1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon

56 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Dấu Chân Carbon
Tác giả Tống Hồng Lam
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý Công
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu (8)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.4 Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (12)
    • 2.1 Dấu chân carbon và hành vi tiêu dùng của hộ gia đình (12)
      • 2.1.1 Dấu chân carbon (12)
      • 2.1.2 Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng của hộ gia đình và dấu chân carbon (13)
      • 2.1.3 Tác động của dấu chân carbon tới môi trường (13)
    • 2.2 Các lý thuyết (14)
      • 2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (14)
      • 2.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) (15)
      • 2.2.3 Ảnh hưởng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và hành vi hoạch định (TPB) tới dấu chân carbon (16)
      • 2.2.4 Lý thuyết đường cong môi trường Kuznets (16)
    • 2.3 Các nghiên cứu trước (18)
      • 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài (19)
      • 2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu (20)
    • 2.4 Phương pháp tính dấu chân carbon (21)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu (25)
      • 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu (25)
      • 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu (26)
    • 3.2 Giả thuyết nghiên cứu (27)
      • 3.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính của các hộ gia đình với dấu chân Carbon (27)
      • 3.2.2 Mối quan hệ giữa độ tuổi của các hộ gia đình với dấu chân Carbon (28)
      • 3.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập của các hộ gia đình với dấu chân Carbon (28)
      • 3.2.4 Mối quan hệ giữa khu vực của các hộ gia đình với dấu chân Carbon (28)
      • 3.2.5 Mối quan hệ giữa số lượng thành viên trong gia đình của các hộ gia đình với dấu chân Carbon (29)
      • 3.2.7 Mối quan hệ giữa số lượng xe máy trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon (30)
      • 3.2.8 Mối quan hệ giữa số lượng ô tô trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon (30)
    • 3.3 Mô hình nghiên cứu (30)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (32)
    • 4.1 Thống kê và mô tả các biến quan sát (32)
      • 4.1.1 Thành thị phát thải CO2 nhiều hơn nông thôn (32)
      • 4.1.2 Gia đình nhiều thế hệ (trên 3 người) có phát thải CO2 ít hơn gia đình hạt nhân (từ 3 người trở xuống) (32)
      • 4.1.3 Người có giới tính nữ phát thải CO2 nhiều hơn nam (33)
      • 4.1.4 Kết quả phát thải của các khu vực (34)
      • 4.1.5 Thành phố HCM có phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Thái Bình và thành phố Hà Nội (38)
    • 4.2 Mô hình hồi quy (41)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (44)
    • 5.1 Kết luận (44)
    • 5.2 Giải pháp (46)
      • 5.2.1 Theo khu vực (46)
      • 5.2.2 Theo hộ gia đình (51)
    • 1.1 Tài liệu trong nước (53)
    • 1.2 Tài liệu nước ngoài (53)

Nội dung

Các chiến lược giảm thiểu hiệu quả hướng tới người tiêu dùng đòi hỏi một khung phân tích đáng tin cậy để phân tích lượng khí thải carbon trong vòng đời được thể hiện trong hoạt động tiêu

GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU

Lý do thực hiện nghiên cứu

Trong thời gian gần đây, xã hội đã chứng kiến một sự biến đổi không ngừng với tốc độ đáng kinh ngạc Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ và phát triển văn hóa xã hội, "sức khỏe" của hành tinh chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức Việc phát thải ngày càng nhiều các khí thải vào bầu khí quyển đã và đang có tác động nghiêm trọng đến môi trường, sức khoẻ con người (Điệp và cộng sự, 2022) Đặc biệt là khí thải CO2 phát thải ngày càng lớn vào khí quyển gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và khí hậu thay đổi bất thường (Điệp và cộng sự, 2022) Các bộ dữ liệu quốc tế hàng đầu được sử dụng để theo dõi nhiệt độ toàn cầu và được WMO hợp nhất cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm là 1,45 ± 0,12 °C so với mức tiền công nghiệp (1850-1900) vào năm 2023 (Tổng cục Khí tượng Thủy văn) Trong tháng 02 năm 2024, toàn quốc xảy ra 447 vụ cháy, làm chết 15 người, làm bị thương 10 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 27,38 tỷ đồng và 14,95 ha rừng (Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, 2024) Nhận thấy được tính nguy hiểm của thực trạng, tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26), Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (gọi tắt là Net Zero), (Việt Hùng và Khánh Ly, 2022).

Do đó, để đạt được cam kết cũng như góp phần vào việc giảm lượng phát thải khí CO2 vào khí quyển, tìm hiểu và tính toán lượng khí thải và những tác động của nó là vô cùng cấp thiết

Song, các quy trình công nghiệp phát thải carbon cuối cùng được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội về hàng hóa và dịch vụ, chủ yếu là từ tiêu dùng của hộ gia đình tư nhân (Tukker và Jansen 2006; Hertwich và Peters 2009) Để đạt được mức giảm phát thải carbon trên quy mô lớn, cần có các chiến lược dựa trên tiêu dùng (Fischedick và

1 cộng sự 2014) Các chiến lược giảm thiểu hiệu quả hướng tới người tiêu dùng đòi hỏi một khung phân tích đáng tin cậy để phân tích lượng khí thải carbon trong vòng đời được thể hiện trong hoạt động tiêu dùng cụ thể là ở các hộ gia đình được gọi là dấu chân carbon (CF) (Steen‐Olsen và cộng sự, 2016) Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động cụ thể của các hoạt động con người đối với khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay.

Hiện nay, các số liệu đầu vào phục vụ tính toán phát thải CO2 trong các kỳ kiểm kê phần lớn dựa vào số liệu thống kê được cung cấp từ các cơ quan ( Điệp và cộng sự,

2022 ).Do đó, để đánh giá lượng phát thải tại những khu vực có nguy cơ phát thải cao hay những yếu tố nào ảnh hưởng đến dấu chân carbon cần đòi hỏi số liệu mang tính chính xác và cụ thể Song để làm nền tảng cũng như có thể theo dõi một cách rõ ràng nhất lượng phát thải gia tăng, chọn đề tài phân tích các yếu tố tác động đến dấu chân carbon của hộ gia đình trong năm 2002 là cấp thiết Đây là cơ sở đánh giá cân bằng phát thải carbon, nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải, đạt được mục tiêu và cam kết đã đề ra của chính phủ cũng như đóng góp một phần tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Điều tra, tìm hiểu nguyên nhân cũng như là đánh giá các yếu tố tác động đến dấu chân CO2 của hộ gia đình Việt Nam Từ đó, tìm ra các giải pháp mang tính hiệu quả lâu dài nhằm làm hạn chế sự ảnh hưởng của dấu chân CO2 tác động tới môi trường

- Dựa trên nền tảng lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và tình hình hiện nay tại Việt Nam, xác định các yếu tố nào tác động đến dấu chân CO2 của hộ gia đình Việt Nam.

- Trình bày thực trạng phát thải CO2 trong mỗi hoạt động của hộ gia đình Việt Nam và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây tác động đến dấu chân CO2.

- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp để làm giảm lượng khí thải CO2 ở hộ gia đìnhViệt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình và các xã/phường Đơn vị điều tra gồm từng hộ gia đình và từng xã/phường được chọn để điều tra.

- Phạm vi không gian: Các hộ gia đình và xã/phường của tất cả 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương

- Phạm vi thời gian: năm 2002.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu được mục tiêu đặt ra:

- Những yếu tố nào tác động đến DDCO2 của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2002

- Thực trạng phát thải CO2 hiện nay đã tác động tiêu cực như thế nào đối với môi trường sống

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố các tác động như thế nào đến DDCO2 của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2002

- Cần đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nào để làm giảm lượng khí thải CO2 ở hộ gia đình Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Bằng phương pháp chọn mẫu xác suất phân tầng Phương pháp chọn mẫu xác suất phân tầng là một trong những phương pháp hiệu quả để lựa chọn mẫu trong quá trình nghiên cứu Phương pháp giúp tăng chất lượng dữ liệu bằng cách phân loại các dữ dữ thành tầng dựa trên các yếu tố quan trọng (khu vực địa lý, đặc điểm hộ gia đình, ) giúp đảm bảo mỗi tầng đều đóng góp đủ dữ liệu cho quá trình nghiên cứu Bên cạnh đó, phương pháp còn giúp giảm sai số và tiết kiệm thời gian, chi phí và dễ thực hiện.Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ các hộ gia đình thông qua

Phiếu phỏng vấn hộ gia đình VHLSS 2002 và phỏng vấn trực tiếp trong vòng 12 tháng của năm 2002.

Trên cơ sở xác định được các yếu tố có thể tác động Dấu chân Carbon ; các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước có liên quan đến đề tài Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp phân tích hồi quy đa biến OLS và chạy bằng phần mềm Stata.

- Tìm hiểu, nghiên cứu về các khái niệm và các mô hình liên quan Dấu chân Carbon

- Đề xuất mô hình nghiên cứu.

- Thu thập và xử lý dữ liệu.

- Xây dựng mô hình hồi quy (sử dụng phương pháp ước lượng Pooled OLS).

- Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Dấu chân carbon và hành vi tiêu dùng của hộ gia đình

Dấu chân carbon là thuật ngữ được sử dụng phổ biến không những trong ngành khí tượng mà trong đời sống hàng ngày nó cũng thường xuyên xuất hiện trên các bản tin thời sự khi nói về biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu Có rất nhiều định nghĩa cho thuật ngữ này tuy nhiên không có một định nghĩa nào là chung nhất về nó Trước khi tìm hiểu về dấu chân carbon, có thể định nghĩa lượng khí thải carbon là lượng CO2 thải ra do các hoạt động hàng ngày của con người Chúng bao gồm từ việc lái xe đi làm và đi học, giặt đồ bằng máy giặt, nấu các món ăn từ bếp điện từ, bếp gas,

… và nhiều hoạt động khác.

Dấu chân carbon là tổng lượng CO2 và các khí nhà kính khác được thải ra trong toàn bộ vòng đời của một quy trình hoặc sản phẩm Nó được biểu thị bằng gam CO2 tương đương trên mỗi kilowatt giờ phát điện (gCO2eq/kWh), nguyên nhân gây ra các hiệu ứng nóng lên toàn cầu của các loại khí nhà kính khác (Parliamentary Office of Science and Technology, 2006).

Carbon Trust là tổ chức tư vấn về khí hậu toàn cầu với mục tiêu đẩy nhanh quá trình hướng tới một tương lai không còn carbon Một phương pháp để ước tính tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG) dưới dạng carbon tương đương từ một sản phẩm trong suốt vòng đời của nó từ quá trình sản xuất nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất đến khi thải bỏ thành phẩm (không bao gồm lượng phát thải khi sử dụng) hay một kỹ thuật để xác định và đo lường lượng phát thải khí nhà kính riêng lẻ từ mỗi hoạt động trong một bước quy trình của chuỗi cung ứng và khuôn khổ để quy những phát thải này cho từng sản phẩm đầu ra được tổ chức Carbon footprint gọi là dấu chân carbon (Carbon Trust 2007).

Dấu chân carbon là thước đo lượng carbon dioxide thải ra thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch Trong trường hợp của một tổ chức kinh doanh, đó là lượng CO2 thải ra trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động hàng ngày của tổ chức đó Nó cũng có thể phản ánh năng lượng hóa thạch được thể hiện trong thị trường tiếp cận sản phẩm hoặc hàng hóa (Grubb và Ellis 2007).

Pandey và cộng sự (2014) đã cho rằng dấu chân carbon là một phương pháp được sử dụng để ước tính toàn bộ lượng phát thải khí nhà kính từ một sản phẩm cụ thể từ giai đoạn nguyên liệu chưa qua chế biến ban đầu đến giai đoạn sản xuất ra thành phẩm Ngoài ra, nó còn được sử dụng để xác định và đo lường từng hoạt động phát thải khí nhà kính được tìm thấy trong một quy trình dây chuyền.

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản dấu chân carbon là thước đo tổng lượng phát thải

CO2 trực tiếp và gián tiếp do một hoạt động của con người gây ra hoặc được tích lũy trong suốt vòng đời của một sản phẩm.

2.1.2 Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng của hộ gia đình và dấu chân carbon

Trong định nghĩa thì dấu chân carbon là thước đo tổng lượng phát thải CO2 trực tiếp và gián tiếp do một hoạt động của con người gây ra hoặc được tích lũy trong suốt vòng đời của một sản phẩm Việc hộ gia đình thường xuyên sử dụng điện năng, các nhiên liệu hoặc khí đốt cho việc nấu nướng hay đi lại; sử dụng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm từ thịt và sữa bò và nhiều hoạt động khác cũng đã thải ra lượng lớn khí thải CO2 Do đó, thói quen tiêu dùng hàng ngày của các hộ gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến dấu chân carbon của họ Bằng cách thay đổi cách tiêu dùng, các hộ gia đình có thể giảm thiểu dấu chân carbon cá nhân của mình và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.

2.1.3 Tác động của dấu chân carbon tới môi trường

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là lý do tại sao Trái Đất đang trở nên nóng hơn từng ngày Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự gia tăng của các khí nhà kính như CO2 trong khí quyển, giữ nhiệt và tạo ra hiệu ứng nhà kính Điều này dẫn đến biến đổi khí hậu cực đoan, tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng cao Một câu hỏi đặt ra là tại sao nồng độ CO2 trong không khí lại tăng cao như vậy Câu trả lời đơn giản là do hoạt động của con người trong quá trình sản xuất và tiêu dùng Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, việc sử dụng và loại bỏ sản phẩm và dịch vụ tạo ra khí thải, rác thải và chất thải độc hại, trong đó có khí thải CO2 Những khí thải này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây hại cho sức khỏe con người, gây ra các vấn đề về hô hấp và tim mạch Sự nóng lên của Trái Đất cũng khiến cho nhiều loài động vật và thực vật không thể thích nghi với môi trường mới này, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng Do đó, việc giảm dấu chân carbon không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn cải thiện sức khỏe con người và bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Các lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) dựa trên quan niệm rằng con người thường xuyên hành xử một cách hợp lý; ở chỗ họ "sử dụng hệ thống các thông tin có sẵn cho họ" và "không bị kiểm soát bởi các động cơ vô thức hay mong muốn áp đảo" (Ajzen và Fishbein 1980) TRA duy trì rằng, trừ khi có sự kiện bất ngờ, mọi người có khả năng hành động phù hợp với ý định của họ, và do đó cho rằng "ý định hành vi" là một dự báo đủ cho hành vi Theo TRA, ý định của một người thực hiện một hành vi cụ thể có thể được dự đoán từ hai thành phần hành vi - một thành phần thái độ và một thành phần xã hội hoặc chuẩn mực (chuẩn mực chủ quan) Hai thành phần này độc lập hình thành ý định hành vi của một người Thành phần thái độ dựa trên các yếu tố cá nhân,trong khi thành phần chuẩn mực dựa trên áp lực xã hội nhận thức được Cả hai yếu tố thái độ và chuẩn mực đều bị ảnh hưởng bởi các niềm tin liên quan đến hành vi được nghiên cứu Do đó, niềm tin của một người tạo thành những yếu tố quyết định cơ bản của ý định hành vi và hành động tiếp theo của họ Các yếu tố như tuổi, giới tính, văn hóa và tầng lớp xã hội không được xem xét là các biến độc lập trong mô hình TRA vì giả định rằng ảnh hưởng của chúng hoạt động thông qua các biến thái độ và/hoặc chuẩn mực chủ quan (Fishbein và Ajzen 1975; McCarthy và cộng sự 2003) Có thể thấy từ các biểu thức trên rằng sự thay đổi trong sức mạnh và/hoặc tầm quan trọng của một niềm tin có khả năng ảnh hưởng đến ý định hành vi Kiến thức này được sử dụng rộng rãi trong các chiến lược tiếp thị bằng cách tập trung vào sức mạnh và/hoặc tầm quan trọng của một hoặc nhiều niềm tin của người tiêu dùng nhằm tăng cường quan điểm tích cực của họ đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ (Assael 1989; Kotler 1994; Brassington và Pettitt 2000) Việc áp dụng TRA chủ yếu liên quan đến việc xác định các yếu tố cơ bản hình thành và thay đổi ý định hành vi Các cấu trúc khác nhau của mô hình được định nghĩa hoạt động và dễ dàng phân tích định lượng, do đó cung cấp một công cụ đánh giá nhanh chóng để nắm bắt sức mạnh và tầm quan trọng của các niềm tin cơ bản cho một hành vi cụ thể.

2.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Lý thuyết về hành vi hoạch định được Ajzen (1991) phát triển và cải tiến dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) bằng cách bổ sung nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi” vào TRA. TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người (Dean và cộng sự, 2012) Theo TPB,

3 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi là: “Thái độ đối với hành vi”,

“Chuẩn mực chủ quan”, “Nhận thức kiểm soát hành vi” Trong lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) việc kiểm soát thực tế đối với một hành vi được cho là làm giảm bớt tác động của ý định đối với hành vi sao cho ý định có thể được thực hiện theo hành vi đó ở mức độ kiểm soát thực tế cao Dựa trên cấu trúc của Bandura (1997) về tính tự tin vào năng lực bản thân, mọi người tin rằng kiểm soát hành vi có thể làm giảm bớt tác động của thái độ và chuẩn mực chủ quan lên ý định hành vi Do đó nhận thức kiểm soát hành vi được thêm vào TRA và là yếu tố thứ ba tác động đến ý định hành vi cùng với 2 yếu tố thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của mọi người về khả năng thực hiện một hành vi nhất định, phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không Giống với lý thuyết hành động hợp lý (TRA), yếu tố trọng tâm trong lý thuyết hành vi hoạch định là ý định của cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định Nhận thức kiểm soát hành vi cùng với ý định hành vi là 2 yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi thực tế TPB đã được chấp nhận, sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và áp dụng thành công như là một khung lý thuyết để dự đoán ý định sử dụng và hành vi cụ thể của các cá nhân

2.2.3 Ảnh hưởng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và hành vi hoạch định (TPB) tới dấu chân carbon

Thái độ đối với hành vi: quan điểm cá nhân về tính tích cực hoặc tiêu cực của hành vi Nếu một người có thái độ tích cực về việc giảm dấu chân carbon, ý định thực hiện hành vi này sẽ cao hơn.

Chuẩn mực chủ quan: nhận thức về áp lực xã hội và quan điểm của người khác. Nếu môi trường xã hội khuyến khích việc giảm dấu chân carbon, người ta có xu hướng thực hiện hành vi này.

Nhận thức kiểm soát hành vi: liên quan đến khả năng và tự tin của cá nhân trong việc thực hiện hành vi Nếu người ta cảm thấy có khả năng kiểm soát việc giảm dấu chân carbon, ý định thực hiện hành vi này sẽ tăng.

Dấu chân carbon là số lượng khí thải nhà kính mà một cá nhân, tổ chức hoặc sản phẩm tạo ra trong quá trình hoạt động TRA và TPB có thể ảnh hưởng đến dấu chân carbon bằng cách thúc đẩy việc thay đổi hành vi cá nhân, chẳng hạn như sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì xe riêng, tiết kiệm năng lượng, và hạn chế sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm Tuy nhiên, TRA và TPB không chỉ ảnh hưởng đến dấu chân carbon mà còn tác động đến môi trường nói chung Bằng cách thay đổi hành vi cá nhân, chúng ta có thể giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, bảo vệ tài nguyên và duy trì hệ sinh thái.

2.2.4 Lý thuyết đường cong môi trường Kuznets

Năm 1992, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra khái niệm đường cong môi trường Kuznets (EKC) trong Báo cáo Phát triển của thế giới Báo cáo lập luận rằng: “Quan điểm cho rằng các hoạt động kinh tế lớn chắc chắn sẽ gây hại đến môi trường dựa trên những giả định tĩnh về công nghệ, thị hiếu và đầu tư vào môi trường” và cho rằng “Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu cải thiện chất lượng môi trường sẽ tăng, cũng như sẽ tăng các nguồn lực đầu tư sẵn có” Giả thuyết EKC được xây dựng dựa trên nghiên cứu ban đầu của Kuznets (1955) về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Kuznets cho rằng bất bình đẳng thu nhập sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng của mức thu nhập, sau đó sự gia tăng thu nhập này đạt đến một mức độ thích hợp, thì sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế giả định là mối quan hệ phi tuyến tính và có hình dạng chữ U ngược

Căn cứ trên lý thuyết đường cong Kuznets ban đầu của Kuznets (1995), giả thuyết EKC giả định rằng, tăng trưởng kinh tế còn có khả năng cải thiện chất lượng môi trường sau khi các quốc gia vượt qua mức tăng trưởng kinh tế thích hợp Nghiên cứu của Grossman và Krueger (1991) về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và ô nhiễm không khí ở Mexico cho thấy, tự do thương mại cũng ảnh hưởng đến môi trường thông qua sự mở rộng quy mô hoạt động, thay đổi phương thức sản xuất, giả thiết EKC trong nghiên cứu này chỉ phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và hai chất gây ô nhiễm không khí chính, đó là sulfur dioxide và khói

Giả thuyết đường cong hình chữ U ngược của Panayotou (1993) cho rằng chuyển đổi từ nền kinh tế nông thôn sang thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp dẫn đến suy thoái môi trường Sự phát triển này dẫn đến một lượng khí thải nhà kính cao Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, chuyển đổi từ công nghiệp chế biến sang dịch vụ và ô nhiễm có thể được giảm thiểu do sự tăng trưởng của các ngành thâm dụng carbon thấp Do đó, Panayotou cho rằng suy thoái môi trường là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của các quốc gia Ngoài ra, tiến bộ công nghệ góp phần giảm phát thải khi quốc gia đạt mức thu nhập cao Điều này có nghĩa là các quốc gia giàu có có nhiều nguồn lực để cải tiến công nghệ, giúp thay thế các công nghệ gây ô nhiễm bằng các công nghệ thân thiện với môi trường (Galeotti và Lanza, 2005).Một lý giải khác cho EKC là chất lượng môi trường có thể được coi là một loại hàng hóa thông thường hoặc thậm chí là hàng xa xỉ (Beckerman, 1992) Độ co giãn của nhu cầu về chất lượng môi trường theo thu nhập lớn hơn 0 hoặc thậm chí lớn hơn

1 Trong trường hợp này, khi thu nhập tăng lên, nhận thức về môi trường của cá nhân sẽ tốt hơn, sau đó nhu cầu về chất lượng môi trường cũng cao hơn Sự gia tăng nhu cầu về chất lượng môi trường tốt hơn dẫn tới những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch từ sản xuất bẩn sang sản xuất sạch hơn và từ quy định môi trường lỏng lẻo sang quy định nghiêm ngặt hơn (Grossman và Krueger, 1991 và 1995).

Kết quả nghiên cứu NGỌC, B H (2017), trong năm 20 năm từ 1995-2014 cho 7 quốc gia khu vực Đông Nam Á gồm Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt nam, nghiên cứu này đã khẳng định về sự tồn tại của hiệu ứng chữ U ngược theo dự đoán của Kuznets trong mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với lượng khí thải CO2 ra môi trường cho 7 nước Asean trong giai đoạn 1995-2014 Nghiên cứu của Phạm, H M., Lê, P T., & Nguyễn, A T (2022) về mối quan hệ giữa mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1985-2013 cũng có kết luận về dạng đường cong Kuznet môi trường tại Việt Nam cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế với cường độ phát thải khí nhà kính CO2.

Các nghiên cứu trước

Nghiên cứu của Zen và cộng sự (2022) về Các yếu tố kinh tế xã hội quyết định lượng khí thải carbon hộ gia đình ở Iskandar Malaysia Với những vị trí kinh tế xã hội khác nhau giữa các hộ gia đình trong xã hội, dẫn đến sự khác biệt về dấu chân carbon không được phân bổ đồng đều giữa người giàu với người nghèo và sự khác biệt đáng kể về quy mô hộ gia đình và mô hình tiêu dùng Malaysia được xếp hạng là nước phát thải lượng khí thải carbon bình quân đầu người cao thứ hai ở Đông Nam Á sau Singapore Nghiên cứu sử dụng các phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, trích xuất phương sai trung bình (AVE), độ tin cậy tổng hợp (CR) thông qua phần mềm SPSS Theo kết quả nghiên cứu, thu nhập là yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất đến lượng khí thải carbon của hộ gia đình.

Tại Na Uy, nghiên cứu của Kjartan Steen-Olsen và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng dấu chân carbon của các hộ gia đình tại Na Uy trong khoảng thời gian từ 1999 đến

2012 đã tăng lên trên từng bộ phận của COICOP, hay còn gọi là phân loại các tiêu thụ cá nhân theo mục đích Nhìn chung, điều này liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng bền vững về thu nhập của người Na Uy Tác giả sử dụng mô hình EIO để phân tích ảnh hưởng từ thu nhập thực tế của các hộ gia đình tại Na Uy đến lượng khí thải carbon ra môi trường Kết quả cho thấy, dấu chân carbon của tiêu dùng hộ gia đình Na Uy đã tăng từ 10,4 tấn KgCO2e/người vào năm 1999 lên 12,2 tấn KgCO2e/người vào năm

2012 Sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng tiêu dùng thực phẩm, nhà ở và năng lượng, và giao thông vận tải

Dấu chân carbon trung bình của các hộ gia đình Philippines trong giai đoạn 2015

- 2018 là 1,73 tấn KgCO2e/người/năm, theo nghiên cứu của Lapus và các cộng sự (2023) Tác giả đã chỉ ra rằng, lượng khí thải carbon sẽ tăng lên đáng kể, tỷ lệ thuận với mức thu nhập tăng thêm của người dân Philippines Mặc dù điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến tổng lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng nó không đồng nghĩa với việc phải giữ nguyên mức thu nhập để tránh làm tăng lượng khí thải carbon Bởi mức chi tiêu của hộ gia đình là vấn đề về sự lựa chọn cá nhân, tùy thuộc vào thu nhập và nhu cầu sử dụng thu nhập của từng hộ Vì vậy, thay vì chính sách giữ nguyên mức thu nhập của các hộ gia đình nhằm giảm lượng khí thải carbon, tác giả đề xuất những biện pháp khác có khả năng kiểm soát cao hơn Chẳng hạn: Nâng cao hiệu quả sản xuất và thay đổi mô hình tiêu dùng sang lối sống ít phát thải carbon hơn; Cải thiện trong khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng hiệu quả; tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo

Trong nghiờn cứu của Gửkmenoğlu và Taspinar (2015), tỏc giả đó ỏp dụng giả thuyết về đường cong môi trường của Kuznets để phân tích mối liên hệ giữa tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và lượng khí thải CO2 tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 1974 đến 2010 Bằng cách sử dụng phương pháp ARDL và kiểm định nhân quả theo phương pháp của Toda và Yamamoto (1995), họ đã đưa ra kết luận nhất quán Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng lượng khí thải CO2 có khả năng quay trở lại điểm cân bằng trong dài hạn với tốc độ là 49,2% mỗi năm Ngoài ra, có một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải, cũng như giữa FDI và lượng khí thải Hơn nữa, nghiên cứu đã chứng minh sự tồn tại của hiệu ứng chữ U ngược đối với tình hình kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ.

Khoảng cách giữa mục tiêu khử cacbon và lối sống của người tiêu dùng hiện tại cần được đánh giá ở cả cấp quốc gia và cấp hộ gia đình cá nhân vì lượng khí thải carbon khác nhau giữa các phân khúc người tiêu dùng Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại chỉ phân tích những khoảng cách này ở cấp quốc gia bằng cách sử dụng dấu chân trung bình quốc gia làm chỉ số (Hayama, Japan, 2019 & Stockholm, Sweden, 2013) Hơn nữa, các nghiên cứu nói trên về dấu chân carbon dựa trên dữ liệu vi mô không phân tích lối sống hiện tại của người dân theo mục tiêu dấu chân bình quân đầu người mà thay vào đó tập trung vào việc xác định các đặc điểm hiện tại và hơn nữa, không tập trung rõ ràng vào việc xác định các cơ hội để giảm mạnh dấu chân.

Nhà ở và các tiện ích liên quan chiếm phần lớn trong ngân sách carbon của hộ gia đình có thu nhập thấp, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ hơn nhiều đối với các hộ có thu nhập cao Do đó, để chính sách có thể bền vững về mặt xã hội và có hiệu quả cuối cùng, cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về những vấn đề nhạy cảm đó trước khi thiết lập chính sách Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng cường độ phát thải khí nhà kính trên mỗi đơn vị chi tiêu tiền tệ giảm khi thu nhập tăng (Kerkhof và cộng sự (2009), khiến cho việc đánh thuế carbon thuần túy dựa trên dấu chân carbon của các hộ gia đình về bản chất có tính lũy thoái Nhận thấy rằng lượng khí thải carbon trên mỗi người giảm khi quy mô hộ gia đình tăng lên do các lĩnh vực tiêu dùng như nhà ở, các tiện ích liên quan và giao thông được phân bổ cho số lượng thành viên hộ gia đình ngày càng tăng, do đó làm giảm tác động lên mỗi người Tuy nhiên, 'tính kinh tế nhờ quy mô' và lợi ích của việc chia sẻ dường như hầu hết chỉ giới hạn ở các lĩnh vực tiêu dùng này Việc thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ có thể đặc biệt hữu ích trong việc chống lại lượng khí thải carbon liên quan đến hộ gia đình liên quan đến giao thông vận tải

Sự bất bình đẳng về carbon đã giảm đi cùng với tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc Chúng tôi lập luận rằng tăng trưởng kinh tế không chỉ làm tăng mức thu nhập mà còn góp phần nâng cao tỷ trọng các mặt hàng tiêu dùng ít carbon ở các nhóm thu nhập cao hơn và giảm tổng thể tình trạng bất bình đẳng về carbon ở Trung Quốc. Nhưng nhìn chung, các khu vực thành thị và giàu có có xu hướng có lượng khí thải carbon lớn hơn vì thu nhập cao thúc đẩy lối sống có lượng khí thải carbon cao Do đó, cùng với tốc độ tăng trưởng thu nhập và phát triển kinh tế ở Trung Quốc từ năm 2007 đến năm 2012, quy mô tổng thể của lượng khí thải carbon đã tăng lên Nghiên cứu này áp dụng phương pháp MRIO mở rộng về mặt môi trường để ước tính lượng khí thải carbon trong hộ gia đình cho 12 nhóm thu nhập ở 30 khu vực của Trung Quốc Hệ sốCF-Gini được tính toán để đo lường sự bất bình đẳng về lượng carbon trong các hộ gia đình.

Phương pháp tính dấu chân carbon

Phương pháp tính dấu chân carbon (hay còn gọi là Carbon footprint) là một cách để đo lường lượng khí thải carbon mà hoạt động của một cá nhân, tổ chức hoặc sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, sử dụng và vận chuyển Dấu chân carbon thường được tính bằng cách sử dụng các công thức và dữ liệu về tiêu thụ năng lượng, vật liệu, và các hoạt động khác liên quan đến việc sản xuất hoặc hoạt động của một tổ chức.Được đo bằng đơn vị CO2 tương đương, tức là lượng khí thải carbon được chuyển đổi thành khí CO2 Để biết được điều đó, carbon footprint có cách tính cụ thể dựa trên một số yếu tố cố định như:

- Khu vực bạn sinh sống

- Phong cách, lối sống hàng ngày của người dùng

- Những sản phẩm công nghệ được sử dụng thường xuyên

- Loại và mức tiêu thụ năng lượng

Trong đó, cách tính lượng khí thải carbon được sử dụng tốt nhất là dựa trên mức độ tiêu thụ nhiên liệu của một người Cuối cùng sẽ được cộng dồn với lượng phát thải CO2 vào carbon footprint cá nhân

Các bước để xác định dấu chân CO2 cơ bản:

1 Xác định hoạt động Đầu tiên, phải xác định mọi hoạt động có phát thải GHG vào khí quyển Ví dụ: xe đi lại, tốn điện dùng cho hoạt động, gas lạnh được bổ sung cho hệ thống điều hòa, tủ lạnh,… đều là những nguồn phát thải khí CO2.

Việc thu thập dữ liệu cần thiết để tính toán lượng khí thải carbon của mỗi hộ gia đình trong vòng 12 tháng, phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp.

3 Tìm các hệ số phát thải đặc trưng cho hoạt động Để tính lượng khí thải carbon của cần biết hệ số phát thải trên một đơn vị, ví dụ lượng khí thải CO2 được tạo ra trên mỗi kilowatt giờ điện được sử dụng, trên mỗi lít xăng tiêu thụ, thực phẩm sử dụng…

4 Tính toán và diễn giải

Bước cuối cùng là tính toán lượng khí thải carbon và giải thích nó Thông qua việc kiểm kê sẽ giúp xác định các nguồn phát thải chiếm tỷ lệ lớn, từ đó đưa ra kế hoạch và mục tiêu giảm thiểu phù hợp.

Hay một cách khác để, tính toán dấu chân carbon ta có thể tiếp cận theo phương pháp luận từ hai hướng khác nhau: từ dưới lên, dựa trên phân tích quy trình (PA) hoặc từ trên xuống, dựa trên phân tích đầu vào - đầu ra môi trường (EIO) Cả hai phương pháp luận cần phải đối phó với những thách thức và cố gắng nắm bắt các tác động đầy đủ của vòng, tức là cung cấp đầy đủ Phân tích/đánh giá Vòng đời (LCA) Tuy nhiên, để hạn chế được những rủi ro này, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ Carbonfootprint.com và carbonneutral.com.au là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để tính toán lượng khí thải carbon Bằng việc quy đổi tỉ số dựa trên các công cụ này, nhóm nghiên cứu thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu các yếu tố sang hệ số phát thải carbon. Bảng quy đổi được tổng kết như sau:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Trọng tâm là nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định các giả thuyết Nghiên cứu định tính được thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và bổ sung lý giải cho các kết quả nghiên cứu từ số liệu định lượng Từ các kết quả nghiên cứu này là căn cứ để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp. Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo các bước trong quy trình như sau:

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mẫu của Điều tra mức sống hộ gia đình 2002 được chọn đại diện cho cả nước (trong đó: thành thị/ nông thôn), 8 vùng (trong đó: thành thị/nông thôn) và tỉnh, thành phố mẫu này được chọn từ mẫu chủ được thiết kế cho các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình giai đoạn 2002-2010 và các cuộc điều tra hộ gia đình khác có quy mô tương tự Phương pháp chọn mẫu được các chuyên gia chọn mẫu của Viện Khoa học Thống kê, UNDP và Ngân hàng Thế Giới tư vấn.

Vụ Xã hội và Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Dân số lao động chọn mẫu chủ Mẫu chủ được lưu giữ tại Vụ Xã hội và Môi trường.

Mẫu chủ bao gồm 3.000 xã/phường (2300 xã và 700 phường) với 9.000 địa bàn điều tra được chọn từ dàn mẫu các xã, phường và địa bàn điều tra của tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999 Mẫu chủ được chọn theo 2 bước

- Bước 1: chọn xã, phường độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi xã, phường.

- Bước 2: từ mỗi xã, phường được chọn, chọn 3 địa bàn điều tra theo phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi địa bàn

3.1.1.2Chọn mẫu cho điều tra mức sống hộ gia đình 2002 từ mẫu chủ: Áp dụng phương pháp chọn mẫu 2 bước:

- Bước 1: chọn 1.500 địa bàn điều tra ( 350 địa bàn thành thị và 1,150 địa bàn nông thôn) từ 9.000 địa bàn điều tra của mẫu chủ độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống

- Bước 2: chọn 20 hộ gia đình từ bản kê danh sách các hộ gia đình của địa bàn được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

3.1.1.3 Phân bổ mẫu cho các tỉnh, thành phố:

Mỗi tỉnh, thành phố sẽ được phân bổ mẫu 30.000 hộ Cục thống kê sẽ chia đều số mẫu cho 4 kỳ và mỗi kì tổ chức thu thập số liệu theo phiếu phỏng vấn hộ gia đình về thu nhập và chi tiêu vào tháng đầu mỗi quý của năm 2002.

Thống kê mô tả được là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, cũng có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và biến động Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.

3.1.2.2 Phân tích tương quan và hồi quy

Xem xét để đưa dần vào phương trình hồi quy những biến có ý nghĩa nhất với phương trình hồi quy, thủ tục cũng xét để đưa ra khỏi phương trình đó biến độc lập khác theo một quy tắc xác định.

Mô hình nghiên cứu có dạng:

- Xi biểu hiện giá trị của biển độc lập thứ 1 ( = 1,…,n)

- Bj là hệ số hồi quy riêng phần là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0, phương sai không đổi.

Trị thống kê F được tính từ R2 hiệu chỉnh, nếu giá trị Sig rất nhỏ (< 0.05) thì bác bỏ H0 Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ nghĩa là các biểu hiện trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa là mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu thu được Việc xem xét R2 hiệu chỉnh là để trả lời xem các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc với các biến độc lập.

Giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính của các hộ gia đình với dấu chân Carbon

Liên quan đến giới tính, nghiên cứu của serino và Klasen (2015) cho kết quả rằng hộ gia đình có chủ hộ là nam giới sẽ có lượng phát thải carbon thấp hơn so với các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới, các mô hình chi tiêu khác nhau với các hộ gia đình có chủ hộ là nữ có lối sống sử dụng nhiều carbon hơn một chút Ngược lại, về nghiên cứu của Büchs và Schnepf (2013) ở Vương quốc Anh lập luận rằng, các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới lại ít có khả năng nằm trong nhóm phát thải carbon cao nhất,tuy nhiên họ cũng nhận thấy rằng các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới có lượng khí thải nhà ở và lượng phát thải gián tiếp cao hơn so với các hộ gia đình có chủ hộ là nam.

H1: Giới tính của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.2 Mối quan hệ giữa độ tuổi của các hộ gia đình với dấu chân Carbon

Nghiên cứu của serino và Klasen (2015) về các hộ gia đình ở PhiLippine cho thấy rằng độ tuổi của chủ hộ có tác động phi tuyến tính đến lượng khí thải carbon và được mô tả bởi hình chữ U ngược, thể hiện lượng khí thải carbon tăng dần theo tuổi đến khi đạt mức tối đa và sau đó lượng khí thải bắt đầu giảm dần Các hộ gia đình trẻ tuổi hơn có lượng khí thải tăng dần lên và sau đó lượng khí thải lại giảm khi các hộ gia đình già đi do có những thay đổi trong sở thích và mô hình tiêu dùng của họ.

H2: Độ tuổi của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập của các hộ gia đình với dấu chân

Các phân tích cho thấy thu nhập có mối quan hệ phi tuyến tính đáng kể với lượng phát thải, phân phối thu nhập Trong phép hồi quy thứ hai, chúng tôi đưa bình phương thu nhập vào để đánh giá mức độ phù hợp của đường cong Kuznets môi trường (EKC) Một số nghiên cứu đã kết luận rằng EKC dường như không tồn tại trong trường hợp phát thải cacbon (Stern 2004; Lenzen và cộng sự 2006; Yaguchi, Sonobe và Otsuka 2007; Galeotti, Manera và Lanza 2009) Trừ khi mô hình tiêu dùng thay đổi, nếu không lượng phát thải có thể sẽ tăng thêm khi các hộ gia đình trở nên giàu có hơn Một trong những mối quan tâm chính là điều tra xem lượng khí thải carbon của các hộ gia đình như thế nào bị ảnh hưởng khi các hộ gia đình trở nên giàu có hơn Trong khi thu nhập hộ gia đình có thể yếu tố chính quyết định lượng phát thải, các đặc điểm khác của hộ gia đình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích lượng khí thải carbon của hộ gia đình.

H3: Thu nhập của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.4 Mối quan hệ giữa khu vực của các hộ gia đình với dấu chân Carbon

Các hộ gia đình ở khu vực thành thị thải ra nhiều CO2 hơn so với các hộ gia đình ở khu vực nông thôn Kết quả này phần lớn trái ngược với các hộ gia đình ở các nước phát triển Các hộ gia đình thành thị ở các nước phát triển có lượng khí thải carbon thấp hơn vì người dân sống gần nơi làm việc hơn, gần trung tâm mua sắm và nơi giải trí đòi hỏi ít hơn năng lượng cho giao thông và các trung tâm đô thị có hệ thống giao thông công cộng tốt hơn (Lenzen và cộng sự 2006; Büchs và Schnepf 2013; và Ala- Mantila, Heinonen, và Junnila 2014).

H4: Khu vực của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.5 Mối quan hệ giữa số lượng thành viên trong gia đình của các hộ gia đình với dấu chân Carbon

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích lượng phát thải của hộ gia đình Lượng phát thải biên giảm dần ở quy mô hộ gia đình trung lưu thể hiện sự chia sẻ nguồn lực giữa các thành viên trong hộ nhưng do đó, khi có thêm thành viên, tổng lượng phát thải của hộ gia đình sẽ có xu hướng tăng Việc chia sẻ nguồn lực giữa các thành viên trong gia đình cũng được báo cáo trong các nghiên cứu khác (Lenzen và cộng sự 2006; Druckman và Jackson 2008; Golley và Meng 2012; Büchs và Schnepf 2013).

H5: Số lượng thành viên trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

3.2.6 Mối quan hệ giữa diện tích nhà ở của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

Như nghiên cứu của Điệp và cộng sự (2022) đánh giá lượng phát thải khí nhà kính hộ gia đình thành phố Cần Thơ Diện tích nhà ở càng nhiều ảnh hưởng đến độ phát thải CO2 cũng càng nhiều bởi với diện tích lớn thì chúng ta cần chiếu sáng phù với diện tích, hoặc diện tích lớn sẽ nằm trong những gia đình mà họ kinh doanh, mà những hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu hơn để phục vụ quá trình sản xuất do đó sẽ làm tăng số lượng khí CO2 thải ra.

H6: Diện tích nhà ở của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Cacbon

3.2.7 Mối quan hệ giữa số lượng xe máy trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

Theo Druckman, A và Jackson, T (2009), xe máy cũng ảnh hưởng đến dấu chân carbon qua việc tạo ra lưu lượng giao thông và sự tiêu tốn nhiên liệu của các phương tiện khác trong giao thông đường bộ Nghiên cứu của Chakravarty, S., Chikkatur, A., Coninck, H., Pacala, S cho rằng số lượng xe máy trong gia đình càng nhiều thì lượng phát thải CO2 càng cao vì xe máy chạy bằng động cơ đốt trong, thường sử dụng xăng hoặc dầu diesel Quá trình đốt cháy này tạo ra khí thải carbon dioxide, góp phần làm tăng lượng CO2 trong không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy biến đổi khí hậu Ngoài ra, nhiên liệu sử dụng để chạy xe máy cũng tạo ra khí thải carbon dioxide trong quá trình vận hành hàng ngày.

H7: Số lượng xe máy trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Cacbon

3.2.8 Mối quan hệ giữa số lượng ô tô trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chân Carbon

Theo Hertwich và Peters, số lượng ô tô trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến dấu chân carbon của hộ gia đình Tăng lượng khí thải khi một gia đình sở hữu nhiều ô tô, tổng lượng khí thải CO2 từ các phương tiện giao thông sẽ tăng lên đáng kể Mỗi ô tô khi sử dụng sẽ thải ra một lượng khí CO2 nhất định và còn tăng tiêu thụ nhiên liệu nhiều ô tô trong gia đình có thể dẫn đến việc sử dụng nhiều nhiên liệu hơn Việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến dấu chân carbon mà còn có thể làm tăng chi phí nhiên liệu cho gia đình.

H8: Số lượng ô tô trong gia đình của các hộ gia đình ảnh hưởng đến dấu chânCacbon

Mô hình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

Hình 3.1: Các nhân tố tác động đến Dấu chân Carbon

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê và mô tả các biến quan sát

4.1.1 Thành thị phát thải CO2 nhiều hơn nông thôn

Nguyên nhân do, các yếu tố như quy mô đô thị như : mật độ giao thông cao hơn với nhiều phương tiện di chuyển như ô tô, xe buýt, máy bay, sử dụng nhiên liệu hóa thạch nên tạo ra lượng khí thải lớn Các tiện ích công cộng và hạ tầng như dịch vụ điện nước viễn thông được cung cấp qua hạ tầng phức tạp hơn Công nghiệp và hoạt động thương mại có nhiều nhà máy sản xuất lớn Mật độ dân số và mật độ xây dựng cao ở thành thị tạo ra nhu cầu sử dụng năng lượng lớn cho việc sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng các tòa nhà Xử lý lượng rác thải lớn Những yếu tố trên tạo ra lượng khí thải lớn nên các khu vực đô thị có xu hướng có lượng khí thải bình quân đầu người cao hơn khu vực nông thôn.

Hình 4.1: Lượng phát thải nông thôn và thành thị năm 2002

4.1.2 Gia đình nhiều thế hệ (trên 3 người) có phát thải CO2 ít hơn gia đình hạt nhân (từ 3 người trở xuống)

Nguyên do trong một gia đình nhiều thế hệ có thể sử dụng chung một không gian sống, dùng chung thiết bị hay các phương tiện di chuyển, giảm lượng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, giảm bớt lượng rác thải Điều này giúp giảm năng lượng tiêu thụ và đồng thời giảm phát thải CO2 từ việc sản xuất và vận chuyển sử dụng hàng hóa.

Ngược lại thì gia đình hạt nhân thi mỗi thành viên thường sẽ sử dụng các tiện ích thiết bị riêng, phương tiện di chuyển, hay tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cho từng người riêng biệt việc này tạo ra lượng phát thải CO2 khá đáng kể.

Hình 4.2: Lượng phát thải theo quy mô gia đình

4.1.3 Người có giới tính nữ phát thải CO2 nhiều hơn nam

Mức độ phát thải CO2 thường phụ thuộc vào lối sống và hoạt động của mỗi người, người giới tính nữ thường có xu hướng thích mua sắm, thích làm đẹp nên họ tiêu thụ nhiều hàng hóa dịch vụ hơn so với nam giới và họ còn sử dụng hàng hóa và dịch vụ cho việc chăm sóc gia đình và thực hiện công việc nhà Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên hơn cho các hoạt động hàng ngày như nấu ăn, giặt giũ, và làm sạch, gây ra lượng CO2 phát thải cao hơn thông qua quá trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa Đây là nguyên do mà giới tính nữ phát thảiCO2 nhiều hơn nam.

Hình 4.3: Lượng phát thải theo giới tính

4.1.4 Kết quả phát thải của các khu vực Đồng bằng sông Hồng có Food phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Goods: Kết quả ước tính lượng phát thải của từng vùng trong năm 2002, đối với khu vực đồng bằng sông Hồng thì lượng phát thải từ Food có khối lượng lớn nhất (872498.23 KgCO2) tiếp đến là Goods (1326912.51 KgCO2) Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực có kinh tế phát triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng lao động từ khắp mọi miền tập trung làm việc và sinh sống Đồng nghĩa, đi kèm với mật độ dân cư ngày càng đông đúc là lượng phát thải CO2 sẽ ngày một cao lên, lượng thức ăn hằng ngày cùng với lượng hàng hóa sinh hoạt ngày càng cao do mức độ tiêu dùng hàng hóa và lượng thức ăn chế biến ra hàng ngày sẽ tỉ lệ thuận với mật độ dân số. Đông Bắc có Home phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Foods: Đông Bắc là khu vực có lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển, du lịch rất phát triển Việc phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều nguồn năng lượng như thế sẽ dẫn đến lượng phát thải CO2 từ các hộ gia đình ngày càng tăng cao, dựa vào bảng kết quả ta có thể thấy được là

Home chiếm tỷ lệ cao nhất với 969382.65 (KgCO2) Tiếp theo sau đó chính là Food cũng chiếm tỷ lệ gần bằng với Home là 939481.69 (KgCO2) nguyên nhân là vì địa hình ở đây đa số là núi trung bình và núi thấp tạ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, Điều này dẫn đến người dân chế biến và tiêu thụ các loại nông-thủy sản nhiều gây ra phát thải tăng cao.

Tây Bắc có Food phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Home: Vùng Tây Bắc với sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên như là vùng núi nằm giữa sông Hồng và sông

Cả giúp nguồn thủy hải sản phong phú; Đặc biệt, diện tích đất rừng lớn, đất đai đa dạng, phong cảnh tự nhiên cung cấp cơ hội phát triển các ngành như lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và đặc biệt là ngành du lịch đang rất phát triển. Tuy nhiên, khi có lượng tài nguyên phong phú đa dạng nhưng lại bị khai thác không hợp lý sẽ dẫn tới những hậu quả về sau trong đó phải nhắc đến môi trường Lượng thực phẩm - thức ăn (Food) trong quá trình chế biến và tiêu dùng của người dân vùng Tây Bắc gây ra lượng phát thải cao nhất với 276540.76 (KgCO2) và đứng ngay sau đó là Home chiếm lượng phát thải khá cao với 219918.13 (KgCO2)

Bắc Trung Bộ có Home phát thải CO2 cao nhất: ( 1026106.27 KgCO2) nguyên nhân chủ yếu là do nơi đây tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển điều này thuận lợi cho ngành thủy sản và nghề đánh bắt cá Việc vận hành các tàu đánh bắt và các hoạt động liên quan đến ngành thủy sản này từ các hộ gia đình thường đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn năng lượng hóa thạch, đặc biệt là dầu diesel cũng như lượng khí thải tạo ra từ việc này rất lớn Điều này góp một phần đáng kể vào việc nâng cao lượng phát thải ở khu vực Mặc dù xếp sau Home nhưng Food cũng chiếm lượng phát thải khá cao từ các hộ gia đình ở vùng Bắc Trung

Bộ ( 1021470.4 KgCo2) nguyên nhân vì địa hình gò đồi phổ biến ở Bắc Trung Bộ thích hợp cho việc phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò Việc chăn nuôi này đòi hỏi nhiều tài nguyên và năng lượng, đặc biệt là trong việc sản xuất thức ăn cho các loài gia súc Khi người dân chủ yếu nuôi gia súc, họ thường ưu tiên và tăng cường tiêu thụ thức ăn từ thịt hơn Điều này có thể làm tăng nhu cầu về sản xuất và tiêu thụ thịt, dẫn đến tăng lượng phát thải CO2 Mặc khác,ngành thủy sản ở đây cũng phát triển, người dân ở đây có xu hướng sử dụng và tiêu thụ thức ăn từ cá và thủy sản hơn làm cho lượng phát thải CO2 về Food ở đây cũng tăng cao.

Duyên hải Nam Trung Bộ có Food phát thải CO2 cao nhất ( 953581.83

KgCO2), tiếp đến là Goods: (814783.23 KgCO2) Lượng phát thải CO2 cao nhất ở khu vực này là từ Food nguyên nhân là do vùng đất rừng chân núi của Duyên hải Nam Trung Bộ thường thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Việc nuôi bò đàn đòi hỏi nhiều tài nguyên và năng lượng cũng như việc ưu tiên sử dụng và tiêu thụ thịt được nâng cao hơn do có thể chăn nuôi của các hộ gia đình cũng góp phần làm tăng lượng phát thải CO2 ở đây Ngoài ra, Food có lượng phát thải cao nhất ở khu vực này vì vùng đồng bằng ven biển của Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị Việc này có thể làm tăng tiêu thụ nông sản và thực phẩm trong khu vực Khi nguồn cung nông sản địa phương dồi dào và dễ dàng tiếp cận, người dân thường có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn Biển là nguồn tài nguyên quan trọng của Duyên hải Nam Trung Bộ, với nhiều ngư trường lớn Việc khai thác và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm từ cá và thủy sản cũng góp một phần không nhỏ vào việc gia tăng lượng phát thải CO2 nơi đây Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có các thành phố biển đóng vai trò là đầu mối giao thông thủy bộ và cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên đồng nghĩa với việc có một mức độ tiêu dùng và mua sắm cao trong khu vực này Sự thúc đẩy tiêu dùng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ cao sẽ dẫn đến việc tăng lượng phát thải CO2 từ hộ gia đình, đặc biệt là từ Goods mà họ tiêu thụ và mua sắm.

Tây Nguyên có Home phát thải CO2 cao nhất ( 465516.07 KgCO2) , tiếp đến là

Goods Dù ít hơn so với các vùng khác, lượng phát thải CO2 cao nhất từ Home của hộ gia đình ở Tây Nguyên có thể được giải thích bởi Tây Nguyên thường có khí hậu mát mẻ và lạnh vào mùa đông, dẫn đến nhu cầu sử dụng nhiên liệu như dầu, than hoặc khí gas để sưởi ấm và nấu nướng trong các hộ gia đình được nâng cao Sử dụng nhiên liệu này cũng tạo ra lượng phát thải CO2 đáng kể Ngoài ra lượng phát thải CO2 từ Goods cũng khá cao so với các nhân tố còn lại của khu vực vì tính đến năm 2002, TâyNguyên vẫn là một vùng có mức độ phát triển kinh tế và công nghiệp thấp hơn so với các khu vực khác của Việt Nam Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng các công cụ hay thiết bị công nghệ không hiệu quả về năng lượng, gây ra lượng phát thải CO2 đáng kể của vùng. Đông Nam Bộ có Goods phát thải CO2 cao nhất: (1355666.78 KgCO2) và là cao nhất trong các vùng, tiếp đến là Home (1179751.84 KgCO2) Mật độ dân cư ở Đông Nam Bộ là một trong những vùng đông nhất Việt Nam Việc sử dụng các phương tiện di chuyển được nâng cao, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng và mua sắm các hàng hóa như quần áo, giày dép, dược phẩm, … cũng khá nhiều dẫn đến lượng phát thải CO2 cao đáng kể Ngoài ra, lượng phát thải CO2 từ Home cũng khá cao Đông Nam Bộ có đặc điểm của khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và không thay đổi nhiều trong năm Vì vậy nhu cầu sử dụng điện và nước của người dân là rất lớn, điều này dẫn đến lượng phát thải CO2 tăng khá cao. Đồng bằng sông Cửu Long có Food phát thải CO2 cao nhất: (1659746.3

KgCO2), tiếp đến là Home (1615262.08 KgCO2) cao nhất so với các vùng Lượng phát thải của CO2 nhiều nhất là Food Vì nơi đây phát triển nghề nuôi vịt đàn, lượng hải sản đóng góp khoảng 50% và sản lượng lúa nước chiếm hơn 50% so với cả nước. Sản lượng đóng góp dồi dào nên độ tiêu thụ của người dân nơi đây được nâng cao, góp phần làm tăng phát thải CO2 ở khu vực này Thuận lợi trong việc chăn nuôi cũng như trồng trọt, lượng tiêu thụ nước nơi đây cũng tăng theo, góp phần làm tăng mạnh lượng phát thải CO2 Bên cạnh đó việc vận hành, sử dụng nhiên liệu cho các công cụ thu hoạch nông nghiệp, phương tiện đánh bắt thủy hải sản cũng góp phần làm cho lượng phát thải CO2 tăng rất cao Đó cũng là lý do làm cho lượng phát thải CO2 từ Home ở khu vực này cao nhất so với các khu vực khác.

Nhìn chung cả 8 vùng đều có Food phát thải CO2 là cao nhất Việt Nam đã và đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị điện, nhất là thiết bị điều hòa nhiệt độ trong hộ gia đình tăng cao Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ,nguồn nước dồi dào và đa dạng sinh học phong phú là những điều kiện quan trọng giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ Việc thu hoạch thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt hải sản cùng với nhu cầu tiêu thụ lượng thực phẩm của người dân cũng tăng theo Những điều trên góp phần làm lượng phát thải khí CO2 tăng lên nhanh chóng.

Hình 4.4: Lượng phát thải CO2 của từng vùng trong năm 2002

4.1.5 Thành phố HCM có phát thải CO2 cao nhất, tiếp đến là Thái Bình và thành phố Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh (1171695.14 KgCO2), thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Đông Nam Bộ Song song với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghiệp và dân số, lượng phát thải mà thành phố này thải ra cũng vô cùng cao Với mật độ giao thông dày đặc và hàng triệu phương tiện di chuyển mỗi ngày, không khó hiểu khi đây được xem là một nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải lớn Sự phát triển của các khu công nghiệp và nhà máy trong quá trình sản xuất và vận hành thường cần sử dụng nhiên liệu hoặc công nghệ không lành mạnh cho môi trường Thêm vào đó, việc xây dựng và phát triển đô thị không ngừng tạo ra một nhu cầu lớn về năng lượng.

Mô hình hồi quy

Mô hình: lnCO2 = β0 + β1lnINCOME + β2AREA + β3URBAN+ β4SIZE + β5SHOME + β6 MOTOR +β7 CAR+β8SEX+ ε

- Biến phụ thuộc là lượng phát thải CO2 (CO2) được đo bằng tổng lượng CO2 của Travel, Food, Goods, Service, Home.

- lnINCOME: Đây là thước đo của thu nhập của hộ gia đình trong 1 năm

- AREA: Đây biến chỉ vùng của hộ gia đình đang sinh sống

- URBAN: Đây là biến chỉ Nông Thôn hoặc Thành Thị

- SIZE: Đây là biến số lượng thành viên trong hộ gia đình

- HOME: Đây là biến diện tích nhà ở của hộ gia đình

- MOTOR: Đây là biến chỉ số lượng xe máy hộ gia đình sở hữu

- CAR: Đây là biến chỉ số lượng xe oto hộ gia đình sở hữu

- SEX: Đây là biến chỉ giới tính của chủ hộ

Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình cho kết quả R-squared = 0.3418, tức là 34% của dấu chân Carbon được giải thích bởi các biến độc lập trên.

Thông qua kết quả hồi quy cho thấy có 7 biến có tác động đến Dấu chân Carbon của hộ gia đình với P=0.000 < 0.05 và một biến không tác động với P=0.975 > 0.05 (biến giới tính-SEX)

Kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì biến CAR có tác động mạnh nhất đến Dấu chân Carbon của hộ gia đình với hệ số hồi quy là 0.7202887, tức là khi thay đổi số lượng sở hữu xe ô tô của hộ gia đình lên 1 đơn vị sẽ làm thay đổi Dấu chân Carbon 0.7202887% Bên cạnh đó, biến Home có tác động yếu nhất đến Dấu chân Carbon, khi mà Diện tích nhà ở của hộ gia đình thay đổi

1 đơn vị thì Dấu chân Carbon thay đổi 0.0006173%.

Ngoài ra, trong 7 biến có ý nghĩa thì có 2 biến có tác động nghịch chiều với Dấu chân Carbon được thể hiện qua cột hệ số hồi quy Coefficient, đó là biến Urban và Size Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi Urban và Size tăng lên 1 đơn vị thì Dấu chân Carbon giảm lần lượt là 0.2972098% và 0,0232571% 5 biến còn lại là lnIncome, Area, Home, Motor, Car thì có tác động cùng chiều đến Dấu chân Carbon, trong đó 4 biến Area, Home, Motor, Car tăng 1 đơn vị thì Dấu chân Carbon sẽ tăng lần lượt là 0.879641%, 0.0006173%, 0.5731372%, 0.7202887% và biến Income khi tăng 1% thì Dấu chân Carbon tăng 0.3576342%.

Từ kết quả hồi quy, ta đưa ra được phương trình hồi quy như sau:

Nhìn vào bảng ta thấy hệ số tương quan dùng để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa các biến; Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng tiến gần về

1 thì mức độ chặt chẽ càng cao và càng tiến gần về 0 thì mức độ chặt chẽ càng thấp. Để kiểm tra xem có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hay không, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định thông qua hệ số VIF.

Kết quả tính hệ số VIF

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 5 và hệ số 1/VIF > 0,1 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Ngày đăng: 01/05/2024, 14:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Đường cong Kuznets - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon
Hình 2.1 Đường cong Kuznets (Trang 18)
Hình 3.1: Các nhân tố tác động đến Dấu chân Carbon - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon
Hình 3.1 Các nhân tố tác động đến Dấu chân Carbon (Trang 31)
Hình 4.1: Lượng phát thải nông thôn và thành thị năm 2002 - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon
Hình 4.1 Lượng phát thải nông thôn và thành thị năm 2002 (Trang 32)
Hình 4.2: Lượng phát thải theo quy mô gia đình - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon
Hình 4.2 Lượng phát thải theo quy mô gia đình (Trang 33)
Hình 4.3: Lượng phát thải theo giới tính - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon
Hình 4.3 Lượng phát thải theo giới tính (Trang 34)
Hình 4.4: Lượng phát thải CO2 của từng vùng trong năm 2002 - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon
Hình 4.4 Lượng phát thải CO2 của từng vùng trong năm 2002 (Trang 38)
Hình 4.7: Lượng CO2 trung bình - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các yếu tố tác động đến dấu chân carbon
Hình 4.7 Lượng CO2 trung bình (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w