1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 91 KB

Nội dung

BẢN THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2013 1. Tên đề tài: Chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí (Khảo sát tại Khoa báo chí và Khoa Phát thanh Truyền hình – Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm 2012 – 2014) 2. Chủ nhiệm đề tài: Điện thoại: 3. Lớp: Khoa: Báo chí 4. Tính cấp thiết đề tài: Đối với sinh viên báo chí (hệ đại học), việc kiến tập được thực hiện ở năm học thứ 3, kéo dài 3 tuần, và việc thực tập được thực hiện ở năm học thứ 4, kéo dài 3 tháng. Việc kiến tập, thực tập là cơ hội để sinh viên báo chí thực hành, áp dụng những kiến thức được học trên giảng đường vào thực tiễn nghề nghiệp; được tiếp xúc và làm quen với tòa soạn báo chí. Ngoài ra, bản thân mỗi sinh viên còn được học hỏi rất nhiều từ kỹ năng viết bài, cách lấy tin, phỏng vấn, cho đến cách gửi bài, sửa bài, tổ chức sản xuất… Đây là bước đệm quan trọng để mỗi sinh viên báo chí có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân. Kết quả kiến tập, thực tập một phần quyết định đến kết quả học tập của sinh viên báo chí nhưng quan trọng hơn đó là sinh viên đã học được những gì từ quá trình kiến tập và thực tập. Sinh viên năm thứ 3 sẽ được làm quen môi trường làm báo chuyên nghiệp, đó sẽ là bước đệm vô cùng quan trọng chuẩn bị cho một kỳ thực tập dài hơi 3 tháng (vào năm cuối) và qua đó giúp sinh viên có thể tạo nhiều mối quan hệ thuận lợi sau này khi ra công tác thực tế. Hiện nay, chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí chưa có một sự điều tra, thống kê cụ thể nào. Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên chưa đạt được kết quả thực chất hay sinh viên chưa có kỹ năng làm báo thực tế. Điều này phản ánh sự chênh lệch giữa đào tạo trong nhà trường và điều kiện tác nghiệp thực tế ở tòa soạn. Đó chính là kết quả của quá trình học không đi đôi với hành. Phải chăng còn thiếu nhiều buổi học thực tế, bài tập thực tế để các bạn được học tập và thực hành? Hay phần nhiều do chính các sinh viên hiện nay chưa thực sự năng động, ít tìm tòi ít va vấp và làm quen với môi trường làm báo thực tế? Hau không ít sinh viên báo chí gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiến tập, thực tập: hoang mang, mất định hướng nghề nghiệp....? Nếu những ý kiến trên là đúng, nó đang đặt ra một vấn đề là phải thắt chặt và nâng cao hơn nữa sự gắn kết giữa nhà trường và tòa soạn. Cần phải đẩy mạnh nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho nhà báo và ngược lại ở phía nhà trường cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ cho các thầy cô, và các thầy cô cũng đồng thời xác định rõ hai nhiệm vụ : vừa làm công tác giảng dạy vừa làm báo thực tế. Tuy nhiên, những ý kiến đó chỉ là những nhận xét mang tính cảm quan và không có cơ sở số liệu cụ thể làm minh chứng. Nghiên cứu này mong muốn tạo ra những kết quả chân thật, cụ thể nhất về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí để có cái nhìn khách quan nhất về việc kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí. Đồng thời, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị để tạo ra những thay đổi tích cực đối với quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí.

Trang 1

BẢN THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2013

1.Tên đề tài: Chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí

(Khảo sát tại Khoa báo chí và Khoa Phát thanh& Truyền hình – Học viện Báo chí và Tuyêntruyền từ năm 2012 – 2014)

2.Chủ nhiệm đề tài: Điện thoại:

4.Tính cấp thiết đề tài:

Đối với sinh viên báo chí (hệ đại học), việc kiến tập được thực hiện ở năm học thứ 3, kéo dài 3 tuần, và việc thực tập được thực hiện ở năm học thứ 4, kéo dài 3 tháng Việc kiến tập, thực tập là cơ hội để sinh viên báo chí thực hành, áp dụng những kiến thức được học trên giảng đường vào thực tiễn nghề nghiệp; được tiếp xúc và làm quen với tòa soạn báo chí Ngoài ra, bản thân mỗi sinh viên còn được học hỏi rất nhiều từ kỹ năng viết bài, cách lấy tin, phỏng vấn, cho đến cách gửi bài, sửa bài, tổ chức sản xuất… Đây là bước đệm quan trọng để mỗi sinh viên báo chí có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân.

Kết quả kiến tập, thực tập một phần quyết định đến kết quả học tập của sinh viên báo chí nhưng quan trọng hơn đó là sinh viên đã học được những gì từ quá trình kiến tập và thực tập Sinh

Trang 2

viên năm thứ 3 sẽ được làm quen môi trường làm báo chuyên nghiệp, đó sẽ là bước đệm vô cùng quan trọng chuẩn bị cho một kỳ thực tập dài hơi 3 tháng (vào năm cuối) và qua đó giúp sinh viên có thể tạo nhiều mối quan hệ thuận lợi sau này khi ra công tác thực tế.

Hiện nay, chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí chưa có một sự điều tra, thống kê cụ thể nào Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên chưa đạt được kết quả thực chất hay sinh viên chưa có kỹ năng làm báo thực tế Điều này phản ánh sự chênh lệch giữa đào tạo trong nhà trường và điều kiện tác nghiệp thực tế ở tòa soạn Đó chính là kết quả của quá trình học không đi đôi với hành Phải chăng còn thiếu nhiều buổi học thực tế, bài tập thực tế để các bạn được học tập và thực hành? Hay phần nhiều do chính các sinh viên hiện nay chưa thực sự năng động, ít tìm tòi ít va vấp và làm quen với môi trường làm báo thực tế? Hau không ít sinh viên báo chí gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiến tập, thực tập: hoang mang, mất định hướng nghề nghiệp ? Nếu những ý kiến trên là đúng, nó đang đặt ra một vấn đề là phải thắt chặt và nâng cao hơn nữa sự gắn kết giữa nhà trường và tòa soạn Cần phải đẩy mạnh nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho nhà báo và ngược lại ở phía nhà trường cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ cho các thầy cô, và các thầy cô cũng đồng thời xác định rõ hai nhiệm vụ : vừa làm công tác giảng dạy vừa làm báo thực tế.

Tuy nhiên, những ý kiến đó chỉ là những nhận xét mang tính cảm quan và không có cơ sở số liệu cụ thể làm minh chứng.

Trang 3

Nghiên cứu này mong muốn tạo ra những kết quả chân thật, cụ thể nhất về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí để có cái nhìn khách quan nhất về việc kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí Đồng thời, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị để tạo ra những thay đổi tích cực đối với quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí

5.Tình hình nghiên cứu:

Học viện Báo chí – Tuyên truyền từ lâu cũng đã áp dụng việc kiến tập, thực tập đối với sinh viên Việc kiến tập, thực tập xuất phát từ yêu cầu rèn luyện nâng cao tay nghề cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học; vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, giáo dục quan tâm nghiên cứu

Đối với việc kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí trong cả nước cũng hết sức chú trọng, nâng cao chất lượng đào tạo, thắt chặt mối quan hệ giữa nhà trường và cơ quan báo chí để tạo mọi điều kiện cho sinh viên báo chí thực hiện quá trình kiến tập, thực tập một cách hiệu quả nhất.

Các Hội thảo, Hội nghị chuyên đề những năm gần đây:

 Hội thảo “Công tác thực tập và đào tạo báo chí” do khoa Báo chí Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức ngày 19/04/2003 Hội thảo khẳng định chất lượng đào tạo của sinh viên Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV Hà Nội: kiến thức khoa học cơ bản khá tốt, đặc biệt là các môn khoa học xã hội, có khả năng tổng hợp, nghiên cứu, có phông văn hoá vững vàng, tuy nhiên, do không kiểm soát và làm chủ đầu vào về năng khiếu nên

Trang 4

nhiều người ra trường không thể theo nghề Về kỹ năng tác nghiệp, Hội thảo khẳng định: Sinh viên báo chí bước từ giảng đường ra thực tiễn xã hội cảm thấy choáng ngợp Sinh viên nắm rất chắc lý luận về các thể loại báo chí, nhưng để trực tiếp viết thì họ còn rsất mơ hồ Không ít các cơ quan báo chí tham gia Hội thảo ý kiến về việc các trung tâm đào tạo báo chí chỉ “giao quân”, “rút quân” và “khoán trắng” cho toà soạn chứ chưa có liên hệ, phối hợp chặt chẽ với toà soạn để hướng dẫn thực tập cho sinh viên Trên thực tế, số lượng giảng viên ở những trung tâm này còn mỏng, lượng sinh viên rải ra các đài phát thanh, truyền hình, toà soạn khắp các tỉnh, thành nên không đủ điều kiện để theo dõi sát sao tình hình của từng phóng viên

 Hội thảo khoa học “Đào tạo Báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn và những vấn đề đặt ra” do Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức ngày 22/04/2008 Hội thảo tập trung thảo luận về chất lượng sinh viên ra trường; đổi mới phương pháp đào tạo; bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảng dạy; tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và các cơ quan báo chí

 Hội thảo khoa học Quốc gia “Phối hợp giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với các cơ quan báo chí trong hoạt động đào tạo” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 11/04/2013 Trong đó, nội dung nhấn mạnh phương châm: gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội, gắn giảng đường với các tòa soạn, xuất phát từ đặc trưng của hoạt động đào tạo báo chí; phản ánh khái quát tình hình phối hợp giữa Học viện và các cơ quan báo chí trong những năm qua đạt nhiều kết quả và một số

Trang 5

mặt còn hạn chế, yếu kém, bất cập trong thực tiễn phối hợp Hội thảo cũng đề cập đến nhu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan báo chí Trước mắt, cần tăng thời gian thực hành, tăng thời gian cho sinh viên khi đi kiến tập, thực tập tại các tòa soạn.

 Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng quản lí thực tập báo chí tại trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II” của cử nhân Nguyễn Thị Mai Thu (năm 2009) do PGS – TS Bùi Ngọc Oánh hướng dẫn Luận văn khảo sát thực trạng quản lí thực tập tại trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II, từ đó, đưa ra những khuyến nghị cho công tác thực tập để thay đổi tích cực chất lượng, khả năng làm nghề của sinh viên sau khi ra trường.

Về đề tài nghiên cứu về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí tại các tòa soạn báo, trước đây chưa có một nghiên cứu, báo cáo, khảo sát hay số liệu cụ thể nào cả dù đây là một hoạt động quan trọng đối với cả cơ sở đào tạo, sinh viên và cơ quan báo chí Sự phối hợp giữa ba cá thể trên chưa thực sự tốt cũng như không có nhiều những quy định, chính sách cụ thể cho vấn đề này Các tài liệu, nghiên cứu, quy định về chuyện kiến tập thực tập của sinh viên đang được nhóm gấp rút thu thập, tìm hiểu, tạm thời khoanh vùng ở các nơi chủ yếu:

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

Trang 6

- Khoa Báo chí, Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn TP HCM

Ngoài ra còn cần thiết tìm hiểu các nguồn luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học được lưu trữ trên mạng Internet và thư viện quốc gia, thư viện Hà Nội, thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền…

Hiện tại, sau một quá trình thu thập, tìm kiếm, nhóm mới có trong tay cuốn kỉ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về “Phối hợp giữa Học viện báo chí và tuyên truyền với các cơ quan báo chí trong hoạt động đào tạo”.

Nếu nhìn nhận Học viện Báo chí và Tuyên truyền như một cơ sở sản xuất thì các cơ quan báo chí, truyền thông, tòa soạn báo là nơi tiêu thụ sản phẩm, sử dụng nguồn nhân lực đầu ra Vì vậy, các chính sách phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nói chung cũng được cả nhóm quan tâm tìm hiểu để tạo nên một cái nhìn sâu sắc, đa chiều cho đề tài nghiên cứu khoa học này.

Theo tìm hiểu của nhóm làm đề tài, chưa có nghiên cứu nào về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí của khoa Báo chí và khoa PT – TH của Học viện Báo chí & Tuyên truyền Đây là một đề tài mới, mang tính thực tiễn cao, cần thiết cho việc điều chỉnh việc giảng dạy, hợp tác giữa nhà trường và các cơ quan báo chí để tạo điều kiện học tập và thực hành tốt nhất cho sinh viên báo chí.

6.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

6.1 Đối tương nghiên cứu: Chất lượng kiến tập, thực tập sinh

viên báo chí

Trang 7

6.2 Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành điều tra hoạt động kiến tập,

thực tập của sinh viên báo chí tại 2 khoa: Khoa Báo chí và Khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí & Tuyên truyền)

7.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:

7.1 Mục tiêu:

Mục tiêu của đề tài là điều tra thực trạng chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiến tập, thực tập nói riêng, chất lượng đào tạo báo chí nói chung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7.2 Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục đích đặt ra, nhiệm vụ của đề tài phải thực hiện như sau:

- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến các vấn đề kiến tập, thực tập cho sinh viên báo chí làm cơ sở lý luận cho đề tài.

- Điều tra thực trạng (ưu điểm và hạn chế) hoạt động kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí tại các cơ quan báo chí - Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí, góp phần tạo ra thay đổi tích cực trong hoạt động đào tạo.

8.Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

 Phương pháp thống kê, phân tích nội dung đối với các tác phẩm, báo cáo của sinh viên trong hoạt động kiến tập, thực tập

Trang 8

 Điều tra bằng bảng hỏi đối với các đối tượng là sinh viên các khóa học trong năm 2012-2014 đã trải qua kỳ kiến tập và thực tập trong thời gian khảo sát.

 Phương pháp phỏng vấn sâu các đối tượng sau đây:

+ PVS giảng viên báo chí (Khoa Báo chí và Khoa Phát thanh – Truyền hình);

+ PVS nhà báo, phóng viên hướng dẫn kiến tập, thực tập; + PVS Ban Biên tập các cơ quan báo chí có sinh viên kiến tập, thực tập;

+ PVS Lãnh đạo Học viện Báo chí & Tuyên truyền + PVS một số sinh viên nhằm tìm hiểu những chia sẻ, mong đợi…của họ về hoạt động KT, TT.

9.Nội dung nghiên cứu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bản kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Kết quả khảo sát chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí (khảo sát tại Khoa báo chí và Khoa Phát thanh & Truyền hình – Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm 2012 – 2014)

Chương 2: Nguyên nhân thực trạng kiến tập thực tập của sinh viên

Chương 3: Những khuyến nghị để thay đổi chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí theo hướng tích cực.

10.Lực lượng nghiên cứu:

Trang 9

1) Lê Giang Thanh – Sinh viên lớp BIK31A1

2) Tống Thị Khánh Lành – Sinh viên lớp BIK31A1

3) Nguyễn Thị Thu Phương – Sinh viên lớp BIK31A1

4) Cao Nữ Phương Trà – Sinh viên lớp BIK31A1

5) Phạm Quỳnh Trang – Sinh viên lớp BIK31A1

11.Tiến độ thực hiện đề tài: 12 tháng, từ tháng 12 năm 2013

đến tháng 11 năm 2014

Tháng 12/2013 Chuẩn bị tài liệu nghiên cứu, bảng hỏi, phỏng vấn

Tháng 01/2014 Thực hiện điều tra xã hội học với sinh viên Khoa Báo chí đã tham gia kiến tập K30, K31, Khoa PH – TH K30.

Tháng 02/2014 Nghiên cứu, khảo sát kết quả kiến tập của sinh viên Khoa Báo chí K30, K31

Thực hiện điều tra xã hội học với sinh viên Khoa PH – TH và Khoa Báo chí K29 đã tham gia thực tập Tháng 03/2014 Nghiên cứu, khảo sát kết quả kiến

tập của sinh viên Khoa PT – TH K30

Nghiên cứu, khảo sát kết quả thực tập của sinh viên Khoa PT – TH K29

Trang 10

Tháng 04/2014 Tổng hợp, thống kê kết quả khảo sát đợt 1

Nghiên cứu, khảo sát kết quả thực tập của sinh viên Khoa Báo chí K29

Tháng 05/2014 Thực hiện điều tra xã hội học với sinh viên Khoa PH – TH K31 đã tham gia kiến tập

Tháng 06/2014 Nghiên cứu, khảo sát kết quả thực tập của sinh viên Khoa Báo chí K30

Thực hiện điều tra xã hội học với sinh viên Khoa PH – TH và Khoa Báo chí K30 đã tham gia thực tập Tháng 07/2014 Thực hiện phỏng vấn sâu

Tập hợp kết quả phỏng vấn sâu Hoàn thành một phần của kết quả, nguyên nhân thực trạng

Tháng 08/2014 Nghiên cứu, khảo sát kết quả kiến tập của sinh viên Khoa PT – TH K31

Nghiên cứu, khảo sát kết quả thực tập của sinh viên Khoa PT – TH K30

Tháng 09/2014 Tổng hợp, thống kê kết quả khảo sát

Trang 11

Viết báo cáo, tổng hợp kết quả điều tra

Tháng 10/2014 Hoàn thiện khuyến nghị, cẩm nang Tháng 11/2014 Hoàn thiện nghiên cứu khoa học

Bảo vệ đề tài

12.Sản phẩm đề tài:

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu - Báo cáo khoa học của đề tài.

- Mẫu điều tra, phỏng vấn, thống kê của quá trình nghiên cứu - Cẩm nang “Kinh nghiệm kiến tập, thực tập cho sinh viên báo

Ngày đăng: 16/04/2024, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w