Các công trình nghiên cứu về truyền thông di sản văn hóa Thành Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa Là một di sản văn hóa vật thể đại diện nhân loại, Thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa đã
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRUYỀN THÔNG DI SẢN VĂN HÓA THÀNH NHÀ HỒ
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRUYỀN THÔNG DI SẢN VĂN HÓA THÀNH NHÀ HỒ
Trang 3Nhóm tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên của Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ, cung cấp các thông tin hữu ích để tác giả hoàn thành đề tài
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để có thể thể hoàn thiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả thực hiện Các số liệu và thông tin sử dụng đều có nguồn gốc, trích dẫn minh bạch Nội dung của công trình nghiên cứu đều trung thực trong quá trình tìm hiểu khu di tích Thành Nhà Hồ, Thanh Hóa thu hoạch được và có nguồn gốc cụ thể rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TM Nhóm tác giả
Bùi Đức Thoại
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVH - TT&DL Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình ảnh 2.1: Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về trang fanpafe di sản văn hóa Thành Nhà Hồ 30 Hình ảnh 2.2 Mức độ đồng ý của khán giả đối với những khẳng định về
Website di sản văn hóa Thành Nhà Hồ 32
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của đề tài 6
7 Bố cục đề tài 7
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG DI SẢN VĂN HÓA 8
1.1 Các khái niệm liên quan 8
1.1.1 Khái niệm về truyền thông 8
1.1.2 Khái niệm truyền thông cho di sản 9
1.1.3 Khái niệm phương tiện truyền thông 10
1.2.Các hình thức truyền thông 10
1.2.1 Truyền thông trực tiếp 10
1.2.2 Truyền thông gián tiếp 11
1.3.Vai trò của truyền thông đối với việc tuyên truyền quảng bá cho di sản văn hóa 12
1.3.1 Giới thiệu và quảng bá di sản 12
1.3.2 Nâng cao nhận thức của cộng đồng 13
1.3.3 Hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và phát huy 13
Trang 81.3.4 Góp phần thúc đẩy phát triển du lịch 13
1.4.Tiêu chí đánh giá truyền thông cho di sản văn hóa 14
1.4.1 Nội dung 14
1.4.2 Hình thức 15
1.4.3 Chính xác 15
1.4.4 Sáng tạo 15
1.4.5 Hiệu quả 15
1.4.6 Phù hợp 16
1.4.7 An toàn 16
Tiểu kết chương 1 17
Chương 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHO DI SẢN VĂN HÓA THÀNH NHÀ HỒ Ở TỈNH THANH HÓA 18
2.1 Khái quát về di sản Thành Nhà Hồ và Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 18
2.1.1 Khái quát về Thành Nhà Hồ 18
2.1.2 Khái quát về Trung tâm bảo tồn di sản 21
2.2 Thực tiễn hoạt động truyền thông tại Trung tâm bảo tồn di sản 22
2.2.1 Hoạt động truyền thông của Trung tâm bảo tồn di sản 22
2.2.2.Truyền thông qua báo điện tử, truyền hình, mạng xã hội 27
2.2.3 Truyền thông qua fanpage, website và các phương tiện truyền thông khác 30
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông và sử dụng các phương tiện truyền thông trong quảng bá di sản 34
2.3.1.Những thành tựu 34
2.3.2 Những hạn chế 36
Tiểu kết chương 2 41
Trang 9Chương 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHO DI SẢN VĂN HÓA THÀNH NHÀ HỒ TẠI TỈNH THANH
HÓA 42
3.1 Định hướng phát triển truyền thông di sản văn hóa Thành Nhà Hồ 42
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông cho di sản Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa 44
3.2.1 Nâng cao nhận thức của người dân về việc truyền thông cho di sản Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa 44
3.2.2 Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện cho di sản Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa 46
3.2.3 Tăng cường hợp tác và phối hợp các tổ chức chính trị 47
3.2.4 Tăng cường giao lưu hợp tác trong các sự kiện truyền thông, tổ chức sự kiện thường xuyên nhằm quảng bá di sản Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa 47
3.2.5.Đa dạng hóa các hình thức truyền thông cho di sản Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa 48
3.2.6.Tăng cường đầu tư nguồn nhân lực cho hoạt động truyền thông di sản văn hóa Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa 52
Tiểu kết chương 3 53
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 57
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay với các nhân tài vô cùng lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam, là những câu chuyện lịch sử của bao vị anh hùng Không chỉ được biết đến với truyền thống hiếu học mà Thanh hóa còn là một trong số ít tỉnh thành trên Việt Nam được
mẹ thiên nhiên ưu ái với bờ biển trải dài và nhiều danh lam thắng cảnh, các khu rừng nguyên sinh Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có rất nhiều
di sản văn hóa vật thể do người xưa để lại tạo nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và có giá trị cao Một trong những di sản văn hóa vật thể
ở Thanh Hóa không thể không nhắc tới chính là Thành Nhà Hồ, một công trình
di sản đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa vật thể đại diện nhân loại,
là niềm tự hào không chỉ của người dân Thanh Hóa mà còn là niềm tự hào chung của cả nước
Với giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn, Thành Nhà Hồ đã sớm được quảng
bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội nhằm chuyển tải nhiều thông điệp về di sản Hoạt động truyền thông cho di sản Thành Nhà Hồ trở nên rất sôi động, phong phú và đặt ra nhiều vấn đề cần đi sâu tìm hiểu, từ
đó rút ra những bài học, kinh nghiệm và ý nghĩa khoa học cho việc truyền thông cho bản thân di sản Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa nói riêng và các loại hình di sản văn hóa của đất nước nói chung Chính vì vậy, nghiên cứu về hoạt động truyền thông cho di sản Thành Nhà Hồ là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết, nhất
là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Là những sinh viên chuyên ngành văn hóa truyền thông và chuyên ngành quản lý văn hóa, cũng là người con của xứ Thanh, trong lòng chúng tôi luôn ấp
ủ niềm mong muốn tìm hiểu về những di sản của quê hương Hơn thế nữa, với mong muốn góp phần phát huy hiệu quả công tác truyền thông để quảng bá di sản hóa Thành Nhà Hồ đến khách du lịch trong nước và quốc tế hiệu quả hơn
Trang 11nữa, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Truyền thông di sản văn hóa Thành
Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa” làm công trình nghiên cứu khoa học sinh viên Học
viện Hành chính Quốc gia năm 2024
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu truyền thông về di sản
Truyền thông về di sản là một đề tài đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và đề cập đến trong các công trình nghiên cứu, sách, báo, bài viết
trên tạp chí Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Truyền thông về văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh trên báo in [19], Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Báo chí học (2012) của Võ Biên Thùy - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, từ góc độ báo chí đã tiếp cận tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm, quá trình diễn xướng của Dân ca Quan họ Bắc Ninh được phản ánh trên các báo
in ở Việt Nam Luận văn của tác giả Võ Biên Thùy đã làm rõ các vấn đề về lý thuyết cũng như các phương pháp nghiên cứu việc truyền thông về Dân ca Quan
họ Bắc Ninh nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể nói chung
Cũng từ góc độ báo chí học, Luận văn Truyền thông về các loại hình biểu diễn nghệ thuật trên báo điện tử, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
của Lê Thị Thúy Hà (2016) [4], Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bước đầu đã khảo sát khá chi tiết việc truyền thông (từ tần số xuất hiện, nội dung bài viết, hình thức thể hiện…) về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử ở Việt Nam như VietNamNet, VNExpress, Dân trí, từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015
Đề cập đến vai trò của di sản văn hóa với vấn đề truyền thông, tác giả
Phạm Thúy Hợp có bài viết Di sản văn hóa với truyền thông đăng trên Tạp chí
di sản số 4 (41), (2012) cho rằng: “Di sản văn hóa với truyền thông, đó là hai phạm trù dường như song hành để tạo nên hiệu quả xã hội mà ở những nước phát triển người ta đã thực hành từ rất lâu Theo đó, những giá trị di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, động sản, bất động sản đã đến được với công
Trang 12chúng, với những nhà quản lý, khiến cho di sản phát huy được tác dụng, khắc phục được những bất cập, tránh được những nguy cơ hủy hoại của thiên nhiên
và con người Mặc dù Việt Nam là coi là một đất nước giàu truyền thống, dầy lịch sử, nhiều di sản văn hóa nhưng công tác truyền thông gắn với di sản văn hóa chưa thực sự được coi trọng” [5, tr.99] Cũng liên quan đến chủ đề này là bài của hai tác giả Nguyễn Thị Phương Châm và Hoàng Cầm “Di sản văn hóa
và sự phát triển bền vững, nhân văn ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Website Tạp chí Cộng sản, ngày 12 tháng 9 năm 2022 [1] Bài báo đề cập đến vai trò của di sản văn hóa trong bối cảnh xã hội đương đại và sự cần thiết phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa hệ giữa di sản văn hóa và phát triển trong các chính sách về phát triển ở nước ta cả ở cấp vĩ mô và vi mô Bài báo cũng đưa ra tám nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò của di sản văn hóa với phát triển ở Việt Nam
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí về chủ đề truyền thông cho di sản, một chủ đề không mới ở Việt Nam nhưng vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
Nhìn chung các công trình, bài viết đều tập trung làm rõ vai trò của TT đối với di sản nói chung và đối với một loại hình di sản cụ thể Các công trình, bài viết đã cung cấp các kiến thức, thông tin hữu ích cả về lý luận lẫn thực tiễn
để tác giả kế thừa trong đề tài nghiên cứu của mình
2.2 Các công trình nghiên cứu về truyền thông di sản văn hóa Thành Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa
Là một di sản văn hóa vật thể đại diện nhân loại, Thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu, bài viết trên các báo, tạp chí Hoạt động TT về DS thành nhà Hồ được tiến hành khá sôi động, và chính việc tuyên truyền cho DS cũng được các tác giả đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn đề khoa học cho việc khai thác giá trị của di sản này, từ đó phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển nền
Trang 13kinh tế, văn hóa của đất nước trong bối cảnh đương đại
Về công trình nghiên cứu có thể kể đến luận văn Thạc sĩ Di sản văn hóa thành nhà Hồ - Thanh Hóa với phát triển du lịch của Lê Thị Lài, Khoa Văn hóa
Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2012) [6] Đề tài đã nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị độc đáo của di sản thành nhà Hồ, khảo sát thực trạng của việc khai thác du lịch tại khu di sản đồng thời đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả giá trị của di sản văn hóa nói chung và giá trị di sản thành nhà Hồ nói riêng đưa vào hoạt động du lịch tại tỉnh Thanh Hóa trong
đó có đề cập đến công tác truyền thông cho di sản
Cũng liên quan đến chủ đề này, luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu phát triển
du lịch tại thành nhà Hồ Thanh Hóa của Đào Thanh Xuân (Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn) (2014) [21] đã làm rõ sức hấp dẫn của điểm du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại Thành Nhà Hồ ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)
Ngoài các đề tài trên, còn có nhiều bài viết của các tác giả đăng tải trên các báo, tạp chí, website đề cập đến DS Thành Nhà Hồ từ nhiều góc độ Điểm chung là các bài viết đều tập trung làm nổi bật giá trị di sản của kiến trúc Thành Nhà Hồ và việc bảo tồn, khai thác giá trị DS này phục vụ cho du lịch và các mục tiêu kinh tế, văn hóa, giáo dục khác của đất nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề TT cho DS Thành Nhà Hồ Vì vậy đề tài của tác giả được thực hiện mong muốn sẽ là công trình bước đầu nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động TT cho DS Thành Nhà Hồ tại Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những vấn đề truyền thông cho
Trang 14di sản văn hóa Thành Nhà Hồ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông cho di sản, phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
Thành Nhà Hồ trong bối cảnh hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm công cụ, vai trò của các phương tiện TT, tổng quan về đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng việc sử dụng các phương tiện TT để quảng bá cho
DS Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc
- Đánh giá những mặt tích cực, thành công cũng như những hạn chế của việc sử dụng các phương tiện TT quảng bá cho các di sản Thành nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương tiện TT để quảng bá cho di sản này
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động TT cho di sản văn hóa Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Trang 155 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sưu tầm các cuốn sách, đề
tài nghiên cứu, các bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Từ đó lựa chọn
và kế thừa các thông tin liên quan nhằm phục vụ cho việc viết đề tài
- Phương pháp điền dã: Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, tác giả
đã thực hiện việc khảo sát tại hiện trường việc TT cho di sản Thành Nhà Hồ
Cụ thể tác giả đã tiến hành phỏng vấn cán bộ, nhân viên của Trung tâm Bảo tồn
di sản (TTBTDS) văn hóa Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá việc sử dụng các phương tiện TT đối với hoạt động quảng bá DS văn hóa của TTBTDS Thành Nhà Hồ trong thời gian qua Từ đó làm cứ liệu cho việc hoàn thành đề tài
- Phương thống kê, phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thu thập nguồn tin
từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, website, tài liệu thống kê, ghi chép từ hoạt động điền dã tại khu di tích Thành Nhà Hồ, nhóm tác giả đề tài đã tiến hành các thao tác tổng hợp, phân tích, chọn lọc và rút ra những kết luận trong việc sử dụng các phương tiện TT để quảng bá di sản văn hóa Thành Nhà Hồ
6 Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ
thêm lý luận về TT cho di sản văn hóa, một chủ đề vẫn đang đặt ra nhiều nội dung cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu ở nước ta
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Từ việc khảo sát thực trạng việc sử dụng
các phương tiện TT để quảng bá cho di sản Thành Nhà Hồ, đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho chính quyền và cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, các sinh viên chuyên ngành văn hóa TT và báo chí trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TT cho di sản Thành Nhà Hồ, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội của địa phương
Trang 167 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
để tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông di sản văn hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông cho di sản văn hóa Thành Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông cho di sản văn hóa Thành Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa
Trang 17
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG DI SẢN VĂN HÓA
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm về truyền thông
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về TT được giới nghiên cứu đưa ra
nhằm giải quyết vấn đề lý luận về TT ở nước ta Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông do Dương Xuân Sơn (Chủ biên) (2004) [16], đã liệt kê ra 15
định nghĩa khác nhau về truyền thông Ví dụ: “Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (John R Hober-1954)”, “Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là quá trình luôn thay đổi, chuyển biến và ứng phó với các tình huống (Martin P Adelsm)” hay “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn đến
sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng (2001) quan
niệm: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm
người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [17, tr.8]
Cuốn sách Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản do Nguyễn Văn
Dũng chủ biên cho rằng: “Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [2, tr.14]
Ngoài ra còn nhiều khái niệm khác về truyền thông được đưa ra Mặc dù
Trang 18có những quan niệm khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể thấy rằng:
- Thứ nhất, truyền thông là một quá trình, mang tính liên tục, nhằm trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, phục vụ cho cuộc sống của con người
- Thứ hai, truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực
kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông
- Thứ ba, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành
vi, nếu không, quá trình này sẽ trở nên vô nghĩa
1.1.2 Khái niệm truyền thông cho di sản
Truyền thông cho di sản chính là tổng thể các biện pháp, cách thức, công
cụ mà con người sử dụng và tiến hành nhằm chia sẻ thông tin, tuyên truyền, quảng bá cho di sản văn hóa nhằm bảo tồn phát huy những giá trị di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và các mục tiêu khác của cộng đồng
Thực chất, khái niệm truyền thông cho di sản chính là hành động của con người nhằm quảng bá, chia sẻ những thông tin về di sản đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước Điều này góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, đưa hình ảnh di sản văn hóa vào thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực
và tiềm năng thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, đồng thời thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội Trong phạm vi đề tài, tác giả dùng khái niệm truyền thông cho di sản để nghiên cứu các cách thức, biện pháp, công cụ để tuyên truyền, quảng bá, chia sẻ những thông tin về giá trị di sản Thành Nhà Hồ nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của DS
Trang 191.1.3 Khái niệm phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông là tập hợp các công cụ được chủ thể truyền thông sử dụng để truyền tải thông tin và sản phẩm hay dịch vụ tới nhóm đối
tượng khách hàng mục tiêu Một số phương tiện truyền thông được sử dụng
phổ biến hiện nay bao gồm báo chí, mạng xã hội, truyền hình, các diễn đàn hoặc cộng đồng trực tuyến,…
Phương tiện truyền thông được chia thành ba loại chính gồm phương tiện truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông xã hội và phương tiện truyền thông cá nhân
- Truyền thông xã hội: Là phương tiện truyền thông mà thông tin được
chia sẻ và tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng hoặc mạng xã hội Như nền tảng Facebook, Twitter, Instagram, Linkedin, TikTok,…
- Truyền thông đại chúng: Các phương tiện truyền thông được sử dụng
để truyền tải thông tin cho một lượng lớn người tiêu dùng hoặc công chúng, ví
dụ như truyền hình, radio, báo chí, các trang web tin tức,…
- Truyền thông cá nhân: Phương tiện truyền thông cho phép người dùng
chia sẻ nội dung đến một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ khác Bao gồm một số hình thức như thư điện tử, tin nhắn văn bản, điện thoại hoặc cuộc trò chuyện trực tiếp
1.2.Các hình thức truyền thông
1.2.1 Truyền thông trực tiếp
Truyền thông trực tiếp là tương tác trực tiếp từ người đến người, hai
chiều, có lời và không lời bao gồm cả việc chia sẻ thông tin và cảm xúc giữa các thể hoặc trong các nhóm nhỏ TT trực tiếp thiết lập mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau Trong kênh TT trực tiếp, hai hay nhiều người sẽ trực tiếp truyền thông với nhau Họ có thể TT qua tiếp xúc trực tiếp nhân với với đối tượng, qua điện thoại hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân Các kênh truyền thông trực
tiếp tạo ra hiệu quả thông qua những cơ hội cá nhân hóa việc giới thiệu và thông tin phản hồi
Trang 20- Ưu điểm của TT trực tiếp:
+ Không cần có phương tiện trung gian
+ Người phát tin tiếp xúc trực tiếp với người nhận tin nên cảm nhận được thái độ của người nhận nhờ đó điều chỉnh những ứng xử của mình cho phù hợp
+ Có điều kiện thu nhận hồi báo nên có thể điều chỉnh thông điệp giúp người nhận tiếp nhận đúng thông tin muốn truyền đạt
+ Có thể áp dụng phương pháp giáo dục chủ động lôi cuốn được sự tham gia của người nhận tin từ đó tác động mạnh hơn đến nhận thức, thái độ và hành
vi
+ Hiệu quả nhanh
- Nhược điểm:
+ Tốn kém, mất thời gian, đối tượng hẹp
+ Nhiều điều khó nói, tế nhị mà người ta dễ dàng viết trên giấy
+ Hiệu quả phụ thuộc vào người truyền tin
+ Chống quên, không lưu trữ được tư liệu do giao tiếp qua cách nói thông thường
1.2.2 Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp là hình thức truyền thông mà trong đó chủ thể TT không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà thực hiện quá trình TT nhờ
sự hỗ trợ của người khác hoặc các phương tiện TT làm khâu trung gian truyền dẫn như: Sách, báo in, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, Internet, pano, tranh ảnh,…
TT gián tiếp có đặc điểm là mang tính thời sự, định kỳ, phản ánh hiện thực khách quan, đối tượng tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã hội Vấn đề truyền thông liên quan đến nhiều người (vấn đề cá nhân mang tính đại diện, nhiều người gặp phải, nhiều người học tập cách giải quyết vấn đề này) Bên cạnh đó TT gián tiếp thể hiện ở chỗ đối tượng truyền thông không tiếp xúc trong quá trình phổ cập và phát tán thông tin mà sử dụng kỹ thuật làm lực lượng
Trang 21trung gian
- Ưu điểm của TT gián tiếp:
+ Đối tượng tác động rộng cùng 1 lúc lan toả thông tin rất rộng
+ Mức độ tiếp nhận thông tin sâu sắc
+ Dùng nhiều tài liệu phù hợp với nhiều đối tượng bằng các hình thức phong phú, đa dạng , hấp dẫn tác động đến đối tượng và lưu giữ được
+ Tác động cả về lý trí và tình cảm, tìm nhiều con đường khác nhau để tác động do vậy đạt hiệu quả cao, thuyết phục nhanh, nhiều, dễ chấp nhận
+ Tác động nhanh chóng kịp thời, nhờ vào sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật, thông tin đến với đông đảo công chúng đa dạng sinh động và hấp dẫn nhất
- Hạn chế của TT gián tiếp:
+ Tính đối tượng và tính phổ quát rất khó giải quyết do tác động vào đám đông nên gặp khó khăn trong việc chọn đề tài, ngôn ngữ như thế nào cho hấp dẫn chính xác để thông tin
+ Nhận thông tin phản hồi chậm hoặc công phu mới nắm bắt được, đó là
từ phản hồi của công chúng khi đọc báo hoặc xem truyền hình
1.3.Vai trò của truyền thông đối với việc tuyên truyền quảng bá cho di sản văn hóa
1.3.1 Giới thiệu và quảng bá di sản
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là sự sáng tạo, là tài sản vô giá mà ông cha ta đã để lại, là linh hồn và bản sắc của dân tộc Việt Nam, đồng thời ngày nay, nó còn là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan các địa phương có di sản Từ đó, góp phần giới thiệu bản sắc văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế
Thành Nhà Hồ chính là một sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta từ đầu thế
kỷ thứ XV còn lại cho đến ngày nay, cần tiếp tục được bảo tồn và phát huy Việc quảng bá di sản đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu một trong
Trang 22những nét văn hóa vật thể độc đáo của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, thu hút
du khách và thúc đẩy ngành du lịch phát triển
1.3.2 Nâng cao nhận thức của cộng đồng
TT giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa phương trong cả nước
Việc TT cho di sản Thành Nhà Hồ không chỉ giúp cho người dân của địa phương phát huy niềm tự hào mà còn giúp cho chính họ nâng cao ý thức và nhận thức bảo tồn và phát huy di sản phục vụ cho chính cuộc sống của họ Đồng thời qua TT còn giúp cho chính quyền và ngành chức năng nâng cao nhận thức
về giá trị của di sản, từ đó có các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản đạt hiệu quả cao nhất Thông qua việc TT trực tiếp, người dân và cả du khách được tận mắt chứng kiến và hiểu rõ hơn về những nét độc đáo của văn di sản văn hóa Việt Nam Điều này giúp họ trân trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống, đồng thời khơi dậy lòng tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc
1.3.3 Hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và phát huy
TT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình di sản Bằng cách thông tin hóa, quảng bá và tạo ra sự nhận thức từ cộng đồng, TT giúp đẩy mạnh sự phát triển và bảo tồn cho các di sản văn hóa của Việt Nam Thông qua các phương tiện TT như truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử và mạng xã hội, những thông điệp về di sản có thể được lan truyền đến một khối lượng công chúng chúng rộng lớn Các bài báo, video, hoặc chương trình truyền hình
về lịch sử và giá trị di sản, không chỉ góp phần quan trọng vào việc giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về lịch sử văn hóa dân tộc mà còn làm tăng sự quan tâm và sự yêu thích, trân trọng di sản dân tộc từ phía công chúng
1.3.4 Góp phần thúc đẩy phát triển du lịch
TT đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc góp phần thúc đẩy phát
Trang 23triển du lịch của các loại hình di sản ở Việt Nam Bằng cách quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, các địa phương nơi đang có các loại hình di sản đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách cả trong và
ngoài nước Qua các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông,
du lịch, các loại hình di sản của dân tộc được đến với công chúng và trở thành một phần quan trọng của lịch trình du lịch của du khách Ngoài ra, truyền thông còn giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về di sản trong tâm trí của du khách Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, video quảng cáo và đánh giá tích cực từ phía khách du lịch trong nước và nước ngoài, các địa phương nơi có các loại
hình di sản trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho du khách
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, vai trò của TT càng trở nên quan trọng khi hỗ trợ di sản văn hóa lan tỏa cho nhiều người biết Qua TT, hình ảnh của di sản được quảng bá rộng rãi, những nét văn hóa đặc sắc được giới thiệu với mọi miền trên đất nước và quốc tế để hiện dần lên vẻ đẹp Việt Nam lâu nay vẫn còn tiềm ẩn Cũng qua đó, sản phẩm (cả hữu thể và vô hình) của di sản và cả vùng di sản được tiêu thụ, được phát triển… Đó là cách TT gián tiếp thúc đẩy, cùng với cộng đồng sở hữu di sản, phát triển kinh tế - xã hội
- văn hóa ở vùng có di sản nói riêng và thúc đẩy phát triển sức mạnh mềm của quốc gia nói chung
1.4.Tiêu chí đánh giá truyền thông cho di sản văn hóa
1.4.1 Nội dung
Các phương tiện và sản phẩm TT cần giới thiệu những giá trị văn hóa độc đáo của di sản, qua đó khẳng định vị trí và tầm quan trọng của loại hình di sản này trong hệ thống di sản văn hóa dân tộc Việt Nam Nội dung TT cần bao gồm các chủ đề khác nhau, từ lịch sử hình thành của di sản cho đến sự thăng trầm của di sản qua các triều đại cho đến những giá trị về khoa học, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của ông cha ta Thông tin truyền tải cần chính xác, sinh động
và thu hút người xem, sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao Nội dung TT
Trang 24cần được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng như người dân, du khách, học sinh, sinh viên…để tạo ra hiệu quả cao cho TT
1.4.2 Hình thức
Hình thức TT phải thể hiện sự tận dụng tối đa các kênh TT hiệu quả như mạng xã hội, website, báo chí, truyền hình, v.v để tiếp cận rộng rãi đối tượng người xem và tiếp cận Sử dụng các kỹ thuật sản xuất phim ảnh, đồ họa
vi tính hiện đại để tạo ra những sản phẩm truyền thông ấn tượng và thu hút Triển khai các hoạt động TT trực tiếp như hội thảo, triển lãm, v.v để thu hút
sự chú ý của công chúng
1.4.3 Chính xác
Thông tin TT về di sản phải chính xác, đầy đủ, khách quan, phản ánh đúng bản chất và giá trị của công trình kiến trúc, tránh thông tin sai lệch, xuyên tạc, bóp méo bản chất của công trình DS
1.4.4 Sáng tạo
Sử dụng các hình thức TT sáng tạo, mới mẻ, thu hút sự chú ý của công chúng Khuyến khích sáng tạo nội dung truyền thông, đa dạng hóa các kênh và hình thức truyền tải Tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ truyền thông để tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi hình ảnh và giá trị DS đối với công chúng trong nước và quốc tế
1.4.5 Hiệu quả
Thông tin truyền thông về di sản phải đảm bảo được tính rõ ràng, súc tích, dễ hiểu và thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo công chúng Để đạt được điều này, cần có chiến lược cụ thể và sáng tạo trong việc xây dựng và truyền tải thông điệp, kết hợp với việc tổ chức các hoạt động thực tế và sử dụng các kênh truyền thông hiện đại để lan tỏa thông điệp một cách hiệu quả Sử dụng các công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông,
từ đó điều chỉnh nội dung và hình thức cho phù hợp Khuyến khích khán giả tương tác với các sản phẩm truyền thông thông qua bình luận, chia sẻ, v.v để
Trang 25nâng cao hiệu quả truyền thông Khuyến khích du khách và người xem chia sẻ trải nghiệm thực tế của họ về di sản với người thân, bạn bè để lan tỏa hình ảnh
DS Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của nghệ thuật DS cho người dân địa phương và du khách trong nước, quốc tế
1.4.6 Phù hợp
Nội dung và hình thức TT phải phù hợp với đối tượng mục tiêu Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi, trình độ văn hóa của đối tượng tiếp nhận Truyền tải thông điệp một cách tế nhị, phù hợp với thuần phong mỹ tục
1.4.7 An toàn
Đảm bảo tính an toàn cho các hoạt động TT.Tránh những nội dung phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm pháp luật Bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến DS
Trang 26Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của đề tài, nhóm tác giả đã làm trình bày và làm rõ các khái niệm về TT và TT cho di sản, phương tiện TT, vai trò của TT đối với DS văn hóa cũng như các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động TT cho DS văn hóa Chương 1 tác giả cũng giới thiệu khái quát về DS Thành Nhà Hồ và TTBTDS Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Đây là những kiến thức cơ bản và nền tảng để nhóm tác giả triển khai tìm hiểu, nghiên cứu
và đánh giá thực trạng việc TT và sử dụng các phương tiện TT cho DS Thành Nhà Hồ trong chương 2
Trang 27Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHO DI SẢN VĂN
HÓA THÀNH NHÀ HỒ Ở TỈNH THANH HÓA
Những năm gần đây, hoạt động TT, tuyên truyền, quảng bá cho di sản Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được chính quyền địa phương và các cơ quan TT rất chú trọng và tiến hành tương đối hiệu quả trên
cả hai hình thức: truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp Trong phạm
vi đề tài, tác giả khảo sát hoạt động TT trực tiếp tại TTBTDS văn hóa Thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc Còn đối với hoạt động TT gián tiếp, tác giả tìm hiểu
và khảo sát việc truyền thông cho di sản Thành Nhà Hồ thông qua các phương tiện TT đại chúng
2.1 Khái quát về di sản Thành Nhà Hồ và Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Khái quát về Thành Nhà Hồ
2.1.1.1 Lịch sử xây dựng
Thành nhà Hồ hiện nằm trên đất xã Vĩnh Tiến và đất xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Trong đó, ¾ diện tích trong thành là đất thuộc
xã Vĩnh Tiến quản lí Thành nằm ở km 30 - km 31 trên tuyến đường Quốc lộ
217 từ Đò Lèn (Hà Trung) đi cửa khẩu Na Mèo (Quan Sơn) Phía Nam thành nhà Hồ giáp làng Xuân Giai, phía Tây giáp làng Tây Giai (Xã Vĩnh Tiến), phía Đông giáp làng Đông Môn (Xã Vĩnh Long), phía Bắc là đồng ruộng của xã Vĩnh Tiến (trên diện tích hào thành cũ) và cụm dân cư thuộc làng Cẩm Bào (Xã Vĩnh Long)
Thành nhà Hồ cách thị trấn Vĩnh Lộc 1km về phía Bắc, cách thành phố Thanh Hóa 46km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 45 Cách Quốc lộ 1A đoạn Đò Lèn (Hà Trung) 30km về phía Bắc theo quốc lộ 217 Từ thành nhà Hồ lên thị trấn Kim Tân (Huyện Thạch Thành), ra thị xã Bỉm Sơn rồi ra Hà Nội chỉ khoảng 145km
Trang 28Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bộ chính sử Đại Việt thời Lê (thế kỷ XV - XVIII) chép: “Đinh Sửu năm thứ 10 (1397), (Minh Hồng Vũ năm thứ 30) Mùa xuân, tháng giêng sai Lại bộ Thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn Xã Tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất” [20, tr 715]
Tháng 3 năm 1398, Hồ Quý Ly đã cho chuyển đô từ Thăng Long vào kinh đô mới, trấn Thanh Hóa được đổi tên thành trấn Thanh Đô Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi, lập nên triều đại nhà Hồ Thành nhà Hồ trở thành Quốc đô, đổi tên nước thành Đại Ngu Cũng trong năm này, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con trai là Hồ Hán Thương, tự xưng là Thượng hoàng Hồ Hán Thương tiếp tục các chính sách cải cách đất nước về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng củng cố kinh thành, mở mang đường xá,… Đến năm 1407, cùng với sự thất bại chống lại quân xâm lược nhà Minh, thành nhà Hồ thất thủ, cha con Hồ Quý Ly
và Hồ Hán Thương cùng triều đình nhà Hồ bị quân nhà Minh bắt đưa về Trung
Hoa Kể từ đó, Thành Nhà Hồ chính thức mất đi vai trò là kinh đô
2.1.1.2 Hiện trạng di sản
Trải qua các triều đại và thời gian của lịch sử, mặc dù đã bị tàn phá nhiều
so với giai đoạn xây dựng, tuy nhiên với độ bền của công trình, tòa thành vẫn còn tồn tại với nhiều hạng mục kiến trúc Xác định giá trị lịch sử - văn hóa to lớn của công trình kiến trúc, ngày 28 tháng 4 năm 1962, Thành nhà Hồ đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia, một di tích trọng điểm cần được bảo vệ và bảo tồn lâu dài trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới Đây là
di sản văn hóa thế giới thứ 5 của Việt Nam sau Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Thăng Long
Với những dấu tích còn lại, thành nhà Hồ là biểu hiện vật chất nổi bật về
Trang 29sự hòa hợp của các nền văn hóa trong quá khứ, phản ánh sự trao đổi quan trọng các giá trị của văn hóa phương Đông Đó là việc lấy kiến trúc để thể hiện tư tưởng vương quyền theo kiểu Đông Á và ý chí cải cách theo xu hướng thời đại, khai thác các yếu tố cảnh quan thiên nhiên, kết hợp và sáng tạo một cách tài tình tri thức xây dựng truyền thống Đông Á, Đông Nam Á và của dân tộc Việt Nam trong quy hoạch không gian và thiết kế các yếu tố kiến trúc của một thành quân chủ tập quyền kiểu Đông phương vào cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV
Trong lịch sử Việt Nam, trước và sau thành nhà Hồ có các kinh đô Cổ Loa (thế kỷ III trước CN), Hoa Lư (Thế kỉ X), Thăng Long (Thế kỉ XV - XVIII), thành Hoàng Đế (Cuối thế kỉ XVIII), kinh thành Huế (Thế kỉ XIX - XX) Tất
cả các tòa thành này đều chủ yếu xây dựng bằng đất và gạch Không có tòa đô thành nào được xây dựng bằng vật liệu đá Nếu có thì đá chỉ được sử dụng ở một số vị trí xung yếu nhất như chân tường thành và cửa thành ở Đoan Môn (Thăng Long thời Lê), thành Hà Nội (Cửa Bắc thời Nguyễn) Cho tới hiện nay,
ở Đông Nam Á chưa có kinh đô nào có vòng hoàng thành được xây dựng bằng các khối đá có kích thước lớn như Thành Nhà Hồ của Việt Nam Thành Nhà
Hồ nổi bật lên với tòa thành nội bằng đá lớn chắc chắn, uy nghiêm, cho thấy sức mạnh tổ chức, huy động nhân lực và khả năng sáng tạo đáng khâm phục trong quy trình khai thác, chế tác, vận chuyển, nâng và xếp các khối đá nặng từ
10 tấn đến 26 tấn từ mặt đất lên tới độ cao hàng chục mét Ngoài ra, những công trình kiến trúc khác trong thành cũng được huy động đá vào các vị trí quan trọng nhất của kiến trúc kinh đô: Đá xây 43 bó nền, đá xây lan can thành bậc,
đá chân tảng Đồng thời, nhiều loại đá khác được sử dụng để xây dựng Nam Giao Điều đó cho thấy, nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng đa dạng đã
được phát huy ở thời kỳ này [Ảnh 2, PL2]
Trang 302.1.2 Khái quát về Trung tâm bảo tồn di sản
2.1.2.1 Nhiệm vụ
Trung tâm Bảo tồn Di sản (TTBTDS) Thành Nhà Hồ có vị trí nằm sát cạnh khu cổng chính của Thành Nhà Hồ, được thành lập trên cơ sở Ban Quản
lý Di tích Thành Nhà Hồ theo Quyết định số 3341QĐ-UBND, ngày 21/9/2010
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Trung tâm có các nhiệm vụ:
- Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Trung tâm trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật
- Nghiên cứu những nội dung lịch sử và giá trị văn hóa của quần thể di sản Thành Nhà Hồ
- Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Trung tâm trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu của TTBTDS Thành Nhà Hồ hiện nay như sau:
* Ban lãnh đạo của Trung tâm gồm:
- Giám đốc: TS Nguyễn Bá Linh
- Phó giám đốc: TS Trịnh Hữu Anh
- Phó giám đốc: Ths Nguyễn Văn Long
* Các phòng chuyên môn gồm có:
- Phòng nghiệp vụ di sản:
+ Bộ phận nghiên cứu, sưu tầm
+ Bộ phận tuyên truyền, thuyết minh
+ Bộ phận đối ngoại
Phòng Nghiệp vụ di sản có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo đơn vị công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày phục vụ khách tham quan; Phục chế hiện vật; Biên soạn xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về di sản; Thực hiện các dự án, đề án được cấp trên giao; Công tác đối ngoại; Lập hồ sơ khoa
Trang 31học di tích
- Phòng hành chính - tổ chức:
+ Bộ phận hành chính tổ chức
+ Đội bảo vệ, vệ sinh môi trường
Nhiệm vụ của Phòng là tham mưu cho lãnh đạo công tác hành chính quản trị cơ quan, báo cáo tổng hợp, văn thư lưu trữ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính, công tác kế toán; Quản lý các nguồn thu; Quản lý hồ sơ cán bộ; Chế độ chính sách theo quy định hiện hành; Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại di sản Thành Nhà Hồ và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
- Phòng truyền thông và khai thác dịch vụ gồm:
2.2.1.1 Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho truyền thông về di sản
Là đơn vị có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DS văn hóa Thành Nhà Hồ, trong những năm gần đây, TTBTDS văn hóa Thành Nhà Hồ đã rất chú trọng việc tập trung đẩy nhanh tiến
độ thực hiện 5 nhiệm vụ chiến lược gồm: Xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý khu di sản; xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản; xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý
và cam kết với UNESCO về chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản; xây dựng và thực hiện chương trình khảo cổ học chiến lược tại khu di sản; xây
Trang 32dựng và thực hiện chương trình, Đề án khai thác, phát triển du lịch Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, thời gian qua, trung tâm có nhiều đổi mới, hoàn thiện các sản phẩm du lịch như: Không gian trưng bày ngoài trời; khu vực check-in “Súng thần công - cải cách triều Hồ”; không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô; gian hàng bán sản phẩm OCOP của địa phương Đồng thời, mở rộng khai thác tuyến tham quan tại di sản như: Tham quan Nội thành, tham quan Di sản Thành Nhà Hồ - Làng cổ, tham quan văn hóa tâm linh vùng đệm dọc sông Mã
Để thu hút du khách đến tham quan, TTBTDS Thành nhà Hồ đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn Trong đó, nổi bật là trưng bày “Không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô”, nhằm giới thiệu đến công chúng, nhất
là thế hệ trẻ hiểu hơn về công cụ canh tác truyền thống, tinh thần lao động cần
cù, sáng tạo của người nông dân thời xa xưa Có thể nói, đây chính là hoạt động truyền thông trực tiếp rất thiết thực, hiệu quả, không chỉ giúp thế hệ trẻ hiểu rõ
về DS Thành Nhà Hồ mà còn giúp họ có cái nhìn và kiến thức tổng quan về văn hóa truyền thống của dân tộc và của địa phương, từ đó càng làm sáng rõ hơn những giá trị của DS, đồng thời góp phần giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, trân trọng giữ gìn những di sản mà cha ông để lại cho thế hệ trẻ hôm nay
2.2.1.2 Hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông cho di sản Thành Nhà Hồ
Để lan tỏa hình ảnh của DS Thành Nhà Hồ đến với công chúng cả nước cũng như với bạn bè quốc tế, TTBTDS đã tích cực tuyên truyền trên Website:
www.thanhnhaho.vn và các trang mạng xã hội về các hoạt động của Trung tâm,
các bài viết quảng bá cho di sản Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc; các tin tức di sản trong nước và tin Unessco là 261 tin bài, thu hút 72.395 lượt
Trang 33truy cập Kết hợp với công nghệ hiện đại làm công trình, sự kiện lịch sử hiện
lên thật hơn, gần gũi với du khách như: “Không gian trưng bày hiện vật ngoài trời”; trưng bày mô hình “Súng thần công và cải cách của triều Hồ” tại Di sản
Thành Nhà Hồ; Tổ chức trưng bày triển lãm tại Di sản; Tổ chức các Chương trình giáo dục Di sản nhằm tích cực góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và mô hình “Trường học gắn với Di sản văn hóa”; Triển khai chương trình giáo dục Di sản đến các trường học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc
Nhiều năm qua, TTBTDS Thành nhà Hồ phối hợp với các CLB nghệ thuật dân gian ở địa phương như CLB tuồng ở làng Bèo, chèo ở làng Như Áng
xã Vĩnh Long, CLB ca trù ở xã Vĩnh Ninh tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền các giá trị di sản, giáo dục ý thức bảo tồn di tích cho đông đảo học sinh phổ thông ở huyện Vĩnh Lộc và phục vụ hoạt động giáo dục ngoại khóa của các cơ sở giáo dục trong, ngoài tỉnh
Các hoạt động thi tìm hiểu giá trị di sản, chụp ảnh, vẽ tranh, sản xuất clip quảng bá di tích, trải nghiệm kỹ thuật xây thành, làm nhà khảo cổ học được tổ chức, tạo hứng thú, hấp dẫn học sinh
Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông còn được thông qua các tour du lịch trải nghiệm tìm hiểu kiến trúc các ngôi nhà cổ như làng Đông Môn ở huyện Vĩnh; tham quan đàn tế Nam Giao, chùa Giáng, đền thờ Trần Khát Chân ở thị trấn huyện Vĩnh Lộc Các hoạt động tham quan trực tiếp như này đã tạo sự kết nối các quần thể di tích trong huyện với nhau, đồng thời mở rộng không gian tìm hiểu, khám phá một vùng di sản, danh thắng
Từ năm 2019 đến nay, nhằm tích cực đảy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông cho di sản, TTBTDS Thành Nhà Hồ đã xây dựng
chương trình thuyết minh 3D giới thiệu tổng quát các giá trị nổi bật của Di sản
Thành nhà Hồ Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích như: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ khách du
Trang 34lịch, tích hợp mã QR nghe thuyết minh tự động, số hóa hiện vật tại gian trưng bày Với việc xây dựng chương trình này, TTBTDS văn hóa Thành Nhà Hồ được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu ở Thanh Hóa trong chuyển đổi
số ở lĩnh vực quản lý và phát huy giá trị di sản, đặc biệt là trong hoạt động du lịch
TTBTDS Thành nhà Hồ đã xuất bản hai đầu sách nhằm giới thiệu cho người dân xứ Thanh và du khách những giá trị của di sản Sách “Thành nhà Hồ Thanh Hóa” do Viện Khảo cổ học biên soạn theo hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Việt, gồm 172 trang Ngôn từ ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, hình ảnh đẹp,
rõ nét Nội dung của cuốn sách khẳng định và giải trình rõ những giá trị nổi bật của di sản Thành nhà Hồ
Sách “Thành nhà Hồ - Di sản Thế giới” do nhóm cán bộ TTBTDS Thành
nhà Hồ biên soạn, theo 2 hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh, gồm 80 trang Cuốn sách đã đưa ra giá trị nổi bật toàn cầu và các tiêu chí được UNESCO ghi nhận là Di sản Thế giới
Là di tích lịch sử - văn hoá việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh về di sản là công việc cần thiết và đóng vai trò quan trọng, có liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ du lịch của khu di sản TTBTDS Thành nhà Hồ đã tổ chức những buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch tại Thành Nhà
Hồ, với trình độ Đại học thuộc các chuyên ngành: Du lịch, văn hoá, lịch sử, ngoại ngữ Đây là sự nỗ lực rất lớn và kết quả đem lại đã nhận được sự đánh giá tốt của lãnh đạo ngành, lãnh đạo tỉnh và du khách tham quan
Trong năm 2023, Trung tâm đã đón, tiếp và giới thiệu về di sản Thành Nhà Hồ cho 250.700/150.000 lượt khách tham quan (trong đó, khách trong nước: 248.960 lượt khách, chiếm tỷ lệ 99,3%; quốc tế: 1.740 lượt, chiếm tỷ lệ 0,7%) Như vậy, lượng khách du lịch tham quan thực tế tại di sản năm 2023 đạt 167% kế hoạch nhà nước giao và đạt 125,4% so với cùng kỳ năm 2022, đây cũng là lượng khách cao nhất so với cùng kỳ kể từ khi Thành Nhà Hồ được công nhận Di sản Văn hóa thế giới (2011) đến nay
Trang 35Bảng 1: Số lượng khách tham quan Thành Nhà Hồ từ năm 2021 đến năm 2023
Trịnh Hữu Anh - Phó Giám đốc TTBTDS Thành Nhà Hồ cho biết: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, Thành Nhà Hồ đã xây dựng trang website http//www thanhnhaho.vn và tích cực đăng tải các thông tin liên quan đến hoạt động du lịch để du khách có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin Năm 2018, Thành Nhà Hồ cũng đã triển khai xây dựng ứng dụng tham quan di sản tự động 3D trên website http//www thanhnhaho.vn Với ứng dụng này, du khách có thể khám phá du lịch, các loại hình dịch vụ, đặt tour và các địa điểm bằng công nghệ ảnh 360 độ, đồng thời có thể tương tác rất sống động như chọn vị trí,
phóng to, thu nhỏ, xoay góc, xoay 360 độ [Phụ lục1]
Nói riêng về việc ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch, thì DS Thành Nhà Hồ có thể xem là một điển hình Đây là một trong số rất ít trong hàng trăm cơ quan bảo tồn DS đã xây dựng được một website khá đẹp về hình thức, phong phú về nội dung Đặc biệt, một điểm nhấn ấn tượng của website này là đã xây dựng được không gian “tham quan 360” vô cùng ấn tượng, hiện đại và bắt mắt Truy cập vào trang, bạn đọc có thể được quan sát, chiêm ngưỡng
vẻ đẹp của DS từ nhiều góc độ với những hình ảnh rất ấn tượng nhờ sử dụng công nghệ thông tin, làm tăng thêm sự hấp dẫn đối với người xem và du khách trước khi họ đặt chân đến tham quan DS
Về các kênh tìm hiểu thông tin, có thể thấy rằng hiện trung tâm di sản bảo tồn di tích thành nhà hồ được khách du lịch tìm hiểu qua các kênh Website
Trang 36và xây dựng các nhóm zalo Việc ứng dụng công nghệ số ở TTBTDS Thành Nhà Hồ, không chỉ mang lại nhiều tiện ích phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản mà còn góp phần thúc đẩy phát triển
du lịch Thành nhà Hồ một cách bền vững Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong TT, quảng bá du lịch vài năm trở lại đây Thành Nhà Hồ luôn là điểm đến được du khách lựa chọn
Nhìn một cách tổng quát có thể nhận thấy những năm qua, hoạt động TT cho DS tại TTBTDS Thành Nhà Hồ đã được đẩy mạnh đồng bộ trên rất nhiều hoạt động, từ việc xây dựng các nhiệm vụ trong tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến việc tổ chức và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá đến việc ứng dụng các phương tiện truyền thông, sử dụng các phương tiện truyền thông và ứng dụng các công nghệ truyền thông hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông cho DS Thành Nhà Hồ đến với đông đảo công chúng cả nước và bạn bè quốc tế
2.2.2.Truyền thông qua báo điện tử, truyền hình, mạng xã hội
2.2.2.1 Báo điện tử
Báo điện tử được đánh giá là kênh truyền thông khá hiệu quả Khi đọc báo điện tử, công chúng không chỉ được đọc bài viết của phóng viên mà còn có thể theo dõi được cả bài viết đó dưới nhiều loại hình khác như là phát thanh, video Hiện nay báo mạng đã kết hợp nhiều loại hình truyền thông vào tờ báo trực tuyến của mình: Từ cập nhật bài viết của báo in, xây dựng các chương trình phát thanh, xem các video… chính điều này đã tạo ra sức lôi cuốn hấp dẫn của báo mạng đối với người đọc
Cùng một di sản văn hóa được đưa tin, bên cạnh bài viết về vấn đề đó còn có vài bức ảnh để minh họa cho bài viết Có thể kèm theo video để kết hợp tạo ra hiệu quả thông tin tốt nhất Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng kĩ thuật
và tốc độ đường truyền internet nhanh chóng, không có khó khăn gì để thực hiện điều đó Đây là lợi thế cho quảng bá du lịch, bởi sự tiện lợi, nhanh chóng của thông tin, độc giả theo dõi được đầy đủ những gì mà họ muốn