này giảm dần qua các quý Đây cũng là xu thế tất yếu của kinh tế thị trường.

Từ quý III năm 2021 trở lại đây, số lao động làm công việc tự sản tự tiêu liên tục giảm dần qua các quý, con số này của quý II năm 2023 là 3,9 triệu người, tiếp tục giảm 60 nghìn người so với quý trước và giảm 0,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước, số lao động này chủ yếu ở khu vực nông thôn Gần hai phần ba số người sản xuất sản phẩm tự sản tự tiêu quý II năm 2023 là nữ giới (chiếm 62,9%) Trong tổng số 3,9 triệu lao động sản xuất tự sản tự tiêu, có khoảng gần 2 triệu người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 50,7%) Hầu hết tất cả lao động sản xuất tự sản tự tiêu đều không có bằng cấp, chứng chỉ Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng đòi hỏi, yêu cầu cao về tay nghề, kỹ năng cũng như nền kinh tế có dấu hiệu suy thoát và thiếu tính ổn định, cơ hội để nhóm lao động này tìm kiếm được công việc tốt là rất khó khăn.

Hình 13: Lao động làm công việc tự sản tự tiêu các quý, giai đoạn 2020 – 2023 Đơn vị tính: Triệu người

2.2.2 Những vấn đề đặt ra

Đề xuất giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian tới

Viết lại, khoảng 5 giải pháp bao quát được viết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

Thứ nhất,……….1 hoặc 2 dòng in nghiêng

Giải thich cho in nghiêng đó 7 dòng

Thứ hai,…… Để giải quyết các vấn đề về việc làm ở Việt Nam, dưới đây là một số giải pháp có thể thực hiện:

1 Đào tạo và nâng cao chất lượng lao động: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng lao động Việc này không chỉ giúp cung cấp kỹ năng cần thiết cho người lao động mà còn giúp họ thích ứng với các công việc mới trong tương lai Ví dụ: TrườngCao đẳng cơ điện và xây dựng Bắc Ninh đã tập trung vào công tác hướng nghiệp, giúp học sinh lựa chọn ngành học phù hợp với tay nghề của mình.Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thúc đẩy việc đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động.

2 Khuyến khích sự di chuyển lao động: Để giảm bớt sự phân bổ không đều của lao động, chính phủ có thể khuyến khích sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn sang thành thị thông qua các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ nhà ở, giáo dục và y tế Ví dụ: trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhiều người lao động trong các ngành khác đã chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và vận chuyển hàng hóa.

3 Cải thiện điều kiện làm việc: Việc cung cấp môi trường làm việc an toàn và thoải mái cho người lao động không chỉ giúp họ làm việc hiệu quả hơn mà còn giúp thu hút và giữ chân người lao động Ví dụ: một số doanh nghiệp đã tạo ra không gian làm việc yên tĩnh, trang bị giá sách và tài liệu công việc cho nhân viên có tính cách hướng nội Một số doanh nghiệp khác lại trang trí văn phòng với màu sắc tươi mới và cây xanh để phù hợp với nhân viên trẻ trung, yêu thích sự năng động.

4 Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, chính phủ có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính và du lịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các loại hình khu công nghiệp mới, KKT mới và khu chức năng mới trong KKT.Điều này giúp thích ứng với yêu cầu trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế;đảm bảo sức hấp dẫn, cạnh tranh quốc tế của KCN, KKT trong thu hút, hợp tác đầu tư.

Ngày đăng: 18/03/2024, 06:29

w