1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án TS QTKD - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

237 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 237
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vững đượcquan tâm, đây cũng là một nhân tố mới cần được xem xét và đánh giá các mốiquan hệ tương quan trong việc nâng cao

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU CHƯƠNG

Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm 05 nộidung sau đây: tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiêncứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩakhoa học và thực tiễn; và kết cấu của đề tài

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1 Về mặt thực tiễn

Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập các hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới một cách sâu và toàn diện, vai trò của các DN vàNLCT của các DN là hết sức quan trọng Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tưnhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quantrọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tưnhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về sốlượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm

kỳ 2020 - 2025, du lịch tỉnh Bình Định phát triển nhanh, trở thành ngành kinh

tế quan trọng của tỉnh Khách du lịch đến tỉnh và doanh thu du lịch hàng nămtăng khá Năm 2016 đạt 3,2 triệu lượt khách, doanh thu 1.497 tỷ đồng; năm

2019 đạt 4,8 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2018, doanh thu đạt 6.000

tỷ đồng Tuy nhiên, năm 2020 lượng khách du lịch suy giảm đáng kể do ảnhhưởng của dịch Covid-19, chỉ đạt 2,22 triệu lượt khách, tổng doanh thu ướcđạt 2.370 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ Trong giai đoạn 2021 - 2025, dulịch được xác định là một trong năm trụ cột tăng trưởng, tiến hành đồng bộ từquy hoạch địa điểm, quy hoạch sản phẩm đến đầu tư, quản lý hoạt động du

Trang 2

lịch hướng đến phát triển bền vững Xây dựng Bình Định thành điểm du lịch

“3 tốt” và “3 không” Tích cực quảng bá du lịch trong nước và ngoài nước,lấy điểm nhấn là: “Quy Nhơn - thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Quy Nhơn

- điểm đến du lịch”; có chính sách ưu đãi để thu hút những DN lữ hành quốctế

Ngày 14/5/2021, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chương trình hànhđộng số 06-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trởthành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025 Theo đánh giá kết quảphát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, hoạtđộng du lịch trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quantrọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, việcphát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau: Một số địaphương chưa quan tâm đúng mức cho phát triển du lịch; một số dự án đã cấpphép nhưng triển khai chậm; các loại hình vui chơi, giải trí phục vụ du kháchcòn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa đa dạng Nhiều địa bàn du lịch tiềm năng,tài nguyên du lịch có giá trị, nhất là tài nguyên du lịch văn hóa chưa đượcphát huy Các DN lữ hành tại tỉnh đa số có quy mô nhỏ, chưa thiết lập hệthống văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khuvực Tây Nguyên nhằm quảng bá du lịch Bình Định và tạo thành các đầumối kết nối khách; công tác giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch có lúc, cónơi còn triển khai theo cách rập khuôn, chưa đồng bộ Đội ngũ cán bộ làmcông tác du lịch trên địa bàn nhìn chung còn thiếu và yếu; vai trò của Hiệp hội

Du lịch chưa được phát huy đúng mức và toàn diện Nghị quyết cũng đã đưa

ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó vấn đề phát triển du lịch bềnvững là vấn đề hết sức được quan tâm

Du lịch là một ngành được rất nhiều địa phương Vùng duyên hải miềnTrung và Tây Nguyên xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Định chỉ mới

Trang 3

tập trung phát triển du lịch trong những năm gần đây sau các địa phương kháctrong vùng như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa Chính vì vậy việccạnh tranh phát triển du lịch và các DN KDDL giữa các địa phương trongvùng là hết sức khốc liệt Bên cạnh đó, Cảng hàng không Phù Cát hiện nayvẫn là sân bay quốc nội, chính vì vậy khó cạnh tranh lượng du khách quốc tếđến từ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cảng hàng không quốc

tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (KhánhHòa) Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định (2022), năm 2022, doanh thu dịch

vụ Lưu trú tỉnh Bình Định ước đạt 1.594,4 tỷ đồng, tăng 402,3% (cùng kỳgiảm 32,1%); Doanh thu ăn uống ước 10.865,3 tỷ đồng, tăng 41,8% (cùng kỳgiảm 7%); Dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 203,9 tỷđồng, tăng 829% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 52,1%); Doanh thudịch vụ ước năm 2022 ước đạt 4.632,5 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳnăm trước (cùng kỳ giảm 9,6%)

Đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển dulịch bền vững được các DN và Nhà nước hết sức quan tâm Theo Quyết định

số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đãnhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn

và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường;bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” Đó cũng là cơ sở đểđảm bảo du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và đến năm 2030, Việt Namtrở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển Khái niệm về phát triển dulịch bền vững ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam(2017): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thờicác yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của cácchủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứngnhu cầu về du lịch trong tương lai”

Trang 4

Vậy các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định cần phải làm gì đểnâng cao NLCT của mình trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay.Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Bình Định chỉ mới phát triển năng động trongnhững năm gần đây so với các địa phương trong vùng như Khánh Hòa, QuảngNam, Đà Nẵng, Huế.

1.1.2 Về mặt lý luận

Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của

DN du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia vàvùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005).Theo Bordas (1994), DN du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thịtrường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch Để có NLCT, DN cần phải dựatrên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, conngười và khả năng tổ chức

Đối với các nghiên cứu về NLCT các DN và NLCT về du lịch của cáctác giả trên thế giới (được tác giả trình bày chi tiết trong chương 2), cácnghiên cứu của Ritchie và Crouch (1993); Tanja Mihalic (2000); Dwyer,Livaic và Mellor (2003); Craigwell (2007); Mechinda và cộng sự (2010);Serrato, Valenzuela và Rayas (2013); Mazurek (2014); Christopher Nyanga,Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019), đa phần các nghiên cứu này điềunghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch Đối với các nghiên cứu về NLCT củacác DN KDDL, nghiên cứu của các tác giả Henry Tsai, Haiyan Song vàKevin K F Wong (2008); Lee và King (2009); Ivanovic, Mikinac và Perman(2011); Williams và Hare (2012); Review, Assistant, và Dubrovnik (2013);Theodore Metaxas, Athina Economou (2016); Daniel Adrian Gârdan và cộng

sự (2020) Đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả hoặcphân tích nhân tố khám phá để phân tích về NLCT điểm đến du lịch, hoặc làxây dựng các bộ tiêu chí đánh giá NLCT Việc xác định các nhân tố ảnhhưởng đến NLCT của các DN KDDL còn nhiều khoảng trống nghiên cứu

Trang 5

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vững đượcquan tâm, đây cũng là một nhân tố mới cần được xem xét và đánh giá các mốiquan hệ tương quan trong việc nâng cao NLCT của DN KDDL.

Đối với các nghiên cứu về NLCT ngành du lịch, điểm đến du lịch, một

số công trình nghiên cứu của các tác giả Đào Duy Huân (2015); NguyễnThành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng (2018); Lê ThịNgọc Anh (2019) Đối với các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, cácnghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến (2013); Trần Bảo An

và cộng sự (2014); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016);Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thanh Lâm (2019).Các nghiên cứu mang giá trị khoa học cao, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,phân tích EFA, CFA và SEM là phù hợp với việc phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến NLCT của các DN trong ngành du lịch

Đối với các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định, các nghiên cứu củaNguyễn Ngọc Tiến (2015); Đỗ Ngọc Mỹ và cộng sự (2017), đa số các nghiêncứu tập trung vào đánh giá sự hài lòng khách du lịch, nghiên cứu điểm đến vàđặc trưng du lịch , chưa có một nghiên cứu nào về NLCT của các DN KDDLtrên địa bàn tỉnh Bình Định

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã xác định các nhân tố và đo lường mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với NLCT của các DN KDDL, hoặc giảipháp phát triển du lịch bền vững Tuy nhiên chưa tìm thấy nghiên cứu về mốiquan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và NLCT của DN KDDL

Thứ hai, nhiều nghiên cứu chỉ xem xét mối quan hệ riêng lẻ giữa các

nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL (biến phụcthuộc) Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay, chưatìm thấy nghiên cứu về tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các nhân

Trang 6

tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bềnvững (biến trung gian) đến NLCT của các DN KDDL (biến phụ thuộc).

Thứ ba, chưa tìm thấy nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL trên

địa bàn tỉnh Bình Định

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn và lý thuyết nêu trên, cóthể thấy đây là khoảng trống nghiên cứu cần được làm rõ, đặc biệt trong bốicảnh phát triển du lịch bền vững, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnNLCT của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đánh giá thực trạng

và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN này là cần thiết

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởngđến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra cáchàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnhBình Định

Trang 7

- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDLtrên địa bàn tỉnh Bình Định.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời được cáccâu hỏi nghiên cứu sau:

- NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định chịu ảnhhưởng bới những nhân tố nào?

- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố (tác động trực tiếp, tác động giántiếp) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định như thế nào?

- Những hàm ý quản trị nào là cần thiết để nâng cao NLCT của các DNKDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định?

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu là các nhân

tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL

Về đối tượng khảo sát của đề tài: Giám đốc, phó giám đốc hoặc những

người được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnhđạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình KD của các

DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ hai chương trình

nghiên cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng

12 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019 Chương trình khảo sát chính thức đượcthực hiện với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm

2021 đến tháng 03 năm 2022

Trang 8

Số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2016đến năm 2022.

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến NLCT của các DN KDDL như: Cơ sở lý thuyết về NLCT của DNKDDL, quan điểm về NLCT của DN, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của

DN KDDL, các hàm ý quản trị nâng cao NLCT của các DN KDDL

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kếthợp với định lượng) và được chia thành 03 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Tiến hành xây dựng dàn bài thảo luận nhóm 07 chuyên gia, thảo luận

nhóm để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát, kiểm

chứng lại các cơ sở lý thuyết trong mô hình có phù hợp với đặc trưng DNKDDL tỉnh Bình Định hay không

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia lần 1, tác giả hoàn thiện

mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát và xây dựng dàn bài thảo luậnnhóm 30 chuyên gia lần 2 Nội dung thảo luận nhóm chuyên gia và thảo luậnnhóm xoay quanh các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của

DN KDDL tỉnh Bình Định dựa trên nền các thành phần thang đo góc rút ra từnghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Những hoạt động chủ yếu trọng bước này là: (1) điều tra sơ bộ, (2)đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích CronbachAlpha, (3) phân tích nhân tố khám phá (EFA) và (4) thiết lập bảng câu hỏicho chương trình điều tra chính thức Chương trình nghiên cứu sơ bộ đối với

200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Sử dụng phương pháp lấy mẫuphi xác suất, thuận tiện Mục đích chính của giai đoạn này là điều tra sơ bộ

Trang 9

các đối tượng khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại đinhững thang đo không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá Phântích nhân tố khám phá nhằm để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trên cơ sở đó,tác giả xác định lại mô hình nghiên cứu và hoàn thiện bảng khảo sát chínhthức.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng

kết hợp phương pháp định tính sau định lượng)

Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng cách sử dụng phương phápnghiên cứu định lượng nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đãđặt ra Thông qua bảng câu hỏi đã được phát triển từ kết quả nghiên cứu sơ

bộ, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnhBình Định Sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng

Nội dung chính được thực hiện trong bước nghiên cứu này là: (1) đánhgiá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích CronbachAlpha, (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA), (3) phân tích nhân tố khẳngđịnh (CFA - confirmator factor analysis) và (4) mô hình nghiên cứu đượckiểm định bằng phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM - StructuralEquation Modeling) Mục đích của phân tích nhân tố khẳng định CFA giúplàm sáng tỏ: (1) Tính đơn hướng; (2) Độ tin cậy của thang đo; (3) Giá trị hộitụ; (4) Giá trị phân biệt Còn phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyếntính (Structural Equation Modeling - SEM) được sử dụng nhằm để kiểm định

mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành các kiểm định biến trung gian và kiểmđịnh sự khác biệt để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra

Để giải thích rõ hơn và có những hiểu biết sâu hơn về kết quả nghiêncứu chính thức, tác giả tiến hành bước nghiên cứu định tính tiếp theo bằngviệc tổ chức hội thảo khoa học gồm các chuyên gia tại các trường đại học, cơ

Trang 10

quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định để diễn giải vàminh chứng cho các luận điểm rút ra từ nghiên cứu định lượng.

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.5.1 Về mặt học thuật

Một là, đề tài xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT

của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Hai là, đề tài thực hiện cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực

tiếp và gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT củacác DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Ba là, xác định và chứng minh vai trò trung gian của nhân tố Phát triển

du lịch bền vững trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộcNLCT của các DN KDDL Bên cạnh đó, bổ sung thang đo lường Phát triển dulịch bền vững đề các nghiên cứu trong tương lai có thể kế thừa Đây là đónggóp mới của đề tài

Bốn là, đề tài điều chỉnh thang đo NLCT DN và các thành phần của nó

cho trường hợp các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, giúp bổ sung vào

hệ thống thang đo lý thuyết

1.5.2 Về mặt thực tiễn

Một là, đề tài giúp các nhà quản lý, điều hành các DN KDDL, nhà

hoạch định chính sách về phát triển và KDDL tỉnh Bình Định có được cáinhìn mới, tổng quan về ngành du lịch và NLCT của các DN KDDL tỉnh BìnhĐịnh Từ đó có những định hướng, chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnhtrở thành một ngành kinh tế quan trọng, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Bình Định

Hai là, đề tài đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của

các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trang 11

1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương này giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu bao gồm các nộidung sau đây: tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiêncứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩakhoa học và thực tiễn; và kết cấu của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trong chương này, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết và mô hình nghiêncứu đề xuất Nội dung của chương này bao gồm cơ sở lý thuyết, tổng quancác công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan và nhận định về khoảngtrống của nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu vàcác giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Trong chương này, tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu và thiết kếnghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

đã được đề xuất trong chương 2, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng

sơ bộ Nội dung của chương bao gồm phương pháp nghiên cứu, quy trìnhnghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứuđịnh lượng chính thức

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu chính thức của

đề tài Nội dung của chương bao gồm kết quả thống kê mô tả mẫu nghiêncứu, kiểm định các thang đo nghiên cứu, kiểm định mô hình và các giả thuyếtnghiên cứu, thảo luận và so sánh kết quả với các nghiên cứu cũng như trongthực tiễn

Trang 12

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trên cơ sở các nội dung của các chương đã nghiên cứu, trong chươngnày tác giả đã đưa ra kết luận và hàm ý quản trị Nội dung của chương baogồm kết luận chung của đề tài, một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCTcủa các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Bên cạnh đó, tác giả trìnhbày những đóng góp của đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn, những hạn chếcho những nghiên cứu tiếp theo

1.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nhiên cứu Về mặt thực tiễn,hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hànhNghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tưnhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng vớitốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trongtổng sản phẩm nội địa Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định (2022), năm 2022,doanh thu dịch vụ Lưu trú tỉnh Bình Định ước đạt 1.594,4 tỷ đồng, tăng402,3% (cùng kỳ giảm 32,1%); Doanh thu ăn uống ước 10.865,3 tỷ đồng,tăng 41,8% (cùng kỳ giảm 7%); Dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịchước đạt 203,9 tỷ đồng, tăng 829% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm52,1%); Doanh thu dịch vụ ước năm 2022 ước đạt 4.632,5 tỷ đồng, tăng38,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 9,6%) Về mặt lý thuyết,trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của DN du lịch ngàycàng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủyếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005) Theo Bordas (1994),

DN du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm vàcông nghệ trong du lịch Để có NLCT, DN cần phải dựa trên nhiều yếu tố như

cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ

Trang 13

chức Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về NLCT của các DNKDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức độ ảnhhưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàntỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT củacác DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến NLCTcủa các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp

từ hai chương trình nghiên cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnhBình Định từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019 Chương trình khảosát chính thức được thực hiện với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022

Trang 14

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

GIỚI THIỆU CHƯƠNG

Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đềxuất của đề tài Cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm được sử dụng, tổngquan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng môhình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Cạnh tranh

Cạnh tranh (competere) có nguồn gốc latin, Neufeldt (1996) cho rằngcạnh tranh nghĩa là tham gia đua tranh với nhau, là nỗ lực hành động để thànhcông hơn, đạt kết quả tốt hơn người đang có hành động như mình Do đó, sựcạnh tranh (competition) là sự kiện, trong đó, cá nhân hay tổ chức cạnh tranhnhau để đạt thành quả mà không phải mọi người đều giành được (Wehmeier,2000)

Theo Michael Porter (1996), cạnh tranh hiểu theo cấp độ DN là việcđấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần haynguồn lực của các DN Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay không phảitiêu diệt đối thủ mà chính là DN phải tạo ra và mang lại cho khách hàngnhững giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọnmình mà không đến với đối thủ cạnh tranh

Từ những quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung trong khoa học

kinh tế: Cạnh tranh là sự đua tranh giữa các chủ thể KD nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất KD của mình.

Trang 15

2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu cạnh tranh, NLCT được xem xét ở các góc

độ khác nhau như NLCT quốc gia, NLCT DN, NLCT của sản phẩm và dịchvụ… Đối với DN, một số các khái niệm NLCT tiêu biểu sau:

- Michael Porter (1980), cho rằng năng suất lao động là thước đo duynhất về NLCT; NLCT là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mớicác lợi thế cạnh tranh của DN để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ,chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Ông cũngcho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đadạng hóa sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài Điều quantrọng nhất đối với bất kỳ công ty nào đó là phải xây dựng được một lợi thếcạnh tranh bền vững Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Porter là việc

đề xuất mô hình 5 áp lực Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề KD nàocũng có 5 yếu tố tác động: (1) Sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; (2)Mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; (3) Nguy cơ cócác sản phẩm thay thế xuất hiện; (4) Vai trò của các công ty bán lẻ; (5) Nhàcung cấp đầy quyền lực

- Buckley và cộng sự (1988) NLCT là khả năng của một công ty đốimặt và đánh bại đối thủ trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ một cách bềnvững (dài hạn) và có lợi nhuận

- D’Cruz và Rugman (1992) NLCT là khả năng thiết kế, sản xuất vàtiếp thị sản phẩm vượt trội hơn so với thủ cạnh tranh, xem xét đến chất lượng

về giá và phi giá cả Còn theo Dunning (1993), NLCT là khả năng cung ứngsản phẩm của chính DN trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi

bố trí của DN đó Hay theo Fafchamps và cộng sự (1999), NLCT của DN làkhả năng DN có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấphơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là DN nào có khả năng sản xuất ra

Trang 16

sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của DN khác, nhưng với chiphí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao.

- Adam (1993), cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua, kình địch giữa cácnhà KD trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuấthoặc cùng một loại khách hàng về phía mình NLCT là một khái niệm có thểđược xem xét dưới các cấp độ NLCT cấp quốc gia, NLCT cấp ngành, NLCTcấp DN, hay thậm chí NLCT sản phẩm hàng hóa

- Ambastha và Momaya (2004), quyết định NLCT của DN bao gồmtrình độ công nghệ, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, nguồn lực tàichính, nguồn nhân lực

- Nguyễn Bách Khoa (2004), NLCT của DN được hiểu là tích hợp cáckhả năng, nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vịnhững ưu thế cạnh tranh của DN đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranhtrực tiếp, đối thủ tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định

- NLCT bao hàm sự kết hợp tài sản và quá trình, trong đó, tài sản làthừa hưởng hoặc tạo mới và quá trình để chuyển tài sản thành lợi nhuận kinh

tế từ bán hàng cho người tiêu dùng (DC, 2001, dẫn theo Ambastha vàMomaya (2004))

- NLCT là năng lực tức thì và tương lai của doanh nhân, và là các cơhội cho doanh nhân thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với mộtgói giá và chất lượng phi giá vượt trội hơn các đối thủ trong và ngoài nước.(European Management Produce & Market (1991), dẫn theo Garelli (2005))

Tóm lại, NLCT của DN là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiềunhân tố cần xem xét Trong đó việc xác định những nhân tố này và mức độảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của DN là hết sức cần thiết Thôngqua những nhân tố này, DN có thể cải thiện và nâng cao NLCT của DN mình

Theo quan điểm của tác giả, NLCT của DN là khả năng khai thác tốt những

Trang 17

nhân tố sản xuất để thu về hiệu quả kinh tế cao và bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm củng cố và nâng cao sức cạnh tranh của DN so với các đối thủ.

2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Theo Chương V của Luật Du lịch 2017 về KDDL, DN KDDL là các

DN KD dịch vụ lữ hành, DN KD vận tải khách du lịch, DN KD lưu trú du lịch

và các DN KD dịch vụ du lịch khác (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch

vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch).

Khác với các loại hàng hóa thông thường khác, các sản phẩm và dịch

vụ không hữu hình, nó ở dạng trải nghiệm đặc sắc và mới mẻ Điểm đặc trưngnhất của KDDL là khách hàng chỉ có quyền tạm thời sở hữu sản phẩm dịch vụtại nơi du lịch chứ quyền sở hữu thực sự vẫn nằm trong tay người KDDL DNKDDL sẽ KD quyền sở hữu tạm thời này nhiều lần cho nhiều du khách sửdụng Chính vì vậy, hoạt động KDDL vừa mang tính chất KD, vừa mang tínhchất phục vụ xã hội

NLCT của DN KDDL là một khái niệm đa chiều, tương đối phức tạp.NLCT là một yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của DN KDDL du lịch

và điểm đến du lịch Chính vì vậy, NLCT ngày càng được các nhà nghiên cứu

du lịch, các DN KDDL và các nhà hoạch định chính sách về du lịch quan tâmnghiên cứu

Theo D'Hauteserre (2000), NLCT là khả năng của một DN du lịch đểduy trì vị trí thị trường của mình và cải tiến chúng theo thời gian Còn các tácgiả Dwyer, Forsyth và Rao (2000) cho rằng, NLCT ngành du lịch là một kháiniệm chung, bao gồm sự khác biệt về giá cùng với biến động tỷ giá, năng suấtcủa các thành phần khác nhau trong ngành công nghiệp du lịch và các yếu tốtạo nên sự hấp dẫn của một điểm du lịch Theo Dwyer và Kim (2003), NLCT

Trang 18

của một đơn vị KDDL là khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn sovới các địa điểm hay DN khác dựa trên những trải nghiệm của khách du lịch.

Tóm lại, hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NLCTcủa DN du lịch NLCT của DN du lịch luôn gắn liền và có vai trò quan trọngđối với NLCT của điểm đến tại địa phương đó Từ những quan điểm vềNLCT của DN nói chung và DN du lịch nói riêng của các nghiên cứu trên,

quan điểm của tác giả về NLCT của DN KDDL như sau: NLCT của DN KDDL là việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN so với những đối thủ, khai thác và tận dụng tối đa mọi lợi thế của DN để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động KD hiệu quả, duy trì được chỗ đứng trên thị trường, hội nhập và tăng trưởng ổn định trong tương lai.

2.1.4 Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.4.1 Quan điểm dựa vào lợi thế cạnh tranh

Chuỗi giá trị của Porter (1985): năm 1985 Porter đã đưa ra một khái

niệm có tên là Chuỗi giá trị Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là tất cả cáccông việc từ khi bắt đầu sản xuất đến khi đưa một sản phẩm, dịch vụ nào đóphân phối ra thị trường Trong chuỗi giá trị đó sẽ bao gồm một quá trình kếthợp và tác động giữa nhiều yếu tố để sản xuất ra sản phẩm và đưa chúng đếntay người tiêu dùng Quá trình này được diễn ra theo một cách thức nhất định

Porter (1985) cho rằng, chuỗi giá trị bao gồm gồm có 9 hoạt động,trong đó có 5 hoạt động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ:

- Hoạt động cơ bản: là những công việc từ mua sắm các yếu tố đầu

vào, gia công chế biến, tổ chức bán hàng, phân phối sản phẩm và các hoạtđộng hậu mãi Hoạt động hậu cần đầu vào liên quan đến việc tiếp nhận, lưukho và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Hoạt động sản xuất liên quanđến quá trình chế biến nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng.Hoạt động hậu cần đầu ra liên quan đến tiếp nhận, lưu kho và phân phối thành

Trang 19

phẩm đến nơi tiêu thụ Hoạt động marketing và bán hàng liên quan đến việctạo ra những phương thức và khuyến khích người mua Hoạt động hậu mãiliên quan đến các việc nhằm duy trì hoặc tăng cường giá trị của sản phẩm Vìvậy, đây có thể coi là các hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến NLCT của DN,làm tốt các hoạt động cơ bản này cũng đồng nghĩa sẽ tạo ra NLCT vượt trội

so với đối thủ

- Hoạt động bổ trợ: Hoạt động quản trị thu mua kiểm soát sự lưu

chuyển vật tư qua chuỗi giá trị từ cung cấp đến sản xuất và đi vào phân phối,chúng góp phần kiểm soát chất lượng đầu vào, đồng thời hiệu quả của cáchoạt động này có thể làm giảm chi phí sản xuất của DN Hoạt động nghiêncứu và phát triển liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm mới, các phươngpháp công nghệ mới, cho phép giảm chi phí sản xuất hoặc tạo ra những sảnphẩm hấp dẫn hơn có thể bán ở mức giá cao hơn Hoạt động quản lý và điềuhành nguồn nhân lực đảm bảo rằng công ty sử dụng hợp lý những người có

kỹ năng để tiến hành các công việc tạo ra giá trị Hạ tầng (quản lý) của DN làhoạt động bổ trợ có một đặc trưng khác so với các hoạt động khác Hạ tầngcủa DN là khung quản lý chung của toàn DN, trong đó bao gồm cơ cấu tổchức, các hệ thống kiểm soát và văn hóa DN Vì vậy, có thể coi đây là cáchoạt động ảnh hưởng đến NLCT của DN và DN cần làm tốt các hoạt động bổtrợ này

Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter (1990): Mô hình này

được đề cập lần đầu tiên vào năm 1979 với mục đích chủ yếu là tìm hiểu vềcác nhân tố tạo ra lợi nhuận Đây chính là công cụ hữu ích để phân tíchnguyên nhân và cung cấp các kế hoạch lâu dài để DN giữ vững và tăng trưởnglợi nhuận Porter (1990) cho rằng, NLCT trên thị trường của một DN luônchịu ảnh hưởng của 5 yếu tố cơ bản: Sức mạnh nhà cung cấp; Nguy cơ thaythế; Các rào cản gia nhập; Sức mạnh khách hàng; Mức độ cạnh tranh

Trang 20

2.1.4.2 Quan điểm cạnh tranh dựa vào nguồn lực và cách tiếp cận năng lực cốt lõi

Lý thuyết về nguồn lực của DN của Wernerfelt (1984) được xem là mộthướng tiếp cận mới trong nghiên cứu cạnh tranh của DN Khác với mô hình 5

áp lực cạnh tranh của Porter, lý thuyết nguồn lực về cạnh tranh tập trung vàocác yếu tố bên trong của DN Wernerfelt (1984) cho rằng nguồn lực của DNchính là yếu tố quyết định đến NLCT và hiệu quả KD của DN Lý thuyết nàytập trung vào phân tích NLCT dựa vào các yếu tố bên trong (nguồn lực củaDN), nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến NLCT của DN và kếtquả KD của DN Các DN trong cùng một ngành thường sử dụng những chiếnlược KD khác nhau và không thể dễ dàng sao chép được vì chiến lược KDphụ thuộc vào chính nguồn lực của DN

Một số tác giả khác xem xét NLCT với các phương pháp tiếp cận nănglực nhấn mạnh vai trò của các nhân tố bên trong như chiến lược, cơ cấu, nănglực quản lý, khả năng sáng tạo, các nguồn lực hữu hình và vô hình cho sựthành công trong việc tạo ra NLCT cho DN (Bartlett và Ghoshal, 1989; Doz

và Prahalad, 1987; Prahalad và Hamel, 1990) Quan điểm này rất phổ biếntrong các phương pháp tiếp cận dựa trên nguồn lực để tạo ra NLCT cho DN(Prahalad và Hamel, 1990; Grant, 1991; Barney, 2001; Peteraf, 1993) Các

DN cần phát triển các khả năng sáng tạo, năng lực kiểm soát và sử dụng cácnguồn lực hợp lý, hiệu quả hơn so với các DN khác để có thể giúp đạt đượckhả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới (Smith, 1995) Để cung cấp cho kháchhàng các giá trị lớn và sự hài lòng hơn so với các đối thủ khác, các DN phảihoạt động có hiệu quả về mặt chi phí và đảm bảo chất lượng với khách hàng(Johnson, 1992; Hammer và Champy, 1993) Cùng quan điểm này, một sốnghiên cứu tập trung vào các khía cạnh cụ thể như marketing (Corbett vàWassenhove, 1993), công nghệ thông tin (Ross, Beath và Goodhue, 1995),

Trang 21

chất lượng sản phẩm (Swann và Tahhavi, 1994), khả năng sáng tạo của DN(Grupp, 1997).

Theo Horne và cộng sự (1992), nguồn lực của DN còn được thể hiện ởvốn và tài nguyên trong DN Nguồn hữu hình đã được nghiên cứu bởiO'Farell và cộng sự (1992), các tác giả này đã xem xét đến tác động của cácyếu tố nguồn lực hữu hình của NLCT đến hiệu quả hoạt động của DN Cácyếu tố đó chính là giá bán, chất lượng dịch vụ, khả năng tiếp thị và quản lý.Còn theo Pratten (1991), các yếu tố đó bao gồm: khả năng tạo ra sản phẩmmới, chế độ hậu mãi, hiệu quả trong sản xuất, năng lực marketing Đồng quanđiểm này, các tác giả Chaston và Mangles (1997), Stoner (1987) cũng nhậnđịnh là các nguồn lực nội tại của DN như nguồn lực về tài chính, nguồn lực

về nhân lực, nguồn lực về công nghệ, nguồn lực về chất lượng sản phẩm dịch

vụ, nguồn lực về hình ảnh và danh tiếng có ảnh hưởng đáng kể đến NLCT củaDN

Theo quan điểm của Teece và cộng sự (1997), nguồn năng lực động lànhóm các nhân tố tạo thành NLCT và đem lại kết quả KD cho DN Đây chính

là khả năng phát hiện, tích luỹ, củng cố và định hướng lại những tiềm năngcủa DN sao cho phù hợp Vì vậy, DN luôn luôn phải phát hiện, củng cố, bồidưỡng và sử dụng nguồn năng lực động này sao cho có thể mang lại một hiệuquả cao nhất, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường KD Trong DN,các nguồn năng lực động thường được tạo ra bởi các yếu tố như: năng lựcsáng tạo, khả năng tìm kiếm thị trường, học hỏi kinh nghiệm, định hướng toàncầu của DN

Như vậy, lý thuyết cạnh tranh dựa vào nguồn lực cách tiếp cận năng lựccốt lõi đã đề cao vai trò của yếu tố nội tại - nguồn lực của DN sở hữu khi xâydựng chiến lược KD Lý thuyết này nhấn mạnh đến các đặc điểm của nguồnlực (Barney,1991) là có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế sẽtạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh hiện

Trang 22

nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về nguồn lực mà tập trungvào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạtmục tiêu chiến lược của mình (Sanchez và Heene, 1996) Đây cũng là mộthạn chế của lý thuyết nguồn lực khi chỉ nhấn mạnh đến yếu tố nội tại màkhông xem xét đến các yếu tố môi trường KD, những áp lực cạnh tranh củangành KD

2.1.4.3 Quan điểm cạnh tranh dựa trên định hướng thị trường

Lý thuyết NLCT dựa trên định hướng thị trường được phát triển trên cơ

sở cho rằng một DN sẽ đạt được NLCT bằng cách tập trung vào việc làm thếnào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị của sản phẩm chokhách hàng tốt hơn so với đối thủ và đạt được kết quả hoạt động KD Đây làquan điểm nghiên cứu NLCT xuất phát từ thị trường, thực chất là đi từ kếtquả của các hoạt động giá trị để truy ngược lại điều gì tạo ra giá trị kháchhàng vượt trội so với đối thủ và do đó sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho DN.Theo Gray và Hooley (2002), định hướng thị trường là việc thực hiện mộtchiến lược hay một triết lý của DN nhằm mục đích thu thập, phổ biến, ứngphó với các thông tin từ bên ngoài để tạo thêm giá trị cho các nhà đầu tư,khách hàng và các đối tượng có liên quan khác Đây được xem là nguồn tiềmnăng có giá trị của lợi thế cạnh tranh (Kohli và Jaworski, 1990) và nó là một

đề tài được nghiên cứu nhiều trong tiếp thị, bán hàng, quản lý và khả năngcạnh tranh (Dobni và Luffman, 2003; Kirca và cộng sự, 2005)

Theo Darroch và Naughton (2003), khả năng cạnh tranh theo địnhhướng thị trường bị tác động bởi các yếu tố như thông tin khách hàng, vấn đềtiếp nhận và xử lý của DN về những phản hồi của khách hàng, mức độ và khảnăng xử lý thông tin phản hồi của từng cá nhân trong DN (Jaworski và Kohli,1993) NLCT theo định hướng thị trường thường có quan hệ với hiệu quả hoạtđộng của DN theo các điều kiện môi trường khác nhau (Dobni và Luffman,2003; Jaworski và Kohli, 1993)

Trang 23

Phương pháp tiếp cận với khái niệm định hướng thị trường về cơ bản

được thực hiện theo hai quan điểm (1) Thứ nhất, quan điểm văn hóa (Narver

và Slater, 1990; Harris, 1990; Narver và cộng sự, 1998): định hướng thịtrường được hiểu như là sự tồn tại của một tập hợp các giá trị và thái độ trong

tổ chức Nó giống như một bàn tay vô hình hướng dẫn các hành vi của từng

cá nhân trong tổ chức làm thế nào để tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng

(2) Thứ hai, quan điểm hành vi hay quá trình (Kohli và Jaworski, 1990; Deng

và Dart, 1994; Jaworski và cộng sự, 2000): định hướng thị trường theo quanđiểm này đưa ra những hành động hay quy trình phải được tiến hành trongmột đơn vị để đưa văn hóa vào thực tế một cách hiệu quả

Theo Narver và Slater (1990), khả năng cạnh tranh theo định hướng thịtrường gồm ba nội dung chính (1) Định hướng khách hàng: nội dung này dựavào nhu cầu của khách hàng, lấy họ làm trung tâm và làm thế nào để họ hiểu

về DN mình (2) Định hướng đối thủ cạnh tranh, theo đó DN cần phải hiểu rõkhả năng cạnh tranh ngắn hạn, dài hạn và chiến lược của đối thủ hiện tại vàtương lai để có thể tạo ra giá trị vượt trội so với họ (3) Sự phối hợp đa chứcnăng dựa trên việc sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý nhằm tạo ragiá trị vượt trội cho khách hàng mục tiêu

Sự kết hợp định hướng thị trường và tiêu chuẩn cạnh tranh cho thấytầm quan trọng của định hướng thị trường đối với lợi ích của DN Thông quakhách hàng, DN có thể tìm hiểu được thực lực của đối thủ cạnh tranh Trên cơ

sở các thông tin của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, DN có thể cải thiện chiếnlược của mình theo định hướng thị trường và đối phó với đối thủ cạnh tranh.Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm giữa hai yếu tố này vẫn chưa được rõràng (Morgan và Strong, 1998) Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa định hướngthị trường và hiệu quả hoạt động của DN có xu hướng bị ảnh hưởng bởi chiếnlược cạnh tranh, bởi vì sự thành công không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả hoạtđộng tức thời mà phụ thuộc vào sự phát triển lâu dài Định hướng thị trường

Trang 24

giúp các DN nắm bắt được yêu cầu của khách hàng để tổ chức sản xuất và củacác đối thủ cạnh tranh để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị cao hơn (Deng vàDart, 1994), đổi mới hơn (Gatignon và Xuereb, 1997; Han và cộng sự, 1998)hay dẫn đầu về chất lượng (Pelham và Wilson, 1996).

Bên cạnh các quan điểm về cạnh tranh nêu trên, có rất nhiều quan điểm

khác về NLCT của DN được các nhà nghiên cứu đưa ra Xét khía cạnh nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN trong nên kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, tác giả lựa chọn tích hợp nhiều quan điểm về NLCT của DN để nghiên cứu nhằm xem xét đầy đủ các tác động giữa các yếu tố nội lực và ngoại lực của một DN, đặc biệt các DN KDDL là các DN có độ mở của thị trường cao.

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN

2.2.1 Một số nghiên cứu ngoài nước

Đối với các nghiên cứu ngoài nước về NLCT du lịch, có thể xét đến một số nghiên cứu về NLCT của điểm đến du lịch Ritchie và Crouch (1993),

nghiên cứu về NLCT du lịch quốc tế đã đưa ra mô hình Calgary về NLCTtrong du lịch Trong mô hình này, các tác giả đã đưa ra 5 nhóm nhân tố chínhtác động đến NLCT điểm đến du lịch: (Nhóm 1) Sự hấp dẫn của điểm đến,bao gồm: Sự hấp dẫn của điểm đến (đặc điểm tự nhiên, khí hậu, đặc điểm vănhoá và xã hội, cơ sở hạ tầng chung, cơ sở hạ tầng dịch vụ cơ bản, thượng tầngkiến trúc du lịch, phương tiện tiếp cận và giao thông, thái độ đối với khách dulịch, giá cả, sự độc đáo về kinh tế xã hội, chẳng hạn như các trung tâm tôngiáo hoặc địa lý độc đáo) Rào cản điểm đến (an ninh và an toàn, chẳng hạnnhư sự bất ổn về chính trị, sức khoẻ và các mối quan ngại về y tế, chất lượng

vệ sinh kém, luật và các quy định, chẳng hạn như yêu cầu thị thực và khoảngcách về văn hoá); (Nhóm 2) Quản lý điểm đến, bao gồm: Các nỗ lực về quản

lý và các nỗ lực về tiếp thị; (Nhóm 3) Tổ chức điểm đến, bao gồm: Năng lực

Trang 25

tổ chức quản lý và các chiến lược liên kết; (Nhóm 4) Thông tin điểm đến, baogồm: Hệ thống thông tin quản lý nội bộ và Nghiên cứu sự thay đổi của thịtrường; (Nhóm 5) Hiệu suất của điểm đến, bao gồm: Kinh nghiệm và Năngsuất.

Tanja Mihalic (2000) đã nghiên cứu về nhân tố NLCT du lịch dựa trênquản lý môi trường điểm đến Tác giả đã chọn lọc nhân tố quản lý như mộtcông cụ để kết nối NLCT và quản lý môi trường điểm đến Theo mô hìnhquản lý điểm đến được chia thành hai phần: (1) quản lý và (2) nỗ lực tiếp thị.Thứ nhất, NLCT về môi trường điểm đến có thể được tăng lên nhờ các quản

lý thích hợp liên quan đến tác động môi trường (EI) và quản lý chất lượngmôi trường (EQ) Thứ hai, tính cạnh tranh của điểm đến có thể được tăngcường thông qua các hoạt động tiếp thị môi trường nhất định Hơn nữa, quản

lý môi trường được phân thành các nhóm: quản lý bằng các quy tắc ứng xử,bằng thực tiễn môi trường tự phát triển

Theo Dwyer, Livaic và Mellor (2003), nghiên cứu về NLCT của Úcnhư một điểm đến du lịch Từ các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu củacác chuyên gia nghiên cứu về du lịch, các tác giả đã đưa ra mô hình các nhân

tố quyết định đến NLCT điểm đến gồm 06 nhân tố chính: (1) Nguồn lực cốtlõi bao gồm nguồn tài nguyên kế thừa (tài nguyên thiên nhiên và di sản vănhóa) và tài nguyên nhân tạo (cơ sở hạ tầng du lịch); (2) Các nhân tố nguồn lực

hỗ trợ; (3) Quản lý điểm đến (Tổ chức Quản lý điểm đến, Quản lý Tiếp thịđiểm đến, Chính sách điểm đến, Kế hoạch và Phát triển, Phát triển nguồnnhân lực và Quản lý Môi trường); (4) Điều kiện cầu; (5) Điều kiện cụ thể; (6)Cạnh tranh về điểm đến (tác động liên kết ngược đến sự thịnh vượng củaQuốc gia/ khu vực, kinh tế - xã hội)

Nghiên cứu “NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tạiMỹ” của tác giả Craigwell (2007) đã tiến hành khảo sát 45 hòn đảo nhỏ và

Trang 26

đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT của tổ chức dulịch thế giới.

Hình 2.1: NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ

Mechinda và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về các nhân tố tác động đếnNLCT và hình ảnh điểm đến của Koh Chang (Đảo Chang), một hòn đảo dulịch nổi tiếng ở Thái Lan Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 400 khách du lịch

và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích Kết

Trang 27

quả phân tích đã đưa ra 12 nhân tố tác động đến NLCT đối với du lịch KohChang, bao gồm: Quản lý môi trường điểm đến; Chất lượng dịch vụ; Di sản

và văn hoá và sự hiếu khách của người dân địa phương; Cơ sở hạ tầng; Muasắm và sinh hoạt vào ban đêm; Tài nguyên thiên nhiên; Các hoạt động; Giá cảcạnh tranh; Thực phẩm; Vệ sinh; An toàn; Vị trí Trong nghiên cứu này, nhân

tố “Cơ sở hạ tầng” và nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” được gom lại với nhauthành nhân tố “Cơ sở hạ tầng”; nhân tố “Di sản văn hóa” và nhân tố “Sự hiếukhách của người dân địa phương” được gom lại thành nhân tố “Di sản và vănhoá và sự hiếu khách của người dân địa phương” sau bước xoay ma trận củaphân tích EFA Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về sự hài lòng của khách

du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế Các nhân tố cạnh tranh ảnhhưởng đáng kể đến khách du lịch trong nước là: (1) vị trí điểm đến, (2) chấtlượng dịch vụ và (3) tài nguyên thiên nhiên trong khi nhân tố cạnh tranh ảnhhưởng đến khách du lịch quốc tế là tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, nghiêncứu chỉ dừng lại ở phân tích nhân tố khám phá, chưa đi sâu kiểm định, phântích nhân tố khẳng định

Serrato, Valenzuela và Rayas (2013) đã nghiên cứu về cải thiện NLCT

du lịch, trường hợp điển hình Mexico Nghiên cứu đã đưa ra 112 biến đượcnhóm thành 10 nhân tố, bao gồm: (1) Di sản văn hóa; (2) Tài nguyên thiênnhiên; (3) Cơ sở hạ tầng khách sạn; (4) Cơ sở hạ tầng giao thông; (5) Dịch vụ

hỗ trợ; (6) An ninh công cộng; (7) Quảng bá du lịch; (8) Sự tham gia củaChính phủ; (9) Hiệu quả kinh tế và (10) Nguồn nhân lực Nghiên cứu đã đưa

ra được Chỉ số NLCT du lịch cả nước và cho mỗi tiểu bang, cũng như các chỉ

số bổ sung cho mỗi tiểu bang theo 10 nhân tố Tuy nhiên, nghiên cứu tậptrung vào tính giá trị trung bình của khảo sát và xây dựng bộ Chỉ số NLCT dulịch của bang của Mexico, chưa đánh giá được sự tương quan của các nhân tố

và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NLCT du lịch của Mexico

Trang 28

Theo Mazurek (2014) đã nghiên cứu về mô hình và tính cạnh tranh dulịch trường hợp của Áo và Thụy Sĩ Nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệuthứ cấp và phát triển các mô hình của Poon, mô hình WES, mô hình củaDwyer và Kim, mô hình Bordas và mô hình của Crouch-Ritchie Nghiên cứu

đã cho thấy, đối với phát triển du lịch và nâng cao NLCT du lịch, cần chútrọng đến sựu hài lòng của khách hàng, hình thành mối quan hệ giữa sự trungthành của khách hàng và điểm đến Để hình thành được mối quan hệ này, cần

có chiến lược và mô hình cạnh tranh du lịch dựa trên trách nhiệm xã hội, chấtlượng bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh và danh tiếng điểm đến Hạn chếcủa nghiên cứu này là việc chỉ mới sử dụng các mô hình nghiên cứu trước, sửdụng dữ liệu thứ cấp và phân tích định tính và đưa ra kết luận Chính vì vậy,chưa thể kết luận mối tương quan giữa các nhân tố và chưa tìm ra được cácnhân tố mới tiềm ẩn

Christopher Nyanga, Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019), nghiêncứu nâng cao NLCT trong ngành du lịch thông qua việc sử dụng trí tuệ KD:một đánh giá tài liệu, nghiên cứu nhằm chứng minh sự phù hợp của KD thôngminh (BI) trong các DN nói chung và các công ty du lịch nói riêng BI đãđược xem như là một sự đổi mới có thể thúc đẩy các DN đạt được năng suất

và hiệu quả cao Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng BI cũng nâng cao khảnăng cạnh tranh của DN Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính nhằmđánh giá các tài liệu về việc sử dụng BI trong du lịch Nghiên cứu thông quahai mô hình để phân tích Đầu tiên là mô hình phân tích NLCT của Downes(1997) sửa đổi khuôn khổ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter Mô hìnhthứ hai được sử dụng là cách tiếp cận dựa trên nguồn lực để phân tích môitrường KD Nghiên cứu đã cho thấy ngành du lịch là một trong những ngànhđược hưởng lợi từ việc áp dụng BI Ngành du lịch là một trong những ngànhđầu tiên áp dụng BI và tạo ra được hiệu quả cao bao gồm khả năng thu thập,lưu trữ, truy xuất, xử lý và phân tích dữ liệu của khách du lịch linh hoạt vàthân thiện với người dùng Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu

Trang 29

định tính dựa trên phân tích, tổng hợp tài liệu, chưa tiến hành nghiên cứu thựcnghiệm và áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp để

độ tin cậy cao hơn

Trong lĩnh vực NLCT của các DN KDDL, một số nghiên cứu điển hình

về NLCT của các khách sạn, các địa điểm du lịch, các DN KD lữ hành cũng

đã được một số các tác giả ngoài nước nghiên cứu.

Henry Tsai, Haiyan Song và Kevin K F Wong (2008), nghiên cứu vềcạnh tranh du lịch và khách sạn Các tác giả đã rà soát lại các nghiên cứu đãcông bố về tính cạnh tranh của điểm đến du lịch và khách sạn, đưa ra nhữngphản biện, và đề xuất những hướng đi tương lai trong nghiên cứu về du lịch

và khách sạn Nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, đã đưa ra được các nhân

tố quyết định của NLCT điểm đến du lịch, bao gồm 17 nhân tố: Công nghệ vàđổi mới; Cơ sở hạ tầng; Vốn nhân lực; Giá; Môi trường; Mở cửa thương mạiquốc tế; Phát triển xã hội; Nguồn nhân lực du lịch; Chính phủ; Lịch sử và vănhóa; Môi trường vi mô; Môi trường vĩ mô; Quản lý điểm đến; Nhân tố nguồnlực; Điều kiện cầu; Sự hài lòng của khách hàng; Các nhân tố về xã hội và tâm

lý Các nhân tố quyết định chính đến NLCT của các khách sạn bao gồm 14nhân tố: Điểm đến; Nguồn nhân lực, Trình độ đào tạo chuyên môn; Côngnghệ; Chiến lược; Sản phẩm; Nguồn vốn; Sự hài lòng của khách hàng và chấtlượng dịch vụ; Hình ảnh thương hiệu; Chiến lược liên kết; Chi phí hoạt động;Điều kiện thị trường; Điều kiện cầu; Tiếp thị; Chính sách về giá; Tính đặctrưng; Quy trình quản lý Nhóm tác giả cũng đưa ra 06 khung và mô hình ứngdụng để đánh giá NLCT khách sạn bao gồm: Phân tích dữ liệu tổng quát;Quan hệ cấu trúc tuyến tính (LISREL); Thang đo SERVQUAL đánh giá chấtlượng dịch vụ; Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM); Mô hình kim cương củaPoster; Khung đo lường hiệu suất khách sạn Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mangtính chất tổng quan, dừng lại ở mức tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu trước

Trang 30

về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch và khách sạn, chưa tiếnhành nghiên cứu điển hình.

Nghiên cứu của tác giả Lee và King (2009) đã áp dụng kỹ thuật Delphi

để phân tích NLCT của các suối nước nóng tại Đài Loan Nghiên cứu đã chỉ

ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của suối nước nóng dựa trên kỹ thuậtDelphi bao gồm: Nhóm 1, nguồn tài nguyên của suối nước nóng, gồm 7 yếu

tố (nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản văn hóa, những điểm đặc biệt,nơi ở, ẩm thực, phương tiện đi lại, an toàn và an ninh) với 27 biến quan sát.Nhóm 2, chiến lược của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (khả năng của suốinước nóng, kế hoạch và sự phát triển, quản trị marketing, phát triển nguồnnhân lực, quản trị chất lượng dịch vụ, quản lý môi trường, giá cả) với 33 biếnquan sát Nhóm 3, môi trường của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (phát triểnkinh tế, những thay đổi văn hóa – xã hội, sự tương tác trong ngành, điều kiệnnhu cầu, thái độ và sự tham gia của cộng đồng) với 16 biến quan sát Tuynhiên, nghiên cứu cũng chỉ khảo sát và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trungbình theo thang đo Likert 5 mức độ Nghiên cứu chưa làm rõ mức độ ảnhhưởng của các yếu tố trên đến NLCT của suối nước nóng tại Đài Loan

Nghiên cứu “Ứng dụng CMR (Customer Relationship Management)trong các DN du lịch nhằm nâng cao NLCT của các DN này trên thị trường

du lịch” của các tác giả Ivanovic, Mikinac và Perman (2011) Nghiên cứu chorằng, lĩnh vực KD khách sạn và du lịch không giống với các lĩnh vực KDkhác, để nâng cao NLCT, các DN du lịch cần phải có chế độ chăm sóc kháchhàng rất đặc biệt và nhận phản hồi từ phía khách hàng Vì vậy, việc ứng dụngCMR với các yếu tố như ứng dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầngcông nghệ, xây dựng chiến lược quản trị, đào tạo nhân lực, thu thập và xử lýthông tin với khách hàng, chăm sóc khách hàng,… sẽ tạo ra mối quan hệ tốtvới khách hàng, nâng cao được hình ảnh, thương hiệu của DN mình trên thịtrường Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả của việc ứng

Trang 31

dụng CMR trong DN du lịch mà chưa tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởngcũng như mối quan hệ của việc ứng dụng CMR với NLCT của DN du lịchnhư thế nào.

Nghiên cứu “NLCT của các khách sạn nhỏ tại Jamaica” của tác giảWilliams và Hare (2012) Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích địnhlượng để cung cấp các thông tin về những khoảng trống trong khả năng cạnhtranh của các khách sạn nhỏ trong các khu nghỉ mát ở Jamaica Nghiên cứu đãđưa ra mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các kháchsạn nhỏ tại Jamaica:

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạn nhỏ

tại Jamaica

Nguồn: Williams và Hare, 2012

Kết quả nhiên cứu cho thấy, NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica bịảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Sự đổi mới; (2) Thương hiệu; (3) Khả năng tổchức quản lý; (4) Yếu tố điều kiện môi trường; (5) Chất lượng dịch vụ; (6)Kiến thức ngành; (7) Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh Tuy nhiên,nghiên cứu chưa tổng hợp hết các nguồn lực của khách sạn và chưa đặt nhữngkhách sạn nhỏ dưới một tổ chức bảo trợ hoặc trong chuỗi hệ thống du lịch và

Trang 32

khách sạn Nghiên cứu cũng chưa tiến hành khảo sát, phân tích để xác địnhmức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của khách sạn nhỏ tại Jamaica.

Nghiên cứu “NLCT của các DN lữ hành tại thị trường du lịch ChâuÂu” của các tác giả Review, Assistant, và Dubrovnik (2013) Nghiên cứu tiếnhành khảo sát 500 DN du lịch tại 20 quốc gia Châu Âu Kết quả nghiên cứucho thấy, NLCT của các DN này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, (1) Chất lượngdịch vụ; (2) Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề môitrường; (5) Các vấn đề xã hội; (6) An ninh Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừnglại ở việc khảo sát, thu thập thứ cấp và sử dụng phương pháp thống kê mô tả

để phân tích đưa ra kết luận Nghiên cứu chưa đi sâu và khảo sát DN cũngnhư khách hàng để có kết luận khách quan hơn Bên cạnh đó, nghiên cứu đã

sử dụng một mẫu khảo sát quá rộng (20 quốc gia) để kết luận về NLCT chotất cả các DN du lịch tại Châu Âu vẫn còn bị hạn chế bởi yếu tố địa lý, đặcthù sản phẩm dịch vụ, qui mô của DN,…

Theodore Metaxas, Athina Economou (2016) đã nghiên cứu đánh giáNLCT của các DN tại Hy Lạp theo mô hình cấu trúc tuyến tính Nghiên cứu

sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnNLCT của 204 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch

vụ ở thành phố Thessaloniki (Hy Lạp) cho thấy NLCT của các DN bị ảnhhưởng bởi các nhân tố: (1) Sự tích tụ của nền kinh tế (kích thước của thịtrường địa phương, tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên, các DN hỗ trợtrong ngành); (2) Chất lượng cuộc sống/lao động (lực lượng lao động sẵn có,văn hóa - giải trí, Chất lượng giáo dục – đào tạo địa phương); (3) Cơ sở hạtầng đô thị (Kết nối đường bộ - đường cao tốc, kết nối đường sắt, kết nốiđường biển) Kết quả của nghiên cứu có giá trị khoa học cao, áp dụng khôngchỉ cho các DN thành phố Thessaloniki mà còn có thể áp dụng cho các DN cóđặc điểm tương tự trong vùng Balkans Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng cỡmẫu nhỏ (204 mẫu cho tổng thể các DN công nghiệp, thương mại, dịch vụ của

Trang 33

Hy Lạp), chính vì vậy chưa mang tính đại diện cao, các nhân tố đưa vào môhình nghiên cứu còn ít, chính vì vậy chưa phản ánh hết các nhân tố ảnh hưởngđến NLCT của DN khác như: giá cả, môi trường, sự hỗ trợ của chính quyềnđịa phương.

Daniel Adrian Gârdan và cộng sự (2020), nghiên cứu NLCT của các

DN du lịch vừa và nhỏ trong bối cảnh hiện nay Nghiên cứu nhằm mục đíchphân tích ý kiến và nhận thức của các nhà quản lý DN vừa và nhỏ trong lĩnhvực du lịch về khái niệm NLCT, cách đo lường NLCT và các nguồn lực cạnhtranh trong bối cảnh khủng hoảng hiện tại Nghiên cứu sử dụng phương phápđịnh tính, thực hiện dưới hình thức thảo luận nhóm 42 nhà quản lý DN vừa vànhỏ của Romania trong lĩnh vực du lịch Kết quả cho thấy có thể đo lườngkhả năng cạnh tranh bằng những chỉ số: mức độ hài lòng của khách hàng vàvốn hình ảnh mà công ty tích lũy được Đối với các nhà quản lý được thảoluận nhóm , định hướng chung của họ trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng đạidịch COVID-19 là khả năng cạnh tranh được xây dựng dựa trên “đầu tư,chăm sóc, bảo tồn và phát triển” Trong thời kỳ đại dịch, các nhà quản lý nhậnthức đầy đủ về những thay đổi mạnh mẽ và đáng kể đã xảy ra về hành vi tiêudùng, luật pháp, các luồng khách du lịch đến và đi Nghiên cứu là một cáinhìn tổng thể về tầm nhìn của các nhà quản lý về một chiến lược cạnh tranhtrong đại dịch COVID-19 hiện nay NLCT của các DN vừa và nhỏ du lịchliên quan chặt chẽ với khái niệm NLCT điểm đến Hơn nữa, đối với các DN

du lịch hiện nay, NLCT không thể được hình thành ngoài các nguyên tắc bềnvững Nghiên cứu đã so sánh giữa các nguồn NLCT trước khủng hoảng vàcác nguồn đó trong cuộc khủng hoảng hiện tại Nghiên cứu đã chỉ ra lợi thếtrong việc hình thành các cụm ngành du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranhtrong thời kỳ đại dịch Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được thực hiện ở cấp độkhách sạn và nhà nghỉ, chưa nghiên cứu các loại hình quan trọng khác trongngành du lịch như dịch vụ mua sắm, công ty lữ hành Ngoài ra, nghiên cứuchỉ thực hiện bằng phương pháp định tính với việc thảo luận nhóm 42 mẫu,

Trang 34

chưa thể mang tính đại diện và ảnh hưởng đến việc xác định các nhân tố ảnhhưởng đến NLCT của các DN du lịch nói chung.

Tóm lại, qua nghiên cứu về NLCT các DN và NLCT về du lịch của các

tác giả trên thế giới cho thấy các nghiên cứu cũng tồn tại nhiều hạn chế, và đaphần các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả hoặc phân tíchnhân tố khám phá để phân tích về NLCT điểm đến du lịch, hoặc là xây dựngcác bộ tiêu chí đánh giá NLCT của điểm đến du lịch Việc xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL còn nhiều khoảng trống nghiêncứu Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vữngđược quan tâm, đây cũng là một nhân tố cần được xem xét và đánh giá cácmối quan hệ tương quan trong việc nâng cao NLCT của DN KDDL

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước về NLCT

Tác giả

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu Nhân định

Các nghiên cứu về NLCT điểm đến

3) Tổ chức điểm đến; (Nhóm 4)Thông tin điểm đến; (Nhóm 5)Hiệu suất của điểm đến, baogồm: Kinh nghiệm và Năngsuất

Mô hình lý thuyếthoàn thiện sau khiđược phát triển dựatrên khung lý thuyếtcạnh tranh của Porter.Tuy nhiên, mô hìnhthường được sử dụngtrong việc đánh giáNLCT điểm đến dulịch

Tanja Hỗn hợp Mô hình quản lý điểm đến được Mô hình được kế thừa

Trang 35

(2000)

chia thành hai phần: (1) quản lý

và (2) nỗ lực tiếp thị Thứ nhất,NLCT về môi trường điểm đến

có thể được tăng lên nhờ cácquản lý thích hợp liên quan đếntác động môi trường (EI) vàquản lý chất lượng môi trường(EQ) Thứ hai, tính cạnh tranhcủa điểm đến có thể được tăngcường thông qua các hoạt độngtiếp thị môi trường

nhất định

và sử dụng nhiều trongviệc đánh giá NLCTđiểm đến du lịch

di sản văn hóa) và tài nguyênnhân tạo (cơ sở hạ tầng du lịch);

(2) Các nhân tố nguồn lực hỗ trợ

; (3) Quản lý điểm đến (Tổ chứcQuản lý điểm đến, Quản lý Tiếpthị điểm đến, Chính sách điểmđến, Kế hoạch và Phát triển,Phát triển nguồn nhân lực vàQuản lý Môi trường) ; (4) Điềukiện cầu; (5) Điều kiện cụ thể;

(6) Cạnh tranh về điểm đến (tácđộng liên kết ngược đến sự thịnh

Mô hình được kế thừa

và sử dụng nhiều trongviệc đánh giá NLCTđiểm đến du lịch

Trang 36

vượng của Quốc gia/ khu vực,kinh tế - xã hội).

Nghiên cứu chưa chỉ

rõ trong mối quan hệnhân quả của các yếu

tố ảnh hưởng đếnNLCT

(7) Các hoạt động; (8) Giá cảcạnh tranh; (9) Thực phẩm; (10)

Vệ sinh; (11) An toàn; (12) Vịtrí

Nghiên cứu chỉ dừnglại ở phân tích nhân tốkhám phá, chưa đi sâukiểm định, phân tíchnhân tố khẳng định

Nghiên cứu đã đưa ra 112 biếnđược nhóm thành 10 nhân tố cảithiện NLCT du lịch Mexico, baogồm: (1) Di sản văn hóa; (2) Tàinguyên thiên nhiên; (3) Cơ sở hạ

Nghiên cứu tập trungvào tính giá trị trungbình của khảo sát vàxây dựng bộ Chỉ sốNLCT du lịch của

Trang 37

tầng khách sạn; (4) Cơ sở hạtầng giao thông; (5) Dịch vụ hỗtrợ; (6) An ninh công cộng; (7)Quảng bá du lịch; (8) Sự thamgia của Chính phủ; (9) Hiệu quảkinh tế và (10) Nguồn nhân lực.

bang của Mexico,chưa đánh giá được sựtương quan của cácnhân tố và mức độ ảnhhưởng của các nhân tốđến NLCT tranh dulịch của Mexico

Mazurek

(2014)

Địnhtính

Nghiên cứu đã cho thấy, đối vớiphát triển du lịch và nâng caoNLCT du lịch, cần chú trọng đếnsựu hài lòng

của khách hàng, hình thành mốiquan hệ giữa sự trung thành củakhách hàng và điểm đến

Nghiên cứu chỉ sửdụng các mô hìnhnghiên cứu trước, sửdụng dữ liệu

thứ cấp và phân tíchđịnh tính và đưa ra kếtluận

Nghiên cứu cũng đã chứng minhrằng áp dụng KD thông minhnâng cao khả năng cạnh tranhcủa DN

Nghiên cứu chỉ dừnglại ở nghiên cứu địnhtính dựa trên phântích, tổng hợp tài liệu,chưa tiến hành nghiêncứu thực nghiệm

Các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL

Nghiên cứu chỉ ra 17 nhân tốquyết định của NLCT điểm đến

du lịch; 14nhân tố quyết định chính đếnNLCT của các khách sạn Nhómtác giả cũng đưa ra 06 khung và

mô hình ứng dụng để đánh giá

Nghiên cứu chỉ mangtính chất tổng quan,dừng

lại ở mức tổng hợp các

lý thuyết nghiên cứutrước về các nhân tốảnh hưởng đến NLCT

Trang 38

NLCT khách sạn điểm đến du lịch và

khách sạn, chưa tiếnhành nghiên cứu điểnhình

Lee và

King

(2009)

Địnhlượng

Nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhómyếu tố ảnh hưởng đến NLCT củasuối nước nóng bao gồm: Nhóm

1, nguồn tài nguyên của suốinước nóng; Nhóm 2, chiến lượccủa suối nước nóng; Nhóm 3,môi trường của suối nước nóng

Nghiên cứu cũng chỉkhảo sát và đưa ranhận xét dựa trên giátrị trung bình theothang đo Likert

5 mức độ Nghiên cứuchưa làm rõ mức độảnh hưởng của các yếu

tố trên đến NLCTIvanovic,

Mikinac và

Perman

(2011)

Địnhtính

Việc ứng dụng CMR với các yếu

tố như ứng dụng công nghệ mới,phát triển cơ sở hạ tầng côngnghệ, xây dựng chiến lược quảntrị, đào tạo nhân lực, thu thập và

xử lý thông tin với khách hàng,chăm sóc khách hàng,… sẽ tạo

ra mối quan hệ tốt với kháchhàng, nâng cao được hình ảnh,thương hiệu của DN mình trênthị trường

Nghiên cứu chưa tiếnhành khảo sát mức độảnh hưởng cũng nhưmối quan hệ của việcứng dụng CMR vớiNLCT của DN du lịchnhư thế nào

NLCT của khách sạn nhỏ tạiJamaica bị ảnh hưởng bởi cácyếu tố, (1) Sự đổi mới; (2)Thương hiệu; (3) Khả năng tổchức quản lý; (4) Yếu tố điều

Nghiên cứu cũng chưatiến hành khảo sát,phân tích để xác địnhmức độ ảnh hưởng củatừng yếu tố đến NLCT

Trang 39

kiện môi trường; (5) Chất lượngdịch vụ; (6) Kiến thức ngành; (7)Khả năng thích ứng với sự cạnhtranh.

NLCT của các DN lữ hành tạithị trường du lịch Châu Âu này

bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, (1)Chất lượng dịch vụ; (2) Giá; (3)Giá trị thu được so với chi phí

bỏ ra; (4) Vấn đề môi trường; (5)Các vấn đề xã hội; (6) An ninh

Nghiên cứu chỉ dừnglại ở việc khảo sát, thuthập thứ cấp và sửdụng phương phápthống kê mô tả đểphân tích đưa ra kếtluận Việc sử dụng

500 mẫu khảo sát để(20 quốc gia) để kếtluận về NLCT cho tất

cả các DN du lịch tạiChâu Âu vẫn còn bịhạn chế bởi yếu tố địa

lý, đặc thù sản phẩmdịch vụ, qui mô củaDN,…

DN công nghiệp,thương mại, dịch vụcủa Hy Lạp), chính vìvậy chưa mang tínhđại diện cao, các nhân

Trang 40

tố đưa vào mô hìnhnghiên cứu còn ítDaniel

NLCT của các DN vừa và nhỏ

du lịch liên quan chặt chẽ vớikhái niệm NLCT điểm đến Hơnnữa, đối với các DN du lịch hiệnnay, NLCT không thể được hìnhthành ngoài các nguyên tắc bềnvững

Nghiên cứu thực hiệnbằng phương phápđịnh tính, việc thảoluận nhóm 42 mẫu,chưa thể mang tính đạidiện và ảnh hưởng đếnviệc xác định các nhân

tố ảnh hưởng đếnNLCT của các DN dulịch

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Lĩnh vực NLCT du lịch cũng là vấn đề được các tác giả trong nước quan tâm Đối với các nghiên cứu về NLCT ngành du lịch, điểm đến du lịch, một số công trình nghiên cứu như sau:

Một nghiên cứu của Đào Duy Huân (2015) về đánh giá NLCT củangành du lịch thành phố Cần Thơ Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa rađược ma trận hình ảnh cạnh tranh du lịch của 04 tỉnh: Cần Thơ, An Giang,Tiền Giang, Bến Tre với các nhân tố: (1) Cơ sở hạ tầng; (2)Vị trí địa lý; (3)Tài nguyên thiên nhiên; (4) Di tích lịch sử; (5) Lễ hội truyền thống; (6) Sảnphẩm du lịch; (7) Việc đầu tư mở rộng; (8) Quảng bá hình ảnh; (9) Các cơ sởlưu trú; (10) Nhân sự, quản lý Nghiên cứu chủ yếu đánh giá thực trạng dulịch thành phố Cần Thơ, sử dụng phương pháp định tính, khảo sát ý kiênchuyên gia để xây dựng bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh

Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng(2018), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu và NLCT của điểm

Ngày đăng: 20/03/2024, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w